1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biên tập các loại sách chuyên ngành (tập 1 biên tập sách lý luận, chính trị, sách giáo khoa và sách khoa học kỹ thuật)

175 19 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 19,93 MB

Nội dung

Trang 2

PGS,TS TRAN VAN HAI (Chu bién )

BIEN TAP

CAC LOAI SACH CHUYEN NGANH

TAP |

( BIEN TAP SACH LY LUAN, CHINH TRI, SACH GIAO KHOA VA SACH KHOA HOC KY THUAT )

Trang 4

LOI NHÀ XUẤT BẢN

Sách là sản phẩm đặc biệt của trí tuệ, là phương tiện trao đổi kiến thức cơ bản, sách giữ vai trò trung tâm trong việc

cung cấp thông tin, giáo dục và giải trí cho hàng triệu người

trên thế giới Trong thời đại ngày nay - thời đại phát triển

chưa từng thấy của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công

nghệ thông tin, sách càng có vai trò to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Hiện nay, ở nước ta hàng năm có hàng nghìn cuốn sách

ra đời Trong đó có những cuốn sách thực sự có giá trị, đáp

ứng được những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đang đặt ra

và nhu cầu của bạn đọc Để góp phần sáng tạo ra những cuốn

sách hay, có giá trị thì vai trò của biên tập viên với công tác

biên tập bản thảo là rất quan trọng

Nhằm cung cấp cho bạn đọc, nhất là sinh viên Khoa

Xuất bản, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và những người làm công tác

biên tập xuất bản những kiến thức cơ bản về công tác biên tập sách, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản giáo

trình: Biên tập các loại sách chuyên ngành, tập Ï của các tác

giả PGS, TS Trần Văn Hải, Ngô Sĩ Liên và Thạc sĩ Trần

Trang 5

công tác biên tập sách lý luận, chính trị, sách giáo khoa và sách khoa học - kỹ thuật; khẳng định vai trò quan trọng của

đội ngũ cán bộ biên tập các nhà xuất bản

Xm trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc

Thang 1 nam 2000

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Tập giáo trình này được biên soạn theo chương trình

đào tạo cử nhân chuyên ngành biên tập xuất bản của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã được Bộ Giáo dục và

Đào tạo thông qua và cho phép thực hiện từ năm học

1995 - 1996

Giáo trình Biên tập các loại sách chuyên ngành

được chia thành nhiều tập trên cơ sở các học phần tri thức khác nhau được bố trí ở giai đoạn đào tạo chuyên

ngành của chương trình đào tạo đại học Xuất bản Giữa

các tập vừa có quan hệ hữu cơ với nhau theo một kết cấu lôgic nhất định và chức năng giáo dục phải đảm

nhiệm, đồng thời vừa có tính độc lập tương đối để giúp

người học hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong những lĩnh vực biên tập sách cụ thể mà họ sẽ đảm nhiệm khi ra

trường

Tập giáo trình này được biên soạn trên cơ sở kế thừa những ưu điểm đạt được trong cuốn Nghiệp uụ biên tập sách đã xuất bản năm 1981, tiếp thu những thành tựu

mới trong việc tông kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt

động biên tập của các nhà xuất bản, tham khảo các tài

Trang 7

liệu nghiệp vụ trong nước và quốc tế mới sưu tầm được,

đồng thời, dựa vào việc rút kinh nghiệm các bài giảng đã thực hiện qua các khoá đào tạo ở trường Đại học Tuyên giáo nay là Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

Các tác gia của tập giáo trình gồm: PGS, TS Trần Văn

Hải, chủ biên, là tác giả Chương I, II, Ngô Sĩ Liên, tác

giả Chương III, Thạc sĩ Trần Đăng Hanh, tác giả

Chương IV

Do điều kiện nghiên cứu và trình độ của những

người biên soạn còn hạn chế chắc chắn tập sách còn

nhiều thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý

kiến phê bình của bạn đọc để tập giáo trình ngày càng hoàn thiện

Trang 8

CHUONG I

PHAN LOAI SACH TRONG CONG TAC

BIEN TAP XUAT BAN

1- ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC

PHAN LOAI SACH

1 Khai niém

Phân loại là một thao tác cơ bản của quá trình nhận thức khoa học, nhằm di sâu vào các mặt khác nhau của

đối tượng nhận thức để tìm ra các thuộc tính bản chất,

các quy luật khách quan của các sự vật và hiện tượng Phân loại trong khoa học là kết quả của quá trình

nghiên cứu các tính chất, các quan hệ qua lại phong phú của các sự vật, hiện tượng để tìm ra những nét

chung, lặp đi lặp lại giữa chúng, tạo điều kiện nhận

thức sâu sắc hơn bản chất các sự vật, hiện tượng Phân

Trang 9

Phân loại sách là một bộ phận của lý luận nghiệp vụ

xuất bản, nghiên cứu những nguyên tắc của các hệ thống phân loại sách, những tiêu chuẩn làm cơ sở cho

việc phân loại, từ đó thực hiện phân chia thành các loại sách, mảng sách khác nhau nhằm làm rõ đặc điểm của mỗi loại sách để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác biên tập s

2 Đặc điểm của việc phân loại sách

2.1 Phân loại sách là công uiệc mang tính lịch sử, cu thé va tinh tương đối

Việc hình thành các loại sách trong lịch sử là một hiện tượng linh hoạt luôn luôn biến động và phát triển Mỗi loại sách được hình thành trong lịch sử đáp ứng

những nhu cầu xã hội nhất định Khi điều kiện xã hội

biến đổi, nhu cầu đó mất đi thì loại sách cụ thể ấy cũng

mất theo và lại có những loại sách mới ra đời

Trong thời cổ đại và nửa đầu trung cổ, khi trình độ

sản xuất còn lạc hậu, khoa học và công nghệ chưa phát triển, công nghệ in ấn còn thô sơ, các khoa học còn nằm

trong triết học và thần học, các khoa học cụ thể chính

xác chưa xuất hiện thì sách được phân loại căn cứ vào

chất liệu, kỹ thuật làm sách Sách lúc đó hầu như chỉ có

một loại duy nhất là sách chép tay trên các tấm da thú, trên vải lụa, các thẻ tre trúc, trên đá v.v Sách chép tay đáp ứng nhu cầu của xã hội trong hàng chục thế ký Nó

giúp loài người tích luỹ, truyền bá các tri thức, bảo tồn

Trang 10

Thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, trong kỷ nguyên hình

thành và củng cố chủ nghĩa tư bản bắt đầu từ thế kỷ XVI - XVII đã tạo ra những cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhu cầu xã hội cho sự ra đời những loại sách mới và cách thức phân loại mới Thời đó đã diễn ra những biến

đổi sâu sắc không chỉ trong phương thức sản xuất vật

chất mà còn cả trong phong cách tư duy, trong các hình

thức và công cụ giao tiếp Hàng loạt các khoa học cụ thể

tách khỏi triết học, phát triển nhanh chóng, đóng vai

trò to lớn thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển "Cây khoa học" ngày càng thêm cành, thêm nhánh Sách báo phát triển nhanh chóng cả về số lượng, loại hình và

chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nhiều lĩnh vực quan

hệ xã hội khác nhau: trong đấu tranh chính trị - xã hội,

trong giáo dục đào tạo, trong hoạt động khoa học - kỹ thuật Sự ra đời và phát triển của công nghệ in đã làm

thay đổi căn bản bộ mặt vật chất của sách Loại sách chép tay chứa nội dung khoa học tổng hợp dần dần đi vào lịch sử, nhiều loại sách mới được hình thành

Những tiêu chí để phân loại sách cũng thay đổi Bấy giờ

người ta phân loại sách không chỉ căn cứ vào chất liệu

và phương thức chế tạo sách mà đã dựa vào các tiêu chí

phân ngành các khoa học, các chức năng xã hội khác

nhau và các đối tượng phục vụ của sách

Như vậy, các loại sách ra đời và thay đổi cùng với sự

phát triển của xã hội, do nhu cầu xã hội đòi hỏi Mỗi

giai đoạn lịch sử đều để lại những dấu ấn của mình

Trang 11

_ không chỉ trong nội dung sách, số lượng sách được xuất bản, mà còn cả ở cơ cấu các loại sách riêng biệt của thời

đại đó Do đó, phân loại sách là một công việc mang

tính lịch sử cụ thể, có tính nh hoạt và tương đối

Tính tương đối của việc phân loại sách không chỉ biểu hiện ở sự biến động của các loại sách, sự linh hoạt

trong các tiêu chí phân loại mà còn thể hiện ở ranh giới giữa các loại Cũng giống như phân loại các khoa học, việc phân loại sách không thể đưa ra một ranh giới dứt

khoát, tuyệt đối giữa các loại mà nên thừa nhận giữa chúng có những bước chuyển tiếp, trung gian Do đó,

phân loại sách là hoạt động mang tính chất tương đối trong nghiệp vụ biên tập xuất bản

2.2 Phân loại sách là công uiệc của nhiều ngành

khoa học, do uậy, là một công utệc đu dạng, phức tap

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, có nhiều môn

khoa học cùng thực hiện việc phân loại sách với những mục đích và tiêu chí phân loại riêng của mình

Thư mục học tiến hành phân loại nhằm mục tiêu thống kê, hệ thống hoá và đánh giá những ấn phẩm sách báo đã xuất bản để sử dụng chúng được đây đủ, hiệu quả và tiện lợi Tiêu chí phân loại của thư mục học thưởng là nhiệm vụ và chức năng xã hội của loại thư

mục cần có và đặc điểm nguồn tài liệu sẽ đưa vào thư mục

Ngành Thư uiện học nghiên cứu những quy luật

Trang 12

hội liên quan đến việc sử dụng kho tàng sách báo phục

vụ lợi ích xã hội Thư viện học cũng phải mô tả tài liệu,

phân loại chúng để sắp xếp và hệ thống hố tồn bộ

kho sách của mình Căn cứ phân loại của thư viện chủ yếu là bảng phân loại khoa học Đó là bảng phân loại

theo nội dung chuyên ngành khoa học đã được ngành

thư viện nhiều nước sử dụng

Ngành Phát hành sách cũng phải phân loại xuất

bản phẩm Mục đích phân loại nhằm phân chia thị

trường sách để xác định rõ nhu cầu xã hội đối với từng

loại, để cung ứng đầy đủ, kịp thời, làm cho thị trường

sách được mở rộng, phát triển, thúc đẩy sự phát triển

của xuất bản và xã hội Căn cứ phân loại của phát hành sách chủ yếu là đối tượng phục vụ của loại sách và đặc điểm, phương thức tác động đến đối tượng của xuất bản

phẩm

Biên tập xuất bản nghiên cứu việc phân loại sách để có thể đi sâu tìm hiểu bản chất, tính quy luật của việc sáng tạo, sản xuất ra các loại xuất bản phẩm, ý nghĩa tác dụng của nó trong xã hội, để làm ra được nhiều sách, phục vụ tốt nhu cầu xã hội

Trên thực tế, do có nhiều ngành khoa học cùng thực

hiện việc phân loại sách với các mục đích và cơ sở phân

loại khác nhau, nên thường có hiện tượng trùng chéo trong phân loại Các loại sách rất đa dạng, tên gọi mỗi

loại cũng không thống nhất, một tên sách có thể xếp ở

nhiều môn loại, nằm trong nhiều ngăn thư mục khác

nhau Hơn nữa, trong thời đại phát triển của khoa học,

Trang 13

công nghệ thông tin hiện đại, hàng năm trên thế giới đã có khoảng 400.000 tên sách ra đời với các loại sách

ngày càng đa dạng Khoa học ngày càng xuất hiện thêm

những ngành mới cần sách báo chuyển tải, phản ánh Do đó, vấn đề phân loại sách trong thời đại hiện nay là

rất cần thiết, nhưng cũng hết sức đa dạng và phức tạo

Nó cần được nghiên cứu một cách cụ thể trong các lĩnh

vực hoạt động khác nhau liên quan đến sách, để trực tiếp phục vụ cho lĩnh vực chuyên môn của mình

3 Ý nghĩa của việc phân loại sách trong công

tác biên tập xuất bản

Trong công tác biên tập xuất bản, việc phân loại

sách có ý nghĩa to lớn, thể hiện trên hai phương diện

sau: |

Thứ nhất, về mặt phương pháp luận, phân loại sách

cung cấp cơ sở khoa học cho việc hình thành phương

pháp biên tập mỗi cuốn sách cụ thể

Bởi lẽ, dù ở một nhà xuất bản mang tính chất

chuyên ngành hay tổng hợp, biên tập viên bao giờ cũng làm việc trên một loại sách cụ thể với những đặc điểm

đã có sẵn, việc làm rõ đặc trưng của từng loại sách có

thể giúp họ những định hướng trong việc phát hiện, lựa chọn đề tài; tìm chọn cộng tác viên và biên tập bản thảo

thích hợp cho từng đề tài

Phân loại sách còn cung cấp những cơ sở khoa học

để cụ thể hoá, làm chính xác thêm các tiêu chuẩn mà

Trang 14

bản thảo Các tiêu chuẩn của bản thảo như: tiêu chuẩn chính trị, tư tưởng, khoa học, ngôn ngữ đều có những

nét biểu hiện riêng ở mỗi loại sách

Phân loại sách giúp biên tập viên cơ sở khoa học để

xây dựng phương pháp phân tích biên tập phù hợp với đặc điểm mỗi cuốn sách cụ thể nhằm đạt chất lượng,

hiệu quả biên tập cao Mỗi loại sách, cuốn sách chứa đựng một loại hình khoa học, chuyên môn cụ thể Mỗi khoa học đều có đối tượng và phương pháp nghiên cứu khác nhau, mỗi tác phẩm có những phương pháp tiếp cận và phản ánh hiện thực khác nhau Có nắm được

đặc trưng loại sách, biên tập viên mới xây dựng được

phương pháp biên tập đúng đắn, mới có cách ghi chú, sửa chữa phù hợp, mới đưa ra được sự đánh giá chính

xác và phương thức xử lý thích hợp với từng bản thảo

biên tập

Thứ hơi, phần loại sách có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, quản lý công tác biên tập xuất bản

Việc phân loại sách có thể giúp cho Nhà nước xây

dựng được chiến lược phát triển xuất bản và các chính sách điều tiết, định hướng xuất bản đúng đắn, cụ thể,

phù hợp với nhu cầu đất nước và hội nhập với sự phát triển của thế giới

Phân loại sách cung cấp những căn cứ quan trọng cho việc tổ chức lực lượng biên tập Từ yêu cầu của các khoa học và chuyên môn riêng biệt theo nội dung các

loại sách, mảng sách mà nhà xuất bản tuyển chọn đội

Trang 15

ngũ biên tập viên, xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ đáp ứng tốt yêu cầu biên tập nhằm nâng

cao chất lượng mỗi loại sách Từ đặc điểm loại sách, mảng sách mà nhà xuất có phương án sắp xếp bộ máy

tổ chức, đội ngũ cán bộ biên tập, phân công cán bộ vừa theo hướng chun mơn hố vừa có thể hợp tác tương

trợ lẫn nhau, nhằm phát huy cao nhất năng lực của

từng người và sức mạnh tổng hợp của toàn nhà xuất bản trong quá trình tổ chức biên tập

Trên cơ sở làm rõ đặc điểm loại sách, nhà xuất bản

dễ dàng xây dựng các quy chế, định mức biên tập, các

chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tiên tiến cho từng loại sách, mảng sách, xây dựng chế độ thưởng, phạt hợp lý để

kích thích sự phát triển lành mạnh của hoạt động biên

tập xuất bản

I- NHỮNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SÁCH

Đã có nhiều cách phân loại sách hình thành trong lịch sử xuất bản Mỗi hệ thống theo một tiêu chí phân loại riêng, bị quy định bởi sự phát triển của khoa học,

nhu cầu giao tiếp và công nghệ làm sách trong thời đại

cụ thể Không kể các loại sách cổ, sách chép tay, sách in hiện đại được phân loại theo các hệ thống sau:

1 Phân loại sách theo nội dung chuyên môn

khoa học

Trang 16

một thời gian dài

Theo hệ thống phân loại này, sách được xem xét

trước hết như là một công cụ định hình tri thức, công cụ

gìn giữ và truyền bá tri thức Tri thức loài người được phân chia như thế nào thì sách cũng được phân loại như thế ấy Do vậy, tiêu chí phân loại của hệ thống này

chính là tiêu chí của sự phân loại các khoa học Theo

đó, sách được phân thành: sách khoa học tự nhiên, sách khoa học xã hội Trong mỗi loại sách khoa học, sách lại

được phân nhỏ thành các mảng sách khác nhau theo

các chuyên ngành tri thức riêng biệt

Ví dụ: Trong sách khoa học tự nhiên có sách toán, sách vật lý, sách sinh vật học, v.v Trong sách khoa học xã hội có sách văn học, lịch sử, chính trị, v.v

Cách phân loại sách theo nội dung chuyên môn khoa học có thể hướng người sử dụng ởi sâu vào một ngành khoa học, đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học Cách phân loại này cũng rất có hiệu

quả trong thống kê sách, làm thư mục, trong thông tin và hướng dẫn sử dụng sách Song, đối với hoạt động biên tập sách, hệ thống phân loại này có hạn chế là còn nhiều yếu tố ảnh hưởng thật sự đến kết

cấu nội dung, phong cách ngôn ngữ và nhiều đặc

điểm cụ thể của văn bản bị bỏ qua, không tính đến

khi phân loại -

2 Phân loại sách theo phương thức phản ánh

Theo hệ thống này, sách được xem như là các hình

Trang 17

thức phản ánh khác nhau của ý thức đối với hiện thực

khách quan, là công cụ giao tiếp của các lĩnh vực giao

tiếp xã hội khác nhau

Căn cứ để phân loại của hệ thống này là các phương

thức phản ánh, phương thức tư duy khác nhau Trước hết, sách được phân ra theo hai phương thức phản ánh cơ bản: cách phản ánh khoa học và cách phản ánh nghệ thuật Trong mỗi loại, sách lại được phân thành các mảng sách nhỏ hơn theo đặc trưng sáng tạo của các khoa học và các loại hình nghệ thuật mà nó phản ánh

Cách phân loại này có ưu thế là giúp người sử dụng

đi sâu vào đặc điểm sáng tạo của các loại sách, từ

phương thức nhận thức thế giới, góc độ tiếp cận đến đặc

điểm loại hình sáng tạo các khoa học và các loại hình nghệ thuật, từ đó giúp cho việc đọc sách, nghiên cứu khoa học thuận lợi hơn, giúp biên tập viên xây dựng

phương pháp phân tích, biên tập bản thảo được chính xác, hiệu qua |

Hạn chế của hệ thống này là không thực hiện được

sự phân chia đầy đủ, không thể bao quát hết được hiện

thực muôn màu muôn vẻ của sách, phản ánh không đầy

đủ mọi sự sáng tạo ngôn ngữ và các lĩnh vuc giao tiếp cụ thể

3 Phân loại sách theo đối tượng phục vụ

Những tiêu chí phân loại của hệ thống này dựa trên

những đặc trưng tâm lý, trình độ và nhu cầu riêng biệt

Trang 18

Về lứa tuổi, có thể phân chia theo sách cho thiếu

nhì, sách cho người lớn, thậm chí có thể có từng "tủ

sách" cho các lứa tuổi cụ thể

Về giới tính có thể phân chia thành sách cho phụ

nữ, sách cho nam giới

Theo nghề nghiệp, có thể có loại cho công nhân, cho

nông dân, cho sinh viên, cho bộ đội,v.v

_ Sách còn có thể phân chia theo trình độ độc giả:

sách phổ thông, sách nghiên cứu, sách dành cho các cấp

học từ thấp đến cao

Phân loại sách theo đối tượng phục vụ có ưu thế là tạo điều kiện phục vụ đầy đủ mọi tầng lớp quần chúng

trong xã hội, tiện cho việc tìm hiểu thị trường sách,

phát triển sự nghiệp xuất bản trong cơ chế thị trường Song, cách phân loại này cũng có hạn chế là không bao quát hết tất cả các loại sách, không giúp người làm

sách nắm được đặc điểm sáng tạo của từng loại hình

sách, phương thức xây dựng tác phẩm, làm cho biên tập

viên khó xử lý với từng loại sách cụ thể

4 Phần loại sách theo chức năng xã hội

Hệ thống phân loại này phân chia sách như hệ thống công cụ của các hoạt động xã hội với các mục đích

khác nhau Mỗi loại sách phục vụ cho việc thực hiện và

bị quy định bởi một chức năng xã hội nhất định Có thể

chia thành các loại: sách tra cứu chỉ dẫn; sách giáo

khoa,giáo trình; sách chuyển giao công nghệ và dạy

nghề; sách giải trí; sách tuyên truyền, cổ động; sách

Trang 19

thông tin khoa học, v.v

Ưu điểm của hệ thống phân loại này là giúp người đọc đi sâu, hiểu rõ bản chất xã hội của từng loại sách,

tìm hiểu những vấn đề cơ bản đang đặt ra đối với mỗi

loại để nâng cao chất lượng biên tập, xuất bản 7

-_ Hệ thống phân loại này có mối quan hệ hữu cơ đối

với cách phân loại theo thành phần độc giả Bởi lẽ, chức

năng xã hội của sách thường phải được cụ thể hoá đối

với mỗi loại đối tượng phục vụ cụ thể: sách giáo khoa gắn với từng cấp học; sách thông tin khoa học gắn với

các loại chuyên gia; sách phổ biến kỹ thuật sản xuất luôn gắn với bạn đọc phổ thông Do vậy, ở nhiều nước,

người ta nhập hai hệ thống phân loại này với nhau

thành hệ thống phân loại theo mục đích tác dụng

Tuy nhiên, hệ thống phân loại này cũng khó bao quát đầy đủ sự phong phú, đa dạng của chủng loại sách

và cũng không hướng vào làm rõ đặc trưng sáng tạo tác

phẩm cũng như nội dung khoa học chuyên biệt của

từng loại sách : _

Tóm lợi, sự phát triển của lịch sử xã hội và kinh tế

đã tác động đến sự nghiệp xuất bản không chỉ ở nội dung, xu hướng phát triển của sách mà còn cả ở hoạt

động phân loại sách, ảnh hưởng đến việc xuất hiện hoặc mất đi của loại sách này hoặc loại sách khác, đến tiêu chí để phân loại sách trong các giai đoạn lịch sử khác nhau Việc nghiên cứu các hệ thống phân loại sách

Trang 20

muốn đáp ứng yêu cầu của khoa học và thực tiễn luôn

luôn phải là hệ thống mở Chúng phải luôn luôn được

điều chỉnh và bổ sung cùng với sự phát triển của xã hội

III- NHỮNG CĂN CỨ PHẦN LOẠI SÁCH TRONG

CÔNG TÁC BIỀN TẬP

1 Yêu cầu của việc phân loại sách trong công tác biên tap

Trong hoạt động xuất bản sách, có nhiều ngành

cũng tiến hành phân loại sách Song, việc phân loại

sách trong công tác biên tập có những yêu cầu riêng như sau: 7

Thứ nhất, phân loại sách phải giúp người biên tap

hình dung được những đặc trưng tổng hợp của từng loại sách và những đặc trưng sáng tạo loại tác phẩm đó Tất

ca các nhân tố liên quan đến quá trình sáng tạo xuất bản phẩm như: đối tượng phục vụ, phương thức phản ánh, chức năng xã hội của từng loại sách phải đảm

nhiệm đều được sử dụng làm căn cứ để phân loại sách Người biên tập, ngay từ khi làm đề cương cho từng đề

tài đều phải nắm vững đặc trưng thể loại sách mà hình

dung được mô hình một cuốn sách cụ thể sẽ làm để thực

hiện những tác động xác định đến lớp độc giả đã định

Thứ hơi, phân loại sách trong công tác biên tập | không chỉ nhằm bao quát toàn bộ sản phẩm sách được

Trang 21

xuất bản (thống kê được mọi xuất bản phẩm), mà còn

_ hướng vào việc sáng tạo ra một tác phẩm cụ thể như là một bộ phận của một loại sách nhất định Nghĩa là người biên tập sẽ căn cứ vào đặc điểm chung của loại sách, nghiên cứu cái đặc thù và cái riêng, sự biểu hiện

của cái chung trong cái đặc thù (mảng sách) và cái cá biệt (cuốn sách cụ thể) để có thể biên tập xuất bản những cuốn sách đạt mục đích mong muốn và từ đó xây

dựng những thể loại mới, sách mới

2 Những căn cứ phân loại sách trong công tác biên tập

Loại sách, theo lý luận nghiệp vụ biên tập, là một

nhóm những cuốn sách được liên kết với nhau bởi nội

dung chuyên môn khoa học mà nó chứa đựng, có cùng

một chức năng xã hội và có chung nhóm bạn đọc mà sách phục vụ

Việc phân loại được dựa trên ba tiêu chí cơ bản là:

nội dung chuyên môn khoa học, chức năng xã hội của

sách và đối tượng mà sách hướng tới phục vụ Đây là những tiêu chí của một hệ thống phân loại thống nhất, có liên quan mật thiết với nhau, cùng có tác dụng hệ thống hoá và làm rõ đặc trưng sáng tạo của sản phẩm sách xuất bản Trong thực tiễn biên tập, tên gọi thông thường cho một số loại sách đôi khi chỉ chứa một dấu

hiệu phân loại, chẳng hạn: loại "sách thiếu nhi" chỉ

nhóm bạn đọc của loại sách, hay loại "sách giáo khoa"

Trang 22

điều đó không có nghĩa là trong những trường hợp này,

các tiêu chí khác không được tính đến khi phân loại sách

2.1 Căn cứ uào nội dung chuyên môn khoa hoc cua loqi sách

Trì thức chuyên môn khoa học được trình bày trong

mỗi loại sách là những khái niệm, phạm trù, quy luật và hình ảnh về lnh vực cuộc sống đã được con người

nhận thức, khám phá phản ánh và những phương tiện,

phương pháp dùng để nhận thức đối tượng của khoa

học cụ thể đó

Mỗi khoa học có đối tượng và phương pháp nhận thức phân ánh riêng Đối tượng nhận thức, phản ánh

của văn học trong loại sách văn nghệ là con người trong

mối quan hệ thẩm mỹ của nó Đối tượng nhận thức của triết học trong sách lý luận là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy v.v Phương thức phản ánh của các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

nghiêng về tư duy lôgic, nhận thức phản ánh thông qua

các khái niệm, phạm trù; còn phương thức nhận thức

của văn nghệ là nhận thức thông qua các hình ảnh gợi cảm của tư duy hình tượng

Mỗi loại hình nhận thức và phản ánh lại được chia

thành những chuyên ngành khoa học nhỏ hơn theo đặc

trưng sáng tạo của các khoa học và các loại hình nghệ

thuật cụ thể mà loại sách chứa đựng

Trang 23

chứa đựng trong sách là một tiêu chí để phân loại sách,

chúng ta không xem xét nó tách rời mà phải đặt nó trong mối quan hệ khăng khít với các tiêu chí khác là chức năng xã hội và đối tượng phục vụ của sách Nội

dung chuyên môn khoa học mỗi loại sách bị quy định chặt chẽ bởi chức năng xã hội và bạn đọc của loại sách ấy Thí dụ: nói về học thuyết Đácuyn nhưng nội dung trình bày trong sách khoa học khảo cứu rất khác với nội

dung học thuyết viết trong sách giáo khoa sinh học,

cũng rất khác với nội dung được đề cập trong sách khoa

học phổ thông v.v Cùng viết về những nội dung đường lối đổi mới của cách mạng Việt Nam hiện nay nhưng những vấn đề đề cập trong sách lý luận nhằm tuyên

truyền cho đường lối sẽ khác với nội dung sách cổ động

chính trị, hoặc loại sách chính trị phổ thông: Như vậy,

nội dung chuyên môn khoa học chứa đựng trong sách, khi phân loại, được xem xét ở nhiều phương diện: các

tri thức về đối tượng (các khái niệm, phạm trù, quy

luật, chân lý, nghệ thuật); phương pháp nhận thức

phản ánh; mục đích nhận thức, truyền bá nhằm tác

động đến đối tượng và xét trong mối quan hệ gắn bó,

quy định lẫn nhau, không tách rời này một cách độc lập

như trong hệ thống phân loại các khoa học mà môn khoa học luận đã đưa ra

2.2 Căn cứ uào chức năng xã hột của loại sách

Mỗi loại sách xuất hiện đều nhằm một mục đích xã

Trang 24

Chức năng xã hội là những tác động xã hội cụ thể mà loại sách tạo ra khi thâm nhập vào bạn đọc Để biểu thị

chức năng xã hội của sách,người ta thường dùng các

thuật ngữ: tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thông tin _Ở đây cần có sự phân biệt giữa mục đích loại sách

với giá trị khách quan của tác phẩm Giá trị tác phẩm là những cái tác giả đã làm được, đã được xã hội đánh giá, thừa nhận Giá trị ấy có khi vượt ra khỏi ý chí chủ

quan của tác giả Còn mục đích loại sách tức là mục

tiêu có chủ định của người làm sách hướng vào một

hoạt động xã hội nhất định trong việc tác động tới bạn đọc

Khi dựa vào chức năng xã hội để phân loại sách cần

xem xét nó trong quan hệ ràng buộc với nội dung

chuyên môn khoa học và thành phần bạn đọc Hai tiêu chí kia chi phối, cụ thể hoá mục đích xã hội cho từng

nhóm tác phẩm cụ thể Thí dụ, cùng thực hiện chức

năng tuyên truyền, nhưng có loại sách tuyên truyền về

pháp luật cho thanh niên, hoặc có loại sách tuyên

truyền về dân số, kế hoạch hoá gia đình cho cán bộ cơng

đồn cơ SỞ, v.V

2.3 Căn cứ uào đối tượng của loại sách

- Đối tượng là một tiêu chí phân loại có tác dụng xác

định rõ thêm mục đích xã hội của loại sách và nội dung

chuyên môn khoa học được loại sách chứa đựng Bởi lẽ,

xác định mục đích xã hội của loại sách chính là xác

định rõ vai trò của loại sách đó với một nội dung

Trang 25

chuyên môn khoa học cụ thể, hướng tới một đối tượng

xác định Tâm lý, trình độ và nhu câu của đối tượng

phục vụ lại quy định việc lựa chọn và xác định nội dung khoa học và phương pháp trình bày của loại sách đó -

Đối tượng của các loại sách không cố định, mà luôn luôn phát triển và biến đổi tuỳ thuộc vào sự phát triển

của đời sống và trình độ văn minh xã hội Sự phát triển của thành phần bạn đọc luôn luôn làm nảy sinh những

nhu cầu mới và xuất hiện những đặc điểm tâm lý, thị

hiếu mới Do vậy, đối tượng không chỉ là tiêu chí để

thực hiện phân loại sách trong công tác biên tập, mà

còn là cơ sở để biên tập viên và nhà xuất bản tìm kiếm, đề xuất những mảng sách mới phục vụ tốt hơn, đây đủ

hơn các nhu cầu xã hội

Đối tượng của loại sách luôn luôn gắn liền với chức

năng xã hội của loại sách đó, đây là hai mặt của một vấn đề, bởi vì, chức náng xã hội của sách thường phải được cụ thể hoá cho một loại đối tượng cụ thể Cả hai tiêu chí này sẽ chi phối toàn bộ nội dung phương pháp

và hình thức trình bày loại sách

Tóm lại, nội dung chuyên môn khoa học, mục đích

xã hội và đối tượng là những tiêu chí cơ bản để phân

loại sách trong công tác biên tập xuất bản Các tiêu chí

này không nên tách biệt tuyệt đối mà phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với nhau Phân loại sách theo hệ

Trang 26

hướng tới làm rõ đặc điểm sáng tạo của một nhóm và

một tác phẩm cụ thể, để từ đó giúp cán bộ biên tập xây dựng được phương pháp và các tiêu chuẩn biên tập cụ thể, khoa học, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

công tác biên tập sách

Trang 27

CHƯƠNG II `

BIÊN TẬP SÁCH LÝ LUẬN, CHÍNH TRỊ I- KHÁI NIỆM LÝ LUẬN, CHÍNH TRỊ VÀ

SÁCH LÝ LUẬN, CHÍNH TRỊ

1, Khái niệm lý luận:

Lý luận là tổng hợp các tri thức về tự nhiên và xã

hội được tích luỹ trong quá trình lịch sử hướng tới giải

thích, chứng minh làm sáng tỏ quy luật phát triển một

nh vực nào đó của hiện thực Nói cách khác, lý luận là hệ thống quan niệm chủ đạo trong một lĩnh vực tri

thức, những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của loài ngươi được khái quát hoá cao

Như vậy, lý luận là hệ thống những tri thức đã được

khái quát tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các quy luật và mối quan hệ cơ bản của hiện thực, chứa đựng chân lý

khách quan về sự vận động phát triển của hiện thực

Lý luận có thể phân chia theo sự phân loại khoa học: có lý luận khoa học xã hội, nhân văn, có các học

Trang 28

của các lĩnh vực khoa học cụ thể: lý luận văn học, các

học thuyết kinh tế, chính trị học v.v Lý luận phản ánh chân lý tương đối trong quá trình nhận thức hiện thực khách quan Lý luận không có sự tuyệt đối, nhất thành bất biến, nó phải được phát triển, bổ sung cùng với sự phát triển của nhận thức chân lý

Ngoài khái niệm lý luận là khái niệm thực tiễn Lý

luận và thực tiễn luôn quan hệ hữu cơ với nhau Lý

luận xuất phát từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn, được

thực tiễn kiểm nghiệm Thực tiễn luôn là cơ sở, động

lực, mục tiêu của nhận thức lý luận, là tiêu chuẩn của chân lý Lý luận có tính năng động tích cực tác động trở

lại thực tiễn Lý luận soi sáng cho hoạt động thực tiễn

bằng những dự báo khoa học của nó Lý luận có thể trở

thành sức mạnh vật chất vô tận góp phần cải tạo thế giới Thực tiễn không có lý luận dẫn đường là thực tiễn mù quáng, tự phát, lý luận tách rời thực tiễn là lý luận

suông, tư biện, bế tắc Thực tiễn cũng phải hướng tới lý

luận, bổ sung và phát triển lý luận Còn lý luận lại luôn

phải soi đường, hướng dẫn thực tiễn

Trong lĩnh vực khoa học xã hội, khái niệm lý luận

gắn liền với khái niệm hệ tư tưởng Hệ tư tưởng cũng

chính là một hệ thống các quan điểm khái quát về

chính trị, pháp luật, khoa học, triết học, đạo đức ,

nhưng các quan điểm này đang được các gìa1 cấp xã hội

khác nhau vận dụng làm vũ khí đấu tranh tư tưởng

nhằm bảo vệ hoặc biến đổi hình thái kinh tế - xã hội

Trang 29

nào đó Do đó, lý luận là hệ thống tri thức khoa học khách quan còn hệ tư tưởng là lý luận được vận dụng phục vụ mục đích chủ quan của một giai cấp xã hội nhất định Các giai cấp cách mạng, tiên tiến thường xây dựng hệ tư tưởng cách mạng và khoa học Ngược lại, các giai cấp phản động thường duy trì hệ tư tưởng phan dong, phi khoa học

Lý luận Mác - LênIn trong thời đại ngày nay, vừa là

một hệ thống lý luận khoa học xã hội đúng đắn nhất mà chưa có hệ thống lý luận khoa học nào vượt qua

được, vừa là hệ tư tưởng cách mạng của giai cấp công nhân - gia1 cấp cách mạng nhất có sứ mệnh cao cả là

giải phóng triệt để xã hội khỏi mọi sự áp bức, bóc lột

Lý luận đó là một nội dung cơ bản được đề cập trong

loại sách lý luận, chính trị 2 Khái niệm chính trị

Khái niệm này có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ

khác nhau Chính trị, dưới góc độ là lĩnh vực hoạt động

xã hội, theo V.I.Lênn: " là lĩnh vực những mối quan

hệ giữa £ất cả các giai cấp, các tầng lớp với nhà nước và

chính phủ, lĩnh vực những mối quan hệ giữa (ốf cổ các gia1 cấp với nhau" _

Vấn để cốt tử của mọi cuộc đấu tranh giai cấp, của

1.V [Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Matxcova,

Trang 30

các cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước Bởi thế, bản chất chính trị của một vấn đề nào đây là ở chỗ quan hệ của vấn đề đó với những chính quyển nhà

nước như thế nào? Lĩnh vực chính trị là lĩnh vực hoạt động thực thi lợi ích và quyền lực của nhà nước thống

trị Tất cả các vấn đề về cơ cấu tổ chức nhà nước, sự

tham gia vào công việc nhà nước, sự quản lý nhà nước, hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, quan hệ giữa

các dân tộc, quốc gia đều nằm trong lĩnh vực hoạt

động chính trị, hợp thành bức tranh chung về chính trị

Chính trị dưới góc độ là chính trị học (khoa học

chính trị hay lý luận chính trỊ) là một môn khoa học về những quy luật phát sinh, phát triển của đời sống

chính trị xã hội Chính trị học bao gồm những trì thức

về chính trị, ý thức chính trị, về quyền lực, tổ chức chính trị những kiến thức về cơ chế, biện pháp và các

quy trình công nghệ chính trị Khoa học chính trị có thể

phân chia thành khoa học đại cương về chính trị và các

khoa học chính trị chuyên biệt đi sâu nghiên cứu các hiện tượng, quá trình cụ thé trong lĩnh vực chính trị

Trong các quan hệ xã hội, lĩnh vực chính trị thuộc

về kiến trúc thượng tầng và chịu sự quyết định của một cơ sở kinh tế cụ thể Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, song có tác động mạnh trở lại cơ sở kinh tế Sự tác động của chính trị đối với cơ sở kinh tế có thê

theo hai chiều hướng: tác động tích cực, thúc đẩy kinh

Trang 31

tế phát triển nếu thuận chiều với các quy luật kinh tế

khách quan; hoặc ngược lại, tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế nếu nó không tuân theo các quy luật kinh tế Trong những thời điểm cụ thể, chính trị có

thể có vai trò quyết định sự ổn định và phát triển của kinh tế Vì thế, Lênin đã khẳng định: chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, song chính trị lại không thể

không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế Phản ánh

cuộc đấu tranh cho lợi ích chính trị của các gia1 cấp, các chính đẳng, truyền bá khoa học chính trị, tuyên truyền

giáo dục ý thức chính trị cũng là một nội dung cơ bản của loại sách lý luận, chính trị |

—8 Sách lý luận, chính trị |

Sách lý luận, chính trị là loại sách trực tiếp phỏn

ánh, truyền bá hệ tư tưởng của một giai cấp, đường lối,

chính sách của nhà nước, các chính đảng, các tổ chức chính trị nhằm thực hiện uà bảo uệ những lợi ích chính

trị của một giai cấp, một dân tộc

Lý luận được khai thác, đề cập trong loại sách lý

luận, chính trị không chỉ với tư cách là khoa học thuần

tuý, mà còn là những vấn đề lý luận gắn liền với đấu tranh chính trị, làm cơ sở cho đấu tranh chính trị Do vậy, lý luận ở đây được khai thác với tư cách là hệ tư tưởng giai cấp Đó là thứ lý luận cách mạng

Ở nước ta hiện nay, lý luận trong loại sách lý luận,

Trang 32

tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi lẽ đó là hệ tư tưởng khoa học và cách mạng nhất của thời đại, đó là cơ sở tư tưởng và kim chỉ nam cho đường lối và mọi hoạt động cách mạng của Đảng và nhân dân ta

Chính trị được đề cập trong nội dung sách lý luận, chính trị là những vấn đề của khoa học chính trị làm cơ sở cho đấu tranh chính trị của gia cấp, dân tộc Đó là toàn bộ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;

cương lĩnh và chiến lược hoạt động của các tổ chức

chính trị - xã hội; những luật lệ và chính sách quản lý

nhà nước, những thông tin, cổ động cho phong trào

chính trị, v.v

Nói cách khác, lý luận được khai thác ở nội dung

loại sách này là lý luận nhằm soi sáng những vấn đề

chính trị, nhằm giải quyết mục tiêu chính trị, tạo cơ sở khoa học cho hoạt động chính trị Những vấn đề chính trị được đề cập trong sách lý luận chính trị là những vấn đề đang được đặt ra và giải quyết trên cơ sở lý luận

khoa học, nhằm nâng cao trình độ tự giác chính trị của

quần chúng cách mạng

Theo các tiêu chí khác nhau, sách lý luận, chính trị

ở nước ta có thể được phân chỉa thành nhiều mỏng

sách: :

- Theo loại hình xuất bản phẩm, có các loại sách

toàn tập, tuyển tập tác phẩm kinh điển, tác phẩm của

các nhà hoạt động chính trị; sách văn kiện của Đảng,

Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; các sách biên

Trang 33

soạn theo chuyên đề; sách viết (sáng tác) lý luận, chính trị; các sách dịch về lý luận, chính trị, v.v

- Theo đối tượng phục vụ, sách lý luận, chính trị có

thể phân thành các mảng: sách nghiên cứu lý luận, chính trị; sách lý luận, chính trị phổ thông; sách giáo khoa lý luận, chính trị các cấp; sách tuyên truyền đối ngoại, Vv.V

II- CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA SÁCH LÝ LUẬN,

CHÍNH TRỊ

1 Chức năng của sách lý luận, chính trị

Nhu cầu xã hội là nhân tố quyết định sự ra đời hoặc

mất đi của một loại sách Việc nghiên cứu chức năng xã

hội của sách lý luận, chính trị là một vấn đề quan trọng

giúp ta nắm vững đặc trưng quá trình sáng tạo, biên tập loại sách này

Mục đích xuất bản sách lý luận, chính trị là nhằm

hình thành, phát triển ở bạn đọc tính tự giác chính trị,

năng lực và nhiệt tình tham gia vào đời sống chính trị đất nước Trình độ tự giác chính trị thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong ý thức chính trị, mà mức độ cao nhất của nó là xây dựng được niềm tin chính trị Niềm

tin chính trị được hình thành trên cơ sở phát triển cao

Trang 34

- Trị thúc chính trị nâng cao năng lực nhận thức

bản chất, nội dung, quy luật vận động của các quan hệ

chính trị trong một thiết chế xã hội nhất định Lý luận

khoa học cách mạng là trình độ cao mà tri thức chính

trị phải đạt tới Những tri thức này hình thành thế giới

quan, phương pháp luận đúng đắn cho quần chúng

cách mạng, thông qua giáo dục, rèn luyện trong cả quá

trình cách mạng

- Tình cảm, ý chí cách mạng cũng là một mặt của ý

thức chính trị Ở cấp độ thông thường, ý thức chính trị

hình thành qua kinh nghiệm sống, qua sự tác động của các sự kiện chính trị đến tình cảm cách mạng của mỗi

người Ý thức này thường không ổn định, dễ thay đổi

tuỳ thuộc vào mức độ lợi ích được đáp ứng và sự tác

động của các sự kiện chính trị, các thiết chế công tác tư

tưởng Ý thức chính trị thông thường nếu được sự soi

sáng của lý luận khoa học sẽ trở thành niềm tin, tư

tưởng của mỗi người Đó là biểu hiện tính tự giác chính

trị ở mức độ cao, là mục đích của việc xuất bản sách lý

luận, chính trị cần đạt được Muốn vậy, sách lý luận,

chính trị phải vừa tác động tới lý trí, nâng cao tri thức lý luận cách mạng, vừa tác động tới tình cảm, nâng cao ý chí, tình cảm cách mạng của bạn đọc để nâng dần ý

thức chính trị đúng đắn, trở thành niềm tin và hành

động cách mạng tự giác của họ Bởi lẽ, tri thức tự nó sé

không đưa lại một chất lượng mới nào của ý thức chính

trị nếu nó không biến thành niềm tin và qua niềm tin

Trang 35

được vật chất hoá thành hành động cách mạng của con

người, tạo ra các phong trào cách mạng biến đối lịch sử

Để thực hiện mục đích đó, sách lý luận, chính trị ở

nước ta có những chức năng quan trọng sau đây:

Thứ nhất, tuyên truyền giáo dục lý luận Móc - Lénin uà tứ tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao trùnh độ tri

thức chính trị cho cán bộ uà nhân đân

Lý luận Mác - Lênin là đỉnh cao và là sự kết tỉnh

những thành tựu khoa học lý luận của loài người Lý luận đó không thể tự phát hình thành trong phong trào

quần chúng mà phải được đưa vào, được giáo dục trong quá trình vận động cách mạng Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội bo qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, việc giáo dục

lý luận Mác - Lênin là một công việc khó khăn, phức

tạp, một quá trình lâu dài Việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta phải gắn liền với truyền thống văn hoá của dân tộc, phù hợp với điều kiện và tâm lý

của nhân dân ta Tư tưởng Hồ Chí Minh là mẫu mực

của sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác -

Lénin vao điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam Do đó, việc giáo dục lý luận Mác - Lênin ở Việt Nam không

tách rời giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 36

của chủ nghĩa xã hội vìin vào sự sụp đổ của Liên Xô và

các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu để tấn công chủ

nghia Mac - Lénin, hong phủ định mọi giá trị khoa học

và cách mạng của nó Đảng ta kiên trì con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì đó chính là con đường giải

phóng nhân dân lao động khỏi mọi xiềng xích, bất công

đưa nhân dân ta đến ấm no, hạnh phúc Cơ sở lý luận

cho việc xây dựng một xã hội như vậy chỉ có thể là chủ

nghĩa Mác - Lénin, chu nghĩa đó vẫn là kim chỉ nam

cho mọi hành động cách mạng của Đảng ta Sự sụp đổ

của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu không phải là sự tan vỡ của lý tưởng xã hội chủ nghĩa,

của lý luận Mác - Lênin mà đó chỉ là sự sụp đổ của việc vận dụng không đúng đắn tư tưởng đó, sai lầm chủ

quan của những người lãnh đạo kết hợp với sự tấn công từ nhiều phía của kẻ thù Chủ nghĩa Mác - Lênin cần

được bảo vệ, kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển

hơn bao giờ hết Sách lý luận, chính trị phải góp phần

quan trọng vào nhiệm vụ đó, phải cung cấp cho bạn đọc

đầy đủ các tác phẩm kinh điển, các tác phẩm giới thiệu

chủ nghĩa Mác - Lênin, các cuốn sách lý luận sắc bén

nhằm bảo vệ sự đúng đắn, trong sáng của chủ nghĩa

Mác - Lénin

Thứ hai, tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng uà Nhà nước, cổ động, tổ chức hònh động cách mạng của quần chúng để thực hiện các mục tiêu cách mạng đã uạch rơ

Trang 37

Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước xác

định rõ các mục tiêu và con đường thực hiện những

mục tiêu cách mạng của dân tộc trong mỗi thời kỳ cụ

thể Đường lối đó phải được quần chúng nhận thức và thực hiện một cách tự giác Sách lý luận, chính trị phải

là công cụ để nâng cao nhận thức chính trị của quần

chúng |

Ngoài việc thông tin, tuyên truyền đường lối, chính

sách, sách lý luận, chính trị còn là phương tiện tổng kết

kinh nghiệm thực tiễn, truyền bá, nhân rộng các kinh

nghiệm và điển hình tiên tiến trong việc thực hiện các

mục tiêu chính trị, nhanh chóng biến các mục tiêu

thành hiện thực cách mạng, thúc đẩy phong trào cách

mạng

Thông qua sách lý luận, chính trị, những "thông tin

ngược" phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ chính

trị, những nhu cầu từ cơ sở hoạt động cách mạng được

chuyển tải đến Trung ương và các cơ quan có trách nhiệm Trên cơ sở đó, đường lối cách mạng của Đảng được bổ sung, phát triển kịp thời, bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận cách mạng và thực tiễn Đường lối, chính sách của Đảng luôn xuất phát từ thực tiễn

sinh động tạo ra động lực cho sự phát triển của cách

mạng a

Trang 38

Minh, xuyén tac đường lôi, chính sách cua Dang va

Nhà nước

“Đây là chức năng quan trọng góp phần bảo vệ những giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa

Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao sức chiến

đấu và sự phát triển sáng tạo của nó Do bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin có sự kết hợp hữu cơ tính khoa

học và tính cách mạng nên ngay từ khi ra đời và trong

suốt quá trình phát triển của nó luôn luôn phải đấu tranh với những quan điểm tư tưởng phản động sai trai Mac va Angghen đã xác lập học thuyết của mình thông qua nửa thế kỷ đấu tranh lý luận và tư tưởng cực

kỳ gay gắt

Lênin cũng đã không ngừng đấu tranh để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác thông qua nhiều tác phẩm

luận chiến Người cũng khẳng định: Trên mặt trận tư

tưởng không có trung gian, hoặc phục vụ cho giai cấp

vô sản, hoặc đứng về phía tư sản, không có trung gian, quá độ trong công tác tư tưởng, trong ý thức tư tưởng

Thực hiện chức năng đấu tranh tư tưởng, sách lý luận, chính trị không chỉ là công cụ để chống lại sự bôi nhọ, phủ định trực tiếp của kẻ thù tư tưởng, mà còn bao

gồm cả việc thực hiện trao đổi, tranh luận lam sang to

chan lý trong nghiên cứu lý luận, những sai lầm về ly

luận, quan điểm chính trị và tình cảm cách mạng nảy

sinh ngay trong Đảng và cán bộ chính trị đang lãnh đạo

quản lý công việc của nhà nước Sách lý luận, chính trị

Trang 39

phải góp phần phê phán, chống tiêu cực trên lĩnh vực lý luận, chính trị, song phải có phương pháp khôn khéo không để kẻ địch lợi dụng: phải làm cho các nhà khoa

học lý luận phát huy sáng tạo, trình bày rõ quan điểm

và kiến nghị những vấn đề thuộc lý luận chính trị của đất nước

2 Vai trò của sách lý luận, chính trị

Thực hiện mục tiêu và các chức năng cơ bản trên, sách lý luận, chính trị thực sự đóng vai trò quan trọng

trong đời sống văn hóa, tư tưởng chính trị của xã hội, cũng như trong công tác lý luận, tư tưởng của Đảng Vai trò đó có thể tóm tắt ở những điểm sau: |

- Sách lý luận, chính trị thúc đẩy sự phát triển và

tăng cường sức chiến đấu của công tác nghiên cứu lý

luận |

- Sach lý luận, chính trị cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng đường lối chính trị và tri thức, phương

pháp khoa học cho hoạt động chính trị

- Sách lý luận, chính trị là công cụ xây dựng thế giới

quan khoa học, ý thức cách mạng cho quần chúng, biến

lý luận, ý chí thành thực tiễn _

- Trong việc tổ chức hành động cách mạng, quản lý

điều hành xã hội, sách lý luận, chính trị trở thành công

cụ thông tin hai chiều và nhiều chiều, là phương tiện tổ chức, quản lý kinh tế, xã hội

Trang 40

phương tiện để trao đổi, tranh luận, tìm tòi chân lý

khoa học, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động chính trị, tư tưởng III.ĐẶC TRƯNG CỦA SÁCH LÝ LUẬN, CHÍNH TRỊ 1 Đặc trưng về phương thức nhận thức, phản ánh Sách lý luận, chính trị nhận thức, phản ánh hiện thực theo con đường tư duy lôgíc, tác động chủ yếu vào

lý trí bạn đọc Những đặc điểm của tư duy lôgíc bộc lộ

nổi bật trong việc so sánh với tư duy hình tượng Ở những điểm sau:

Thứ nhốt, trong quá trình nhận thức, tư duy lôgIc thường bỏ qua những chi tiết cụ thể cảm tính, ngẫu

nhiên hướng tới những nét khái quát, những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng Tư duy hình tượng nắm

bắt thực tại một cách chỉnh thể, toàn khối, sinh động và

cảm tính như nó vốn đang tồn tại trong hiện thực Nhà khoa học thưởng trừu tượng hoá, khái quát hoá, đem chia

cắt sự vật hiện tượng hoặc cố định chúng lại để phân tích

so sánh, sau đó mới tổng hợp, khái quát lại để tìm ra bản

chất, quy luật Ngược lại, nhà văn khi quan sát thực tại

luôn ghi lại chỉ tiết hình ảnh cụ thể, cảm tính các sự vật,

hiện tượng Họ đặc biệt chú ý đến những chi tiết độc đáo bộc lộ cá tính, gây ấn tượng cảm xúc

Thứ hơi, tư duy lôgíc phản ánh bản chất, quy luật

Ngày đăng: 08/11/2022, 00:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN