Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng

248 1 0
Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên thế giới. Trong cả các nước phát triển và các nước đang phát triển thì du lịch thường được coi là một phương tiện hữu hiệu để nâng cao hoạt động kinh tế khu vực. Ngoài ra, du lịch phát triển còn quảng bá hình ảnh điểm đến, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương, giúp khu vực đạt được nhiều mục tiêu khác. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển nhanh chóng, sự chuyển dịch lao động từ các khu vực nông thôn lên thành thị ngày càng gia tăng, áp lực của cuộc sống đô thị ngày càng cao, khách du lịch có xu hướng tìm không gian bình yên cho các kỳ nghỉ. Theo thống kê của thế giới qui mô thị trường du lịch nông thôn toàn cầu dự kiến đạt gần 120 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,4%. Trong khi du lịch truyền thống chỉ tăng trung bình 4%. Xu hướng du lịch xanh đang nhận được sự chú ý của du khách cũng như các nhà làm du lịch trong những năm gần đây. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó xác định đến năm 2020 du lịch cơ bản là ngành kinh tế mũi nhọn với tổng thu 35 tỷ USD, đóng góp 10% cho GDP. Trong vòng 10 năm sau đó, du lịch cần thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các lĩnh vực khác. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, du lịch được xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của đất nước. Bên cạnh các dòng sản phẩm ưu thế, chiến lược như du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, việc phát triển loại hình du lịch nông thôn được coi là một định hướng phát triển quan trọng. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn luôn là quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam [19]. Đặc biệt trong những năm gần đây các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh như các chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới…, thông qua các chương trình sự gắn kết giữa các bộ ban ngành đặc biệt là bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đây sẽ là một điều kiện thuận lợi và cần thiết trong phát triển du lịch nông thôn ở nước Việt Nam. Du lịch nông thôn (DLNT) là loại hình khai thác các giá trị vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên du lịch quý giá trong việc thu hút các thị trường khách du lịch. DLNT không chỉ là loại hình du lịch mới, tạo sự khác biệt mà còn đóng góp to lớn về mặt kinh tế, văn hóa- xã hội và bảo vệ môi trường hay nói cách khác là một hướng phát triển bền vững. Nhiều cuộc khảo sát ở phạm vi toàn cầu đã chỉ ra rằng những hoạt động phi nông nghiệp đang tạo ra từ 30% - 45% thu nhập của các hộ nông dân. Ở các nước phát triển, DLNT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập phi nông nghiệp. Do không gian nông thôn ngày càng bị thu hẹp, DLNT ở các nước này có xu hướng phát triển theo chiều sâu, với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, DLNT mới bắt đầu được khai thác, chủ yếu phát triển theo chiều rộng và được xem như một công cụ chống đói nghèo, đa dạng hóa thu nhập cho cư dân nông thôn. Việt Nam là nước nông nghiệp với khoảng 64,08% dân cư sống ở nông thôn, gần 40% lao động cả nước thuộc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp [23], ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu kinh tế. Hiện nay, trong tổng thu nhập của người dân nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%, trong đó du lịch, dịch vụ nông thôn chiếm khoảng 40% tổng thu nhập của cư dân nông thôn [1]. Khu vực nông thôn ở Việt Nam chiếm trên 92% diện tích của cả nước, được phân bố theo 7 vùng du lịch phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế, trong đó có các địa bàn du lịch trọng điểm với nhiều điểm du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống làng nghề đa dạng… tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Mỗi vùng đều có những giá trị đặc thù, độc đáo về tập tục sinh hoạt, phong tục tập quán, canh tác nông nghiệp, bản sắc văn hóa, kiến trúc nhà ở, làng nghề truyền thống, giá trị ẩm thực…, đã tạo nên nét đặc trưng văn hóa nông nghiệp nông thôn đa màu sắc của cả nước và là những giá trị đặc biệt cho phát triển du lịch nông thôn (PTDLNT) đặc thù của mỗi vùng miền. Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) với địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ sông Hồng gắn liền với một phần trung du đồi núi và phần ven biển và hải đảo, có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú; đặc biệt là nơi có lịch sử lâu đời, đây là nơi bắt đầu của nền văn minh lúa nước, văn hóa làng xã Bắc Bộ với “Cây đa, bến nước, sân đình”, với nông nghiệp nông thôn, các làng cổ, các làng nông nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống, với không gian làng xã sinh động và cảnh quan đồng quê đẹp có tiềm năng trở thành điểm du lịch nông thôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, so với tiềm năng lợi thế của vùng thì loại hình DLNT ở vùng chưa phát triển, còn thiếu định hướng tổng thể cho toàn vùng và cho mỗi địa phương có chăng chỉ là tự phát, nhỏ lẻ, trùng lặp, chưa phát huy được giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa truyền thống, sự tinh tế, dấu ấn đặc trưng vùng, miền trong các sản phẩm đặc thù của vùng DLNT gắn với nền Văn minh Lúa nước Sông Hồng, chưa thu hút được các dòng khách trong và ngoài nước, chi tiêu cho hoạt động du lịch chưa cao.... Lý luận về phát triển du lịch, phát triển du lịch gắn với liên kết trong vùng, DLNT đã xuất hiện trong các tài liệu của Việt Nam và trên thế giới. Lý luận này cung cấp cũng như làm dày dặn thêm hệ thống lý thuyết cho ngành Du lịch và tạo nền tảng cho những thực tiễn của vấn đề này. PTDLNT ở ĐBSH rất cần có những nghiên cứu khoa học làm căn cứ. Tuy nhiên, qua tổng quan nghiên cứu hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về PTDLNT vùng ĐBSH. Trước thực tế đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” làm luận án tiến sĩ là một hướng đi phù hợp và mang tính thực tiễn cao, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng như góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các tiềm năng và thực trạng của DLNT, luận án đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự PTDLNT vùng ĐBSH. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa chọn lọc các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, DLNT, PTDLNT, tính liên kết vùng trong PTDLNT; - Khảo sát, phân tích các tiềm năng PTDLNT vùng ĐBSH; - Phân tích thực trạng PTDLNT vùng ĐBSH - Đánh giá thách thức, cơ hội, hạn chế và thành công đối với việc PTDLNT vùng ĐBSH - Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm PTDLNT vùng ĐBSH đến năm 2025 tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Là loại hình DLNT trên địa bàn vùng ĐBSH Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động DLNT vùng ĐBSH theo cách tiếp cận cả về phía cầu và cung du lịch. Khách thể nghiên cứu: - Về phía cầu là thị trường khách DLNT đến vùng ĐBSH. - Về phía cung du lịch là hoạt động kinh doanh DLNT tại vùng ĐBSH và các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn như tài nguyên du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch nông thôn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực du lịch v.v… b. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung giải quyết những nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, liên kết vùng trong phát triển du lịch, DLNT và PTDLNT; Đánh giá hiện trạng PTDLNT vùng ĐBSH thông qua đánh giá tiềm năng, hiện trạng cầu và cung và qua các nhân tố tác động đến sự PTDLNT, chỉ ra thách thức, cơ hội, hạn chế và thành công của DLNT ĐBSH; Quan điểm, định hướng và giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH. Về không gian nghiên cứu: - Vùng ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đây vùng đất cổ được người Việt lựa chọn quần cư từ lâu đời với đặc trưng văn hóa lúa nước. Vùng này gồm 10 tỉnh thành trong đó 2 thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc. - Luận án tập trung nghiên cứu khu vực nông thôn vùng ĐBSH: Phần lãnh thổ không thuộc nội thành nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban Nhân dân xã, cộng đồng chủ yếu là nông dân (Các xã, làng, thôn/bản). Sự liên kết các khu vực nông thôn giữa các tỉnh trong vùng ĐBSH. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2020, các số liệu thứ cấp sử dụng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019. Số liệu điều tra sơ cấp được tiến hành trong năm 2020, điều tra bổ sung tháng 3,4/2022. Đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo. Do điều kiện dịch bệnh nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và đi DLNT tại ĐBSH giảm sút mạnh, thậm chí nhiều điểm DLNT số lượng khách quốc tế đến bằng 0. Quy mô các mẫu khảo sát khách du lịch quốc tế không đảm bảo tính đại diện, do vậy luận án chỉ sử dụng kết quả khảo sát được khách du lịch nội địa trong các phân tích của mình. 4. Khung nghiên cứu của luận án Để đảm bảo cho mục đích định hướng đúng và thực hiện chính xác mục đích của luận án, tác giả tiến hành xây dựng khung nghiên cứu của luận án theo sơ đồ sau đây: Hình 1. Khung nghiên cứu của luận án 5. Phương pháp nghiên cứu Để đưa ra định hướng và tìm ra giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH, tác giả sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng: Phương pháp định tính: Việc sử dụng phương pháp này được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 tìm hiểu các dữ liệu thứ cấp, các công trình nghiên cứu để đưa ra các nhân tố PTDLNT vùng ĐBSH, mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Từ dữ liệu thứ cấp xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh các nhận định ban đầu. Giai đoạn 2: sau khi có kết quả điều tra chính thức, tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia để tham vấn về kết quả điều tra cũng như những kiến nghị, giải pháp cho đề tài. Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và từ dữ liệu của phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách du lịch cũng như các nhà quản lý du lịch… (chi tiết xem phụ lục 1) 6. Những đóng góp mới của luận án a. Về mặt lý luận Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển du lịch, DLNT, PTDLNT; chỉ ra 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự PTDLNT. b. Về mặt thực tiễn Làm rõ được những tiềm năng trong việc PTDLNT của vùng ĐBSH. Phân tích thực trạng hoạt động DLNT của vùng ĐBSH. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến DLNT vùng ĐBSH. Chỉ ra những thách thức, cơ hội, hạn chế và thành công đối với việc PTDLNT vùng ĐBSH Nêu được định hướng và 10 nhóm giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH PTDLNT. 7. Câu hỏi nghiên cứu Để làm đầy những khoảng trống về lý thuyết cũng như đáp ứng được tính cấp thiết của thực tiễn, nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau: a. Về mặt lý lý thuyết: 1) PTDLNT là gì? 2) PTDLNT bao gồm những nội dung gì?; 3) Cần làm gì để PTDLNT?; 4) Nhân tố nào tác động đến PTDLNT? b. Về mặt thực tiễn: 1) Vùng ĐBSH có tiềm năng, điều kiện để PTDLNT hay không?; 2) Đâu là thị trường DLNT vùng ĐBSH?; 3) Quy mô, đặc điểm hiện trạng hoạt động kinh doanh DLNT vùng ĐBSH thế nào?; 4) Những nhân tố nào tác động đến sự PTDLNT vùng ĐBSH?; 5) PTDLNT ở vùng ĐBSH hiện nay đang gặp rào cản gì, những khó khăn vướng mắc, những hạn chế, hướng giải quyết và khắc phục? 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nông thôn; Chương 3. Hiện trạng phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; và Chương 4. Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRẦN THỊ YẾN ANH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRẦN THỊ YẾN ANH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Hồng Quang TS Nguyễn Quang Vinh HÀ NỘI - NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Luận án cơng trình nghiên cứu độc lập tác giả Các kết quả, số liệu luận án trung thực, nghiên cứu từ thực tế chưa công bố cơng trình Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Luận án Trần Thị Yến Anh LỜI CẢM ƠN Để hồn thành cơng trình này, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới TS Trần Hồng Quang, TS Nguyễn Quang Vinh, định hướng, tận tình bảo giúp đỡ tơi suốt q trình thực luận án Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Ban chuyên môn Viện Chiến lược Phát triển giúp đỡ nhiều thời gian học tập nghiên cứu Viện Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tạo điều kiện cho tơi q trình học chuyển đổi trường Tôi xin gửi lời cảm ơn UBND tỉnh, thành phố; Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch; Sở, Ban, Ngành có liên quan; doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương địa bàn vùng đồng sông Hồng nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thơng tin, tư liệu đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu hồn thành luận án Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tạp chí Du lịch,… cung cấp số liệu, đăng để phục vụ mục đích nghiên cứu cơng trình Tơi xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác - Khoa Du lịch học, Ban Giám hiệu Phòng ban trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho tơi q trình tơi tham gia học tập nghiên cứu Cuối cùng, xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình; thầy, cô giáo; bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên… chia sẻ, động viên suốt thời gian học tập thực luận án Tôi xin cảm ơn tình cảm tốt đẹp q báu Tơi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thuật ngữ Diễn giải tiếng Việt Diễn giải tiếng Anh CFA Phân tích nhân tố khẳng định Confirmatory Factor Analysis DLNT Du lịch nông thôn ĐBSH Đồng sông Hồng ĐBSH&DHĐ B Đồng sông Hồng Duyên hải Đông Bắc EFA phương pháp đánh giá hai loại giá Exploratory Factor Analysis trị quan trọng thang đo, giá trị hội tụ giá trị phân biệt GDP tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản Gross Domestic Product phẩm quốc nội KT - XH Kinh tế - Xã hội KTS Kiến trúc sư MICE loại hình du lịch kết hợp hội nghị, Meeting Incentive Conference hội thảo, triển lãm, tổ chức kiện, Event du lịch khen thưởng công ty cho nhân viên, đối tác NN & PTNT Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nxb Nhà xuất OCOP Mỗi xã, phường sản phẩm OECD Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh Organization for Economic tế Cooperation and Development PTDLNT Phát triển du lịch nông thôn PGS Phó giáo sư TNDL Tài nguyên du lịch TS Tiến sĩ UBND Ủy ban Nhân dân One commune, one product UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học Văn hóa Liên Hiệp Quốc United Nations Educational Scientific and Cultural Organization UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới World Tourism Organization USD Đô la Mỹ United States dollar DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU 10 DANH MỤC CÁC HÌNH 10 người dân địa phương ” Indonesia “ phát triển khu vực đồn điền, theo du khách khách sạn, đến thăm trang trại để xem hoạt động trồng lúa cạo mủ cao su Do doanh nghiệp nhà nước phát triển ” Nam Phi “ bao gồm hoạt động giải trí thực vùng nơng thơn bao gồm loại hình hoạt động du lịch khác du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch khách, du lịch ba lô, cưỡi ngựa du lịch nông nghiệp” Nguồn: Nair cộng sự, 2015, 319-323 234/3 Phụ lục 10 Sự khác biệt du lịch chung du lịch nông thôn Tiêu chí phân loại Du lịch Du lịch nơng thơn Đặc điểm hoạt động Các hoạt động phát triển cấp quốc gia quốc tế Các hoạt động gia đình phát triển địa phương Vị trí khơng gian xây dựng Khơng gian thương mại xây dựng với mật độ cao, đối mặt với tình trạng thiếu hụt diện tích trầm trọng Mật độ thấp không gian thương mại, xây dựng thành không gian mở Dân cư Các khu định cư đô thị liên quan đến hoạt động du lịch có 10.000 dân Các khu định cư nơng thơn thực tế du lịch nơng thơn có 10.000 dân Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng định hình Cơ sở hạ tầng phát tốt triển Ngành kiến trúc Tòa nhà với kiến trúc đại nói chung Các cơng trình có kiến trúc địa phương, nhìn chung cũ Cơ cấu hoạt động du lịch Hoạt động người dân thị trấn quyền riêng (việc làm tồn thời gian) Hoạt động du lịch bổ sung cho hoạt động nông nghiệp (công việc chủ yếu bán thời gian) Khoảng cách đến nơi làm việc Khoảng cách đáng kể nơi nơi làm việc Gần nơi hoạt động sinh hoạt hàng ngày Phong trào du lịch Chuyển động mạnh mẽ cách thu hút du lịch phân khúc khách du lịch khác Dịch chuyển khách du lịch thấp thu hút số phân khúc khách du lịch định Tính thời vụ Du lịch cổ điển, bị ảnh hưởng Du lịch nơng thơn, sắc nét bị ảnh hưởng chuyến khởi hành công việc nông nghiệp Mối quan hệ chủ nhà khách du lịch Mối quan hệ thức, không công với khách du lịch Các mối quan hệ cá nhân, cá nhân với khách du lịch Quản lý hoạt động du Quản lý chuyên nghiệp Quản lý Rig 235/2 lịch Nguồn: Maria Roxana Dorobantu, Puiu Nistoreanu, 2012 236/2 ... quan đến phát triển du lịch nông thôn vùng đồng sông Hồng; Chương Cơ sở lý luận thực tiễn phát triển du lịch nông thôn; Chương Hiện trạng phát triển du lịch nông thôn vùng đồng sông Hồng; Chương... thái, du lịch thiên nhiên, du lịch nông nghiệp du lịch mạo hiểm (xem Hình 2.8) Du lịch thông thường Du lịch thay Du lịch Du lịch nông thôn Du lịch sinh thái Du lịch Du lịch tự nhiên Du lịch Hội... phát triển du lịch nông thôn vùng đồng sông Hồng 17 18 CHƯƠNG TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.1 Các nghiên cứu phát triển

Ngày đăng: 01/11/2022, 17:53

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan