1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT potx

14 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 557,8 KB

Nội dung

- Cá là nguồn thực phẩm có hàm lượng protein cao không thể thiếu trong bửa ăn hằng ngày của chúng ta.. - Các nghiên cứu về cá nói chung và nguồn lợi cá nước ngọt nói riêng, trong đó cá l

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

I ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 4

1 Phân bố,phân loại 4

2 Môi trường sống 4

3 Đặc điểm dinh dưỡng 4

4 Đặc điểm sinh trưởng 5

5 Đặc điểm sinh sản 5

II KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT 7

1 Thiết kế ao nuôi 7

a Chon vị trí ao 7

b Diện tích ao nuôi 6

c Cải tạo ao 6

2 Chọn và thả giống 7

a Chon giống 7

b Thả giống 8

3 Chăm sóc và quản lý 9

a Thức ăn và cách cho ăn 9

b Quản lý chất lượng nước trong ao 10

Trang 2

III HOẠCH TOÁN 11

1 Tổng chi phí đầu tư 11

2 Tổng thu sản phẩm 12

3 Lợi nhuận 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

MỞ ĐẦU

Trang 3

- Cá là nguồn thực phẩm có hàm lượng protein cao không thể thiếu trong bửa ăn hằng ngày của chúng ta

- Cá còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như:chế biến ,cá đóng hộp…

- Đồng thời cá còn tham gia vào mắt xích thức ăn vô cùng quan trọng trong chuỗi thức ăn của thủy vực

- Các nghiên cứu về cá nói chung và nguồn lợi cá nước ngọt nói riêng, trong đó cá lóc

(Ophiocephalus Striata) đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực :đặc điểm sinh

học ,sinh thái, về đa dạng loài… Trong những năm gần đây phong trào nuôi cá lóc phát triển khá mạnh, tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh,…

- Cá lóc là loài cá dữ, ăn tạp, thức ăn thiên về động vật, có tốc độ tăng trưởng nhanh

- Sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt kích thước thương phẩm

- Cá lóc có thịt thơm ngon nên được thị trường và người dân ưa chuộng

Trang 4

I ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ LÓC

1 Phân loại,phân bố:

Phân loại:

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Perciformes

Họ: Channidae

Giống: Channa

Loài:Channa striata

Cá lóc (Channa striata)

Phân loại

+ Cá lóc (Ophiocephalus Striata): Có kích thước lớn ,sống thủy vực nước ngọt ở vùng

Đồng Bằng sông Cửa Long

+ Cá lóc bông (Ophiocephalus micropltes):sống ở sông ngòi ,kênh gạch ,đồng trủng nước

ngọt nhưng có thể sống ở vùng nhiễm mặn có nồng độ muối thấp, được tìm thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Tây Ninh

+ Cá Tràu dầy (Ophiocephalus lucius):sống ở đồng ruộng ,sông gạch.

+ Cá chành đục (Ophiocephalus gachua): nó phân bố rộng ở miền Bắc

Trang 5

+ Cá lóc môi trề (Ophiocephalusp): loài này lớn nhanh, thịt ngn được người nuôi rất thích 3

2 Môi trường sống :

+ Cá sống chủ yếu ở nước ngọt, nhưng cũng có thể sống ở nước mặn (5-70/00), sống ở nhiều thủy vực như ao hồ, kênh , mương, vùng ruộng trũng, vùng ngập sâu Sống ở vùng nước tĩnh hay chảy yếu

+ Có thể sống ở nhiệt độ cao 39-400C

+ Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó co thể sống trên cạn với điều kiện ẩm ướt toàn thân

3 Đặc điểm dinh dưỡng:

Là loài cá dữ có tập tính ăn mồi sống và động vật, nhưng cũng có thể dễ dàng chuyển sang các dạng thức ăn cá chết, thức ăn tổng hợp

+ Từ lúc nở đến ba ngày đầu sử dụng chất dinh dưỡng là noãn hoàng

+Từ 4-5 ngày thức ăn là động vật phù du (luân trùng, trứng nước)

+Khi cá dài 3-4 cm thì thức ăn là động vật (tép, cá, cua )

+Khi cá dài 10cm thì ăn thức ăn như cá trưởng thành

4 Đặc điểm sinh trưởng:

+Tốc độ tăng trưởng nhanh

+Cá đực nhỏ hơn cá cái

+Ngoài tự nhiên : 1 năm đạt 200g/con

2 năm đạt 800g/con

Trong điều kiện ao nuôi có thức ăn và chăm sóc tốt cá có thể đạt 0.5-0.8kg/con.Cá lóc môi trề nuôi 7 tháng đạt 1kg/con

5 Đặc điểm sinh sản:

- Tuổi thành thục :cá tham gia sinh sản lần đầu từ 10-12 tháng tuổi

- Mùa vụ sinh sản: bắt đầu từ tháng 3-10 và đẻ rộ vào đầu mùa mưa(tháng 5-7) Số lượng trứng tuỳ theo trọng lượng thân, cá nặng 0,5kg số lượng trứng 8.000 – 10.000 (cái), cá nặng 0,25kg số lượng trứng 4.000 – 6.000 (cái)

- Tập tính sinh sản:

+ Cá đực và cá cái tự ghép đôi đẻ trứng , cá thường chọn những nơi yên tĩnh có nhiều thực vật thủy sinh, sau những trận mưa đẻ trúng và thụ tinh Sau khi đẻ cá đực và cá cái canh

tổ và dữ con cho đến khi cá sống độ lập

+ Trứng có màu vàng sậm có chứa nhiều hạt dầu nên nổi trên mặt nước

Trang 6

II KỶ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT

1 Thiết kế ao nuôi:

a Vị trí ao nuôi:

- Chọn những nơi gần sông, kênh rạch dễ thay nước và có nguồn nước sạch,ít chịu ảnh hưởng

của nước lũ, thuốc trừ sông, ô nhiễm hữu cơ và các chất hóa học

Trang 7

- Ao nuôi không nên chọn ở những nơi có nhiễm phèn.

b Diện tích ao nuôi:

- Diện tích là từ 100-1000m2, hình dạng ao nuôi có thể là hình chữ nhật, vuông hay tròn để dễ dàng quản lý và cho ăn

Hình 1.b Hình dạng ao nuôi đất.

- Độ sâu là 1.5 - 2m.

- Ao nuôi nên có cống cấp và thoát nước riêng , đáy ao nghiên về phía cống thoát nước, bờ ao

phải cao hơn mực nước lũ hàng năm là 0.5m

- Phải có rào chắn xung quanh để tránh cá nhảy ra ngoài gây thất thoát

c Cải tạo ao nuôi:

- Cải tạo ao dạng sên bùn , dọn dẹp rác xung quanh bờ ao ,hút bớt lớp bùn đáy ao và chừa lại

lớp bun đáy ao có độ dày khoảng 20-30 cm, kiểm tra các lỗ mọi ,cóng bọng chắc chắn, dùng dây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao

- Tiến hành bón vôi với liều lượng là 7-10kg/100m2 mục đích để hạ phèn , nâng pH và diệt khuẩn

- Phơi đáy ao 2-3 ngày và lấy nước vào với mực nước là 0.5-0.8 m,nước được lấy vào phải

qua lước lọc trể tránh cá tạp và trứng cá ấu trùng nhưng phải qua xử lý chlorin (20-30ppm)

- Bón phân gây màu nước có thể bón phân vô cơ(7-10kg/100m2 ) hoặc phân vô cơ (100-300g/100m2), mục đích tạo phiêu sinh nền đáy ao và nguồn thức ăn ban đầu cho cá , ổn định các yếu tố môi trường (nhiệt độ ,oxy )

Sau 3-5 ngày nếu thấy ao có màu xanh đọt chuối hay màu xanh vỏ đậu thì tiến hành thả cá

2 Chọn và thả giống

a Chọn giống :

- Chọn những con có kích cỡ đồng đều, màu sắc trong sáng , bơi lội phản ứng nhanh nhẹn.

Trang 8

Hình 2.a Cách chọn giống.

- Cá không bị dị hình dị tật.

- Cá không bị mất các phụ bộ.

- Cá không bị sây sát, không bị mất các bệnh ngoài da: ký sinh trùng , xuất huyết

- Tốt nhất nên mua giống ở những nơi có uy tin và đáng tin cậy.

b Thả giống:

Mật độ nuôi

Do cá có cơ quan hô hấp nên có thể chịu đựng hàm lượng oxy hòa tan thấp nên có thể nuôi mật độ cao trung bình khoảng 30-50 con/m2, nhưng không nên nuôi quá dày dễ bị mắc bệnh

Kích thước cá giống (cm) Mật độ thả (con /m2)

Trang 9

>25 2

Bảng 1.b Kích cở và mật độ thả giống

Thả giống

- Trước khi thả giống nên tắm cá bằng nước muối (2-3% ) trong 10-15 phút để tránh bị bệnh.

- Thả vào lúc sáng sớm và chiều mát

- Trước khi thả phải thuần độ mặn, nhiệt độ.

- Thả trên gió và nhiều vị trí trong ao để cá phân bố đều khắp ao.

3 Chăm sóc và quản lý:

a Thức ăn và cách cho ăn

- Thức ăn tươi sống :cá ,tép ,cua nhuyễn thể xay nhuyễn.

- Khẩu phần cho ăn và số lần cho ăn

Tuổi cá Khẩu phần (%) Số lần cho ăn/

ngày (8h, 16h và 18h)

Trọng lượng trung bình (g)

Tháng thứ nhất

Tháng thứ hai

Tháng thứ ba

Tháng thứ tư

Tháng thứ năm

20 10 7

5 4

3 3

2 (8h và 17h)

2 (8h và 17h)

2 (8h và 17h)

100 200 400 500 600

Trang 10

Bẳng 2.3 Khẩu phần và số lần cho ăn

- Công thức thức ăn chế biến :70% cá tạp +20% bột đậu nành + 5% men tiêu hóa + một số ít vi

lượng + vitamin và khoáng chất

- Cũng có thể cho ăn thức ăn công nghiệp.

- Cách cho ăn nên đặt sàn đối với thức ăn tươi sống để quản lý lượng thức ăn tránh gây ô

nhiễm đáy ao, sau một tiếng đồng hồ phải kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp

b Quản lý chất lượng nước trong ao

- Trong qua trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra cống ,bọng , xem có lỗ mọi thì trám lại.

- Theo dõi sự biến động của chất lượng nước trong ao nuôi, giữ nước sạch, định kỳ thay nước

- Định kỳ hai tuần bón vôi CaCO3 (2-4 kg/100m2) để ổn định pH và phòng ngừa bệnh cho cá

- Tránh cho ăn thức ăn dư thừa dễ bị ô nhiễm nền đáy ao.

- Vào mùa mưa nên bón xung quanh bờ ao để ổn định pH.

4 Thu hoạch :

- Thời gian thu hoạch là từ 5 – 6 tháng, trọng lượng trung bình 0,8 – 1 kg/con Hạ mực nước

ao còn khoảng 40 – 50 cm, lấy lưới kéo đánh bắt dần

- Khi thu hoạch toàn bộ thì phải tát cạn

1 Tổng chi đầu tư:

Khoản

chi

Đơn vị

Sốlượg Đơn giá(đồng) Thành

tiền(đồng)

Tổng chi Ghi

chú

Chi phí

xây

3.000.000 3000.000

Trang 11

Giống

0

84.000.00 0

Phân

Công

lao

động

ngàn/ngày/ngư ời

32.400.00 0

32.400.00 0

Thuốc

phòng

trị

bệnh

10.000.00 0

10.000.00 0

Khấu

hao

tài sản

4.000.000 4.000.000

Thuế

sản

xuất

6.000.000 6.000.000

Chi

phí

khác

10.000.000 10.000.000

Tổng

chi

158.100.000 đồng

2 Tổng chi phí thu:

Khoản

thu

Đơn vị Số

lượng

Đơn giá Thành

tiền(đồng)

Tổng thu(đồng)

Ghi chú

Trang 12

Tổng

thu

9.712.500.000đồng

3 Lợi nhuận

A – B = C

Với A là tổng số thu

B là tổng số chi

C là lải thu

Hoạch toán kinh tế một ao có diện tích 2000m2 mật độ thả 35con/m2

Tỉ lệ sống là 75% x 35.000con = 26250con

Khối lượng thu hoạch 26250con x 1con/kg = 26250kg

Hệ số thức ăn 1,5 (1,5kg thức ăn/1kg cá) 26250 x 1,5 = 39375kg

Chi phí:

Con giống 35000con x 100 = 3.500.000đồng

Thức ăn 7000 x 12000=84.000.000đồng

Cải tạo ao, vôi, thuốc cá và chi phí khác 54.000.000đồng

Thuốc trị bệnh 5.000.000đồng

Tổng chi 141.500.000đồng

Tổng thu 26250kg cá x 37000đ/kg = 9.712.500.000đồng

Lải 9.712.50.000đồng - 158.100.000= 8.131.50.000đồng

Như vậy đối với ao 1000m2 với mật độ thả 35con/m2 thì sau 6 tháng nuôi chúng ta thu được lải là

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://www.canthostnews Vn

http://www.bayeranimal.com.vn/vi/technical/ky-thuat-nuoi-ca-loc-thuong-pham.php http://www.2lua.vn/article/ky-thuat-nuoi-ca-loc-thuong-pham-2434.html

Ngày đăng: 17/03/2014, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.b. Hình dạng ao nuôi đất. - KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT potx
Hình 1.b. Hình dạng ao nuôi đất (Trang 7)
Hình 2.a.  Cách chọn giống. - KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT potx
Hình 2.a. Cách chọn giống (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w