1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐH THƯƠNG MẠI GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC QUẦN LÝ

379 5 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 379
Dung lượng 41,1 MB

Nội dung

Những quyết định từ việc lựa chọn mức độ sản xuất, quyết định số lượng đầu vào sản xuất nhằm tạo ra một mức sản lượng nhất định với tông chỉ phí thấp nhất hay việc lựa chọn việc chỉ m x

Trang 1

` TRUONG DAI HOC THUONG MAL

THUONGMAI UNIVERSITY

Chủ biên: PGS.TS PHAN THÉ CÔNG

TS PHAM TH! MINH UYÊN

GIAO TRINH

KINH TE HOC

QUAN LY

in NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ - 2019

Trang 2

LỜI MỞ BAU Kinh tế học quản lý là môn khoa học về vận dụng lý thuyết kinh tế

và các công cụ phân tích của khoa học ra quyết định quản lý để xem xét cách thức một tổ chức đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất Nói một

cách khác, kinh tế học quản lý là môn khoa học sử dụng các phân tích kinh tế để ra các quyết định kinh doanh bao gỗm việc sử dụng các nguồn

ich tot nhất

lực khan hiểm của tô chức một

Giáo trình Kinh té học quản {ý được biên soạn dựa trên chương trình môn học của Trường Đại học Thương mại và tham khảo các giáo

trình khác trong và ngoài nước Giáo trình có kết cấu gầm các phan nhu:

nội dụng của môn học, các bài tập luyện tập, thực hành và thảo luận Sam mỗi chương của giáo trình đều có tóm lược nội dung của chương,

các câu hỏi ôn tập, bài tập vận dụng và các thuật ngữ thông dụng trong kinh t học quản lý Mục tiêu của giáo trình là nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết

vào các tình huống thực hành cụ thẻ trong thực tiền kinh tế - xã hội ở

ĐỂ hoàn thiện giáo trình, các tác giả đã tham khảo nhiễu giáo trình

ở một số trường đại học nỗi thẳng trên thể giới Các tác giả tìn rằng giáo trình Kinh tế học quản l sẽ đặc biệt hữu ích cho các sinh viên Trưởng Đại học Thương mại và những người quan tâm nghiên cứu khoa học kinh tế học quản lý

Nội dụng cụ thể của giáo trình được trình bày trong 6 chương,

bao gom:

Chương 1: Tổng quan về kinh tế học quản lý

Chương 2: Ước lượng và dự báo câu

Chương 3: Uớc lượng sản lượng và chỉ phí sản xuất

Chương 4: Lựa chọn trong điều kiện rủi ro và bắt định.

Trang 3

Chương 5: Quyết định của nhà quản lý trong các cầu trúc thị trường Chương 6: Phương pháp và kỹ thuật ra quyết định tối đa hoá

lợi nhuận

Giáo trình này do PGS.TS Phan Thế Công và TS Phạm Thị Minh

Uyên đồng chủ biên và các thành viên tham gia

PGS.TS Phan Thế Công Biên soạn chính chương 1, 4, 5

và cầu trúc nội dụng giáo trình

TS Phạm Thị Minh Uyên Biên soạn chính chương 2 và 6 ThS Ninh Thị Hoàng Lan Biên soạn chính chương 3

ThS Hỗ Thị Mai Sương Tham gia chương 3 và chương Š Thể Lương Nguyệt Ảnh Tham gia chương 1 và chương 6 Thể Nguyễn Thị Quỳnh Hương — Tham gia chương 3 và chương 5

ThS Nguyễn Thị Lệ Tham gia chương 2 và chương 4

ThS Nguyễn Ngọc Quỳnh Tham gia chương I va chương 4

TS Phùng Danh Thắng Tham gia chương 2 và chương 6

Các tác giả xin chân thành cảm ơn sự đồng góp ý kiến quỷ báu của Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Phòng Quản lý Khoa học,

Hội đồng thẩm định giáo trình, Bộ môn Kinh tế học và các đồng nghiệp trong và ngoài trường Mặc dù có nhiều cổ gắng, nhưng cuốn sách sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, các tác giả rắt mong nhận được ý

kiến đóng góp và phê bình của người đọc để giáo trình được hoàn thiện

hơn trong các lần tái bản sau Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Kinh tế học - Trường Đại học Thương mại - Hà Nội

ĐỒNG CHỦ BIÊN

PGS TS Phan Thế Công

TS Pham Thị Minh Uyên

Trang 4

MỤC LỤC

LOI MỞ DAU

DANH MỤC BANG BIÊU

DANH MỤC SƠ ĐỎ, HÌNH VỀ:

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE KINH TE HOC QUAN LY

1.1 NỘI DỰNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KINH TE HQC QUAN LY

1.1.1 Khái niệm và đối tượng nghiên cứu

1.1.2 Các nội dung nghiên cứu của kinh tế học quản lý

1.1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ

1.2.1 Đo lường và tối đa hóa lợi nhuận kinh tế

1.2.2 Cung, cầu và cân bằng thị trường

1.2.3 Phân tích cấu trúc thị trường và các quyết định quản lý

1.3 PHÂN TÍCH CẬN BIỂN CHO CÁC QUYẾT ĐỊNH TÔI ƯU

1.3.1 Cơ sở lý luận về phân tích cận biên

1.3.2 Tối ưu hóa trong phân tích cận biên

1.4 TONG QUAN VE UGC LUONG VA DU BAO

1.4.1 Ý nghĩa của các công cụ ước lượng và dự báo

1.4.2 Các bước dé ước lượng và dự báo

1.4.3 Các kỹ thuật ước lượng và dự báo cơ bản

70 72

Trang 5

CÂU HỎI ÔN TẬP

BÀI TẬP VẬN DỤNG

CHƯƠNG 2: ƯỚC LƯỢNG VA DU BAO CAU

2.1, UOC LUQNG CAU

2.1.1 Xác định hàm cầu thực nghiệm

2.1.2 Ước lượng cầu của ngành đối với hăng chấp nhận giá

2.1.3 Ước lượng cầu cho hãng định giá

2.2 DU BAO CAU

2.2.1 Dự báo cầu theo thời gian

2.2.2 Dự báo cầu sử dụng hàm cầu ước lượng,

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2

CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 2

CÂU HỎI ÔN TẬP

BÀI TẬP VẬN DỤNG

CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG SAN LƯỢNG

VA CHI PHi SAN XUẤT

3.1, ƯỚC LƯỢNG SAN LUQNG TRONG NGAN HAN VA DAI HAN

3.1.1 Các khái niệm cơ bản

3.1.2 Ước lượng sản lượng trong ngắn hạn

3.1.3, Ước lượng sản lượng trong dai hạn

3.2, UGC LUONG CHI PHi SAN XUAT TRONG NGAN HAN

VÀ DÀI HẠN

3.2.1 Các khái niệm cơ bản

3.2.2 Ước lượng hàm chỉ phí sản xuất trong ngắn hạn

3.2.3 Ước lượng hàm chỉ phí sản xuất trong đài hạn

Trang 6

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3

CÁC THUẬT NGỪ CHƯƠNG 3

CÂU HỎI ÔN TẬP

BAI TAP VAN DUNG

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN TRONG DIEU KIEN RỦI RO

VÀ BÁT ĐỊNH

4.1, PHAN BIET RUIRO VA BAT ĐỊNH

niệm rủi ro v định

4.1.2, Phan biét rủi ro va bat định

4.2, BO LƯỜNG RỦI RO BANG PHAN BO XAC SUAT

4.2.1 Sự phân bố xác suất

4.2.2 Giá trị kỳ vọng cua mét phan b

4.2.3 Độ phân tán của phân bố xác suất

4.3 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO

4.3.1 Tối đa hoá giá trị kỳ vọng

4.3.2 Phan tich phuong sai - giá trị trung bình

4.3.3 Tối đa hóa lợi ích kỳ vọng,

4.4 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN BÁT ĐỊNH

4.4.1 Tiêu chí cực đại tối đa

4.4.2 Tiêu chí cực đ

4.4.3 Tiêu chí cực tiểu hóa giá trị hồi tiếc tối đa

4.4.4 Tiêu chí xác suất cân bằng

4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIÊU RỦI RO

Trang 7

4.5.3 Gia tăng giá trị của thông tin

4.5.4 Dự báo tình huống xảy ra

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4

CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 4

CÂU HỘI ÔN TẬP

BÀI TẬP VẬN DỤNG

CHƯƠNG 5: QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ QUAN LÝ

TRONG CAC CAU TRÚC THỊ TRUONG

5.1, QUYẾT ĐỊNH QUÁN LÝ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH

HOÀN HẢO

5.1.1 Quyết định của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn

5.1.2 Quyết định của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn

5.1.3 Ước lượng

trong ngắn hạn

á bán và chỉ phí của hãng cạnh tranh hoàn hảo

5.1.4 Lựa chọn đầu vào đề tối đa hóa lợi nhuận

5.2 QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ QUẢN LÝ TRONG THỊ TRƯỜNG

ĐỘC QUYỀN THUẢN TÚY

5.2.1 Các yếu tố xác định sức mạnh thị trường

5.2.2 Các quyết định của hãng trong ngắn hạn và dài hạn

5.2.3 Ước lượng hàm cầu và hàm chỉ phí của hãng độc quyền

5.2.4 Lựa chọn đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận

5.3, QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ QUẢN LÝ TRONG THỊ TRƯỜNG

CẠNH TRANH ĐỘC QUYEN

5.3.1 Quyết định của các hãng trong ngắn hạn

5.3.2 Quyết định của các hãng trong dài hạn

Trang 8

5.4 QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ QUẢN LÝ TRONG THỊ TRƯỜNG

ĐỘC QUYỀN NHÓM

5.4.1 Quyết định của nhà quản lý khi các phương án

lựa chọn giới hạn

5.4.2 Quyết định của nhà quản lý khi số phương án lựa chọn lớn

5.4.3 Quyết định của nhà quản lý trong các chiến lược lặp lại

5.5 NGHIEN CUU TINH HUONG THUC TE (CASE STUDY)

TOM LƯỢC CHƯƠNG 5

CÁC THUẬT NGỮ CHƯƠNG 5

CÂU HỎI ÔN TẬP

BÀI TẬP VẬN DỤNG

CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT

RA QUYẾT ĐỊNH TÓI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN 6.1 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỘNG CHI PHÍ

6.2 PHƯƠNG PHÁP PHẦN TÍCH MỘT HÃNG CÓ NHIÊU NHÀ MÁY

6.2.1 Đặc điểm của phương pháp

6 Phân tích mô hình

6.3, PHUONG PHAP PHAN TICH MOT HANG BAN

‘TREN NHIEU TH] TRƯỜNG

6.3.1 Đặc điểm của phương pháp

6.3.2 Phân tích mô hình

6.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MỘT HÃNG BÁN NHIÊU LOẠI

SAN PHAM

6.4.1, Die điểm của phương pháp

6.4.2 Phân tích mô hình sản xuất nhiều loại sản phẩm

Trang 9

6.5 CHIEN LƯỢC NGAN CAN SU GIA NHAP CUA HANG MOI

6.5.1 Mục tiêu của chiến lược

6.5.2 Chiến lược ngăn cản sự gia nhập

DAP AN BAI TAP VAN DUNG CHUONG 2

ĐÁP ÁN BÀI TẬP VAN DUNG CHUONG 3

DAP AN BÀI TẬP VẬN DỰNG CHƯƠNG 4

DAP ÁN BÀI TẬP VẬN DỰNG CHƯƠNG 5

Trang 10

Kết quả ước lượng hàm cầu thịt bò

Kết quả hồi quy hàm cầu về vé máy bay của hãng Jetstar

Kết quả hỗi quy phi tuyến hàm cầu về dịch vụ của Jetstar

Kết quả dự báo cầu rèm Romance

Kết quả dự báo cầu theo mùa vụ - chu kỳ

Kết quả dự báo cầu sử dụng nhiều biến giả

Ước lượng hàm cầu về sữa Sunny Mama

của Công ty TNHH FCM

Kết quả dự báo lượng cầu sữa Sunny Mama

của Công ty TNHH FCM (2009 - 2010)

Kết quả ước lượng cung thịt bò ở Pháp giai đoạn 2007-2016

Sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của lao động

Kết quả ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn

Vốn, lao động và giá trị gia tăng của các doanh nghiệp vận tải

đường thủy

Kết quả ước lượng hồi quy hàm sản xuất

Kết quả kiểm định Wald Test trong Eviews

Các khoản chỉ phí của một cửa hàng sản xuất bánh mỳ

Kết quả hồi quy ước lượng chỉ phí dài hạn

Bảng phân bổ xác suất của lợi nhuận từ đầu tư mã cổ phiếu

ABC

Giá trị phương sai trong phân bố xác suất

Phân bố xác suất về lợi nhuận của nhà đầu tư chứng khoán

Lợi ích kỳ vọng đối với lợi nhuận của nhà quản lý thích rủi ro

Lợi ích kỳ vọng đối với lợi nhuận của nhà quản lý ghét rủi ro

Trang 11

Bảng 4.6 Lợi ích kỳ vọng đối với lợi nhuận của nhà quản lý trung lập

với rủi ro

Bảng 4.7 Ma trận kết cục của ngân hàng khi thay đổi quy mô hoạt động

tín dụng

Bang 4.8 Bang ma tran hdi tiếc tiểm năng của nhà quản lý ngân hàng

Bảng 4.9 Đa dạng hóa sản phẩm điện lạnh

Bảng 4.10 Phân tán rủi ro qua bảo hiểm

Bảng 4.11 Dự báo về thời tiết và lợi nhuận thu được của Nhà máy nước

Sông Đà nếu đóng cửa sông và tiến hành xây dựng vào

Bảng 4.13 Giá trị lợi nhuận và nhu cầu thị trường

Bảng 5.I Các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ độc quyền

Bảng 5.2 Thị phần (thuê bao) mạng di động ở Việt Nam

Bang 5.3 Tình thế lưỡng nan của những người tù

Bang 5.4 Định giá của Bela và Alpha: Một chiến lược chiếm tru thể

duy nhất

Bảng 5.5 Dinh giá của Alpha và Beta: Loại trừ liên tiếp

của các chiến lược bị lấn át

Bảng 5.6 Lợi thế của người đi đầu trong việc lựa chọn chiến lược

khuyến mại

Bảng 5.7 Tình huồng khó xử khi định giá

của hai công ty Short và Long

Bảng 6.1 Phân bổ doanh số giữa hai thị trường

Bảng 6.2 Định giá của A hạn chế B gia nhập

Bang 6.3 Tăng công suất hạn chế gia nhập

Trang 12

DANH MỤC SO ĐÒ, HINH VE

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa kinh tế học quản lý và các khoa học

về kinh doanh

Hình 1.1 Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường

Hình 1.2 Đường hồi quy mẫu

Hình 2.1 ác bước đề ước lượng cầu bằng mô hình kinh tế lượng

Hình 2.2 Vấn đề đồng thời

Hình 2.3 Định dạng đường, lu của ngành

Hình 2.4 Các bước để ước lượng cầu của ngành

cho hãng chấp nhận giá

Hình 2.5 Các bước ước lượng hảm cầu của hãng nh giá

Hình 2.6 Đồ thị mô tả sự biến động của lượng cầu một sản phẩm

theo thời gian

'Hình 2.7 Số liệu thứ cấp về lượng cầu Rém Romance (2016-2018)

Hình 2.8 Dữ liệu thứ cấp về lượng c¡

của Cửa hàng rèm Hiệp Hưng

Hình 3.1 Đường tổng sản lượng, sản phẩm trung bình và sản phẩm

cận biên của lao động

Hình 3.2 Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên

Trang 13

Hình 3.9 Đồ thị đường chi phi cận biên MC

Hình 3.10 Mối quan hệ giữa chỉ phí cận biên và chỉ phí bình quân

Hình 3.11 Xác định đường tổng chỉ phí trong dài hạn của doanh nghiệp

Hình 3.12 Mối quan hệ giữa đường LAC va LMC

Hình 3.13 Đường LAC và LMC trong các trường hợp hiệu suất kinh tế

theo quy mô

Hình 3.14 Lựa chọn quy mô nhà máy trong dài hạn của doanh nghiệp

Hình 3.15 Đường LAC là đường bao của các đường ATC

Hình 3.16 Đường tổng chỉ phí bình quân bậc ba

Hình 3.17 Đường tổng chỉ phí biến đổi tuyến tính

Hình 3.18 Đường tổng chỉ phí biến đôi bậc hai

Hình 3.19 Chỉ phí sản xuất trong dài hạn thực tế và chỉ phí ước lượng

Hình 3.20 Mối quan hệ giữa sản lượng và tông chỉ phí dài hạn

Hình 4.1 Phân bố xác suất cho lợi nhuận từ đầu tư mã cô phiếu ABC

Hình 4.2 Mức độ rủi ro của các phân bố xác suất

Hình 4.3 Thái độ của nhà quản lý với rủi ro

Hình 5.1 Đường cầu của doanh nghiệp CTHH và thị trường CTHH

Hình 5.2 Quyết định sản lượng trong ngắn hạn

của doanh nghiệp CTHH

Hình 5.3 Lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH trong ngắn hạn

Hình 5.4 Quyết định sản lượng của doanh nghiệp CTHH khi thua lỗ

Hình 5.5 Đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp CTHH

Hình 5.6 Lựa chọn sản lượng trong đài hạn của doanh nghiệp CTHH

Hình 5.7 Lựa chọn sản lượng tối ưu trong ngắn hạn

của hãng độc quyền bán thuần túy

Trang 14

Hinh 5.10, Quyét dinh san hrgng téi ưu trong ngắn hạn

của hăng cạnh tranh độc quyền

Hình 5.11 Quyết định sản lượng tối wu trong dai hạn

của hãng cạnh tranh độc quyền

Hình 5.12 Các hãng đặt giá tuần tự (Cây trò chơi)

Hình 5.13 Giải pháp quay ngược

Hình 5.14 Công ty Old có lợi thế của người đi đầu

Hình 5.15 C: bang trong m6 hinh Cournot

Hình 5.16 Lợi ich và chỉ phí của sự lừa dối của hãng

Hình 5.17 Sự khuyến khích gian lận của Công ty Long

Hình 6.1 Các vấn đẻ thực tế của việc định giá cộng chỉ phí

Hình 6.2 Một hãng có hai nhà máy

Hình 6.3 Sản xuất với hai nhà máy tại Binh Minh

Hình 6.4 Xác định tổng doanh thu cận biên

Hình 6.5 Tối đa hóa lợi nhuận trên hai thị tường

'Hình 6.6 Phân bố phương tiện sản xuất tối đa hóa lợi nhuận Hình 6.7 Hàng hóa thay thế trong sản xuất

Hình 6.8, Hàng hóa bố sung trong sản xuất tại công ty CTC

Trang 15

16

Trang 16

Chuong 1

TONG QUAN VE KINH TE HOC QUAN LY

Thành công trong kinh doanh là mục tiêu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hướng tới Để làm được điều đó, các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những cơ hội và thách thức mà thị

trường đem lại Với nguồn lực hiện có, việc sắp xếp và sử dụng sao cho hiệu quả nhằm tạo ra những hàng hóa/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giành lấy thị phần trước đối thủ cạnh tranh đem lại lợi

nhuận cho doanh nghiệp Đứng trước những vấn đề đó, nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định như thế nào? Môn kinh tế học quản lý sẽ giúp trả lời được những câu hỏi trên Kinh tế học quản lý cung cấp các phương pháp phân tích logic, có hệ thống cho các quyết định kinh doanh thông qua việc phân tích những nguồn lực thị trường hình thành nên các quyết định hiện tại cũng như các quyết định lâu dài trong tương lai Kinh tế học quản lý áp dụng lý thuyết kinh tế vi mô - nghiên cứu về

hành vỉ của các cá thể kinh tế riêng biệt - để giải quyết các vi

doanh nhằm giúp những người ra quyết định biết cách sử dụng các phân

tích kinh tế đê đưa ra các quyết định nhằm đạt được mục tiêu của doanh

đa hoá lợi nhuận Những ảnh hưởng ngày càng tăng của kinh tế vi mô và kinh tế tổ chức công nghiệp trong mọi lĩnh vực phân

tích kinh doanh đã nêu bật được vai trò của kinh tế quản lý Nhiều

trường đại học trên thế giới đã nhanh chóng đưa kinh tế quản lý như là

một chủ để cơ bản trong chương trình giảng dạy Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, chuyên ngành kinh tế việc giảng dạy kinh tế học quản

lý là vô cùng khó khăn bởi nó bao gồm chủ giá trị trong chiến lược và tổ chức kinh doanh Do đó, để tiếp cận môn học kinh tế

quản lý đòi hỏi sinh viên cần phải có nền tảng vững chắc về kinh tế vi

mô, xác suất - thống kê và tổ chức công nghiệp

Trang 17

Nội dung của chương này sẽ giới thiệu tổng quan về kinh tế học

quản lý với những vấn để cơ bản, cung cấp phương pháp nghiên cứu môn học và các phân tích cận biên cho việc ra quyết định tối ưu và trình bày tổng quan về ước lượng và dự báo nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng cần thiết phục vụ nghiên cứu chuyên sâu ở các chương sau

và đối tượng nghiên cứu

Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ Kinh tế học cũng

nghiên cứu cách thức mà xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn

lực) khan hiếm của nó Mục đích của môn học này là nhằm giải thích

cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội,

trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác

Kinh tế học vi mô là khoa học phân tích hành vi kinh tế của các cá

nhân (gồm chủ yếu là người tiêu dùng và người sản xuất - kinh doanh) thông qua phát triển một số khái niệm nền tảng và kỹ thuật tối ưu nhằm

giải thích cách thức mà các nhà quản lý thường xuyên phải đưa ra quyết định trong kinh doanh Những quyết định từ việc lựa chọn mức độ sản

xuất, quyết định số lượng đầu vào sản xuất nhằm tạo ra một mức sản lượng nhất định với tông chỉ phí thấp nhất hay việc lựa chọn việc chỉ

m xuất giữa hai hoặc nhiều nhà máy sản xuất ở những nơi

định mức giá tối đa hóa lợi nhuận cho các mặt hàng mà

công ty kinh doanh Lĩnh vực kinh tế vi mô có thê cực kỳ hữu ích trong việc đưa ra các quyết định hoạt động này

Tiếp theo khái niệm quản lý (Management) được đặc trưng cho quá

trình điều khiên và dẫn hướng tắt cả các bộ phận của một tổ chức, thường,

là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài

18

Trang 18

nguyên (nhân lực, tài chính, vat tu, tri thức và giá trị vô hình) Trong đó,

nhiệm vụ cơ bản của quản lý bao gồm:

cần

~ Hoạch định: Xác định mục tiêu, quyết định những công v

làm trong tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm

sau ) và lên các kế hoạch hành động

chức: Sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu đẻ

thực hiện kế hoạch

hân tích công việc, tuyên mộ và phân công từng

cá nhân cho từng công việc thích hợp - Bố trí nhân lụ

~ Lãnh đạo/động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả

hon đề đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho

tổ chức)

~ Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch

(kế hoạch có thê sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình

kiểm tra)

Các khái niệm trên giúp chỉ ra mối quan hệ giữa kinh tế học và việc

ra quyết định quản lý Thực tế cho thấy, chúng ta có thê kết hợp hai thuật

ngữ và xác định kinh đỂ học quản lý là khoa học về vận dụng lý thuyết

kinh tế (đặc biệt là kinh tế vi mô) và các công cụ phân tích đề ra quyết

định quản lý cho một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất Nói một cách khác, kinh tế học quản lý là khoa học sử dụng các phân tích kinh tế để ra các quyết định sản xuất - kinh doanh bao gồm cả

việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm của tổ chức một cách tốt nhất và

hiệu quả nhất

Kinh tế học quản lý là một trong những học phần quan trọng và hữu ích trong chương trình nghiên cứu thuộc các ngành kinh tế học và quản lý kinh tế - kinh doanh Khoa học này cung cấp nền tảng nghiên cứu cho các khóa học khác như tài chính, marketing, hoạt động nghiên cứu và kế toán quản trị và các môn khoa học có liên quan Trong cuốn

sách này, kinh tế học quản lý được nhấn mạnh là khoa học về kinh tế vi

mô ứng dụng

Trang 19

Mục tiêu của kinh tế học quản lý là áp dụng những kiến thức cơ

bản trong kinh tế vỉ mô và tổ chức công nghiệp nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các quyết định chiến lược trong dài hạn của doanh nghiệp Khoa học kinh tế học quản lý giúp sinh viên trở thành kiến trúc sư về chiến thuật và chiến lược kinh doanh Khoa học kinh tế quản lý giúp sinh viên trở thành những nhà

tiên phong trong hoạch định các chiến lược quan trọng mang tính sống,

còn của doanh nghiệp thay vì các nhà quản lý cắp trung - những người

luôn đi theo những chiến lược của người khác

Kinh tế quản lý áp dụng các lý thuyết hữu ích nhất từ hai lĩnh vực liên quan đến kinh tế học - kinh tế vi mô và các công cụ phân tích của

khoa học ra quyết định - đề tạo ra một cách thức hợp lý nhằm phân tích

các thực tiễn và các chiến thuật kinh doanh được thiết kế để có được lợi

nhuận cao nhất và bảo vệ lợi nhuận này trong dài hạn

Các lý thuyết cho phép mọi người hiểu sâu hơn về các vấn đẻ phức tạp bằng cách sử dụng các giả định đơn giản đề hiểu rõ sự nhằm lẫn, biến phức tạp thành sự đơn giản tương đối Bằng cách trừu tượng khỏi những, yếu tố không liên quan, các nhà quản lý có thể sử dụng cách suy nghĩ kinh tế về các vấn đề kinh doanh đẻ đưa ra dự đoán và giải thích hợp lý

trong thực tiễn, mặc dù nó có thê bỏ qua nhiều đặc điểm thực tế

Sau khi loại bỏ các yếu tố không quan trọng và giữ lại các đặc điểm

quan trọng nhất của thực tế, các lý thuyết kinh tế thường được xây dựng,

trên cơ sở các mô hình Khi đó, công cụ toán học và kinh tế lượng sẽ được sử dụng để xây dựng và ước lượng các mô hình khoa học nhằm mục tiêu xác định hành vi tối ưu của doanh nghiệp Kiến thức toán kinh

úp biểu diễn các mô hình dưới dạng các phương trình dựa vào các lý

thuyết kinh tế trong khi kinh tế lượng sử dụng các công cụ thống kê (đặc

biệt là phân tích hồi quy) đề ước lượng và dự đoán các mô hình kinh tế

dựa vào các số liệu thực tế và lý thuyết kinh tế

Ví dụ, lý thuyết kinh tế học vi mô cho biết ngoài giá ảnh hưởng đến lượng cầu của một hàng hóa (Qp) thì những yếu tố khác ngoài giá

sẽ khiến cầu thay đổi (thu nhập của người tiêu dùng (M), giá của hàng

hóa có liên quan (Px), dân số (N), kỳ vọng về giá (P,), thị hiếu )

20

Trang 20

Loại bỏ những biến không thể lượng hóa (thị hiếu) và không thể định lượng chính xác (P,), ta có thể xây dựng được mô hình hàm cầu tổng quát như sau:

£(P, M, Px, N)

Dựa vào số liệu thu thập về Qọ, P, M, Px, N đối với hàng hóa được nghiên cứu, bằng cách sử dụng phần mềm kinh tế lượng đẻ phân tích s

liệu, chúng ta có thể ước lượng được hàm cầu thực nghiệm và dự báo về cầu đối với mặt hàng đó trong tương lai Những số liệu quan trọng này

giúp người quản lý đưa ra được quyết định hoạt động của doanh nghiệp

nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận một cách hiệu quả nhất

Như vậy, lý thuyết vi mô là phần trọng tâm của kinh tế học quản lý,

các công cụ phân tích khoa học ra quyết định và công cụ định lượng

đóng vai trò bỏ trợ cho việc ra quyết định quản lý

1.1.2 Các nội dung nghiên cứu của kinh tế học quản lý

Giáo trình Kinh tế học quản lý trang bị cho người học một nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế vi mô ứng dụng và giúp sinh viên có thê hiểu và ứng dụng lý thuyết kinh tế vi mô vào các quyết định quản lý của doanh nghiệp Bên cạnh đó, môn học còn giúp người học nâng cao kỹ năng sử dụng các phương pháp định lượng cho việc phân tích các quyết định hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp như: phân tích, ước lượng và

dự báo được cung - cầu, ước lượng sản xuất và chỉ phí sản xuất, quyết định sản lượng, chiến lược định giá của các loại hình doanh nghiệp Nghiên cứu kinh tế học quản lý giúp người học có được thêm các loại

thông tin và kỹ thuật tiên tiến trong việc đưa ra được các quyết linh quản

lý hiệu quả hơn Nội dung cơ bản và chủ yếu của những vấn đề của kinh

tế học quản lý bao gồm:

~ Thứ nhất, các khía cạnh cơ bản về phân tích cận biên cho các

quyết định tối ưu và tổng quan về ước lượng, dự báo

~ Thứ hai, kinh tế học quản lý tập trung nghiên cứu các phương

pháp và kỹ thuật ước lượng và dự báo câu

~ Thứ ba, kinh tế học quản lý sẽ nghiên cứu các kỹ thuật để ước lượng sản lượng và chỉ phí sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn với các

tình huống nghiên cứu thực tế

Trang 21

~ Thứ tư, kinh tế học quản lý nghiên cứu cách thức phân biệt rủi ro

và bắt định, chỉ ra cách thức đo lường rủi ro bằng phân bố xác suất, ra quyết định trong điều kiện rủi ro và bắt định, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phân tán rủi ro

~ Thứ năm, kinh tế học quản lý nghiên cứu các quyết định của nhà quản lý trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền thuần túy, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm

- Thứ sảu, kinh tế học quản lý nghiên cứu phương pháp định giá cộng chỉ phí, phương pháp phân tích một hãng có nhiều nhà máy, một

hãng có nhiều thị trường, một hãng có nhiều sản phẩm và chiến lược

ngăn cản sự ra nhập của một hãng mới

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa kinh tế học quản lý

và các khoa học về kinh doanh

~ Phântiehđiểm | |~ Phan tich cấu trúc ïụ tuyển tính

hòa vốn ng :h hỏi quy

~_ Phân tích chỉ phí | |~ Phântích hành vi người | |~ cứu dự báo

Nội dung của kinh tế học quản lý khá rộng, có mối quan hệ hai

chiều với nhiều khoa học khác Kinh tế học quản lý là một khoa học về

kinh tế vi mô ứng dụng, trong đó có sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu

định lượng phổ biến để phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế như phân tích tuyến tính (sử dụng trong khoa học quản lý), phân tích hồi

quy (khoa học thống kê, kinh tế lượng và khoa học quản lý), phân tích nguồn vốn (khoa học về tài chính) và phân tích chỉ phí - lợi ích (kế toán chi phi va quan tri) (xem Sơ đồ I.1.)

22

Trang 22

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích thêm được các mối quan hệ giữa kinh tế học quản lý với các khoa học về tư duy chiến lược và về quản lý nguồn nhân lực Cách tiếp cận trong giáo trình này chủ yếu giúp người đọc có được liên kết giữa kinh tế học với các khoa học về kinh doanh, trong đó tập trung vào lý thuyết kinh tế vi

mô ứng dụng về hành vi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp trong các cấu trúc thị trường

1.1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.1.3.1 Phương pháp mô hình hóa

Các mô hình nghiên cứu trong kinh tế học được gọi chung là mô

hình kinh tế được sử dụng để phân tích kinh tế đều có ba đặc điểm chung

"các yếu tố khác không đổi”, giả định rằng mọi quyết định

kinh tế đều nhằm tối ưu hóa điều gì đó và phân biệt rõ ràng giữa những,

vấn đề “thực chứng” và “chuẩn tắc”

- Giả định "các yêu tổ khác không đổi"

Giống như các môn khoa học khác, những mô hình sử dụng trong

kinh tế học để mô tả những mối quan hệ kinh tế đã được đơn giản hóa

Lấy mô hình cung cầu làm ví dụ để giải thích sự hình thành giá của thịt

lợn trên thị trường Giá thịt lợn được giải thích bằng một số lượng nhỏ

các biến số mang tính định lượng như giá hàng hóa thay thế - thịt bò, giá

thức ăn gia súc và thu nhập của người tiêu dùng Mặc dù chúng ta đều biết rằng giá thịt lợn còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như thị hiểu của người tiêu dùng, dịch bệnh lở mồm long móng của gia súc, bệnh bò điên, chỉ phí quảng cáo, Tất cả các nhân tố này đều ảnh hưởng đến giá của thịt lợn nhưng được coi là không thay đổi khi xây dựng mô hình Bằng cách đó, các nhà kinh tế chỉ tập trung vào nghiên cứu xem giá thịt

bò và thu nhập tác động như thé nào đến giá thịt lợn Cần nhắn mạnh rằng cách nhà kinh tế không giả định rằng các yếu tố khác không ảnh

hưởng đến giá thịt lợn mà đúng hơn là những yếu tố đó được giả định

không thay đổi trong giai đoạn nghiên cứu Những giả định “các yếu tố

khác không đổi” được sử dụng trong mọi mô hình kinh tế

Mặc dù giả định các yếu tố khác không đôi được sử dụng rộng rãi

trong tắt cả các môn khoa học nhưng trong khoa học kinh tế khó khăn sẽ

Trang 23

nhiều hơn các môn khoa học tự nhiên vì rằng việc thực hiện những thí

nghiệm có kiểm soát trong khoa học kinh tế là khó khăn hơn nhiều Các

nhà kinh tế buộc phải dựa vào nhiều phương pháp thống kê khác nhau để

kiểm soát các yếu tố khác khi kiểm định lý thuyết Mặc dù các phương,

pháp thống kê này về nguyên lý cũng đáng tin cậy như các thí nghiệm có

kiểm soát sử dụng bởi các nhà khoa học khác, nhưng thực tế nó làm nảy sinh nhiều vấn đề

~ Các giả định tối ưu hóa

Hầu hết các mô hình kinh tế đều giả định rằng các thành viên kinh

tế theo đuổi mục tiêu của mình một cách hợp lý Ví dụ như các doanh

nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, người tiêu dùng theo

đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích và chính phủ theo đuôi mục tiêu tối đa hóa phúc lợi công cộng Mặc dù tất cả các giả định này đều còn bắt động

ở mức độ nào đó, thì chúng đều được chấp nhận rộng rãi như một điểm

khởi đầu thích hợp để phát triển mô hình kinh tế Ví dụ, mô hình doanh nghiệp giả định mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu chính Trong

thực tế mô hình này đã quá đơn giản và bỏ qua các mục tiêu khác như tối

đa hóa doanh thu, quyền lực của người quản lý cũng như mô hình giả định về cầu và chỉ phí của doanh nghiệp là biết trước Nhưng trong thực

~ Phân biệt thực chứng và chuẩn tắc

Dac điểm cuối cùng của mọi mô hình kinh tế là việc phân biệt giữa những vấn đề mang tính thực chứng và chuẩn tắc Cho đến nay, chúng ta chủ yếu mới bàn đến những lý thuyết kinh tế thực chứng Những lý thuyết nghiên cứu thế giới thực tế và lý thuyết kinh tế thực chứng tìm cách giải thích các hiện tượng kinh tế quan sát được Kinh tế học thực chứng tìm cách xác định các nguồn lực trong thực tế được phân bố như

thể nào trong nên kính tế Kinh tế thực chứng đưa ra quan điểm rõ rang điều gì cần phải làm Theo các phân tích chuẩn tắc, các nhà kinh tế phát biểu về cách các nguồn lực cần phải được phân bố như thế nào

Trang 24

hóa và biểu diễn vấn đề như mô hình hóa va biểu diễn dữ liệu, mô hình hóa và biểu diễn quan hệ, mô hình hóa và biểu diễn tiến trình, mô hình hóa và biểu diễn trì thức Người học sẽ làm quen với các công cụ đ diễn mô hình, các ngôn ngữ mô phỏng mô hình hóa, như biểu đồ, sơ đồ,

đồ thị nhằm hiện thực hóa một hệ thống

Sau khi xác định được vấn để nghiên cứu hay câu hỏi nghiên cứu,

nhà quản lý sẽ xây dựng các mô hình kinh tế để tìm câu trả lời cho vấn

đề nghiên cứu đó Mô hình kinh tế là cách thức mô tả thực tế được đơn

giản hóa đề hiểu và dự đoán mối quan hệ của các biến số Mô hình này

có thể được biểu diễn thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng trong,

kinh tế học quản lý thường sử dụng các mô hình toán học Trên thực tế,

yếu tố nghiên cứu có thể chịu tác động bởi nhiều biến khác nhau, vì vậy

mô hình kinh tế đơn giản hóa thực tế bằng cách mô tả một vài khía cạnh quan trọng nhất và loại bỏ biến ít có liên quan hoặc mức độ ảnh hưởng thấp ra khỏi mô hình

Mục tiêu của mô hình kinh tế là dự báo kết quả khi có sự thay đổi trong các biến số tác động Vì vậy, khi xây dựng mô hình cần thiết lập

các giả thuyết kinh tế giúp mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự

tác động được gọi là biến phụ thuộc, biến tạo ra sự

thay đổi của biến khác được gọi là biến giải thích Biến giải thích tác

động tới biến phụ thuộc nhưng bản thân nó có thể cũng chịu sự tác động của biến khác nằm ngoài mô hình Bên cạnh đó, bằng cách mô tả vấn đề nghiên cứu thông qua mô hình đơn giản, ta có thể hiểu sâu hơn một vài

khía cạnh quan trọng của vấn đề Các bước trong mô hình hóa bao gồm:

(1) Xây dựng mô hình nghiên cứu: Người nghiên cứu cần xác định

và xây dựng mô hình nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu

(2) Quan sát và thống kê số liệu: Đề nghiên cứu được hành vi của

các cá thé trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhà quản lý cần phải quan sát và thu thậ êu trong quá khứ vẻ các biến số kinh tế như số lượng hàng hóa, giá bán, giá của hàng hóa có liên quan

(3) Kiếm định mô hình: Dự báo được đưa ra sẽ không thể đúng nếu

mô hình kinh tế được sử dụng không có ý nghĩa thống kê Do vậy, việc

Trang 25

kiểm chứng lại giả thiết là không thể thiếu trong các phương pháp nghiên

cứu của kinh tế học quản lý Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả

liên tuan đến quan hệ nhân quả, trong dé:

- Giả định các yếu tố khác không thay đổi: Đây là một trong những, khó khăn lớn nhất của phân tích kinh tế, các giả thuyết kinh tế về mối quan

hệ giữa các biển luôn phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus (thudt ngi

Latinh hàm nghĩa là giả định các nhân tổ khác không thay đổi) trong mô

hình Giả định này cho phép nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa

các biến số chính yếu trong mô hình Trong kinh tế học, muốn kiểm tra giả thuyết về các mối quan hệ giữa các biến số kinh t nhà kinh tế thường phải sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác không thể có định được

~ Phân tích quan hệ nhân quả: Một lỗi thường gặp trong phân tích

kinh tế là đưa ra kết luận sai lầm về mối quan hệ nhân quả - sự thay đổi

của biến số này là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi của biến số khác - chỉ bởi vì chúng có xu hướng xảy ra đồng thời Biến chịu sự tác động được gọi là biến phụ thuộc còn biến là nguyên nhân dẫn tới sự thay

biến số khác được gọi là biến độc lập Biến độc lập ảnh hưởng tới biến phụ thuộc nhưng bản thân nó có thể cũng chịu sự tác động của các biến

số khác ngoài mô hình Các phương pháp thống kê phức tạp cũng cần

được sử dụng đề xác định xem liệu sự thay đổi của một biến có thực sự là

nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi của biến quan sát hay không

1.1.3.2 Phương pháp so sánh tĩnh

Theo phương pháp này, các giả thuyết kinh tế về mối quan

các biến luôn phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus trong mô hình Trong nền kinh tế học nói chung và kinh tế học quản lý nói riêng, các

biến số kinh tế như cung, cầu về hàng hóa hay dịch vụ nào đó luôn

muốn xem xét mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh tế

thường sử dụng phương pháp so sánh tĩnh Theo phương pháp này, các

Trang 26

giả thiết kinh tế về mối quan hệ giữa các biển luôn phải di kèm với giá định Ceteris Paribus trong mô hình Ceteris Paribus là thuật nhữ Latinh

có nghĩa là các yếu tố khác không thay đổi Ví dụ, khi xem xét cầu về đi lại bằng xe bus tại Hà Nội, giả định là thu nhập của người tiêu dùng, giá của các phương tiện khác như xe taxi, xe máy chở khách, và một vài

biến số khác như cơ sở hạ tầng giao thông, giá xăng, là cố định Giả định này cho phép chúng ta tập trung vào mối quan hệ giữa hai biến số

chính yếu đó là giá xe bus là lượng hành khách đi lại bằng xe bus

1.1.3.3 Phương pháp phân tích cận biêm

Đây là phương pháp đặc thù của kinh tế học nói chung và kinh tế

học quản lý nói riêng Nó cũng là phương pháp của sự lựa chọn kinh tế tối ưu bởi vì bắt cứ sự lựa chọn nào cũng phải dựa trên sự so sánh giữa lợi ích mang lại và chỉ phí bỏ ra Phương pháp phân tích cận biên được

sử dụng để tìm ra điểm tối ưu (còn gọi là điểm cân bằng) của sự lựa chọn Theo phương pháp này, chúng ta phải so sánh lợi ích và chỉ phí tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu dùng) tăng thêm Lợi ích chỉ phí đó được gọi là lợi ích cận biên và chỉ phí cận biên

Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi: phương pháp phân tích

cận biên

Ra quyết định tối ưu là một kỹ năng cơ bản của tất cả các nhà quản

lý, đòi hỏi nhà quản lý phải phân tích lợi ích và chỉ phí để đưa ra quyết

định tốt nhất có thé trong một tình huống nhất định Trong phần này, bạn

sẽ học được cách sử dụng một phương pháp khá đơn giản nhưng hữu hiệu trong việc tìm kiếm mức độ tối ưu của các hoạt động kinh doanh, hoặc bất cứ loại hoạt động nào như vậy Phương pháp phân tích này được các nhà kinh tế học gọi tên là “phân tích cận biên”, nó giúp hình thành

nén tang cho các học thuyết tối đa hoá lợi nhuận, sản xuất, lựa chọn yếu

tố đầu vào và thậm chí cả hành vi tiêu dùng Mục đích của việc sử dụng phân tích cận biên trong các quyết định kinh doanh là: Khi một nhà quản

lý tính toán xem có nên điều chỉnh một hoạt động kinh doanh lên hoặc

xuống hay không để có thể đạt được giá trị tốt nhất, nhà quản lý cần dự

đoán được sự điều chỉnh đó sẽ ảnh hưởng thế nảo đến cả lợi nhuận mà

doanh nghiệp nhận được lẫn những chỉ phí mà doanh nghiệp phải chịu từ

Trang 27

hoạt động này Nếu việc điều chỉnh mức độ hoạt động kinh doanh có thể

làm cho lợi nhuận tăng lên nhiều hơn so với mức tăng chỉ phí, hoặc làm cho chỉ phí giảm đi nhiều hơn so với mức giảm lợi nhuận thì lúc đó lợi nhuận ròng của doanh nghiệp từ hoạt động này sẽ tăng lên Trong điều kiện như vậy, nhà quản lý sẽ tiếp tục điều chỉnh mức hoạt động cho đến khi lợi nhuận ròng không thể tăng lên được nữa, có nghĩa là hoạt động này đã đạt đến giá trị tối ưu hay mức tối tu Những lý luận này giúp hình

thành logic cơ bản cho đưa ra những quyết định tối ưu Hiểu được logic này rất có ích cho các nhà quản lý vì họ có thê đưa ra những quyết định tốt hơn và tránh được những lỗi thông thường trong các quyết định

kinh doanh

Phương pháp phân tích cận biên cho phép ta hiểu được bản chất tối

ưu của các quyết định kinh tế Khi đưa ra quyết định, mỗi tác nhân trong,

nên kinh tế đều theo đuôi các mục tiêu khác nhau Người tiêu dùng muốn

tối đa hóa lợi ích từ việc sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận trong khi chính phủ muốn tối đa hóa phúc lợi

công cộng Tuy nhiên, các mục tiêu trên đều gặp phải giới hạn về ngân

sách, buộc các thành viên kinh tế phải đưa ra sự lựa chọn giữa chỉ phí và lợi ích đạt được Phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức

ra quyết định và lựa chọn của các thành viên kinh tế nêu trên

1.2 CAC VAN DE CO BẢN TRONG KINH TE HQC QUAN LY

1.2.1 Đo lường và tối đa hóa lợi nhuận kinh tế

Lợi nhuận kinh tế là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm

nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chỉ phí liên quan đến đầu tư đó, bao

gồm cả chỉ phí cơ hội Nói cách ngắn gọn, lợi nhuận là phần chênh lệch

giữa tổng doanh thu và tổng chỉ phí Lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa giá bán và chỉ phí sản xuất Sự khác nhau giữa định nghĩa ở

hai lĩnh vực là quan niệm về chỉ phí Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chỉ phí bằng tiền, mà không kể chỉ phí cơ hội như trong

kinh tế học Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi

nhuận sẽ bằng 0 Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi

nhuận: Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán Dưới góc độ của từng

doanh nghiệp, lợi nhuận thường được xem như mục tiêu kinh tế cao

28

Trang 28

nhất của các doanh nghiệp Tất nhiên trong thực tế, ở một số trường

hợp, các doanh nghiệp có thẻ chỉ quan tâm đến doanh thu, quy mô sản

xuất hay muốn giảm thiểu rủi ro Nhưng xét cho cùng, tất cả những n

quan tâm này thực chất đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận trong dài

hạn Chính vì thế, việc giả định là các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu lợi nhuận vẫn là một giả định hợp lý

Dưới góc độ nền kinh tế, lợi nhuận kinh tế cũng có ý nghĩa hết sức

quan trọng Một ngành có mức lợi nhuận lớn hơn mức lợi nhuận trung bình sẽ khiến cho các doanh nghiệp mới tìm cách gia nhập vào ngành để cũng đạt được lợi nhuận cao Ngược lại, trong dài hạn, nếu một ngành có mức lợi nhuận thấp hơn so với mức trung bình lại khiến các doanh nghiệp trong ngành tìm cách rút lui khỏi ngành đó đẻ chuyển sang những ngành khác có mức lợi nhuận cao hơn Như vậy, lợi nhuận kinh tế chính là một

trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phân bố nguồn lực

khan hiểm trong nên kinh tế Lợi nhuận kinh tế dương còn được xem như phần thưởng cho sự đổi mới và hiệu quả, ngược lại lợi nhuận kinh tế âm

lại như một hình thức phạt cho sự trì trệ và không hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng tạo động lực cho sự đổi

mới và sản xuất hiệu quả và trong phân phối nguồn lực khan hiếm

Trang 29

Khi nghiên cứu về lợi nhuận, cần phân biệt rõ lợi nhuận kinh lợi nhuận kế toán Lợi nhuận kinh tế được định nghĩa là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chỉ phí kinh tế, còn lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phi kế toán Trong đó, chỉ phí kế toán là chỉ phí hiện, được thể hiện trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng chỉ phí kinh tế được xác định bởi tổng của chỉ

phí kế toán và chỉ phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp (chỉ phí ân) Như vậy, vì chỉ phí kinh tế luôn lớn hơn chỉ phí kế

toán nên lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận kế toán Tuy nhiên, lợi nhuận kinh tế là chỉ tiêu phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh

doanh của hãng Khi được sinh ra, lợi nhuận kinh tế sẽ thuộc về chủ sở

hữu doanh nghiệp và góp phần tăng thêm sự giàu có cho chủ sở hữu Khi doanh thu không đủ dé tra cho tổng chỉ phí, lợi nhuận kinh tế là âm, và khoản lỗ phải được trừ đi từ khối tài sản của chủ sở hữu Khi doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực được cung cắp bởi chủ sở hữu, chỉ phí ẩn không được khấu trừ từ tổng doanh thu và như vậy lợi nhuận kế toán

tài chính sẽ phóng đại khả năng sinh lời của doanh

nghiệp Tuy nhiên, cần phải nhắn mạnh rằng, việc các kế toán bỏ qua các chỉ phí ẩn đó trong báo cáo tải chính là trên cơ sở áp dụng các quy tắc kế

toán, được chấp nhận bởi các nhà quản lý, các cỗ đông, các cán bộ nhà

nước có thảm quyền và các nhà phân tích - những người có trách nhiệm

quy đổi các thông tin trong báo cáo tài chính kế toán thành các đơn vị đo lường gần giống với lợi nhuận kinh tế Các chủ kinh doanh tất nhiên phải gánh chịu tắt cả các chỉ phí của việc sử dụng các nguồn lực, cả chỉ phí hiện và chỉ phí ẩn, không cần biết những chỉ phí nào là chỉ phí có thể

được khấu trừ cho mục đích kế toán Bởi vì, tắt cả các chỉ phí đều quan

trọng với chủ sở hữu, do đó việc tối đa hoá lợi nhuận kinh tế, chứ không phải lợi nhuận kế toán, mới là mục tiêu của chủ sở hữu doanh nghiệp

Lợi nhuận kinh tế mới là nhân tố có vai trò quan trọng trong việc đưa ra

các quyết định kinh doanh, nên trong phần còn lại của chương này và các

chương sau, khi đề cập đến “lợi nhuận”, chúng tôi muốn nói đó là *iợi nhuận kinh tế ”

Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế số một và là động cơ hoạt động, là điều kiện tồn tại và phát triển của một hãng trên thị trường Lợi nhuận

30

Trang 30

chính là tiền công trả cho năng lực điều hành và tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mặc dù cho đến nay nguồn gốc của lợi nhuận vẫn còn nhiều vấn đề tranh cai nhưng giả định mục tiêu của hãng là lựa

chọn sản lượng và giá dé tối đa hóa lợi nhuận được sử dụng phổ biến, mô

tả cho hành vi của hãng một cách chính xác và hợp lý Để xác định lợi

nhuận tối đa, ta sử dụng phương pháp toán tối ưu như sau:

7= TR - TC Tmax Khi da/dQ = dTR/dQ - dTC/dQ = 0 ++ MR = MC

Đó chính là nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của một doanh nghiệp bắt kỳ: sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên (MR)

bằng với chỉ phí cận biên (MC) và khi đó khoảng cách giữa hai đường

tổng doanh thu và tông chỉ phí là lớn nhất

1.2.2 Cung, cầu và cân bằng thị trường

1.2.2.1 Cầu về hàng hóa và dịch vụ

Trong kinh tế vi mô, chúng ta đã được tiếp cận theo khái niệm

“Câu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có

khả năng mưa tại các mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định (giả định các yếu tổ khác không đổi) ” Người tiêu dùng có xu hướng gia tăng lượng hàng hóa được cầu khi giá của nó giảm xuống và ngược lại do ảnh hưởng của thu nhập và ảnh hưởng thay thế Lý thuyết cầu đóng một vai trò quan trọng giúp nhà quản lý có thể nhìn nhận chính xác các yếu tố tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, từ

đó có thể đưa ra các quyết định quản lý phù hợp trong các chiến lược kích cầu, đây mạnh tiêu thụ sản phẩm Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau mà yếu tổ tác động đến cầu sẽ khác nhau Sau đây là một số

yếu tổ tác động đến cầu phô biếi

~ Thu nhập của người tiêu đùng (M): Thu nhập thể hiện cho khả năng mua của người tiêu dùng, nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và mua bao nhiêu Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau mà tác động của thu nhập đến cầu hàng hóa đó có thẻ không giống nhau Đối với hàng hóa thông thường và xa xỉ, thu nhập

tăng sẽ khiến người tiêu dùng tăng cầu đối với hàng hóa đó Có một số

Trang 31

loại hàng hóa và dịch vụ mà khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập tăng

sẽ khiến người tiêu dùng có cầu ít đi và khi thu nhập giảm sẽ khiến cầu tăng lên Loại hàng hóa hay dịch vụ đó được gọi là hàng hóa thứ cấp Đối với hàng hóa thiết yếu, ảnh hường của thu nhập đến cầu hàng hóa này có thể theo tỷ lệ thuận hoặc tỷ lệ nghịch

~ Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng (Pa): Gồm hàn;

hóa thay thé hoặc hàng hóa bỗ sung Khi các yếu tố khác không đổi, gỉ

của hàng hóa thay thế trong tiêu dùng (chè và cà phê, nước chanh và

nước cam ) tăng lên sẽ khiến cho cầu đối với hàng hóa đang xét tăng lên và ngược lại Đối với hàng hóa bổ sưng trong tiêu dùng (xăng và xe máy, điện và các thiết bị điện, ), cầu đối với hàng hóa đang xét sẽ giảm nếu hàng hóa bổ sung với nó trong tiêu dùng tăng giá lên và ngược lại

~ SỐ lượng người tiêu đừng (N): Nhân tô này thê hiện được quy mô

thị trường của hãng, giúp xác định lượng tiêu dùng tiểm năng Thị trường cảng có nhiều người tiêu dùng thì cầu cảng tăng và ngược lại

- Chính sách kinh tế của Chính phú: Khi Chính phủ đánh thuế (7)

vào sản phẩm tiêu dùng thì cầu sẽ giảm, Chính phủ trợ cấp cho người

tiêu dùng thì cầu sẽ tăng

- Kỳ vọng về thư nhập và giá cá: Người tiêu dùng kỳ vọng giá trong tương lai ¿P,) sẽ tăng thi cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên, ngược lại,

nếu kỳ vọng giá giảm trong tương lai thì sẽ làm giảm cầu ở hiện tại Ta

có thể thấy rõ ảnh hưởng này qua hiện tượng tại các cây xăng tập trung rất đông người đồ xăng vào thời điểm trước khi xăng tăng giá theo thông

báo của Chính phủ Nếu người tiêu dùng kỳ vọng trong tương lai thu

nhập tăng thì cầu ở hiện tại cũng tăng và ngược lại

~ Thị hiểu, phong tục tập quản, quảng cáo, mới Thị hiểu chính là

sở thích của con người - đây là một trong hai yếu tố giúp hình thành cầu Tuy nhiên, thị hiếu thường khó quan sát, không thể lượng hóa được và tùy vào từng đối tượng khách hàng khác nhau thì thị hiếu có thê sẽ khác

nhau do sự khác biệt trong tập quán tiêu dùng, tâm lý, lứa tuổi, giới tính,

tôn giáo Thị hiểu có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn

bởi quảng cáo Người tiêu dùng thường sẵn sàng chỉ tiêu nhiều tiễn để

32

Trang 32

mua một sản phẩm đang là mốt trên thị trường và được quảng cáo nhiều Khi các yếu tố khác không đổi, thị hiểu của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tăng lên sẽ làm cầu tăng và ngược lại

Như vậy, ngoài giá của bản thân hàng hóa, khi các yếu tố khác

ngoài giá thay đổi cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi của lượng cầu Do đó, ta có thể viết được phương trình hàm cầu tổng quát có dạng:

Các hệ số góc (b, e, d, e, f, g) phan énh anh hưởng của các biến (P,

M, Pạ, N, T, P,) đến lượng hàng hóa được tiêu dùng khi các yếu tố khác

không đổi Khi hệ số góc của một biến nhất định mang giá trị dương (âm), lượng cầu tỷ lệ thuận (nghịch) với biến đó Tuy nhiên, hệ số gó của các biến trong phương trình hàm cầu chỉ có thể phán ánh rằng khi các nhân tố khác không đổi thì yếu tố được xét thay đổi 1 đơn vị sẽ làm lượng cầu thay đổi bao nhiêu đơn vị Do đó, trong quyết định kích cầu,

khi cần xác định yếu tố nào có tác động lớn nhất đến cầu, nhà quản lý sẽ

sử dụng chỉ tiêu độ co dãn của cầu Độ co dãn của cầu đo lường % thay đổi của lượng cầu so với % thay đổi của yếu tố tác động đến nó Vì vậy,

nó không có đơn vị tính và là một chỉ tiêu phù hợp để so sánh tác động, giữa các yếu tổ ảnh hưởng đến cầu hàng hóa Trị tuyệt đối của độ co dan của cầu theo tác động nào lớn nhất thì yếu tố tác động đó ảnh hưởng lớn nhất đến cầu về sản phẩm

+bP+cM + đPạ + eN + FT + gP,

1.2.2.2 Cung về hàng hóa và dịch vụ

Trong kinh doanh, phản ứng của người mua đối với cầu sẽ ngược

với phản ứng của người bán đối với cung khi có sự thay đổi về giá Các khái niệm liên quan về cung hàng hóa và dịch vụ đã được phân tích kỹ trong kinh tế học vi mô, như khái niệm về cung, lượng cung, luật cung, các yếu tố tác động đến cung Cung (S) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ

mà người bán muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (các nhân tổ khác không đồi) Khi

giá thay đôi, lượng cung Qs sẽ thay đồi cùng chiều với giá, tức số lượng,

Trang 33

hàng hóa được cung trong một khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá

của nó tăng lên và ngược lại (giả định các yếu tố khác không đổi) Đề xác

định cung thị trường, ta có thể cộng tổng mức cung của tất cả các hãng, trong thị trường, do vậy, độ dốc của đường cung thị trường thường thoải hơn đường cung của từng hãng

Tùy thuộc vào từng hàng hóa hay dich vụ khác nhau mà yếu tổ tác động đến cung là không giống nhau Tuy nhiên, cung của các hàng hóa

hay dịch vụ nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của các nhân tổ sau:

- Tiến bộ công nghệ: Nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến làm tăng

năng suất, nhiều hàng hóa hơn được sản xuất ra khiến cung tăng và

ngược lại Đây chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng

hóa được sản xuất ra

- Giá của yếu tô đầu vào của quá trình sản xuất (chỉ phí sản xu

Tiền lương, tiền mua nguyên nhiên vật liệu, tiền thuê vốn Giá của yếu

tố đầu vào tác động trực tiếp đến chỉ phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà hãng muốn bán ra trên thị trường Nếu giá của các yếu tố đầu vào thấp, chỉ phí sản xuất sẽ giảm khiến hãng có được khoản lợi nhuận cao hơn và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn trên thị trường Tuy nhiên, khi giá đầu vào tăng, lợi nhuận thu được

sẽ giảm khiến hãng giảm cung sản phẩm

- Số lượng nhà sản xuất trong ngành: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực

tiếp đến số lượng hàng hóa được bán ra trên thị trường Số lượng nhà sản

xuất trong ngành càng lớn thì số lượng hàng hóa được sản xuất càng

nhiều, cung của thị trường tăng lên và ngược lại

- Chính sách kinh tế của Chính phủ: Chính sách thuế, trợ cấp,

Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ đi íc hoạt động sản

xuất, kinh doanh trong nền kinh tế Sản phẩm của hãng bị đánh thuế đồng nghĩa với chỉ phí tăng khiến hãng giảm cung Ngược lại, khi Chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp sẽ khuyến khích sản xuất và làm

Trang 34

với lãi suất thấp, giúp giảm chỉ phí mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng cung trên thị trường

~ Kỳ vọng về giá và thu nhập: Cũng giống như người tiêu dùng, nha

sản xuất đưa ra quyết định cung ứng sản phâm của mình dựa vào các kỳ

vọng Ví dụ, nếu nhà sản xuất kỳ vọng rằng trong tương lai giá tăng thì

họ sẽ giảm mức cung ở hiện tại để tăng cung trong tương lai nhằm thu về

khoản lợi nhuận cao hơn khi bán ở mức giá cao trong tương lai

- Điều kiện vẻ thời tiết và khí hậu: Yêu tô này ảnh hưởng mạnh mẽ

tới mức cung của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Điều kiện thời tiết

thuận lợi, được mùa thì cung mặt hàng nông sản tăng và ngược lại, mắt

mùa sẽ làm cung giảm Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết và khí hậu cũng sẽ

ảnh hưởng tới nhiều mặt hàng khác như lĩnh vực may mặc

~ Môi trường kinh doanh: Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh khiến cung tăng

Với sự tác động của các yếu tố trên, ta có thể xây dựng được hàm

cung tổng quát có dạng:

Q Trong đó: Qs: Lượng cung của một hàng hóa hay dịch vu;

g(P, Pi, Pr, T, Pes F)

P: Giá của hàng hóa hoặc dịch vu;

Pị: Giá của các yếu tố đầu vào được sử dụng đề sản xuất;

Pạ: Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất;

quan hệ giữa các yếu tổ tác động tới lượng cung sản phẩm hàng hóa hay

dịch vụ Nếu mối quan hệ là cùng chiều, hệ số góc sẽ mang dấu dương; nếu mối quan hệ là ngược chiều, hệ số góc sẽ mang dấu âm

Trang 35

1.2.2.3 Trạng thái cân bằng cung cầu của thị trường

“Trong kinh doanh, trạng thái cân bằng trên thị trường có một vai trò

rất quan trọng, Cân bằng thị trường là một trạng thái mà tại đó khả năng

cung ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường, tại đó sẽ không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng Tác động qua lại giữa cung và cầu sẽ xác định giá và sản lượng hàng hóa hay dịch vụ được mua, bán trên thị

trường Tại trạng thái cân bằng, người mua sẽ mua được hết số lượng hàng hóa hay dịch vụ họ cần mua và người bán cũng sẽ bán được hết sản

phẩm mà họ cần bán

Hình 1.1 Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường

N

Trên hình 1.1, điểm cân bằng được xác định bởi giao điểm của đường cung và đường cầu Mức giá được xác định tại điểm cân bằng này

là giá của thị trường, là giá người mua phải trả đồng thời cũng là mức giá

mà người bán sẽ nhận được khi không có sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các hãng sẽ phải chấp nhận kinh doanh với cùng một mức giá chung của thị trường chính là giá

cân bằng, đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cũng chính

là đường giá cân bằng này

Khi bất cứ yếu tố nào khác ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi có thẻ dẫn tới sự địch chuyên đường cung hoặc cầu (hoặc cả cung và cầu cùng thay đôi) và làm thay đổi điểm cân bằng của thị trường Tủy theo sự dịch chuyên của cung, cầu mà giá và lượng cân bằng trên thị trường sẽ có sự thay đổi khác nhau Tuy nhiên, khi giá của chính bản

36

Trang 36

thân hàng hóa dang xét thay đổi chỉ làm thay đồi lượng cung, lượng cầu

và do đó sẽ khiến thị trường xảy ra hiện tượng dư thừa (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hoặc thiếu hụt (lượng cầu lớn hơn lượng cung)

1.2.2.4 Phân tích độ co dẫn của cẦu

4) Độ co dân của câu theo giá (EP)

Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số (tỷ lệ) giữa % thay đổi của lượng cầu so với % thay đổi trong giá của hàng hóa đó Nó đo lường mức

độ phản ứng của lượng cầu khi có sự thay đổi trong giá (giả định các yếu

tố khác không đồi)

Tại một điểm trên đường cầu, tương ứng với một thời điểm kinh doanh nhất định của doanh nghiệp, độ co dăn của cầu theo giá được tính bằng công thức:

wie 0 AP 80, Fg), Fat,

map ae 9 00)ˆg Hy 0 Is

Khi doanh nghiệp cần xác định độ co dan của cầu theo giá trong,

một khoảng thời gian hoạt động, tương ứng với một đoạn trên đường

cầu, ta có thể sử dụng công thức:

Giá và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch nên giá trị của độ co dân của cầu theo giá luôn không dương, do đó, é é phan loai 6 co

dãn của cầu theo ử dụng trị tuyệt đối của giá trị này Khi đưa ra

quyết định thay đôi giá nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, nhà quản

lý cần phải xác định chính xác độ co dãn của cầu theo giá tại đúng miền cầu doanh nghiệp đang kinh doanh Cụ thẻ:

- Tại miền câu co dân theo giá: |EP| > 1

Khi hãng kinh doanh tại miền cầu co dãn, vì |E?| > 1 hay |%AQ| >

|%AP| nên khi hãng tăng giá 1% sẽ khiến lượng cầu giảm lớn hơn 1%

lam tông doanh thu TR = P.Q sẽ giảm Như vậy, khi kinh doanh tại miền cau co dan, muốn tăng tông doanh thu, doanh nghiệp nên giảm giá

Trang 37

~ Tại mién cdu kém co dan theo giá: |EP| < 1

Tai miền cầu kém co dãn, |%AO| < |%AP| nên khi hãng tăng giá 1%

chỉ làm giảm lượng cầu ở mức nhỏ hơn 1% khiến tổng doanh thu của hãng

sẽ tăng lên nhờ tác động của tăng giá Như vậy, khi kinh doanh tại miền cầu

kém co dãn, muốn tăng tông doanh thu, doanh nghiệp nên tăng giá

~ Tại miền cẳu co dãn đơn vị: |EP| =

Tại miền cầu co dăn đơn vị, tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt

được là lớn nhất

Trong quyết định của mình, nhà quản lý cũng cần lưu ý rằng giá trị

của độ co dân của cầu theo giá có thể thay đổi theo thời gian nhưng cũng

có thể thay đổi do có sự tác động của sự sẵn có của hàng hóa thay thế hay

có sự biến động trong tỷ lệ thu nhập chỉ tiêu cho hàng hóa của người tiêu

dùng Cầu hàng hóa trong dài hạn thường co dãn hơn so với trong ngắn hạn Tương tự, trong dài hạn khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều hàng hóa thay thế sẽ khiến cầu của hàng hóa càng co dãn Đối với tỷ lệ

thu nhập chỉ tiêu cho hàng hóa, khi người tiêu dùng sử dụng phần thu nhập chỉ tiêu cho hàng hóa càng cao sẽ khiến cầu đối với hàng hóa đó cảng co dăn và ngược lại

b) Độ co dân của cẩu theo thu nhập (EP)

Độ co dãn của cầu theo thu thập là hệ số (tỷ lệ) phản ánh % thay

đổi của lượng cầu so % thay đôi trong thu nhật này đo lường mức

độ phản ứng của người tiêu dùng về lượng cầu đối với sản phẩm khi có

sự thay đổi về thu nhập (giả định các yếu tố khác là không đổi) Dựa vào giá trị của độ co dãn của cầu theo thu nhập, khi đã biết được % thay đổi

trong thu nhập của người tiêu dùng do sự biến động của nên kinh tế hay

do sự thay đổi trong chính sách tiền lương của Chính phủ, nhà quản lý sẽ

xác định được % thay đổi về lượng cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp để có thể đưa ra được các phương án san x kinh doanh phù hợp với sự biến động đó Nhờ vậy, nhà quản lý có thể tránh được việc sản xuất với sản lượng lớn hơn mức cầu gây dư thừa, tổn đọng vốn kinh doanh hay có thể đón đầu trước sự gia tăng trong lượng cầu để có thể gia tăng lượng sản xuất nhằm thu về lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp

Trang 38

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau mà ảnh hưởng của sự

thay đôi thu nhập đến cầu sản phẩm là không giống nhau

~ BP > 1 đối với hàng hóa xa xi, hàng hóa cao cấp;

~0< EP < I đối với hàng hóa thông thường;

- EP < 1 đối với hàng hóa thiết yếu;

~ EP <0 đối với hàng hóa thứ cấp

©) Độ co dân của cẩu theo giá chéo

DO co dan cia cau theo giá chéo là hệ số (tỷ lệ) giữa % thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa này so với % thay đổi trong giá của hàng

hóa kia Dựa vào độ co dãn của cầu theo giá chéo, khi biết được % thay

đổi trong giá hàng hóa có liên quan, nhà quản lý sẽ xác định được chính

xác % thay đồi trong lượng cầu hàng hóa của doanh nghiệp đề có thê đưa

ra các phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp

Công thức tính:

Py WApy APy 0x CỨY) Qy Khi doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thay đổi chiến lược

gi

sẽ mang giá trị dương Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bán hàng hóa bổ

sự tác động đến cầu sản phẩm của công ty là tỷ lệ thuận, do đó Ep*

sung trong tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty thay đổi giá, sự tác

động đến cầu sản phẩm của công ty là tỷ lệ nghịch nên lúc nay Bex sẽ

mang giá trị âm Đối với những hàng hóa độc lập với sản phẩm của công

ty, sẽ không có sự thay đổi nào trong cầu đối với sản phẩm của công ty

khi giá hàng hóa độc lập thay đôi, khi đó Kế sẽ bằng không

Như vậy, giá trị độ co dăn của cầu không chỉ giúp nhà quản lý đưa

ra được quyết định sản xuất, kinh doanh phù hợp khi xác định được % thay đổi lượng cầu sản phẩm của doanh nghiệp trước sự biến động của

Trang 39

những yếu tố tác động mà còn giúp nhà quản lý xác định và so sánh mức

độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến cầu trong chiến lược kích cầu, đây mạnh tiêu thụ sản phẩm

1.2.3 Phân tích cấu trúc thị trường và các quyết định quản lý

Quyết định của nhà quản lý sẽ không thể đạt được thành công như

mong đợi nếu không biết các nguồn lực thị trường tác động đến khả năng

sinh lợi của doanh nghiệp như thể nào Một phần đặc biệt quan trong trong các quyết định quản lý là quyết định về giá Cấu trúc thị trường của doanh nghiệp có thể hạn chế khả năng nhà quản lý tăng giá sản phẩm của hãng mà không làm mắt di một phần đáng kể hoặc có thể thậm chí là tắt

cả doanh thu của hãng Tuy nhiên, không phải tắt cả các doanh nghiệp

đều có khả năng định giá cho sản phẩm của mình Trong một số ngành

kinh doanh, khi sản lượng của doanh nghiệp trong ngành chiếm một phần nhỏ tương đối trong tổng số hàng hoá sản xuất và bán ra thì giá hàng hoá

đó không được quyết định bởi một doanh nghiệp hoặc một nhà quản lý

mà được quyết định bởi những nguồn lực khách quan của thị trường - đó

là mức giá nơi cung và cầu giao nhau - giá cân bằng của thị trường Nếu nhà quản lý đặt giá sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn mức giá được

quyết định bởi thị trường, lượng cầu sẽ bị sụt giảm và dẫn tới doanh số

bán sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị mắt vào tay các doanh nghiệp còn

lại trong ngành Trong tình huống đó, doanh nghiệp là một người chấp

nhận giá (price taker) va khong thể định giá cho sản phẩm bán ra

Ngược với trường hợp các doanh nghiệp chấp nhận giá, nhà quản

lý của một hãng định giá (price maker) có thể định giá cho sản phẩm

mà không bị mắt toàn bộ doanh số bán bởi vì sản phẩm có sự khác biệt

so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, hoặc có thể bởi vì trên thị trường mà sản phẩm được bán ra chỉ có một hoặc một vài người bán sản phẩm đó Khi đó, ta có thể nói các doanh nghiệp dịnh giá này là có sức mạnh thị trường (market power)

Vậy thị trường là gì? Đó là tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá hoặc

dịch vụ, các nguồn lực được sử dụng cho sản xuất Sự sắp xếp này có thể

là địa điểm hoặc thời gian nhưng cũng có thể là những thứ không phải là

40

Trang 40

một địa điểm hay thời gian, chẳng hạn như quảng cáo trên báo hoặc một trang web trên mạng Internet Khái niệm thị trường là một khái niệm khá rộng, đặc biệt là khi những tiến bộ về công nghệ tạo ra những phương pháp mới giúp đưa người bán và người mua đến với nhau Thị trường là

sự sắp xếp giúp giảm chỉ phí cho các giao dịch Nếu không thông qua thị trường, người mua muốn mua một mặt hàng nào đó sẽ phải mất nhiều

thời gian và các nguồn lực khác để tìm người bán, thu thập thông tin về giá cả và chất lượng, và cuối cùng mới mua hàng Người bán muốn bán

được một mặt hàng nào đó cũng phải một số nguồn lực có giá trị dé tim người mua (hoặc trả phí cho các công ty môi giới dé làm điều đó), thu thập thông tin về những người mua tiềm năng (như kiểm tra khả năng thanh toán hay tư cách pháp lý để mua hàng), và cuối cùng mới bán hàng Những chỉ phí phải trả để có được một giao dịch (những chỉ phí cộng thêm ngoài giá được trả cho hàng hoá và dịch vụ) được gọi là chỉ phí giao địch Khi người mua và người bán sử dụng thị trường để thực hiện việc trao đổi sẽ giảm được chỉ phí giao dịch cho cả hai bên Ví dụ,

dé ban một chiếc điện thoại cũ không sử dụng nữa, bạn có thẻ đến từng,

nhà chảo bán cho đến khi tìm thầy một người chấp nhận trả mức giá mà

bạn có thể chấp nhận Cách nảy có thể sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức Nhưng bạn cũng có thể đăng trên mục quảng cáo của

một website chuyên bán điện thoại cũ đưa ra giá mà bạn muốn bán Phương pháp này liên quan đến một thị trường - đó chính là quảng cáo trên các trang website điện tử Mặc dù bạn phải trả phí để được đăng bán nhưng nếu chỉ phí giao dịch bằng việc quảng cáo trên website thấp hơn

so với việc gõ cửa từng nhà để chảo bán thì bạn sẽ vẫn nên chọn sử dung thị trường quảng cáo trên webstie điện tử

Cấu trúc thị trường (market structure) là các đặc trưng thị trường

quyết định đến môi trường kinh tế mà ở đó một doanh nghiệp hoạt động Cấu trúc thị trường chỉ phối khả năng định giá của nhà quản lý cả trong ngắn hạn và dài hạn Các đặc tính kinh tế cần thiết để miêu tả một thị trường bao gồm:

- SỐ lượng và quy mô của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường: Khả năng một nhà quản lý có thể tăng giá sản phẩm của doanh

nghiệp mà không làm giảm số lượng lớn người mua phụ thuộc một phần

Ngày đăng: 31/10/2022, 01:34