ie CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO
TONG KET DE TAI NAM 2003
Đề tài: " Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để bảo quản chế biến thử nghiệm
một số sản phẩm rau quả tại Sơn La "
(Mã số: KC - 01 - 2002)
Cơ quan chủ trì để tài: Công ty cà phê và cây ăn quả Son La Đơn vị phối hợp: Viện thiết kế Chế tạo Máy Nông Nghiệp
Cơ quan quản lý đề tài: Sở khoa học công nghệ và môi trường
Tỉnh Sơn La
Chủ nhiệm dé tài: Cử nhân - Nguyễn Vĩnh Đức
Cán bộ phối hợp thực hiện đề tài:
- Vương Hải: Thạc sỹ khoa học Nông Nghiệp;
- Tống Mạnh Hồ: Kỹ sư Bảo quản chế biến - Cty cà phê và cây ăn quả Sơn La;
- Đào Danh Khởi: Kỹ sư chế biến - Công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La; - Trần Long: kỹ sư chế tạo máy- Viện thiết kế Chế tạo Máy Nông Nghiệp; - Trần Thị Kim Chi: Kỹ sư Hoá thực phẩm-Viện thiết kế Chếtạo Máy Nơng Nghiệp
§0L6
Trang 2Mục lục
Lời nói đầu
Phan I: Mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài 2- ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3- Mục tiêu của dé tài
4- Các nhiệm vụ thực hiện đề tài 5- Giới hạn của đề tài
Phần II :Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1- Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2- Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
3- Nội dung đề tài
Phan IIT: Kết quả nghiên cứu và phân tích
1- Khảo sát vùng nguyên liệu
2- Điều tra thị trường tiêu thụ sản phẩm 3- Tham quan tìm hiểu công nghệ
4- Quy trình chế biến các loại sản phẩm và bảo quản nguyên liệu trước khi chế biến
5- Cải tạo nhà xưởng và bố trí sắp xếp
6- Thiết kế chế tạo và lắp đặt thiết bị ~ 7- Về kết quả sản xuất thử nghiệm
Trang 3Lời nói đầu
Sơn La là một tỉnh miền núi với khí hậu mát mẻ và đất đai mầu mỡ Đó là điều kiện lý tưởng cho các loại cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt đới Tuy nhiên từ trước đến nay các rau quả ở Sơn La chủ yếu tiêu thụ tươi là chính, vì vậy mà giá trị kinh tế không cao, người dân không chú tâm lắm vào việc chăm sóc vườn cây của mình Để tăng giá trị kinh tế của các loại rau quả tại địa phương, tạo ra sản
phẩm hàng hoá mới cho tỉnh Sơn La, đó là loại hàng hoá rau quả đóng hộp và
đóng lọ, khuyến khích nông đân tích cực sản xuất các loại rau quả phục vụ cho
sản xuất để tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân Với quyết định
số1378/QĐÐ-UB ngày 30/5/2002 của UBND Tỉnh Sơn La về việc phê duyệt đề
cương và dự toán kinh phí đề tài: " Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để bảo quản
chế biến thử nghiệm một số sản phẩm rau quả tại Sơn La " Đơn vị
chủ trì đề tài: Công ty Cà phê và cây ăn quả Sơn La
Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của cơ quan quản lý để tài là Sở Khoa học Công nghệ & MT Sơn lavà Viện thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp đã tạo
Trang 4PHAN I: MG DAU
1- Tính cấp thiết đề tài :
Nông sản nói chung và rau quả nói riêng thu hoạch theo từng mùa vụ, tuỳ theo mỗi loại xen kẽ và dàn trải trong năm Để đem lại hiệu quả cho người
sản xuất, đạt được mục đích đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ người tiêu dùng thì vấn đề bảo quản và chế biến rau quả sau thu hoạch là vấn đề rất cần thiết và cấp bách Nó chẳng những duy trì mà còn làm tăng chất lượng , tăng hiệu quả kinh tế, kéo dài thời gian sử dụng cho các sản phẩm rau quả, trở thành hàng hoá cung cấp cho thị trường vào những khi đã hết thời vụ Đồng thời cung cấp cho thị trường liên tục, quanh năm những sản phẩm riêng của từng địa phương
Qua điều tra khảo sát tại Sơn La có rất nhiều loại măng, trong đó có loại
măng sặt, măng ngọt, măng lay là những loại măng rất sẵn và dễ trồng Măng
được đưa vào chế biến, muối dưa, muối mặn hoặc dầm dấm cùng với ớt, tỏi và
một số gia vị khác được tiêu thụ rất chạy trên thị trường các tỉnh thành phố, được nhiều người ưa dùng có tác dụng kích thích ăn ngon miệng
Về rau: Tỉnh Sơn La cũng có thể trồng và phát triển được các loại ngô non,
ngô bao tử, dưa chuột bao tử, su hào, súp lơ Các loại rau đậu này có thể chế biến: đóng hộp, đóng lọ Các gia vị cũng có thể làm tương ớt với công nghệ chất
lượng cao
Về quả: Sơn La có mơ, mận, xoài, dứa, nhãn ngoài tiêu thụ tươi còn có thể chế biến đóng lọ, đóng hộp dạng mứt, quả nước đường
Do vậy việc triển khai đề tài, ứng dụng công nghệ chế biến để xây dựng một dây truyền công nghệ chế biến các sản phẩm rau quả của Sơn La là hết sức cần thiết Đề tài thành công sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá mới cung cấp cho thị trường Khuyến khích được người nông dân sản xuất ra nhiều loại rau quả góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân
Trang 5Tại Công ty cà phê cây ăn quả Sơn La hiện nay có dây truyền thiết bị chiên
giòn củ quả, nên có thể tận dụng được một số thiết bị có sắn và mặt bằng phân
xưởng sẽ giảm chỉ phí đầu tư và đạt hiệu quả cao hơn
- Dạng kết quả của đề tài là: Qui trình công nghệ sản xuất các loại rau quả đóng hộp
- Xây dựng quy trình bảo quản dự trữ rau quả trước khi chế biến
- 1 Dây truyền thiết bị máy móc sản xuất rau quả đóng hộp, đóng chai công suất 5.000tấn /năm
- Các sản phẩm rau quả đóng hộp, đóng lọ:
+ Quả nước đường gồm: Nhãn, vải, xoài, mơ
+ Rau Quả muối: Măng, nấm, dưa chuột, ớt, cà chua * Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra:
- Qui trình công nghệ sản xuất từng loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo qui định
- Dây chuyền thiết bị sản xuất đồng bộ, hoạt động tốt, đảm bảo các thông số kỹ thuật
*Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sẵn phẩm tạo ra:
- Về chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo qui định của Bộ y tế, chỉ tiêu hoá lý, cảm quan tuỳ theo từng sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng
*Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
- Sau khi kết thúc đề tài có được một dây truyền thiết bị sản xuất rau quả
đóng hộp ổn định đảm bảo các thông số kỹ thuật đề ra theo thiết kế
- Các qui trình cơng nghệ hồn chỉnh, sản xuất các loại rau quả đóng hộp,
đóng lọ đạt các tiêu chuẩn qui định về sản phẩm thực phẩm
- Đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân đã được đào tạo trong quá trình thực hiện để tài, sẽ tiếp tục tiếp nhận dây truyền sản xuất để sản xuất mở rộng với qui
mô lớn hơn
2- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
2.1- Bồi dưỡng đào tạo cán bộ Khoa học và Công nghệ:
- Đào tạo được đội ngũ kỹ thuật viên: 5 người thành thạo về kỹ thuật công nghệ sản xuất các loại rau quả đóng hộp, đóng lọ
Trang 6- Tăng giá trị kinh tế của các loại rau quả Tạo ra các sản phẩm hàng hoá mới cho tỉnh Sơn La là rau quả đóng hộp, đóng lọ
- Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất các loại rau quả phục vụ cho
sản xuất, để tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống
- Đề tài thành công sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho một số lao động, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp (đơn vị chủ trì đề tài)
~ Kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm nông sản, làm tăng giá trị hàng hố của nơng sản
3- Mục tiêu của đề tài :
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để sản xuất các loại rau quả của địa
phương thành sản phẩm hàng hoá gồm: các loại quả đóng hộp như: Nhãn, xoài,
đứa Các loại rau muối đóng lọ như: Măng, dưa chuột, nấm
- Xây dựng được quy trình, công nghệ bảo quản dự trữ rau quả trước khi đưa vào chế biến
- Xây dựng được dây truyền công nghệ và quy trình kỹ thuật sản xuất các
sản phẩm trên
- Trên cơ sở của đề tài tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm
4- Các nhiệm vụ thực hiện đề tài:
- Khảo sắt nguồn nguyên liệu các loại rau quả dự kiến chế biến trong tỉnh; Khảo sát nhu cầu thị trường về các sản phẩm chế biến trong và ngoài tỉnh
- Tham quan tìm hiểu công nghệ chế biến rau quả đóng hộp, đóng lọ tại Hà Nội và các tỉnh miền xuôi
- Xây dựng quy trình bảo quản rau quả dự trữ trước khi sản xuất
- Xây dựng qui trình sản xuất các sản phẩm rau quả đóng hộp, đóng lọ tại
địa phương
- Hợp đồng gia công thiết bị, cải tạo sửa chữa nhà xưởng, lắp đặt thiết bị
dây chuyền công nghệ
- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ
- Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm rau quả đóng hộp:
Trang 7- Quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm
- Tìm hiểu và nắm bắt được một số tài liệu về chế biến rau quả đóng hộp
- Lựa chọn xây dựng được được qui trình công nghệ chế biến các loại rau
quả phù hợp với nguồn nguyên liệu địa phương, và đáp ứng thị hiếu của người
tiêu dùng
- Thuê chuyên gia hướng dẫn công nghệ 5- Giới hạn đề tài:
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ năm 2002đến năm 2003 (hai năm)
- Phạm vi của đề tài: Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn và đang ở mức độ thử nghiệm Các sản phẩm đó là: rau quả đóng hộp, đóng lọ ở đây là sản
Trang 8PHẦN II:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
- Tình hình trong tỉnh : Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa có đơn vị nào thực hiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau, củ, quả đóng hộp Hầu hết các sản phẩm rau quả đều tiêu thụ tươi, chưa qua chế biến, hoặc chỉ chế biến thủ công, thời gian bảo quản ngắn, chưa trở thành hàng hoá
- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài: hiện nay một
số tỉnh miền xuôi và các viện nghiên cứu rau quả, công nghệ sau thu hoạch, Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp cũng đã nghiên cứu sản xuất thiết bị và xây dựng qui trình công nghệ sản xuất các loại rau quả đóng hộp, đóng lọ, đóng túi PVC tuỳ theo nguồn nguyên liệu sẵn có của từng địa phương như: ngô bao tử, dưa chuột bao tử, su hào, súp lơ, nhãn, vải, dứa phù hợp với qui mô vừa và nhỏ của từng địa phương Hiện nay đã có một số nhà máy chế biến rau quả đóng hộp, đóng lọ như: Nhà máy chế biến nước đứa ở Ninh Bình, nhà máy chế biến cà chua tại Hải Phòng với quy mô và trang thiết bị tương đối hiện đại
Trên thế giới ngành sản xuất rau quả đóng hộp phát triển mạnh từ lâu đời và đã cho ra các sản phẩm nổi tiếng với công nghệ cao và thiết bị hiện đại, nhưng chi phí đầu tư rất lớn
2- Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu:
- Tham quan tìm hiểu lựa chọn công nghệ, công suất thiết bị tại Hà Nội và các tỉnh miền xuôi
- Tìm hiểu và nắm bắt được một số tài liệu về chế biến rau quả đóng hộp
- Lựa chọn xây dựng được được qui trình công nghệ chế biến các loại rau quả phù hợp với nguồn nguyên liệu địa phương, và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng
- Thuê chuyên gia hướng dẫn công nghệ
3- Nội dung đề tài :
- Khảo sát nguồn nguyên liệu các loại rau quả dự kiến chế biến trong tỉnh;
Trang 9- Tham quan tìm hiểu công nghệ chế biến rau quả đóng hộp, đóng lọ tại Hà Nội và các tỉnh miền xuôi
- Xây dựng quy trình bảo quản rau quả dự trữ trước khi sản xuất
- Xây dựng qui trình sản xuất các sản phẩm rau quả đóng hộp, đóng lọ tại địa phương
- Hợp đồng gia công thiết bị, cải tạo sửa chữa nhà xưởng, lắp đặt thiết bị
dây chuyền công nghệ
- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ
- Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm rau quả đóng hộp:
+ Quả nước đường gồm: Nhãn, vải, xoài, mơ
+ Rau Quả muối: Măng, nấm, dưa chuột, ớt, cà chua
Trang 10PHAN III:
KET QUA NGHIEN CUU VA PHAN TICH
1- Khảo sát vùng nguyên liệu:
Để thực hiện tốt tiến độ của đề tài Chủ nhiệm đề tài đã cử các cán bộ
tham gia thực hiện để tài đã khảo sát, thu thập các số liệu về vùng nguyên liệu, tại một số vùng trong tỉnh Chúng tôi xin báo cáo các số liệu thu thập được (chủ
yếu là các nguyên liệu phục vụ cho đề tài) như sau:
® Huyện Mộc Châu
Qua điều tra khoả sát và thu thập tài liệu từ Cục thống kê tỉnh chúng tôi đã
có những số liệu như sau:
Biểu 1.1: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả (năm 2000) Cây ăn quả Điện tích (ha) Sản lượng (tấn) Mơ 879 1318 Dứa 18 131 Nhãn 505 652 Xoài 72 169
Thời điểm thu hái của các loại quả này cũng diễn ra rất khác nhau; mơ thu
hoạch vào khoảng tháng3,4; dứa, xoài thu hoạch vào tháng 5,6,7; nhãn khoảng giữa tháng 8 Các loại cây ăn quả này thường chín rộ, thu hái trong 1-2 tuần và chủ yếu là tiêu thụ tươi là chính với số lượng không đáng kể Nếu không chế biến
và bảo quản ngay sẽ rất đễ bị hỏng không bán được
Về rau, măng hàng năm mộc Châu cũng có khoảng vài trăm ngàn tấn thu hoạch theo thời vụ và chủ yếu vẫn là tiêu thụ tươi, chưa có các sản phẩm đóng lọ
+ Huyện Yên Châu:
Trang 11- Yên Châu là một vùng xoài nổi tiếng của Sơn La và được coi là vùng mang nét văn hoá ẩm thực về xoài của Việt Nam Xoài Yên Châu có vị thơm, ngọt dịu dàng, vỏ mỏng, thịt dây rất tốt cho việc chế biến các sản phẩm nước xoài đóng hộp, đóng lọ Sản lượng xoài của Yên Châu hàng năm ước đạt khoảng 4.000 tấn (Số liệu thu thập được ở Trung tâm khuyến nông huyện)
Xoài ở đây vẫn thường được thu hái thủ công, vận chuyển bằng những
phương tiện thô sơ Chưa có các phương pháp bảo quản và chế biến thành các sản phẩm khác, nên xồi khơng để được lâu và chóng hỏng dẫn tới giá xoài rất rẻ
Vì xoài Yên Châu mang nét văn hoá đặc trưng của người trồng xoài Yên Châu, nên trồng xoài là một thú vui của người Yên Châu nên diện tích trồng xoài
của Yên Châu trong những năm tới có thể luôn luôn phát triển
- Dứa yên Châu cũng rất thơm ngon cũng chủ yếu dùng tươi là chính Nếu
chế biến thành sản phẩm đồ hộp sẽ có chất lượng rất cao
+ Huyện Mường La:
Biểu 1.3: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả (năm 2000) Cây ăn quả Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Mơ 61 5 Dứa 13 17 Nhãn 943 280 Xoài 1295 550
Xoài Mường La với diện tích và sản lượng rất lớn, hàng năm cũng chỉ vận chuyển ra thị xã để tiêu thụ tươi là chính Vì vậy xồi khơng bảo quản được lâu
dẫn tới giá thành giảm
Dứa chủ yếu được thu hái thủ công và vận chuyển bằng những phương tiện
thô sơ, chưa có các phương pháp bảo quản thích hợp, nên hay bị hỏng, đập giảm
chất lượng
Trang 12+ Huyện Sông Mã: Biểu 1.4: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả (năm 2000) Cây ăn quả Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Mơ 107 113 Dứa 27 225 Nhãn 3228 4763 Xoài 244 989
Sông Mã là vùng có sản lượng nhãn rất lớn của Sơn La, sản lượng hàng
năm khoảng 4763 tấn nhãn quả nhãn chủ yếu tiêu thụ tươi là chính, một số đã chế biến thủ công thành nong nhãn Chưa có các phương pháp bảo quản và chế biến tốt nên nhãn sau khi thu hoạch không để lâu được dẫn đến giá thành rất rẻ
Nhãn chủ yếu thu hái thủ công và vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ Mặc
di trong những năm gần đây giá nhãn rất thấp, nhưng diện tích trồng nhãn vẫn phát triển Dứa, xoài Sông Mã cũng có chất lượng rất ngon phù hợp với việc chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao ® Thị xã Sơn La: Cây ăn quả Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Mơ 473 851 Dứa 2 8 Nhãn 641 20 Xoài 43 3
Các loại quả ở thị xã Sơn La có sản lượng không cao so với các vùng khác
và chủ yếu là vận chuyển ở các vùng khác về nên hàng năm lượng hoa quả ở thị Xã rất cao
Thị xã Sơn La là một vùng có khí hậu thuận lợi cho các loại rau ôn đới và
nhiệt đới phát triển
Sản lượng đưa chuột cũng rất lớn, hàng năm khoảng 28 tấn chủ yếu là tiêu thụ tươi chưa chế biến thành các sản phẩm cao cấp nên giá trị của nông phẩm đạt thấp
Theo số liệu điều tra thì hàng năm vùng thị xã ước khoảng 50 tấn măng các loại người dân chủ yếu thu hoạch măng và chế biến thành các sản phẩm thủ
công như: Măng khô, măng chua
Trang 13Các loại rau quả nói trên đều được thu hái thủ công, vận chuyển bằng những phương tiện thô sơ nên bị tổn thất sau thu hoạch là không thể tránh khỏi Mặt khác lại không có các phương pháp bảo quản tốt, không chế biến hết nên giá
trị nông phẩm đạt không cao Nhân xét chung: Bảng tổng hợp diện tích và sản lượng rau qủa Tỉnh Sơn La (năm 2000) I Cay an qua Dién tich (ha) San lượng (tấn) 1 Xoài 2495 2849 2 Nhãn 9651 7561 3 Dứa 168 779 4 Mơ 2228 3373 II Rau mau 885 3100
Nhìn chung các loại rau quả phục vụ cho đề tài ở Sơn La có sản lượng tương đối lớn, hàng năm đạt khoảng 15.000-20.000 tấn, thu hoạch vào từng thời điểm khác nhau xen trải đều trong năm Nếu khi dây truyển đi vào hoạt động sẽ có đủ nguyên liệu để dây truyền hoạt động liên tục, quanh năm
Riêng đối với Măng các loại nếu có công nghệ chế biến tốt thì các sản phẩm đóng lọ của măng sẽ trở thành hàng hoá đặc sản, được người tiêu dùng rất ưa thích
2- Điều tra thị trường tiêu thụ sản phẩm:
- Tại Hà Nội: Hiện nay người Hà Nội rất ưa dùng các sản phẩm đóng hộp, đóng lọ nhất là các sản phẩm rau, củ, quả như: Cà muối đóng lọ, măng đóng lọ
vì hợp khẩu vị và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tại các tỉnh đồng bằng: Qua khảo sát một số tỉnh đồng bằng chúng tôi thấy các sản phẩm đóng lọ như: măng muối, đưa chuột muối vì các sản phẩm này
tạo cảm giác ngon và lạ miệng nên tiêu thụ được rất nhiều
- Các siêu thị, khách sạn, nhà hàng: Chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm rau quả đóng lọ, đóng hộp Vì các sản phẩm này có chất lượng cao và an toàn
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn để rất quan trọng chính vì vậy ý thức của người dân bao giờ cũng mong muốn sử dụng những sản
Trang 14phẩm chất lượng cao Vì thế các sản phẩm đóng-1o, đóng hộp có thể sẽ đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Dự báo trong tương lai ở Sơn La khi xây dựng nhà máy thuỷ điện có hàng vạn công nhân và chuyên gia nước ngoài
lên làm việc thì khả năng tiêu thụ các mặt hàng đóng hộp và đóng lọ sẽ rất lớn
3- Tham quan tìm hiểu công nghệ:
Sau khi đi thăm quan một số nhà máy chế biến rau quả như: Nhà máy chế
biến nước Dứa ỏ Ninh Bình, Viên cơ điện nông nghiệp Hà Nội, nhà máy chế biến cà chua xuất khẩu ở Hải Phòng Đơn vị thực hiện đề tài lựa chọn Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo Máy Nông nghiệp để hợp đồng chế tạo thiết bị vì:
- Viện Thiết kế chế tạo máy nông nghiệp là một cơ sở đã lắp đặt rất nhiều các đây truyền chế biến nông sản rất có uy tín tại Việt Nam Mặt khác Viện có đội ngũ kỹ sư công nghệ về chế biến thực phẩm lâu năm, nên chúng tơi hồn tồn tin tưởng
và ký hợp đồng chế tạo dây truyền thiết bị của dé tài với Viện
- Về dây truyền: Các thiết bị của dây truyền được chế tạo đúng theo thiết kế đã ghi trong đề tài với độ chính xác cao, phù hợp với điều kiện sản xuất theo
mùa vụ của các loại rau quả tại Sơn La
4- Quy trình chế biến các loại sản phẩm và bảo quản nguyên liệu trước khi chế biến:
a) Quy trình chế biến các loại sản phẩm:
* Công nghệ chế biến quả nước đường (COMPOT) đóng lọ
Qủa nước đường là một dạng sản phẩm được chế biến từ quả, dạng nguyên hay cất miếng, qua xử lý (gọt vỏ, bỏ hạt, chân, hấp ) rồi xếp lọ, rót nước đường (có thể có thêm axit thực phẩm), ghép nắp, thanh trùng, làm nguội Do quá trình chế biến nhanh, nguyên liệu không bị qua nhiệt nhiễu nên sản phẩm giữ được nhiều tính chất tự nhiên ban đầu của nguyên liệu (màu sắc, hương vị, trạng thái, độ dinh dưỡng ) Đường kính đưa vào sản phẩm nhằm mục đích tăng hương vị
và phần nào tăng định dưỡng cho sản phẩm
Trang 15- Quy trình công nghệ chế biến quả nước đường: Nguyên liệu Losach _y Chọn, phân loại \ Xứ lý Xếp lọ Chuẩn bị dịch nước đường-_p Rót nước đường Ỳ Ghép nắp Thanh trùng ì Sản phẩm
e Nguyên liệu: Chon loại quả tươi tốt, có độ chín thích hợp và kích thước đủu lớn để chế biến Không cho phép sử dụng nguyên liệu bị sâu bệnh, hư hỏng, đập nát
hay bị men mốc Có thể dựa trên một số đặc điểm cơ bản ghi trong bảng sau: gp Ngay lên Chỉ tiêu
Dứa Mit Vai
Hình dáng quả | -Hình trụ Nay déu - Tròn đều hoặc hình
- Đường kính > 7,5cm trai tim
- Đường kính > 3cm
Mau sac Vàng từ l hàng mất | Múi vàng tươi và | Vàng đỏ đến đỏ
đến 1/2 quả đày
Hương Đậy mùi dứa chín DĐậy mùi mít chín | Dậy mùi vải chín
Vi Ngọt chua hài hoà Ngọt đậm Ngọt chua hài hoà
Độ khô (Brix) > 12 >12 >12
e Xử lý nguyên liệu: Bất kỳ nguyên liệu nào trước khi được xếp lọ phải qua xử lý, làm sạch để loại bỏ những phần không ăn được hoặc kém dinh dưỡng Quá trình
xử lý và các biện pháp thực hiện cho từng loại nguyên liệu như sau:
Trang 16
Nguyên liệu Xử lý cơ học Xử lý nhiệt
Dứa quả Bé hoa và cuống, ngâm | Chẩn 10-20 giây ở 90% trong nước sạch, cắt | và làm nguội ngay
khoanh, đột lõi, định
hình, làm sạch mất, rửa
lại
Mit qua Xẻ miếng, tách múi, bỏ | Chân 30 giây ở 90°C và
hạt, ngâm rửa làm nguội ngay
Ngâm rửa sạch, vặt
cuống, bó hạt, ngâm trong dung dich CaCl2 0,5%, rồi rửa lại
e Xếp lọ: lọ phải được ngâm rửa sạch, thanh trùng trước khi đem sử dụng Lượng cái vào lọ (loại 500ml) là 300-320 g/lọ
e Rót dung dịch: Thành phần dịch bao gồm đường và axit xitric thực phẩm Hàm lượng của đường và axit phụ thuộc vào thành phần và chất lượng của nguyên liệu đem xếp lọ sao cho sản phẩm có hàm lượng chất khô (đường) là 16-18Bx, hàm lượng axit là 0,4-0,6% (Cũng còn tuỳ theo yêu cầu của khách hàng)
Sau đây là bảng cấu thành sản phẩm được rút ra từ thực tế:
¬ Khối lượng Khối lượng | Thành phần dung dịch rót
Nguyên liệu cai vao lo (g) ae Tinh (g) % đường % axit -
Dứa hoa (chính vụ) 320 550 16-18 0,5-0,55
Mít dai 300 550 18 0,2
Vải 320 550 16-18 0,45-0,5
Đường và axit sau khi định lượng (cân) xong được hoà tan trong nước, lọc kỹ, đun sôi và rốt lọ ngay (nên bổ sung axit sau để tránh bay hơi làm sai nồng độ)
e Ghép nắp: Sau khi rót địch xong, lọ được vặn chặt nắp (nắp đã được rửa sạch
trước và ngâm ngập trong nước nóng 65-70°C) rồi đem đi thanh trùng ngay
Công thức thanh trùng cho sản phẩm quả nước đường được thực hiện theo bảng sau:
Trang 17Công thức Ghỉ chú (hanh trùng ram Tên sản phẩm
Dứa nước đường | 15 - 15-20 | Thời gian nâng nhiệt lên đến 90°C là 15 phút
Thời gian giữ nhiệt ở 90°C là 15 phút
90°C Thời gian hạ nhiệt từ 90°C xuống 40-45°C là 20 phút
Mít nước đường | 15 - 20-20 | Thời gian nâng nhiệt lên đến 90°C là 15 phút
Thời gian giữ nhiệt ở 90°C là 20 phút
90°C Thời gian hạ nhiệt từ 90°C xuống 40-45°C là 20 phút
Vải nước đường | 15 - 15-20 | Thời gian nâng nhiệt lên đến 90°C là 15 phút
Thời gian giữ nhiệt ở 90°C là 15 phút
90°C Thời gian hạ nhiệt từ 90°C xuống 40-45°C là 20 phút
Sản phẩm sau khi thanh trùng được theo dõi bảo ôn từ 1O - 15 ngày (thời
gin ổn định sản phẩm) nếu không thấy sản phẩm có biểu hiện của sự hư hỏng do vi sinh vật thì có thể đán nhãn, xuất kho tiêu thụ
* Công nghệ chế biến rau giảm dấm đóng lọ
Rau giầm dấm đóng lọ là các sản phẩm được chế biến từ rau, ngâm trong nước giầm, bao gồm dung dịch đấm, đường kính, muối ăn và các gia vị khác
Trang 18Thanh trùng
Ỷ
Sản phẩm
Thực hiện và diễn giải quy trình
® Nguyên liệu: Chọn loại tươi tốt, không bị hư hỏng, dập thối hay men mốc Lấy
dưa chuột và măng làm nguyên liệu chế biến sản phẩm giầm dấm điển hình
Để làm măng giâm dấm thường dùng măng củ non (củ trọc đã gọt hết vỏ áo và phần sơ cứng) Măng phải non mềm và có màu tươi sáng (từ vàng trắng đến vàng rơm) Tiêu chuẩn nguyên liệu dưa chuột dùng trong chế biến: Quy định nguyên liệu Quy cách quả nguyên liệu | Xếp loại sản phẩm
- Chiều đài quả < 7cm
Loai I - Đường kính quả < 3cm Loại đặc biệt
- Quả thẳng đều
- Chiều dài quả < 7cm - 1lcm - Đường kính quả < 3em - 3,5
Loại II cm Sản phẩm loại I
- Quả thẳng đều
- Chiểu đài quả > 11cm Sản phẩm loại 2
Loại DI - Đường kính quả > 3,5 cm (dưa khúc, dưa chẻ
- Quả thẳng đều hoặc thái láU
Riêng với dưa chuột bao tử nên chọn quả có chiều dài từ 4,5-5cm với
đường kính quả từ 1-1,2cm, quả thẳng đều, không cong keo, eo thắt
e Xử lý nguyên liệu:
+ Dưa chuột: Dưa trước khi rửa cần ngâm ngập trong bể nước chảy luân lưu từ 20-30 phút, sau đó rửa sạch và tráng lại để loại bỏ hết tạp chất đất, cát và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (nếu có) bám ở ngoài vỏ Sau đó đưa được đem đi chẩn
+ Măng: măng được gọt rửa nhằm loại bỏ hoàn toàn phần còn sót lại trên nguyên liệu, sau đó được rửa sạch trước khi đi cắt định hình Với măng giầm dấm cần cắt măng thành các lát dầy từ 1-1,2cm, sau đó đùng "dao sóng" hay các dụng cụ
16
Trang 19chuyên dụng khác để định hình và tạo dáng cho sản phẩm để khi xếp lọ cho sản phẩm có hình thức đẹp Chế độ chần cho măng và dưa chuột giầm dấm được thực hiện theo bảng: Nguyên liệu _ | Nhiệt độ chân °C) | Thời gian chân (ph) |, l€"gðyên - — liệu/nước chản Dưa chuột bao tử 90 1 1/5 Dưa loại I 65 3 1/5 Dua laoi II 65 5 1/5 Dua ché 65 2 1/5 Măng 100 15 - 20 1/4
Chan cé tac dụng tiêu diệt vi sinh vật, đảm bảo trọng lượng cái tịnh, ổn định
màu cho sản phẩm và loại bỏ các chất không có lợi như vị hăng ngái của sản phẩm
e Xếp lọ: Lọ phải được ngâm rửa sạch và thanh trung trước khi sử dụng Dưa sau khi chân, làm nguội và vào lọ với khối lượng 300g/1lọ 500ml Gia vị gồm: - ớt: 2 lát
- toi: 3 nhánh đã bóc vỏ
- Cần tây, thì mỗi thứ 7g (đã rửa sạch cắt khúc 3 - 4cm)
Măng được xếp lọ cùng với gia vị (ớt, tỏi) cân đảm bảo khối lượng 320 -
350g/lọ 500ml và đồng đều về kích thước và màu sắc
e Rót dịch: Thành phần và hàm lượng của dung dịch rót tuỳ thuộc vào khẩu vị khách hàng yêu cầu Sau đây là một số công thức dung dịch rót dựa vào khẩu vị nội địa (cho lọ 500m])
Tên sản phẩm Thành phần và hàm lượng có trong dung dịch
% đường %muối % axit Dưa bao tử giầm dấm 10 4 | 0,8 Dưa chuột tử giầm dấm loại đặc biệt 10 4 0,8 - 1,0 Dưa chuột tử _giầm dấm loại I 12 5 0,8 Dưa chuột tử giầm dấm loại II 12 5 0,8
Măng giầm đấm 7 3 0,6
Trang 20
Các thành phần (đường, muối ) sau khi định lượng được hoà tan trong nước và lọc kỹ, sau đó đun sôi (riêng axit được cho sau cùng để tránh bay hơi làm sai
nồng độ) và rót lọ ngay
s Thanh trùng: Sau khi rót dịch và văn chặt nắp cần đưa sản phẩm đi thanh trùng ngay
Chế độ thanh trùng cho sản phẩm dưa chuột đóng lọ 500ml: 15 - 20 - 20
85°C
Nghĩa là: + Nâng nhiệt 15 phút (tính từ khi cho lọ vào nồi thanh trùng đến khi
đạt được nhiệt độ thanh trùng 850C)
+ Giữ ở nhiệt độ 85°C trong 20 phút
+20 phút làm nguội sản phẩm từ 85°C xuống 40 - 459C * Công nghệ chế biến rau quả muối chua đóng lọ
Chọn sản phẩm chế biến điển hình là cà muối đóng lọ
Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến cà muối đóng lọ: Cà pháo iv Cat cudng Vào muối Vv Cho lên men lactíc v Ca bán thành phẩm v Xử lý Y y Vao lo v Rot dich Ghép nắp M Thanh tring San phẩm cà muối Thực hiện và diễn giải quy trình:
- Chọn nguyên liệu nhằm loại bỏ hết những quả không đạt tiêu chuẩn chế biến như: Sâu, hỏng, quả quá già hoặc quá non (thể hiện qua màu sắc và độ chắc của quả)
Trang 21Với giống cà "Hoàng Mai" và cà "Nghệ" cho sản phẩm giòn ngon hơn song màu sắc không đẹp như cà "Thường Tín"
- Trước khi vào muối, cà được cắt hết tai, cuống và rửa sạch
- Vào muối: Cà sau khi rửa được cho vào các dụng cụ (vai, thùng, ang hay bể muối), sau đó đổ nước muối có nồng độ 10 - 12% (so với khối lượng cà) Tỷ lệ nước
muối: cà là 1:1 Dùng vỉ gài, nén chặt để cà luôn ngập nước, tránh biến màu Có thể cho thêm riêng với tỷ lệ 3 - 5% khối lượng cà để làm tăng hương vị của sản phẩm
- Vào muối xong để yên trong vài ngày để vi khuẩn lactíc có điều kiện hoạt động, phát triển tạo hương vị thơm ngon cho sản phẩm Khi kiểm tra thấy hàm lượng
axit đạt 0,4 - 0,6% (theo axit axétic) và ăn thấy ngon không hăng ngái nữa là được Khi đó kết thúc giai đoạn lên men lactíc ta có cà bán thành phẩm
- Xử lý cà bán thành phẩm: Cà bán thành phẩm được lấy ra khỏi dụng cụ muối đem rửa sạch (chú ý rửa nhẹ tay tránh làm cà bị bầm đập), sau đó chân cà ở 60 - 65°C trong thời gian 2 - 3 phút Tỷ lệ cà / nước chần là 1/5
- Vào lọ: Cà sau khi chân được làm nguội băng nước và xếp lọ cùng riềng, ớt, tôi Cà
xếp vào lọ cần đồng đều về màu sắc và kích thước quả Lượng cà cân đủ 300g/lọ 500ml
- Dung dich rót: Gồm muối và axit thực phẩm (axit axêic) Công thức dung dịch phụ
thuộc vào hàm lượng muối và axit có trong cà bán thành phẩm trước khi xếp lọ Lượng muối
và axit bổ sung sao cho sản phẩm đạt 3% muối và 0.5% axit
- Thanh trùng1 : Công thức thanh trùng áp dung cho cà muối đóng lọ 50Oml như sau:
15-15-20
85°C
Các công đoạn sau tương tự như các sản phẩm đã trình bầy ở trên
b) Bảo quản nguyên liệu trước khi chế biến:
Nguyên liêu rau quả sau khi thu hái chúng hô hấp rất mạnh và rất dễ bị hỏng do nhiễm vi sinh vật, do đó cần bảo quản nguyên liệu trước khi đem vào chế biến
Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ trước khi thu mua, sau đó được đưa vào
kho bảo quản trước khi chế biến Kho bảo quản phải sạch, được trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ và có giá để nguyên liệu Sau đó điều chỉnh nhiệt độ phòng ức chế quá trình hô hấp của nguyên liệu, nhờ đó nguyên liệu sẽ để được lâu hơn
Trang 225- Cải tạo nhà xưởng và bố trí sắp xếp :
- Tại Công ty Cà phê cây ăn quả Sơn La hiện nay có dây truyền thiết bị chiên giòn củ quả, nên có thể tận dụng được một số thiết bị có sấn và mặt bằng phân xưởng sẽ giảm chỉ phí đầu tư và đạt hiệu quả cao hơn
- Xưởng thái lát chiên giòn củ quả của Công ty Cà phê và cây ăn quả Sơn
La được Cộng hoà Pháp tài trợ Nằm ở tổ 4-Phường Quyết Tam-Thị xã Sơn La Là xưởng có diện tích rộng 220 mỶ giao thông đi lại thuận tiện, có thể lắp đặt
thêm dây truyền cỡ lớn và vừa Trên cơ sở nhà xưởng có sẵn, cần lấp đặt lại hệ thống nước phục vụ sản xuất, cải tạo lại nhà điều hành phân xưởng Ngoài ra còn tận dụng được một số trang thiết bị như: Bàn phân loại nguyên liệu, hệ thống
nước vệ sinh
Ngồi ra chúng tơi còn xây dựng thêm: Nhà vận hành nồi hoi va nha lap
đặt hệ thống nổi thanh trùng, chúng tôi đã mời đơn vị lấp đặt dây truyền lên khảo sát lại mặt bằng nhà xưởng, xác định vị trí lắp đặt các thiết bị Để sao cho thuận
lợi cho việc ché biến sau này
* Về kết quả đào tạo chuyển giao công nghệ
Viện NCTKCTMNN đã đào tạo được 3 cán bộ tiếp thu và thực hành thành
thạo về công nghệ sản xuất rau quả đóng lọ, đóng hộp tại viện, 11 cán bộ được tập huấn tại công ty, hiện nay tất cả cán bộ công nhân đều thành thục, công nghệ được tập huấn gồm:
+ Quả ngâm đường đóng hộp, đóng lọ: Xoài, đứa + Rau, quả muối đóng lọ: Cà muối, măng muối
6- Thiết kế chế tạo và lắp đặt thiết bị::
- Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp (Viện NCTKCTMNN) đã hoàn thành chế tạo và lắp đạt toàn bộ trang thiết bị xưởng sản xuất theo đúng
thiết kế về quy cách, chủng loại, công suất
- Vận hành chạy thử toàn bộ dây truyền sản xuất và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm: Tất cả các thiết bị đều vận hành tốt đảm bảo các thông số kỹ thuật
Trang 23DẦY TRUYỀN THIẾT BỊ CHẾ BIẾN RAU QUẢ ĐÓNG LỌ, HỘP
NĂNG SUẤT 250kg/CA
STT Nội dung DVT | Sốlượng
1 | Bồn quả Inox — _ Chế | 2 -
2 _| Bàn chọn phân loại Inox 7 5
_ 3 | Thùng pha dịch phối chế Inox 400lít 7 2
4 | N6i nau dich Inox 400lit (ndi ndu hoi 2 vd, bao 6n, boc Inox cé bd " 2 | khuấy trộn) " _ Nồi nấu dịch Inox 800 lít (nồi nấu hơi 2 vỏ, bảo ôn, bọc Inox) " a Thiết bị rót dịch toàn bộ băng Inox 5 _6 1 7 |Bànxếpquig 8_ | Máy phép nắp hộp _ i 2 i
9 _| N6i thanh tring Inox 800 lit + giỏ thanh trùng " 1
10 | Hệ thống nâng hạ các giỏ thanh trùng bằng Palăng điêu khiến điện +hệ | Bộ 1 thống dầm xà cốt thép 11 _ | Bể làm lạnh 7mẺ và hệ thống ống dẫn Cái 1
12_ | Xe đẩy vận chuyển chuyên dùng Chiếc 2 13_| Bồn muối rau quả 200 lít " 3
_ 14 | Bơm nước các loại _ " 2
15_ | Bang tai_ _ Bộ I
16 | Nồi hơi đốt than 200kg/h + hệ thống đường ống nội tuyến, ngoại tuyến Nồi 1
va lap dat, cap phat vanhanh, hoan thién ee
17_| Ta sdy 50 lit — — | Chiéc 1
18 | Tủ lạnh 1§0 lít " 1
19_| Chiết quang k€ dodo Brix | ".|L
_20 | Chiét quang ké do do man " I " 1 " 1 " 1 t 1 | 25 | Dụng cụ rẻ tiền mau hỏng: xô, chậu, rổ, rá, dao thái, dao xắt định hình, dao Bộ 2 đột lõi
7- Về kết quả sản xuất thử nghiệm:
Trang 24- Tổng số hộp: 105 hộp loại 440 gam
* Măng dâm dấm đóng lọ: 495 lọ loại 380 gam * Cà muối đóng lọ: 100 lọ loại 550 gam
- Chất lượng sản phẩm: Đạt chỉ tiêu theo tiêu chuẩn ngành (theo phiếu
công bố chất lượng số: 36/KN-YTDP)
- In nhãn mác: 1.000 chiếc nhãn lọ măng dầm dam 1.000 chiếc nhãn lọ dứa ngâm đường 1.000 chiếc nhãn lọ xoài ngâm đường 1.000 chiếc nhãn hộp dứa ngâm đường 1.000 chiếc nhãn hộp xoài ngâm đường
8- Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm:
- Chúng tôi đã mang sản phẩm tham gia hội trợ Sơn La được tổ chức vào trung tuần tháng 10/2003
- Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp thị sản phẩm tại một số cửa hàng và Đại lý trên tỉnh Sơn La và mang một số sản phẩm đi tiếp thị tại Hà Nội
9- Giá thành sản xuất: * Xoài ngâm đường
- Nguyên liệu: 3.850đ - Lọ : 2.500đ/1ọ - Nhan mac: 80d/lo
- Công (có quản lý) của xưởng: 400đ - Điện nước + than củi: 700đ
- Phụ gia (đường, axit): 500đ Cộng: 8.030d/lo * Dứa ngâm đường - Nguyên liệu: 1.100đ - Lo : 2.500d/lo - Nhãn mác: 80d/lo
- Công (có quản lý) của xưởng: 400đ - Điện nước + than củi: 700đ
- Phụ gia (đường, axit): 500d
Cong: 5.280d/lo
Trang 25* Măng dầm dấm
- Nguyên liệu: 820d
- Lọ 380m] : 2.300đ/1ọ
- Nhãn mác: 80đ/lọ
- Công (có quản lý) của xưởng: 400đ
- Điện nước + than củi: 700đ - Phụ gia (đường, axit): 5004
Cộng: 4.800đ/lọ
Nếu so sánh giá bán với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì giá
thành các sản phẩm trên sẽ rẻ hơn rất nhiều từ 500-1.000đ/1ọ Khi đi vào sản xuất
hàng loạt thì giá thành sẽ hạ hơn
PHẦN IV:
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1- Kết luận:
Để tài thành công đã tạo ra được sản phẩm hàng hoá mới cho tỉnh, nâng cao được giá trị hàng hoá của các loại rau, quả tại Sơn La, khuyến khích bà con tích cực sản xuất Đồng thời lắp đặt được 1 dây truyền sản xuất rau quả đóng lọ, đóng hộp tại Công ty Cà phê và cây ăn quả Sơn La Đào tạo được một số cán bộ và công nhân chế biến rau quả đóng hộp và đóng lọ: Tạo công ăn việc làm, có thu nhập ổn định cho khoảng 30 lao động
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện để tài còn nảy sinh nhiều thiếu sót như: Sản phẩm thử nghiệm làm ra có mẫu mã chưa được đẹp lắm, do nguồn nước ở Sơn La chủ yếu là nước cứng làm ảnh hưởng tới màu sắc tự nhiên của nguyên liệu, các loại sản phẩm chưa phong phú đa dạng vẻ chủng loại, chưa đáp ứng
được gu người tiêu dùng
2- Một số khuyến nghị:
- Công ty Cà phê và cây ăn quả Sơn La khuyến nghị xin bổ sung kinh phí
để làm hệ thống sử lý nước, có như vậy mới tạo ra được sản phẩm tốt
Trang 26- Để đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, chúng tôi cũng xin khuyến nghị: hàng năm nên bổ sung một phần kinh phí hỗ trợ để chúng tôi tìm hiểu và sản xuất ra những sân phẩm đóng lọ, đóng hộp khác có chất lượng cao hơn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Trang 27DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Quách Đĩnh: Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, năm 1996
2- Nguyễn Văn Thoa: Kỹ thuật bảo quản và chế biến rau quả, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 1982
3- Lê Bạch Tuyết: Các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 1998
4- Nguyễn Văn Đạt: Phân tích lương thực, thực phẩm, Nhà xuất bản Hà Nội,
năm 2000
5- Nguyễn Văn Thoa: Thiết bị kỹ thuật trong nhà máy đồ hộp thực phẩm Khoa Đại học tại chức trường ĐH Bách Khoa Hà Nội xuất bản, năm 1970
6- Phương pháp thanh trùng đồ hộp, hội thảo khoa học thuộc đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước KN-ĐL-94-07 "Nghiên cứu cải tiến và nâng cao chất lượng một số sản phẩm rau quả chế biến", trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tháng 11/1995
CO QUAN: CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI CHU NHIEM ĐỀ TÀI (Kýt2
Trang 28
SC ¥ TE SOK Le CONG HOA Re HO} CHV NGHL VIDT NAN,
Trunc Lam v t€ dt phone Doc tap Trae - Hant phú: -
sĩ BGS TIS
[LET Guz MIEM NGHIEM VI SINE VAT THC DELAW
Cơ quan véu câu: Bn , dy fa é aah ex " << đu Piha N
Ngay lấy mẫu ii #4~.# oor _-ŠlÖ sà - Ngày -
2Á 2/0 3 se “Tan kiểm nghiện: việt, Ges Ye ooo een
Ngày đến phòng lim ngiigm:
: Tong su VIL Coliform Faecai - Weichis- Vi Tucau Vikhuar Nam Nar
TT! Tern mâu và dự điểm hiểu khi amis Coliforms : Ferfringens khuan gá? gay bent | mer, mo: | Ghi cht
mie mmkš imi lam dus bénh
1 Dus clang Hors 0 a Keun c2 th AO a May ny Sr Ji .Œœ " m2 si; qo SỐ booo6 000 À ~ hei Ae ce chudia ⁄ đio ‘ie bubs i 7 LH HH2 .ceeercee
TH TRƯỜNG CƠ QUN DUYỆT NGÀY cốc THẮNG ŠZ NĂM 200 2
ˆ RO GJÄM ĐỌC € ae TRƯỞNG PHÒNG KIEM NGHIEM
FO TRUNG TAL /42Z2_
` TY, Lư” A eœ
Trang 29mA B ae SỞ Y TẾ SƠN LA CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIETNAM mo TTYT dự phòng Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc , Orn eater ete XE _———SS-—~—S~~— Số:/é / KN-YTDP KẾT QUÁ KIỂM NGHIỆM HOÁ THỰC PHẨM ~ ~ aun t ? , t
- Cơ quan yêu cán: 24, ] CÁ JX4k¿.(1 4¿ đMA Ngày lấy mẫu: ÄÍ 0# đả
- Tên KN viên: BS Ng Vg lt ¿j7 Ngày kiểm nghiệm: # £03
Trang 30UBND TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU TIẾP NHẬN = HO SO CONG BO CHAT LUONG VE SINH AN TOAN THUC PHAM 10/03/ CBTC - YTSL Sở Y tế Sơn la đã tiếp nhận: -
Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm số: 01
Cho sản phẩm : XOÀI NGÂM DUONG
Của : Công ty cà phê cây ăn quả Sơn La
Địachỉ : Tổ 5 Phường Quyết Tâm - Thị xã - Sơn la
Điện thoại: — 022.852317,02284391
FAX 5
Xác nhận việc công bố trên được thực hiện theo đúng quy định hiện hành
Trang 31UBND TINH SONLA CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM - SỞ Y TẾ Độc lập - Tự do - Hanh phic Son la, xay hưng 2 năm 2003 PHIẾU TIẾP NHẬN ì ra HỒ SƠ CONG BO CHAT LUONG VE SINH AN TOAN THUC PH AM 09/03/ CBTC - YTSL Sở Y tế Sơn la đã tiếp nhận: - Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm số: 03 Cho sản phẩm : MĂNG DẦM DẤM
Của : Công ty cà phê cây an’ qua Son La
Diachi : Tổ 5 Phường Quyết Tâm - Thị xã - Sơn la
Điện thoại: 022.8524317, 02284391
FAX 5
sỹ
Xác nhận việc công bố trên được thực hiện theo đúng quy định hiện hành
Sơn la, ngày⁄tháng Ø nam 1 2003 lug}-G1§M ĐỐC SỞ Y TẾ
Trang 32UBND TINH SON LA CỘNG HOÀ'XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - SỞ Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc * Son la, ngà/Pháng2 năm 2003 PHIẾU TIẾP NHẬN _ HỒ SƠ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 08/03/ CBTC - YTSL Sở Y tế Sơn la đã tiếp nhận: -
Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm số: 02 Cho sản phẩm : DỨA NGÂM ĐƯỜNG
Của : Công ty cà phê cây ăn quả Sơn La