Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang gặp những khó khăn không nhỏ trong vấn đề sản xuất và đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu và để tìm cho mình một thị trường tiêu thụ ổn định thì h
Trang 1MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.1 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.2 Đặc điểm của hàng TCMN
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
1.2.2 Đối với các doanh nghiệp
1 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
1.4 Tổng quan về thị trường Nhật Bản
1.4.1 Nhật bản và nhu cầu nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
1.4.2Xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản
Chương II :Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam và công ty ARTEXPORT trong thời gian qua 1.1 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
1.1.1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề
1.1.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
1.1.3 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
* Xuất khẩu sang Nhật Bản
*Xuất khẩu tại chỗ 1.2 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN của công ty ARTEXPORT
2.2.1 Tổng quan về công ty
2.2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản trong một só năm vừa qua
* Xuất khẩu sang Nhật Bản * Xuất khẩu tại chỗ
2.2.3 Đánh giá về thực trạng xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty trong thời gian qua
Trang 2Chương III : Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Nhật Bản
3.1 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
3.1.1 Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Đảng và Nhà nước
3.1.2 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm tới
3.2 Phương hướng kinh doanh của công ty ARTEXPORT trong thời gian tới 3.2.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới
3.2.2 Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới
3 3 Một số giải pháp vi mô
3.3.1 Về nguồn nhân lực
3.3.2 Về hoạt động Maketing
3.3.3 Hoạt động sản xuất
3.4 Các giải pháp vĩ mô
3.4.1 Giải pháp về thị trường
3.4.2 Giải pháp phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
3.5 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ thương mại
KẾT LUẬN
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực, kinh tế thế giới thì việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phát triển những mặt hàng xuất khẩu là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay
Trong chiến lược hướng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng, Đảng và Nhà nước đã xác định mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có khả năng tăng trưởng cao, nó không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn Với chính sách mở cửa nền kinh tế và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hoấ, toàn cầu hoá
đã mở ra nhiều cơ hội cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ Trải qua những bước thăng trầm, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện đã có mặt trên 120 nước trên thế giới Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang gặp những khó khăn không nhỏ trong vấn đề sản xuất và đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu và để tìm cho mình một thị trường tiêu thụ ổn định thì hướng cần thiết nhất là khai thác để thâm nhập và mở rộng thị phần ở những thị trường mới trong đó có Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn
Quan hệ Việt Nam- Nhật Bản đã và đang diễn ra rất tốt đẹp do có nhứng nét văn hoá truyền thống gần gũi, những mặt hàng xuất nhập khẩu của
2 nước đều có lợi thế so sánh tương đương Vì vậy việc xem xét khả năng thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, một thị trường có dung lượng lớn là có cơ sở và rất cần thiết Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ có được còn không ít những khó khăn thách thức, đòi hỏi không chỉ nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam mà cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước
để có thể tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Trang 4Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT là doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo quyết định của Bộ Thương mại,chuyên sản xuất và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu ra thị trường thế giới
Trong bước chuyển mình của toàn ngành thủ công mỹ nghệ, công ty cũng đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình sang thị trường Nhật Bản, trong những bước tiến này công ty sẽ gặp không ít những khó khăn thách thức Trong quá trình thực tập tại công ty , em thấy cần thiết phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh hiện nay
Xuất phát từ ý tưởng đó cùng với những kiến thức đã học ở trường và những thông tin thực tế thu thập qua thời gian thực tập, em xin chọn đề tài
“Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản” làm đề tài cho luận văn của mình
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung khác nhau : từ đặc điểm sản phẩm thủ công
mỹ nghệ , của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, vai trò của xuất khẩu và các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cho đến thực trang hiện nay ở công ty
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản
Trong đề tài này em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống
kê số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, kết hợp với biện pháp tìm kiếm, thu thập những thông tin liên quan đến thị trường nhập khẩu của Nhật Bản, từ
đó đưa ra những biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới
Trang 5Nội dung của luận văn được chia làm 3 phần như sau:
Chương I : Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ
Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam
và công ty ARTEXPORT trong thời gian qua
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Nhật Bản
Trong giới hạn về khả năng cũng như thời gian em đã rất cố găng để hoàn thiện đề tài này, tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức cũng như nguồn tài liệu nên bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến để
em có thể nhận thức một cách hoàn thiện hơn Qua đây em xin chân thành cảm ơn TS Ngô Xuân Bình- thây giáo trực tiếp hướng dẫn và thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế thương mại, tập thể phòng Xuất nhập khẩu tổng hợp 9,công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT cung cấp tài liệu
và dành thời gian cũng như ý kiến đóng góp để em hoan thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 61.1 Một số khái niệm cơ bản
Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đề cho thấy làng xã Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống nhân dân ở nông thôn Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những lệ làng phép nước và phong tục tập quán ở nông thôn vẫn được duy trì đến ngày nay
Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nông nghiệp và sản xuất nông thôn Theo kết quả nghiên cứu sử học, làng xã Việt Nam xuất hiện từ thời các vua Hùng dựng nước, những xóm làn định canh đã hình thành, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn Mỗi công xã gốm một
số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa giới nhất định Đồng thời
là nơi gắn bó các thành viên với nhau bằng khế ước sinh hoạt cộng đồng, tâm thức tín ngưỡng,lễ hội, tập tục, luật lệ riêng nhằm liên kết với nhau trong quá trình sản xuất và đời sống
Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các phường hội: phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải…từ đó, các nghề được lan truyền và phát triển thành làng nghề Bên cạnh những người chuyên làm nghề thì đa phần vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề phụ Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hoá, các
Trang 7nghề mang tính chuyên môn sâu hơn và thường chỉ giới hạn trong quy mô nhỏ dần dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công
Những làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống tăng nhanh và sống bằng nghề đó ngày càng nhiều
Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hoá, văn minh dân tộc Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình rồi đến
cả họ và lan ra cả làng Trải qua một quá trình lâu dài của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được gìn giữ, có những nghề bị mai một hoặc mất hẳn
và có những nghề mới ra đời Trong đó có những nghề đạt tới trình độ công nghệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động khá cao
Theo đó ta có thể đưa ra một số khái niệm sau:
Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn( làng) có một
hay một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập Thu nhập của các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng
Làng nghề truyền thống
Để làm rõ khái niệm về làng nghề truyền thống cần có những tiêu thức sau
- Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng nghề đạt từ 50%
trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50% tổng giá trỉan xuất và thu nhập của làng trong năm
- Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam
Trang 8- Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Từ những tiêu thức trên có thể định nghĩa về làng nghề truyền thống như sau: “Làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh
và đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm Những nghề thủ công đó được truyền từ đời náy sang đời khác, thường là qua nhiều thê hệ
Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó Sản phẩm làm ra có tính
mỹ nghệ và đã trở thành hàng hoá trên thị trường.”
Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại cho đến ngày nay, bao gôm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống
Như vậy từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu cụ thể về hàng thủ công
mỹ nghệ như sau: sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang
tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra chúng
Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau:
1 Nhóm sản phẩm từ gỗ( gỗ mỹ nghệ)
2 Nhóm hàng mây tre đan
3 Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ
Trang 9ấn bàn tay tài hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó.Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hoá ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn nhiều so với hang công nghiệp sản xuất hàng loạt Ngay từ khi phát hiện ra các sản phẩm trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ, thế giới đã biết đến một nền văn hoá Việt Nam qua những sản phẩm phản ánh sinh động và sâu sắc nền văn hoá, tư tưởng và xã hội thời đại Hùng Vương Cho đến nay, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm tính văn hoá như gốm Bát Tràng, hay bộ chén đĩa, tố sứ cao cấp có hình hoa văn Châu
á, mang đâm nét văn hoá Việt Nam như chim lạc, thần kim quy, hoa sen…đã được xuất khẩu rộng rãi ra khắp thế giới, người ta đã có thể tìm hiểu phần nào văn hoá của Việt Nam
Có thể nói đặc tính này là điềm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất là khách quốc tế, nó tạo nên một ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ và được coi như món quà lưu niệm đặc biệt trong mỗi chuyến du lịch của du khách nước ngoài Khách du lịch khi đến thăm Việt Nam không thể không mang theo về nước một món đồ thủ công mỹ nghệ , cho dù ở nước họ
có thể sản xuất ra nhưng sẽ không thể mang hồn bản sắc văn hoá của Việt Nam Sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là hàng hoá đơn thuần mà trở
Trang 10thành sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam
1.2.2 Tính mỹ thuật
Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ Nhiều loịa sản phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng , vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa nơi công sở…các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật Khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy móc, hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao ở phương diện nghệ thuật sáng tạo thì chỉ được sản xuất bằng công nghệ mang tính thủ công, chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ Chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ Nhờ đó, tai các hội chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở NEW YORK , Milan( ý) …hang thủ công mỹ nghệ đã gây được sự chú ý của khách háng nước ngoài bởi sự tinh xảo trong các đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản phẩm , hay những kiể u dáng mẫu mã độc đáo, mặc dù nguyên liệu rất đơn giản có khi chỉ là một hòn đá, xơ dừa…qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao
1.2.3 Tính đơn chiếc
Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm Bát Tràng, Thồ hà, Hương Canh…nhờ các hoa văn, màu men, hoạ tiết trên đó Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam , mang nét văn hoá và bản sắc của dân tộc Việt Nam , chính vì vậy hàng của Trung Quốc hay Nhật bản cho dù có phong phú hay đa dạng đến đâu cũng không thể có được những nét đặc trưng đó,cho dù kiểu dáng có thể giống nhưng không thể mang “hồn” của dân tộc Việt Nam Cùng với đặc trưng về văn
Trang 11hoá, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong xuất khẩu Đối với Việt Nam và cả khách hàng nước ngoài, nó không những có giá trị sử dụng mà còn thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc
ra chúng Chính vì vậy trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mỗi loại đều có sự khác biệt rõ rệt, không đồng nhất Cũng là đồ gốm
sứ nhưng người ta vẫn có thể thấy đâu là gốm Việt Nam , gốm Nhật Bản , gốm Trung quốc…
1.2.5 Tính thủ công
Có thể cảm nhận ngay tính thủ công qua tên gọi của sản phẩm thủ công
mỹ nghệ Tính chất thủ công thể hiện ở công nghệ sản xuất, các sản phẩm đều
là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật
Chính đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản phẩm công nghiệp hiện đại được sản xuất hàng loạt và ngày nay,cho dù không sánh kịp tính ích dụng của các sản phẩm này nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng
Trang 121.3 Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.3.1 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể
sử dụng vừa có thể là vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phòng hay cũng
có thể là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế
Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo 2 phương thức sau:
- Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam
và mua hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam Với xu hướng phát triển của du lịch như hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm
- Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công mỹ nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi băng các phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất khẩu nhất định
1.3.2 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.3.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
* Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta trong mấy năm gần đây đã mang lại cho nước ta nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Cụ thể trong năm 2003 Việt Nam đã xuất khẩu được gần 400 triệu USD, và tính đến tháng 4 năm nay, kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt trên 100 triệu USD, tăng 10% so với năm ngoái
Đây là nguồn thu ngoại tệ to lớn thực thu về cho đất nước từ nguồn nguyên
Trang 13liệu rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên và từ lực lượng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn nước ta
Nhờ có nguồn vốn đó, các làng nghề truyền thống Việt Nam có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành thủ công mỹ nghệ
* Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại hoá
Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông thôn lên một bước về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất , cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm , cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập cua ra dân cư nông thôn bằng các nguồn lợi thu được từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông nghiệp Với mục tiêu như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành công nghiệp và cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn Việc phát triển các làng nghề truyền thống dẫ có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển từ lao động sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp sang ngành nghề nông nghiệp có thu nhập cao hơn Ngay từ đầu khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh còn có các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển
Mặt khác có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập va giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, dặc biệt là những sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và ngoài nước Khi đó khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp , khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên
Trang 14Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ
ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú , đem lại thu nhập cao cho người lao động
Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá Sự phát triển lan toả của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xúât, thu hút rất nhiều lao động Cho đếnnay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông nghiệp
* Tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân
Tác động của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trước hết thông qua mặt sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp tăng gía trị lao động tăng thu nhập quốc dân Bên cạnh đó, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo nguồn để nhập nguồn vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của nhân dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao
động
- Tạo việc làm cho người lao động
Trên phương diện xã hội đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã kích thích việc phát triển các làng nghề truyền thống Hiện nay trong các làng nghề truyền thống bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên và 8 đến 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên nghề tạo việc làm cho 4 đến 6 lao động thường xuyên và 2 đến 5 lao động
Trang 15thời vụ Đặc biệt ở nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút
200 đến 250 lao động
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác Làng gốm bát tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2430 lao động của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5500 đến 6000 lao động của các khu vực lân cận đến làm thuê
Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động Ngoài các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất trực tiếp còn có các dịch vụ khác như dịch vụ tín dụng ngân hàng
Từ kinh nghiệm thực tiễn đã tính toán cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng
3000 đến 4000 lao động chủ yếu là lao động tại các làng nghề nông thôn, trong đó có lao đông nông nhàn tại chỗ và các vùng lân cận( trong khi đó chế biến hạt điều thì 1 triệu USD kim ngạch xuất khẩu chỉ thu hút được 400 lao động)
- Nâng cao và cải thiện đới sống nhân dân
Ngoài việc được coi là động lực gián tiếp giải quyết việc làm cho người lao động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động ở nông thôn ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì nơi đó thu nhập cao và mức sống cao hơn các vùng thuần nông Nếu
so sánh với mức thu nhập lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp Bình quân thu nhập của 1 lao động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 430000- 450000 đồng / tháng, ở hộ kiêm nghề từ 190000- 240000 đồng/
Trang 16tháng, trong khi đó ở hộ lao động thuần nông chỉ có khoảng 70000-100000 đồng/ người/ tháng Có những làng nghề có thu nhập cao như làng gốm Bát Tràng : Mức bình quân thu nhập của các hộ thấp cũng đạt từ 10-20 triệu/năm
Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của toàn
xã Vì vậy thu nhập của các làng nghề truyền thống đã tạo ra sự thay đổi khá lớn trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và của địa phương
Sự phát triển ổn định của làng nghề tạo ra nguồn hàng ổn định đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này từ đó tạo ra sự thuận lợi trong kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động
Ngoài ra việc khôi phục và sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn kéo theo nhiều ngành khác phát triển nhất là ngành du lịch và các ngành dịch
vụ có liên quan Sản xuất thủ công mỹ nghệ và du lịch là 2 nhân tố có tác động 2 chiều Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là một nét hấp dẫn rất quan trọng và ấn tượng đối với khách du lịch nhất khách du lịch văn hoá ,các sản phẩm càng đa dạng phong phú càng có tác dụng thu hút mạnh mẽ du khach tới tham quan, qua đó các dịch vụ về du lịch phát triển đồng thời hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng được các nước bạn biết đến nhiều hơn, đây chính là một biểu hiện của hình thức xuất khẩu tại chỗ Ngược lại, nếu du lịch phát triển, có nhiều khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề c sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ được biết đến nhiều hơn, được quảng bá nhiều hơn, đó cũng là một hình thức khuyêch trương giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, từ đó ta có thể mở rộng quan hệ kinh doanh và có thể tăng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
* Xuất khẩu TCMN là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
Đẩy mạnh xuấu khẩu nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của
Trang 17nước ta trên thị trường quốc tế…Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu
Có thể nói xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đóng vai trò xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như
là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn , kỹ thuật, lao động, thị trường tiêu thụ…Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất khẩu hàng là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại
* Góp phần giữ gìn các giá trị văn hoá và ngành nghề truyền thống của dân tộc
Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch
sử phát triển văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá ấy đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo của người thợ thủ công Vì vậy mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét đặc sắc của dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và mang mỗi dấu ấn của mỗi thời kỳ Tìm hiểu lịch
sử của mỗi làng nghề ta thấy kỹ thuật chế tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa
và được bảo tồn đến ngày nay Kỹ thuật đúc đồng và hợp kim đồng thau đã có
từ thời văn hoá Đông Sơn - một nền văn hoá với những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ gắn liền với lịch sử thời Hùng Vương dựng nước
Cho đến sau này nghề đúc đồng vẫn để lại những dấu ấn lịch sử Mới đây nhất
ta thấy có tượng phật mới đúc được đặt ở chùa Non Nước cao và nặng nhất Đông nam á
Trang 18Ngày nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó vẫn có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người Những sản phẩm này là sự kết tinh, sự bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc,
là sự bảo lưu những văn hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng Chính vì vậy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ không những góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá của dân tộc Việt nam mà còn có nhằm quảng bá chúng trên khắp thế giới
1.3.2.2 Đối với các doanh nghiệp
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của các doanh nghiệp không chỉ được khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp , tăng dự trữ, qua
đó nâng cao khả năng nhập khẩu ,thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết
bị phục vụ cho quá trình phát triển
Xuất khẩu phát huy cao tính năng động sáng tạo của các cán bộ xuất nhập khẩu cũng như các đơn vị tham gia, tích cực tìm tòi và phát triển các mặt hàng trong khả năng xuất khẩu vào các thị trường có khả năng thâm nhập
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh , đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ chu kỳ sống của sản phẩm
Xuất khẩu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước Chính vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng hàng hoá, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào hay tiết kiệm nguồn lực
Trang 19Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động và tăng thêm thu nhập,ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan
hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng
có lợi
1 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN
1.4.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
* Chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng thị trường, ngoài ra cũng có thể mở rộng nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thị trường quốc tế Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu : sự bất ổn về chính trị
sẽ làm chậm lại sự tăng trưởng, kìm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ gây khó khăn cho việc cải tiển công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Luật pháp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu Bất kì doanh nghiệp nào muốn kinh doanh xuất khẩu muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải tuân thủ pháp luật, không những pháp luật của nước mình mà con tuân thủ luật pháp nước nhập khẩu Nghiên cứu kỹ chế độ chính trị và pháp luật sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
1.4.2 Chính sách kinh tế
* Chính sách về thúe quan và công cụ phi thuế quan
Hệ thống thuế quan cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu thông qua thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng hoá phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài Nếu như thuế nhập nguyên vật liệu quá cao sẽ làm chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành hàng
Trang 20hoá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá, giảm lợi nhuận cho nhà xuất khẩu, và như vậy làm giảm lượng xuất khẩu và ngược lại
Các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu cũng gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xuất khẩu
Vì những ảnh hưởng đó, để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ thường miễm thuế xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đối với những mặt hàng có lợi thế sản xuất Chính phủ thường áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với những hàng hoá mà sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
* Chính sách tỷ giá hối đoái
Trong thanh toán quốc tế, người ta thường sử dụng những đồng tiền của các nước khác nhau, do vậy tỷ suất ngoại tệ so với đồng tiền trong nước
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu: nếu tỷ gia hôi đoái lớn hơn tỷ suất lợi nhuận thì hoạt đông xuất khẩu có lãi, vì vậy thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại Chính vì thế mà tỷ giá hối đoái trở thành một công cụ điều tiết của Nhà nước
* Hệ thống ngân hàng tài chính
Hoạt động xuất nhập khẩu liên quan chặt chẽ đến vấn đề thanh toán quốc tế, thông qua hệ thống Ngân hàng Tài chính giữa các quốc gia Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng, chắc chắn Nhờ có hệ thống ngân hàng này dẽ đảm bảo rằng người bán sẽ thu được tiền và người mua sẽ nhận được hàng , làm giảm bớt việc phài dành nhiều thời gian và chi phí để các bên đối tác tìm hiểu nhau
Trang 21Nếu như một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển, hiện đại thì đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động xuất khẩu và ngược lại
*Khả năng sản xuất
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố, những nhân tố này có sự biên đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác nhau Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhng ngược lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất ở mỗi vùng, mỗi địa phơng, mỗi làng nghề do có những đặc đIểm khác nhau về các đIều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội , văn hóa nên sự tác động của các nhân tố này là không giống nhau Có thể hiểu một cách kháI quát chúng bao gồm các nhân tố sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực: là một trong những nguồn lực quan trọng
nhất của sản xuất tại các làng nghề, nguồn nhân lực chính là các nghệ nhân, những người thợ thủ công , và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh Những nghệ nhân là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm tính truyền thống Có được nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao
sẽ là một yếu tố thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Thứ hai, nguồn vốn: đây là nguồn lực vật chất rất quan trọng trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất , đầu tư phát triển cơ sở vật chật và kết cấu
hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ Vì vậy phát triển sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn huy động được Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên
đã làm hạn chế việc tăng trởng sản xuất Ngày nay, sự phát triển của thị ờng luôn đòi hỏi lượng vốn rất lớn để đáp ứng các nhu cầu của thị trường Vì vậy rất cần sự hỗ trợ tích cực và cụ thể từ phía nhà nước, đặc biệt là việc đề
Trang 22trư-ra những chính sách phù hợp với đặc đIểm sản xuất của các làng nghề truyền thống để có thể đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất và xuất khẩu
Thứ ba, nguồn nguyên vật liệu: trong những giai đoạn trước đây, gần
nguồn nguyên vật liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển của các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ hay các làng nghề truyền thống Song hiện nay vấn đề này trở nên không quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề bởi sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện giao thông và các phương tiện kỹ thuật Tuy nhiên vấn đề khối lượng chất lượng, chủng loại và khoảng cách của các nguồn nguyên liệu này vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng và giá thành sản phẩm Nếu có được nguồn nguyên vật liệu ổn định dẫn đến sản xuất cũng ổn định, các nhà xuất khẩu sẽ có nguồn hàng thường xuyên, tạo uy tín cho doanh nghiệp
Thứ tư, trình độ kỹ thuật và công nghệ: trong điều kiện hiện nay, khi
mà giao lưu thương mại mang tính toàn cầu hoá thì việc ứng dụng khoa học công nghệ mới có ý nghĩa quyết định, có tác động trực tiếp tới sự đảm bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Nhận thức được điều đó, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đã đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật và đổi mới công nghệ, cải tiện phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và ổn định cho ngành Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật không phải là hoàn toàn mà vẫn phải giữ nét văn hoá và truyền thống cốt yếu trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Thứ năm, kết cấu hạ tầng : bao gồm hệ thống các đường giao thông,
điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông Thực tế cho thấy rõ, sản xuất thủ công mỹ nghệ chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ Đây là yếu tố có tác dụng tạo điều kiện tiền đề cho sự ra đời
và phát triển của các cơ sở sản xuất, tạo tiền đề khai thác và phtá huy tiềm năng sẵn có của các làng nghề Sự phát triển của yếu tố này sẽ đảm bảo vận
Trang 23chuyển và cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Hệ thống thông tin liên lạc bưu chính viễn thông giúp doanh nghiệp nắm bắt các thông tin thị trường để có những ứng xử kịp thời
1.4.3 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
* Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối( đầu tư) có hiệu quả nguồn vốn Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua cá chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn…
* Tiềm năng con người
Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công Chính con người với năng lực của họ mới lựa chọn đúng cơ hội
và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã có như vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ một cá
* Trình độ tổ chức quản lý
Mối doanh nghiệp là mọt hệ thống với những liên kết chặt chẽ với nhau
để hướng tới mục tiêu Một doanh nghiệp muốn hướng tới mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt tới một trình độ tổ chức quản lý tương ứng.Khả năng tố chức quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát , tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo nên sức mạnh thật
sự của doanh nghiệp
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh : thiết bị, nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ
Trang 24sở vật chất ngày càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuận tiện và hiệu quả cao
* Hoạt động Marketing
Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hoá thì việc tiếp thị, tìm đẩu ra cho sản phẩm là hết sức quan trọng và chức năng này thuộc về các hoạt động Marketing Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định thị phần, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và nhiệm vụ chính của nó là quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp Đối với hoạt động xuất khẩu thì hoạtđộng này là rất khó khăn nhưng cũng rất quan trọng Khó khăn là ở chỗ việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm là rất tốn kém, hơn nữa xuất khẩu là bán hàng ra nước ngoài nên việc tìm hiểu thói quen tiêu dùng…là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian
* Hoạt động tạo mẫu sản phẩm
Hoạt động tạo mẫu sản phẩm là việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, tính năng mới nhằm đưa ra thị trường những loại sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp Trong hoạt động xuất khẩu thì việc thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu được coi là bước thành công ban đầu của doanh nghiệp, ngược lại, nếu công tác này không tốt doanh nghiệp sẽ chịu tổn
thất lớn do không tiêu thụ được sản phẩm đã sản xuất ra
* Hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất là một quắ tình bao gồm: thu mua nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất, sản xuất và đóng gói Trong hoạt động xuất khẩu thì một đòi hỏi rất khắt khe đó là chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng Chất lượng sản phẩm phải đáp ứng theo đúng yêu cầu của đối tác xuất khẩu về chất liệu, mẫu mã Trong quá trình sản xuất ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm còn phải đảm bảo tiến độ sản xuất để kịp giao hàng đúng thời hạn
Trang 25Nếu không đảm bảo những yêu cầu trong hợp đồng của đối tác thì doanh nghiệp trước hết bị mất uy tín trong kinh doanh và sau đó phải bồi thường hợp đồng gây thiệt hại về tài chính
* Tập quán tiêu dùng
Việc nắm rừ đặc điểm tiêu dùng và tính cách kinh doanh của người Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giao tiếp và kinh doanh thành công với họ
Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng nhưng cũng khá độc đáo Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hoá Sống trong môi trường có thu nhập cao nên người Nhật Bản thường đũi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa bao gồm cả vấn
đề vệ sinh, hỡnh thức và dịch vụ hậu mói
Cú những lỗi rất nhỏ, chẳng hạn như vết xước hàng hóa trong quá trỡnh vận chuyển, cũng cú thể gõy ảnh hưởng rất lớn đến quá trỡnh tiờu thụ cả lụ hàng và ảnh hưởng đến uy tín
Trang 26Người Nhật Bản cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày Sau cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng vào cuối những năm đầu của thập kỷ 90, người Nhật Bản không chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng mà cũn rất chỳ ý đến sự thay đổi giá cả
Đặc biệt, do người mua chủ yếu là do những phụ nữ nội trợ đi mua hàng ngày, có nhiều thời gian (tỡnh trạng sau khi lấy chồng sẽ bỏ việc làm tại cụng ty vẫn cũn phổ biến) nờn họ rất quan tõm đến sự thay đổi về giá và về mẫu mó hàng húa Tuy vậy, tõm lý thớch dựng hàng xịn, hàng đồ hiệu cho dù với giá rất cao vẫn không thay đổi nhiều so với trước đây
Người Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề thời trang và màu sắc hàng hóa phù hợp theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông Mặt khác, tính đa dạng của sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc thâm nhập thị trường Trên thực tế, trong các siêu thị ở Nhật Bản có vô số những kiểu dáng, loại của cựng một loại hàng tiờu dựng
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng cho biết, gần đây, mối quan tâm đến vấn đề sinh thái của người Nhật ngày càng nâng cao Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cách đóng gói sản phẩm để làm sao vừa đẹp, vừa đơn
giản và bao bỡ cú thể tận dụng bằng cỏc nguyờn liệu tỏi sinh
Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3000 tỷ yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó đồ thủ công mỹ nghệ chiếm khoảng 30 % thị phần tại thị trường Nhật Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ lớn,đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng những đồ vật bằng các chất liệu tự nhiên thay thế các vật liệu bằng sắt, nhôm…Nhập khẩu các đồ thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng ở Nhật Bản cũng do quá trình chuyển sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ giá rẻ sang khu vực Đông Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí nhập khẩu thấp và đặc biệt là nỗ lực của
Trang 27các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã cho phép giảm giá bán cho đồ thủ công mỹ nghệ nhập khẩu
* Tập quán kinh doanh
Thâm nhập thị trường Nhật Bản cần có chiến lược lâu dài, tầm nhìn sâu rộng Điều này đạt được bằng cách nghiên cứu kỹ các yếu tố như
- Dung lượng thị trường
- Đối thủ cạnh tranh
- Kênh phân phối
- Mức giá
- Giới hạn thời gian
- Những diễn biến đối với người sử dụng và người tiêu dùng
Coi trọng chất lượng và hoạt động kinh doanh: Người tiêu dùng và người sử dụng Nhật Bản thường đòi hỏi cao về chất lượng và tiêu chuẩn.Những nhà sản xuất nước ngoài thường phàn nàn là người Nhật thường đòi hổi quá cao
1.5.2Xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản trong thời gian gần đây
Trong một số năm gần đây, xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản thể hiện như sau:
*Mặt hàng thảm
Số lượng mặt hàng thảm nhập khẩu đạt đỉnh điểm vào năm 1995 trong
đó giảm sút cả về số lượng và giá trị Tuy nhiên, năm 2000 lượng nhập khẩu bất ngờ tăng mạnh trở lại Năm 2001 lượng hàng nhẩp khẩu tăng tới 65.464
Trang 28tấn ( tăng 4,3% so với năm trước) và đạt con số kỷ lục trong vòng hai năm gần đây Nếu tính theo giá trị thì lượng hàng nhập khẩu cũng đạt 45,1 tỷ yên, tăng 6,1% so với năm trước Tính theo số lượng thì loại thảm nhập khẩu nhiều nhất là loại thảm lông tiêu thụ phổ biến ( 29.809 tấn, chiếm 45,5% lượng thảm nhập khẩu ) và thảm dệt ( 26.843 tấn, chiếm 41% bao gồm cả một số loại thảm tay ) Năm 2001 lượng nhập khẩu loại thảm này tăng đáng kể từ Trung Quốc
- Người tiêu dùng Nhật Bản ưu thích những sản phẩm có nhãn hiệu hơn
- Sự lên giá mạnh mẽ của đồng Yên
Nhưng hiện nay, nguyên nhân dẫn đến lượng hàng gốm sứ nhập khẩu vào Nhật Bản tăng lên thực chất là do tăng lượng hàng nhập khẩu từ Châu á
So với mức của năm 2001, lượng hàng sứ nhập khẩu trong năm 2001 đã tăng 170% trong khi lượng nhập khẩu mặt hàng gốm sứ tăng 80%, còn đối với đồ gốm thì tăng 120% Điều này chứng tỏ việc nhập khẩu những sản phẩm giá thấp tăng khá mạnh
Bảng 1 : Thảm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản
Loại
Thảm 3.657 16.787 2.680 12.538 2.578 10.148 2.831 10.520 2.274 10.040
Trang 29kết
nơ
Thảm
dệt 20.616 15.527 18.077 14.174 20.603 13.496 26.968 15.689 26.843 16.9880Thảm
lông 26.924 17.389 23.284 14.566 23.427 13.183 27.730 13.771 29.809 14.839Thảm
nỉ 1.012 576 1.321 707 1.600 635 2.271 764 2.282 761Thảm
khác 1.730 1.195 1.172 999 1.511 1.005 2.971 1.720 4.255 2.430
Đơn vị : SL: Tấn; GT: Triệu Yên Nguồn : Kim ngạch xuất nhập khẩu Nhật Bản
Bảng 2 : Đồ sứ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản
năm 1997 và năm 1998 Sau khi có một vài dấu hiệu phục hồi phục vào năm 1999 thì tổng lượng
hàng nhập khẩu trong năm 2000 tăng từ 908.000 tá sản phẩm lên 1,55 triệu tá sản phẩm Năm 2001
tốc độ tăng là 40,1% và đạt con số kỷ lục mới 2,18 triệu tá sản phẩm Nếu tính theo giá trị thì năm
2001 kim ngạch nhập khẩu đạt mức kỷ lục mới là 13,78 tỷ yên ( tăng 44% so với năm trước)
Có được sự tăng trưởng này chủ yếu là nhờ tăng lượng nhập khẩu từ Trung Quốc Lượng hàng này chủ yếu được thiết kế tại Nhật Bản và được sản xuất tại Trung Quốc với sự giúp đỡ kĩ thuật
từ phía Nhật Bản Tại các xưởng dệt ở Nhật Bản tiền công cho người lao động khá cao, ngoài ra các
xí nghiệp Nhật Bản không thể cạnh tranh được với sản phẩm từ Trung Quốc về yếu tố giá cả Chính
vì thế trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục khuyến khích chuyển hướng sản xuất vải rèm ra nước ngoài
Phẩn lớn hàng rèm nhập khẩu từ Châu Âu và từ Mỹ là nhập khẩu vải, vì thế không có những con số thống kê hải quan chính thức Trong những năm gần đây việc nhập khẩu mặt hàng rèm may
Trang 30sẵn đã giảm sút, do giới trẻ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc thiết kế nội thất Nhu cầu nhập
khẩu mặt hàng vải may rèm ngày càng tăng mạnh bởi điều này rất phù hợp với lối sống sôi động, tự
nhiên hiện nay Trong tương lai gần có thể sẽ tăng xu hướng các nước phương Tây xuất khẩu vải
mau rèm sang Trung Quốc và tại đây người ta sẽ đảm nhiệm khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng
Bảng 3: Mặt hàng thêu ren nhập khẩu của Nhật Bản
Đơn vị : SL: Tấn; GT: Triệu Yên Nguồn : Kim ngạch xuất nhập khẩu Nhật Bản
Trên cơ sở này, Việt Nam cần phân tích và rút ra cho mình những thời cơ cũng như thách thức cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản
Chuơng II
Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam và công ty ARTEXPORT trong
thời gian qua
1 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam
1.1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề
1.1.1 Tình hình lao động tại các làng nghề
Đối với sản xuất tiểu thủ công,lao động chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu
Trang 31óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân Những năm trước khi ban hành chính sách đổi mới, lao
động tại các làng nghề truyền thống chủ yếu làm việc trong các hợp tác xã hoặc các tổ sản xuất tiểu
thủ công.Thời kỳ này đã tạo ra đội ngũ thợ thủ công đông đảo, phục vụ cho việc phát triển kinh tế
nông thông, tăng thu nhập, xuất khẩu Nhưng, hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu hợp tác xã , việc
đào tạo thợ thủ công đại trà đã phá vỡ kết cấu gia đình truyền thống, gây nên sự thất truyền bí quyết
nghề nghiệp ở những nghề đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo
Hiện nay nhờ các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế của Chính phủ,hoạt động thủ công lại trở về với hình thức sản xuất theo hộ gia đình( khoảng 90%) Các cơ sở làm nghề này
trung bình có khoảng ba đến bốn lao động thường xuyên và hai, ba lao động thời vụ Còn tại các
doanh nghiệp thì con số tương đương là 27 lao động thường xuyên, tám đến mười lao động thời vụ
Việc sử dụng lao động ngày càng triệt để không những trong vùng mà còn thu hút thêm lao động ở
các vùng khác Sự phân công lao động trong các làng nghề ngày càng được chuyen môn hoá sâu sắc
Bên cạnh những người trực tiếp lo tạo ra sản phẩm còn có người chuyên lo khâu đầu vào và đầu ra
cho sản phẩm ở những làng nghề có công nghệ và tổ chức phức tạp, đã có sự phân công phù hợp với
giới tính, tuổi tác và trình độ của người lao động Phụ nữ và trẻ em được làm những công việc nhẹ
nhàng, người có tay nghề cao đảm nhận những công việc phức tạp Tuỳ theo tính chất của công việc
cũng như tay nghề của người thợ mà có sự phân công phù hợp làm cho sản xuất ngày càng hoàn
chỉnh
Tuy vậy trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động vẫn còn thấp kém Lao động thủ công chiếm chủ yếu nhưng trình độ học vấn của họ phần lớn chỉ đạt mức tôt nghiệp phổ thông
trung học, thậm chí có người còn ở trình độ thấp hơn Trong khi đó, số lao động lành nghề, thợ bậc
cao và các nghệ nhân chỉ chiếm 2,1% Cán bộ quản lý, kỹ thuật trình độ đại học còn ít Điiêù này
ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nghề cũng như tiếp nhận có hiệu quả sự đầu tư
Bên cạnh đó là vấn đề dạy nghề Chủ yếu viẹc dạy nghề trước đây là theo phương thức truyền nghề trong gia đình hoặc bí truyền nhằm bảo lưu nghề trong pham vi làng nghề hay phố nghề Cách
truyền nghề theo phương thức vừa học vừa làm như hiện nay có ưu điểm là đào tạo được những
người thợ giỏi, tài hoa song lai không đào tạo được đội ngũ lao động lành nghề đông đảo để đáp ứng
nhu cầu phát triển của làng nghề Đây cũng là một vấn đề bất cập hiện nay của làng nghề cần giải
quyết
2.1.1.2 Công nghệ- kỹ thuật
Trang 32Công nghệ cổ truyền dựa trên kỹ thuật sản xuất thủ công tinh xảo và dụng cụ lao động thủ công khá thô sơ do người thợ tự chế ra Hiện nay nên kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới công nghệ kỹ thuật trong các làng nghề Một số cơ sở
đã trang bị được thiết bị hiện đại ở một số khâu cần thiết Ví dụ như ngành sản xuất đồ gỗ đã được
trang bị những máy đa năng( cưa,đục, bào) làm rút ngắn thời gian sản xuất , ngành dệt nhờ áp dụng
máy móc, thiết bị vào sản xuất mà công nghệ dệt vải với nhiều hoa văn phức tạp, đa dạng, khổ rộng
đã thay thế cho công nghệ dệt cổ truyền khổ hẹp, hoa văn đơn giản ở Bát Tràng, công nghệ nugn sản
phẩm gốm sứ bằng lò tuy nen ( dùng nhiên liệu gas và điện)đã thay thế cho lò hộp và lò bầu ( dùng
than và củi) ,công nghệ nhào luyện đất bằng máy đã thay cho công nghệ thủ công
Tuy nhiên, nhìn chung, việc đổi mới công nghệ ở các làng nghề chưa được thực hiện một cách
hệ thống , chưa cơ bản Năng lực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn còn kém Trong
các làng nghề, những người thợkỹ thuật chuyên nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã còn ít ỏi do không có
một trường lớp đầo tạo cơ bản nào mà chủ yếu là tự học Tất cả những điều này làm hạn chế sự phát
triển sản xuất thủ công mỹ nghệ
2.1.1.Môi trường
Sản xuất trong làng nghề mang lại hiệu quả kinh tế song mặt trái của nó là gây ô nhiễm môi trường
nặng nề Qua điều tra, hiện có tới 52% số hộ và các cơ sở sản xuất làm ảnh hưởng đến môi trường
Các làng nghề sản xuất gạch vôi, gốm sứ, đúc đồng đang gặp khó khăn vì ô nhiễm không khí nặng nề
làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và làm ô nhiễm môi trường sinh thái Các lò gốm hàng ngày
phun vào khí quyển nhiều chất độc hại, chẳng hạn ở Bát Tràng, mật độ dân số 2500-3000 người/km ²
Trong làng nhà ở san sát kề với 1100 lò hôp lớn nhỏ,hàng năm sử dụng khoảng 7 vạn tấn than và xử
lý 10 vạn tấn đất nguyên liệu, thêm vào đó là 300 lượt xe ô tô lớn nhỏ chạy qua mỗi ngày Bên cạnh
các lò gốm còn có hàng trăm lò gạch ở bãi sông của Đa Tốn và Xuân Quan, những lò này toả đầy
khói bụi suốt ngày đêm và gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ của nhân dân nhất là trẻ em, phụ nữ,
người cao tuổi
Nguyên nhân là do hạn chế về vốn, kỹ thuật, thiếu quy hoạch tổng thể nên hầu hết các gia đình khi đầu tư sản xuất đã không đầu tư xử lý chất thải,các chất độc hại từ sản xuất đều đổ thẳng ra môi
trường Bên cạnh đó, các bộ phận,các cơ sở sản xuất được bố trí xen kẽ khu vực dân cư, thậm chí
dùng làm nơi sản xuất đã gây tác hại trực tiếp tới sức khoẻ con người
Trang 332.1.1.5 Nguyên vật liệu cho sản xuất
Hầu hết các làng nghề truyền thống đều được hình thành xuất phát từ việc có sẵn nguồn nguyên liệu ngay tai địa phương Đặc biệt là các nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm tiêu dùng
như đan lát,mây tre…nguyên liệu thường có tại chỗ Đối với một số nghề như sơn mài, chạm khắc
gỗ, đá…cũng có thể kkhai thac được từ nguồn nguyên liệu tại địa phương hay trong nước Nhưng
hiện nay, nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
các làng nghề
Nghề gốm phát triển thì tài nguyên đất bị suy kiệt dần, nguồn nước cũng bị thu hẹp,chưa kể đến việc các chất thải ngấm vào làm ô nhiễm nguồn nước Nghề gỗ, mây tre đan phát triển thì sự suy
thoái tài nguyên rừng tăng nhanh Sản lượng rừng tự nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, trong
khi đó ý thức bảo vệ rừng và môi trường sinh thái của người dân rất kém,Nhà nước lại chưa có chính
sách nào để bảo tồn và tái sinh nguồn tài nguyên này
Như vậy, sau khi xem xét hiện trạng hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam , ta thấy nghề truyền
thống Việt Nam đang từng bước phát triển cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước Các
làng nghề phục hồi và phát triển đã góp phần không nhỏ vào GDP ở địa phương, tạo thêm nhiều việc
làm,tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân…Song,
vẫn còn nhiều khó khăn về vốn, trình độ công nghệ- kỹ thuật, sự ô nhiễm môi trường, năng lực,
kinh nghiệm quản lý sản xuất và sự quan tâm của cơ quan Nhà nước với sự phát triển của làng nghề
còn chưa thích đáng Những khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ, vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp ,chính sách thiết thực
được thực thi đồng bộ để giải quyết khó khăn trên một cách triệt để
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
* Xuất khẩu ra nước ngoài 2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
Sau khi thống nhất đất nước, nước ta đã khai thác thế mạnh của các ngành nghề truyền thống này để đẩy mạnh xuất khẩu Trong thời kỳ 1976_1990, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của ta chủ
yếu bao gồm: các loại thảm len,hàng mây tre, mành trúc, mành cọ, hàng thêu ren, khăn trải giường,
trải bàn thêu, áo thêu…tuyệt đại bộ phận các hàng hoá này được xuất khẩu sang thị trường các nước
Liên Xô cũ và Đông Âu
Trang 34Vào thời kỳ cuối những năm 1980, ta đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô, gạo với khối lượng tương đối lớn và hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu cũng tăng trưởng nhanh(may mặc, thực phẩm chế biến,
giày da…) nên tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giảm đáng kể trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước Bình quân trong thời kỳ 1986-1990 tỷ trọng cả hàng công nghiệp nhẹ và hàng thủ
công chỉ còn 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu
Từ năm 1991, khi thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu, thị trường chủ yếu của hàng thủ công
mỹ nghệ xuất khẩu trong thời kỳ trước của ta bị mất, các ngành thủ công mỹ nghệ gặp rất nhiều
khó khăn trong xuất khẩu dẫn đến sản xuất bị thu hẹp, lao động không có việc làm, việc chuyển đổi
thị trường đòi hỏi thời gian tìm kiếm thị trường mới, bạn hàng mới Sau vài năm lao đao trong cơ
chế mới, dần dần một số ngành nghề tìm được lối thoát khôi phục lại tình hình Mặc dù đứng thứ 8
về kim ngạch xuất khẩu năm 2000 với 235 triệu, chiếm tỷ trọng 1,6% so với tổng kim ngạch nhưng
nhìn ở khía cạnh khác thì giá trị thực thu khi xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta là không nhỏ
Vì không giống như những mặt hàng khác, nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ chỉ
toàn là nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, không phải nhập khẩu từ nước ngoài , nên giá trị thực
thu xuất khẩu là rất cao đồng thời qua đó, chúng ta cũng có thể quảng bá về hình ảnh và đất nước con
người Việt Nam với thế giới
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam trong thời gian qua
Nguồn: báo cáo hàng năm của Bộ thương mại
Cho đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn tiếp tục là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chính
Trang 35của Việt Nam và từ năm 1997 được xếp vào danh mục những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta
Năm 1997, theo thông kê của Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 121
triệu USD, trong đó trên 50% là hàng gốm sứ mỹ nghệ( khoảng 610 triệu USD) và khoảng 25% là
hàng dốm sứ mỹ nghệ( khoảng 30 triệu USD), bao gôm các loại hàng như: tranh, tượng gỗ, hàng sơn
mài, đồ gỗ trạm khảm…Năm 1998 do khủng hoảng kinh tế khu vực, kim ngạch xuất khẩu đã giảm
8,3% so với năm 1997 nhưng vẫn đạt 111 triệu USD Năm 1999, 9 tháng đầu năm xuất khẩu đạt
111 triệu USD , cả năm đạt 168 triệu USD tăng 51,3% so với năm 1998 Năm 2000 đánh dấu một
thời kỳ phục hưng của ngành thủ công mỹ nghệ sau nhiều năm suy giảm Kim ngạch xuất khẩu đạt
235 triệu USD , tăng 39,8 % so với cùng kỳ năm 1999 Nhưng đến năm 2002, kim ngạch xuất khẩu
thủ công mỹ nghệ đạt 322 triệu USD tăng 41% so với năm 2001 Năm 2003 đạt 350 triệu USD, tăng
20% so với năm 2002 Và trong năm 2004 ngành thủ công mỹ nghệ đã đạt kim ngạch xuất khẩu 450
triệu USD , tăng 22,6% so với năm 2003 Các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn bao gồm hàng mây
tre lá, hàng cói và hàng gốm sứ và hàng gỗ
Trong những năm gần đây, để đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Nhà nước đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ Trong năm 2002, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng các cơ
quan hữu quan và các doanh nghiệp đã xây dựng sàn giao dịch điện tử để trưng bày, giới thiệu hàng
thủ công mỹ nghệ của Việt Nam lên mạng, sang giao dịch này là đầu mối cung cấp thông tin về thị
trường , giới thiẹu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam , về các doanh nghiệp , cơ sở sản xuất
kinh doanh mặt hàng này đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong giao dịch trực tuyến
2.1.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Theo đánh giá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các mặt hàng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng về chủng loại ,
phong phú về mẫu mã do đó mà để đi sâu nghiên cứu tất cả các loại hàng thủ công mỹ nghệ là điều
không dễ Việt Nam xuất khẩu 1 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có 5 loại chính.Mỗi mặt
hàng xuất khẩu dù ít hay nhiều đều tham gia đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu
Trang 36Thêu ren - 14 18 22 27 11
Nguồn: báo cáo tổng kết qua các năm của Bộ thương mại
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều tăng qua các năm trong đó mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất là gỗ và gốm sứ sau đó mới đến mây tre đan và các mặt hàng khác Mặt
hàng gỗ và gốm sứ rất được các khách hàng Nhật Bản ưa chuộng do kiểu dáng rất phù hợp với phong
cách của người Nhật với giá cả phải chăng Riêng mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ là đảm bảo cho sự
tăng trưởng ở mức cao Hiện nay hàng gốm sứ mỹ nghệ là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực trong số
các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam , sau đó là đỗ gỗ mỹ nghệ, hàng mây
tre đan Đây là những mặt hàng mà nhu cầu luôn có xu hướng tăng Năm 2000 nhóm hàng này đạt
khoảng 12 triệu USD và năm 2002 đạt khoảng 16 triệu USD , mục tiêu trong năm 2005 đạt 20-30
triệu USD
2.1.2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Như đã khẳng định ở trên, nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng theo mức cải thiện đời sống nhân dân và sự phát triền thương mại, giao
lưu văn hoá giữa các nước và mở rộng hoạt động du lịch trong nước và quốc tế Tuy nhiên , phát
hiện, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của từng thị trường trong từng thời gian đối với từng chủng loại
sản phẩm và nhanh chóng đáp ứng được các thị hiếu nhu cầu đó lại là một công việc đầy khó
khăn,phức tạp, đòi hỏi phải nhạy bén và tôn nhiều công sức chi phí thực trạng trong những năm qua
cho thấy, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ được mở rộng và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng
đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trên thị trường các nước Ngoài việc đẩy mạnh xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường truyền thống ,thị trường tiềm năng, chúng ta cần có
những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để mở rộng thị trường xuất khẩu Hiện nay hàng thủ công mỹ
nghệ đã có mặt trên khắp các châu lục, có nhiều nước tuy kim ngạch xuất khẩu không lớn nhưng hy
vọng với sự cố gắng của các cấp vĩ mô, các công ty xuất nhập khẩu và các làng nghề,sẽ trở thành thị
trường lớn trong tương lai
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua có những giai đoạn thăng trầm, khi thuận lợi, lúc khó khăn, nhưng nhìn chung trong những năm gần đây đã có những chiều
hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại hàng hoá mới và mở rộng được nhiều thị trường mới theo
Trang 37hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế
giới
Hàng thủ công mỹ nghệ của ta đến nay đã có mặt tại 120 nước trên thế giới,chủ yếu là thị trường các nước Âu_ Mỹ và một số thị trường Châu á như Nhật Bản , Đài Loan, Hàn Quốc và một
số nước Trung đông, nhưng ta chưa xuất được nhiều vào các thị trường có nhu cầu và dung lượng
lớn Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ, Hàng thủ công quà tặng là một
trong những mặt hàng Việt Nam có ưu thế trên thị trường Mỹ, nhưng chưa được các nhà doanh
nghiệp Việt Nam quan tâm và đầu tư Người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng những sản phẩm chất lượng
cao, mẫu mã đẹp, giá rẻ, không phân biệt xuất xứ ở đâu, hơn nữa mặt hàng này ít chịu tác động của
rào cản thương mại Mới đây nhất, tại triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ diễn ra tại New York từ
15-18 /5, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của hơn 20 công ty Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm
chú ý của các khách hàng Mỹ Một số bản ghi nhớ và hợp đồngđã ký kết, mở ra nhiều cơ hội hợp
tác xuất khẩu mặt hàng này qua thị trường mỹ cho các HTX và công ty mỹ nghệ của Việt Nam
EU được coi là thị trường lý tưởng cho việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ, gốm,sứ, mây tre lá, hàng thêu ren Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm gỗ mỹ
nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá
nhanh(21.18%) nhưng chỉ chíêm tỷ trọng 2.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường này mặc dù khả năng sản xuất của ta là khá lớn Dù cơ hội mở rộng thị trường tại EU là rât
lớn nhưng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa thực sự xâm nhập nhiều vào EU thị trường xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong khối EU là Đức (26.4%),Pháp(14.7%), Hà Lan(
11.6%), Anh(11%), Bỉ(10.7%) ,Italia( 7.4%) Tây ban Nha( 6.3%), Thuỵ Điển( 5.0%)…Điều đáng
lưu ý là trong thời gian qua, nhiều thương gia EU lâu nay làm ăn vơí các chủ hàng Trung Quốc và
của các nước ASIAN khác nay đã phần nao quan tâm đên thị trường Việt Nam hơn.Đay là một cơ hội
cho xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam,cần có những giải pháp thích hợp để tận dụng lợi thế
từ thị trường này, từ đó mở rộng thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ của ta và nếu xét thị trường theo từng nước thì Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta từ năm 1991 đến nay(
năn 1991 chiếm tỷ trọng tới 34,5% năm 2000 chiếm gần 15% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam )
Nhật Bản cũng là thị trường lớn đối với nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Ngưòi Nhật Bản có nhu cầu khá lớn về đồ gỗ, theo thống kê của Nhật, hàng năm ta đã xuất
Trang 38sang Nhật khoảng 60 triệu USD đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là đồ gỗ Xuất khẩu đồ gỗ vào
Nhật Bản chưa gặp phải những quy định ngày càng khắt khe như của EU và Mỹ về bảo vệ rừng
Theo số liệu năm 2002 thì bạn hàng lớn về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chính
là Nhật Bản với 33,35 triệu USD , sau đó mới đến Đức 25,4 triệu USD , Anh 17,64 triệu USD , Đài
Loan 15,4 triệu USD …
Theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn cao cấp của JETRO( tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản ) thì vài năm gần đây người tiêu dùng Nhật Bản rất chuộng hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam từ đồ gia dụng, trang trí nội thất đến hàng quà tặng ở Nhật Bản , nhu cầu về hàng thủ
công mỹ nghệ ngày càng nhiều trong khi sản xuất các loại hàng này lại giảm đi, các doanh nhân Nhật
đi tìm nguồn hàng để nhập khẩu và các mặt hàng đượclàm từ đôi tay khéo léo của ngươi Việt Nam
được họ chú ý bởi tính phong phú về kiểu dáng, mẫu mã giàu tính sáng tạo nghệ thuật Những cơ sở
sản xuất kinh doanh có hàng thường xuyên xuất khẩu sang Nhật Bản tiêu biểu là các hợp tác xã mây
tre lá lớn nhỏ ở TP.HCM như: Ba Nhất, Hoà Hiệp ( Q4),Việt Tre, Phú Trung…đều khả quan, những
sản phẩm như khay trái cây,mành cửa, bàn ghế, giỏ đựng vật phẩm, thảm lau chân, gối tre, lẵng hoa,
giỏ đựng quần áo…được làm từ cói, mây, tre, xơ dừa đang rất được ưa thích tại thị trường Nhật Bản
Theo sự phản hồi của các doanh nghiệp Nhật Bản thì hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngoài
yếu tố hài hoà, gần gũi với người Nhật thì giá cả cũng dễ chấp nhận Tuy nhiên phía Nhật cũng lưu ý
các nhà sản xuất Việt Nam không nên sao chép sản phẩm của nước ngoài, mà phải tạo nét độc đáo
riêng bởi trước kia người Nhật Bản chỉ chú ý đến đặc điểm đa dạng, giá rẻ thì nay họ quan tâm nhiều
đến chất lượng, sự sáng tạo về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã, nhất là nét văn hoá dân tộc thể hiện trên
sản phẩm
Bên cạnh đó, thị trường Đài Loan cũng nhập khẩu khá lượng đồ gỗ khá lớn của Việt Nam ,kim ngạch hàng năm khoảng 50-60 triệu USD , chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của
Đài Loan Đây là thị trường còn nhiều tiềm năng ta có thể khai thác để xuất khẩu vì thuế nhập khẩu
mặt hàng này của Đài loan là thấp, từ 0-25% Ngoài ra, một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam cũng được xuất khâủ sang thị trường này, một mặt hàng khó xuất lâu nay với lô hàng lớn như
đá mỹ nghệ Non Nước thì năm 1998 một công ty của Đà Nẵng đã hoàn thành hợp đồng xuất khẩu 2
container sang Đài Loan
* Xuất khẩu tại chỗ
Trang 39Bên cạnh các hình thức để mở rộng thị trường ở nước ngoài, thì thị trường du lịch có vai trò
rất quan trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay
Trong những năm đổi mới, thị trường du lịch ngày càng có điều kiện phát triển và đó là một thị
trường đâty tiềm năng của nước ta Số lượng khách du lịch nước ngoài và nước ta ngày một nhiều,
đáp ứng nhu cầu của thị trường này là những sản phẩm truyền thống thể hiện nét độc đáo của nền
văn hoá dân tộc và mang đậm dấu ấn lịch sử của từng thời kỳ Nhu cầu của khách du lịch thường là
mua những sản phẩm lưu niệm mang tính chất văn hoá truyền thống dân tộc hoặc thể hiện tập trung
những nét đặc trưng của vùng mà họ đến Qua quan sát cho thấy khách nước ngoài đến tham quan
du lịch ở nước ta, ngoài việc đi đến các điểm du lịch, bao giờ họ cũng đến những nơi bày bán và giới
thiệu các sản phẩm truyền thống Các sản phẩm chủ yếu được giới thiệu là các đồ thủ công mỹ nghệ :
gốm sứ, khảm trai, khắc gỗ, đá, bạc, đồng, đồ thêu ren, đan lát…
Trong năm 2004, Việt Nam đón tiếp hơn 2,9 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đến thăm quan và mua sắm, tăng hơn 19% so với năm 2003 Trong năm 2005 Việt Nam đặt mục tiêu sẽ đón
3,2 triệu lượt khách với nhiều chương trình và các chính sách thu hút khách du lịch nước ngoài Sau
thảm hoạ sóng thần và động đất vừa qua nhiều khách du lịch nước ngoài đã chuyển hướng đến Việt
Nam làm lượng khách tăng lên đáng kể, và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã thực
sự thu hút các du khách đến từ các nước trên thế giới
Những hàng hoá thủ công mỹ nghệ dưới dạng quà tặng hay quà lưu niệm sẽ được tiêu thụ ngaỳ càng nhiều cho khách du lịch Tuy nhiên điều này cũng còn phụ thuộc vào sự hấp dẫn của sản
phẩm và thị hiếu của người nước ngoài Từ xa xưa, nghề truyền thống Việt Nam đã chịu ảnh hưởng
rất lớn từ Trung Quốc Vì thế,nhiều khách nước ngoài chưa nhận thấy sự khác nhau sản phẩm thủ
công mỹ nghệ Việt Nam với sản phẩm thủ công mỹ nghệ Trung Quốc Điều này cũng là một trở ngại
cho việc bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta cho khách nước ngoài Các sản phẩm của ta bán cho
khách nước ngoài nhin chung là rẻ, song giá rẻ nhiều khi chưa phải là điều hấp dẫn vớihọ : vì trong
một thời gian ngắn,họ chưa có điều kiện tìm hiểu vè giá trị của sản phẩm , mà lại cho rằng đó là
những sản phẩm kém giá trị hay được sản xuất hàng loạt chứ không phải sản phẩm thủ công đích
thực được làm bởi những nghệ nhân tài hoa Cho nên trước mắt cần quan tâm sao cho hàng thủ công
mỹ nghệ phải thực sụ đặc sắc và phù hợp với nhu cầu quốc tế
2.1.3 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Trang 40* Xuất khẩu sang Nhật Bản 2.1.3.1 Về kim ngạch xuất khẩu
Thị trường Nhật Bản là một trong nhưng thị trường lớn nhất của Nam trong xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Như đã phân tích ở trên, thị trường Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ hàng thủ công
mỹ nghệ lớn ( hàng năm nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD) Đây thực sự là điều hấp dẫn đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Với thị trường Nhật Bản, ta đã xuất khẩu
sang các mặt hàng như mây tre đan, tranh dân gian Đông Hồ, sơn mài, đồ khảm trai, gốm sứ và gỗ
mỹ nghệ…
Trải qua những năm khủng hoảng do sự biến động về chính trị- xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, sự khó khăn về thị trường tiêu thụ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã
được khôi phục, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nhà nước ,tư nhân, với sự hỗ trợ của Nhà nước ,
đã tìm kiếm và giới thiệu sản phẩm ở nhiều thị trường mới Từ thời gian này trở đi, hàng thủ công mỹ
nghệ mới tiếp cận được thị trường Nhật Bản
Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản
Đơn vị : triệu USD
Năm KNXK sang
Nhật Bản
Tăng giảm tuyệt đối
Tăng giảm tương đối(%)
KNXK TCMN cả nước
Tỷ trọng(%)