1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng biện chứng hồ chí minh

311 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 311
Dung lượng 6,65 MB

Nội dung

Trang 1

TS NGUYEN ĐỨC ĐẠT

Trang 2

TS NGUYỄN ĐỨC ĐẠT

Trang 3

_, LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn bảy thập kỷ qua ngày

càng khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi; là tài sản tỉnh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta, trong đó tư tưởng biện chứng của

Người có vị trí quan trọng tròng quá trình vận dụng sáng tạo

chủ ngHĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt

Nam, không những đem lại cho nhân dân ta niềm tìn vững chắc

vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, mà còn là cơ sở lý luận - thực tiễn cho Dang ta hoạch định và tổ chức thực hiện thắng lợi chiến lược đưa đất nước phát triển bền vững

Để góp thêm tài liệu học tập, quán triệt, kiên trì và vận

dụng phát triển sáng tạo tư tưởng của Người, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Tư tưởng biện chứng

Hồ Chí Minh do Tiến sĩ Nguyễn Đức Đạt biên soạn _

Cuốn sách trình bày cơ sở thực tiễn và lý luận hình thành nên

tư tưởng biện chứng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là thực tiễn

cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của thực dân

Pháp cuối thế ký XIX đầu thế kỷ XX; là thực tiễn cuộc đấu tranh

cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới gắn liển với hơn 60 năm hoạt động cách mạng của Người Những thực tiễn này được gắn kết với lý luận Mác - Lênin, với truyền thống cách mạng của

Trang 4

Từ những cơ sở lý luận - thực tiễn nêu trên, cuốn sách đã đi sâu phân tích một số nội dung cơ bản của quan điểm biện chứng trong tư tưởng Hô Chí Minh, xuyên suốt là quan điểm thực tiễn, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển Từ nội dung cơ bản đó, Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam trong quá trình xác định đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo quan điểm biện chứng Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế vận động và phát triển của lịch sử Với phương châm "đi bất biến, ứng vạn biến", Đảng ta đã xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, dap ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của cách mạng Việt Nam trên tỉnh thần phủ định có kế thừa để đổi mới, phát triển Do đó, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta gần 20 năm qua, tuy vẫn còn nhiều mặt yếu kém, khiếm khuyết, song đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn điện và có ý nghĩa lịch sử cả về hoạt động thực tiễn và nhận thức lý luận, nhất là nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên của chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tô, đúng đắn hơn, sâu sắc hơn

Thông qua nội dung cuốn sách, người đọc nhận thức rõ cần phải nghiêm túc học tập, nắm vững để vừa kiên định vừa vận dụng sáng tao và phát triển tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh

Sự vận dụng đó phải được quán xuyến trong quá trình nhận

thức lý luận và hoạt động thực tiễn, tránh rập khuôn máy móc

và chủ quan nóng vội, phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và

Trang 5

thử thách hiểm nghèo, thực hiện bằng được mục tiêu đến năm 2010 đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng

cao rõ rệt đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân, tạo nền

tảng để đưa nước ta đến năm 2020 thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh hàm chứa nội dung rất

sâu rộng, tác giả tự lượng sức chựa giải quyết được thấu đáo, trọn vẹn Tác giả và Nhà xuất bản chân thành cảm ơn bạn đọc góp ý xây dựng, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, lý giải sáng tổ hơn nữa, nhất là những "tiên đoán biện chứng" của Hồ Chí Minh

về thời cuộc, thế sự, những sự kiện lớn có tính bước ngoặt của lịch

sử Nhưng chắc chắn những ‘du bao dé thé hién ro tri tué trac việt, lòng tin ở con người đầy tính nhân văn Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc Tháng 9 năm 2005

Trang 6

PHAN THỦ NHẤT

TIẾP CẬN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH

Chủ nghĩa Mác - Lênjn và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn

dân ta suốt hai thời kỳ cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong giai đoạn hiện nay, khi phong trào cách mạng trên thế giới

tạm thời thoái trào, cách mạng Việt Nam đang bước vào

thời kỳ đổi mới toàn diện, phát triển đầy sáng tạo và không ngừng ởổi lên, nhưng cũng đứng trước những thử thách đầy cam go, thì việc nắm vững tư tưởng Hồ Chí

Minh là cần thiết hơn bao giờ hết để củng cố niểm tin và hoạch định bước đi vào chủ nghĩa xã hội

Tuy nhiên, không chỉ ngày nay mà ngay từ những năm

50 cua thé ky XX, Dang ta da khẳng định đường lối chính

_ tri, tác phong, đạo đức Hồ Chí Minh là điều kiện tiên quyết đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn

Vào những năm 60 cua thé ky XX, khói niệm tư tưởng

Hồ Chí Minh đã được đặt ra và việc nghiên cứu về Hồ Chí

Trang 7

Tháng 3 năm 1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng xác định: Đảng ta phải đặc biệt col trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống # tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh -

Nhưng phải đến khóa họp thứ 24 của Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) quyết định tôn vinh Hồ Chí Minh danh hiệu cao quý: “Anh hùng

giải phóng dân tộc, nha van hóa biệt xuất” (éminen), nhất là khi Đại hội Đẳng lần thứ VITI năm 1991 xác dinh: Dang

tư lấy chủ nghĩa Mác - Lênin 0ò tử tưởng Hồ Chí Minh

‘lam nén tang tu twéng, kim chi nam cho hành động của Đảng, thì việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được

triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, ở hầu khắp các

ngành khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt được đưa vào

Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước (1991 -

1995) KX 02 với nhiều đề tài đã được nghiệm thu

Đây là một bước phát triển mới trong nhận thức và tư

duy lý luận của Đảng ta |

Đến Đại hội Đảng lần thứ VIII họp tháng 6- 1996, Đảng ta không những khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng uò

kim chỉ nam cho hành động của Đảng mà cồn nhắc nhỏ

ngành giáo dục - đào tạo phải coi trọng việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường, đưa tư tưởng Hồ

Chí Minh thành một môn học trong hệ thống các môn

khoa học Mác - Lênin Báo cáo chính trị của Ban Chấp

Trang 8

đẳng uà dạy nghề, coi trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng,

chủ nghĩa Mác - Lênin 0à tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ

Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đẳng lần thứ IX một lần nữa khẳng định Đảng ta và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tẳng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh, đồng thời định nghĩa: Tư tưởng Hồ Chí

Minh là một hệ thống quan điểm toàn điện 0à sâu sắc:

Uuề những uấn đê cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết

quả sự uận dụng uà sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin uào điều biện cụ thể của nước ta, bế thừa uò phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tỉnh

hoa 0uăn hóa nhân loại Đó lò tư tưởng uề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; uề độc lập

dân tộc gắn liền uới chủ nghĩa xã hội, bết hợp sức mạnh đân tộc uới sức mạnh thời đại; uề sức mạnh của nhân

đân, của khối đại đoàn kết dân tộc; uê quyên làm chu

của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do

dan, vi dân; uê quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng Dũ trang nhân dân; uê phát triển binh té va van hod,

hhông ngừng nông cao đời sống uật chất uò tỉnh thần

của nhân dân; uê đạo đức cách mạng, cần biệm liêm chính, chí công uô tư; uê chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách

mạng cho đời sau; uề xây dựng Đảng trong sạch, uững mạnh, cán bộ, đảng vién 0uừa là người lãnh đạo, uừa là

Trang 9

của nhân dân ta giành thống lợi, là tài sản tinh than to

lon cua Dang va dan téc ta’

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh hết sức rộng lớn, bao

trùm các lĩnh vực chính trị - xã hội, đạo đức - nhân văn,

kinh tế, văn hóa, quân sự, và cả ý tưởng triết học Cho đến nay đã có nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế

giới nói đến Hồ Chí Minh là nhà triết học, nhà biện

chứng điều đó đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải nghiên

cứu một cách có hệ thống các quan điểm triết học, các

quan điểm biện chứng trong tư tưởng của Người |

Chẳng hạn, Tién si M.Atmét (Medagat Ahmet) Giám

déc UNESCO khu vực chau Á - Thái Bình Dương, đại

diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, trong bài

phát biểu tại Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh -

Anh hùng giải phóng dân tộc Việt nam, nhà uăn hóa biệt

xuất tháng 3 năm 1990 tại Hà Nội, đã nói: Chỉ có ít nhân

vat trong lịch sử trỏ thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống uò rõ ròng rằng Hồ Chí Minh là một trong số đó Người sẽ được ghỉ nhớ không phải chỉ là

người giải phóng cho Tổ quốc uà nhân dân bị đô hộ mà

còn lò một nhò hiển triết hiện đại đã mang lại một uiễn _ cũnh uà hy uọng mới cho những người đang đấu tranh khéng khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng

tại trái đất này)

1 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội dai

biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 20-21

_9 Xem: Hội thảo quốc tế uê Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa

Trang 10

Cũng trong hội thảo này, Sêraphin D.Quisơn (Serafn D.Quiason) Chủ tịch Viện nghiên cứu lịch sử dân tộc

Manila- Philíppin gọi Hồ Chí Minh là một nhà giáo, hiển

triết uà giảng uiên Còn nhà báo Pháp J.Roux cho rằng Hồ Chí Minh kết hợp chất anh hùng uò đạo lý, Cụ la dai diện cho triết lý Á Đông, v.v |

Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu tư

tưởng triết học Hồ Chí Minh và đã cố gắng tìm hiểu bản chất triết học của Người

GS Trương Chính nhận định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà hiền triết Cuộc đời của Người đúng là một

thiên huyền thoại của một uị hiền triết

Để làm nổi bật tính cách mạng, tính thực tiễn trong

con người.hiền triết của Người, GS Trần Văn Giàu viết:

Tan trung quên mình, Uì đời, vi người, vi nước, vi dân, uà suốt đời như uậy đó chỉ có thể là nhân cách của một bậc

thánh, một nhà hiền triết hành động

GS, TS Hoang Chi Bao cho rang: Triét học Hồ Chí Minh là triết học thực tiễn uà nhân sinh |

GS Vi Ngoc Khanh cho rang: 7?m hiểu tư tưởng dao đức Hồ Chí Minh uới tư cách là một học thuyết Nhưng tôi

đã không gọi hẳn là học thuyết Hồ Chí Minh, mò gọi đó lò

một mình triết, hy uọng gọi đúng cái tên của nó hơn

Rõ ràng giữa "triết học", "hiển triết", "mình triết ít nhiều có sự khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi không bàn đến sự khác nhau đó, mà chỉ muốn nói rằng, nhiều nhà

khoa học trong và ngoài nước đã thừa nhận Hồ Chí Minh

Trang 11

dân tộc Việt Nam, trong đó có ứ tưởng triết học Với nội

dung như vậy, ở nhiều góc độ khác nhau người ta coi Hồ

Chí Minh là #riế? nhân, nhò hiển triết, hiền triết Phương

Đông, hiển triết hành động, triết lý uô ngôn, triết học thực tiễn, mình triết, hay nhà biện chứng đều đúng cả

Tuy nhiên, khi nói đến tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

ngoài nội dung thế giới quan duy vật, nhân sinh quan cách

mạng, thì phương pháp luận Hồ Chí Minh là một nội dung

cơ bản, có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn trong hai cuộc

kháng chiến chống ngoại xâm và trong giai đoạn cách mạng hiện nay của đất nước ta

Vì vậy, trong một sổ tác phẩm đã nhấn mạnh đến

việc cần thiết phải nghiên cứu phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh và bước đầu đã nêu lên một số nội dung như sau:

Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong tác phẩm Những nhận thức cơ bản uê tự tưởng Hồ Chí Minh đã viết: Chúng

ta phổi nghiên cúu phương pháp luận của tư tưởng

Hồ Chí Minh, để uận dụng một cách sóng tạo va có phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, trong mọi hoàn cảnh của cách _ mạng, nhất là trong lúc tình hình nước ta, tình hình thế

giới đang biến đổi bhông lường trước được }

Tác phẩm trên đã nêu lên 4 nội dung cơ bản của

phương pháp luận Hồ Chí Minh:

1 Xem: Phạm Văn Đồng: Những nhận thức cơ bản uê tư" tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998,

Trang 12

Một: “Quan điểm cơ bản nhất của phương pháp luận

tư tưởng Hồ Chí Minh là câu nói đanh thép của Hồ Chí

Minh trong cuốn Đường Cách mệnh: “Cách mệnh! Cách

mệnh! Cách mệnh! ”; ¬

Hai: “Quan điểm nắm vững và vận dụng quy luật của

cách mạng, diễn biến của lịch sử, thời và thế

Ba: "Quan điểm "Dĩ bất Biến ứng vạn biến"

Bốn: “Quan điểm lý luận và thực tiến”!

Trong tác phẩm 7 tưởng Hồ Chí Minh Uuà con đường

cách mạng Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, có đoạn viết: Có một phương pháp luận Hồ Chí Minh đó là phương pháp duy uật biện chúng va duy uật lịch sử được Người quán triệt, uận dụng sáng tạo va bổ sung phát

triển, hết hợp uới hế thừa truyền thống tư duy dân tộc, tiếp thu tính hoa triết học thế giới, nhất là triết học Phương Đông 0uà thực tiễn xem xét giải quyết những uấn đề của

cách mạng Việt Nam”

Tác giả đã nêu lên 7 “đặc trưng cơ bản nhất” của

phương pháp luận Hồ Chí Minh:

1 Nguyên tắc phương pháp luận cơ bản xuyên suốt có ý nghĩa cơ sở xuất phát và quyết định mọi nhận thức, tư duy của Hồ Chí Minh là quan điểm thực tiễn và nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn ;

1 Phạm Văn Đồng: Những nhận thúc cơ bản uề tư tưởng Hồ

Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 37

2 Xem: Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh

bà con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Trang 13

2 Nguyên tắc toàn diện, hệ thống và trọng điểm, thiết thực ;

3 Phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn với phương thức, phương pháp phù hợp có hiệu quả nhất ;

4 Quan điểm phát triển, đổi mới, hướng về cái mới ;

5 Quan điểm về con người, quan điểm về nhân dân ; 6 Giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa

dân tộc với giai cấp là một nguyên tắc phương pháp luận

cơ bản trong khi giải quyết những vấn đề xã hội của

Hồ Chí Minh;

7 Di bất biến ứng vạn biến

Cuốn sách đó cũng đề cập đến Nguyên tắc tính toàn điện, Quan điểm phát triển, Sự thống nhất giữa lý luận uà

thực tiễn như là những nội dung cơ bản của biện chứng Hồ

Chí Minh và nhấn mạnh: Ở Hồ Chí Minh, nguyên tắc phát triển được quón triệt uận dụng hết súc phong phú gắn uới sự đổi mới, phát triển của cách mạng, của xã hội,

của mỗi con người'

G8 Trần Văn Giàu thì nhận định: Phương pháp tư

tưởng tổng quát của Cụ Hồ, dĩ nhiên là dụy uật biện chúng uà duy uật lịch sử Nhưng uề phương pháp tư tưởng có cái gì lò đặc sắc của Cụ Hồ không? Có thể nào nói đến phương pháp tư tưởng Hồ Chí Minh khi mà Cụ chưa hê nói đến phương pháp luận? Cụ chưa hề nói đến phương pháp luận, nhưng trong hoạt động chính trị, uốn hoá của Cụ, người nghiên cứu dường như trông thấy một số lê loi có thể gọi là

chữ phương pháp luận, phương pháp tư tưởng”

1 Xem: Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Sđd, tr 266

Trang 14

G8 Trần Văn Giàu đã nêu lên 5 nét chính của

phương pháp tư tưởng Hồ Chí Minh:

Một: Quan sát thực tế;

Hai: Phân tích - Tổng hợp sắc sảo;

Ba: Đề cao lý luận - Mối quan hệ giữa lý luận và

thực tiễn;

— Bốn: Tư duy sâu xa, sắc sảo, diễn đạt giản đơn dễ hiểu dễ nhớ;

Năm: Năng lực “Tiên trì tiên lượng”

Trong tác phẩm Phương pháp uà phong cách Hồ Chí Minh do G8 Đặng Xuân Kỳ chủ biên, đã đề cập đến Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh một cách hệ thống,

nêu lên sáu nội dung như sau:

Một: “Lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy

cải tạo, biến đối hiện thực Việt Nam làm mục tiêu cho mọi

hoạt động cách mạng ”;

Hơi: “Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia

- vào sự nghiệp cách mạng ”;

Ba: “Dĩ bất biến ứng vạn biến ”;

Bốn: “Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đấn mối quan hệ giữa thời, thế và lực "

Năm: “Biết thắng từng bước ": Sáu: “Kết hợp các phương pháp "

Sáu phương pháp nêu trên cho thấy "Những

-_ phương pháp chung là những nguyên tắc có ý nghĩa

phương pháp lưêtbđinkobướnø,ebs,mBTNBat đông cách

Trang 15

mạng, được đặt trong một chỉnh thể thống nhất"! Năm 1997, PG8 Song Thành đề cập "Một vài nét phác thảo sơ bộ về phương pháp luận của Hồ Chí Minh"

như sau:

Một: “Xuất phát từ thực tiễn dân tộc (đất nước, lịch sử, con người Việt Nam), lấy mục tiêu độc lập của dân tộc, tự do của nhân loại, hạnh phúc của đồng bào làm chuẩn mực của hành vi, thước đo của hoạt động, tiêu chuẩn của chân lý ",

Hai: “Thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn

Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là nắm lấy tinh than va phương pháp của nó để xử lý độc lập, sáng tạo mọi quan hệ với con người vá công việc”

Ba: "Thấu hiểu quy luật khách quan để hành động

đúng đắn và thành công Kiên trì trong nguyên tắc kết hợp với mềm dẻo, linh hoạt trong phương pháp Chiến lược đúng phải có sách lược hay; khoa học kết hợp với nghệ thuật trong việc tạo thời cơ, chớp thời cơ": Dĩ bất biến ứng van biến; Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ, hiên quyết không ngừng thế tiến công; Biến đại sự thành tiểu sự, biến tiểu sự thành uô sự; Thế uà lực trong cách mạng uà trong phát

triển là ở đại đoàn kết

Bốn: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xế hội là do nhân dân tự lầm lấy dưới sự lãnh đạo của Đẳng ”

Nam: “Can bộ là vốn quý của Đẳng của cách mạng, cán

1 G9.Đặng Xuân Kỳ (chủ biên): Phương pháp uà phong cách

Trang 16

bộ tốt quyết định tất cả Muốn vậy phải rèn luyện cán bộ ”” PGS, TS Thành Duy, đã nêu lên ba nội dung của

phương pháp luận Hồ Chí Minh:

1 Hạt nhân biện chứng của phương pháp tư tưởng tìm sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong tư tưởng Hồ Chí

Minh ;

2 Hạt nhân biện chứng của phương pháp tư tưởng kết

hợp giữa lý luận và thực tiễn, coi hiệu quả trong hoạt động

thực tiễn là thước đo của lý luận trong tư tưởng Hồ Chí

Minh ;

3 Hạt nhân biện chứng trong phương pháp “tư tưởng” giải quyết các mối quan hệ có liên quan đến quyền con người và vì sự phát triển của con người

Tác giả còn cho rằng: Hồ Chí Minh đã tạo nên một gạch nối trong uiệc uận dụng sáng tạo ca hat nhén bién chứng trong tư duy triết học Phương Đông uò Phương Tôy, trong hợgt nhân biện chứng chưa hoàn toòn duy uật của Phuong Đông uới họợt nhân biện chứng duy uột của chủ: nghĩa Móác - Lênin Chính đó là cơ sở lý luận dé hinh thanh mét phuong phap ludn riéng, phuong phdap luận Hồ

Chi Minh’

Trong tác phẩm: Tư tưởng triết bọc Hồ Chí Minh

1 Xem: Song Thành (chủ biên): Một số uấn đề phương pháp

luận va phương pháp nghiên cứu uê Hồ Chí Minh, Nxb ChínR

trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr 48-50

2 Xem: PGS, TS Thành Duy: Cơ sở khoa học uà nền tảng

buăn hoá của tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1998, tr 11-370

Trang 17

G85, T5 Lê Hữu Nghĩa cho-rằng: "Nét đặc sắc trong tu tưởng triết học Hồ Chí Minh là phương pháp biện chúng duy uật Phương phúp này đã được Người uận dung tai tình trong ly ludn va nghệ thuật lãnh đạo cách mạng, nhất là nghệ thuật dùng quy luật mâu thuẫn” và "Ở đây không chỉ có quy luật mâu thuẫn, mò có thể nói, toàn bộ

các nguyên lý quy luật va phạm trù của Phép biện chứng

mácxít đã được Hồ Chí Minh uận dụng thành phương _phúp cắch mạng uà phong cách công tác Chẳng hạn, quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể khi đánh giá cán bộ"'

Trong tác phẩm nêu:trên, TS Trần Văn Phòng nhấn mạnh tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh, là yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lên,

là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cách mạng của Hồ

Chí Minh |

Cũng trong tác phẩm nêu trên, TS Trần Phúc Thăng

còn đề cập đến phương pháp biện chứng trong lý luận và nghệ thuật lãnh đạo cách mạng của Hồ Chí Minh và cho rằng: Phương pháp biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự bết hợp nhuần nhuyễn những tư tưởng biện

chứng trong triết học mácxít uới triết học Phương Đông uà

Phương Tây cổ truyền uà hiện đại cũng như các trèo lưu

triết học khác Đó không phỏúi là sự uận dụng từng nguyên

lý, từng quy luật, từng phạm trù của một hệ thống triết học O

1 GS, TS Lê Hữu Nghĩa (chủ biên): Tư tưởng triết học Hồ

Trang 18

riêng biệt nào mà là suv van dụng tổng hợp các lý thuyết, các hinh nghiệm đã được đúc bết tạo thành những quan điểm nhất quán trong suốt quá trình hoạt động của Người Nghệ thuật nổi bật nhất trong phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh là nghệ thuật phân tích uà giải quyết mâu thuẫn, là sự thể hiện nhất quán các quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể uờ quan điểm kế thừa},

Một hướng khác, nghiên cứu sự vận dụng quy luật

“thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập" trong cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh, GS, TS Phạm Ngọc

Quang trong bai Néu cao èhữ "đồng" - một khía cạnh đặc

sốc trong tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh đã cho rằng: Nhờ nắm uững được cái hồn của phép biện chứng uê mâu

thudn dé van dụng uào công uiệc lãnh đạo cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh đã hoú giải một cách khôn ngoan những

đối kháng uề quyền lợi bộ phận trong những hoàn cảnh

nhất định, nêu cao sự tương đồng để tập trung cao nhất mọi lực lượng, mọi trí tuệ cho lợi ích toàn cục Phát huy

chữ "đông" để tăng cường khối đại đoàn kết rộng rãi các

tầng lớp, các giai cấp, tạo ra động lực mạnh mẽ cho cách

mang, tro thành tư tưởng thường trực uà là bí quyết thành

công của Chủ tịch Hồ Chí Minh°

1 Xem: G8, TS Lê Hữu Nghĩa (chủ biên): 7 £ưởng triết

học Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000, tr 82-83

2 Xem: PGS, TS Trần Văn Phòng (chủ biên): Học tập phong

cách tư duy Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001,

Trang 19

Đã có nhiều nhà khoa học đề cao quan điểm phát triển „ trong tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh PGS, TS Nguyễn

Văn Huyên cho rằng có một “triết lý phát triển xã hội Hồ Chí Minh” Ông viết: Vận dụng một cách sáng tạo nguyên lý phát triển mácxú, kế thừa những truyền thống dựng nước uà giữ nước của dân tộc, đặc biệt từ thực tế đất nước, con người, binh tế, xã hội, tâm lý, phong tục tập quan Viét Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng được một mô hình phát triển đất nước Việt Nam phù hợp uà hiệu quả

Độc lập dân tộc uà chủ nghĩa xế hội đã trỏ thành nhân lõi

xuyên suốt, lý tưởng xây dựng xã hội mới của triết lý phát

triển xã hội Hồ Chí Minh'!

GS, TS Hoàng Chí Bảo cho rằng có một “Triết lý Hồ Chí Minh về phát triển xã hội” Ông viết:

Độc lập dân tộc gan liên uới chủ nghĩa xã hội, đó chính là quy luật phát triển của xã hội Việt Nam trong

thời đại mới mà Hồ Chí Minh đã phát hiện ra Độc lập

dan tộc gắn liên uới chủ nghĩa xã hội là đường nét chủ

đạo, bao trùm, là sợi chỉ đỗ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh Đó cũng chính là đường nét chủ đạo của triết lý Hồ

Chí Minh uê phát triển xã hội

Trong bài Con đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tác già Nguyễn Khoa Điểm tin chắc rằng "có một

phép biện chứng Hồ Chí Minh” và coi Hồ Chí Minh là “nhà triết học”; ông nói: "Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, mệt vấn đề có ý nghĩa to lớn, một cống hiến đặc biệt

Trang 20

của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phương pháp luận duy vật biện chứng đã đạt đến một trình độ mới trong cách xem xét và giải quyết thực tiễn, vượt lên trên nhiều người đương thời trong thế hệ của Người để trở thành người kế tục hiếm hoi những nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng trong thời đại mới, trước một Phương Đông đầy mâu thuẫn, đầy biến cố phức tạp Phép biện chứng duy

vật Hồ Chí Minh là phép biện chứng mácxít - lêninnít gần _ gũi những truyền thống biện chứng Phương Đông vốn

giàu tính thực tiễn, phong phú trong ứng xử, gắn bó đời sống và cảm quan hàng ngày của người lao động

Chính phép biện chứng đó đã làm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù, thuyết phục

được nhân loại Sự thần kỳ Việt Nam, sức mạnh to lớn

của trí tuệ Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua chính là bắt

nguồn từ phép biện chứng vô địch của chủ nghĩa Mác -

_Lênin được biểu hiện cụ thể trong Chủ tịch Hồ Chí Minh

vốn gần gũi phong độ của các nhà hiển triết Phương Đông,

ít lời, nhưng đủ sức cảm hóa thuyết phục |

Khám pha phép biện chứng Hồ Chí Minh là một việc

làm cực kỷ quan trọng

Chúng ta tin chắc rằng có một phép biện chứng

Hồ Chí Minh trong nhà tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà triết học Hồ Chí Minh Chúng ta tin hơn nữa: việc vận dụng phép biện chứng đó sẽ giúp đất nước ta, nhân dân ta vượt qua những tình thế phức tạp nhất của lịch sử, đưa đất nước nhanh chóng lên con đường do Người lựa chọn""

Trang 21

Những ý kiến nêu trên chỉ là một số trong rất nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh và đã có nhiều đóng góp quý báu

Hồ Chí Minh tự coi mình là người theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nghĩa là người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Người cũng đã nhìn thấy giá trị nổi bật của chủ nghĩa Mác - Lênin là “cách làm biện chứng”, nghĩa là thấy được sức mạnh của phương pháp biện chứng duy vật, thấy được sự thống nhất biện chứng

giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật Vì vậy, trong khi thực hành cách mạng Việt

Nam trong gần 6 thập kỷ của thế kỷ XX, Người luôn

đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng, luôn vận

dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, những giá trị truyền thống tốt

đẹp của dân tộc, tỉnh hoa văn hóa nhân loại vào hoàn

cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam Chính vì vậy,

không thể tách rời tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh với

phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh, không thể tách

rời tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh với hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

Các trích dẫn nêu trên chỉ là ý kiến của một số nhà

khoa học, chưa hoàn toàn đầy đủ vì tư tưởng triết học Hồ

Chí Minh, tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm Trên tỉnh thần đó, chúng tôi muốn góp phần nghiên cứu tư tưởng

biện chứng Hồ Chí Minh thể hiện trong một số lĩnh vực

của cách mạng và đời sống xã hội ở nước ta

Trang 22

Hồ Chí Minh, cần tiếp cận một số đặc điểm của tư tưởng

biện chứng Hồ Chí Minh:

Một là: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh thuộc hệ

thống “tư tưởng biện chứng duy vật” được xây dựng trên cơ sở hiện thực xã hội Phương Đông đầy mâu thuần, đây biến cố phức tạp, mang tính đặc thù, không hề giống cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội “bài bản” như ở Phương Tây

Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh là tư tưởng biện

chứng duy vật đã đạt đến một trình độ mới trong cách xem

xét vd gidi quyết thực tiễn lò phép biện chứng mác+ít -

lêninnít gần gũi những truyền thống biện chứng Phương

Đông uốn giàu tính thực tiễn, phong phú trong ứng xử, gắn bó đời sống uà cảm quan hàng ngày của người lao động"

Hai là: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh là hạt nhân phương pháp luận Hồ Chí Minh, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của cách mạng Việt Nam TW tưởng biện chứng Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống biện chứng duy vật (cái chung) nhưng mang sắc thái Á Đông và luôn xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam (cái riêng) Nó không xây dựng thành hệ thống lý luận (lôgíc học) mà “tiềm tàng”, “ẩn giấu” trong toàn bộ hoạt động thực tiễn

của Người và cách mạng Việt Nam Tuy là sản phẩm của thực tiễn cách mạng Việt Nam nhưng đã được hướng dẫn

bởi những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

những quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật và

biện chứng cổ truyền của dân tộc và các nước Á Đông Ba là: Tư tưởng biện chúng Hồ Chí Minh là sản phẩm

Trang 23

của cách mạng Việt Nam, được quy định bởi mọi mặt hoạt

động thực tiễn cách mạng - xã hội Việt Nam Tư tưởng

biện chứng Hồ Chí Minh xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, "lấy cởi tạo, xây dựng đất nước Việt Nam, con

người Việt Nam làm đối tượng thực hành” Thực tiễn Việt

Nam không chỉ là nguồn gốc, là cơ sở tư tưởng, là phương pháp luận Hồ Chí Minh, mà còn là nơi sản sinh ra những

biện pháp, phương pháp cụ thể để thực hành quan điểm

biện chứng Hồ Chí Minh Nếu như phép biện chứng

mácxít là sản phẩm của thời đại tư bản phát triển ở châu

Âu gắn liền với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới, được Mác, Ăngghen và sau đó là được Lênin phát triển trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật Phoidbắc và phép biện chứng duy tâm của Hêghen, thì £ tưởng biện chứng Hồ Chí Minh là sản phẩm của cách mạng Việt Nam trong suốt quá trình chống lại ách thống trị của chủ nghĩa

thực dân cũ và mới, giành độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản để rồi, cũng từ một nước nghèo nàn lạc hậu vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh ác liệt quá độ lên

chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa |

Bốn là: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh là khoa học

và cách mạng Là khoa học bởi lẽ toàn bộ quan điểm biện

chứng Hồ Chí Minh được xây dựng trên nền tảng vững

Trang 24

cả trước thế ký XX, được xây dựng trên nền tảng chủ

nghĩa yêu nước chân chính, trên mục tiêu cao cả là giới

phóng dân tộc, giải phóng xã hội va giải phóng con người

Bởi vậy, Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh không chi

“hợp lý”, mà còn “hợp đạo lý”; không chỉ là phương pháp luận duy vật biện chứng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân và chủ nghĩa nhân văn, là sự khắc phục quan điểm duy tâm, siêu hình vốn được coi là suy nghĩ, “nền nếp” trong các tầng lớp trí thức trước cách mạng, là sự phủ định nhưng có kế thừa những yếu tố tốt

đẹp của tư tưởng biện chứng Phương Tây duy lý, chặt chẽ nhưng cứng nhắc và tư tưởng biện chứng Phương Đông

uyển chuyển mềm dẻo nhưng lỏng lẻo vào cùng một đối tượng - thực tiễn cách mạng Việt Nam 7 tưởng biện

chứng Hồ Chí Minh là bước ngoặt cách mạng và khoa học trong phương pháp luận cách mạng Việt Nam Ngày nay sau chiến thắng vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám 1945,

sau chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, nhân

dân ta đang bước vào giai đoạn đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì biện chứng Hồ Chí Minh vẫn

là phương pháp luận đúng đắn nhất, cần thiết nhất, quan trọng nhất cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta Tuy nhiên, chúng ta không được

phép coi quan điểm biện chứng Hồ Chí Minh đã sắp sẵn mọi lời giải đáp cho những bài toán hiện thực, mà chỉ được

coi là phương pháp hữu hiệu nhất tìm ra lời giải cho hiện thực sống động, vận động và không ngừng phát triển

Trang 25

ánh một cách tài tình và sâu sắc biện chứng khách quan

vốn có của cách mạng Việt Nam kể từ thế kỷ XX Đó không chỉ là sự phản ánh mà còn là sự “rút ra”, sự vận

dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và phép biện chứng duy vật vào hiện thực cụ thể, biến đổi và chuyển hóa không ngừng của cách mạng Việt Nam, xã hội Việt Nam 7 tưởng biện chứng Hồ Chí Minh xem xét một cách tổng quát cách mạng Việt Nam trong bối cảnh cách mạng thế giới, xem xét sự việc, sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, lịch sử - cụ thể và vận động - phát triển Xem xét sự vật hiện tượng và giải quyết các mâu thuẫn cụ thể của cách mạng Việt Nam trong sự “thống nhất biện chứng”, trong sự “đấu tranh”, “chuyển hóa” của các mặt đối lập Tư tưởng biện chúng Hồ Chí Minh là sự

gắn kết độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, là sự kết hợp hài hoà sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, quyền lợi

dân tộc với quyền lợi giai cấp, dân chủ với chuyên chính, kế thừa và phát triển, toàn điện và trọng tâm trọng điểm, lợi ích trước mắt và mục tiêu lâu dài, là “sự thống nhất”, “đồng nhất” nhưng khác biệt và luôn giải quyết mâu

thuẫn biện chứng bằng “con đường đấu tranh”, “chuyển

hóa của các mặt đối lập", v.v

Sáu là, Trong tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh hầu như không có các khái niệm, phạm trù, nguyên lý trừu

- tượng, nhưng lại được thể hiện rất rõ trong cách giải quyết

công việc, phong cách làm việc, trong các sách lược, chiến lược của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể,

trong cách đối nhân xử thế ., nghĩa là trong mọi mặt của

Trang 26

trò biện chứng Hồ Chí Minh đã “tan biến” vào hoạt động của Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam

Tự tưởng biện chứng Hồ Chí Minh luôn được phát triển trên mảnh đất sống động của cách mạng Việt Nam, thực tiễn Việt Nam Ở đây, tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng

Tuy nhiên, ứ tưởng biện chứng Hồ Chí Minh không thể

bao quát mọi mặt xã hội Việt Nam thời cận đại và hiện

đại, bởi tính hạn chế vốn có của £# đưy biện chứng trước _ phép biện chứng khách quan, nhưng nó đã giải quyết tối

ưu và kịp thời những nhiệm vụ mà lý luận và thực tiễn

cách mạng Việt Nam đề ra cho dân tộc và sẽ còn giải quyết một cách tối ưu những nhiệm vụ trước mắt của công

cuộc đổi mới Xin mượn lời của nhà khoa học Êtiôpia -

Teshome Kebede phát biểu tại Hội thảo quốc tế về Chủ

tịch Hồ Chí Minh, thay lời kết luận cho phần này: “Sức

sống của những tư tưởng Hồ Chí Minh là ở khả năng của

Trang 27

PHAN THU HAI

_ CƠ SỞ HÌNH THÀNH

TƯ TƯƠNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH

Mọi học thuyết, mọi lý luận, phương pháp luận không hình thành trên một mảnh đất trống không, mà bao giờ cũng được hình thành trên một cơ sở hiện thực nhất định

và kế thừa tỉnh hoa của những nền văn hóa trước đó Nằm trong tính quy luật chung đó, tư tưởng biện

chứng Hồ Chí Minh cũng được hình thành chủ yếu trên cơ sở thưc tiễn đấu tranh cách mang của nhân dân Việt Nam chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ; trên cơ sở thực tiễn khổ đau của hệ thống thuộc

địa Á - Phi, Mỹ latinh; thực tiễn đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước tư bản phát triển, thực tiễn đấu tranh

anh dũng và vẻ vang của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và Đông Âu; và cuộc khai sinh đầy máu và nước mắt của nhà nước công nông Trung Hoa sau những trận sống

mái với phát xít Nhật xâm lược và sự phản bội của Tưởng

Giới Thạch ,

Trang 28

Hồ Chí Minh đã lăn lộn trong đó suốt nửa đầu thé ky XX từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ trung tâm của chủ nghĩa thực dân - đế quốc Pháp, Anh, Mỹ cho đến chân trời tươi sáng của chủ nghĩa xã hội Nga Xôviết mới hình thành nhưng đầy hấp dẫn

Cơ sở xây dựng và thành công của tư tưởng biện chứng

Hồ Chí Minh là "ấy thực tiễn Việt Nam làm điểm xuất

phút; lấy cải tạo, biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục

tiêu cho mọi hoạt động cách mạng”, lấy thực tế cách mạng

trong từng giai đoạn cụ thể của Việt Nam và thế giới để

xây dựng đường lối và thực hiện đường lối cách mạng Việt Nam hơn 75 năm qua

Song cũng that là thổ, khăn để phân, biệt sự khác Minh với cơ sở hình thành hệ thống bí Hướng Hồ Chí

Minh, boi vd tw tưởng biện chứng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Tuy

nhiên để làm nổi bật chủ để cuốn sách, chúng tôi tập

trung vào những cơ sở chủ yếu nhất, đó là cơ sở thực tế, nơi sinh ra những dòng xoáy lớn nhất của lịch sử, nơi tập

trung nhiều mâu thuẫn nhất của xã hội mà Hồ Chí Minh đã thâm nhập:

- Nước Việt Nam bị xâm lược và khai thác tàn khốc; cuộc đấu tranh bất khuất của nhân dân cùng với sĩ phu yêu nước; sự bất lực và bế tắc của triều đình nhà Nguyễn cùng với hệ tư tưởng phong kiến

- Các nước tư bản phát triển và những mâu thuẫn của

xã hội tư bản

Trang 29

thành tựu vinh quang nhưng cũng không ít sai lầm - Cuộc cách mạng Trung Quốc biến động khôg lường, cung cấp cho những lãnh tụ cách mạng thế giới và Hồ Chí Minh một “khách thể biện chứng” phong phú và đầy

hấp dẫn

Để phục vụ sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã học

tập lý luận, nghiên cứu lý luận, đem lý luận áp dụng vào

thực tế Vì vậy không thể thiếu được cơ sở lý luận của việc hình thành những quan điểm biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng biện chứng của dân tộc, tư tưởng biện chứng Phương Đông và Phương Tây, mà chủ yếu là biện chứng duy vật mácxít Tuy nhiên, xuyên suốt

hoạt động của Hổ Chí Minh vẫn là hoạt động thực tiễn

cách mạng trong nước và thế giới, mà hình thành những

quan điểm biện chứng trong việc chỉ đạo cách mạng Việt Nam Các quan điểm biện chứng đó đã thể hiện một cách xuất sắc các quan điểm phương pháp luận mácxít, đó là

các quan điểm thực tiễn, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể va quan điểm phát triển, U.u sẽ được lần

lượt nghiên cứu và trình bày sau đây

1- THỰC TIÊN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THỂ KỶ XX - CƠ SỞ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH

TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH GQ) Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống

thực dân Pháp xâm lược _

Hồ Chí Minh sinh ra vào lúc thực dân Pháp đã hoàn

Trang 30

bình định để bước vào giai đoạn khai thác thuộc địa trên

quy mô lớn Tuy nhiên, dấu ấn của những cụ CuỘc ( đấu tr: tranh

anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược và và sự bế tac của triểu đình ¡ phong k kiến nba] N Nguyễn đã 1H đậm

Trong 28 năm chống xâm lược (1859 - 1884), nhân dân ta đã thể hiện là một dân tộc anh hùng, bất khuất; nhưng triểu đình phong kiến nhà Nguyễn đã bất lực trước nhiệm

vụ của lịch sử chống ngoại xâm nên đã đầu hàng giặc: Triều đình đầu hàng, nhưng nhân dân Việt Nam không

chịu khuất phục

Tháng 8-năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt

Nam Quân và dân ta chống trả quyết liệt buộc quân Pháp phải rút lui Sáu tháng sau, liên quân Pháp - Tây

Ban Nha kéo vào đánh thành Gia Định, nhưng bọn xâm :

lược đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của nhân dân

Nam Bộ

Cả miền Nam đã vùng lên đánh đuổi giặc xâm lược và

phản đối thái độ chủ hòa của triều đình Huế Nhưng triều

đình vẫn ký hòa ước mồng ð tháng 6 năm 1862 dâng ba tỉnh miền Đông cho giặc '

Khắp nơi, từ Bắc chí Nam, nổi lên một phong trào

chống Pháp và chống cả triều đình cắt đất cho Pháp Không dừng lại ở 3 tỉnh miền Đông, thực dân Pháp vi phạm hòa ước, tấn công xâm chiếm ba tỉnh miền Tây Một làn sóng chống Pháp nổi lên khắp Nam Bộ, nhiều cuộc

khởi nghĩa đã lan rộng khắp miền Nam

Trang 31

chiếm Nam Bộ trước, ổn định Nam Kỳ một cách tương đối,

thừa thắng quân Pháp đánh ra miền Bắc Nhưng đi đến đâu quân Pháp cũng vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của

nhân dân ta

Triều đình Huế với chủ trương nghị hòa chiếm ưu thế,

Tự Đức ra lệnh triệt binh để ký bòa ước ngày 15 tháng 3

năm 1874 tại Sài Gòn, dâng toàn bộ đất đai Nam Kỳ cho

thực dân Pháp

Với dã tâm cướp toàn bộ nước ta, ngày 3 tháng 4 năm 1882 quân Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội, mở đầu việc

đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai

Thành Hà Nội thất¬thủ, triểu đình hoang mang, nhân dân căm phẫn Hoàng Kế Viêm xây dựng căn cứ ở

Sơn Tây Trần Đình Túc chủ trương “dốc lực lượng toàn

dân ra đánh giặc”, Lưu Vĩnh Phúc vừa du kích chiến, vừa vận động chiến Còn nhân dân thì lập các đội “dân dũng”, rào làng, đấp cần, không bán lương thực cho giặc -

Một cuộc chiến tranh nhân dân trong lúc này có thể sẽ

làm nên một Bạch Đằng, một Chi Lăng; nhưng triểu đình Huế bạc nhược, đàn áp lực lượng kháng chiến của nhân

dân và các sĩ phu yêu nước, nhượng bộ bọn xâm lược và cầu viện nhà Thanh

Quân Thanh béo uào miền Bắc, nhưng quân Thanh

được Pháp chia cho một ít quyền lợi đã nhanh chóng rút khỏi Việt Nam Lập tức quân Pháp đánh chiếm một số

tỉnh miền Bắc Triểu đình không đánh mà trông chờ vào

thương thuyết, hòa nhượng; còn nhân dân và nghĩa quân

Trang 32

có ý nghĩa lịch sử là trận Cầu Giấy lần thứ hai của Lưu

Vĩnh Phúc-đã làm cho quân dân cả nước phấn khởi, giặc Pháp vô cùng lo sợ Một đường lối đúng đắn lúc này có thể xoay chuyển lại tình thế Nhưng không, triều đình Huế vẫn “Hòa”, vẫn “Rút củi, vẫn “Thương lượng hòa

bình” như trước

Nắm được bản chất nhủ nhược của triều đình nhà

Nguyễn, đô đốc Cuốcbê kéo quân vào đánh chiếm Thuận 'Án Triều đình Huế khiếp sợ đã ký hiệp ước đầu hàng

- Pháp vào ngày 25 thang 8 năm 1883, thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp Thừa thắng, quân Pháp đánh thành

Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên

Quang và buộc triểu đình Huế ký bản điều ước ngày 6

tháng 6 năm 1884, đặt cơ sở lâu dài cho nền đô hộ của

Pháp ở Việt Nam

Như vậy là sau 25 năm, (1859 - 1884), thực dân Pháp đem binh nhiều tướng ác xâm lược Việt Nam, triều đình

nhà Nguyễn đã ký hai hàng ước 1883 và 1884, bán đứng

nhân dân Việt Nam cho thực dân Pháp Nhưng nhân dân

Việt Nam, một số sĩ phu yêu nước vẫn nuôi ý chí chiến

đấu Nhân dân Việt Nam tuy bị thất bại, nhưng không chịu khuất phục

2 Thực dân Pháp phải bước vào giai đoạn bình định đầy máu và nước mắt trong khoang 14-15 nam -

từ 1884 đến 1897

Trang 33

Thuyết và phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa

Thám

+ Phong trào Cần uương được khởi xưởng bởi Hàm

Nghi - Tôn Thất Thuyết Quan phụ chánh đại thần - Thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết đã lãnh đạo phái chủ chiến trong triều đình, lấy danh nghĩa vua Hàm

Nghi hạ chiếu Cần vương kêu gọi các sĩ phu, văn thân và

nhân dâu cả nước đứng lên kháng chiến

- Trong phong trào Cần vương có các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Ba Đình,

khổi nghĩa Hùng Lãnh.Nhưng cuộc khởi nghĩa có quy mô

lớn nhất là khởi nghĩa Hương Khê kéo đài 10 năm do Tiến sĩ Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo, với sự tham gia của Tiến sĩ Phan Trọng Mưu và một số sĩ phu

yêu nước khác Cuộc khởi nghĩa có địa bàn hoạt động

trong 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, mà căn cứ địa chính là Hương Khê (Hà Tĩnh)

Khởi nghĩa của Phan Đình Phùng đã để lại cho cách

mạng Việt Nam nhiều bài học quý giá về xây dựng căn cứ

địa, chế tạo vũ khí và tự túc lương thực, về vấn đề nông dân và xây dựng khối đoàn kết toan dan

Hương Khê nằm cạnh đất Nghệ An nên cuộc khởi nghĩa ở đó có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà cách mạng xứ Nghệ, trong đó có Phó bảng Nguyễn Binh Sắc và bạn

bè, con em của các cụ Si

Khởi nghĩa Hương Khê thất bại, phong trào Cần vương tan rã, nhưng ngọn lửa Hương Khê vẫn rực cháy

Trang 34

phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931

+ Khởi nghĩa Xên Thế của nông dân và đồng bào miền

núi Đây là phong trào đấu tranh vũ trang có quy mô lớn

và kéo dài nhất trong số những phong trào chống Pháp

cuốt thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Lãnh đạo phong trào đa số là nông dân, nhưng nổi bật nhất là Hoàng Hoa Thám Với chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tự túc lương thực, chế tạo

vũ khí, dựa vào địa hình hiểm trở đã đánh cho quân Pháp - nhiều trận thảm bại

Khởi nghĩa Yên Thế tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về kết hợp độc lập dân tộc và dân chủ, về vấn đề ruộng đất cho nông dân, về cảnh giác trước âm

mưu mua chuộc và lật lọng của kẻ xâm lược, v.v -

Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và nhiều nghĩa sĩ

xứ Nghệ đã lên Yên Thế để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm

và được đón tiếp nồng nhiệt

Dan Ap xong khởi nghĩa Yên Thế, thực dân Pháp đã

hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự,

chính trị và bắt tay vào khai thác thuộc địa với quy mơ lớn

trên tồn cõi Đông Dương

Như vậy, thực dân Pháp phải mất 25 năm để hoàn

thành xâm lược và mất thêm 14-15 năm để bình định Việt

Nam Trong gần 40 năm ấy, bao đầu rơi máu chảy nhưng

cũng sáng lên biết bao tấm gương oanh liệt của ông cha ta

Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được nhiều bài học quý giá

trong thời kỳ lịch sử đó: | |

Trang 35

Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là rất anh dũng,

không giây phút nào ngưng nghỉ, nổi dậy kế tiếp nổi dậy, đấu tranh kế tiếp đấu tranh Không chỉ có những người nông dân áo vải mà cả tầng lớp trí thức, thân hào, quan

-lại yêu nước cũng dũng cảm đứng lên cứu nước

- Trong cuộc đấu tranh chống xâm lược đã thể hiện tỉnh thần đoàn kết của mọi giai cấp, giai tầng trong xã hội, tỉnh thần tự lực cánh sinh thể hiện trong việc tự túc

lương thực, chế tạo vũ khí ,

- Ý thức hệ phong kiến đã trở nên lỗi thời và thể hiện

sự suy yếu trước ý thức hệ tư sản, mà con đẻ của nó là chủ

nghĩa thực dân Nhà nước phong kiến, kẻ đại diện cho ý

thức hệ phong kiến đã đi ngược lại ý nguyện của nhân

dân, đã là một trong những nguyên nhân làm cho cuộc

đấu tranh của nhân dân Việt Nam đi vào con đường tuyệt

vọng Diễn ca nỗi đau lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc viết:

Nay ta mất nước thế này,

Cũng uì uua Nguyễn rước Tây vao nha, +

Nay ta nước mất nhà tan,

Cũng uì những lũ uua quan ngu hèn'

- Các lãnh tụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ này chưa tập hợp được toàn dân vào một mặt trận thống nhất, chưa làm được một cuộc chiến tranh nhân dân, vì vậy kẻ thù dễ bẻ gãy từng cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ

Trang 36

3 Thực dân Pháp khai thác Đông Dương và sự

thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam

Sau khi bình định xong Việt Nam được đánh dấu bởi sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và phong trào nông dân Yên Thế đi vào thế hòa

hoãn, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác Việt Nam trên

quy mô lớn :

“Cuộc khai thác thuộc địa lên thứ nhất (1897 -

1914) được đánh dấu bởi sự có mặt của Tồn quyền Đơng

Dương Pơn ĐÐĐume (Paul Doumer) tháng 3 năm 1897 với các hoạt động như tổ chức chính phủ chung cho tồn

Đơng Dương, tổ chức bộ mắy cai trị riêng cho từng “Xứ”

thuộc liên bang; thiết lập hệ thống thuế khóa và tăng

nhanh các thứ thuế; mở hệ thống giao thông sắt, bộ, thủy để tiện cho việc khai thác; đẩy mạnh sản xuất và thương

mại để bóc lột nhân công

- Việc đẩy nhanh quy mô và tốc độ khai thác đã làm

biến đổi mạnh mẽ kết cấu hạ tầng cơ sở của Việt Nam: - Xuất hiện các thành thị và trung tâm buôn bán., - Giai cấp địa chủ được nâng đõ về kinh tế và chính

trị, làm điểm tựa cho thực dân Pháp, và con số ngày càng

tăng |

- Nông dân chiếm đại bộ phận dân số, đối tượng bóc lột của thực dân và phong kiến đã nghèo khổ nay lại

nghèo khổ hơn

- Giưi cấp tư sản Việt Nam chưa hình thành, nhưng

giai cấp công nhân thì hình thành và phát triển nhanh do

Trang 37

- Thợ thủ công, tiểu thương, tiểu thủ, công chức, trí

thức mới phát triển nhanh, ngày một đông đảo, có đời sống

vật chất khá hơn công nhân, nông dân

- Tầng lớp sĩ phu yêu nước 0à trí thức tiến bộ tuy ít,

nhưng vẫn 1a hoa tiéu cho cách mạng Việt Nam _

Cách thức bóc lột theo lối tư bản chủ nghĩa đã được du

nhập vào Việt Nam và phát triển nhanh chóng Cách thức

bóc lột theo kiểu phong kiến cổ truyền vẫn được giữ lại nhưng đã được cải biến

Tình hình thế giới, tình hình khu vực cũng ảnh hưởng

nhiều đến xã hội Việt Nam: Nhật Bản nhờ Duy tân Âu

.hóa mà mạnh lên không những giữ dược độc lập mà còn

chiếm Lưu Cầu, đánh Triều Tiên, gây chiến tranh với Trung Quốc, chiếm Đài Loan Chiến tranh Nga - Nhật kết thúc bằng thắng lợi của Nhật Nước Nhật, một “Cường

quốc da uòng” nổi lên trong nhãn quan nhiều nhà cách mạng Việt Nam như là một thần tượng Năm 1919,

Nguyễn Ái Quốc viết: Nước Pháp đã từng đánh chiếm

Đông Dương gần như cùng một thời gian mà nước Nhật di

những bước đầu tiên trong cuộc cải cách nổi tiếng nắm

1868 Nhưng trong khoảng một nứa thế kỷ, nước Nhật đã

biết tạo lập được một chế ae dua no vao hang những Cường -quốc đứng đầu thế giới

Trung Quốc là nước đồng cảnh ngộ với ta, đang xuất hiện nhiều luông tư tưởng mới, đầy hấp dẫn: “Tân thư”, "Tân văn", “Cường học hội” của Khang Hữu Vị, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Dương Thâm Tú với chủ trương

Trang 38

Duy tân đầy hấp dẫn Hưng Trung Hội và tư tưởng dân chủ tư sản của Tôn Dật Tiên khá phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam Đặc biệt Cách mạng Tân Hợi (1911) của

Tôn Trung Sơn thắng lợi, Trung Quốc trở thành đất thánh

của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ

Trước tình hình trong nước và thế giới có những chuyển biến lớn (nhất là chiến tranh thế giới bùng nổ), cách mạng

Việt Nam đầu thế kỷ XX có hai phong trào cách mạng lớn là Duy tân hội và Việt Nam Quang phục hội

* Duy tan hội: Do Phan Bội Châu cùng Cường Để và

hơn hai mươi đồng chí của ông thành lập năm 1904 Duy tân hội chủ trương đánh Pháp, thành lập chế độ quân chủ

lập hiến

Phan Bội Châu, hiệu Sào Nam, đậu Giải nguyên năm

1900 đã cùng liên kết với dư đảng Cần vương và chiến khu Yên Thế; đã tiếp xúc với tư tưởng dân chủ của Lương

Khải Siêu, Khang Hữu Vi, chủ trương Đông du, đem thanh niên sang Nhật học hỏi; bên trong thì xây dựng lực lượng, bên ngoài thì cầu uiện Nhật Bản, vì nước Nhật

hùng mạnh lại “Đồng văn”, “Đồng chủng”, “Đồng châu” với Việt Nam Phát động phong trào Đông du tuy không thành, vì Pháp cấu kết với Nhật đuổi thanh niên Việt

Nam về nước, nhưng cũng đã phát động được một phong

trào yêu nước xuất dương, cầu tiến Phan Bội Châu cũng - đã tiếp xúc với Tôn Trung Sơn, lãnh tụ của Cách mạng:

Trang 39

Bội Châu đã có ý định đưa cậu Thành đông du sang Nhật

Nhưng Nguyễn Tất Thành không đi Vậy đây là ý kiến của ˆ

cụ Nguyễn Sinh Sắc hay của Nguyễn Tất Thành ?

Vào giai đoạn này có nhà yêu nước, ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng và hướng đi của Nguyễn Tất TRành là Phó bảng Phan Châu Trinh (1872 - 1926), hiệu là Tây Hồ Phan Châu Trinh đã tiếp xúc với tư tưởng Duy tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu; tư tưởng Dân quyền

của Ruxô (Rousseau), Môngtexkiơ (Montesguieu); phong

trào Duy tân của Nhật; tư tưởng dân chủ tư sản của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ Phan Châu Trinh là vị đồng

khoa với cụ Nguyễn Sinh Sắc, hai người đã gặp nhau

nhiều lần để đàm đạo việc nước, việc đời Phan Châu

Trình còn là bạn của Phan Bội Châu nhưng lại phản đối tư tưởng quân chủ, chủ trương bạo động của Phan Bội Châu Đường lối cách mạng của Phan Châu Trinh là cải

lương, “Ỷ Pháp cầu tiến”, “Pháp - Việt đề huể”; chỉ cần

khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, học cho gidi,

Tây sẽ nể mà trả lại độc lập cho ta Phản Tây Hồ không phản đối quyền thống trị của Pháp mà dựa vào Pháp đánh đổ vua Phan Sào Nam viết: Cụ (Phan Châu Trinh)

muốn đánh đổ nên quân chủ, cốt uun trồng nên tảng dân

quyên, dựa uờo Pháp mò đánh đổ quân chủ Còn ý tôi thì trước muốn đánh đổ người Pháp, nước mình độc lập rồi mới bòn đến viéc khdc Vi thé ma dang lúc đánh uới “Pháp, phải lợi dụng quân chủ Chính biến của hai người _ rất phản đối nhơu 0ì Cụ uới tôi uẫn cùng một mục đích

Trang 40

dựa uào Pháp, đánh đổ uua, tôi ưng đi theo lối bài Pháp phục Việt, sở dĩ mâu thuẫn uới nhau là vi thết

Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong

trào Duy tân đầu thế kỷ XX, là nhà nho yêu nước chân chính Ông đã cùng với Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng phát động một phong trào cải cách

duy tân ở miền Trung

Cuộc vận động duy tân diễn ra trên nhiều lĩnh vực

(kinh tế, giáo dục ) và đã thu hút được nhiều chi sĩ yêu nước tham gia, điển hình như Nguyễn Trọng Lôi, Nguyễn

Quý Anh (con nhà yêu nước Nguyễn Thông) mở Công ty

nước mắm Liên Thành, lập Trường Dục Thanh - nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc đã từng ngổi đàm đạo và Nguyễn Tất

Thành đã tá túc và dạy học khi trên đường vào Sài Gòn để đi ra nước ngoài Ở Nghệ An có Phó bảng Đặng Nguyên

Cần và Tiến sĩ Ngô Đức Kế thành lập Triêu Dương thương quán Ở Nam Kỳ có Phủ Chiểu (Trần Chánh Chiểu) lập Minh Tân công nghệ xã và chủ bút tờ báo Lục tỉnh tâm oốn; Nguyễn Thần Hiến lập Khuyến du học hội; Nguyễn

An Ninh lập Chiêu nam hầu

Năm 1908 ở Trung Kỳ nổ ra một phong trào chống sưu

thuế rầm rộ khắp các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình

Định, Thừa Thiên Số người tham gia lên đến hàng vạn Nguyễn Tất Thành lúc này còn là học sinh Trường Quốc học Huế cũng tham gia biểu tình nên cụ Nguyễn Sinh Sắc bị bọn thực dân Pháp khiển trách

1 Xem: Phan Bội Châu: Toờn tập, Nxb Thuận Hoá, Huế,

Ngày đăng: 08/11/2022, 19:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w