CỔ viện (| 364.109597 | n42sp
Trang 2PGS, TS NGUYEN VO TIEN, TS D6 DUC HONG HÀ
Trang 4CHU DAN CUA NHA XUAT BAN
“Gia đình là tế bào của xã hội, Quan hệ hôn nhân và gia đình của nước ta được pháp luật bảo vệ, bảo đảm cho việc xây dựng, hoàn thiện chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, làm chuẩn mực cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo đảm quyển và các lợi ích hợp pháp cũng như kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình
Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc, bền vững
Để bảo đảm chế độ hôn nhân và gia đình trước những
hành vi xâm phạm, Bộ luật hình sự nước ta đã dành hẳn một
chương quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình Việc xác định một hành vi khi nào bị coi là tội phạm
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và nếu là tội phạm
thì đó là tội gì và phải chịu trách nhiệm hình sự, hình phạt như thế nào là nội dung quan trọng trong việc thi hành Bộ luật hình sự được nghiêm minh
Đáp ứng nhu cầu của bạn đọc muốn tìm hiểu thông tin
pháp luật về lĩnh vực nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Hỏi - Đáp uề các tội xâm
phạm chế độ hôn nhân uò gia đình do PGS, TS Nguyễn
Trang 5Vũ Tiến, TS Đỗ Đức Hồng Hà và ThS Nguyễn Thị Ngọc Hoa
biên soạn Cuốn Hỏi - Đáp về các tội xâm phạm chế độ
hôn nhân uà gia đình được đặt trong “Tủ sách pháp luật
phổ thông” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
Trên cơ sở các quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản
hướng dẫn thì hành, các tác giả đã giúp bạn đọc hiểu một
cách cụ thể hơn vấn để về các tội xâm phạm hôn nhân và gia đình Ngoài ra; cuốn sách còn;là nguồn -tự liệu tham khảo
rất hữu.ích cho:bạn đọc, sinh viên trong việc kiện toàn bổ
sung kiến thức pháp luật hình sự,
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
¿ Tháng 4 năm 2011 uc
Trang 6Câu hỏi 1: Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định như thế nào về các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình?
Trảlờ: —
Bệ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 (sau đây gợi tắt là Bộ luật hình sự hiện hành) có đành hẳn một chương là Chương XV quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhận và gia đình, trong đó có các tội sau đây: '
1 Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cần trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146);
2, Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147);
3 Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148); 4 Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149);
5 Tội loạn luân (Điều 150);
6 Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, chấu, người có công nuôi dưỡng mình
(Điều 151); :
7 Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Trang 7Câu hỏi 2: Nhà nước ta quy định như thế nào
về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?
Trả lời:
Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa
đổi, bổ sung năm 2010 quy định như sau:
1.:Quản hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy:định của: Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
2 Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cần trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa đối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi -
Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết ‘hon hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chẳng với người đang có chỗng, có vợ
Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vũ, chồng, cơn, cháu, anh; chị em và các thành viên khác trong gia đình : we
3 Mọi hành vị vĩ phạm pháp luật về hôn nhân và
gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiém mình, đúng
pháp luật
Co quan; tổ chức, cá nhân có quyển yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn
chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi ví phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình
Trang 8Câu hỏi 3: Thế nào là chế độ hôn nhân và gia
đình; kết hôn; kết hôn trái pháp luật; tảo hôn;
cưỡng ép kết hôn; hôn nhân; thời kỳ hôn nhân; ly hôn; cưỡng ép ly hôn; gia đình; cấp dưỡng; những
người cùng dòng máu về trực hệ; những người có
họ trong phạm vi ba đời; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
Trả lời:
Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa
đổi, bổ sung năm 2010 (sau đây gọi tắt-là Luật hôn
nhân và gia đình hiện hành) quy định như sau:
1 Chế độ hôn nhân uè gia đình là toàn bộ những
quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; nghĩa vụ và
quyển giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, me, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn để khác
liên quan đến hôn nhân và gia đình;
9 Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ
chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
và đăng ký kết hôn; /
3 Két hon trdi phap luật là việc xác lập quan hệ vợ chỗng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết
hôn do pháp luật quy định;
4 Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên
hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của
Trang 95, Cưỡng ép kết hôn là hành vĩ: buộc người: khác
phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ; : 6 Hôn nhân là quan hệ giữa: vợ và chẳng sau:khi
đã kết hôn; : :
Ts Thời: kỳ hôn: nhân là - khoảng thoi gian t6n -tai quan hệ vợ chềng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến
ngày chấm dứt hôn nhân;
8 Ey hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc:cả hai vợ chồng;
9 Cưỡng ép iy hôn là hành vĩ buộc người khác phải ly:hôn trái với nguyện vọng của họ;
10 Gia dinh la tập hợp những người gắn bó với
nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan
hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyển
giữa họ với nhau theo quy định của Luật này;
11: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiển hoặc tài sản khác để đáp ứng nhứ cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan
Hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong
trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó
khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này;
12 Những người cùng dòng máu uê trực hệ là cha,
mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại;
Trang 1013 Những người có họ trong phạm vi ba doi là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ
nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác,
con cô con cậu, con đì là đời thứ ba;
14 Quan hệ hôn nhân uè gia đình có yếu tố nước
ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
a) Giữa công đân Việt Nam và người nước ngoài;
bỳ Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại
Việt Nam;
e) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm đứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài hoặc tài sản Hên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài
Cầu hỏi 4: Hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ có thể phạm tội
gì và bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điều 146 Bộ luật hình sự hiện hành quy:định tội
cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ như sau:
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự
tự nguyện của họ, cẩn trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bệ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tỉnh thần, yêu sách của cải
Trang 11hoặc bằng thủ đöoận khác đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ-đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm
Câu hỏi 5: Thế nào là cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ?
Trả lời:
Theo: Luật hôn nhân: và:-gia đình -hiện :hành: thì “cưỡng ép kết hôn” được hiểu là hành vi buộc người
khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ:
Tiểu mục 2.1 Mục.2 Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT:-BTP-BCA-TANDTC:VKSNDTC ngày 25-9-
2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Cơng an, Tồ án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng đẫn
áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm
phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự
năm 1999 sau đây gợi gọn là Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTG có quy
định cụ thể như sau:
Cưỡng ép kết hôn là dùng mọi thủ đoạn bắt buộc
người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ
' Cần trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là dùng mọi, thủ đoạn để ngăn cần việc kết hôn của người có đủ điều
Trang 12người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ hoặc buộc họ phải cắt đứt quan hệ hôn nhân đó
Hành vi cưỡng ép kết hôn, cận trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn
khác nhau như hanh hạ, ngược đãi, uy hiếp tỉnh thần,
yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác;
- Hành bạ, ngược đãi là đối xử tần ác, tổi tệ đối với
người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây
thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bất
chịu rét, nhiếc móc, làm nhục, v.V nhằm mục đích cưỡng
ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ Cần lưu ý rằng, hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ
đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, chọ nên không truy cứu trách nhiệm
hình sự thêm về tội hành hạ, ngược đãi quy định tại Điều 110 hoặc Điều 151 Bộ luật hình sự hiện hành
: Uy hiếp tỉnh thân là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn
cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như de
doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư
của người bị đe doạ; bố mẹ hoặc người thân trong gia dinh ‘de doa sẽ tự tử nếu hai bên nam nữ lấy nhau, son đe đoạ là sẽ bỏ nhà hoặc tự tử nếu bố, mẹ lấy vợ,
lấy chồng mới, v.v
Trang 13
- Yêu sách của cải là đồi hỏi của cải một cách quá
đáng, không nhân-nhượng và coi đó là một trong những
điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hiên nhân tự
Tiguyện giữa đôi bên nam nữ:
: Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai
bên đi xa nhằm chia rẽ họ; bắt cóc người không muốn
lấy mình lầm vợ hoặc làm chẳng để buộc họ phải kết
hồn trái ý muốn; một bên gia 'đình tiến hành dựng ¥6, gả chẳng cho người thân của mình với người khác trái với ý muốn của người đó nhằm chia rễ người thân đó với người mà họ muốn tự nguyện kết hôn; v.v
Câu hỏi 6: Khi nào một người có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cần trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ?
Trả lời:
Tiểu mục 2⁄2 Mục 2 Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTG-VKSNDTC quy định cụ thể như sau: Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm: hình sự về tội này khi người vi phạm đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm Để hiểu được
tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vị.này ma
còn vị phạm”, Mục 1 Thông tư liên tịch này quy định như sau: về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành
Trang 14Đối với tội: “cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ” (Điều 146 Bộ luật hình sự),
Bộ luật hình sự có quy định tình tiết “đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này mà cồn vi phậm” trong cấu
thành tội phạm; do đó, cần chú ý:
Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi nay
mà còn vi phạm” nếu trước đó người nào đã bị xử phạt
hành chính về một trong những hành vị được liệt kê
trong một điều luật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn
để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại:
a) Thực hiện chính hành vị đó Ví dụ: trước đó A đã
bị xử phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành
chính mà lại thức hiện hành vi cưỡng ép kết hôn; trước
đó B đã bị xử phạt hành chính về hành vi tổ chức tảo
hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính lại thực biện hành vi tổ chức tảo hôn; v.v
b) Thực hiện một trong những hành vi được liệt kê
trong điểu luật tương ứng đó Ví dụ: trước đó Á'đã bị xử
phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn; chưa hết thời hạn để được cơi là chưa bị xử phạt hành chính lại thực hiện hành vĩ cần trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
trước đó B đã bị xử phạt hành chính về hành vi hành hạ vợ, con, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính lại thực hiện hành vĩ ngược đãi cha; mẹ; v.v
Trang 15Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành
chính là hết thời hạn do pháp luật xử phạt vi phạm
hành chính quy định Theo Pháp lệnh xử lý vị phạm hành chính hiện: hành thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt
vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa b‡ xử phạt vi phạm hành chính
_ Câu hổi 7: Những người nào bị coi là chủ thể
của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cần trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ? Tra loi: Tiểu mục 9.3: Mục 2: Thông, tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BGA-TANDTG.VKSNDTC quy định như sau: ọ
Chủ thể của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự, nguyện, tiến bộ có thể là bất kỳ người nào có
năng lực trách nhiệm hình sự -
Thông thường, chủ thể của tội này là bên nam hoặc bên nữ muốn kết hôn; người có ảnh hưởng nhất định
trong gia đình của bên nam hay bên nữ (như: ông, bà,
cha, mẹ, anh, chị ); người có ảnh hưởng trực tiếp đến
bên nam hoặc bên nữ (như: người vợ cũ, chồng cũ; con
sau khi ly hôn, người tình cũ ); người có ảnh hưởng
trong công tác (như: thủ trưởng đối với nhân viên) hoặc
Trang 16về tín ngưỡng, tôn giáo (như: các chức sắc trong tôn giáo đối với tín đồ)
Câu hỏi 8: Người nào là người có đủ điều kiện
kết hôn? Không đủ điều kiện kết hôn?
Trả lời:
Điều 9, 10 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành
quy định như sau:
- Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều
kiện sau đây:
+ Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định,
không bên nào được ép buộc, lừa đối bên nào; không ai
được cưỡng ép hoặc cần trở;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này
- Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
+ Người đang có vợ hoặc có chồng;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
giữa những người có họ trong phạm vì ba đời;
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con đâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế
Ae on 2 a
với con riêng của chồng;
Trang 17+ Giữa những người cùng giới tính
Mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-
12-9000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 đã có hướng dẫn cụ thể
như sau:
Nam và nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các
điều kiện quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia
đình hiện hành Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn cần chú ý một số điểm sau đây:
a) Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9
Luật hôn nhân và gia đình biện hành là: “Nam từ hai
mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” Theo
quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai
mươi tuổi trổ lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trổ lên
mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai
mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết bôn là
không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn
b) Nếu nam và nữ kết hôn tuy có đủ các điều kiện
quy định tại các điểm 1 và 3 Điều 9 Luật hôn nhân và
gia đình hiện hành, nhưng họ không tự nguyện quyết
định mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thi vi
phạm điểu kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9
Tuật hôn nhân và gia đình hiện hành:
Trang 18b.1 Một bên ép buộc (ví dụ: đe dọa dùng vũ lực
hoặc uy hiếp tỉnh thần hoặc dùng vật chất ) nên buộc
bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;
b.2 Một bên lừa đối (ví dụ: lừa đối là nếu kết hôn
sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngồi; khơng có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tỉnh giấu )
nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn;
b.3 Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải
kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên
có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết
hôn với nhau ) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với
nguyện vọng của họ
e) Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điểu 9
Luật hôn nhân và gia đình hiện hành bị vi phạm, nếu
việc kết hôn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành
Cần chú ý đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
cl Người đang có vợ hoặc có chồng là:
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng
chưa ly hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ
trước ngày 03-01-1987 và đang chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
Trang 19
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ
trước ngày 03-01-1987 đến trước ngày 01-01-2001 và
đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điểu
kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực chc
đến trước ngày 01-01-2003)
c.2 Người mất năng lực hành vi dân sự là người
mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
e.3 Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là
giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với chấu nội, chấu
ngoại Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời lè giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đờ:
thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khắc mẹ ' cùng mẹ khác cha là đời thứ bai; anh chị em con chú
con bác, con cô, con cậu, con đì là đời thứ ba
c.4 Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 Điều 1( Luật hôn nhân và gia đình hiện hành cần hiểu là ngoà
việc cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi th
điều luật còn cấm kết hôn:
- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa người đã từng là bố chẳng với con dâu;
- Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;
- Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ
- Giữa người đã từng là mẹ kế với cón riêng của chồng
Trang 20Câu hỏi 9: Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác có thể phạm tội gì và bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điều 147 Bộ luật hình sự hiện hành quy định tội vi
phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
1 Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người
chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có
chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vì này mà còn vi phạm, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm
2 Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của
Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm đứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
Câu hỏi 10: Trường hợp nào bị coi là chung sống như vợ chồng với người khác? Giải quyết
việc ly hôn các trường hợp này được pháp luật
Trang 21
Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa cc
vợ, chưa có chẳng mà lại chung sống với người mà mìn]l
biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như mộ:
gia đình Việc chung sống như vợ chồng thường được
chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm vì xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung
đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vất
tiếp tục duy trì quan hệ đó
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết sí
35/2000/QH10 ngày 09-6-2000 của Quốc hội về việc th hành Luật hôn nhân và gia đình, trong trường hợi
quan hệ vợ chẳng được xác lập trước ngày 03-01-1987
(ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực
mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bêi
có yêu cầu ly hơn, thì Tồ án thụ lý vụ ấn và áp dun; quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năn 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chụng Cân chú ý là, trong trường hợp sau khi quan hệ v
chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng k, kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được côn
nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sốn
với nhau như vợ chồng), chữ không phải là chỉ đượ công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn
Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nha
như vợ chẳng từ ngày 03-01-1987 trở đi đến trước ngà
Trang 2201-01-2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa
đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ
chỗng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội họ có nghĩa vụ đăng ký
kết hôn kể từ ngày 01-01-2001 cho đến ngày 01-01-
2003; do đó, cần phân biệt như sau:
a) Rể từ ngày 01-01-2001 cho đến ngày 01-01-2003
nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn
mà họ có yêu cầu ly hơn, thì Tồ án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục
chung Cần chú ý trong trường hợp họ thực hiện việc
đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị
quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội, thì quan hệ của
họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải
kể từ ngày đăng ký kết hôn
Việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b
khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội do Bộ Tư pháp hướng dẫn
b) Kể từ sau ngày 01-01-2003 ma họ không đăng ký
kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và
Trang 23áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10
của Quốc hội, khoản 1 Điểu 11 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và
chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành để giải quyết theo thủ tục chung
e) Kể từ sau ngày 01-01-2003 họ mới đăng ký kết
hôn và sau đó một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly
hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung Cần chú ý
là trong trường hợp này, thì quan hệ vợ chồng của họ
chỉ được cộng nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng
ký kết hôn
d) Được coi nam và nữ chủng sống với nhau như vợ
chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác
hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc,
Trang 24Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau
như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về
chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau
được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ
thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình
Đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01-01-2001 trở đi mà
không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, họ
không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà
án thụ lý vụ án để giải quyết và áp đụng điểm c khoản 3
Nghị quyết số 35/2000/QH10.của Quốc hội, khoản 1
Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành tuyên bế
không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về
nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và
khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành để giải quyết theo thủ tục chung
Đối với trường hợp nam và nữ đã đăng ký kết hôn mà từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực trở đi có
yêu cầu ly hôn hoặc có yêu cầu giải quyết vụ việc khác về hôn nhân và gia đình, thì theo quy định tại khoản 4
Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội, việc Toà án áp dụng pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình để
giải quyết được thực hiện như sau:
Trang 25a) Đối với những vụ án mà Toà án đã thụ lý trước
ngày 01-01-2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 để giải quyết
b) Đối với những vụ án mà Toà án thụ lý từ ngày
01-01-2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình hiện hành để giải quyết
e) Trong trường hợp vụ án đã được Toà án thụ lý trước ngày 01-01-2001, nhưng từ ngày 01-01-2001 trở
đi mới giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc
thẩm, thì theo quy định tại khoản a điểm 4 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội, Toà án áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết Tuy nhiên, để có được quyết định đúng, Tồ án cÂđ xem xét tham khảo quy định của Luật hôn nhân và giá đình hiện hành về vấn dé mà Toà án đang giải quyết
Ví dụ 1: Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 quy định “Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho
người mẹ nuôi giữ” mà không quy định cụ thể độ tuổi
Khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành
quy định: “Về nguyên tắc, con đưới ba tuổi được giao
cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”; do đó, mặc dù vẫn áp dụng Điều 45 Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 để quyết định việc giao con cho ai nuôi giữ, nhưng cần xem xét, tham khảo khoản 2
Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành để hiểu
kbái niệm “con còn bứ” là con dưới ba tuổi và trong
Trang 26trường hợp các bên có thoả thuận thì có thể giao “con
dưới ba tuổi” cho người bố hoặc người khác nuôi giữ
Ví dụ 2: Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 quy định một trong những nguyên tắc chia tài sản
khi ly hôn là: “Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyển lợi
của người vợ và của người con chưa thành niên” Điều 9ö
Luật hôn nhân và gia đình hiện hành quy định một
trong những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là: “Bảo
vệ quyển, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên
hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vị dân
sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”; do đó, mặc dù vẫn áp đụng nguyên tắc
của Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nhưng khi quyết định chia tài sản cần xem xét, tham khảo Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình biện hành để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con đã thành niên bị tần tật,
mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình
Ví dụ 3: Điều 42 Imật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ quy định việc chia tài sản khi ly hôn mà không
quy định chia tài sẵn khi ly hôn là quyền sử dụng đất của vợ, chồng, là nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
và cũng-không quy định việc giải quyết quyền lợi của vợ,
chồng kbi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu
riêng của một bên như quy định tại các Điều 97, 98 và 99 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành; do đó, khi giải
Trang 27
quyết chia tài sản là quyển sử dụng đất của vợ chồng hoặc là nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng cũng như giải quyết quyền lợi của vợ chẳng, trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên mặc dù vẫn áp dụng
Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, nhưng cần xem xét, tham khảo các Điều 97, 98 và 99 Luật hôn
nhân và gia đình hiện hành quy định tương ứng về các vấn đề đó để có được quyết định đúng
Đối với những vụ, việc đã được Toà án giải quyết theo Luật hôn nhân va gia đình năm 1986 và bản án, quyết
định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, Nghị quyết
số.35/2000/QH10 của Quốc hội và Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC để kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Câu hỏi 11: Khi nào có thể truy cứu trách
nhiệm hình sự một người về tội vi phạm chế độ xmột vợ, một chồng? Trả lời: Tiểu mục 32 Mục 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTO quy định như sau: ‘
Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi
phạm chế độ một vợ, một chồng khi thuộc một trong
Trang 28a) Hanh vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây
hậu quả nghiêm trọng
Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sắt, v.v
b) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này mà cồn vi phạm
Câu hỏi 12: Trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án? Trả lời: Về trường hợp này, Tiểu mục 3.3 Mục 3 Thông tư lên tich sé 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy dinh nhu sau:
Trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng
mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo khoản 2 Điều 147 Bộ luật hình sự mà
Trang 29
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội
không chấp hành án theo Điều 304 Bộ luật hình sự Câu hỏi 13: Trong trường hợp hai bên nam nữ
kết hôn với nhau nhằm mục đích để được xuất
cảnh đi nước ngoài hoặc để được nhập hộ khẩu, nếu đương sự có đơn xin ly hôn thì Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật hay xử cho ly hôn?
Trả lời:
Theo tình thần của Mục 7 Phần HI Công văn số
81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ hướng dẫn thì trường hợp nêu trên được giải quyết như sau:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện
hành thì nếu việc kết hôn vi phạm một trong các quy
định tại Điều 9 (về điều kiện kết hôn) và Điểu 10 (về
những trường hợp cấm kết hôn) của Luật này là trái
pháp luật và nếu dù một trong các bên hoặc cả hai bên
có đơn xin ly hôn, thì tuỳ từng trường hợp vi phạm mà
Toà án áp dụng Điều 9, Điều 10 và Điều 16 (hủy kết hôn trái pháp luật) Luật hôn nhân và gia đình hiện
hành huỷ việc kết hôn trái pháp luật
Trong trường hợp hai bên nam nữ kết hôn với nhau
mặc dù chỉ với mục đích để được xuất cảnh đi nước ngoài hoặc để được nhập hộ khẩu nhưng không vi
phạm một trong các Điều 9, Điều 10 Luật hôn nhân và
Trang 30gia đình hiện hành, nay đương sự xin ly hôn thì Tòa án
thụ lý và giải quyết vụ án xin ly hôn theo thủ tục chung
Câu hỏi 14: Trường hợp nam, nữ bất đầu chung sống với nhau như vợ chồng trong khoảng
thời gian từ ngày 03-01-1987 đến ngày 01-01-2001
và đến nay họ có yêu cầu Toà án giải quyết cho ly
hôn Khi giải quyết vụ án, Toà án nhận thấy họ
không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì Toà án
tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng hay
tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật?
"Trả lời:
Theo Muc 8 Phan III Công văn sé 81/2002/TANDTC
ngày 10-6-2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc
giải đáp các vấn đề nghiệp vụ hướng dẫn như sau:
Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9-
6-2000 của Quốc hội “Về việc thi hành Luật hôn nhân
và gia đình” quy định: “Nam và nữ chung sống với
nhau như vợ chồng từ ngày 03-01-1987 đến ngày 01-01-
2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời
hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến
ngày 01-01-2008; trong thời hạn này mà họ không đăng
ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hơn thì Tồ án áp dụng
các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình
hiện hành để giải quyết”
Trang 31Theo quy định trên đây Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình hiện
hành để giải quyết việc ly hôn khi có yêu cầu nếu có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Nani và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ
ngày 03-01-1987 đến ngày 01-01-2001 và đang chung sống
với nhau như vợ chồng (Thế nào là nam và nữ chúng sống với nhau như vợ chêng đã được hướng dẫn tại điểm d
Mục 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC- YK§NDTC-BTP ngày 03-01-2001 của Toà án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp
“Hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10
ngày 09-6-2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn
nhân và gia đình”)
b) Việc họ chung sống với nhau như vợ chồng có đủ
các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân
và gia đình hiện hành (Thế nào là vi phạm điều kiện
kết hôn đã được hướng dẫn tại điểm d Mục 2 Nghị
quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “Hướng dẫr áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gie
đình năm 2000”)
Như vậy, trong trường hợp họ không có đủ các điểt kiện a và b trên đây thì quan bệ của họ không được co:
như quan hệ vợ chồng, nếu họ có yêu cầu ly hơn thì Tồ ár áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QHI(
Trang 32của Quốc hội tuyên bố không công nhận quan hệ vợ
chồng mà không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật,
bởi vì họ không có đăng ký kết hôn Trong trường hợp
này nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân
và gia đình hiện hành để giải quyết
Câu hỏi 15: Thế nào là tảo hôn, tổ chức tảo hôn?
Trả lời:
Theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình biện hành thì
tảo hôn là: việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật
Tiểu mục 4.1 và 4.2 Mục 4 Thông tư liên tịch số 01/200/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định cụ thể như sau:
4.1 Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên
hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của
pháp luật hôn nhân và gia đình
4.2 Tổ chức tảo hôn là việc tổ chức cho những người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp
luật hôn nhân và gia đình lấy vợ, lấy chồng Người tổ
chức tảo hôn biết rõ hoặc có căn cứ để biết rõ là cả hai
người hoặc một trong hai người mà mình tổ chức lễ cưới
là chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định Trong trường hợp, người tổ chức thực sự không biết việc đó hoặc bị nhầm lẫn về độ tuổi, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này
Trang 33Câu hỏi.16: Người tổ chức việc kết hôn cho
những người chưa đến tuổi kết hôn có thể phạm
tội gì và bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Điều 148 Bộ luật hình sự hiện hành quy định tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn như sáu:
Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vì phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến
tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với
người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định
của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó
Căn cứ vào quy định trên, người tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn có thể
phạm tội tổ chức tảo hôn và bị xử phạt đến hai năm tù
Câu hỏi 17: Khi nào có thể truy cứu trách
nhiệm hình sự một người về tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn?
Trả lời:
Điều 148 Bộ luật hình sự hiện hành quy định điểc kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự là đã.bị xử phat
vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
Trang 34Tiểu mục 4.3 và 4.4 Mục 4 Thông tư liên tịch sế 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTCG-VKSNDTC hướng: dẫn như sau:
4.3 Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
tổ chức tảo hôn khi người vi phạm đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà côn vi phạm
4.4 Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
tảo hôn khi có đầy đủ các đấu hiệu sau đây:
a) Người vi phạm cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt
quan hệ đó;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này ma con
vì phạm
Câu hỏi 18: Những người nào bị coi là chủ thể của tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn?
Trả lời:
Tiểu mục 4õ Mục 4 Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định
như sau:
Chủ thể của tội tổ chức tảo hôn là bất kỳ người nào
có năng lực trách nhiệm hình sự, những thông thường là: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị hoặc người thân thích của bên nam, bên nữ
Chủ thể của tội tảo hôn là bất kỳ người nào có năng
Trang 35định của pháp luật hôn nhân và gia đình Theo quy
đỉnh tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành
thì tuổi kết hôn đối với nam là từ 90 tuổi trở lên, tuổi kết hôn đối với nữ là từ 18 tuổi trở lên
Câu hỏi 19: Thế nào là đăng ký kết hôn trái
pháp luật?
'Trả lời:
Tiểu mục: ð.1: Mục ð' Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25 tháng 9 năm 2001 quy định như sau:
Đăng ký kết hôn trái pháp luật là việc người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn xác nhận sự
kiện kết hôn (ghi vào sổ đăng ký kết hôn và cấp giấy
chứng nhận kết hôn) cho người mà mình biết rõ là không đủ điểu kiện kết hôn theo quy định tại các
khoản 1 và 2 Điều 9 hoặc thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân
và gia đình hiện hành
Câu hỏi 20: Người có trách nhiệm trong việc
đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký không
đủ điều kiện kết hôn mà van dang ky cho người đé
có thể phạm tội gì và bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
Điều 149 Bộ luật hình sự hiện hành (quy định tộ
đăng ký kết hôn trái pháp luật) thì:
Trang 36- Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký không đủ điều kiện kết
hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật
về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ một năm đến năm năm
Câu hỏi 21: Người nào có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội đăng ký kết hôn trái
pháp luật?
Trả lời:
Tiểu mục 5.2 Mục 5 Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLUT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25 tháng 9 năm 2001 quy định như sau:
Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đăng ký kết hôn trái pháp luật, khi người vi phạm đã bị xử lý
kỷ luật về hành vi này, nhưng chưa hết thời hạn để
được coi là xoá kỷ luật mà còn vi phạm
Theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý kỷ
luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, thì thời
gian hiệu lực của kỷ luật đối với công chức là 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành
Trang 37phạm và không có những vi phạm đến mức phải bị xử
lý kỷ luật và được -cơ:quan, đơn vị có thẩm quyền ?a
quyết định: chấm: dứt hiệu lực kỷ luật.'Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho người bị kỷ luật thì cũng: được coi là xoá kỷ luật nếu sau 19 tháng kể từ ngày có quyết
định kỹ luật, công chức không tái phạm và không có những vi phạm đến mức phải bị xử lý kỷ luật, mặc dù
ed quan, don vị cố thẩm quyển chưa ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật,
Câu hỏi 22: Người nào bị coi là chủ thể của tội đăng ký kết hôn trái pháp luật?
Trả lời: :
Tiểu mục 5.3 Muc 5 Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định
như sau:
Chủ thể của tội đăng ký kết hôn trái pháp luật là
người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn, cụ thé la:
a) Người đại điện chính quyển hoặc người đại điện
của cơ quan đại điện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của
nước ta ở nước ngoài có thẩm quyển ký giấy chứng
nhận kết hôn; `
ˆ b) Cán bộ hộ tịch làm thủ tục đăng ký kết hôn ở Ủy bãn nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cần bộ của Sẻ
Tư pháp đối với trường hợp đăng ký kết hôn có nhân tế
nude ngoal;
Trang 38œ) Cán bộ làm thủ tục đăng ký kết hôn ở các cơ quan đại diện ngoại giao, cd quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
Câu hỏi 23: Thế nào là loạn luân? Để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội loạn luân cần phải xác định vấn đề gì?
Trả lời:
Về khái niệm loạn luân, Mục 6 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC giải
thích như sau: Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, me với con; giữa ông, bà với cháu nội, chấu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha
Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân
cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình,
không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được
thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trổ lên Trong
trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì
không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân
mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu
với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 115 Bộ luật hình sự
hiện hành)
Trang 39trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành wi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp đâm (điểm e khoản 3 Điều 111 Bộ luật hình sự hiện hành)
hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 Bộ
luật hình sự hiện hành); nếu hành vi loạn luân kèm theo đấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia
phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người
thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 113 Bộ luật
Bình sự hiện hành) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a
khoản 2 Điều 114 Bộ luật hình sự hiện hành); trong
mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối
với trẻ em đưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự hiện bành)
Câu hỏi 34: Người giảo cấu với anh chị em
cùng cha khác mẹ phạm tội loạn luân bị xử phạt
như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 150 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội loạn luân như sau:
Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về
trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ,-anh chị em cùng
Trang 40cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thi bi phat tu từ
sáu tháng đến năm năm
Câu bỏi 25: Thế nào là hành vi ngược đãi,
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình?
Trả lời:
Về vấn đề nêu trên Tiểu mục 7.1 Mục 7 Thông tư hên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC
đã giải thích như sau:
Hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được hiểu
là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt
hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt
nhịn ăn, nhịn uống, bất chịu rét, mặc rách một cách
không bình thường hoặc có hành vị bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm, làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần
Câu hỏi 26: Khi nào có thể truy cứu trách
nhiệm hình sự một người về tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình?
Trả lời:
Theo Tiểu mục 7.2 Mục 7 Thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC thi: Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này
khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
41