HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỀN KHOA KINH TE
DE TAI KHOA HOC CAP CO SG NAM 2017
LY THUYET TAI CHINH - TIEN TE
Đơn vị chủ trì: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Văn Nghĩa
Thư ký khoa học: Th.S Nguyễn Thùy Anh Thành viên tham gia:
Th.S Nguyễn Bảo Thư Th.S Ngô Thị Thu Hà
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUYẾN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUYEN Độc lập - tự do - hạnh phúc
KHOA KINH TE | see
CHUONG TRINH TRINH DO DAI HOC NGANH DAO TAO: QUAN LY KINH TE
DE CUONG CHI TIET HOC PHAN
1 Tên học phần: Lý thuyết tài chính — tiền tệ Khoa phụ trách: Khoa Kinh tế
2 Mã số môn học:
3 Phân loại môn học: Môn cơ sở ngành
4 Số tín chỉ: 2 tín chỉ: 1,5 lý thuyết, 0,5 bài tập, thảo luận 5 Mục đích môn học
Trang bị cho sinh viên nền tảng lý thuyết và kiến thức để làm cơ sở học tập các môn chuyên ngành quản lý kinh tế và phục vụ cho sinh viên khi ra trường có các kỹ năng và công cụ co ban dé giao dịch với ngân hàng Giúp người học có kiến thức cơ bản để giải
thích các hiện tượng kinh tế có liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ như: Bản chất, chức năng tài chính tiền tệ, các vẫn đề về lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ và công cụ thực thi
chính sách tiền tệ Các vấn đề về thị trường tài chính, các tổ chức tài chính trung gian Để đạt được những mục tiêu trên, trong quá trình giảng dạy, giảng viên phải có sự kết hợp các phương pháp giảng dạy như: thuyết trình, đối thoại, đặc biệt tăng cường các tiết
thảo luận trên lớp dé qua đó hướng dẫn sinh viên biết cách giải quyết vấn đề Sinh viên đọc
giáo trình-trước khi đến lớp, tự nghiên cứu, tham gia thảo luận các phần có liên quan của
môn học
6 Yêu cầu môn học 6.1 Về kiến thức
Cung cấp những kiến thức chủ yếu về tài chính tiền tệ như: Nguồn gốc, bản chất của
tài chính tiền tệ, chính sách tiền tệ và công cụ thực thi chính sách tiền tệ, nhằm tạo cơ sở
để người học có kiến thức để tiếp tục học tập và nghiên cứu các môn học chuyên ngành
6.2 Về kỹ năng |
Trang 3+ Có ý thức đúng đắn, nghiêm túc và khách quan trong việc nhìn nhận được vai trò quan trọng của tài chính tiền tệ
+ Có ý thức nghiên cứu khoa học trong các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tài chính tiền tệ
+ Có định hướng tích lũy kiến thức chuyên môn cho nghề nghiệp trong tương lai ngay từ khi còn là sinh viên
7 Phân bỗ thời gian
Học phần gồm : 38 tiết, 2 tín chỉ Phần lý thuyết: 1,5
Phần thực hành, thảo luận, bài tập: 0,5
8 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học
TT | Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành
1 | TS Pham Van Nghia | Học viện BC & Tuyên truyền | Tài chính - Ngân hàng
2_ | TS Nguyễn Lê Cường | Học viện Tài chính Tài chính - Ngân hàng
9 Điều kiện tiên quyết:
Học viên, sinh viên phải học xong các môn: Kinh tế chính trị, kinh tế vi mô, thống kê kinh tế 10 Nội dung môn học ae Số tiết Nội dung TC | LT [BT,TL| Tiểu | Tài liệu luận, | tự học kiểm tra Chương 1: Những vẫn đề cơ bản về | 5 3 2 0 tiền tệ
1.1 Khái niệm và chức năng của tiền tệ
1.1.1 Khái quá sự ra đời và phát triển của tiền tệ
Trang 41.4 Cung và câu tiền tệ 1.4.1 Câu tiền tệ 1.4.2 Cung tiền tệ 1.5 Lam phat 1.5.1 Khai niém vé lam phat 1.5.2 Đo lường lạm phat 1.5.3 Nguyên nhân lam phat 1.5.4 Các biện pháp Ôn định và kiềm chế lạm phát Chương 2: Tài chính và hệ thống tài chính 2.1 Bản chất và chức năng của tài chính 2.1.1 Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính 2.1.2 Bản chất của tài chính 2.1.3 Chức năng của tài chính 2.2 Hệ thống tài chính 2.2.1 Khái niệm hệ thông tài chính 2.2.2 Câu trúc của hệ thông tài chính 2.3 Chính sách tài chính quốc gia 2.3.1 Mục tiêu của chính sách tài chính quoc gia 2.3.2 Nội dung của chính sách tài chính udc gia Chương 3: Ngân sách nhà nước 3.1 Khái niệm và vai trò của NSNN 3.1.1 Khái niệm Ngân sách nhà nước 3.1.2 Bản chất của Ngân sách nhà nước | 3.1.3 Vai trò của Ngân sách nhà nước 3.2 Hệ thông Ngân sách nhà nước 3.2.1 Khái niệm hệ thống NSNN 3.2.2 Tổ chức hệ thống NSNN 3.3 Thu, chỉ Ngân sách nhà nước 3.3.1 Thu Ngân sách nhà nước 3.3.2 Chỉ Ngân sách nhà nước 3.4 Chu trình Ngân sách nhà nước 3.4.1 Lập dự toán NSNN 3.4.2 Chấp hành NSNN 3.4.3 Quyết toán NSNN Chương 4: Tài chính doanh nghiệp 4.1 Khái niệm và mục tiêu của TCDN 4.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiêp 4.1.2 Mục tiêu của tài chính DN
4.2 Nguồn vốn của doanh nghiệp
Trang 54.2.1 Nguôn vốn chủ sở hữu 4.2.2 Nguồn vốn vay 4.2.3 Nguôn vốn phát hành cỗ phiêu, trái phiêu 4.3 Đầu tư và quản lý tài sản trong DN 4.3.1 Đầu tư và quản lý tài sản đài hạn 4.3.2 Dau tu va quan ly tai san ngan han 4.4 Quản lý thu chỉ của doanh nghiệp 4.4.1 Chi phí hoạt động kinh doanh 4.4.2 Giá thành sản phẩm của DN 4.4.3 Doanh thu và lợi nhuận của DN Chương 5: Thị trường tài chính 5.1 Khai niệm và vai trò của TTTC 5.1.1 Khái niệm thị trường tài chính 5.1.2 Chức năng của thị trường tài chính 5.1.3 Vai trò của thị trường tài chính 5.2 Câu trúc và các công cụ của TTTC 5.2.1 Câu trúc của thị trường tài chính 5.2.2 Cac công cụ của TTTC Chương 6: Tín dụng và lãi suất 6.1 Những vẫn dé chung về tín dụng 6.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tín dụng 6.1.2 Vai trò của tín dụng 6.2 Các hình thức tín dụng 6.2.1 Tín dụng thương mại 6.2.2 Tín dụng ngân hàng 6.2.3 Tín dụng nhà nước 6.2.4 Tín dụng thuê mua 6.2.5 Tín dụng tiêu dùng 6.2.6 Tín dụng quốc tế 6.3 Lãi suất tín dụng 6.3.1 Khái niệm lợi tức tín dụng và lãi suất tín dụng 6.3.2 Vai trò của lãi suất
Trang 6trong nên kinh tế thị trường
7.2.2 Mỗi quan hệ của ngân hàng trung ương với chính phủ 7.2.3 Bảng tổng kết của NHTW 7.2.4 Chức năng của NHTW 7.2.5 Chính sách tiên tệ của NHTW 7.3 Ngân hàng thương mại 7.3.1 Khái niệm NHTM 7.3.2 Đặc trưng của NHTM 7.3.3 Chức năng của NHTM 7.3.4 Các nghiệp vụ của NHTM Chương 8: Thanh toán và tín dụng | 2 2 0 0 uốc tế 8.1 Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế
8.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
8.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 8.1.3 Điêu kiện thanh tốn qc tế
8.1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế
8.2 Tín dụng quốc tế
8.2.1 Khái niệm tín dụng quốc tế 8.2.2 Phân loại tín dụng quốc tế 8.2.3 Tín dụng thương mại quốc tê 8.2.4 Tín dụng ngân hàng
Tổng 38 ]25 |13
11 Phương pháp giảng dạy và học tâp
Phương pháp diễn giải, phát vẫn, quy nạp, thảo luận nhóm
12 Tài liệu học tập 12.1 Tài liệu chính
- Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - Trường Đại học kinh tế Quốc Dân
- Giáo trình tài chính tiền tệ - Học viện Tài chính 12.2 Tài liệu tham khảo
- Giáo trình nhập môn tài chính- trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
- Fredric S.Mishkin, The economics of money, banking and Financial markets,
Trang 76 www.taichinhvietnam.com 7 www.mof.gov.vn
13 Danh gid két qua hoc tap
Thue hién theo qui ché hoc vu theo hoc ché tin chi ban hanh kém theo quyét dinh
của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền TT Điểm thành phần Tỷ lệ (%)
l Diém chuyén can 10%
Tiêu luận, kiểm tra giữa kỳ 30%
2 Điểm thi cuối kỳ (kết thúc môn học do nhà trường tô chức) 60%
Điêm tổng kết môn học 100%
14 Phương tiện vật chất đảm bảo: Bảng, phấn, máy chiếu, máy tính , giáo trình, tài
liệu tham khảo 15 Kế hoạch học tập srr | BUOIHỌC (3 tiét/budi) NỘI DUNG BÀI HỌC 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8
Người viết Chủ nhiệm khoa Giám đốc
TS Phạm Văn Nghĩa PGS, TS Trương Ngọc Nam
Trang 8MỤC LỤC TRANG
Chương 1: Những vẫn đề cơ bản về tiền tệ 1 1.1 Khái niệm và chức năng của tiền tệ 1 1.1.1 Khái quá sự ra đời và phát triên của tiền tệ 3
1.1.2 Khái niệm và vai trò của tiền tệ 5
1.1.3 Các chức năng của tiên tệ 7 1.2 Các hình thái tiền tệ 7 1.2.1 Hóa tệ 8 1.2.2 Tín tệ 8 1.2.3 But té 9 1.2.4 Tiền điện tử 10 1.3 Chế độ tiền tệ 11 1.3.1 Ché d6 hai ban vi 11 1.3.2 Chế độ bản vị vàng 12
1.3.3 Chế độ lưu thông tiền giấy 14
1.4 Cung và câu tiền tệ 14 1.4.1 Câu tiên tệ 14 1.4.2 Cung tiền tệ 16 1.5 Lam phat 17 1.5.1 Khai niém vé lam phat 17 1.5.2 Đo lường lạm phát 17 1.5.3 Nguyên nhân lạm phát 18
1.5.4 Các biện pháp ôn định và kiềm chế lạm phát 21
Chương 2: Tài chính và hệ thống tài chính 27
2.1 Bản chất và chức năng của tài chính 27
2.1.1 Khái quát sự ra đời và phát triên của tài chính 27
2.1.2 Bản chất của tài chính 31
2.1.3 Chức năng của tài chính 33
2.3 Hệ thông tài chính 36
2.2.1 Khái niệm hệ thống tài chính 36
2.2.2 Câu trúc của hệ thông tài chính 36
2.3 Chính sách tài chính quốc gia 37
2.3.1 Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia 37
2.3.2 Nội dung của chính sách tài chính quốc gia 38
Chương 3: Ngân sách nhà nước 40
3.1 Khái niệm và vai trò của NSNN 40
3.1.1 Khái niệm Nøân sách nhà nước 40
3.1.2 Bản chất của Ngân sách nhà nước 40
3.1.3 Vai trò của Ngân sách nhà nước 42 3.2 Hệ thông Ngân sách nhà nước 45
3.2.1 Khái niệm hệ thông NSNN 45
3.2.2 Tổ chức hệ thống NSNN 45
Trang 9
3.3 Thu, chỉ Ngân sách nhà nước 47 3.3.1 Thu Ngân sách nhà nước 47 3.3.2 Chi Ngân sách nhà nước 51 3.4 Chu trình Ngân sách nhà nước 52 3.4.1 Lập dự toán NSNN 53
3.4.2 Chap hanh NSNN 54
3.4.3 Quyét toan NSNN 55
Chuong 4: Tai chinh doanh nghiép 56
4.1 Khai niém va muc tiéu cha TCDN 56 4.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiép 56
4.1.2 Mục tiêu của tài chính DN 57
4.2 Nguôn vốn của doanh nghiệp 58
4.2.1 Nguôn vốn chủ sở hữu 58
4.2.2 Nguồn von vay 59
4.2.3 Nguôn vốn phát hành cỗ phiếu, trái phiếu 59
4.3 Đầu tư và quản lý tài sản trong DN 59
4.3.1 Dau tu va quan ly tai san dai han 60
4.3.2 Dau tu va quan ly tai sản ngăn hạn 61 4.4 Quan ly thu chi cia doanh nghiép 64 4.4.1 Chi phí hoạt động kinh doanh 64
4.4.2 Giá thành sản phẩm của DN 65
4.4.3 Doanh thu và lợi nhuận của DN 67
Chương 5: Thị trường tài chính 70 5.1 Khai niệm và vai trò của TTTC 70
5.1.1 Khai niệm thị trường tài chính 70
5.1.2 Chức năng của thị trường tài chính 70 2.1.3 Vai trò của thị trường tài chính 73 5.2 Câu trúc và các cong cu cia TTTC 73
5.2.1 Cau trúc của thị trường tài chính 73 5.2.2 Các công cụ của TTTC 76 79 5 6.1 Những vẫn đề chung về tín dụng 79 6.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tín dụng 79 6.1.2 Vai trò của tín dụng 80 6.2 Các hình thức tín dụng 82 6.2.1 Tín dụng thương mại 82 6.2.2 Tín dụng ngân hàng 85 6.2.3 Tín dụng nhà nước 86
6.2.4 Tin dung thué mua 87
6.2.5 Tin dung tiéu ding 88 6.2.6 Tin dung quéc té 89 6.3 Lai suat tin dung 89
6.3.1 Khái niệm lợi tức tín dụng và lãi suất tin dung 89
6.3.2 Vai trò của lãi suất 93
Trang 10Chương 7 Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ của Ngân hàng 95 trung ương
7.1 Những vân đề chung về ngân hàng 95 7.1.1 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng 95 7.1.2 Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại và NHTW 97 7.2 Ngần hàng trung ương 98 7.2.1 Hệ thông ngân hàng trung ương trong nền kinh tế thị trường 98 7.2.2 Mỗi quan hệ của ngân hàng trung ương với chính phủ 100 7.2.3 Bảng tông kết của NHTW 102 7.2.4 Chức năng của NHTW 103 7.2.5 Chính sách tiền tệ của NHTW 105 7.3 Ngần hàng thương mại 113 7.3.1 Khai niém NHTM 113 7.3.2 Đặc trưng của NHTM 113 7.3.3 Chức năng của NHTM 113 7.3.4 Các nghiệp vụ của NHTM 114 Chương 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế 122 8.1 Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế 122
8.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 122
8.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 122 8.1.3 Điều kiện thanh toán quốc tế 123
8.1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế 124
8.2 Tin dung quéc té 126
8.2.1 Khai niém tin dung quéc tế 126
8.2.2 Phân loại tín dụng quốc tế 126
Trang 11Chương 1
Những vân đề cơ bản về tiên tệ
1.1 Khái niệm và chức năng của tiền tệ
1.1.1 Khái quát sự ra đời và phát triển của tiền tệ
1.1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ
Như chúng ta đã biết, tiền tệ ra đời là kết quả của một quá trình phát triển các hình thái giá trị, từ hình thái giá trị giản đơn, mở rộng, hình thái giá trị _ chung và cuối cùng là tiền tệ Có thể nói, nhu cầu trao đổi của con người là lý
do ra đời của tiền, khi đó tiền giữ vai trò là vật ngang giá chung
Vì vậy, bất cứ một loại hàng hoá nào có thể đóng vai trò làm vật ngang
giá chung thì đều có thê trở thành tiền tệ, đây là lý do để các nhà kinh tế học
nói rằng bất cứ vật gì được chấp nhận chung thì đều có thể được coi là tiền Thực tế có những quy ước chung về tiêu chí để có thể coi một hàng hoá nào
đó là tiền tệ Các tiêu chí chung đó là:
- Hàng hoá đó phải được đa số dân chúng chấp nhận, - Hàng hoá đó phải tương đối sẵn có trên thị trường,
- Hàng hoá đó phải dễ bảo quản, lâu hao mòn, hỏng hóc,
- Hàng hoá đó có thể vận chuyên được dễ dàng, không công kẻnh - Hàng hoá đó có thể chia nhỏ được tương đối để dàng
1.1.1.2 Sự phát triển của tiễn tệ
Sau khi ra đời, tiền tệ nhanh chóng phát huy vai trò kích thích sự phát triển của nền kinh tế do nó đã đây mạnh quá trình trao đổi hàng hoá Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của tiền tệ có thể đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của nền kinh tế
Sự phát triển của tiền được nhận biết bởi những hình thái tiền tệ khác
Trang 12* Hoá tệ
Hóa tệ là loại tiền đầu tiên ra đời trong lịch sử xã hội loài người Trong
giai đoạn này bản thân đồng tiền này chính là một loại hàng hóa Bởi vì khi
nó không thực hiện chức năng của tiền thì hóa tệ sẽ trở thành hàng hóa thông thường Chính vì vậy, bản thân hóa tệ luôn hàm chứ đầy đủ giá trị Đây chính
là một tiêu chí quan trọng để nhận biết của hóa tệ
Quá trình phát triển các hình thái kinh tế xã hội cho ta biết có những loại hóa tệ khác nhau, bao gồm hóa tệ kim loại và phi kim loại Loại hóa tệ ổn
định và điển hình nhất vẫn tổn taiva được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay chính là vàng Ngoài giá trị tương đối cao vàng còn có những đặc tính lý hóa đặc biệt nên nó vẫn là phương tiện quan trọng để cất trữ Hiện nay, các quốc
gia trên thế giới đều giành một khối lượng vàng nhất định để dự trữ để phòng
ngừa trong những trường hợp cần thiết
* Tiền với tư cách là dấu hiệu giá trị
Sự phát triển của xã hội loài ngườicho thấy việc dùng hàng hóa là tienf tệ đã không còn phù hợp do nhu cầu giao dịch trong xã hội ngày càng tăng Vì vậy, giải pháp đúc tiền không hoàn toàn bằng vàng (có thể phan trộn giữa vàng và bạc) hay đúc những đồng tiền không phải bằng vàng ( như tiền xu,
tiền hào), khi đó người ta bắt đầu biết đến việc sử dụng dấu hiệu giá trị để
thay thế cho những giá trị thực sự Cùng lúc đó cũng có sự ra đời của các
đồng tiền phụ, không được đúc bằng vàng, và có mệnh giá bằng 1/100 hoặc
1/10 đồng tiền vàng (mà chúng ta vẫn gọi là tiền xu và tiền hào)
Trong thời kỳ này, các ngân hàng thương mại cũng phát hành giấy bạc của ngân hàng minh dé thay thế cho tiền Sự xuất hiện của giấy bạc ngân hàng
tạo tiền đề cho sự phát triển của tiền tệ
Sau đó, nhà nước đã thống nhất quản lý việc phát hành tiền và phát hành
Trang 13ngày nay, nhiều loại tiền khác đã ra đời như tiền tín dụng, tiền điện tử đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và nền kinh tế thị trường
* Tiền giấy
Sự ra đời của tiền giấycho thấy sự phát triển của xã hội loài người, ngày
nay nó là loại tiền được sử dụng phổ biến trên thế giới, nó chỉ có dấu hiệu giá
trị chứ không phản ánh giá trị thực của tiền Tiền giấy được xã hội chấp nhận
sử dụng bởi nó được nhà nước công nhận và bắt buộc sử dụng
Tiền giấy được chấp nhận sử dụng khi nó còn được người dân tin tưởng
vào sự kiểm sốt và lưu thơng tiền tệ của nhà nước Ngược lại, khi không còn
sự tin tưởng thì tiền giáy sẽ bị loại trừ khỏi lưu thông và khi đó dân chúng sẽ
tìm đến những loại tiền khác để thay thế tiền giấy như vàng, bạc hay ngoại tệ
Trên thực tế điều này đã từng diễn ra ở Việt Nam, do vậy có thể nói việc
quản lý lưu thông tiền giấy là cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới
sự ốn định, hay nói cách khác, tới sức khoẻ của một nền kinh tế 1.1.2 Khái niệm và vai trò của tiền tệ
1.1.2.1 Khái niệm
Quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ đã đem đến cho các nhà
kinh tế đưa ra nhiều thuật ngữ khác nhau về tiền tệ Trong đời sống kinh tế xã
hội, tiền tệ là một thuật ngữ được dân chúng sử dụng, tuy nhiên vẫn chưa có
một khái niệm thống nhất về tiền tệ
Theo Mác, tién té là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thể
giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giả trị của tất cả các loại hàng
hoá khác Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất
giữa những người sản xuất hàng hóa
Theo các nhà kinh tế hiện dai: Tién té la bắt cứ thứ gì được chấp nhận
chung để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản HỢ
Trang 14thường về tiền tệ, theo cách hiểu thông thường thì tiền tệ có thể được dùng để
cất trữ, mua sắm, tiêu dùng
Trên góc độ kinh tế, tiền được dùng để trả các khoản nợ hoặc mua bán, |
hay bất kỳ vật nào được chấp nhận chung để thanh tốn hay đơi lấy hàng hóa,
dịch vụ đều được gọi là tiền
Từ sự phân tích trên cho thấy: Tiên tệ là một loại hàng hóa đặc biệt được chấp nhận chung đề đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc được dùng dé tam ung
hay thanh toán các khoản no
1.1.2.2 Vai trò của tiền tệ trong nên kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ có vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế, cụ thể: `
- Thứ nhất: Tiền tệ là điều kiện tiên quyết trong quá trình phát triển kinh
tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường Mác cho rằng, tiền tệ quyết định sự
thành bại của sản xuất hàng hóa, không thể tiến hành sản xuất khi không có
tiền
Sự tham gia của tiền với chức năng là thước đo giá trị và phương tiện lưu thông làm cho sự biểu thị giá trị của hàng hóa ngày càng đơn giản, thuận tiện
và thống nhất, quá trình vận động của tiền tệ và lưu thông hàng hóa được thuận lợi và trôi chảy
Trong quá trình kinh doanh, tiền tệ được sử dụng để hạch toán chỉ phí
sản xuất, xác định kết quả kinh doanh, thực hiện quá trình tích lũy để tái sản
xuất Vậy, tiền tệ là công cụ quan trọng và duy nhất phản ánh đúng quy luật giá trị và không thể thiếu được trong quá trình mở rộng và phát triển nền kinh tế thị trường |
Trang 15Song song với hoạt động ngoại thương, các hoạt động trong thanh toán
và tín dụng tiền tệ đã phát huy đầy đủ vai trò của mình để trở thành phương tiện quan trọng trong quá trình mở rộng các quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan
hệ giữa các quốc gia với nhau trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ, hoạt động tài chính-tín dụng,
-T hur ba: Tiền tệ là một công cụ quan trọng phục vụ cho mục đích của
người sử dụng chúng
Trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ trong nền kinh tế đều được tiền
tệ hóa, các thành phần kinh tế đều chịu tác động của quan hệ tiền tệ Khi đó,
tiền tệ là cộng cụ có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý, giải tỏa những quan hệ nảy sinh các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế
Vậy, tiền tệ có thể làm thỏa mãn những quyền lợi mà người đang giữ tiền
mong muốn Sức mạnh của tiền tệ ton tại cùng với sự tồn tại của nền kinh tế
thị trường, nó chỉ mắt đi khi nền kinh tế thị trường không tổn tại
1.1.3 Các chức năng của tiền tệ
Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ có các chức năng cơ bản sau:
1.1.3.1 Chức năng thước đo giá trị (standard of value)
Tiền tệ được dùng để đo lường và tính toán giá trị Thực tế, việc so sánh
giá trị giữa các loại hàng hóa với nhau sẽ gập rất nhiều khó khăn nếu không có tiền
Ví dụ: một cái giường có thể bằng một tấn thóc, nhưng khi so sánh một
kg thóc với một chiếc quạt điện thì không đơn giản vì một cái quạt điện lại bang 10 kg thit lon
Trang 161.1.3.2 Chức năng phương tiện trao đổi hay lưu thong (Medium of exchange)
Đây là chức năng đánh dấu sự ra đời của tiền Quá trình trao đôi hàng hóa trên thị trường sẽ phức tạp nếu không có tiền tệ Khi đó tiền tệ đóng vai trò làm phương tiện trao đổi vì cần phải tìm ra sự trùng hợp kép về nhu cầu giữa
các tỏ chức, cá nhân trong xã hội
Ví dụ như một người đóng giường muốn có gạo ăn cần phải tìm được một người nông dân sản xuất lúa đang muốn mua giường Nếu không có tiền tệ đứng ra làm trung gian trao đôi thì công sức mà hai người này bỏ ra sẽ là rất lớn vì nếu không có sự trùng hợp kép về nhu cầu thì sự trao đổi không thể diễn ra |
1.1.3.3 Chức năng phương tiện cất trữ (tích lũy) — (store of value or store of purchasing power)
Khi tiền được dùng làm phương tiện cất trữ, tức là tiền đã được rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ Do tiền là đại biểu cho mọi của cải trong xã hội và
được biểu thị dưới hình thái giá trị nêm việc cất trữ tienf là một hình thức cất trữ của cải Đề có chức năng trên thì tiền tệ phải có đủ giá trị hay đấu hiệu giá
trị như: vàng, bạc, tiền giấy Chức năng này giúp cho tiền trong lưu thông phù hợp với nhu cầu và khả năng lưu thông của các loại hàng hóa trong nền kinh tế Khi sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều trong lưu thông, khi đó tiền cất trữ được đưa vào lưu thông và ngược lại, nếu sản xuất hàng hóa giảm, lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường giảm khi đó tiền được rút bớt một phần
khỏi lưu thông để cất trữ
1.1.3.4 Chức năng phương tiện thanh toán (standard of deferred payment) Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa-tiền tệ, còn phát sinh những nhu cầu: trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua hàng, vay mượn,
Trang 17Khi sản xuất hàng hóa phát triển, đến một giai đoạn nào đó sẽ xuất hiện
hiện tượng mua bán chịu hàng hóa Trong trường hợp này tiền tệ được dùng làm thước đo giá trị để xác định giá cả hàng hóa Do hàng hóa mua chịu nên khoản tiền này chỉ được đưa vào lưu thông khi đến kỳ hạn thanh toán
Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh tốn, tiền tệ khơng
cịn là môi giới của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao
đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa
Thực hiện chức năng này đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt
cần thiết cho lưu thông giảm di tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh
toán bù trừ lẫn nhau
Để tiền tệ trở thnf phương tiện than h toán, đòi hỏi sức mua của tiền phải ỗn định, tương đối bền vững theo thời gian Sức mua ốn định của tiền tệ đã
tạo ra niềm tin và sự tín nhiệm tiền tệ của xã hội
1.2 Các hình thái tiền tệ
1.2.1 Hóa tệ
Hóa tệ là loại tiền tệ bằng hàng hóa Hóa tệ là hình thái đầu tiên của tiền
tệ và được sử dụng trong một thời gian dài Hàng hóa được dùng làm tiền tệ bao gồm: hang héa kim loai (metallic commodities) và hàng hóa không phải kim loai (non metallic commodities) Do vay, héa té ciing bao gồm hai loại:
hóa tệ phi kim loại và hóa tệ kim loọa 1.2.1.1 Hóa tệ phì kim loại
Trong trương hợp này tiền tệ là những hàng hóa không kim loại, đây là loại tiền được sử dụng đầu tiên trong xã hội loài người Tùy theo vị trí địa lý, các quốc gia khác nhau, người ta có thê dùng các loại hàng hóa khác nhau làm tiền tệ Chẳng hạn:
-Ở Hy Lạp và La Mã người ta dùng bò và cừu
Trang 18Nhìn chung, hóa tệ phi kim loại có nhiều hạn chế khi đóng vai trò tiền tệ
như: tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia, khó bảo quản
cũng như vận chuyển, nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa
phương Vì vậy, hóa tệ phi kim loại dần dần bị loại bỏ vì người ta bắt đầu
dùng hóa tệ kim loại thay thế cho hóa tệ không kim loại
1.2.1.2 Hóa tệ kừm loại (Kim tệ)
Tức là lấy kim loại làm tiền tệ Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm:
đồng, kẽm, vàng, bạc
Nhìn chung, tiền kim loọại có nhiều ưu điểm hơn tiền phi kim loại, do phẩm chất, trọng lượng có thể quy đổi chính xác hon, dé dàng hơn Mặt khác, nó hao mòn chậm hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi
Qua quá trình hình thành và phát triển, con người đã lựa chọn vàng và bạc làm tiền tệ để mua bán, trao đổi hàng hóa Sở dĩ vàng bạc được lựa chọn bởi
nó có tính đồng nhất, đễ chia nhỏ, dễ cất trữ, dễ lưu thông mà những kim loại
khác không có được
1.2.2 Tín tệ (Token money)
Đây là loại tiền mà bản thân nó không có giá trị, nó được người tiêu dùng chấp nhận nhờ sự tín nhiệm của loại tiền này Vì vậy, ta có thể gọi là tệ hay
tiền tệ, hiện nay tín tệ gồm tiền giấy và tiền kim loại
1.2.2.1.Tién kim logi (coin)
Tiền kim loại phản ánh giá trị kim loại để in tiền bằng với giá trị trên bề
mặt của đồng tiền đó, còn tín tệ kim loại giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền
không liên quan đến giá trị của kim loại dùng để đúc tiền và có thể gắn mọt giả trị nào đó cũng được
1.2.2.2 Tiền giấy (Paper money or bank notes)
Trang 19thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc mà được ký gửi tại ngân hàng Loại tiền này có thể dùng để mua một lượng vàng, bạc tương đương với giá ghi trên tờ giấy hay dùng làm tiền vào bất kỳ lúc nào mà họ cần
Tại phương Tây, tiền giấy khả hoán xuất hiện vào thế kỷ 17, ông Palmstruck, người sang lập ra ngân hàng Stockholm của Thụy Điển vào thế kỷ 17 được công nhận là người đầu tiên sáng chế ra tiền giấy khả hốn
Ở Phương Đơng, tiền giấy khả hoán xuất hiện sớm hon han ở phương
Tây
- Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền giấy mà chính phủ các quốc gia
bắt buộc lưu hành và dân chúng không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy
vàng hay bạc Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng loại tiền
giấy bất khả hoán
Tại Việt Nam, tiền giấy ra đời vào thế kỷ 15, dưới thời Hồ Qúy Ly Tại Pháp, tiền giấy trở thành bất khả hoán năm 1720, từ năm 1848 đến
năm 1850, từ năm 1870 đến năm 1875, từ năm 1914 đến năm 1828 và sau
cùng kế từ ngày 01-10-1936 đến nay
Tại Hoa Kỳ, trong thời gian nội chiến vào những năm 1862-1863, đã phát hành tiền giấy bất khả hoán Sau nội chiến kết thúc, kể từ năm 1789 thì trở thành khả hoán Có thể nói, chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là nguyên nhân chính để dẫn đến việc sử dụng tiền giấy bất khả hoán rộng khắp các nước
1.2.3 Bút tệ (Bank money)
Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi số được hình thành khi xuất hiện hoạt động
tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng Vì vậy, bút tệ chỉ là những con số chuyên tiền hay trả tiền trên tài khoản chứ không có hình thái vật chất Thực
chất, bút tệ là tiền phi vật chất, nhưng nó cũng có những tính chất giống như
Trang 20ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền mà còn có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy, đó là: an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy đễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận nhanh
và nguồn sốc, trong kinh tế học người ta cho rằng bút tệ xuất hiện đầu
tiên tại ngân hàng Anh vào giữa thế kỷ 19, sau đó dần dần lan sang các quốc gia khác Ngày nay, bút tệ được sử dụng rộng rãi trong các cuộc giao dịch tại các quốc gia phát triển và đang phát triển
1.2.4 Tiền điện tử (electronic money)
Tiền điện tử là loại tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động
hay còn gọi là hộp ATM (Automated teller machine) Toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại và một hộp chuyển tiền của chính phủ được kết nối mạng với hệ thống máy tính
Khi chúng ta đến các ngân hàng thương mại gửi tiền, ngoài việc trao cho chúng ta một giấy xác nhận việc gửi tiền thì ngân hàng này sẽ trao cho chúng
ta một tắm card bằng nhựa, bên trong được mã hóa điện tử và một mật mã từ
3 đến 5 con số để sử dụng Hai phút sau khi chúng ta gửi tiền, toàn bộ số tiền ấy cùng với mật mã và số tài khoản của chúng ta được máy tính điện tử thơng báo trên tồn hệ thống ngân hàng
Khi cần dùng tiền mặt, hoặc khi cần chuyền tiền vào tài khoản của một
người nào đó chúng ta chỉ cần nhét tắm card ấy vào khe của máy ATM, sau khi bam mật mã, màn hình của máy tính ATM sẽ xin lệnh, trong số tiền đã gửi chúng ta có thể rút tiền hoặc chuyền tiền qua ngân hàng
Sau một phút, tât cả mọi việc sẽ được hoàn tất Chúng ta sẽ có tiền mặt
trong tay hoặc đã chuyên tiền xong, mẫu phiếu thông báo quyết toán của máy tính in ra ngay lập tức sau khi chúng ta rút tiền hoặc chuyền tiền, phiếu này cho biết rõ ngày giờ ta đã rút tiền mặt hoặc chuyên tiền, số tài khoản, số card,
Trang 21được xem là tiền, tuy nhiên việc xem tấm card này là một hình thái tiền tệ vẫn
chưa được thống nhất bởi lẽ có một số quan điểm cho rằng đó chỉ là phương
tiện chỉ trả
Từ sự phân tích trên cho thấy, bất kỳ một nền kinh tế nào, dù phát triển hay đang phát triển thì cũng có tính chất đa dạng nhất định của nó Vì vậy,
nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của xã hội, của các cá nhân trong nền kinh tế đòi
hỏi phải tồn tại hiều hình thái tiền tệ khác nhau 1.3 Chế độ tiền tệ
Phản ánh sự phát triển của các hình thái tiền tệ trong quá khứ, người ta
thường nhắc tới các chế độ bản vị tiền tệ Đó là những tiêu chuẩn để một quốc
gia xây dựng nên chế độ tiền tệ phù hợp với thể chế chính trị của quốc gia đó
1.3.1 Chế độ hai bản vị
Trong lịch sử phát triển của loài người, chế độ hai bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được loài người thừa nhận Vào đầu thế kỷ 18, chế độ hai bản vị
xuất hiện do sự gia tăng của sản xuất xã hội làm cho khối lượng hàng hóa trao đổi ngày càng lớn làm cho việc đồng tiền bạc được sử dụng trước đó trở nên
không còn phù hợp nữa |
Dé khắc phục hạn chế trên người ta bắt đầu sử dụng thêm vàng như là
kim loại thứ hai để đúc tiền tệ Khi đó cả Vàng và Bạc đều được coi là bản vị,
chúng đều được tự do đúc thành tiền và cùng có giá trị trong thanh tốn, trao đơi Vậy, để quy đổi giữa giá trị đồng tiền vàng với giá trị đồng tiền bạc đã
xuất hiện hai chế độ bản vị là chế độ bản vị song song và chế độ bản vị kép
1.3.1.1 Chế độ bản vi song song
Trong chế độ bản vị song song, giá trị của tiền vàng và bạc được so sánh với nhau trên cơ sở so sánh thực tế giá trị của kim loại bạc và kim loại vàng
tại cùng một thời điểm Khi đó, tỷ lệ giá trị mà đồng tiền bạc và đồng tiền
vàng đại diện sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi tương quan giá trị giữa kim loại
Trang 22vàng và kim loại bạc Hạn chế của chế độ bản vị song song cũng bắt nguồn từ chính sự thay đổi tương quan liên tục này Vì vậy, người nắm giữ tiền sẽ không thể quyết định được việc năm giữ tiền nào là có lợi cho mình, do đó
thường có tâm lý lựa chọn một loại tiền được sử dụng phổ biến hơn | 1.3.1.2 Ché dé ban vị kép
Khác với chế độ bản vị song song, chế độ bản vị kép được quy định một
tỷ lệ cố định giữa giá trị của tiền vàng và bạc chứ không phụ thuộc vào giá trị
thực tế của hai kim loại này
Điều này có nghĩa rằng nếu như một đồng USD được quy định bằng 100 đồng Yen thì dù cho tỷ lệ giữa kim loại bạc và vàng có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì tỷ lệ 1/100 này cũng không thay đổi
Chế độ bản vị kép đã khắc phục được nhược điểm của chế độ bản vi song
song nhưng lại làm nảy sinh một vấn đề mới, đó là sự tương quan thực sự giữa hai đồng tiền Nếu như tÿ lệ 1/100 được duy trì trên danh nghĩa và tỷ lệ
thực sự chỉ là 1/80 (Nghia là lúc này giá trị của vàng để đúc một đồng vàng
chỉ đổi duoc 80 đồng bạc) thì bạc sẽ trở nên bị kém đi về mặt giá trị tiền tệ,
trong lúc đó giá trị nội tại của bạc vẫn giữ nguyên, vì vậy người dân sẽ rút bạc trong lưu thông để nấu chảy thành kim loại bạc có giá hơn Người ta gọi đây
là hiện tượng loại bỏ tiền tốt ra khỏi lưu thông
Vậy, việc sử dụng chế độ bản vị song song hay chế độ bản vị kép, thì vẫn
luôn có hiện tượng một đồng tiền có xu hướng bị loại khỏi lưu thông, dẫn đến
việc sử dụng một đồng tiền đơn nhất Do đó, có thể thấy rằng chế độ hai bản
vị rất không ổn định và rất dễ bị phá vỡ 1.3.2 Chế độ bản vị vàng
Trang 23cầu của xã hội Đồng tiền bằng bạc không còn được đưa vào lưu thông, nhờ đó chấm dứt được những vướng mắc của chế độ hai bản vị
Trong chế độ bản vị vàng, vàng là kim loại duy nhất được sử dụng để đúc
tiền Chế độ này phát triển theo ba giai đoạn khác nhau
1.3.2.1 Chế độ bản vị tiền vàng
Chế độ bản vị tiền vàng là chế độ tiền tệ ổn định và linh hoạt nhất trong
lịch sử, vì vàng được tự do đúc thành tiền theo như quy định của chế độ này,
trong chế độ này, các loại tiền khác được tự do đổi ra vàng và luật pháp cho
phép vàng được tự do xuất nhập khẩu
Trong chế độ nảy, hiện tượng lạm phát khó có khả năng xảy ra vì vàng
luôn phản ánh trug thực giá trị của mình Tuy nhiên, hạn chế của chế độ bản
vị tiền vàng là đồng tiền vàng vẫn là hàng hoá, do đó việc sản xuất vàng không thê đáp ứng kịp nhu cầu ngày cang tăng của xã hội Mặt khác, giá trị thật của những đồng tiền khác luôn biến động và giá trị thực của nó bị giảm đo nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
1.3.2.2 Chế độ bản vị vàng thỏi
Trong chế độ này, vàng không được tự do dùng để đúc thành tiền để đưa vào lưu thông nữa mà được đúc thành thỏi Vì vậy, tiền trong lưu thông ở giai đoạn này phải được quy định chặt chẽ về hàm lượng vàng
Chế độ bản vị vàng thỏi quy định chặt chẽ việc chuyển đổi các loại giấy
bạc ra vàng Đề các loại giấy bạc được đổi ra vàng cần phải đạt được những
tiêu chuẩn nhất định Bên cạnh đó hoạt động xuất nhập khẩu vàng được nhà nước kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt và có giai đoạn bị cắm xuất nhập khẩu
1.3.2.3 Chế độ bản vị hỗi đoái vàng
Là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển
đôi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua một ngoại tệ Ngoại tệ đó phải
được tự do chuyên đổi ra vàng VD: Dola Mỹ, Bảng Anh,
Trang 241.3.3 Chế độ lưu thông tiền giấy
Thực chất cho thấy, không thể coi chế độ lưu thông tiền giấy là một loại
chế độ bản vị tiền tệ, bởi vì lúc này không còn có kim loại nào được sử dụng
làm cơ sở cho thể chế tiền tệ quốc gia đó nữa Trong chế độ này, tiền giấy
thay thế cho vàng thực hiện chức năng của tiền tệ, như đã phân tích ở trên tiền
giấy chỉ mang dấu hiệu giá trị chứ nó gần như không có giá trị Sở di tiền giấy
được thừa nhận chung là do nó được Nhà nước công nhận, bảo đảm và bắt buộc mọi người phải sử dụng
Một lý do khác không kém phần quan trọng, đó là lòng tin của người dân
đối với đồng tiền giấy Một khi lòng tin này mắt đi thì người dân sẽ lựa chọn
không nắm giữ đồng tiền giấy nữa và thay vào đó năm giữ vàng hoặc những vật dụng có giá khác
1.4 Cung và cầu tiền tệ
1.4.1 Cầu tiền tệ
1.4.1.1 Khối lượng tiền trong lưu thông
Khối lượng tiền trong lưu thông là tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian trao đổi với mọi hàng hóa và thị trường nhất địnhtrong
một khoảng thời gian nhất định Việc xác định khối lượng tiền trong lưu
thông trên thị trường chỉ là mức tương đối
Trang 25-Tiền gửi định kỳ tại ngân hàng Khối tiền tệ M; - Khối tiền tệ Mạ - Các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác Khối tiền tệ MỊ, - Khối tiền tệ Mạ - Tín phiếu kho bạc ngắn hạn
-Trái phiếu kho bạc đài hạn
-Thương phiếu: Thương phiếu là một giấy nợ (promissory) ngắn hạn không có tài sản bảo đảm, được phát hành trên thị trường mớ, là nghĩa vụ nợ của công ty phát hành Việc phát hành thương phiếu là một hình thức thay thế cho việc vay mượn ngân hàng của những công ty lớn (có thể là công y tài chính hoặc công ty phi tài chính có thứ hạng tín dụng cao.)
- Các thuận nhận của ngân hàng: Thuận nhận ngân hàng là một
phương tiện được tạo ra để thuận tiện cho các giao dịch thương mại Công cụ
này được gọi là thuận nhận ngân hàng vì một ngân hàng chấp nhận trách nhiệm sau cùng bồi hoàn một khoản vay cho người nắm giữ chứng từ này Việc sử dụng thuận nhận ngân hàng để tài trợ cho giao dịch thương mại được gọi là tài trợ bằng thuận nhận ngân hàng (acceptance financing)
Từ khối tiền tệ M¡ đến khối tiền tệ Mụ, số lượng các thành phần tăng dan,
tuy nhiên tính lỏng (khả năng thanh khoản) của các yếu tố này giảm dần
1.4.1.2 Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (M;„)
Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông phản ánh tổng nhu cầu tiền của
nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định Khối lượng tiền trong lưu thông
chịu tác động của hai yếu tố:
- Tổng mức chu chuyền hàng hóa và dịch vụ - Tốc độ lưu thông bình quân của tiền trong kỳ
Trang 26Trong thực tế, cũng như lưu thông hàng hóa, cung và cầu tiền trong nền
kinh tế luôn bất cân bằng Khối tiền tệ ML và khối lượng tiền cần thiết cho
lưu thông MLn luôn luôn có khoảng cách Có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1, khi khối lượng tiền trong lưu thông ít hơn số lượng tiền cần thiết trong lưu thông thì hàng hóa trên thị trường chậm tiêu thụ vì thiếu phương tiện lưu thông (biểu hiện của thiểu phát)
Trường hợp 2, khối lượng tiền trong lưu thông nhiều hơn số lượng tiền cân thiết trong lưu thông thì tùy theo mức độ lạm phát mà chúng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế (biểu hiện của lạm phát)
Trong thực tế, ta không thể tính chính xác được những tỷ lệ đó Vì vậy, chúng ta chỉ có thể kiểm chứng thông qua tín hiệu của thị trường dựa trên các chỉ số giá cả, tỷ giá hối đoái, giá vàng Việc điều chỉnh cho ML và MLn gần nhau là công việc của những chuyên gia hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
1.4.2 Cung tiền tệ
1.4.2.1 Cung ứng tiền cho quá trình lưu thông
Đây là là nghiệp vụ bơm tiền vào lưu thông của ngân hàng trung ương theo quy luật lưu thông tiền tệ Ngân hàng trung ương phát hành tiền vào lưu thông nhằm cung cấp tiền mặt vào lưu thông đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại ngân hàng trung ương điều hòa lưu thông tiền tệ trong cả nước
1.4.2.2 Nhu câu tiền cho quá trình lưu thông
Trong nền kinh tế luôn xuất hiện các nhu cầu tiền nhằm đáp ứng mọi giao dịch trên thị trường Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đùng để chỉ lương, mua nguyên nhiên vật liệu; hệ thống ngân hàng dùng tiền để cho vay
hay trả lãi tiền gửi; người dân dùng tiền để tích lũy, để dành, mua sắm hàng
Trang 27Mọi nhu cầu của nền kinh tế tạo thành tong nhu cầu tiền của nền kinh tế
trong từng giai đoạn cụ thể 1.5 Lam phat
1.5.1 Khai niém
Lam phát là một phạm trù kinh tế vốn có của nền kinh tế thị trường, nó
xuất hiện khi quy luật lưu thông tiền tệ không được tôn trọng Các nhà kinh tế
đã đưa ra nhiều quan điểm để chẩn đoán và xác định các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát
Vì vậy, trước khi xem xét “căn bệnh” và các giải pháp, cần phải hiểu
lạm phát là gì? Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ đối với một nền kinh tế
thị trường và hầu hết các quốc gia đều chứng kiến và trải qua thời kỳ lạm phát ở các mức độ khác nhau Nhưng không phải một sớm một chiều chúng ta hiểu chính xác lạm phát là gì?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát của các nhà kinh tế học Trên cơ sở khắc phục các hạn chế mà các giai đoạn nghiên cứu trước mắc
phải, cuối cùng thì lạm phát được khái niệm như sau:
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy mắt giá liên tục và kéo đài so với hàng "hoá, vàng và ngoại tệ Hay Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu của nên kinh tê làm cho dong tién bị giảm giá trị so với tất cả các loại hàng hoá, vàng, ngoại tệ và được đo lường bằng chỉ số giá tổng quát ngay cang tang
1.5.2 Đo lường lạm phát _ 1.5.2.1 Tính tốn lạm phát
Thơng thường lạm phát được tính toán thông qua sự thay đổi của chỉ số gia tiéu ding - CPI
Ngoài ra nó còn có thể được tính tốn thơng qua chỉ số giá PPI, nhưng cách tính tốn này khơng được sử dụng phô biến
Trang 281.5.2.2 Các loại lạm phát
Khi tốc độ tăng giá lớn hơn tốc độ tăng tiền tức là tiền tăng thêm ít mà
giá cả tăng lên thì nhiều Trong trường hợp này, lạm phát không chỉ là hiện tượng của tiền tệ nữa mà nó cho chúng ta thấy những khó khăn và bi đát của nên kinh tế Trước tình trang mat giá liên tục của tiền giấy, ta thấy nền kinh tế đang xuống dốc và sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế
Thông thường, lạm phát thường xảy ra 3 mức độ khác nhau
- Lạm phát vừa phải: (Reasonable Inflation): trong trường hợp này giá
cả tăng chậm và có thể dự đoán được tỷ lệ lạm phát hàng năm dưới 10%
(lạm phát một chữ số) Với tỷ lệ này, nhiều quốc gia coi như là một chính sách dé phát triển kinh tế
- Lạm phát phi mã: Là lạm phát mà chỉ số tăng của giá cả là tương đối
cao trên 10% đến dưới 100% Đó là mức lạm phát ở hai con số, trong trường
hợp này đồng tiền bị mất giá nhiều, lãi suất thực tế âm nên không ai muốn giữ
tiền mặt nhiều mà chỉ giữ đủ cho việc thanh toán hàng ngày
- Siêu lạm phát: Siêu lạm phát là lạm phát với cường độ lớn từ 100% lên vài ba trăm phần trăm mỗi năm Khi đó đồng tiền mất giá gẦn như hoàn toàn, nền tài chính bị khủng hoảng, các giao dịch diễn ra hàng đổi hàng tiền
không còn thực hiện được chức năng trao đổi Với mức độ lạm phát này thì
nó ảnh hưởng ghê gớm đến đời sống kinh tế xã hội
1.5.3.Nguyên nhân lạm phát
1.5.3.1 Lạm phát do cầu kéo
Nguyên nhân xảy ra lạm phát do cầu kéo là do: - Chi tiêu của Chính phủ _
Trang 29- Nhu cầu chỉ tiêu của các yếu tố nước ngoài
Khi xuất hiện một sự gia tăng đột biến từ phía cầu, sẽ xuất hiện một sự
thiếu hụt về cung
Lạm phát cầu kéo thường bắt nguồn do chính phủ mong muốn duy trì một mức thất nghiệp thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên, vì vậy làm dịch chuyển đường tổng cầu ra ngoài
Khi tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mức tự nhiên, mức sản lượng sẽ cao hơn mức tiêm năng, do đó đường tông cung sẽ di chuyển vào, gây nên sự tăng giá GidP 4 P, a = " 1m a — = mm " i San lwong
1.5.3.2 Lam phat do chi phi day
- Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng năng suất lao động
- Do giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên (áp lực lạm phát của nước xuât khâu, giá trị nội tệ giảm .)
Trang 30- Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của nhà sản xuất
- Do sự tăng lên của thuê và các khoản nghĩa vụ đôi với NSNN Giá P AS; P, Le | —> Y, <©—— Y, Sản lượng Lạm phát do chỉ phí đây khi:
Xuất hiện khi có một cú sốc từ phía cung
Khi đó đường tổng cung sẽ bị dịch chuyển vào trong, gây nên sự suy giảm trong tổng sản phẩm và sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
Nếu chính phủ muốn duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp thì phải can thiệp dé day đường tổng cầu ra ngoài, như vậy làm cho mức giá cả tăng lên
1.5.3.3 Cac loai lam phát khác
Lạm phát còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như:
Tình trạng kéo đài của thiên tai, địch hoạ
Sự biến động tiêu cực của tỷ giá hối đoái
Trang 311.5.4 Các biện pháp ỗn định và kiềm chế lạm phát
Khi lạm phát đã xảy ra nặng nề và nghiêm trọng thì chính phủ của các quốc gia phải đưa ra các biện pháp để chống lại lạm phát nhằm hồi phục sức
mua của đồng tiền Tức là việc thực hiện các giải pháp nhằm ổn định tiền tệ
và kiềm chế lạm phát là một trong những chính sách quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
Chính phủ các quốc gia luôn đưa ra các biện pháp kinh tế, tài chính hữu
hiệu nhằm ổn định tiền tệ nói chung và kiềm chế lạm phát nói riêng Đảm báo ốn định sức mua của đồng tiền tạo điều kiện thuận lơi cho phát triển kinh
tế Thời kỳ các nước công nghiệp phát triển gắn với chế độ bản vị vàng, việc
khôi phục lại quan hệ giữa tiền giấy và tiền vàng được thực hiện thông qua
các biện pháp nhằm ổn định tiền tệ
Hiện nay các quốc gia trên thế giới từng áp dụng một sô giải pháp sau:
- Biện pháp loại bỏ tiền giấy bất khả hoán (Annulation)
- Biện pháp khôi phục (Restoration) - Biện pháp phá giá tiền tệ (Devaluation)
Trong nên kinh tế hiện đại cho thấy về mặt pháp lý các quốc gia không coi vàng là cơ sở của lưu thông tiền tệ, không còn là cơ sở bảo đảm trực tiếp cho tiền giấy lưu thông trong nước nữa thì các biện pháp ổn định và kiềm chế
lạm phát đã có những thay đổi nhất định
Hiện nay các quốc gia đưa gia biện pháp nhằm ổn định sức mua của tiền giấy trên cơ sở ngăn chặn leo thang của giá cả hàng hóa bằng việc giải quyết mối quan hệ giữa tiền và hàng |
Đề chính sách tiền tệ và biện pháp ổn định và kiềm chế lạm phát có đầy đủ ý nghĩa thì các biện pháp đưa ra phải đạt được những mục tiêu cơ bản là ổn định sức mua của đồng tiền, én định giá cả, thúc đây tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm Như vậy việc áp dụng các biện pháp đó có thé bao
Trang 32gồm các biện pháp mang tính chiến lược cùng các biện pháp mang tính cấp bách trước mắt
1.5.4.1.Những biện pháp cơ bản mang tính chiến lược
Mục tiêu của những biện pháp này nhằm tác động đồng bộ lên toản bộ
các hoạt động của nền kinh tế, với mục tiêu tạo ra một sức mạnh và tiềm lực
nên kinh tế của quốc gia Đồng tiền của quốc gia đó ổn định khi nền kinh tế của quốc gia đó phát triển bền vững và lạm phát ít có cơ hội để phát triển bộc phát Những biện pháp này chưa thể phát huy tác dụng ngay, nhưng nếu không áp dụng biện pháp đó thì tình hình lạm phát, tình trạng rối loạn của lưu thông tiền tệ sẽ xảy ra triỀn miên và khơng có lối thốt
Những biện pháp cơ bản chiến lược có thể bao gồm những biện
pháp như: |
-Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội phù hợp
với điều kiện thực tế của đất nước
Ở Việt Nam, từ khi chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì biienj pháp này có tác dụng rất
lớn trong quá trình ôn định và kiềm chế lạm phát
-Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển kinh tế những ngành
mũi nhọn
Mục tiêu của chính phủ là ôn định cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống và việc làm của người lao động Do đó chiến lược điều chỉnh cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia
Ccơ cấu kinh tế Việt Nam được điều chỉnh theo hướng công nghiệp hóa-
hiện đại hóa, phát triển mạnh mẽ các ngành trong lĩnh vực dịch vụ như: tài
Trang 33Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý giúp nền kinh tế phát triển mạnh và bền
vững Mặt khác, tập trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn xuất khẩu, bởi vì trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động ngoại thương nói chung
và xuất khẩu nói riêng có vi tri quan trong trong phat triển kinh tế Hoạt động xuất khẩu vừa tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia vừa tác động đến các
hoạt động của các ngành kinh tế khác góp phan ổn định lưu thông tiền tệ trong nước
- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước
Trong quản lý kinh tế nhà nước giữ vai trò rất quan trọng bời nhà nước là
đại diện duy nhất đảm bảo tính công bằng và ổn định kinh tế vĩ mô Mặt khác Nhà nước có thé tac động thúc đây hiệu quả và tăng trưởng kinh tế
Thông qua các công cụ về pháp luật, tài chính, giá cả, tiền tệ đã tác
động đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế Vì vậy, nâng cao hiệu lực của
bộ máy quản lý Nhà nước là giải pháp mang tính chiến lược để ổn định tiền tệ, tỉnh giảm biên chế, kiệm toàn bộ máy quản lý hành chính
1.5.4.2.Những biện pháp cấp bách trước mắt
Khi lạm phát xảy ra nghiêm trọng, lạm phát cao để ôn định tiền tệ và
chống lại lạm phát được chính phủ áp dụng những biện pháp tình thế nhằm để đối phó với thực trạng báo động về sự biến động của tiền tệ, giá cả hàng hóa trên thị trường Thông thường khi xảy ra lạm pháp chính phủ thường sử dụng một số biện pháp cấp bách sau:
- Biện pháp tiền tệ tín dụng: các nhà kinh tế cho rằng lạm phát bao giờ
cũng là hiện tượng của tiền tệ Vì vậy, dé én định tiền té va chéng lam phat phải bắt đầu từ lĩnh vực tiền tệ-tín dụng với phương châm:
+ Việc cung ứng tiền trên thị trường phải được quản lý chặt chẽ
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xiết chặt tín dụng nhằm hạn hạn chế khả
năng “tạo tiền” của ngân hàng thương thương mại
Trang 34+ Nâng cao lợi suất tín dụng để thu hút tiền mặt trong nền kinh tế - xã hội, làm giảm lượng tiền cung ứn, đồng thời cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại
+ Có thể áp dụng biện pháp cải cách tiền tệ, phát hành tiền mới thu hồi
tiền cũ, lập lại trật tự trong lưu thông tiền tệ trong trường hợp cần thiết - Biện pháp về tài chính ngân sách
Đây là biện pháp có vai quan trọng trong việc trong việc xử lý sau khủng hoảng của hệ thống tài chính Nhà Nước, ngân sách bị thâm hụt là nguyên
nhân chính của lạm phát Vì vậy, nếu dập tắt được nguyên nhân này thì tiền tệ sẽ ôn định, lạm phát được kiểm soát
Thứ nhất, tiết kiệm chỉ phí, đặc biệt là chỉ cho bộ máy quản lý hành
chính, những khoảng chi chưa thật cấp thiết nhằm cân bằng thu chỉ ngân sách với mục tiêu giảm dần bội chi ngân sách |
Thứ hai, xây dựng chính sách phù hợp nhằm mở rộng các khoản thu từ nền kinh tế, chống thất thu thuế, đồng thời phải thực hiện thu đúng, thu đủ,
công bằng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân
Thứ ba, sử dụng tín dụng nhà nước bằng cách vay trong và ngoải nước Thứ tư, chính phủ phát hành chứng khoán ngắn hạn, trung và dài hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ Tăng các khoản vay và viện trợ
từ bên ngoài với các điều kiện ưu đãi
- Từng bước ngăn chặn sự leo thang của giá cả: giá cả leo thang khi cung cầu hàng hóa trên thị trường mắt cân đối, đặc biệt là sản xuất Mặt khác, giá cả tăng cao cũng có thể do lượng tiền cung ứng tăng cao hơn tốc độ tăng của quá trình sản xuất, ngoài ra còn có yếu tố tâm lý, đầu cơ |
Trang 35nới lỏng hàng rào thuế quan để đây mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa Mặt khác,
nhà nước có thể can thiệp bằng vàng và ngoại tệ bằng cách bán ra để ổn định giá vàng, giá ngoại tệ, từ đó tạo tâm lý ôn định giá cả các loại mặt hàng
Ngoài ra biện pháp quản lý thị trường tốt, chống buôn lậu, chống độc
quyền, tranh mua tranh bán cũng là những giải pháp quan trọng nhằm kiềm
chế và kiểm soát lạm phát
*Những biện pháp hạn chế và kiểm soát lạm phát ở các quốc gia phát triển trên thể giới
Việc thực hiện một chính sách kinh tế vĩ mô nào đó ở các quốc gia phát triển thường nảy sinh lạm phát
Mục tiêu của các quốc gia phát triển là tạo việc làm cho người lao động,
hạn chế thất nghiệp Các chuyên gia kinh tế Mỹ và các nước phương tây co
răng khi Chính phủ muốn tăng việc làm, giảm thất nghiệp thì có thể dẫn đến
lạm phát
Ngoài ra, giảm thâm hụt ngân sách và lạm phát luôn đồng hành với nhau Việc bù đắp thâm hụt ngân sách bằng các khoản vay của chính phủ thông qua phát hành trái phiếu thì không gây lên lạm phát
Thâm hụt ngân sách chỉ gây ra lạm phát khi thâm hụt ngân sách được bù đắp thông qua việc phát hành tiền
Việc lựa chọn phương thức chống lạm phát ở các nước khơng hồn toản giống nhau, ngay cả ở một nước, trong những thời kỳ khác nhau người ta cũng áp dụng những phương thức khác nhau Thông thường, có hai phương thức sau:
- Phương thức “hạn chế tiền tệ”-kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế: Xuất phát từ luận điểm của Friedman cho rằng sự tăng
trưởng kinh tế Ổn định và có hiệu quả chỉ có thể dựa trên sự kiểm soát chặt
chẽ khối lượng tiền tệ phát hành trong lưu thông, tức là kiểm soát quá trình
Trang 36cung ứng tiền tệ kết hợp với chính sách kiềm chế lạm phát và thúc đây tăng
trưởng kinh tế đài hạn
Phương thức hạn chế tiền tệ được áp dụng ở Mỹ trong nhiều thập niên và tỏ ra có hiệu quả Vì vậy phương thức này được nhiều quốc gia xác định
đây là phương thức chủ yếu dé ôn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát
- Phương thức “nới lỏng tiền tệ”-lấy lạm phát trị lạm phát: theo quan điểm của Keynes, một nền kinh tế tăng trưởng và có hiệu quả là giải quyết đầy đủ công ăn việc làm Muốn vậy nhà nước phải xây dựng chính sách
vĩ mô để kích cầu nền kinh tế Trong đó, việc nới lỏng tiền tệ, mở rộng việc
cung ứng tiền tệ sẽ kích thích mặt cầu, giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thúc đây tăng trưởng kinh tế, từ đó kiểm soát được lạm phát
Theo quan điểm này, người ta coi lạm phát và chống lạm phát như một
quá trình liên tục, nghĩa là vừa chống lạm phát lại vừa thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát Phương thức này được thừa nhận ở Mỹ vào những thập niên 40, 50, 60 sau đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước Nam Mỹ, Argentina,
Peru, Brazil, Bolivia có tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ bình quân hàng năm lên đến trên dưới 300%, các nước khác như Urugoay, Mexico có tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ bình quân hàng năm khoảng trên dưới 60% là một trong những bằng
Trang 37Cầu hỏi chương Í
1 Khái niệm và vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường?
2 Các chức năng của tiền tệ? trình bày chức năng thước do giá trị và phương
tiện cất trữ?
3 Các chức năng của tiền tệ? trình bày chức năng phương tiện trao đổi và phương tiện thanh toán?
4 Các hình thái tiền tệ? Trình bày hình thái tín tệ và tiền điện tử
5 Trình bày nội dung cung và cầu tiền tệ?
Trang 38Chương 2
Tài chính và hệ thống tài chính
2.1 Bản chất và chức năng của tài chính
2.1.1 Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính
2.1.1.1 Điều kiện ra đời của tài chính * Nên kinh tế hàng hoá- tiền tệ
Đề thoả mãn việc tài chính có thể ra đời, các đặc trưng của tài chính cần
phải có đầy đủ điều kiện để thực hiện đầy đủ chức năng của mình nếu xét theo tiến trình phát triển của kinh tế trong lịch sử xã hội loài người có thể
nhận thấy rõ điều này
Trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ, không tồn tại sản xuất, sản phẩm mà con người kiếm được thậm chí chưa đủ để thoả mãn nhu cầu phân phối lần đầu, cho nên chưa thê thoả mãn đặc trưng phân phối lại của tài chính Vì vậy trong thời kỳ này chưa xuất hiện tài chính
Đến khi nền kinh tế phát triển thêm một bước, tiến lên thời kỳ sản xuất tự
cung tự cấp nên chưa có sự tồn tại của hàng hóa, những gì sản xuất ra mới chỉ
dừng lại ở mức độ sản phẩm, chưa có trao đôi mua bán Vì vậy, tài chính cũng
chưa thể ra đời
Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời, trong xã hội đã xuất hiện quá trình trao
đôi, mua bán hàng hóa Quá trình tích lũy và trao đôi hàng hóa xuất hiện thỏa mãn đặc trưng phân phối lại của tài chính, do vậy phân phối lại được hình
- thành Trong giai đoạn này tài chính mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ khai, bởi
tiền tệ chưa xuất hiện, hoạt động phân phối mới chỉ được thực hiện dưới dạng
hiện vật, và như vậy chưa thỏa mãn đặc trưng phân phối dưới hình thái giá trị
Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển tới một mức độ nhất định, trở thành
Trang 39thành các quan hệ kinh tế trong xã hội Tiền tệ phát huy vai trò của nó trong các hoạt động kinh tế, đồng thời làm cho các quan hệ phân phối trở nên linh
hoạt và dễ dàng hơn rất nhiều
Lượng sản phẩm hàng hóa trong nền kinh tế tăng lên làm cho nhu cầu phân phối đã trở nên rất lớn Khi đó tiền đóng vai trò trung gian trong các quan hệ phân phối và trao đôi dưới hình thái giá trị
Vì vậy, các đặc trưng của tài chính đều đã được thỏa mãn, và do đó tài
chính được ra đời khi xuất hiện nền kinh tế thị trường
* Sự ra đời và phát triỀn các chức năng của nhà nước
Dù cho không phải là điều kiện cần phải có để tài chính ra đời nhưng nhà
nước lại đóng vai trò rất quan trọng trong sự ra đời của một bộ phận trong hệ
thống tài chính, đó là tài chính Nhà nước, mà chủ yếu là ngân sách Nhà nước
Khi Nhà nước xuất hiện, bộ máy nhà nước đã tham gia một cách tích
cực vào hoạt động của hệ thống tài chính và làm cho ngân sách Nhà nước trở một khâu quan trọng đối với tài chính Bằng quyền lực của mình nhà nước
đã tạo ra các tác động chủ quan biến hoạt động tài chính phát triển theo ý
muốn của mình
2.1.1.2 Sự phát triển của tài chính
Quá trình triển của tài chính được thể hiện qua quá trình phát triển của
từng bộ phận trong hệ thống tài chính và những nhân tố tác động đến sự phát triển của mỗi bộ phận đó
* Các nhân tỗ ảnh hưởng đến sự phát triển của tài chính
Nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của tài chính là điều kiện ra đời của tài chính Tài chính ra đời khi xuất hiện nền kinh tế thị trường và sự xuất hiện của nhà nước, trong đó sự ra đời và phát triển của nền kinh tế
thị trường đóng vai trò then chốt
Trang 40Khi nền kinh tê phát triển đến trình độ cao, hình thành quan hệ tín dụng
thương mại giữa các nhà sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày cảng cao của nền kinh tế Trong giai đoạn này, các trung gian tài chính đã và đang ngày càng góp phần tạo ra sự ổn định về nguôồn vốn cho các chủ thể kinh tế, từ đó thúc đây sự phát triển chung của toàn xã hội
Hiện nay, bên cạnh sự ra đời của những hình thức tín dụng hiện đại, hoạt
động tín dụng ngày càng sâu rộng và là một nhân tố không thê thiếu trong mọi
hoạt động kinh tế- xã hội
Về lĩnh vực bảo hiểm: thời kỳ đầu bảo hiểm chỉ tồn tại dưới dạng góp lúa gạo chung dé phòng tránh thiên tai Khi xuất hiện bảo hiểm hàng hải, quan
hệ bảo hiểm đã được đánh đấu một bước thay đổi về chat
Bảo hiểm hàng hải bao gồm: bảo hiểm thân tàu thuyền, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Bảo hiểm hàng hải tạo tiền đề cho việc ra
đời hàng loạt các loại hình bảo hiểm sau này như bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, báo hiểm hỏa hoạn, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ
Hiện naycác công ty bảo hiểm đều nhận bồi thường cho hau hét những loại thiệt hại có thể xảy ra do gặp phải rủi ro nếu tham gia
Về các hoạt động tài chính của Nhà nước: Để đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của bộ máy quản lý nhà nước, chế độ phong kiến đã phải đặt ra hàng loạt thứ thuế Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh hoặc khi vua chúa không có khả năng
điều hành thì nhà nước bán hành nhiều sắc thuế mới trong đó có rất nhiều sắc thuế vô lý
Cùng với sự thoái trào của chế độ phong kiến, xuất hiện nhà nước tư sản mà đại biểu của nó là quốc hội, nghị viện Đây là cơ quan quản lý việc chị,