1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng

95 262 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 489 KB

Nội dung

Luận văn : Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng

Trang 1

Lời mở đầu

Thế giới kinh doanh khắc nghiệt của con ngời không nằm ngoài quy luật của thuyết "Tiến hoá": bất kỳ một thành viên nào của thế giới cũng phải luôn luôn đấu tranh để sinh tồn, mà trong kinh doanh chúng ta gọi là "cạnh tranh" Trong thời kỳ bao cấp, ngành ngân hàng Việt Nam nằm ngoài quy luật phát triển này và chậm b-ớc so với toàn thế giới Cùng với sự đổi mới trong hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trờng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ngày càng quyết liệt Hoạt động cho vay tiêu dùng nhận đợc nhiều sự quan tâm chú ý do tầm quan trọng của nó đối với đời sống của dân c Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thơng mại trong hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay đặc biệt giữa các ngân hàng thơng mại là một vấn đề bức xúc cần có hớng giải quyết đúng đắn

Trong thời gian thực tập tại ngân hàng Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam, em nhận thấy ngân hàng có những lợi thế cạnh tranh nhất định trong hoạt động cho vay tiêu dùng nhng để đứng vững trên thị trờng cho vay tiêu dùng đòi hỏi Ngân hàng phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Xuất phát từ những nhu cầu thực tế của ngân hàng, sau một thời gian nghiên cứu và thực tập, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: ”Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng".

Trang 2

Nội dung chính của chuyên đề gồm có 3 chơng:

Chơng I: Tổng quan về ngân hàng thơng mại và dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thơng mại

Chơng II: Thực trạnh năng lực cạnh tranh của VPBank trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng thời gian qua

Chơng II: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS Đào Văn Hùng, cảm ơn các anh chị VPBank đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Hà nội, tháng 04 năm 2004

Sinh viên

Đặng Việt Dũng

Trang 3

chơng I: tổng quan về hoạt động ngân hàng và dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng

I Tổng quan về ngân hàng thơng mại và các dịch vụ của ngân hàng

1 Ngân hàng là gì?

Ngân hàng là một tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phơng nói riêng Tuy nhiên, vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa Ngân hàng là gì? Về cơ bản các ngân hàng có thể đợc định nghĩa qua chức năng (các dịch vụ) mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Theo cách tiếp cận này thì ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Sơ đồ 1-1 Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay

Ngân hàng đa năng hiện đại

Chức năng lập kế hoạch đầu tưChức năng thanh toán

Chức năng tiết kiệmChức năng NH đầu tư

và bảo lãnhChức năng môi giớiChức năng bảo hiểm

Chức năng

uỷ thác Chức năng tín dụng

Chức năng quản lý tiền mặt

Trang 4

2 Các dịch vụ ngân hàng

Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các dịch vụ quản lý quỹ cho công chúng, đồng thời nó cũng thực hiện những vai trò khác trong nền kinh tế Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh.

2.1 Các dịch vụ truyền thống của ngân hàng

2.1.1 Thực hiện trao đổi ngoại tệ

Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch mà ngân hàng đầu tiên thực hiện là trao đổi ngoại tệ - một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hởng phí dịch vụ Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ thấy đợc sự thuận tiện trong việc mua bán hàng hoá, dịch vụ ở nơi mà họ đến Trong thị trờng tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thờng chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện bởi vì những giao dịch nh vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao

2.1.2 Chiết khấu thơng phiếu và cho vay thơng mại

Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thơng phiếu và cho vay đối với các doanh nhân địa phơng, những ngời bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt Đó là bớc chuyển tiếp từ chiết khấu thơng phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Cho vay thơng mại giúp cho khách hàng có vốn để mua hàng dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và thiết bị sản xuất.

2.1.3 Nhận tiền gửi

Trang 5

Cho vay đợc coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng - một quĩ sinh lời đợc gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi đợc hởng mức lãi suất tơng đối cao Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng hạn các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất tới 16% một năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm mục đích huy động vốn để cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm.

2.1.4 Bảo quản vật có giá

Ngay từ thời Trung cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản Một điều hấp dẫn là các giấy chứng nhân do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang đợc lu giữ) có thể đợc lu hành nh tiền - đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá cho khách hàng do phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện.

2.1.5 Tài trợ hoạt động của Chính phủ

Vào những năm đầu của cách mạng công nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lợng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Âu - Mĩ Thông thờng, ngân hàng đợc cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải mua trái phiếu của Chính phủ theo môt tỷ lệ nhất định trên tổng l-ợng tiền gửi mà ngân hàng huy động đợc Ví dụ: Ngân hàng Bank of North America đợc Quốc hội Mỹ cho phép thành lập năm 1781, ngân hàng này đợc thành lập để tài trợ cho cuộc đấu tranh xoá bỏ sự đô hộ của nớc Anh và đa Mỹ trở thành quốc gia có chủ quyền

Trang 6

Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời những hoạt động dịch vụ tiền gửi giao dịch (Demand deposit) - một tài khoản giao dịch cho phép ngời gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ Việc đa ra loại tài khoản tiền gửi mới này đợc xem là một trong những bớc đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn.

2.1.7 Cung cấp dịch vụ uỷ thác

Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho các nhân và doanh nghiệp thơng mại Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị tài sản hay quy mô vốn mà ngân hàng quản lý Chức năng quản lý tài sản này đợc gọi là dịch vụ uỷ thác Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ uỷ thác thông thờng cho cá nhân, hộ gia đình, và uỷ thác thơng mại cho các doanh nghiệp.

Thông qua Phòng Uỷ thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm các khoản tiền để cho con đi học Ngân hàng sẽ quản lý và đầu t khoản tiền đó cho đến khi khách hàng cần Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng đóng vai trò là ngời đ-ợc uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản tài sản có giá, đầu t có hiệu quả và đảm bảo cho ngời thừa kế hợp pháp việc nhận đợc khoản thừa kế Trong Phòng Uỷ thác thơng mại, ngân hàng quản lý danh mục đầu t chứng khoán và kế hoạch tiền lơng cho các công ty kinh doanh Ngân hàng đóng vai trò nh những ngời đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu Điều này đòi hỏi Phòng Uỷ thác phải trả lãi hoặc cổ tức cho chứng khoán của công ty, thu hồi các chứng khoán khi đến hạn bằng cách thanh toán toàn bộ cho những ngời nắm giữ chứng khoán.

Trang 7

2.2 Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây

2.2.1 Cho vay tiêu dùng.

Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tơng đối cao và do đó làm cho chúng có mức sinh lời thấp.

Đầu thế kỷ trớc các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món cho vay thơng mại lớn Nhng sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hớng tới ngời tiêu dùng nh là một khách hàng trung thành tiềm năng Cho tới những năm 1920 và 1930, những ngân hàng lớn đã thiết lập những phòng tín dụng tiêu dùng lớn mạnh Sau chiến tranh thế giới II, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trởng nhanh nhất Tốc độ tăng trởng này gần đây đã chậm lại do cạnh tranh về tín dụng tiêu dùng ngày càng trở nên gay gắt hơn trong khi nền kinh tế đã phát triển chậm lại Tuy nhiên, ngời tiêu dùng vẫn tiếp tục là khách hàng chủ yếu của ngân hàng và tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất.

2.2.2 T vấn tài chính

Các ngân hàng từ lâu đã đợc khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động t vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu t Ngân hàng ngày nay cung cấp những dịch vụ t vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến t vấn về các cơ hội thị trờng trong nớc và nớc ngoài cho các khách hàng kinh doanh của họ.

Một lý do làm cho ngân hàng phát triển và thịnh vợng là khả năng thẩm định thông tin Các dữ liệu đúng đắn về đầu t, tài chính bao giờ cũng vừa ít, vừa đắt Tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thị trờng

Trang 8

chuyên môn và kinh nghiệp đánh giá các công cụ tài chính, các thông tin tài chính với những yếu tố rủi ro - lợi nhuận hấp dẫn nhất Một trong các loại dịch vụ đó là dịch vụ t vấn tài chính.

2.2.3 Quản lý tiền mặt

Qua nhiều năm, các ngân hàng đã phát hiện ra rằng một số dịch vụ mà họ làm cho bản thân mình cũng có ích đối với các khách hàng Một trong số những ví dụ nổi bật là dịch vụ quản lý tiền mặt Trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu t phần thặng d tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

Trong khi các ngân hàng có khuynh hớng chuyên môn hoá vào dịch vụ quản lý tiền mặt cho các tổ chức, hiện nay có một xu hớng đang gia tăng về việc cung cấp các dịch vụ tơng tự cho ngời tiêu dùng Sở dĩ khuynh hớng này đang lan rộng là do các công ty môi giới chứng khoán, các tập đoàn tài chính khác cung cấp cho ngời tiêu dùng tài khoản môi giới với hàng loạt dịch vụ tài chính liên quan.

2.2.4 Dịch vụ thuê mua thiết bị

Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê Ban đầu các quy định yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ thuê mua thiết bị phải trả tiền thuê (mà cuối cùng sẽ đủ để trang trải chi phí mua thiết bị) đồng thời phải chịu chi phí sửa chữa và thuế Sau đó, các ngân hàng đã đợc phép sở hữu một số tài sản cho thuê sau khi hợp đồng thuê mua đã hết hạn Điều đó có lợi cho các ngân hàng cũng nh khách hàng bởi vì với t cách là một ngời chủ thực sự của tài sản cho thuê, ngân hàng có thể khấu hao chúng nhằm làm tăng lợi ích về thuế.

2.2.5 Cho vay tài trợ dự án

Trang 9

Các ngân hàng ngày nay càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng nhà máy mới, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao nên chúng thờng đợc thực hiện qua một công ty đầu t, là thành viên của công ty sở hữu ngân hàng, cùng với sự tham gia của các nhà đầu t khác để chia sẻ rủi ro Những dịch vụ nổi bật về loại hình công ty đầu t này là Bankers Trust Venture Capital và Citicorp Venture, Inc.

2.2.6 Bán các dịch vụ bảo hiểm.

Việc ngân hàng bảo hiểm tín dụng cho khách hàng đảm bảo việc hoàn trả trong trờng hợp khách hàng vay vốn bị chết hay bị tàn phế Trong khi các quy định thờng cấm các ngân hàng thơng mại trực tiếp bán các dịch vụ bảo hiểm, nhiều ngân hàng mong muốn có thể đa ra các hợp đồng bảo hiểm cá nhân thông thờng và hợp đồng bảo hiểm tổn thất tài sản nh ô tô hay nhà cửa trong tơng lai Hiện nay, ngân hàng thờng bảo hiểm cho khách hàng thông qua các liên doanh hoặc thoả thuận đại lý kinh doanh độc quyền, theo đó một công ty bảo hiểm đồng ý đặt một văn phòng đại lý tại hành lang của ngân hàng và ngân hàng sẽ nhận một phần thu nhập từ các dịch vụ ở đó.

2.2.7 Cung cấp các kế hoạch hu trí

Phòng Uỷ thác của ngân hàng sẽ thực hiện công việc quản lý kế hoạch hu trí mà hầu hết các doanh nghiệp lập cho ngời lao động, đầu t vốn vào phát lơng hu cho những ngời đã nghỉ hu hoặc tàn phế Ngân hàng cũng bán các kế hoạch tiền gửi hu trí cho các cá nhân và giữ nguồn tiền gửi đến khi ngời sở hữu kế hoạch này cần đến.

2.2.8 Cung cấp dịch vụ môi giới đầu t chứng khoán

Trên thị trờng tài chính hiện nay, các ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các định chế tài chính trung gian khác Để tồn tại vững

Trang 10

trung gian cung cấp những dịch vụ ngân hàng, mặt khác ngày càng mở rộng cung cấp các dịch vụ tài chính khác Các ngân hàng đang phấn đấu để trở thành một “bách hoá tài chính” thực sự, cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu tại một địa điểm Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến ngời kinh doanh chứng khoán Trong một vài trờng hợp, các ngân hàng mua lại một công ty môi giới đang hoạt động hoặc thành lập một công ty môi giới để thực hiện chức năng này.

2.2.9 Cung cấp dịch vụ quỹ tơng hỗ và trợ cấp

Do ngân hàng cung cấp các tài khoản tiền gửi truyền thống với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng đã hớng tới việc sử dụng cái gọi là sản phẩm đầu t, đặc biệt là các tài khoản của quỹ tơng hỗ và hợp đồng trợ cấp, những loại hình cung cấp triển vọng thu nhập cao hơn tài khoản tiền gửi nhng cũng kèm theo những rủi ro cao hơn.

Hợp đồng trợ cấp bao gồm các kế hoạch tiết kiệm dài hạn cam kết thanh toán một số tiền hàng năm cho khách hàng bắt đầu từ một ngày nhất định trong t-ơng lai.

Ngợc lại, quỹ tơng hỗ bao gồm các chơng trình đầu t đợc quản lý một cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phù với mục tiêu của quỹ (tối đa hoá thu nhập hay đạt đợc sự tăng giá trị vốn)

2.2.10 Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu t và ngân hàng bán buôn

Ngân hàng đang theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu t và dịch vụ ngân hàng bán buôn cho các tập đoàn lớn Những dịch vụ này bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại công ty, mua bán chứng khoán cho khách hàng (ví dụ: bảo lãnh phát hành chứng

Trang 11

khoán), cung cấp công cụ marketing chiến lợc, các dịch vụ hạn chế rủi ro để bảo vệ khách hàng Các ngân hàng cũng đi sâu vào thanh toán bảo đảm, hỗ trợ các khoản nợ do Chính phủ và công ty phát hành để những khách hàng này có thể vay vốn với chi phí thấp nhất từ thị trờng tự do hay từ các tổ chức cho vay khác.

Trên đây là các loại dịch vụ phổ biến nhất mà các ngân hàng đã từng và đang thực hiện Rõ ràng là không phải tất cả mọi ngân hàng đều cung cấp những dịch vụ tài chính nh danh mục dịch vụ đã nêu ở trên, nhng quả thật danh mục dịch vụ ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng Nhiều loại hình tín dụng và tài khoản tiền gửi mới đang đợc phát triển, các loại dịch vụ mới nh giao dịch qua Internet và thẻ thông minh đang đợc mở rộng và các dịch vụ mới (nh bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán) đợc tung ra hàng năm Nhìn chung, danh mục các dịch vụ đầy ấn t-ợng do ngân hàng cung cấp tạo ra một sự thuận lợi rất lớn cho khách hàng Khách hàng có thể hoàn toàn thoả mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ tài chính của mình thông qua một ngân hàng và tại một địa điểm Thực sự ngân hàng đã trở thanh “bách hoá tài chính” ở kỷ nguyên hiện đại, công việc hợp nhất các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán dới một mái nhà chính là xu hớng mà ng-ời ta thờng gọi là Universal Banking.

3 Các khuynh hớng ảnh hởng tới hoạt động ngân hàng

Kết quả của một số cuộc điều tra về dịch vụ ngân hàng gợi ký rằng các ngân hàng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong chức năng và hình thức Thực tế những thay đổi ảnh hởng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày nay quan trọng đến mức rất nhiều nhà phân tích coi đó là một cuộc “Cách mạng ngân hàng” - điều có thể làm các thế hệ cho ngân hàng tiếp theo sẽ khác rất nhiều so với ngân hàng ngày nay.

Trang 12

3.1 Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ

Nh chúng ta đã thấy ở phần trớc, các ngân hàng đang mở rộng dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng Quá trình mở rộng danh mục dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ Nó cũng làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn Các dịch vụ mới đã có ảnh hởng tốt đến ngành công nghiệp này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng - các khoản lệ phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ phận có xu hớng tăng trởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay.

3.2 Sự gia tăng cạnh tranh

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng dịch vụ Các ngân hàng địa phơng cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hu trí, dịch vụ t vấn tài chính cho các doanh nghiệp và ngời tiêu dùng Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, các công ty kinh doanh chứng khoán, các công ty tài chính và các tổ chức bảo hiểm áp lực cạnh tranh đóng vai trò nh một lực đẩy tạo ra sự phát triển cho dịch vụ tơng lai.

Trang 13

II hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thơng mại

1 Sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng đợc hình thành từ sau Đại chiến Thế giới II trên cơ sở việc giải quyết hai mâu thuẫn: Một là mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán của các cá nhân ngời tiêu dùng Hai là mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn ngân hàng của các hãng kinh doanh và việc mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng thơng mại.

ở mâu thuẫn thứ nhất, ngời tiêu dùng luôn có nhu cầu đối với một số hàng hoá nhất định Nhu cầu tiêu dùng của ngời tiêu dùng là vô hạn nhng khả năng thanh toán lại có hạn bởi vì khả năng thanh toán còn phụ thuộc vào thu nhập của ngời tiêu dùng Muốn có tiêu dùng thì phải có thu nhập Nhng thu nhập của ngời tiêu dùng thờng đến rải rác, không phải đến ngay trong một lần Và với những nhu cầu tiêu dùng hàng hoá có giá trị lớn (nhà cửa, ô tô) thì rất ít ngời tiêu dùng có đủ tiền ngay tại thời điểm có nhu cầu tiêu dùng Do vậy, cho vay tiêu dùng ra đời để giải quyết mâu thuẫn này, giúp ngời tiêu dùng lựa chọn thời điểm tiêu dùng thích hợp nhất, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ Điều này có nghĩa là ngân hàng đã cho phép ngời tiêu dùng đợc sử dụng trớc hàng hoá khi cha có khả năng thanh toán.

Mâu thuẫn thứ hai, hoạt động cho vay thơng là hoạt động truyền thống và chủ yếu đối với mỗi ngân hàng thơng mại Tuy nhiên, ngày nay các công ty lớn th-ờng giảm việc vay vốn ngân hàng và thay vào đó là huy động vốn trên thị trờng chứng khoán Ngoài ra ngân hàng còn phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính trung gian khác Việc mở rộng quy mô ngân hàng và việc ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính đợc thành lập đã dẫn đến sự tăng trởng của nhu cầu của các doanh nghiệp đối với vốn của ngân

Trang 14

phải tìm cách chuyển sang những hoạt động khác khi đó, hoạt động cho vay tiêu dùng lại trở thành một mảng hấp dẫn đối với các ngân hàng thơng mại và sự xuất hiện của cho vay tiêu dùng là một điều tất yếu.

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, hệ thống ngân hàng thơng mại đã phải tiến hành cải cách với lý do sức ép cạnh tranh Đồng thời những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ, dân số học, luật pháp đã góp phần tạo ra nhng thay đổi về dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Những thay đổi đó đòi hỏi các ngân hàng phải đổi mới công nghệ để thích ứng và để nâng cao khả năng cạnh tranh Đầu tiên là việc ngân hàng sử dụng hệ thống máy vi tính nhằm giảm thời gian giao dịch và chi phí quản lý Kế đến là sự xuất hiện của các máy rút tiền tự động tại các trung tâm buôn bán, phi trờng, các trung tâm vận tải nhằm tạo thuận lợi cho ngời sử dụng dịch vụ ngân hàng và giảm chi phí xây dựng ngân hàng mới.

Hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng đã thay đổi Nếu nh trớc đây các ngân hàng chỉ giới hạn phạm vi hoạt động cho vay trong cho vay thơng mại thì ngày nay họ đã mở rộng thêm hoạt động cho vay tiêu dùng đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng vào những năm 1980.

Hệ thống ngân hàng thơng mại Mỹ là những ngân hàng đầu tiên trong việc triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng Đến năm 1987 các ngân hàng Mỹ đã cung cấp 80% khối lợng tín dụng tiêu dùng, trong đó 45% dựa trên cơ sở cho vay trả góp Sau các ngân hàng Mỹ, các ngân hàng Nhật, rồi đến các ngân hàng khác ở các nớc trên thế giới cũng lần lợt triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng Ngày nay, cho vay tiêu dùng đã phát triể mạnh theo xu thế chung của nền kinh tế thế giới.

2 Khái niệm về cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là loại cho vay mà ngân hàng cung cấp cho ngời tiêu dùng ( bao gồm các cá nhân và hộ gia đình) Đây là nguồn tài chính quan trọng

Trang 15

giúp ngời tiêu dùng trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ Bên cạnh đó, những nhu cầu cho giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể đợc tài trợ bằng các khoản cho vay tiêu dùng.

Đã có nhiều quan điểm khác nhau về cho vay tiêu dùng, nhng tựu chung lại, ta có thể hiểu “cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàngthoả thuận để khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng một khoản tiền nhất định với mục đích sử dụng là chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng phục vụ cho đời sống theo nguyên tắc có hoàn trả với thời gian nhất định”.

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến ngân hàng có đợc vị trí thống trị trên lĩnh vực này là ngân hàng đã không ngừng khai thác nguồn tiền gửi của dân c và coi đây là nguồn vốn hoạt động quan trọng nhất Rất nhiều hộ gia đình sẽ không muốn gửi tiền của mình vào một ngân hàng nếu họ không thấy đợc rằng mình sẽ có triển vọng vay lại tiền từ chính ngân hàng đó khi có nhu cầu.

Hơn nữa, từ những số liệu thống kê, thì tín dụng thờng là một trong những khoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng Tuy nhiên, dịch vụ cho vay tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp cho ngời tiêu dùng có thể là một dịch vụ mang chi phí cao nhất với nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng vì tình hình tài chính của các cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng của công việc hay sức khoẻ của họ Vì vậy, các khoản cho vay tiêu dùng phải đợc quản lý một cách chặt chẽ và linh hoạt trớc những vấn đề có liên quan.

3 Những loại cho vay dành cho cá nhân và hộ gia đình

Có một số loại cho vay tiêu dùng khác nhau và chúng ta có thể phân loại các khoản cho vay tiêu dùng dựa vào mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng (tiền vay sẽ đợc dùng vào việc gì), dựa vào phơng thức cho vay của ngân hàng hay dựa vào phơng thức trả nợ của khách hàng.

Trang 16

3.1 Phân loại dựa vào mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng

+Cho vay mua nhà

Các khoản cho vay đợc dùng để mua nhà hoặc tu sửa nơi c trú các nhân Việc mua bất động sản dới các hình thức nhà cửa hoặc khu căn hộ cho nhiều gia đình thờng làm tăng nhu cầu vay vốn dài hạn Các khoản vay đó bao gồm cả loại mang lãi suất cố định và cả loại mang lãi suất thả nổi và dờng nh lãi suất thả nổi đang trở nên phổ biến hơn Hầu nh các khoản cho vay tiêu dùng đề áp dụng lãi suất đợc điều chỉnh định kỳ theo một lãi suất cơ sở Lãi suất cơ sở có thể là lãi suất do Ngân hàng Trung ơng công bố, lãi suất LIBOR, lãi suất SIBOR hay lãi suất tiết kiệm của ngân hàng.

+Cho vay mua ô tô, mua thuyền, đồ dùng và thiết bị gia đình

+Cho vay theo thẻ tín dụng

Những ngời sở hữu thẻ tín dụng có thể tính tiền mua hàng hoá vào tài khoản thẻ tín dụng của mình đã mở tại ngân hàng Khách hàng có đợc ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng (hạn mức thấu chi), tức là khách hàng có thể chi tiêu vợt quá số tiền mình có trên tài khoản thẻ tín dụng tại ngân hàng đến một mức mà ngân hàng cho phép Khi khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ mà sử dụng thẻ tín dụng thì hoá đơn sẽ đợc ngời bán gửi đến ngân hàng để đòi tiền Nếu khách hàng thanh toán với ngân hàng trớc khi hoá đơn đến ngân hàng thì khách hàng không phải mất phí tài chính Ngợc lại, khi khách hàng thanh toán tiền cho ngân hàng sau khi hoá đơn đến ngân hàng thì sẽ phải chịu một mức phí tài chính trên cơ sở lãi suất cho vay.

Thẻ tín dụng cung cấp một dòng tín dụng thờng xuyên và quay vòng mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào họ có nhu cầu Thẻ tín dụng cũng nh các loại thẻ thanh toán khác đã đợc nhanh chóng chấp nhận và sử dụng rộng rãi Việc quản lý và giám sát thẻ tín dụng là vô cùng quan trọng vì nó có một số lợng lớn các thẻ bị đánh cắp hoặc sử dụng một cách gian lận Tuy nhiên, trong tơng lai, thẻ

Trang 17

tín dụng sẽ rất phát triển vì công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho những ngời sở hữu thẻ có thể tiếp cận đến một số lợng lớn các dịch vụ tài chính, bao gồm cả tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán cũng nh hạn mức tín dụng.

3.2 Phân loại theo phơng thức cho vay

+Cho vay trực tiếp

Khách hàng đến ngân hàng trực tiếp xin vay Cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ thẩm định khách hàng và sau đó quyết định có cho khách hàng vay hay không Nếu ngân hàng cho khách hàng vay thì hoặc là khách hàng rút tiền mặt để tiêu dùng hoặc là ngân hàng chuyển tiền cho ngời bán nơi mà khách hàng đã mua hàng hoá.

(2)

Trang 18

(6): Khách hàng trả tiền cho ngân hàng

Phơng thức cho vay này tận dụng đợc năng lực của cán bộ tín dụng, trực tiếp thẩm định khách hàng Do vậy thờng là đảm bảo an toàn hơn tài trợ gián tiếp Ngoài ra kỹ thuật nghiệp vụ đơn giản, linh hoạt Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng có nhợc điểm là món vay thờng nhỏ lẻ, do đó nó làm cho chi phí hoạt động cao và ngân hàng cũng khó khăn hơn trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng.

+Cho vay gián tiếp thông qua tài trợ cho các đại lý bán lẻ

Việc cho vay này là ngân hàng tài trợ cho các đại lý bán lẻ để các đại lý thực hiện bán hàng chịu cho khách hàng.

Sơ đồ 1-3 Mô hình tài trợ gián tiếp thông qua đại lý bán lẻ

(2)(3)(6)

Trang 19

Nhìn chung cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số u điểm sau:

Tạo điều kiện để ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.Cho phép ngân ngân hàng tiết kiệm và giảm bớt chi phí trong hoạt động cho vay.

Nếu áp dụng phơng thức có truy đòi thì cho vay tiêu dùng gián tiếp có độ an toàn cao.

Bên cạnh đó cho vay tiêu dùng cũng có một số nhợc điểm sau:

Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với ngời tiêu dùng trớc khi tài trợ mà chỉ đợc biết thông qua đại lý bán lẻ Bên cạnh đó các đại lý bán lẻ không có chuyên môn sâu để thẩm định khách hàng một cách chi tiết và chính xác dẫn đến tăng rủi ro cho ngân hàng.

Kỹ thuật nghiệp vụ có tính phức tạp cao.

Do những đặc điểm trên nên có nhiều ngân hàng không mặn mà với cho vay tiêu dùng gián tiếp Còn những ngân hàng tham gia vào hoạt động này đều có các cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ.

Trang 20

Cho vay tiêu dùng gián tiếp thờng đợc thực hiện thông qua các phơng thức sau:

−Tài trợ truy đòi toàn bộ: Khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà ngời tiêu dùng đã mua chịu, đại lý cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộ khoản nợ nếu khi đến hạn mà ngời tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng.

−Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phơng thức này, trách nhiệm của đại lý đối với khoản nợ mà ngời tiêu dung không chịu thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào điều khoản đã thoả thuận giữa ngân hàng với đại lý.

−Tài trợ miễn truy đòi: Theo phơng thức này, sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, đại lý bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc chúng có đợc hoàn trả hay không Phơng thức này chứa đựng rủi ro cao cho ngân hàng nên chi phí tài trợ thờng đợc ngân hàng tính cao hơn so với các phơng thức nói trên và các khoản nợ đợc mua cũng đợc lựa chọn rất kỹ Ngoài ra, chỉ có những công ty rất đợc tin cậy mới đợc áp dụng phơng thức này.

3.3 Phân loạt dựa theo phơng thức trả nợ của khách hàng

+Cho vay tiêu dùng trả một lần: Là khoản vay của cá nhân và hộ gia đình

mà nợ gốc đợc trả một lần vào cuối kỳ khi khoản vay đáo hạn Tuy nhiên khách hàng vẫn có thể trả nợ gốc trớc hạn, nhng phải chịu một khoản tiền phạt trả trớc Số tiền phạt trả trớc phụ thuộc vào số tiền trả trớc, thời gian trả trớc và tỷ lệ phạt lãi trả trớc Thờng thì các khoản cho vay tiêu dùng trả một lần chỉ đợc cấp với giá trị nhỏ và thời hạn không dài Phần lớn các khoản vay này đợc dùng để chi trả cho các chuyển đi nghỉ, tiền viện phí, mua các dụng cụ gia đình hoặc sửa chữa ô tô và nhà ở.

Trang 21

+Cho vay trả góp: Là phơng thức cho vay trong đó ngời đi vay trả nợ (bao

gồm nợ gốc và/hoặc nợ lãi) cho ngân hàng làm nhiều lần, theo nhiều kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phơng thức này thờng áp dụng cho các khoản vay lớn, thu nhập định kỳ của ngời vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số vợ vay.

Số tiền mà khách hàng phải thanh toán định kỳ cho ngân hàng có thể tính bằng một trong số các phơng pháp sau:

từng kỳ

Nợ gốc ban đầu

Số kỳ hạn trả nợ=

nì i

(1+i)n− 1=

Trong đó: a là số tiền phải trả định kỳ

V là vốn gốc ban đầu

i là lãi suất cho vay

n là số kỳ hạn trả nợ

Trang 22

Trong 3 phơng pháp trên thì phơng pháp gộp dờng nh không hợp lý vì số tiền lãi hàng kỳ đề đợc tính trên nợ gốc ban đầu mặc dù ngời đi vay đã trả một phần nợ gốc rồi Do vậy phơng pháp này rất ít đợc dùng.

Phơng pháp thứ hai là phơng pháp hợp lý, số tiền lãi đợc tính trên d nợ thực tế Hơn nữa, theo phơng pháp này thì ngời đi vay không nhất thiết phải trả gốc và lãi vào cùng một thời điểm.

Phơng pháp niên kim thờng rất phức tạp trong tính toán đối với những trờng hợp cho vay trung, dài hạn mà ở đó sử dụng lãi suất thả nổi Vì vậy phơng pháp này cũng ít đợc dùng Trên thực tế, các ngân hàng thờng sử dụng phơng pháp thứ hai để tính số tiền mà khách hàng phải trả định kỳ cho ngân hàng.

4 Đặc điểm của các khoản cho vay tiêu dùng

4.1 Quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhng số lợng các khoản vay lớn

Các khách hàng khi tìm đến ngân hàng với mục đích vay tiêu dùng thờng có nhu cầu vốn không lớn lắm Đó là vì: khi xác định mua xắm bất cứ hàng hoá nào, ngời tiêu dùng phải có một khoản tích luỹ từ trớc và các hàng hoá tiêu dùng lại có giá trị không lớn so với các loại vật dụng dùng trong sản xuất - kinh doanh Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng còn phụ thuộc vào khả năng tích luỹ trong tơng lai của ngời tiêu dùng Mà thờng thì thu nhập của đa số ngời tiêu dùng không lớn lắm Tuy nhiên, các khoản vay tiêu dùng lại có số lợng lớn do nhu cầu của con ngời là rất lớn và đối tợng của cho vay tiêu dùng là mọi tầng lớp dân c trong xã hội.

4.2 Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn

Do quy mô mỗi khoản vay là nhỏ, thời gian vay thờng không dài, đồng thời ngời đi vay thờng có tâm lý không muốn công khai tình hình tài chính của mình nên việc thẩm định tốn nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc và do vậy chi phí trên

Trang 23

một đồng tiền cho vay của ngân hàng là cao hơn và tổng chi phí cũng lớn Ngoài ra, ngân hàng còn phải chịu chi phí quản lý các khoản vay, theo dõi và kiểm tra khách hàng trong khi số lợng các khoản vay lớn cũng sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng.

4.3 Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu nh ít co dãn với lãi suất

Thông thờng, ngời đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là mức lãi suất mà họ phải chịu Ngoài ra, vì quy mô khoản vay nhỏ nên số tiền chênh lệch của khoản lãi phải trả ngân hàng do sự chênh lệch lãi suất là không lớn do đó sự chênh lệch lãi suất không tác động nhiều tới khách hàng.

4.4 Cho vay tiêu dùng có khả năng sinh lời rất cao

Các khoản vay tiêu dùng đợc định giá rất cao Việc định giá này là do chi phí của khoản vay cao và rủi ro của cho vay tiêu dùng có khả năng sinh lời cao còn do lãi suất không ảnh hởng đến ngời tiêu dùng vì họ chủ yếu quan tân đến số tiền phải trả Mặt khác, nếu trong kinh doanh, ngời ta thờng phải hạch toán lãi, lỗ thì trong tiêu dùng ngời ta khó hạch toán đợc lỗ, lãi và ngời tiêu dùng đặt yếu tố thoả mãn lên hàng đầu dù có phải trả chi phí lớn hơn.

4.5 Các khoản cho vay tiêu dùng thờng có độ rủi ro cao

Vì đối tợng của hoạt động cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình nên bên cạnh các yếu tố khách quan nh môi trờng kinh tế xã hội, môi trờng tự nhiên (thiên tai, hạn hán, lũ lụt ) còn có các yếu tố chủ quan Đối với các khoản cho vay thơng mại, thờng các doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài nên khách hàng phải giữ uy tín, tạo mối quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng Tuy nhiên, nhu cầu của ngời tiêu dùng thờng đơn lẻ và không thờng xuyên, lại rất ít Một số dịch vụ mang tính thờng xuyên nh cho vay qua thẻ tín dụng thì vấn đề quan hệ với ngân hàng không phải là quan trọng đối với khách hàng Do đó rủi ro khách hàng không trả tiền là

Trang 24

cao hơn và dù có nắm giữ tài sản đảm bảo thì các ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro giảm thu nhập.

Một yếu tố khác làm tăng mức rủi ro của các khoản cho vay tiêu dùng là thông tin khách hàng T cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả khoản vay của khách hàng.

4.6 So sánh giữa cho vay tiêu dùng và cho vay thơng mại

1 Đối tợng Cá nhân và hộ gia đình Cá nhân, hộ gia đình và các hãng kinh doanh

2 Mục đích sử dụng vốn

Chi tiêu hàng hoá phục vụ đời sống nh: Mua, sửa chữa nhà, ô tô, các vật dụng gia đình.

Tài trợ việc xây dựng nhà ởng, mua xắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất - kinh doanh.

x-3 Quy mô

khoản vay Quy mô nhỏ nhng số lợng.

Quy mô mỗi khoản vay lớn song số lợng các khoản vay nhỏ.

4 Rủi ro - Thu nhập

Có rủi ro cao nhng lại mang lại thu nhập lớn hơn cho ngân hàng.

Có rủi ro thấp hơn nhng đem lại thu nhập thấp hơn.

5 Nguồn trả nợ Từ lơng và các thu nhập khác của ngời vay (không có sự quay vòng của tiền vay).

Xuất phát từ khoản tín dụng ban đầu mà ngân hàng cấp cho ngời vay: T - H -T’ (hoặc T - T’), ngời vay dùng T’ để trả cho ngân hàng (ở đây có sự quay vòng của tiền vay).

Trang 25

III năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng

1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Ngày nay, ngành ngân hàng đang phát triển theo những phơng thức không hoàn toàn giống nhau, các ngân hàng thơng mại có thể thuộc Nhà nớc hay do t nhân lãnh đạo dới hình thức nhng đều có liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế Nơi đâu có dân c và có sản xuất kinh doanh, nơi đó có ngân hàng Ngoài ra, các tổ chức tài chính phi ngân hàng ngày càng phát triển đang đặt các ngân hàng vào một tình thế khó khăn Rõ ràng ngân hàng đang phải cùng lúc cạnh tranh lới nhiều lực lợng cạnh tranh Sự cạnh tranh của các ngân hàng là sự nỗ lực hoạt động đồng bộ của ngân hàng trong một lĩnh vực khi cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lợng cao nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng v-ợt lên trên các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động ấy.

Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” đã đợc sử dụng từ lâu Có rất nhiều quan điểm ở nhiều cấp độ khác nhau đã đa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh Về cơ bản có thể hiểu năng lực cạnh tranh là khả năng của một doanh nghiệp đáp ứng và chống lại các đối thủ trong cung cấp sản phẩm một cách lâu dài và có lợi nhuận Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thành công khi nó có một số u thế khác biệt so với đối thủ của nó.

Ngân hàng thơng mại cũng là một loại hình doanh nghiệp nên ta có thể khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại nh sau: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại là khả năng duy trì một cách ý thức trên thị tr-ờng, trên cơ sở thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng để đạt đợc những mục tiêu phát triển mà ngân hàng đã đề ra (lợi nhuận, chống lại sức ép của các lực lợng cạnh tranh).

Trang 26

Trong nền kinh tế thị trờng, cạnh tranh là điều tất yếu khách quan Để tồn tại và phát triển trong một môi trờng cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các ngân hàng thơng mại phải nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lợng dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, Cạnh tranh không chỉ đơn thuần là đối đầu với nhau, chiến thắng tuyệt đối đối thủ mà còn bao hàm vấn đề hợp tác giữa các ngân hàng với nhau, cạnh tranh trong xu thế hợp tác các bên cùng có lợi Bởi vì để đứng vững trong môi trờng cạnh tranh, các ngân hàng phải dựa trên sức mình là chính nhng đôi khi cũng cần có sự hợp tác để giải quyết những vấn đề lớn, những vấn đề chung của toàn ngành, của hệ thống.

Ngoài lý do tồn tại khiến các ngân hàng phải cạnh tranh, còn một lý do khác dẫn đến các ngân hàng cạnh tranh với nhau là lợi nhuận Mặc dù các ngân hàng đã có thoả thuận để tránh cạnh tranh lẫn nhau, nhng trong một nền kinh tế không ai kinh doanh lại không vì để tăng thêm tài sản cho mình và khối ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ Có thể nói rằng các ngân hàng cạnh tranh không phải để xoá bỏ sự có mặt của đối phơng trên thị trờng mà trớc hết là khẳng định đợc mình, để vợt lên đối phơng Thực chất ngân hàng cần thiết phải tồn tại theo một hệ thống để tạo cơ sở giúp đỡ lẫn nhau Và khi đã có ngân hàng này tận dụng cơ hội thì ngân hàng kia cũng không thể làm ngơ trớc những điều kiện mà với sức mạnh của họ có thể thụ lợi nhiều hơn.

Muốn khẳng định mình, ngân hàng phải có những hành động quyết liệt để giành, giữ và phát triển thị phần, thu hút khách hàng Nh vậy, chính ngân hàng đã tham gia vào hoạt động cạnh tranh một cách tất yếu Để hoạt động có hiệu quả và đạt đợc những thành tựu đáng kể, ngân hàng còn cần nhiều hơn là ý thức cạnh tranh Đó là khả năng tận dụng những lợi thể cạnh tranh của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Trang 27

2 Những yếu tố ảnh hởng tới năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thơng mại

2.1 Các yếu tố bên ngoài

+Yếu tố khách hàng:

Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh thậm chí là các ngân hàng khác cũng đề có thể vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp cho ngân hàng Những ngời gửi tiền, cho vay liên ngân hàng đều mong muốn là nhận đợc một lãi suất cao hơn trong khi những ngời vay vốn lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế Nh vậy ngân hàng sẽ chịu sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và việc giữ chân khách hàng Điều này đặt ra cho ngân hàng nhiều khó khăn trong định hớng cũng nh phơng thức hoạt động trong tơng lai.

+Đối thủ cạnh tranh

−Các đối thủ cạnh tranh là những ngân hàng hiện tại: Chỉ có hiểu rõ đợc đối thủ, các ngân hàng mới có thể giành đợc lợi thế cạnh tranh trong một môi tr-ờng cạnh tranh ngày càng khó khăn nh hiện nay Đối thủ cạnh tranh ảnh hởng đến chất lợng hoạt động của ngân hàng và cùng gây cho ngân hàng mối lo lắng thờng trực Sự có mặt của đối thủ cạnh tranh thúc đẩy mối ngân hàng phải thờng xuyên cải tiến và phát triển không ngừng để tiếp tục tồn tại.

−Với các ngân hàng mới: Các ngân hàng tham gia thị trờng với những lợi thế quan trọng nh mở ra tiềm năng mới, có động cơ giành đợc thị phần Cha kể đến thực lực các ngân hàng mới ra sao, các ngân hàng hiện tại đã thấy một mối đe doạ về khả năng chia sẻ thị phần Ngoài ra còn cha kể đến việc ngân hàng mới có những kế sách và sức mạnh mà các ngân hàng hiện tại cha hề có thông tin và chiến lợc ứng phó.

Trang 28

−Các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng: Sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng đang đe doạ lợi thế của các ngân hàng th-ơng mại khi cung cấp các dịch vụ mới cũng nh các dịch vụ truyền thống do các ngân hàng đảm nhiệm Các trung gian này đang có xu hớng tăng dần việc cung cấp các sản dịch vụ ngân hàng Do vậy các ngân hàng đang cố gắng tìm mọi biện pháp hạn chế các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng thực hiện các dịch vụ của mình đồng thời cũng tăng cờng cung cấp các mảng dịch vụ tài chính phi ngân hàng.

2.2 Các yếu tố nội tại

+Yếu tố sản phẩm:

Sản phẩm trong hoạt động ngân hàng thơng mại là các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng Chất lợng sản phẩm có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh Sự hấp dẫn của sản phẩm cả về tiện ích, giá cả sẽ đa đến sự a thích của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng Sự yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng khẳng định vị trí của ngân hàng trớc các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động đó.

Sản phẩm của ngân hàng có mức độ nhạy cảm cao Khi một ngân hàng nào đó có một sản phẩm mới đa ra thị trờng và đợc thị trờng a chuộng thì gần nh ngay lập tức trong một khoảng thời gian rất ngắn, các ngân hàng thơng mại khác cũng có thể thực hiện việc cung cấp sản phẩm đó và làm phân tán mức độ a chuộng đối với sản phẩm đó, giảm lợi nhuận của ngân hàng đó Sự cạnh tranh này khá phổ biến và diễn ra thờng xuyên từ trớc đến nay.

+Quy mô vốn và tình hình tài chính của ngân hàng:

Quy mô vốn ảnh hởng rất nhiều đến hoạt động của ngân hàng ảnh hởng đến việc mở rộng quy mô, chất lợng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là việc mở rộng quy mô sản phẩm Ví dụ nh cho vay, quy mô vốn nhỏ sẽ giảm khả năng các khoản

Trang 29

cho vay lớn, mà thờng thì những khoản cho vay này có chất lợng tốt và khả năng mang lại lợi nhuận cao Quy mô vốn lớn, tình hình tài chính lạnh mạnh cũng làm tăng uy tín của ngân hàng, tăng niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.

+Một số yếu tố khác:

Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo ngân hàng.Công nghệ ngân hàng.

Chất lợng nhân viên ngân hàng.Cơ cấu tổ chức ngân hàng.

Tất cả các yếu tố nội tại tạo nên sức mạnh nội lực cho ngân hàng Nếu một ngân hàng có thể phát huy đợc tối đa sức mạnh của các yếu tố nội tại kết hợp với việc nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, thận trọng với các đối thủ, đáp ứng đ-ợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì cạnh tranh không phải là điều đáng lo ngại.

3 Yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại

3.1 Thị phần và tốc độ tăng trởng thị phần của ngân hàng

Nhóm chỉ tiêu này đợc xem xét nh là kết quả của những nỗ lực của ngân hàng trong việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Kết quả này đợc đánh giá qua thị phần của ngân hàng so với các đối thủ khác trong cùng hệ thống Thị phần cho biết độ tập trung về phía mỗi ngân hàng trong cùng một lĩnh vực hoạt động thông qua tỷ lệ phần trăm của từng ngân hàng đó so với cả một tổng thể Thị phần cũng cho biết khả năng chiếm giữ thị trờng của ngân hàng Điều này cho thấy vị thế và sự ổn định của ngân hàng này trên thị trờng Vì vậy thị phần luôn là một trong những mục tiêu chính đợc các nhà quản trị ngân hàng quan tâm để đạt đợc một thị phần lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Trang 30

3.2 Chất lợng dịch vụ ngân hàng

Chất lợng dịch vụ luôn là vấn đề quan tâm của mọi khách hàng và mọi ngân hàng Vì chất lợng dịch vụ ngày nay trở thành một lợi thế cạnh tranh, mang ý nghĩa sống còn đối với mọi ngân hàng thơng mại.

Chất lợng dịch vụ luôn đợc đánh giá theo quan điểm của khách hàng Nó thể hiện qua sự tin tởng, cảm tình, a thích của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng Chất lợng dịch vụ phụ thuộc vào: Chất lợng nhân viên trực tiếp cung ứng dịch vụ; Độ an toàn và chính xác; Thủ tục giao dịch; Tốc độ xử lý giao dịch; Tiện ích của sản phẩm dịch vụ.

Nhìn chung một ngân hàng đợc coi là có dịch vụ tốt nếu ngân hàng có đợc đội ngũ nhân viên đáp ứng đợc nhu cầu của khách hàng, độ an toàn và chính xác cao, tốc độ xử lý nhanh, thủ tục đơn giản, gọn nhẹ nhng vẫn đảm bảo đúng quy trình Suy cho cùng thì các ngân hàng cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng thông qua việc thoả mãn tốt nhất có thể các nhu cầu của họ Khách hàng sẽ thấy hài lòng nếu họ nhận đợc các dịch vụ kịp thời, có chất lợng, giá cả hợp lý Vì vậy chất lợng dịch vụ cao là một lợi thế cạnh tranh.

3.3 Sự đổi mới trong hoạt động ngân hàng

Quá trình cạnh tranh thực chất là quá trình làm cho hoạt động của ngân hàng trở nên thích ứng với thị trờng Do thị trờng luôn thay đổi vì vậy hoạt động của ngân hàng cũng phải linh hoạt, phải đổi mới cho phù hợp với sự thay đổi của thị trờng Thực tế cho thấy không phải lúc nào đổi mới cũng mang lại kết quả tốt cho ngân hàng nhng một ngân hàng không thể coi là có năng lực cạnh tranh cao nếu luôn giữ vững tình trạng hoạt động kinh doanh của mình trong khi các lực lợng cạnh tranh luôn vận động và phát triển.

Trang 31

3.4 Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đợc thể hiện qua thu nhập hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ sinh lời của tài sản có, tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu Thông thờng khi đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng ngời ta đánh giá 2 chỉ tiêu cơ bản:

ROA cho ta thấy đợc khả năng tạo ra thu nhập từ tài sản có của ngân hàng ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý Tuy nhiên, nếu ROA quá lớn thì cũng không tốt vì rủi ro dự kiến luôn song hành cùng với lợi nhuận dự kiến Một lợi nhuận dự kiến quá lớn luôn bao hàm một khả năng xảy ra rủi ro lớn.

ROE là chỉ số đo lờng hiệu quả sử dụng của đồng vốn tự có Nó cho biết số lợi nhuận ròng mà cổ đông có thể nhận đợc từ việc đầu t vốn của mình.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì một ngân hàng có tỷ lệ sinh lời cao nếu ROA đạt trên 0,5% và ROE đạt đợc mức mong đợi của các nhà đầu t Trong ngành, ngân hàng nào có ROA và ROE cao hơn thì ngân hàng đó có hiệu quả kinh doanh cao hơn Hiệu quả kinh doanh cao là chỉ tiêu tốt phản ánh sức mạnh về tiềm lực tài chính của ngân hàng - một nhân tố kiến tạo mên năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại.

Trang 32

4 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của ngân hàng thơng mại

Ngày nay, các ngân hàng thơng mại cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng việc sử dụng các công cụ là: lãi suất, phí và chất lợng dịch vụ Đặc biệt chất lợng dịch vụ là công cụ cạnh tranh chính của các ngân hàng bởi vì cạnh tranh bằng lãi suất đòi hỏi phải có năng lực tài chính thật mạnh mẽ.

4.1 Cạnh tranh về giá

Cạnh tranh về giá là cạnh tranh thông qua lãi suất và phí dịch vụ Với việc cạnh tranh thông qua lãi suất, ngân hàng có thể nâng cao lãi suất huy động hoặc hạ giá cho vay so với các ngân hàng khác Tuy nhiên, ngân hàng khó có thể sử dụng công cụ cạnh tranh này vì những đặc thù của riêng ngành ngân hàng Ngân hàng luôn phải đối mặt với mâu thuẫn giữa lợi nhuận phải đạt đợc với việc giữ vững và mở rộng cơ sở khách hàng Chỉ cần ngân hàng thực hiện một trong hai biện pháp trên thì ngay lập tức chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động sẽ giảm xuống và do đó lợi nhuận sẽ giảm xuống Hơn nữa ngân hàng nào cũng có tiềm năng cạnh tranh về giá nên giá chung trên thị trờng chính là giá tốt nhất vẫn còn đảm bảo cho ngân hàng vẫn còn có lãi Bất cứ ngân hàng nào muốn phá vỡ thế ổn định đó đều sẽ kéo theo sự chuyển động của cả một hệ thống, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ trong hoạt động kinh doanh và tiếp đó là khả năng tài chính giảm sút, làm mất đi khả năng cạnh tranh trong tơng lai do không thể đáp ứng đợc các nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, các ngân hàng cũng có thể tính toán lãi suất hợp lý đối với từng khách hàng trong từng sản phẩm dịch vụ cụ thể Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có hiểu biết cặn kẽ về khách hàng và nhu cầu của họ Khách hàng có thể lựa chọn “mua hàng” giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác nhau để có đợc những điều kiện tốt nhất Điều này dẫn đến sự khác biệt về lãi suất của mỗi ngân hàng sẽ có xu hớng thu hẹp lại.

Trang 33

Để có thể sử dụng công cụ này có hiệu quả trong cạnh tranh là một điều vô cùng khó khăn, trong những trờng hợp cụ thể thì biện pháp an toàn và thực tế nhất vẫn là bám theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nớc Đây cũng chính là cách thức mà các ngân hàng trên thế giới đang sử dụng nhằm đảm bảo đợc kết quả hoạt động kinh doanh nhng cũng không vợt quá khỏi ngỡng của lãi suất cạnh tranh.

Phí dịch vụ là nguồn thu đứng thứ ba về thu nhập của các tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nớc đa ra các mức phí chung cho một số dịch vụ chủ yếu nh thanh toán, thẻ tín dụng Còn phần lớn các dịch vụ khác thì các ngân hàng thơng mại chủ động đa ra mức phí của mình Cạnh tranh về phí dịch vụ cũng là đa ra mức biểu phí hấp dẫn, song không thể hạ thấp đợc nó.

4.2 Cạnh tranh về chất lợng dịch vụ

Chất lợng dịch vụ là sự vận dụng hàng loạt các u thế Ngân hàng nào thực hiện một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt sẽ là ngời chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này Chất lợng dịch vụ đợc thể hiện qua các yếu tố sau:

Tính kịp thời, chính xác, tiện dụng và an toàn của dịch vụ Một dịch vụ có chất lợng cao trớc tiên phải đáp ứng đợc các nhu cầu của khách hàng Khách hàng đến ngân hàng yêu cầu đối với các sản phẩm của ngân hàng về tiện ích của sản phẩm, tính thời điểm thực hiện dịch vụ, tính chính xác và độ an toàn của dịch vụ Thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho khách hàng có ấn tợng tốt về ngân hàng, a chuộng sản phẩm của ngân hàng Nh vậy, ngân hàng đã tạo đợc một năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trờng.

Trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng Trong tình hình hiện nay, trình độ của cán bộ, nhân viên là rất quan trọng Trình độ ở đây là cả về trình độ đạo đức và trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ đạo đức Trong hoạt động hàng ngày, mỗi cán bộ, nhân viên ngân hàng

Trang 34

5 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại trở thành một trong những hoạt động cơ bản của các ngân hàng thơng mại Cho vay tiêu dùng là một trong những loại tài sản mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng Xu hớng của các ngân hàng thơng mại là ngày càng hớng mục tiêu cảu mình vào đối tợng ngời tiêu dùng Vì thế cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên quyết liệt Cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng chính là việc tận dụng những lợi thế của ngân hàng về nguồn vốn, nhân lực, thông tin để chiếm lĩnh thị trờng cho vay tiêu dùng, đảm bảo cho ngân hàng thu đợc nguồn lợi lớn nhất khi cung cấp các dịch vụ cho vay tiêu dùng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tức là khả năng của ngân hàng thơng mại bằng việc kết hợp các u thế cạnh tranh của mình (bằng chính năng lực của mình) để tham gia vào thị trờng cho vay tiêu dùng nhằm đạt đợc những mục tiêu đề ra (lợi nhuận, chống lại sức ép của các lực lợng cạnh tranh).

Cũng giống nh năng lực cạnh tranh nói chung của ngân hàng thơng mại, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng chịu ảnh hởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong ngân hàng nh đã nói ở trên Mọi yếu tố ảnh hởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thơng mại đề ảnh hởng đến năng lực cạnh tranh của nó trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

Tơng tự nh vậy, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh chung của ngân hàng cũng đợc dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Trang 35

Chơng II năng lực cạnh tranh của VPBank trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng

I Khái quát về VPBank

1 Sự ra đời của VPBank

Ngân hàng Thơng mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoại Quốc doanh Việt Nam (tên giao dịch là VPBank) đợc thành lập trên cơ sở tự nguyện của các cổ đông theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, và Công ty tài chính số 38/LCT - HĐNN8 ngày 24/5/1990 của Chủ tịch nớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đợc Thống đốc NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0024/GP-NH ngày 09/10/1993 trong thời hạn 99 năm Ngày nay, các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân c; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân c từ khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Chiết khấu thơng phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Khi mới thành lập, VPBank có số vốn điều lệ ban đầu là 20,01 tỷ với 16 cổ đông sáng lập là các pháp nhân, thể nhân Việt Nam Đến tháng 8/1994, VPBank nâng vốn điều lệ lên thành 70,01 tỷ VNĐ (Quyết định 193/QĐ-NH5) ngày 12/09/1994 của Thống đốc NHNN) Ngày 18/03/1006, vốn điều lệ của VPBank tăng lên thành 174,9 tỷ VNĐ do 97 cổ đông đóng góp Trải qua một số lần chuyển nhợng và thay đổi, đến nay, VPBank có số vốn điều lệ là 206,2 tỷ VND thuộc sở hữu của 102 cổ đông pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có một cổ đông nớc ngoài là DRAGON CAPITAL chiếm 10% vốn điều lệ.

Trang 36

2 Cơ cấu tổ chức

Ngay từ khi mới ra đời, VPBank đẵ rất chú ý đến mở rộng quy mô, tăng ờng mạng lới hoạt động tại các thành phố lớn Cuối năm 1993, VPBank đã đợc Thống đốc NHNN ký Giấy phép số 0018-GCT ngày 16/12/1993 chấp thuận cho mở chi nhánh TP.Hồ Chí Minh Sau đó lần lợt chi nhánh Hải phòng và chi nhánh Đà nẵng cũng đợc thànhlập.

c-Đến nay, hệ thống VPBank có Hội sở chính tại Hà Nội; 03 Chi nhánh cấp 1 tại TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng; 5 Chi nhánh cấp 2 và Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở Hà Nội, 03 Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và mỗi chi nhánh Hải phòng và Đà nẵng có một phòng giao dịch Số lợng nhân viên của VPBank tính đến 1/2004 là 358 ngời, trong đó trình độ đại học và trên đại học là 240 ngời (chiếm 67%) Với một đội ngũ nhân viên trẻ khoẻ, nhiệt tình và có học thức, nguồn lực con ngời của VPBank đợc đánh giá có nhiều triển vọng cho sự phát triển của ngân hàng.

Cơ quan quyền lực cao nhất của VPBank là Đại hội Cổ đông Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị để đại diện, chỉ đạo việc điều hành hoạt động của ngân hàng và bầu ra Ban kiểm soát để giám sát mọi hoạt động của ngân hàng HĐQT bầu ra Tổng giám đốc - là ngời trực tiếp điều hành chung mọi hoạt động ngân hàng Giúp việc cho Tổng giám đốc hiện tại có 02 Phó Tổng giám đốc Một Phó Tổng giám đốc phu trách công tác ngân quỹ kho quỹ, công tác tổng hợp và quản lý các chi nhánh, một Phó Tổng giám đốc chuyên trách công tác phục vụ khách hàng, thẩm định TSCĐ, thanh toán quốc tế và khách hàng, kế toán.

Trang 37

Sơ đồ tổ chức quản lý và mạng lới chi nhánh

đại hội cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng tín dụngCác ban tín

Chi nhánh đà nẵng

Gd số 1 lê luẩnHội đồng quản

Ban điều hành

Chi nhánh hải phòng

Cn hoàn kiếmHội sở hà nội

Giao dịch 2

Gd hai bà trưng

Gd trần hưng đạo

Cn bà chiểu

Cn chợ lớn

Cn tân địnhCn hồ chí minh

Gd giảng võ

Cn bà chiểu

Trang 38

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Hội sở

G.dịch kho quỹ

Ngân quỹ

Tổng hợp & qlcn

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc

Ao doanh nghiệpAo cá nhân

Thẩm định tsbđTtqt & kh

Kế toánVăn phòng

Ktkt nội bộ

T.tâm tin học

Tt đào tạo

Tt western unionThu hồi nợPhó Tổng giám đốc

Trang 39

3 Quá trình phát triển

3.1 Thời kỳ đầu thành lập

Đúng nh tên gọi, ngay từ ngày đầu thành lập, mục đích của các cổ đông VPBank là thành lập một ngân hàng của riêng mình, phục vụ bản thân các cổ đông, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp riêng của các cổ đông dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh khi cần thiết Chính những suy nghĩ phiến diện này đã góp phần làm cho VPBank phạm phải những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn sau này.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thành công của VPBank trong những năm đầu hoạt động Năm đầu tiên thành lập, dù chỉ hoạt động có 04 tháng, nhng VPBank cũng lại đợc 101 triệu đồng; năm 1994 lãi 10 tỷ đồng, năm 1995 lãi 29,6 tỷ đồng và tới năm 1996 mức lãi kỷ lục đạt tới 75,9 tỷ đồng VPBank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất miền Bắc nớc ta.

3.2 Giai đoạn khó khăn (1996 2000)

Tới cuối năm 1996, đầu 1997, là giai đoạn thực sự khó khăn của VPBank; Nợ quá hạn quá cao, lên tới 71% so với tổng d nợ; Nợ L/C trả chậm lên tới trên 40 triệu USD, khả năng thanh khoản hàng ngày nhiều lúc tởng chừng cũng mất, phải nhờ đến sự cứu viện của NHNN Tình cảnh của VPBank lúc này đã vô cùng nguy ngập Thêm vào đó, việc đa tin thiếu chính xác về VPBank của một số báo chí trong nớc và nớc ngoài càng gây thêm tâm lý bất an trong dân c và sự mất lòng tin của khách hàng khiến cho VPBank càng rơi vào chỗ không có lối thoát, nguy cơ phá sản gần nh cầm chắc trong tay Thời kỳ này đối với VPBank quả là những năm tháng gian nan nhất ở đâu hễ nói đến VPBank là ngời ta hoài nghi, không tin Những cán bộ nhân viên thời kỳ ấy còn trụ lại đến bây giờ với VPBank nhiều khi nghĩ lại cũng không thể tin nổi là VPBank lại vẫn còn tồn tại đợc đến hôm nay.

Trớc tình hình đó, ngày 08/03/1997, Đại hội cổ đông bất thờng VPBank đã

Trang 40

nhân đổ vỡ và tìm biện pháp chống đỡ các khó khăn Tiếp đó, Đại hội Cổ đông ờng niên 1997 đợc tổ chức vào ngày 15/01/1998 đã bầu ra HĐQT và Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 1998-2001 Cùng với sự trợ giúp định hớng của NHNN Trung -ơng và NHNN TP Hà Nội, HĐQT và Ban kiểm soát mới đã cố gắng chèo lái từng bớc, đa VPBank vợt qua sóng gió Đến cuối năm 1997, tình hình VPBank đã phần nào đợc cải thiện Khả năng thanh toán của VPBank từ chỗ rất thấp đã nâng dần lên, đạt mức trên, dới 30%; Mặc dù vậy, nguy cơ đổ vỡ vẫn còn nguyên Hoạt động tín dụng của VPBank rất ít cơ hội tăng trởng Lãi cho vay không bù đắp nổi chi phí đầu vào Tuy không mất hết khách hàng, song các khách hàng của VPBank đều hết sức dè dặt trong quan hệ giao dịch.

th-Thời kỳ từ 1997-2000 là thời kỳ VPBank vật lộn với những khó khăn thử thách để tìm ra một chiến lợc phù hợp cho hoạt động của ngân hàng và những biện pháp hữu hiệu để giải quyết các hậu quả nặng nề mà ngân hàng đang gánh chịu Khó khăn dồn dập từ nhiều phía; hậu quả để lại từ sự quan lý sai lầm cũ quá lớn không thể một sớm một chiều giải quyết đợc hết; khó khăn của tình hình kinh tế chung của đất nơc, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu Mặc dù việc điều chỉnh tỷ giá nhằm hỗ trợ xuất khẩu, song kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nớc khu trong khu vực vẫn bị giảm sút nhiều do sức mua của họ giảm Trong khi đó, xuất khẩu sang các nớc thuộc khu vực thị trờng khác lại bị chính các nớc đang khủng hoảng trong khu vực cạnh tranh mãnh liệt do đồng bạc của các nớc này giảm đáng kể Các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong nớc cũng không thoát khỏi ảnh hởng của khủng hoảng, hàng hoá nhập khẩu từ các nớc này với giá rẻ đã cạnh tranh gay gắt với hàng nội địa Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã không trả đợc nợ cho các Ngân hàng, đồng thời ảnh hởng đến việc phát triển tín dụng mới.

Có thể nói, thời kỳ này là thời kỳ ngân hàng đang chống chọi với những hậu quả cũ để lại và mò mẫm tìm con đờng bớc tiếp HĐQT đã rất quyết tâm giữ vững

Ngày đăng: 06/12/2012, 14:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1-1. Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Sơ đồ 1 1. Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay (Trang 3)
Sơ đồ 1-2. Mô hình tài trợ trực tiếp - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Sơ đồ 1 2. Mô hình tài trợ trực tiếp (Trang 17)
Sơ đồ 1-2. Mô hình tài trợ trực tiếp - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Sơ đồ 1 2. Mô hình tài trợ trực tiếp (Trang 17)
Sơ đồ 1-3. Mô hình tài trợ gián tiếp thông qua đại lý bán lẻ - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Sơ đồ 1 3. Mô hình tài trợ gián tiếp thông qua đại lý bán lẻ (Trang 18)
Sơ đồ 1-3. Mô hình tài trợ gián tiếp thông qua đại lý bán lẻ - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Sơ đồ 1 3. Mô hình tài trợ gián tiếp thông qua đại lý bán lẻ (Trang 18)
Sơ đồ tổ chức quản lý và mạng lới chi nhánh - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Sơ đồ t ổ chức quản lý và mạng lới chi nhánh (Trang 37)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Hội sở - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức tại Hội sở (Trang 38)
Biểu 2-2. Tình hình tăng trưởng tài sản giai đoạn 1996 - 2000 - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
i ểu 2-2. Tình hình tăng trưởng tài sản giai đoạn 1996 - 2000 (Trang 43)
Bảng 2-2. Một số chỉ tiêu hoạt động của VPBank giai đoạn 2000 - 2003 - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Bảng 2 2. Một số chỉ tiêu hoạt động của VPBank giai đoạn 2000 - 2003 (Trang 46)
Bảng 2-2. Một số chỉ tiêu hoạt động của VPBank giai đoạn 2000 - 2003 - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Bảng 2 2. Một số chỉ tiêu hoạt động của VPBank giai đoạn 2000 - 2003 (Trang 46)
Bảng 2-3. Sự tăng trởng nguồn vốn huy động - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Bảng 2 3. Sự tăng trởng nguồn vốn huy động (Trang 47)
Bảng 2-3. Sự tăng trởng nguồn vốn huy động - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Bảng 2 3. Sự tăng trởng nguồn vốn huy động (Trang 47)
Bảng 2-4 .D nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Bảng 2 4 .D nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống (Trang 52)
Bảng 2-4. D nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Bảng 2 4. D nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống (Trang 52)
Bảng 2-6. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng: - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Bảng 2 6. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng: (Trang 57)
Bảng 2-6. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng: - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Bảng 2 6. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng: (Trang 57)
Mô hình phơng pháp quản trị điều hành hiện đại - Giải pháp nâng cao nămg lực cạnh tranh của NHTMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh VN trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
h ình phơng pháp quản trị điều hành hiện đại (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w