1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ quản lý công hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã – từ thực tiển thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk

10 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 20,41 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ …………/………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƢƠNG XUÂN HÙNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC Ở CẤP XÃ – TỪ THỰC TIỄNTHÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU ĐẮK LẮK – NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cản ơn Ban Giám đốc Học viện, các khoa, ban, Khoa Sau đại học, các Thầy, Cô giáo Học viện hành chính, Học viện hành chính Phân viện Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian qua và tạo điều kiện để em hoàn thành chương trình cao học Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Hậu đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn cao học này Em xin chân thành cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này Do thời gian nghiên cứu có hạn và khả năng của bản thân, bản luận văn cao học của em chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy, Cô và các bạn Học viên thực hiện luận văn Lƣơng Xuân Hùng DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 CCHC Cải cách hành chính 4.UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc 5 CCHCNN Cải cách hành chính nhà nước 6 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao 7 VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao DANH MỤC CÁC BẢNG 2.1 Các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Buôn Ma Thuột 2.2 Thực trạng công tác chứng thực tại thành phố Buôn Ma Thuột 2.3 Số liệu trả kết quả các loại giấy tờ và dịch vụ tại bộ phận một cửa cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 2.4 Đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột iv MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Mục lục Trang MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tình hình nghi ên cứu của đề tài 2 3 Mục đích và nhiệ m vụ của luận văn 5 4 Đối tượn g và phạ m vi nghiên cứu của luận văn 6 5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6 Kết luận chương 1 37 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6 7 Kết cấu của luận văn 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC CẤP XÃ 8 1.1 Một số vấn đề chung quản lý nhà nước về chứng thực 8 1.2 Khái niệm và các kiểu hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực 17 1.3 Khái quát quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực 26 1.4 Đánh giá hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 39 2.1 Tổng quan về thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 39 2.2 Quản lý chứng thực trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 42 2.3 Thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 48 Kết luận chương 2 66 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO CHẤT LƢỢNG CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC Ở CẤP XÃ 68 3.1 Cơ sở chính trị, pháp lý và xã hội cần được quán triệt trong việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chứng thực 68 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã 76 Kết luận chương 3 89 Kết luận 90 Phụ lục 97 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Thực tế cuộc sống cho thấy, ngày nay công dân, tổ chức cần rất nhiều loại giấy tờ phục vụ cho các giao dịch của mình, không chỉ một bản của mỗi loại mà thường cùng lúc cần rất nhiều bản mỗi loại giấy tờ: học sinh cần làm nhiều bộ hồ sơ để cùng lúc đăng ký thi vào nhiều trường, cử nhân cùng lúc cần làm nhiều bộ hồ sơ để xin việc ở nhiều công sở hay doanh nghiệp, các doanh nghiệp cùng lúc cần nhiều bộ hồ sơ để tham gia vào nhiều quan hệ thị trường… Mặt khác, với mỗi đối tượng nhận hồ sơ, giấy tờ thì yêu cầu về số lượng, chủng loại các giấy tờ là không giống nhau Do vậy, có thể thấy nhu cầu chứng thực sẽ ngày càng gia tăng Chứng thực là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống; xuất phát từ nhu cầu giao dịch của công dân, của tổ chức và của chính Nhà nước Nhu cầu này ngày càng tăng lên do sự mở rộng và phát triển các quan hệ pháp luật Nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của cuộc sống và từng bước hoàn thiện nhà nước về chứng thực, nhà nước đã chú trọng ban hành nhiều văn bản để điều chỉnh vấn đề này Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước đã thực hiện tốt việc thông tin, truyền đạt các quyết định quản lý, phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý, công cụ xây dựng hệ thống pháp luật, hướng dẫn thực hiện Sau hơn hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực nói riêng đã có những tiến bộ quan trọng Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao 8 hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước Bên cạnh những thành tựu trên, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực hiện nay còn nhiều bất cập Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực nước ta vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều nội dung chưa hợp lý tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dân sự nói chung và chứng thực nói riêng là quan điểm định hướng của Đảng tại Nghị quyết số 48-NQ/TW Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nay đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng thực từ thực tiễn thực tiễn từ cấp cơ sở tại các địa phương Qua đây, giúp đánh giá khách quan và đầy đủ về thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã – Từ thực tiển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Công trình đầu tiên đề cập về hoạt động công chứng, chứng thực có thể kể tới là “những điều cần biết về công chứng nhà nước”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1992 của tác giả Nguyễn Văn Yểu và Dương Đình Thành; “Giới thiệu vài nét về xây dựng và hoàn thiện công chứng nhà nước ở thành phố Hà Nội”, đăng trên tạp chí Thông tin khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, năm 1995 Hai công trình này có vai trò như cuốn cẩm nang giới thiệu về hoạt động công chứng nhà nước nói chung với nhiệm vụ trọng tâm của các phòng công chứng nhà nước thuộc UBND cấp tỉnh Đề cập sâu hơn về hoạt động công chứng, chứng thực ở khía cạnh khác, có công trình “Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng, chứng thực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay” của tác giả Đặng Văn Khanh, luận án tiến sỹ Luật học Tác giả đã có những luận giải sâu sắc về bản chất và sự khác nhau của hai hoạt động công chứng và chứng thực xuất phát từ thẩm quyền thực hiện các hoạt động này; tương ứng là phạm vi của mỗi hoạt động và giá trị pháp lý của văn bản công chứng; chứng thực, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện về quy định pháp luật Về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực, công trình đầu tiên có thể kể đến là luận văn thạc sỹ Luật học: “Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực; công chứng nhà nước, những vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta” của tác giả Trần Ngọc Nga, (Hà Nội năm 1996) Có thể nói đây là một trong những công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng và chứng thực dưới góc độ luật học Trong luận văn của mình, bên cạnh việc luận giải sự khác nhau mang tính bản chất giữa hai hoạt động công chứng và chứng thực dưới góc độ luật học Trong luận văn của mình, bên cạnh việc luận giải sự khác nhau mang tính bản chất giữa hai hoạt động công chứng và chứng thực theo thẩm quyền thực hiện và tính chất pháp lý của mỗi sự kiện, tác giả đã đề cập tới những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước dưới góc độ lý luận quản lý nhà nước trong một lĩnh vực cụ thể Vài năm trở lại đây, nhu cầu cuộc sống và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, vấn đề công chứng, chứng thực đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu Có thể kể đến một số các công trình sau: Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công “Xây dựng nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” của tác giả Nguyễn Minh Hợi (TP Hồ Chí Minh năm 2006) Trong luận văn tác giả đã đề cập những vấn đề lý luận về công chứng, chứng thực như: khái niệm, nguồn gốc ra đời hoạt động công chứng, chứng thực; cách đáp ứng của nhiều nhà nước về nhu cầu công chứng, chứng thực của người dân Sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước đối với những hoạt động này; từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng những mô hình cung ứng dịch vụ này trên bình diện toàn quốc Đề cập tới hoạt động chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực theo hướng tách biệt với hoạt động công chứng, có thể kể tới một số công trình sau: Khóa luận tốt nghiệp đại học hành chính (năm 2008) của tác giả Nguyễn Đình Việt - Học viện hành chính quốc gia với đề tài “Dịch vụ chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An Thực trạng và giải pháp” Khóa luận đã tiếp cận chứng thực dưới góc độ là một dịch vụ hành chính công mà nhà nước có nghĩa vụ cung ứng cho công dân, tổ chức; phản ánh thực tiễn thực hiện chứng thực trên địa bàn huyện Quỳ Hợp thông qua bảng số liệu tổng hợp tình hình chứng thực, đặc biệt là sự khảo sát thông qua điều tra xã hội học đối với cán bộ, công chức người thực hiện dịch vụ chứng thực; trên cơ sở những tồn tại, hạn chế, khóa luận cũng đề xuất những nhóm giải pháp mang tính chất vĩ mô áp dụng trên phạm vi toàn quốc, cũng như những tác động đối với thực tiễn ở huyện Quỳ Hợp Lấy phạm vi không gian là huyện Quỳ Hợp, luận văn đã dành khoảng một nửa nội dung để đề cập tới hoạt động chứng thực ở cấp xã theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP Như vậy có thể nói đây là một công trình nghiên cứu khá sớm về hoạt động chứng thực ở cấp xã Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công với đề tài “Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực trên địa bàn cấp quận” của tác giả Phan Hùng Nam (Học viện Hành Chính, Hà Nội năm 2008) Tiếp cận vấn đề theo góc độ của hoạt động quản lý nhà nước, luận văn lấy thực tiễn từ hoạt động công chứng, chứng thực ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội làm không gian khảo sát Tôi nhận thấy, bên cạnh việc đề cập những nội dung mang tính lý luận về công chứng, chứng thực, tác giả Phan Hùng Nam đã rất thành công ... hình thành hồn thiện hệ thống văn quản lý nhà nước chứng thực 26 1.4 Đánh giá hệ thống văn quản lý nhà nước chứng thực 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC Ở CẤP... CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỨNG THỰC CẤP XÃ 1.1 Một số vấn đề chung quản lý nhà nước chứng thực 1.2 Khái niệm kiểu hệ thống văn quản lý nhà nước chứng thực. .. CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 39 2.1 Tổng quan thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 39 2.2 Quản lý chứng thực địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 42 2.3 Thực

Ngày đăng: 31/10/2022, 23:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w