PHUT LAM NEN LICH SU, CHOI NGO! HAO QUANG 4? lần đọc đến bốn câu thơ
Nguyễn Đình Chiểu khóc Trương Định, khi hay tin Trương Định tuẫn tiết:
Máy giăng Truông Cốc đường quân vắng Trăng xế Gò Rùa tiếng đẩu tan
Mấy dặm non sông đầu xững vửng
Nan dân ách nước để ai toan?
Lòng tôi thấy buồn rười rượi về tấm bi
kịch lớn diễn ra trên một trăm năm về trước,
trước cảnh nhà tan, nước mất; trước sự hi sinh
‘cao ca của một thế hệ anh hùng, trong đó có
‘Truong Định - người mà nhân dân và văn ithan, sĩ phu khắp nơi đều hi vọng trong cuộc tchiến đấu thiêng liêng giành lại phần đất Itrong tay giặc
Thực dân xâm lược Pháp tiến đánh Gia lĐịnh bằng quân sự và cả chính trị Đội quân
lâm lí chiến của chúng là quân đội không imac áo lính, nhưng là đội quân rất lợi hại,
qchuẩn bị và tạo điều kiện cho chúng đổ bộ và tđưa vua quan nhà Nguyễn vào tròng
BẢO ĐỊNH GIANG ?) Xét kĩ ra, trên cả nước lực lượng so sánh giữa hai bên ta và địch trên hai phương diện vũ khí và tinh thân trong thời điểm này đòn
cân không nghiêng về phía quân viễn chỉnh
Sự khủng hoảng từ bên trong và sự yếu bóng
vía của Triều Nguyễn là nguyên nhân chính
đầy nước nhà đi đến thảm hoa
Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, qua
biến cố của lịch sử, ta thắng được giặc hùng mạnh hơn ta nhiều lần đều nhờ tỉnh thần
đoàn kết, nhất trí giữa tập đoàn nấm vận
mệnh quốc gia và toàn dân Hai trụ cột giữ vững sơn hà là vua chúa (thời phong kiến) và
nhân dân Một trong hai trụ cột ấy bị lung lay
thì quốc gia, dân tộc bị điên đảo, không còn
phương cũu vẫn
Trước nạn ngoại xâm, xuất phát từ động cơ tham lam - đi tìm thuộc địa, địch hăm hở
bao nhiêu thì phía ta vua chúa coi trọng ngai
Trang 2Phút làm nên lịch sử
vàng hơn giang sơn gấm vóc, mà phái chủ hoà trong triều đình là lực cản, khiến biết bao sĩ phu, các nhà yêu nước ngập ngừng trong
bước hành quân của họ Nhiều bài thơ, áng - văn lúc bấy giờ đều lên tiếng, nhắc đến ngọn
cờ chỉ đạo của nhà vua, của triều đình Chẳng hạn như mấy câu trích sau đây trong những áng thơ, văn của Nguyễn Đình Chiểu:
-Trông tin quan (quan triều) như trời han tréng mua
-Cỏ cây đưa nhánh đón đường
như trông níu hỏi Đơng hồng ở đâu? -Vì ai khiến đưa chia, khăn xé nhìn giang sơn ba tỉnh luống thêm buồn;
-Biết thuở nào cờ phất, trống rung hởi nhật nguyệt hai vẳng sao chẳng đoái!
-Khói là khóc nước nhà cơn bấn loạn,
hém mai vắng chúa, thua buồn nhiêu nỗi khúc nô;
Than là than bờ cối lúc qua phán, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phương tớ đại
-Hoa cỏ nghi nghi ngóng gió đông Chúa xuân ơi hỡi, có hay không?
Máy giăng ải Bắc trông tin nhạn Trời xế non Nam bặt tiếng hồng
Sau khi triểu đình kí hiệp ước nhượng
giao ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho giặc Pháp, khắp nơi dân chúng và sĩ phu rất bất bình Ở đâu có dấu giày đình xâm lược Pháp
thì nơi đó có nghĩa quân nổi dậy Người cầm
đầu của họ có người xuất thân từ trường văn như Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Thiên Hộ Dương, Âu Dương Lân v.v Cá biệt có Nguyễn Văn Lịch (tức là Nguyễn
4 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 7 -2000
Trung Trực) là dân chài Hơn bao giờ hết, họ đồi có, yêu cầu có ngọn cờ chỉ đạo Ngọn cờ ấy lúc bấy giờ không ai khác hơn là nhà vua
Lời cầu mong đầy vẻ trách cứ của các ngồi bút tiêu biểu ý chí xông ra đánh giặc của nhân dân cồn trên các trang văn học, đọc đi, đọc lại bao nhiêu lượt còn đọng lại trong
lòng ta sự cay đắng và chua xót về một khúc
quanh lịch sử diễn ra không bình thường
Chẳng những không đáp ứng điều yêu cầu bức xúc của nhân dân mà nhà vua cồn
toa rập với giặc hạ lịnh bãi binh, buộc các nơi
buông vũ khí Là bể tôi, các quan triểu, đều ram rap tuan linh Vua bảo chết cũng phải
chết Tư tưởng tôn quân, đạo cang thường diễn ra trước hết là mối quan hệ vua tôi là một thứ dây oan nghiệt ràng buộc con người
không thể đảo ngược dưới chế độ phong kiến
Đứng giữa hai làn đạn, một bên là giặc, một bên là triều đình nhà Nguyễn, với
tỉnh thần "thà chết không hàng", "biết thua
vẫn đánh", "hễ làm người chẳng ở hai lòng, đã vì nước phải theo một phía", "thắng hay
bại cũng đều anh hùng", tiếc thương phần
đất đã mất (ba tỉnh miền Đông Nam kỳ) trừ
một vài tên ra hàng giặc, còn bao nhiêu trí
thức xuất thân từ Nho giáo, từ cửa Khổng, sân Trình đều khẳng khái đứng lên cẩm đầu nghĩa quân chống cự tới cùng cho tới chết vẫn không buông vũ khí, trong đó có cả "trinh thụ, liệt nữ ở làng xa, ngõ hẻm
không chịu ô nhục" mà nhà văn Nguyễn
Thông đã nhắc đến với tấm lòng khâm phục Trước sau các bậc anh hùng hữu danh và vô danh hầu hết đều chết ở chiến
Trang 3Bài thơ bốn câu của Hồ Huân Nghiệp là
tiếng nói chung của cả một thế hệ yêu nước,
mang phẩm chất anh hùng
Trương Định là một trong những bậc anh
hùng ấy Chẳng những ông là người thao lược có tài dùng binh và tổ chức đội ngũ chiến đấu,
tổ chức hậu cần - nhất là tạo ra nguồn vũ khí có thể đương đầu lâu dài với giặc mà còn có bản
lnh, chính trị, văn hoá, biểu hiện qua bài Hich
kêu gọi nghĩa binh đánh Táy do ông ban ra kêu gọi dân chúng Bài Hịch này, theo tôi, là bài
Hịch viết ra do sự tâm đầu, ý hiệp, lòng sục sôi yêu nước giữa ông và nhà thơ lớn Nguyễn Đình
Chiếu hợp tác thảo ra Giá trị bài Hịch về mặt
chính trị cũng như về mặt văn hoá là một áng văn rất có giá trị, chẳng những cho thời điểm đó mà còn giá trị đến tận ngày nay
Chính người tạo ra chiến công lừng lẫy:
"Rạch Lá Gò Công mấy trận, người thấy
.đã kinh;
Cửa Khẩu, Trại Cá khắp nơi ai nghe
cũng hãi "
.ấy là người đã dõng dạc đưa ra lời truyền cáo thị, nói với sĩ phu và nhân dân:
"Chớ thấy chín trùng hoà nghỉ mà tấm
long địch khái nở vội quên;
Chớ rằng ba tỉnh trọn vong mà cái việc
báo cừu đành ngơ bỏ"
Và:
"Chớ thấy đồn bảo dưới Gò Công thất
thủ mà trở mặt hại nhau;
Chớ nghe phố phường trên Bến Nghé
thỉnh cư mà đành lòng theo mọi"
hay:
"Oán dường ấy, hờn dường ấy, cừu thì
đường ấy, làm sao trả đăng mới hay;
Công bấy lâu, nghiệp bấy lâu, lao khổ
bấy lâu, nghĩ lại bỏ đi sao phải"
Cũng trong bài Hịch này, hai câu ngắn
gọn đã trích ở phần trên:
"Hễ làm người chớ ở hai lòng;
Đã vì nước phải theo một phía"
Là cả một tiếng nói răn đe và lời giáo
huấn sâu đậm đối với mọi công dân đứng trước thảm hoạ mất nước Hai câu ấy đâu phải là bài học nhất thời Nó có giá trị muôn thuở, tuyệt đối với các hạng người trong cùng một xứ sở, luôn luôn nghiêm nhặt với chính
mình trong công cuộc bảo vệ độc lập, tự do
của tổ quốc
Trong xã hội phong kiến vua là tất cả, là trên hết, là đấng “con trời" Mệnh-lệnh của vua ban ra dù đúng hay sai là tuyệt đối,
không một ai dám cưỡng lại Đọc truyện
Trung Quốc, cái chết của bể tôi trung như Nhạc phi, Trịnh Ân do sự xúc xiểm của tên
gian thần Tân Cối, của cha con Bàng Quý Phi
khiến mọi người đều xúc động Ở nước ta
cũng xảy ra không ít cảnh tương tự Ngay
như Nguyễn Thông một nhà thơ có tài, một
nhà sử, một nhà hoạt động kinh tế giỏi, từng đem lại cho nông dân, những nơi ông đến
trấn nhậm, nhất là Quảng Ngãi, những lợi ích
lớn Dân bản địa rất mến ông và hết lời ca ngợi Vậy mà bị đám cận thân là Lê Doản vu
cáo, ông bị Tự Đức xử trượng đến nỗi phải
hộc máu ra, mang bệnh đến ngày lâm chung
Trước sự cố ba tỉnh miền Đông Nam kỳ
bị mất vào tay giặc Pháp, ban đầu, với lực lượng không đáng kể của Triều đình, chủ yếu
là lực lượng tham chiến của nghĩa quân Nam kỳ, đều nhất tê nổi dậy khiến quân viễn chinh
phải chùn bước trong các cuộc hành quân càn
Trang 4Phút làm nên lịch sử
Dựa vào hoà ước đã ký với triểu đình,
giặc buộc triều đình ra lịnh bãi binh Các
tướng lĩnh của triều đình răm rắp tuân lịnh Trong số các quan lại này cũng có không ít
người không hài lòng, bất bình về chủ trương
không hợp lòng dân ấy Trần Hy Tăng là một trong số những người không tuân lịnh triều
đình sai đi trấn nhậm Vĩnh Long Ông bị bức
uống thuốc độc tự tử
Không như Trần Hy Tăng, bị bức uống thuốc độc nhưng cách xử sự của ông Đỗ
Quang khiến tơi ln bàng hồng, xúc động khi giở lại lịch sử kháng Pháp nửa
cuối thế kỉ trước Là người Hải Dương, Đỗ Quang được triều đình bổ nhậm làm tuần phủ Gia Định Giặc chiếm Gia Định, ông lui về Biên Hoà sai người đi phủ dụ hào mục, quyên tiền của cùng sĩ dân ứng mộ, ngấm ngầm liên lạc với Trương Định đánh giặc Không được khẳng khái như Trương Định, trực tiếp cự tuyệt mệnh lệnh nhà vua, nhưng bỏ Nam kỳ ra đi lòng của ông không
nỡ Khi về tới triều, ông dâng sớ lên Tự
Đức khẩn khoản, một mực chối từ chức
tuần phủ tỉnh Nam Định, với lí lẽ như sau:
"Ngày tôi bỏ Tỉnh Gia Định về chầu, sĩ dân
trong tỉnh đón đường nói rằng: Nay là lúc
ma cha bo con, quan bé dan đây, quan về
rồi lại làm quan, còn dân thì lại không
được làm dân của triểu đình nữa, tiếng khóc đây đường tôi cũng gạt nước mắt mà
đi Trộm nghĩ: Tôi là hạn kém cỏi không
tài, nhưng từ trước đến nay, được cùng dân
quanh quẩn, vẫn sống để trở về, nay tôi được phụng chỉ triệu hồi, nghĩ đến những
nghĩa sĩ, nghĩa dân vì triều đình mà đem
của quyên gop, dem sức tham gia, nay
không biết họ nương thân vào chỗ nào Tôi
6 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 7 -2000
như thế là, trên phụ lòng của triều đình,
dưới phụ lòng của trăm họ, tội lỗi không thể nào bào chế được Bằng như nay lại
lạm nhận chức tuần phủ tỉnh Nam Định, thì dân tỉnh Gia Định sẽ bảo làm sao, công
luận của thiên hạ sẽ bảo làm sao, tôi còn có
bụng dạ là người, thực biết hổ thẹn nhiều lắm Cúi xin nhà vua tha cho được về nơi
làng mạc, đồng ruộng để cho hả lòng, oán giận của sĩ dân và bảo tồn được khí tiết, liêm sỉ của kẻ thần hạ "
Tự Đức xem xong tờ sớ vời Đỗ Quang
đến khuyên mãi nhưng ông vẫn một mực chối từ không nhận chức tuần phủ Nam Định
Sau đó ông về làng, rồi lấy cớ đau ốm cáo
nghỉ
Năm 1886, sau cuộc khởi nghĩa lật đổ Tự Đức ở kinh thành do Đoàn Hữu Trưng cầm đầu bị thất bại, Thân Văn Nhiếp có làm tờ sớ gởi lên Tự Đức đề nghị Tự Đức thay đổi
hàng loạt chính sách để cứu vãn tình hình
Đoạn ông viết về vấn đề Nam kỳ đang ở trong cảnh nước sôi lửa bỏng rất thống thiết Chỉ tiếc rằng, ông đã phí cơng viết mà thơi
Ơng viết:
( Trong thì thuỷ, hạn, tật dịch không yên sống, ngoài thì Nam, Bắc rối ren Bồi
tiên, cắt đất chính sự của ta hay, dở các
nước láng giêng đêu biết cả Họ chỉ rình
chờ sơ hở của ta, làm cho ta lo, rất là đáng
sợ Căm thì ấy, hổ thẹn ấy không nên một khắc nào quên Kế sách ngày nay là phải
kịp tự cường, tự trị, mà kế sách ấy chẳng
ngoài việc cố kết lòng dân và củng cố gốc
nước
Trang 5Cung điện nguy nga, nên nghĩ đến nhà cửa của dân Nam kỳ bị đốt phá ngắm vạn niên cơ
lâu đài lộng lẫy, nên nghĩ đến phần mộ của
dân Nam kỳ bỏ hoang vu Ăn uống của ngon vật lạ, nên nghĩ đến thổ dân Nam kỳ nay còn gì, an ủi dân nghèo ở kinh đô, nên nghĩ đến
"
dan Nam ky ai thuong x6t "
(Pai Nam thực lục chính biên - Doan Thăng dịch)
Nhắm mất không nghĩ đến việc canh
tân xứ sở và kế hoạch bảo vệ Quốc gia gạt ngoài tai những ý đẹp, lời hay xuất phát từ những tấm lòng yêu nước, cháy bỏng nung nấu trong tâm can của các nhà trí thức và nhân dân trước vận mệnh quốc gia ngàn cân treo sợi tốc đang diễn ra trên đất nước,
trước mắt là Nam kỳ lục tỉnh, qua tấm kịch đầy bi thảm do triều đình gây ra, buộc người ta phải chọn lựa một trong hai con đường: Hoặc là theo lịnh bãi binh của triều đình, hai là kiên quyết chiến đấu tới cùng không thể thành hay bại Theo lịnh của triểu đình là để yên cho giặc tự do hoành
hành và cuối cùng là đặt ách thống trị trên
phần lãnh thổ chúng chiếm đóng và có cơ mở rộng cuộc xâm lăng ra cả nước
Không theo lịnh của triều đình thì mang tội "phản quốc, khi quân” Trương Tòng, người anh hùng cứu nước hi sinh ở Giồng Gạch - Bến Tre trong lúc "lưỡi gươm địch khái nắm trong tay" cũng là
lúc ông hứng chịu cực hình trên phương
diện tinh thần "viên đạn nghịch thần treo
trước mắt”
Sự nghiệt ngã của triểu đình và tỉnh
thần tôn quân mù quáng của đám cận thần thay vì lên án kẻ địch xâm lăng Đến nỗi
Nguyễn Hữu Huân cũng phát cáu lên trong
bài thơ tuyệt mệnh, trước giờ bị địch xử tử "phản thần đéo hoả đứa cười ông”
Trương Định cũng chịu chung số phận
ấy khi ông phất cao cờ khởi nghĩa Trong bài
Văn tế Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu viết: "Cuộc trung nghĩa hai năm làm đại
tướng, nhọc nhằn vì nước nào hờn tiếng thị, tiếng phi
Trong bài thơ liên hoàn Diéu Truong
Định, Nguyễn Đình Chiểu không tiếc lời ca ngợi bậc đại anh hùng, đồng thời ông cũng nhắc tới nhiều lần kiểu ghép tội vô căn cứ, làm đảo lộn trắng đen của bọn vua quan bán
nước Chẳng hạn:
Giúp đời dốc trọn ơn nam tử
Quản bao sâu mọt chịu lời nhăng Và:
Thà buổi trường sa da ngựa bọc Khỏi nơi đạo chích tiếng muông rây Thế là, những người yêu nước chân chính bị sức ép nặng nề Có hiểu như thế mới
đánh giá đúng đắn và đây đủ tỉnh thần dũng
cảm, khí phách tuyệt vời, phẩm chất siêu
đẳng của họ trước sự thử thách khốc liệt, đầy
gian nan này
Mấy mươi năm tìm hiểu Trương Định,
điều khiến tôi khâm phục trước hết là thái
độ chính trị của ông, sự sáng suốt chọn chỗ
đúng và con đường phải đi tới của mình
Trang 6Phút làm nén lịch sử
dám cãi" Nếu sự việc xảy ra như ông xếp đặt, cho vợ con đi trước, ông đi sau thì tên
tuổi, sự nghiệp của tướng quân họ Trương
còn để lại cái gì khiến người ta trọng, vọng, sùng bái Trái lại, phút làm nên lịch sử, phút phát sáng hào quang của Trương Định là khi ông quay đầu ngựa ở lại với nhân
dân Gò Công theo yêu cầu của họ trên vùng đất đầy khói lửa; vùng chiến đấu một
mất một cồn với địch
"Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử
chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền;
Theo bụng dân phải chịu tướng quản thà, gánh vác một vai khổn ngoại (Văn tế
Trương Định - Nguyễn Đình Chiểu)
Vì nghĩa lớn đối với tổ quốc, vì đạo lí ở đời, ông theo "bụng dân" đứng hẳn về
phía những nghĩa quân "Không nghe thiên
tử chiếu” Dân không nghe "thiên tử chiếu"
dẫn tới một vị tướng quân cũng không nghe
"thiên tử chiếu” và được dân suy tôn làm
Bình Tây Đại Nguyên Soái là trường hợp ngoại lệ trong lịch sử quan hệ vua tôi thời
phong kiến Không nhận tước phong của
triểu đình lại nhận tước phong của nhân
dân cũng là trường hợp cá biệt, do đó vị thế và nhân cách của Trương Định được nhân lên gấp bội Các thế hệ sau ngày ông tuẫn tiết, coi ông như một vị thần linh là ở chỗ
đó
Hiểu ông hơn ai hết là nhà thơ lớn,
người yêu nước mẫu mực Nguyễn Đình Chiểu Trong bài văn tế người anh hùng đã xả thân vì nước, Nguyễn Đình Chiểu viết:
"Dầu những đại đồn thuở trước, cũng khó toan đè trứng ngàn cân; (Đồn do Nguyễn Tri Phương xây lắp khá kiên cố) 8 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 7 -2000 Huỡng chỉ cô luỹ ngày nay, đâu dám chắc treo mành một dải"
Nhưng với Trương Định:
"Vì nước tấm thân đã nấy, còn mất cũng cam; Giúp đời cái nghĩa đáng làm, nên hư nào nại Là một người cầm quân dày dặn, Trương Định vốn biết Gò Công là cánh đồng nhỏ hẹp, chỉ có "đám lá tối trời" cũng không rộng
gì Địa thế không có núi rừng chở che đâu
phải là nơi trú quân lí tưởng Không được phần địa lợi, chỗ dựa duy nhất của ông là nhân hoà; là tình cảm gắn bó máu thịt đối với
nhân dân
Dẫu biết dùng binh nhờ đất hiển
Chẳng đành xa bỏ cối Gò Công
Hai tiếng "chẳng đành" của Nguyễn
Đình Chiểu nói lên khá đẩy đủ tấm lòng
của Trương Định giành cho nhân dân giàu
lòng yêu nước Do vậy mà "Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, đất Gò Công cây cỏ Ue"
khi ông bị trọng thương và tuẫn tiết để địch
bắt sống Gây ra tội tày trời này là do sự phản phúc của Đội Tấn, thủ hạ của ông Trương Định mất giữa lúc "sự thế hãy bên
Hồ, bên Hán, phong cương còn nửa Tống, nửa Liêu" đang cần người tài giỏi Yêu quý
trân trọng anh hùng vô danh và hữu danh,
nước mắt của Nguyễn Đình Chiểu từng rỏ
xuống thấm ướt nhiều trang giấy Nhưng phải nói rằng, sự ra đi của Trương Định gây trong Nguyễn Đình Chiểu nỗi đau lòng
Trang 7Trương Định mất, nhân dân Gò Công
mất một chủ sối khơng thể bù đắp được
Trên đại đồn điển hoa khóc chủ
Dưới vàm Bao Ngược sóng kêu quan Và:
Cờ lau đã xếp trên giòng Cốc
Tiếng sấm còn gdm dưới cửa Khâu
Tiếng sóng kêu quan dưới vàm Bao Ngược, tiếng sấm gdm dưới cửa Khâu có những đợt sóng lòng của Nguyễn Đình Chiểu trước vận nước đang hồi nghiêng ngửa
Đội Tấn có công đầu đối với giặc trong việc dẫn giặc đánh úp căn cứ Trương Định dược giặc thăng chức cấp Đốc phủ sứ Khi Tấn chết, Học Lạc tình cờ từ Mỹ Tho lên Sài Gòn chúng kiến tận mắt đám tang được tổ
chức linh đình này Đưa tang Tấn, ngoài
đồng bọn tay sai, có khá nhiều tai to mặt lớn người Pháp Đây là dịp tốt cho nhà thơ trào
phúng viết về tên Việt gian hạng nhất này với
nhan đề "Chó chết trôi"
" Văn vên xác còn phơi lẫn dan Thối tha danh hãy nổi léu béu Tới lui bịn rịn bầy tôm tép Đưa đón lao xao lũ qua diéu
Một bài thơ lớn rút ra từ hai cái chết
Người đời - mà Học Lạc là tiêu biểu - coi cái
chết của tên phản bội, loại chó săn là "chó chết trôi” làm mồi cho lũ quạ diều lao xao đưa đón Trai lại, cái chết của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định là cái chết anh hùng, cái chết vì
dân, vì nước, vì đất tổ thiêng liêng Tiếc người
có chí lớn, tài cao như Trương Định, chẳng may
sống và chiến đấu trong hoàn cảnh bất lợi - Nguyễn Thông viết: "Ví thử như Gia Định chưa
Mất, được cẩm quyền bính nhờ quốc oai và địa
thế thì muat lược xếp đặt há chỉ làm có thế mà
thôi đâu"
Căm giận vua quan đê tiện hèn nhát, trong Việt Nam vong quốc sứ, Phan Sào Nam đội lên đầu chúng những câu sấm sét, khi
trước sau Nam kỳ lục tỉnh lần lượt bị giặc thôn tính Phan Sào Nam liệt những tên vong quốc nô là "gan dê lợn mà mưu chuột cáo - một khi trông thấy người Pháp liền đổ mồ
hôi ra như mưa Ví người Pháp đòi đem cha
mẹ cho chúng ăn thịt, bọn ấy cũng cung kính hai tay, bưng đến dâng ngay, huống chi là
sáu tỉnh”
(Chu Thiên và Chương Thâu dịch) Trong bài viết, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc, nhân dịp kỉ niệm ngày sinh của nhà thơ lớn
Nguyễn Đình Chiểu, khi để cập giai đoạn
lịch sử đẩy ngang trái này, đồng chí Phạm
Văn Đồng có rút ra một bài học và một kết luận rất chính xác, đồng chí nói:
"Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng của dán tộc Việt Nam ta ở Nam bộ lúc bấy giờ, ruột gan chúng ta đau như cất xé Giá như triểu đình lúc bấy giờ không
ở trong tay bọn vua chúa nhà Nguyễn phản bội và đầu hàng mà trong tay những người kế tục sự nghiệp yêu nước và anh dũng của Nguyễn Huệ thì phong trào kháng chiến lúc bấy giờ ở Nam bộ chắc
còn mạnh mẽ hơn nhiều, nhất là đã lãnh đạo thống nhất và kiên trì đấu tranh đến
Trang 8Phút làm nên lịch sử
chúng ta ở Nam bộ và do đó, đã bảo vệ vẹn toàn độc lập và thống nhất của tổ
quốc"
Trên 130 năm qua - cả khi phần mộ và đền thờ của Trương định lọt thỏm trong vòng
định kiểm soát, lúc nào cũng có khói hương
nghi ngút Tôi được dịp xem một bức ảnh chụp những nguy quân (thời Mỹ Diệm chiếm đóng ở Gồ Công) đứng trước mộ Trương
Định, xin Trương Định tha thứ tội lỗi vong
quốc của chúng
Năm 1994, ở Gò Công nơi Trương Định chiến đấu và hi sinh sẽ được chọn làm nơi
dựng tượng ông để biểu thị tấm lòng tôn kính
của nhân dân đối với ông
Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa văn
học và lịch sử, những tác phẩm viết về
10 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 7 -2000
những tấm gương xuất hiện trong nhân
dân qua cuộc chiến đấu không khoan nhượng chống thực dân xâm lược Pháp
nửa cuối thế kỉ XIX ở Nam bộ, trong đó
có người anh hùng nổi tiếng khắp nước
về công lao và phẩm chất là Bình Tây
Đại Nguyên Soái Trương Định Nhờ các
tác phẩm của Nguyễn đình Chiểu mà
chúng ta hiểu rõ hơn nhiều hành vi cao đẹp của Trương Định qua bài Văn tế và
các bài thơ điếu Trương Định Những
trang viết của nhà thơ lớn Nguyễn Đình
Chiểu là những đóng góp cực kì to lớn
của một thời kì lịch sử bi thương và oanh liệt diễn ra trên phần đất phía Nam của
Tổ quốc