Luận văn Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nghiên cứu hệ thống hóa một cách có chọn lọc các vấn đề liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập; đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khi tự chủ, nhằm phân tích khó khăn, thuận lợi, kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác hoàn thiện cơ chế tự chủ tại bệnh viện; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Trang 1
BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN _—-SS
DO TIEN LOC
HOÀN THIỆN CƠ CHÉ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG Mã số: 8340201
2020 | PDF | 87 Pages buihuuhanh@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG ANH TUẦN
HA NOI - 2020
Trang 2
LOI CAM DOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày — tháng — năm 2020 Học viên
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CH 'T TÁT DANH MỤC BẢNG BIÊU TOM TAT LUAN VAN THAC SỈ MO DAI CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN VÈ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐÓI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP „4
1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập 4 1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập 4 1.12 Đặc điểm của đơn vi sự nghiệp công lập wad 1.1.3 Phân loại đơn vị sur nghigp cOng Ip
1.2 Cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập V7
1.2.1 Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập 7
1.2.2 Sự cần thiết của tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập 7 1.2.3 Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập § 1.3 Hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập L3
1.3.1 Quan điểm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công
lập + 13
1.3.2 Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị
Trang 42.1 Khái quát quá trình xây dựng và hoạt động tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 18 2.1.1 Quá trình hình thành và phát trí " 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy 20 2.2 Thực trạng tự chủ ệnh viện Đại học Y Hà N' 21 2.2.1 Cơ sở pháp lý về tự chủ tài chính của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 21
2.2.2 Cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài chính 21
2.2.3 Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính "— _ 2.2.4 Cơ chế phân phối chênh lệch thu chỉ sss-se 34
2.2.5 Cơ chế quản lý tài sản 37
2.3 Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội 38
2.3.1 Những kết quả, thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện tự chủ tải chính ¬¬ a 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 41 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHÉ Ty CHỦ TÀI CHÍ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 44 3.1 Định hướng phát triển của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 4
3.1.1 Định hướng phát triển 44
3.1.2 Mục tiêu tự chủ tài chính của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội 45 3.2 Kinh nghiệm thực tiễn của các nước về quản lý bệnh viện công và bài học rút ra cho Việt Na 46
3.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về tự chủ tài chính đối với BVCL 46 3.2.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam về mở rộng tự chủ tài
chính đối với BVCL 49
3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh Viện Đại
học Y Hà Nội 52
3.3.1 Da dang hóa nguồn thu 52
Trang 6DANH MUC CHU VIET T
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế BV : Bệnh viện BVCL Bệnh viện công lập CBCCVC : Cán bộ công chức viên chức CBVC : Cán bộ viên chức cp Chính phủ CPHĐTX : Chỉ phí hoạt động thường xuyên CQHC : Cơ quan hành chính CSSK Chăm sóc sức khỏe CSYT : Chăm sóc y té DTNS : Dự toán ngân sách
Trang 7DANH MUC BANG BIEU
Bảng 2.1: Các nguồn tài chính của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Bang 2.2: Tình hình khám chữa bệnh giai đoạn 2016-2019
Bảng 2.3: Bảng tổng kết các khoản chỉ tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội Bảng 2.4: Mức khoán cước phí điện thoại có định hàng tháng
Trang 8
BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN _—-SS
DO TIEN LOC
HOÀN THIỆN CƠ CHÉ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG Mã số: 8340201
TÓM TÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2020
Trang 9TOM TAT LUAN VAN THAC SI
MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Quá trình đổi mới kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN
tác động trực tiếp đến các lĩnh vực đời sống - kinh tế xã hội Y tế là lĩnh vực hoạt động đặc biệt có liên quan đến đời sống của tất cả mọi người trong xã hội ở mọi
vùng, miền của đất nước Khi chuyền sang kinh tế thị trường, hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp y tế tuy không vì mục tiêu kinh doanh lợi nhuận nhưng dùng hình thức tiền tệ để tính toán hiệu quả, chỉ phí đầu vào, đầu ra, thu - chỉ và chịu sự chỉ phối của các quan hệ thị trường như cung cầu, cạnh tranh giá cả DVYT Cho nên các đơn
vị sự nghiệp y tế để tồn tại phát triển thì phải đổi mới đề thích nghỉ với kinh tế thị
trường Đôi mới một cách toàn diện, cả cơ chế hoạt động và cả cơ chế tài chính
trong đó đổi mới cơ chế tài chính, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính cho đơn vị sự nghiệp y tế là nội dung trọng tâm
Chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các
BVCL được cụ thể hoá bằng hàng loạt các Nghị quyết, quyết định, nghị định của Đảng và Chính phủ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng khơng nằm ngồi xu thế
chung của tự chủ hoạt động và tự chịu trách nhiệm Là một trọng những bệnh viện
đầu tiên tự chủ về tài chính bệnh viện đã đạt được nhiều thành tích: cơ sở hạ tầng
đầu tư xây dựng mới, mua sắm trang thiết bị hiện đại; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc; bước đầu đã phát
huy quyền chủ động trong việc sử dụng các nguồn tài chính, xã hội hoá, huy động
các nguồn lực tải chính ngoài ngân sách để tổ chức các hoạt động dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân; tăng thu nhập hợp pháp, cải thiện đời
sống cho người lao động làm việc Với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực y tế
Trang 10Tuy nhiên trong quá trình đổi mới tự chủ, Bệnh viện gặp nhiều khó khăn do cơ chế chính sách không theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà còn thiếu
đồng bộ, chồng chéo và tính khả thi chưa cao Ngồi ra cơng tác hồn thiện cơ chế
tự chủ tại Bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế như mức độ thực hiện xã hội hóa còn
chưa cao, không tận dụng hết nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực (hoạt động khám chữa bệnh dịch vụ, .) Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận, nhận thức, tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” làm luận văn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa một cách có chọn lọc các vấn đề liên quan đến cơ chế tự chủ
tài chính và hoàn thiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội khi tự chủ, nhằm phân tích khó khăn, thuận lợi, kết quả đạt được và những hạn
chế trong công tác hoàn thiện cơ chế tự chủ tại Bệnh viện
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viên Đại học Y Hà Nội
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý
luận và thực tiễn về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Phạm vỉ nghiên cứu:
'Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính ở đơn vị
sự nghiệp công lập, bao gồm: Cơ chế tự chủ trong tạo lập nguồn tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tự chủ trong việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập, cơ chế tự chủ trong phân phối kết quả hoạt động tài chính của don vị sự nghiệp công lập, cơ chế quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2016-2019 Định hướng nghiên cứu giải pháp đến năm 2030
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu được sử dụng dé phân tích cơ sở lý luận, thực trạng và xu hướng hoàn thiện cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phương pháp tổng hợp thông tin: Thực hiện tổng quan tài liệu từ nhiều
nguồn thu thập khác nhau, tác giả đã cân nhắc và lựa chọn những nguồn thông tỉn,
tài liệu có tính pháp lý và đảm bảo độ tin cậy Mục đích chính của khảo cứu tài iệu
là để tổng hợp các quan điểm, các khung lý thuyết từ các nghiên cứu trước về
những chủ đề liên quan đến tự chủ tải chính bệnh viện công lập thành một phân tích
liền mạch, mang tính hệ thống và nhất quán Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khung
lý thuyết cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn Các dữ liệu mang tính định lượng thu thập đã được tác giả tổng hợp dưới hình thức các biểu bảng thống kê,
được sắp xếp và kết cấu lại phù hợp theo mục đích phân tích thực trạng của
Phương pháp phân tích thông tin: Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích thông tin, mô tả dựa trên sơ sở tính toán các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, các
chỉ số, hệ số, để phản ánh bản chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
§ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Hệ thống hóa về mặt lý luận cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp, bệnh viện công lập
Về thực tiễn: Phân tích được thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để tìm ra những nhược điểm cần khắc phục Đề xuất giải pháp,
kiến nghị khả thi nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Trang 12iv
Chuong 3: Giai phap hoan thign co ché ty chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
CHUONG 1
TONG QUAN VE CO CHE TY CHU TAI CHIN!
ĐÓI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
“Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm” (Dương Đăng Chỉnh, 2009)
1.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ nhắt: ĐVSNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời
Thứ hai: Sản phẩm của các ĐVSNCL mang tính lợi ích chung có tính bền
vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tỉnh thần
Thứ ba: Hoạt động sự nghiệp của các ĐVSNCL luôn gắn liền và bị chỉ phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước
1.13 Phân loại đơn vị sự nghiệp cơng lập
® Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
¥ DVSN trong lĩnh vực giáo dục đảo tạo
Trang 13ĐVSN kinh tế (duy tư, sửa chữa đê điều, trạm trai) */ ĐVSN khác
e Căn cứ vào cấp quản lý
ĐVSNCL ở trung ương như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt
Nam, các bệnh viện, trường học do các Bộ ngành, cơ quan ở Trung ương quản lý
*/ ĐVSNCL ở địa phương như Đài phát thanh truyền hình ở các địa phương, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp
* Đơn vị sự nghiệp có thu
*/ Đơn vị sự nghiệp không có thu
«Căn cứ vào mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên / ĐVSNCL tự bảo đảm chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư
¥ ÐVSNCL tự bảo đảm chỉ thường xuyên
/ ĐVSNCL tự bảo đảm một phần chỉ thường xuyên
¥ BVSNCL duge Nha nước bảo đảm chỉ thường xuyên 1.2 Cơ chế tự chủ tài chính tại đơn
1.2.1 Khái niệm về cơ chế tự chủ
“Cơ chế tự chủ tài chính là việc co quan quản lý cấp trên (chủ thể quản lý)
ự nghiệp công lập
¡ chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị quản lý) được phép chủ động điều hành, tự
quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khố pháp luật về quản lý tài chính với
mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị”(Nguyễn Hồng Liên, 2019)
1.2.2 Sự cần thiết của tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.3 Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập
«_ Cơ chế tạo lập nguồn tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập Cơ chế sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ chế phân phối kết quả hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập © Co chế quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 14vi
1.3.1 Quan điểm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
lập: Một cơ chế tự chủ tài chính được coi là hoàn thiện khi đơn vị sự nghiệp công
⁄ Tự chủ về các nguồn thu, mức thu trong phạm vi theo quy định của pháp
luật và có quy chế rõ ràng
*⁄ Tự chủ về các khoản chỉ theo quy định của pháp luật và có quy chế chỉ tiêu nội bộ phủ hợp
* Tự chủ trong phân phối kết quả hoạt động tài chính *⁄_ Tự chủ trong quản lý tài sản
1.3.2 Tiêu chí đánh giá hoàn thiện cơ chế tự chú Cơ cấu thu và sự biến đồi trong cơ cấu thu
Y Chi tiéu ty lệ kinh phí NSNN/Tổng nguồn thu
Y Chitiéu tỷ lệ thu DV / Tổng nguồn thu
⁄ Chỉ tiêu về tốc độ tăng nguồn thu từ DVSNCL qua các năm
Cơ cấu chi và sự biến đồi trong cơ cầu chỉ
*⁄_ Chỉ tiêu về tỷ lệ giữa chi phí thường xuyên/Tổng các khoản chỉ hàng năm của đơn vị
⁄ˆ Chỉ tiêu về tốc độ tăng chỉ phí hoạt động thường xuyên qua các năm 1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với
Trang 15vii
CHUONG 2
THUC TRANG CO CHE TY’ CHU TAI CHIN!
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
2.1 Khái quát quá trình xây dựng và hoạt động tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ- BYT ngày 16/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và chính thức đi vào hoạt động ngày
19/9/2007
Bệnh viện Đại học Y là bệnh viện đa khoa với những chức năng cơ bản khám và điều trị bệnh nhân tuyến cuối, đảo tạo cán bộ nghiên cứu khoa học, chỉ
đạo tuyến, tham gia phòng, chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học
2.2 Thực trạng tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2.2.1 Cơ sở pháp lý về tự chủ tài chính của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 'Cơ sở pháp lý để bệnh viện Đại họ Y Hà Nội thực hiên cơ chế tự chủ là Nghị định 43/2006/NĐCP do Chính phủ ban hành ngày 25/04/2006, Nghị định 16/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2012 2.2.2 Cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài chính
Nguồn tài chính của bệnh viện Đại học Y Hà Nội bao gồm: Kinh phí do ngân
sách nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn khác 2.2.3 Cơ chế quản lý, sử dụng nguôn lực tài chính
Cơ cấu chỉ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bao gồm: Chỉ thường xuyên, chỉ không thường xuyên
2.2.4 Cơ chế phân phối chênh lệch thu chỉ
Phần chênh lệch thu lớn hơn chỉ được phân phối chỉ thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập các quỹ
2.2.5 Cơ chế quản lý tài săn
Trang 16viii 2.3 Dánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2.3.1 Những kết quả, thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính
tống các chính sách pháp luật về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính đã tạo khung khổ pháp lý cho quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động tài chính tự chủ tài chính của bệnh viện
Thay đổi cơ cấu nguồn thu: tăng tỷ trọng các nguồn thu từ DVYT và thanh
toán BHYT đồng thời giảm nguồn kinh phí NSNN cấp
Sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn kinh phí đề phát triển hoạt động sự
nghiệp, tăng thu nhập cho cán bộ
Nguồn thu của Bệnh viện đã đa dạng hóa các loại hình hoạt động và không ngừng tăng lên qua các năm,
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Chưa phát huy đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng tài sản
để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ dịch vụ khám chữa bệnh
Bắt cập trong xây dựng và quy định giá viện phí ảnh hưởng tới quyền lợi của
người bệnh, bệnh viện và Nhà nước
Chưa tạo được cơ chế giám sát thường xuyên đối với việc thu, chỉ tiêu của
Chủ tài khoản và kế toán, nhận thức của một số cán bộ tại các đơn vị về việc thực
Trang 17ix
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHÉ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 3.1 Định hướng phát triển của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3.2 Kinh nghiệm thực tiễn của các nước về quản lý bệnh viện công và bài học rút ra cho Việt Nam
3.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về tự chủ tài chính đối với BVCL
3.2.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam về mở rộng tự chủ tài chính đối voi BVCL
3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh Viện Đại học Y Hà Nội
3.2.1 Ba dang héa nguén thu
M6 rdng quy mé hoat déng cua bénh vign «Đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh
3.2.2 Nâng cao mức hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện
Hồn thiện cơng tác quản lý các nguồn tài chính eHoàn thiện công tác sử dụng các nguồn tài chính
«Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả các khoản chỉ
e Nâng cao nhận thức và công tác chỉ đạo điều hành chuyển đồi quản lý tài chính s Tăng cường quản lý và giám sát quá trình thực hiện tự chủ tài chính của bệnh viện 3.2.3 Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản tại bệnh viện
Su dung hiệu quả tài sản hiện có
s Tăng cường quản lý tài sản 3.2.4 Một số giải pháp khác
3⁄3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính
Trang 18KẾT LUẬN
Quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, diễn ra trên mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội Trên các lĩnh vực sự nghiệp xã hội tắt yếu đòi hỏi
phải đổi mới toàn diện cả về cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với các ĐVSNCL nói chung và BVCL nói riêng Trong đó trọng tâm là đổi mới cơ chế tài chính, mà nội dung của nó là giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính cho bệnh viện Tự chủ tài chính đối với BVCL đề các bệnh viện
hoạt động thích ứng với kinh tế thị trường là công việc mới mẻ chưa có tiền lệ Đề tài đã chỉ ra những thành công và hạn chế của bệnh viện Đại học Y Hà
Nội khi đã áp dụng cơ chế tự chủ trong đơn vị Đồng thời đề tài cũng đưa ra một số
Trang 19
BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN _—-SS
DO TIEN LOC
HOÀN THIỆN CƠ CHÉ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG ANH TUẦN
HÀ NỘI - 2020
Trang 20
1 Lý do chọn đề tài
Quá trình đổi mới kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN
tác động trực tiếp đến các lĩnh vực đời sống - kinh tế xã hội Y tế là lĩnh vực hoạt
động đặc biệt có liên quan đến đời sống của tất cả mọi người trong xã hội ở mọi vùng, miền của đất nước Khi chuyên sang kinh tế thị trường, hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp y tế tuy không vì mục tiêu kinh doanh lợi nhuận nhưng dùng hình thức
tiền tệ để tính toán hiệu quả, chỉ phí đầu vào, đầu ra, thu - chỉ và chịu sự chỉ phối
của các quan hệ thị trường như cung cầu, cạnh tranh giá cả DVYT Cho nên các đơn vị sự nghiệp y tế để tồn tại phát triển thì phải đổi mới để thích nghỉ với kinh tế thị
trường Đổi mới một cách toàn diện, cả cơ chế hoạt động và cả cơ chế tài chính
trong đó đổi mới cơ chế tài chính, giao quyển tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự nghiệp y tế là nội dung trọng tâm
Chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các 'BVCL được cụ thê hoá bằng hàng loạt các Nghị quyết, quyết định, nghị định của Đảng
và Chính phủ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế chung của tự
chủ hoạt động và tự chịu trách nhiệm Là một trọng những bệnh viện đầu tiên tự chủ về
tài chính bệnh viện đã đạt được nhiều thành tích: cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng mới, mua sắm trang thiết bị hiện đại; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao trình
độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc; bước đầu đã phát huy quyền chủ động trong
việc sử dụng các nguồn tài chính, xã hội hoá, huy động các nguồn lực tài chính ngoài
ngân sách để tổ chức các hoạt động dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tằng lớp nhân dân; tăng thu nhập hợp pháp, cải thiện đời sống cho người lao động làm việc Với
những thành tựu đạt được trong lĩnh vực y tế điều đó khẳng định việc giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quá trình
Trang 21Tuy nhiên trong quá trình đổi mới tự chủ, Bệnh viện gặp nhiều khó khăn do cơ chế chính sách không theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà còn thiếu
đồng bộ, chồng chéo và tính khả thi chưa cao Ngồi ra cơng tác hoàn thiện cơ chế
tự chủ tại Bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế như mức độ thực hiện xã hội hóa còn
chưa cao, không tận dụng hết nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực (hoạt động khám chữa bệnh dịch vụ, .) Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận, nhận thức, tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa một cách có chọn lọc các vấn đề liên quan đến cơ chế tự chủ
tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Đánh giá mức độ hồn thiện cơng tác tự chủ tài chính của Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội, nhằm phân tích khó khăn, thuận lợi, kết quả đạt được và những hạn chế
trong hoàn thiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đắi tượng nghiên cứu: Đôi tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn daly
luận và thực tiễn về cơ chế tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phạm vỉ nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tự chủ tài chính ở bệnh viện công lập, bao gồm: lập kế hoạch tài chính, thực hiện kế hoạch tài chính, báo
cáo quyết toán và kiểm tra tài chính bệnh viện công lập
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2016-2019 Định hướng nghiên
cứu giải pháp đến năm 2030
'Về không gian: Luận văn nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội
Trang 22Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu được sử dụng đẻ phân tích cơ sở lý
luận, thực trạng và xu hướng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phương pháp tổng hợp thông tin: Thực hiện tổng quan tài liệu từ nhiều nguồn thu thập khác nhau, tác giả đã cân nhắc và lựa chọn những nguồn thông tin,
tài liệu có tính pháp lý và đảm bảo độ tin cậy Mục đích chính của khảo cứu tài iệu
là để tổng hợp các quan điểm, các khung lý thuyết từ các nghiên cứu trước về những chủ để liên quan đến tự chủ tài chính bệnh viện công lập thành một phân tích
liền mạch, mang tính hệ thống và nhất quán Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khung lý thuyết cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn Các dữ liệu mang tính định lượng thu thập đã được tác giả tổng hợp dưới hình thức các biểu bảng thống kê, được sắp xếp và kết cấu lại phù hợp theo mục đích phân tích thực trạng của luận
văn
Phương pháp phân tích thông tin: Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích thông tin, mô tả dựa trên sơ sở tính toán các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, các
chỉ số, hệ số, để phản ánh bản chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu § Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Hệ thống hóa về mặt lý luận cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị
sự nghiệp, bệnh viện công lập
'Về thực tiễn: Phân tích được thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để tìm ra những nhược điểm cần khắc phục Đề xuất giải pháp,
kiến nghị khả thi nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bảy gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tự chủ tài chính đói với bệnh viện công lập
Trang 23Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội
CHUONG 1
TONG QUAN VE CO CHETY CHỦ TÀI CHÍNH ĐÓI VỚIĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
“Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ
nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân Các đơn vị
này hoạt động trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm "(Dương Đăng Chỉnh, 2009),
1.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ nhất: ĐVSNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã
hội, không vì mục đích kiếm lời
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết
nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện
các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường, nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày
cảng đạt hiệu quả cao hơn
Thứ hai: Sản phẩm của các ĐVSNCLmang tính lợi ích chung có tính bền
Trang 24Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị về
trí thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội Đây là những
sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của ĐVSNCLcó tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành, một lĩnh vực nhất định mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa, truyền tiếp
Thứ ba: Hoạt động sự nghiệp của các ĐVSNCLluôn gắn liền và bị chỉ phối
bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước
Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt
động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Đề thực hiện
những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ tô chức thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia như: Chương trình xóa mù chữ, chương trình chăm sóc
sức khỏe cộng đồng, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình dân số kế
hoạch hóa gia đình, Những chương trình, mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước - với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả Thông qua việc duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp gắn với các chương
trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế xã hội nhằm mang lại
lợi ích cho người dân
1.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Hoạt động của ĐVSNCLtrong xã hội rất đa dạng, phong phú theo Giáo trình Quản lý tài chính công tác giả Dương Đăng Chính (2009) có thể phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo các tiêu chí sau đây:
s Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
*/ ĐVSN trong lĩnh vực giáo dục đảo tạo
¥ ÐVSN trong lĩnh vực y tế (bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân) */ ÐVSN văn hóa, thơng tin
¥ VSN phát thanh truyền hình
ĐVSN dân số - trẻ em, kế hoạch hóa gia đình
Trang 25¥ DVSN Khoa hoc cng nghé, méi truéng
v DVSN kinh té (duy tu, sira chita dé diéu, tram trại) Y ĐVSN khác
e_ Căn cứ vào cấp quản lý
/ ĐVSNCL ở trung ương như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt
Nam, các bệnh viện, trường học do các Bộ ngành, cơ quan ở Trung ương quản lý */ ÐVSNCL ở địa phương như Đài phát thanh truyền hình ở các địa phương, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý
e Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp */ Đơn vị sự nghiệp có thu:
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ chỉ phí cho hoạt động
thường xuyên và hoạt động đầu tư (gọi là ĐVSN tự bảo đảm chỉ thường xuyên và
chỉ đầu tư): ĐVSN có mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư bằng hoặc lớn hơn 100%
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ chỉ phí cho hoạt động
thường xuyên (gọi là ĐVSN tự bảo đảm chỉ thường xuyên): ĐVSN có mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm một phần chỉ phí cho hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi là ĐVSN tự bảo đảm một phần chỉ thường xuyên): ĐVSN có mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên từ
trên 10% đến dưới 100%
*/ Đơn vị sự nghiệp không có thu
Don vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, ĐVSN không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi là ĐVSN do NSNN bảo đảm chỉ thường xuyên): ĐVSN có mức
tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống
Cách xác định mức đảm bảo kinh phí hoạt động để phân loại ĐVSN:
Mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt _ — Tổng số nguồn thu sự nghiệp Xe " “—————xI00% động thường xuyên của ĐVSN _ Tổng số chỉ hoạt động thường xuyên
Trang 26'Về phân loại ĐVSNCL được dựa trên mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị
về cả chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư 04 loại ĐVSNCL như sau:
ĐVSNCL tự bảo đảm chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chỉ phí hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư
ĐVSNCL tự bảo đảm chỉ thường xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp
tự bảo đảm toàn bộ chi phi hoạt động thường xuyên
ĐVSNCL tự bảo đảm một phần chỉ thường xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chỉ phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN
cấp Mức tự đảm bảo chỉ phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100% DVSNCL duge Nha nude bao đảm chỉ thường xuyên
1.2 Cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1 Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
“Cơ chế tự chủ tài chính là việc cơ quan quản lý cấp trên (chủ thể quản lý)
cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thê bị quản lý) được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khó pháp luật về quản lý tài chính với
mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị”(Nguyễn Hồng Liên, 2019)
1.2.2 Sự cần thiết của tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Thực hiện cơ chế TCTC đối với các ĐVSNCL là hết sức cần thiết, xuất phát từ những lý do sau đây:
Một là, xuất phát từ thực trạng bộ máy quản lý Nhà nước và yêu cầu nâng
cao năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước trong điều kiện cơ
chế thị trường Những năm qua, nền kinh tế quốc dân đã chuyển dần sang phương
thức quản lý hoạt động theo pháp luật, bộ máy hành chính Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung, dân chủ ngày càng thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Tuy
nhiên, quá trình đó cũng xuất hiện nhiều vấn đề mới và bộc lộ rõ hơn những vấn đề
Trang 27Hai là, xuất phát từ thực trạng tiền lương và chính sách tiền lương hiện nay
Mặc dù chính sách tiền lương đã có những cải cách, mức lương tối thiểu của cán bộ,
công chức, viên chức được nâng dẫn trong những năm gần đây tuy nhiên tiền lương
còn mang tính bình quân, không có sự phân biệt giữa tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức giữa khu vực cơ quan hành chính và ĐVSN nói chung, mức lương còn thấp chưa đảm bảo đúng nghĩa của tiền lương nên không thúc đấy, kích thích tính tích cực, sáng tạo của cán bộ, công chức, làm cho chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không đảm bảo
Ba là, xuất phát từ phương thức cấp phát kinh phí cho các cơ quan hành
chính ĐVSN áp dụng nhiều năm qua đã bộc lộ nhiều hạn chế nhất định
1.2.3 Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sực nghiệp công lập
Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập được viết trong giáo trình quản lý tài chính công tác giả Dương Đăng Chính (2009) nội dung
được tóm tắt như sau:
1.2.3.1 Cơ chế tạo lập ngun tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập * Nguồn tài chính
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNN đặt
hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chỉ phí đối với ĐVSNCL tự bảo đảm chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư và ĐVSNCL tự bảo đảm chỉ thường xuyên
Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được đề lại chỉ theo quy định
Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án
theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm
trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thâm quyền phê
duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật
Trang 28DVSNCL duge co quan Nhà nước có thâm quyền giao thu phí, lệ phí phải
thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do Nhà nước quy định Trường hợp Nhà nước quy định khung thu thì đơn vị căn cứ nhu cầu chỉ phục vụ
cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội đẻ quyết định mức thu cụ thể cho phủ
hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung do
cơ quan Nhà nước có thắm quyền quy định Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của Nhà nước
Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được cơ quan Nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định Trường hợp sản phẩm
chưa được cơ quan Nhà nước có thâm quyền quy định giá thì chỉ phí được xác định trên cơ sở dự toán chỉ phí được cơ quan tài chính cùng cắp có thẩm định chấp thuận
Đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; các hoạt động liên doanh, liên kết; don vị
được quyết định các khoản thu, mức thu cho phủ hợp, bảo đảm đủ bù đắp chỉ phí,
có tích lũy
1.2.3.2 Cơ chế sử dụng nguôn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
* Nội dung các khoản chỉ + Chỉ đầu tư:
Chỉ đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài chính hợp pháp khác
ĐVSNCL được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi
suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định
Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thâm quyền
+ Chỉ thường xuyên
Chỉ hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thắm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích
Trang 29
10
dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chỉ nghiệp vụ; sửa chữa thường
xuyên tài sản cố định và các khoản chỉ khác theo chế độ quy định
Chỉ hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm:
ién công; các khoản phụ cáp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã
Tiền lương;
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chỉ nghiệp vụ chuyên môn; sửa
chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chỉ khác theo chế độ quy định phục
vụ cho công tác thu phí và lệ phí
Chỉ cho các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương, tiền công; các khoản phụ
cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tải sản
cố định; sửa chữa tài sản cố định; chỉ trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chỉ các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chỉ khác (nếu có)
+ Chỉ không thường xuyên:
Chỉ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ,
Chỉ thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
Chỉ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
Chỉ thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;
Chỉ vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; Chỉ thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thâm quyền giao;
Chỉ thực hiện tỉnh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); Chỉ đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản có định thực hiện các dự án được cắp có thâm quyền phê duyệt;
Chỉ thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
Chí cho các hoạt động liên doanh, liên kết,
Các khoản chỉ khác theo quy định (nếu có)
Trang 301H
+ Về xây dựng và thực hiện quy chế chỉ tiêu nội bộ:
Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, ĐVSNCLcó trách nhiệm xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi
Quy chế chỉ tiêu nội bộ do Thủ trưởng ĐVSNCLban hành sau khi tổ chức
thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ
chức cơng đồn đơn vị
Nội dung quy chế chỉ tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn,
định mức, mức chỉ thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được
giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm hiệu quả
và tăng cường công tác quản lý
Quy chế chỉ tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện, gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài
khoản giao dịch để làm căn cứ soát chỉ
Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chỉ quản lý và chỉ nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chỉ do cơ quan Nhà nước có thẳm quyền quy định
Đối với những nội dung chi, mức chỉ cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy ché chỉ tiêu nội bộ nhưng cơ quan Nhà nước có thâm
quyền chưa ban hành thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chỉ cho từng
nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị
Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình
thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chỉ phí cho từng cá nhân, bộ phân, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng
Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình
thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chỉ phí cho từng cá nhân, bộ phân, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng
+ Vé tiền lương, tiền công và thu nhập:
Trang 3112
Đối với những hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước giao; hoạt
động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo
tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định
Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng, có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thâm quyền phê duyệt, thì
tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo đơn giá quy định
Đối với sản phâm nhà nước đặt hàng chưa có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm, thì tiền lương, tiền công của người lao động đơn vị tính theo tiền
lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định
Đối với các hoạt động dịch vụ, đơn vị không thành lập tổ chức sự nghiệp trực
thuộc và hạch toán riêng doanh thu, chỉ phí của từng loại dịch vụ; thì chỉ phí tiền lương, tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó đơn vị tính theo
tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định
'Thu nhập tăng thêm:
Căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, đơn vị được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định
Kết thúc năm, trước ngày 31/01 năm sau, DVSN thực hiện chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chỉ và kinh phí
chỉ thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị để thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động đảm bảo không vượt quá mức
theo chế độ quy định
Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên nhưng vẫn không bảo đảm đủ
tiền lương tăng thêm theo chế độ Nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được
NSNN xem xét, bổ sung để bảo đảm chế độ tiền lương chung theo quy định của Chính phủ
1.2.3.3 Cơ chế phân phối kết quả hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp
Trang 3213
Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chỉ phí, nộp thuế và các
khoản nộp NSNN khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chỉ thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
Trích lập Quỳ bổ sung thu nhập;
Trich lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
Phân chênh lệch thu lớn hơn chỉ còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ
theo quy định được bồ sung vào Quy phát triển hoạt động sự nghiệp
1.2.3.4 Cơ chế quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo
quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước tại ĐVSN Đối với tài sản có
định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước Số tiền trích khấu hao tài sản cố
định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn
NSNN don vị được để lại bổ sung Quỳ phát triển hoạt động sự nghiệp Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả
nợ vay Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại (nếu có)
1.3 Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.1 Quan điểm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp
công lập
“Trên cơ sở 4 nội dung của cơ chế tự chủ tài chính, theo tác giả, một cơ chế tự chủ tài chính được coi là hoàn thiện khi đơn vị sự nghiệp công lập:
*⁄ Tự chủ về các nguồn thu, mức thu trong phạm vi theo quy định của pháp
luật và có quy chế rõ rằng
“ Tự chủ về các khoản chi theo quy định của pháp luật và có quy chế chỉ
Trang 3314
*⁄_ Tự chủ trong phân phối kết quả hoạt động tài chính
Y Ty chi trong quản lý tài sản
1.3.2 Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.2.1 Cơ cầu thu và sự biến đổi trong cơ cầu thu
“Trong tổng nguồn thu gồm các nguồn thu như đã trình bày ở trên,tự chủ tài
chính, tự chủ tô chức khai thác, huy động các nguồn thu theo quy định của pháp luật
để phát triển các hoạt động của đơn vị Trong quá trình thực hiện tự chủ đối với các nguồn thu không những tăng lên cả quy mô và tốc độ mà làm thay đổi cơ cấu của
các nguồn thu
+ Chỉ tiêu tỷ lệ kinh phí NSNN/Tổng nguồn thu
TS) 1)(Trần Thế Cương, 2016)
ITM)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tự chủ về thu của đơn vị Nếu chỉ tiêu (1) này
giảm, trong khi quy mô tổng nguồn thu tăng chứng tỏ rằng các hoạt động sự nghiệp
của đơn vị ít phụ thuộc hơn vào nguồn kinh phí của NSNN, cũng có nghĩa là tự chủ nhiều hơn trong việc khai thác các nguồn thu
+ Chỉ tiêu tỷ lệ thu DVSN / Tổng nguồn thu TOV)
Tors Thé Cuong, 2016)
Chỉ tiêu (2) thể hiện mức độ tự chủ đối với nguồn thu, nó tỷ lệ thuận với việc thực hiện tự chủ tài chính của ÐĐVSNCL
* Chỉ tiêu về tốc độ tăng nguồn thu từ DVSN qua các năm:
T(V1) ~ T(DV0) tạng
—T@v0_ ~ x 100% (3)(Tran Thế Cương, 2016)
T(DVI): Thu từ DV năm sau T(DV0): Thu tir DV nam true
Chỉ tiêu (3) phản ánh mức độ tự chủ tài chính làm tăng thêm nguồn thu DV
năm sau so với năm tài chính trước đó Tốc độ tăng thu từ DV tỷ lệ thuận với việc
Trang 3415
1.3.2.2 Cơ cấu chỉ và sự biến đồi trong cơ cầu chỉ
+ Chỉ tiêu về tỷ lệ giữa chỉ phí thường xuyên/Tổng các khoản chỉ hàng năm của đơn vị
eo» (4) (Trần Thế Cương, 2016)
C(TX) chỉ thường xuyên XC@)) tổng chỉ trong năm
Chỉ tiêu (4) thể hiện khả năng tự chủ tài chính của đơn vị, tự đảm bảo chỉ phí hoạt động thường xuyên, nó tỷ lệ thuận với thực tự chủ tài chính của ÐĐVSNCL
+ Chỉ tiêu về tốc độ tăng chỉ phí hoạt động thường xuyên qua các năm: C(X1) - CŒX0) C(TX0) C(TXI): Chỉ HĐTX năm sau C(TX0): Chỉ HĐTX năm trước Chỉ tiêu (5) phản ánh tốc độ tăng chỉ thường xuyên hàng năm x 100% (5) (Trần Thế Cương, 2016)
Sự biến đổi về tông mức và cơ cấu về nguồn thu, các khoản chỉ một cách tích cực là kết quả của thực hiện tự chủ tài chính Đó là quá trình hướng đến BVCL tự
chủ tài chính hoàn toàn
Theo các chỉ tiêu đánh giá mức tự chủ tai chính, mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp được chia theo 4 mức độ như sau:
* Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư (tự chủ hoàn toàn),
* Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chỉ thường xuyên
*⁄ Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chỉ thường xuyên * Tự chủ tài chính đối với đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 3516
luật của thị trường Vì vật quá trình tự chủ tài chinh déi v6i DVSNCL chiu anh hưởng của nhiều nhân tố, có những nhân tố ở tằm vi mô, có nhân tố vĩ mô,có nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan
Nhân tố khách quan:
Thứ nhất: Hệ thống pháp luật liên quan đến tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL Hệ thống pháp luật đồng bộ không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện, cùng với các văn bản pháp quy là những nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện đó là cơ sở pháp lý để tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL Hệ thống pháp luật chính sách càng hoàn chỉnh, cảng khả thỉ bao nhiêu thì hiệu lực thực thi quyền tự chủ tài chính của ĐVSNCL càng cao bấy nhiêu
Thứ hai: Năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính đối với
ĐVSNCL Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính cho
ĐVSNCL thực chất là tách chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính y tế ra khỏi quản trị tài chính của ĐVSNCL Nhà nước không can thiệp vào hoạt động tài chính của đơn vị Nhà nước quản lý bằng việc từng bước giao
quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các ĐVSNCL, đồng thời
tao ra môi trường pháp lý, kinh tế cần thiết để ĐVSNCL thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính của mình Việc tổ chức bộ máy thực hiện dựa trên cơ sở
phân cấp, phân quyền theo chức năng của từng bộ phận và quy định rõ quyền hạn,
trách nhiệm từng cá nhân từng bộ phận Theo đó là việc chỉ đạo, phối hợp và thực
hiện giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động
tài chính của ĐVSNCL Nhờ vậy, có thể kịp thời phát hiện những mặt còn bắt cậ thiếu hoàn thiện và chưa chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật, để
tục sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL Năng lực
quản lý Nhà nước thể hiện ở hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính y tế Nhân tố chủ quan: Khả năng thực hiện tự chủ tài chính và trình độ quản trị của ÐVSNCL Các
ĐVSNCL đều thuộc sở hữu Nhà nước, được quản lý thống nhất từ trung ương đến
Trang 3617
chế thị trường, theo mô hình quản trị doanh nghiệp Tuy mục đích hoạt động của ĐVSNCL không vì lợi nhuận, nhưng với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ không thể không nắm bắt nhu cầu thị trường để tăng thêm số lượng và nâng cao
chất lượng các DV, chủ động khai thác tăng thêm nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị Đồng thời phải tính toán, lựa chọn phương án để hạ thấp chỉ phí tăng
thu nhập cho đơn vị và phần thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức
của đơn vị Như vậy, có thê nhận thấy điều kiện, khả năng thực hiện tự chủ tài chính
Trang 3718
CHUONG 2
THUC TRANG CO CHE TY CHU TÀI CHÍ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
2.1 Khái quát quá trình xây dựng và hoạt động tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ- BYT ngày 16/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và chính thức đi vào hoạt động ngày
19/9/2007
Quá trình xây dựng và trưởng thành của Bệnh viện với những bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện về mọi mặt, đã tạo được sự tín nhiệm trong lòng người bệnh và nhân dân cả nước cũng như bạn bẻ quốc tế, củng
cố thêm niềm tự hào và ý chí quyết tâm vững bước tương lai
Bệnh viện những ngày đầu thành lập còn rất sơ khai, thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị, chưa có nguồn bệnh nhân, không có kinh phí của Nhà nước, khó khăn trăm bề Bệnh viện đã vượt khó: từ chỗ chỉ có 150 giường bệnh với hơn 150 CBVC; chỉ có 4 phòng chức năng, 02 khoa lâm sàng, 05 khoa cận lâm sảng; số bệnh nhân nhân đến khám bệnh chỉ có 50.000 người/năm
Đến nay, Bệnh viện đã có tổng số 590 giường bệnh; 41 đơn vị gồm 10 phòng
chức năng, 06 trung tâm, 14 khoa lâm sàng, I1 khoa cận lâm sàng; số bệnh nhân đến khám bệnh gần 500.000 người/năm, có những ngày có gần 3.500 người đến khám bệnh tại Bệnh viện
Trong 10 năm qua, Bệnh viện đã trưởng thành và có bước phát triển vượt bậc, tạo được thương hiệu và niém tin trong nhân dân Có được những thành tích đó là
Bệnh viện được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Đảng ủy - Ban Giám hiệu Trường ĐHYNN, sự hỗ trợ của các Bệnh viện TW tại Hà N
các cơ quan, doanh nghỉ
các tổ chức trong và ngoài nước, các cơ quan hữu quan của Bộ Y tế, Thành phố Hà
Trang 3819
viện đã luôn nêu cao tính thần đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đã kiên
định, bền bi xây dựng Bệnh vi với trình độ khám chữa bệnh tiên
Bệnh viện là một đơn vị trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội và là cơ sở
nên những thành tựu vẻ vang và đáng tự hào
với phương tiện khám bệnh hiện đại
thực hành của Trường nên có sự gắn kết chặt chẽ về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặc biệt Bệnh viện được thừa hưởng lợi thế về thương hiệu của Trường
Co sé vat chất: Xanh - Sạch - Đẹp, ngay từ đầu thực hiện không nằm ghép
Hiện tại Bệnh viện có 5 khối nhà (A2, A5, A4, A3) với tổng diện tích xây dựng 10.500 m2, tổng diện tích sản xây dựng 22.300 m2
Trang thiết bị: Được sự quan tâm, đầu tư Đến nay Bệnh viện đang được
trang bị, sử dụng các hệ thống thiết bị y tế hiện đại để phục vụ khám chữa bệnh như: máy chụp công hưởng từ I,ŠT (2 hệ thống); máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát
cắt, hệ thống máy chụp mạch số hóa; 8 hệ thống nội soi khám tiêu hóa độ phân giải
cao; các thiết bị hiện đại khác như kính hiển vi phẫu thuật CarlZeiss Opmi Pentero, hệ thống định vị trong phẫu thuật, máy chụp x-quang vú kỹ thuật số, 04 hệ thống
máy x-quang số hóa và hàng loạt các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhất như
Cobas 8000 hãng Roche, Advia 1800, 2400, Centau XP, XPT
Bệnh viện đã ứng dụng và phát triển nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến trong đó có
nhiều kỹ thuật lần đầu tại Việt Nam được triển khai như trong lĩnh vực: Tim mạch,
Cấp cứu, Gây mê hỏi sức, Ngoại khoa, Ung bướu, Chân đoán hình ảnh, Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Trung tâm nghiên cứu Gen - Protein, Nội soi can thiệp giúp
cho bệnh nhân giảm thiểu được biến chứng, giảm giá thành, nâng cao được chất
lượng điều trị và chuyển giao được cho các Bệnh viện trong nước
Bệnh viện là đơn vị tự hạch toán, tự chủ tài chính, có mức tăng trưởng mạnh
mẽ qua các năm Bệnh viện được đánh giá là đơn vị đi đầu trong ngành Y tế về cơ chế, mô hình chính sách, quản lý kinh tế góp phần vào việc hoạch định chính sách
về kinh tế y tế của nước ta trong thời điểm hiện nay Bệnh viện không những giữ
vững được tốc độ tăng trưởng mà còn có những bước nhảy vọt, chấp hành tốt nghĩa
Trang 3920
hiệu "Bệnh viện không phong bi", tao dựng được niềm tin, sự hai lòng của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân (qua nhiều năm, tỷ lệ người bệnh được khảo sát đánh giá hài lòng về chất lượng dịch vụ và chuyên môn của Bệnh viện luôn trên 90%)
Bệnh viện là cơ sở thực hành bậc đại học và sau đại học, nghiên cứu sinh, cao học, nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, sinh viên đặc biệt trong lĩnh vực như Tìm mạch can thiệp đã đảo tạo cho nhiều học viên quốc tế như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Myanmar, Đức
Bệnh viện đã được Bộ Y tế phê duyệt về việc triển khai mạng lưới Bệnh viện vệ tỉnh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến huyện như: BVĐK Mường Khương, BVĐK Quảng Xương, BVĐK Mộc Châu, Trung tâm Y tế TP Móng Cái Thực hiện các đẻ tài khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước và các đề tài nghiên cứu đa quốc gia: 03 đề tài cấp Nhà nước, 05 đề tài cấp Bộ đã được phê duyệt, 154
đề tài cấp cơ sở; có nhiều bài báo được đăng trên tạp chí khoa học danh tiếng
Bệnh viện tích cực tham gia giải quyết các vấn để sức khỏe cộng đồng, hàng
năm Bệnh viện đều đi đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bảo dân tộc ít người, trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn khám từ thiện và cấp phát thuốc miễn phí Đây là một
trong những hoạt động nỗi bật của Bệnh viện Năm 2016, Bệnh viện đã triển khai nhiều hoạt động thiện nguyện: Khám chữa bệnh, cắp phát thuốc miễn phí và tặng,
quà cho gần 6000 lượt người tại 12 tỉnh trong cả nước
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tỗ chức bộ máy
Bệnh viện Đại học Y là bệnh viện đa khoa với những chức năng cơ bản:
khám và điều trị bệnh nhân tuyến cuối, đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, tham gia phòng, chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học
Hiện nay bệnh viện có hơn 1000 CBVC là các thầy thuốc là GS, PGS, TS, ThS gồm trên 600 CB cơ hữu, hơn 100 CB kiêm nhiệm và trên 300 CB của Trường Đại học Y Hà Nội tham gia công tác chuyên môn Mỗi một đơn vị đều có một chức năng nhiệm vụ riêng theo sự phân công của Giám đốc và Ban lãnh
đạo Bệnh viện với phương trim đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của
Trang 4021
2.2 Thực trạng tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 2.2.1 Cơ sở pháp lý về tự chủ tài chính củaBệnh viện Đại học Y Hà Nội
Việc thay đổi cơ chế tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL (Nghị định
10/2002/NĐ-CP) được đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị định 43/2006/NĐCP do
Chính phủ ban hành ngày 25/04/2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với DVSNCL va Nghị định 16/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 quy định về cơ
chế tạo lập nguồn tài chính tại ĐVSNCL Nghị định 43 và Nghị định 16 ra đời nhằm
tạo cơ sở pháp lý cho các ĐVSN hoạt động đúng quy định, thể chế hóa việc trả thu
nhập tăng thêm từ kết quả hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công, tạo cơ sở pháp
lý để đơn vị thực hiện công khai, minh bach quan hệ tài chính với NSNN và trong nội bộ cơ quan, đơn vị đồng thời tăng cường phân cấp và mở rộng quyền tự chủ, chủ động
cho đơn vị, khuyến khích đơn vị tăng cường khai thác nguồn thu, sử dụng kinh phí tiết
kiệm, hiệu quả, giảm bao cấp từ NSNN Đề triển khai thực hiện tốt hai Nghị định trên,
Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn sau:
'Nghị định số 85/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2012 về cơ
chế hoạt động, cơ chế tài tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lậi
Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND về ban hành bảng giá một số dịch vụ khám chữa bệnh; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 2.2.2 Cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài chính Nguồn tài chính đầu tư cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng giống như các đơn vị SNCT khác, bao gồm:
* Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:Kinh phí bảo đảm hoạt động
thường xuyên và kinh phí không thường xuyên;
*/ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm: Thu phí, lệ phí; thu dịch vụ khám