1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản lý tài sản công tại KBNN Sơn La

140 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 29,2 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Công tác quản lý tài sản công tại KBNN Sơn La là hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề cơ bản về quản lý tài sản công trình cơ quan hành chính nhà nước; phân tích thực trạng và đánh giá ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước Sơn La; đề xuất một số giải pháp và đưa ta kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc nhà nước Sơn La.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN — SBM CAR NGUYEN THI QUYNH ANH 2020 | PDF | 139 Pages buihuuhanh@gmail.com CONG TAC QUAN LY TAI SAN CONG TAI KBNN SON LA CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MA SO: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN HỮU TÀI

Hà Nội, năm 2020

Trang 2

cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

TÁC GIÁ L

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

ĐỂ hoàn thành chương trình dao tao Thạc sỹ và viết luận văn này, tôi đã nhận

được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tân tình của Quý Thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, cô giáo

“Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt

thời gian học tập vừa qua

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Hữu Tài đã trực tiếp

hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Sơn La đã

tạo điều kiện giúp đỡ tôi điều tra, khảo sát để có số liệu, tài liệu viết luận văn

Xin tran trong cam on /,

TÁC GIÁ LUẬN VAN

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MUC CAC CHU VIET TAT DANH MUC CAC BANG DANH MUC CÁC HÌNH DANH MUC CAC BIEU DO MO DAU Chuong 1: LY LUAN VE QUAN LY TAI SAN CONG TRONG CO QUAN HANH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1 Một số vấn đề chung về quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nướt 1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm của tài sản công 7

1.1.3 Phân loại tài sản cơng §

1.1.4 Mục tiêu quản lý tài sản công 9

1.1.5 Nguyên tắc quản lý tài sản công, "

1.1.6 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài sản công "1

1.1.7 Trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý tài sản

công 12

1.1.8 Phân cấp trong quản lý tài sản công l3

1.1.9 Tiêu chuẩn, định mức trong quản lý tài sả 3 1.2 Nội dung quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước 14

Trang 5

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính

nhà nước 22

1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 2222:22:222222221221.czsrrecrse.22

1.3.2 Nhóm nhân tổ khách quan 24

1.4 Kinh nghiệm quản lý tài sản công và bai hgc kinh_nghigm cho Kho bac

Nha nước Sơn La 25

ản công của một số Kho bạc Nhà nước tỉnh 25

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý

1.4.2 Bài học kinh nghiệm quản lý tài sản công cho Kho bạc Nhà nước Sơn La

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TAI KHO BAC NHA

NUOC SON LA 28

2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Sơn La, tổ chức bộ máy quản lý tài sin công và tình hình tài săn công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La 28 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ

của Kho bạc Nhà nude Son La nnn DS

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Son La 30

2.1.3 Tình hình tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La Ko -32 nước Sơn 34 2.2.1 Phân cấp trong quản lý tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La 34 2.2 Thực trạng về công tác qt Li tài sẵn công tại Kho bạc N

2.2.2 Chấp hành quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại

Kho bạc Nhà nước Sơn La 35

2.2.3 Quân lý quá trình hình thành tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La 41 2.2.4 Quin lý quá trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại Kho

bạc Nhà nước Sơn La 53

2.2.5 Quan lý quá trình xử lý, kết thúc tài sản công tại Kho bac Nhà nước Sơn

" sonnet SA

2.2.6 Hach toan, kiểm kê, báo cáo, công khai tài sản công tại Kho bạc Nhà

UGE SOM LA nnn a)

2.2.7 Kiểm tra, thanh tra quá trình quản lý, sử dụng tài sản công 65

Trang 6

2.3.2 Han ché trong quản lý tài sản công tai Kho bạc Nhà nước Sơn La 70 2.3.3 Yếu tổ tạo nên thành công và nguyên nhân của hạn chế 74

Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI

SAN CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SON LA DEN NAM 2023 79 3.1 Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước và định hướng công tác quản lý tài sản công của hệ thống Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước Son La 79

3.1.1 Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước và định hướng công tác quản lý tải sản công của hệ thống Kho bac Nha nude nnn TD 3.1.2 Định hướng công tác quản lý tài sản công của Kho bạc Nhà nước Sơn La

80

3.2 Một số pháp hồn thiện cơng tác qì

'Nhà nước Sơn La lý tài sản công tại Kho bạc 81 3.2.1 Nâng cao hiệu quả triển khai tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về

quan ly tai san công - oneness

3.2.2 Cải tiền quy trình quản lý tài sản cơng 83

3.2.3 Hồn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý tài sản công 92

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT

Từ viết tắt

Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

COHCNN Co quan hành chính nhà nước

HSDT Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

Trang 8

Bảng 2.1 Chấp hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc Bảng 2.2 Chap hành tiêu chuẩn, định mức tài sản khác

Bang 2.3 Tài sản được giao bằng hiện vật cho Kho bạc Nhà nước Sơn La

Bang 2.4 Thực hiện dự toán mua sắm, sửa chữa tài sản công

Bảng 2.5 Công tác đấu thầu tại Kho bạc Nhà nước Sơn La Bang 2.6 Thanh ly

sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La Bảng 2.7 Tài sản công đã hết hạn sử dụng chưa thanh lý

Bảng 2.8 Điều chuyển tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

Bang 2.9 Tinh hao mòn tài sản cố định tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

DANH MỤC CÁC HÌN

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Sơn La

Hình 3.1 Quy trình quản lý tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ

Biéu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

Trang 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

— SBM CAR

NGUYEN THI QUYNH ANH

Trang 10

quan hành chính nhà nước, để đảm bảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 phát huy được hiệu quả trong thực tiễn; cũng như định hướng của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công và xuất phát

từ những hạn chế, bắt cập trong thực tiễn quản lý

tác giả đã lựa chọn đề tải “Công tác quản lý tài sản công tại KBNN Sơn La” ¡ sản công tại KBNN Sơn La, 2 Mục đích nghiên cứu

~ Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề cơ bản về quản lý tài sản công trong

cơ quan hành chính nhà nước

~ Phân tích thực trạng và đánh giá ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý

tai sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

~ Đề xuất một số giải pháp và đưa ra kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý

tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ~ Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tài sản công

~ Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Tìm hiểu số liệu và tình hình thực tế từ năm 2017 đến

năm 2019; Các giải pháp và kiến nghị hướng tới năm 2023

+ Về không gian: Nghiên cứu tại Cơ quan KBNN Sơn La và các KBNN

huyện trực thuộc

+ Về nội dung: Là tài sản công như đắt, nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện

vận tải, máy móc trang thiết bị do KBNN Sơn La quản lý và sử dụng 4 Phương pháp nghiên cứu

“Trên cơ sở lý luận phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lé Nin và tư tưởng Hỗ Chí Minh, tác giả sử dụng các

phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài là: Phương pháp thống kê, phương

Trang 11

thập thông tin, đữ liệu thứ cắp từ các nguồn báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán

tình hình quản lý, sử dụng tài sản của KBNN Sơn La; tác giả còn thực hiện khảo

sát, phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua

tra bằng phiếu hỏi trắc nghiệm đối với

37 cán bộ đảm nhận nhiệm vụ quản lý tài sản công tại KBNN Sơn La trong thời

gian tháng 01 năm 2020

§ Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, dé tai được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:

Chương 1 Lý luận về quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước Chương 2 Thực trạng quản li tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

Chương 1 - LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG

'TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1 Một số vấn đề chung về quản lý tài sản công trong cơ quan hành

chính nhà nước

Trong nội dung 1.1, luận văn đã trình bày tông quan về quản lý tài sản công

trong cơ quan hành chính nhà nước bao gồm các khái niệm tài sản công, cơ quan

hành chính nhà nước và quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước; các đặc điểm của tài sản công, các quan điểm phân loại tài sản công; mục tiêu và

nguyên tắc quản lý tài sản công; trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước

trong quản lý tài sản công; phân cấp trong quản lý tài sản công; tiêu chuẩn định mức

trong quản lý tài sản công

1.2 Nội dung quản lý tài sẵn công trong cơ quan hành chính nhà nước 1.2.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản công

1) Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao

2) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ Ngân sách Nhà nước, nguồn

Trang 12

3) Thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công

1.2.2 Quản lý quá trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công

1) Xây dựng quy chế quản lý tài sản công

2) Quản lý quá trình sử dụng tài sản công

3) Quản lý quá trình sửa chữa, bảo dưỡng tài sản 1.2.3 Quản lý quá trình xử lý, kết thúc tài sản công

Tài sản công được xử lý theo các hình thức: Thu hỏi, điều chuyển, bán, sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng

công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mắt, bị hủy hoại và các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật

1.2.4 Hạch toán, kiểm kê, báo cáo tài sản công và công khai tài sản cong

~ Quản lý kê khai tài sản cơng

~ Hạch tốn, kiểm kê tải sản công,

~ Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tải sản công ~ Công khai tài sản công

1.2.5 Kiểm tra, giám sát quá trình quản lý tài sản công

Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước

của cơ quan nhà nước là một trong những công cụ không thể thiếu để đảm bảo kỷ

cương, kỷ luật và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng tài sản công 1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý án công trong cơ quan hành chính nhà nước 1.3.1 Nhóm nhân tổ chủ quan

~ Công tác điều hành, triển khai và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý tài sản công của Nhà nước tại CQHCNN

Trang 13

iv

~ Quy trình quản lý tài sản công của CỌHCNN ~ Khả năng ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật

~ Quy mô và mục tiêu, định hướng phát triển, hiện trạng cơ sở vật chất và

nguồn lực tài chính của CQHCNN

1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan

~ Chính sách và cơ chế của Nhà nước về công tác QI.TS công

~ Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về tài sản công

~ Môi trường kinh doanh và tình hình phát triển kinh tế - xã hội

1.4 Kinh nghiệm quản lý tài sản công và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Sơn La

Đề tài đã trình bày kinh nghiệm quản lý tài sản công tại KBNN Lào Cai và

KBNN Vĩnh Phú và rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho KBNN Sơn La

Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LY TAI SAN CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SON LA

2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Sơn La, tổ chức bộ máy quản lý

sản công và tình hình tài sẵn công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

3.1.1 Quá trình hình thành phát triễn, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm

vụ của Kho bạc Nhà nước Sơn La

Trong nội dung này, luận văn đã nêu sơ lược quá trình hình thành và phát

triển; cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Sơn La cũng như chức năng, nhiệm vụ của KBNN cấp tỉnh theo quy định của Bộ Tài chính

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La Luận văn đã nêu mô hình quản lý tài sản tại KBNN cấp tỉnh trong giai đoạn

nghiên cứu

2.1.3 Tình hình tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

Luận văn đã khái quát về tình hình và cơ cấu tài sản công của KBNN Sơn

La, trong đó, làm nỗi bật các tài sản chuyên dùng phục vụ chức năng nhiệm vụ của

Trang 14

Theo mơ hình kế tốn nội bộ tập trung tai KBNN tinh tir nam 2015, KBNN

Sơn La đã thực hiện theo hình thức đầu tư xây dựng, mua sắm tại KBNN tỉnh,

không phân cấp cho KBNN huyện; sau khi hoàn thành công tác đầu tư, mua sắm

mới bản giao cho KBNN huyện quản lý, sử dụng

Đối với công tác xử lý tài sản công bằng thức thanh lý, sau khi Giám

đốc ban hành Quyết định thanh lý, giao cho KBNN các huyện tự tổ chức thanh lý

2.2.2 Chấp hành quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

“Trên cơ sở bảng số liệu 2.1, 2.2 về hiện trạng tài sản công của KBNN Sơn La và đối chiếu với tiêu chuẩn định mức quy định, luận văn đã phân tích tình hình chấp

hành tiêu chuẩn, định mức trụ sỡ làm việc, xe ô tô, MMTB tại KBNN Sơn La

2.2.3 Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La 2.2.3.1 Tài sản được giao bằng hiện vật cho Kho bạc Nhà nước Sơn La

Hàng năm, KBNN cấp tỉnh lập nhu cầu về số lượng đối với các tài sản được cấp bằng hiện vật gửi KBNN cùng kỳ với hồ sơ lập dự toán năm, sau khi nhu cầu

được duyệt cùng với kế hoạch dự toán năm, KBNN tổ chức mua sắm và bàn giao cho các đơn vị sử dụng Bảng số liệu 2.2 phản ánh tình hình tiếp nhận tài sản được

cấp tại KBNN Sơn La

2.2.3.2 Tài sản hình thành qua đầu tư xây dựng, mua sắm

Bảng số liệu 2.4 phản ánh tình hình thực hiện dự toán đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công tại KBNN Sơn La

1) Lập dự toán mua sắm, sửa chữa tài sản công

Công tác lập kế hoạch dự toán hàng năm tại KBNN Sơn La về cơ bản thực

hiện đúng theo quy định của Luật NSNN và trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức tài sản

hiện hành; dự toán được lập chỉ tiết theo từng nội dung, chủng loại tài sản, thuyết

ng tác lập dự toán là được KBNN phê duyệt từ 90-95%

Trang 15

vi

2) Chap hanh dy toan mua sam, sita chifa tài sản công

Tir bing 2.4 cho thấy cơ cấu mua sắm chưa được hợp lý, chủ yếu còn tập

trung vào MMTB chuyên dùng, MMTB dùng chung; đối với MMTB văn phòng

phổ biến qua các năm chưa được trang bị mới

'Việc mua sim tai sản những năm qua mới áp dụng hình thức LCNT từ chỉ

định thầu đến chào hàng cạnh tranh Tỷ lệ giải ngân hàng năm khá cao (từ 97% -

98%) va đạt giá trị 100% các hợp đồng mua sắm, tông số kinh phí tiết kiệm qua đầu thầu mua sắm trong 3 năm là là 156 triệu đồng, chiếm 4,5%

'Qua nghiên cứu thấy rằng việc thực hiện quy trình thủ tục mua sắm tài sản còn vấn đề tồn tại: HSMT của một số gói thầu vẫn còn mắc các sai sót gây hạn chế sự tham gia của nhà thầu và tính công bằng, cạnh tranh của quá trình đấu thầu Một

số hợp đồng chưa áp dụng đúng mẫu theo quy định, chưa đảm bảo chặt chẽ, cụ thể

tại các điều khoản bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo hành và phạt vi phạm Về tổng,

thể, công tác lập hỗ sơ, thủ tục mua sắm tài sản công còn thiếu sự logic, nhất quán,

có lúc có việc chưa đúng trình tự và thời gian quy định

“Theo số liệu bảng 2.5 về tình hình thực hiện công tác đấu thầu cho thấy số lượng gói thầu chào hàng cạnh tranh đã tăng qua các năm, tuy nhiên việc đấu thầu

qua mạng còn rất hạn chế, năm 2017 và năm 2018 tỷ lệ thực hiện là 0% 3) Cơng tác quyết tốn tài sản hình thành qua mua sắm

Số liệu tại bảng số 2.4 cho thấy, tài sản công hình thành qua đầu tư mua sắm

của KBNN Sơn La đã được quyết toán theo quy định, tỷ lệ quyết toán là 100% 2.2.4 Quản lý quá trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

Quá trình sử dụng, khai thác, bảo dưỡng tài sản tại KBNN Sơn La được thực hiện trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước về QLTS công và cơ bản

là dựa trên quy chế quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị

KBNN các huyện khơng trực tiếp hạch tốn nên thiếu sự quan tâm đến việc

Trang 16

kiểm tra tải sản định ky không được thực hiện nghiêm túc; việc sửa chữa tài sản tập trung vào xe ô tô và máy phát điện, chưa bố trí kinh phí hợp lý để sửa chữa, nâng cấp các tài sản khác 2.2.5 Quản lý quá trình xử lý, kết thúc tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La Công tác xử lý tài sản công tại KBNN Sơn La chủ yếu áp dụng hình thức thanh lý và điều chuyển tài s

Bảng số liệu 2.6 cho thấy việc thanh lý tài sản công đã được KBNN Sơn La

quan tâm thực hiện theo định kỳ hàng năm; tuy nhiên số lượng tài sản thanh lý chưa

nhiều, chưa kịp thời dẫn đến tình trạng nhiều tài sản hết hạn sử dụng, cũ, hỏng đã

đủ điều kiện thanh lý nhưng chưa được đưa vào danh mục thanh lý (bảng 2.7)

Đối với điều chuyển tài sản ra ngoài hệ thống, KBNN Sơn La đã thực hiện

theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN đảm bảo đúng quy trình và thủ tục quy định Trong phạm vi nội bộ đơn vị, KBNN Sơn La chưa áp dụng triệt để hình thức điều chuyển tài sản, vẫn còn tình trạng có bộ phận vượt tiêu chuẩn định mức, dư thửa tài

sản, trong khi bộ phận khác thiếu tài sản sử dụng

2.2.6 Hach toán, kiém kê, báo cáo, công khai tai sin cong tai Kho bac Nha nước Son La

2.2.6.1 Lập hỗ sơ và kê khai tài sản

Qua nghiên cứu cho thấy việc lập hồ sơ tài sản của KBNN Sơn La từ năm

2018 trở lại đây tương đối đầy đủ, trật tự sắp xếp chứng từ logic và thống nhất; tuy

nhiên giai đoạn trước đó còn chưa đồng bộ, khoa học 2.2.6.2.Thống kê, kế toán tài sản công

'Về cơ bản, tài sản công của KBNN Sơn La được thống kê, kế toán kịp thời,

đầy đủ theo quy định của pháp luật Tuy nhiên còn một số hạn chế như việc hạch

toán tăng nguyên giá tài sản đối với tài sản sửa chữa thường xuyên, không thay đổi tính năng sử dụng là chưa đúng quy định

2.2.6.3 Tính hao mòn tài sản

Trang 17

viii

về cơ bản đã thực hiện đúng quy định của nhà nước, tuy nhiên còn một số hạn chế như nhập sai giá trị còn lại của tài sản điều chuyền, nhập sai phân loại tài sản dẫn đến sai tỷ lệ hao mòn

3.2.6.4 Kiểm kê, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tài sản công

Kiểm kê và báo cáo tài sản công tại KBNN Sơn La về cơ bản đã thực hiện đúng quy trình, thời gian quy định Tuy nhiên, một số KBNN huyện còn hiện tượng

kiểm kê tài sản mang tính hình thức, nhiều tài sản không được dán tem kiểm kê

2.2.6.6 Công khai quá trình quản lý, sử dụng tài sản công,

KBNN Sơn La đã thực hiện nghiêm túc công tác công khai quá trình quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định

2.2.7 Kiểm tra, thanh tra quá trình quản lý, sử dụng tài sản công

Công tác kiểm tra, thanh tra quá trình quản lý, sử dụng tài sản công tại

KBNN Sơn La được thực hiện thơng qua các đồn kiểm tra của KBNN, Bộ Tài chính, cơ quan kiểm toán, Phòng Thanh tra của KBNN cấp tỉnh và công tác tự kiểm

tra nội bộ của bộ phận quản lý tài sản, tài vụ

2.2.8 Tổ chức nhân sự quản lý tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La Cán bộ làm công tác quản lý tài sản tại KBNN Sơn La đều là cán bộ kiêm

nhiệm, chưa có điều kiện bố trí cán bộ chuyên trách vẻ tài sản, thường xuyên thay đổi nhân sự, mỗi người đảm nhận một thời gian ngắn Bên cạnh đó, nhiều cán bộ

chưa được tham gia tập huắn, đào tạo và còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên không có thời gian nghiên cứu vì vậy thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm

vững văn bản chế độ của nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La 2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản Ij tai sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

Nhìn chung, công tác QLTS công tại KBNN Sơn La đã đạt được những kết :Cơi

quả nhất định, về tổng thẻ đáp ứng được các mục tiêu quản lý tài sản công đề

bản đã tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật; tăng

Trang 18

Về quản lý quá trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công: Đã xây

dựng và áp dụng quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, hình thành bộ máy quản lý

tài sản từ KBNN tỉnh đến huyện

~ Về quản lý quá trình xử lý kết thúc tài sản công: Công tác xử lý tài sản

công được KBNN Sơn La thực hiện định ky, đúng phân cấp, tuân thủ đúng các quy

định hiện hành về thời gian và trình tự, thủ tục Số tiền thu được từ xử lý tài sản

công sau khi trừ đi chỉ phí được nộp vào NSNN theo đúng quy định

Vé hạch toán, kiểm kê, báo cáo tài sản công và công khai tài sản công: Bước đầu hình thành được cơ sở dữ liệu về tai sản cơng; tổ chức hạch tốn, kiểm kê ghỉ chép sản một cách có hệ thống về số lượng và giá trị; theo dõi, tính giá trị hao mòn tài sản và thực hiện kê khai, báo cáo công khai tài sản công theo đúng quy định của pháp luật

2.3.2 Hạn chế trong quản lý tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

~ Về chấp hành các quy định vẻ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công:

Một số ít MMTB văn phòng phổ biến, MMTB chuyên dùng cho công tác kho quỹ

còn vượt định mức quy định hiện hành

Về quản lý quá trình hình thành tài sản công:

~ Quá trình tiếp nhận tài sản từ KBNN cấp chưa được hạch toán kịp thời, chưa khớp đúng thời điểm giữa việc tiếp nhận tài sản bằng hiện vật và nhận quyết

định cấp tài sản, hạch toán trên chương trình quản lý tài sản

~ Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán mua sắm:

+ Việc mua sắm tài sản của KBNN Sơn La những năm qua mới áp dụng hình

thức lựa chọn nhà thầu từ chỉ định thầu đến chào hàng cạnh tranh, chưa áp dụng

hình thức đấu thầu rộng rãi

+ Việc thực hiện quy trình thủ tục mua sắm tài sản còn có hạn chế nhất định

Trang 19

+ Việc đấu thầu qua mạng còn rất hạn chế

~ VỀ quản lý quá trình khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công: Một

'KBNN huyện thiếu quan tâm đến việc quản lý tài sản, không lập số theo dõi với các

tài sản phải thường xuyên định ky kiểm tra, bảo dưỡng như ô tô, máy phát điện, máy photocopy, ; nhiều tải sản chưa được khai thác hết công suất sử dụng, còn tai sản hỏng không sử dụng được chưa lập phương án sửa chữa kịp thời hoặc thanh lý

Về quản lý quá trình xử lý, kết thúc tài sản công tại KBNN Sơn La: Còn tình

trạng nhiều tài sản đã đủ điều kiện thanh lý như hết hạn sử dụng, cũ, hỏng nhưng

chưa được rà soát, đưa vào danh mục thanh lý dẫn đến vượt tiêu chuẩn định mức, không thể lập nhu cầu mua sắm mới để thay thé

~ Vê hạch toán, kiểm kê, báo cáo, công khai tài sản công: Việc lập hồ sơ theo

di, quan lý lịch sử hình thành và biến động tài sản thời điểm trước năm 2016 chưa

khoa học, số liệu trên chương trình QLTSTC thiếu chính xác; nhiều tài sản công

không được dán tem tài sản, công tác kiểm kê được triển khai thủ công nên thiếu

chính xác, tiêu tốn nhiễu thời gian và công sức

2.3.3 Yếu tố tạo nên thành công và nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1 Yếu tố tạo nên thành công

Do những yếu tố Khách quan và Chủ quan

2.3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế

1) Chủ quan

AMột là, công tác triển khai cơ chế chính scáh

quản lý tải sản công chưa

thường xuyên, kịp thời, còn sơ sài, hình thức và không có trọng tâm, trọng điểm

Hai là, tỗ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài sản công

chưa đáp ứng yêu cầu

Ba là, chưa áp dụng hiệu quả một quy trình quản lý tài sản công mang tính

hệ thống, khoa học, chuyên nghiệp và có sự liên kết giữa các công việc

Trang 20

Năm là, công tác tự kiểm tra, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý tài sản

công còn nhiều

2) Khách quan

.Một là, trong giai đoạn 2017-2019, hệ thống văn bản chế độ về công tác quản

cập, chưa được quan tâm thực hiện nghiêm túc, triệt để

lý tài sản ban hành mới khá nhiều và thay đổi liên tục nên việc cập nhật, thực hiện

có hiệu quả cần có thời gian và kinh nghiệm nhất định

Hai là, hệ thông cơ sở dữ liệu về QLTS công đã nâng cấp nhưng vẫn chưa

đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, nhiều mẫu biểu trên chương trình QLTSTC:

chưa được thay đổi để phù hợp với chế độ mới

Ba là, Sơn La là tỉnh miền núi khó khăn về kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao

thông, thời tiết khắc nghiệt, trình độ của các nhà trên địa bàn còn hạn chế cũng

có tác động đến chất lượng, độ bền của tài sản và chi phí vận chuyển hàng hóa cao

Chương 3 - MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUAN LY TAI SAN CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SƠN LA

ĐẾN NĂM 2023

3.1 Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước và định hướng công tác

sản công của hệ thống Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước

Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước và định hướng công tác quản lý tài sản công của hệ thng Kho bạc Nhà nước

Đề tài trình bày chiến lược phát triển của KBNN tới năm 2025 sẽ trở thành

một Kho bạc số” hoàn thiện trên mọi phương diện

Mục tiêu cụ thể về quản lý tài chính nội ngành của hệ thống KBNN được

định hướng là: Quản lý và sử dụng chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn kinh

phí, tài sản nội ngành, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ; tập trung đầu tư và triển khai dứt điểm, trụ sở làm việc và giao dịch của các đơn vị KBNN

đều được đầu tư đồng bộ, cơ bản đảm bảo diện tích và điều kiện làm việc theo các

Trang 21

xii

3.1.2 Định hướng công tác quản lý tài sản công của Kho bạc Nhà nước Sơn La

Thứ nhắt, tỗ chức phổ biến, quán triệt và triển khai có hiệu quả Luật quản lý,

sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 và các văn bản hướng dẫn

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong hệ thống KBNN gắn

với cơ chế quản lý NSNN,

Thứ ba, bỗ trí công tác quản lý tài sản phù hợp với tổ chức bộ máy và nâng

cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài sản

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phô biến, trao đổi cập nhật thông

tin, kiến thức để các đơn vị nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác

quản lý, sử dụng tài sản công

Thứ năm, ứng dụng khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin công nghệ sẵn

có dé phục vụ công tác quản lý tài sản công, trọng tâm là Chương trình QLTSTC Thứ sáu, hồn thiện cơng tác tự kiểm tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện kip

thời và ngăn chặn rủi ro trong công tác QLTS

3.2 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý, sử dụng tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

3.2.1 Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về quản

ý tài sản công

Mot Id, tăng cường phố biến quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức các

văn bản mới ban hành về lĩnh vực QL.TS công của nhà nước

Hai là, tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại KBNN

Sơn La

.Ba là, trên cơ sở Luật quản lý, sử dụng tài sản công và hướng dẫn của Bộ,

ngành, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý, sử dụng các tài sản lớn như

xe ô tô, máy phát điện, máy photocopy, hệ thống camera giám sát, hệ thống báo động, báo cháy tại đơn vị

3.2.2 Cải tiễn quy trình quản lÿ tài sản cong

Trang 22

Tác giả đề xuất thực hiện quy trình quản lý tài sản công theo mô hình tại sơ đồ hình 3.1 Quy trình đề xuất ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn làm nỗi bật được các

nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện mối quan hệ và thứ tự thực hiện của các nội dung công

việc qua đó giúp cán bộ QLTS công tiến hành công việc một cách đầy đủ, tuần tự

trên cơ sở chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước

3.2.2.2 Cải tiến công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí mua

sắm, sửa chữa tài sản công

‘Tac giả đề xuất quy trình thực hiện đối với các gói thầu áp dụng 03 hình thức

LCNT dang va sẽ được áp dụng phổ biến tại KBNN Sơn La theo phụ lục 03: ~ Gói thầu áp dụng hình thức chao hàng cạnh tranh rút gọn có giá gói thầu dưới 200 triệu đồng, phương thức một giai đoạn một túi hỗ sơ

~ Gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường có giá gói

thầu dưới 2 tỷ đồng, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

~_ Gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có giá gói thầu dưới 10 tỷ đồng

Để áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng đạt tỷ lệ theo yêu cầu, nhóm tác giả đề xuất quy trình đấu thầu qua mạng để áp dụng tại KBNN Sơn La

3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự quản lÿ tài sản cong

“Xem xét nguồn nhân lực hiện có và lựa chọn cán bộ có năng lực phủ hợp, có tỉnh thần trách nhiệm cao để phân công nhiệm vụ quản lý tài sản

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong chỉ đạo, điều hành

và giám sát công tác QL.TS được giao quản lý, sử dụng; quy định và áp dụng nghiêm chế độ khen thưởng, ky luật, xử lý bồi thường trong QLTS

3.2.4 Đây mạnh ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thong tin trong quản lý tài

sẵn công

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế, phát triển các phần mềm hệ thống hỗ trợ việc kiểm kê và sao lưu, truyền xuất dữ liệu về tài sản cơng ; hồn thiện môi

trường kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin của đơn vi để sẵn sàng triển khai các

Trang 23

xiv

thiết bị phục vụ chương trinh QLTS va hình thành đội ngũ chuyên nghiệp thông qua

tập huấn, đào tạo chuyên sâu nâng cao nghiệp vụ

3.2.5 Giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng tài sản công

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn với phân cấp QLTS Phòng

TVQT phải thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc và và giám sát KBNN các huyện thực hiện

3.3 Kiến nghị

Để góp phần triển khai hiệu quả các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý,

sử dụng tài sản công trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau: ~ Kiến nghị với Chính phủ ~ Kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ~ Kiến nghị với KBNN KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu đề tải *Công tác quản lý tài sản công tại

'KBNN Sơn La”, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài

đã đạt được các nội dung như sau

(1) Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý tài sản công trong CQHCNN,, rút ra bài học kinh nghiệm cho KBNN Sơn La từ việc tìm hiểu cách thức quản lý tài

KBNN tỉnh

sản công của một

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý tài sản công tại KBNN

Sơn La giai đoạn 2017 -2019, từ đó nhận định những kết quả đã đạt được, yếu tố thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế

(3) Đề xuất các giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý tài sản công tại 'KBNN Sơn La, đồng thời, đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ

Trang 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

— SBM CAR

NGUYEN THI QUYNH ANH

CONG TAC QUAN LY TAI SAN CONG

TAI KBNN SON LA

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MA SO: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN HỮU TÀI

Hà Nội, năm 2020

Trang 25

MỞ ĐÀU 1 Tính cắp thiết của đề tài nghiên cứu

Tài sản công là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ bản của quá

trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguôn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát

triển, phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đắt nước Do đó, nhiệm vụ quản lý tài sản công được xác định tầm quan trọng và là mối quan tâm nhiều nhà nghiên cứu,

nhà khoa học Những năm gần đây, cơ chế quản lý tài sản công tại nước ta đã được

chú trọng xây dựng và chỉnh đồn; hệ thống văn bản chế độ về quản lý tai sản công đã được sửa đổi, bỗ sung và tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, trong

đó, nỗi bật là Luật Quán lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018

Trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) nói riêng, quản lý tài sản công

được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động tăng cường cơ sở vật

chất để hiện đại hóa KBNN Tại Quyết định số 430/QĐ-BTC ngày 08/3/3017 của

'Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch phát triển hệ thống KBNN giai đoạn 2017-2020 đã khẳng định rõ “ Quản lý và sử dụng chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu

quả các nguồn kinh phí, tài sản nội ngành, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động

nghiệp vụ; tập trung đầu tư và triển khai đứt điểm để đến năm 2020, trụ sở làm việc

và giao dịch của các đơn vị KBNN đều được đầu tư đồng bộ, cơ bản đảm bảo diện

tích và điều kiện làm việc theo các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính”

KBNN Son La với một khối lượng tài sản công lớn được hình thành từ khi thành lập đến nay gồm trụ sở làm việc, kho tàng, phương tiện vận chuyển, máy móc

trang thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin từ KBNN tỉnh đến KBNN cắp huyện đã được quản lý tương đối phù hợp với chính sách, chế độ Tuy nhiên, công tác

quản lý tài sản công còn bộc lộ khá nhiều hạn chế như: Việc lập kế hoạch mua sắm

tải sản hàng năm chưa chủ động, công tác chấp hành dự toán mua sắm còn một số

bất cập trong quy trình, thủ tục mua sắm, công tác kiểm kê tài sản tại một số đơn vị thiếu chính xác, thống kê xác định tài sản hư hỏng cần thanh lý, hủy bỏ chưa kịp

Trang 26

lộ nhiều khuyết điểm như chưa tích hợp với phần mềm kế toán nội bộ, chưa quản lý

tiêu chuẩn, định mức tải sản

Tir tim quan trọng, tính thời sự của hoạt động quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước, để đảm bảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 phát huy được hiệu quả trong thực tiễn; cũng như định hướng của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công và xuất phát

từ những hạn chế, bắt cập trong thực tiễn quản lý tài sản công tại KBNN Sơn La,

ï sản công tại KBNN Sơn La”

tác giả đã lựa chọn đề tài “Công tác quản lý

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý tài sản công, tại KBNN Sơn La, cụ thể:

~ Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn để cơ bản về quản lý tài sản công trong

cơ quan hành chính nhà nước

~ Phân tích thực trạng và đánh giá ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý

tai sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La

~ Đề xuất một số giải pháp và đưa ra kiến nghị hồn thiện cơng tác quản lý

tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tài sản công ~ Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt thời gian: Tìm hiểu số liệu và tình hình thực tế từ năm 2017 đến năm 2019; Các giải pháp và + Về không gian: Nghiên cứu tại Cơ quan KBNN Sơn La và các KBNN n nghị hướng tới năm 2023 huyện trực thuộc

+ VỀ nội dung: Là tài sản công như đắt, nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện

Trang 27

4 Phương pháp nghiên cứu

“Trên cơ sở lý luận phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật Tịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng các

phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong để tài là: Phương pháp thống kê, phương

pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp Tùy theo từng nội dụng, đề

ài sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp và hiệu quả Bên

cạnh việc thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nguồn báo cáo thống kê, báo

cáo quyết toán tình hình quản lý, sử dụng tài sản của KBNN Sơn La; tác giả còn

thực hiện khảo sát, phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra bằng phiếu hỏi trắc

nghiệm đối với 37 cán bộ đảm nhận nhiệm vụ quản lý tài sản công tại KBNN Sơn

La trong thời gian tháng 01 năm 2020 5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, để tài được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:

Chương 1 Lý luận về quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà

nước

Chương 2 Thực trạng quản If tài sản công tại Kho bạc Nhà nước Sơn La Chương 3 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tài sản công tại

Trang 28

Một số vấn đề chung về quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm tài sản và tài sản công Tài sản công là nguồn lực rất lớn và quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia, nói vẻ tài sản và tài sản công có nhiề điểm khác nhau: Theo từ điển Việt Nam (2008, tr.1096): quan

ài sản là của cải vật chất dùng để

sản xuất hay tiêu dùng Tài sản là mọi giá trị hữu hình hoặc vô hình đem lại lợi ích

thiết thực đối với chủ sở hữu

Định nghĩa của hai tác giả Dagdetter và Stefan Folster (2018, tr 2§) về của

cải công như sau “Của cải công là tổng số tài sản công thuộc quyền sở hữu của nhà nước, cụ thể là: Những tài sản tài chính thuần túy, ví dụ như cổ phần ngân hàng

hoặc quỹ hưu trí; những tài sản công mang tính thương mại thuộc về chính phủ, như

các công ty và bắt động sản có tính thương mại; những tài sản công mang tính phi

thương mại như đường sá; trừ đi những khoản nợ của Chính ph

Tài sản nhà nước trong thực tiễn có phạm vi rất rộng, theo khoản 1, Điều 1

Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 thì tài sản nhà nước bao

gdm trụ sở làm việc va tài sản khác gắn liền với đất, quyền sử dụng đất đối với đất

dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định

Qua phan tich, nghiên cứu các khái niệm vẻ tài sản công cho thấy Luật Quan lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (Điều 3) đã đưa ra khái niệm tải sản công có tính

khái quát, bao hàm đầy đủ nhất, theo đó “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn

Trang 29

phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đâm quốc phòng an ninh

tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cầu hạ tằng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích

công cộng; tài sản được xác lập quyển sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh

nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỳ tài chính nhà nước ngoài ngân

sách, dự trừ ngoại hối nhà nước, đắt đai và các loại tài nguyên khá

Điểm khác biệt lớn nhất của tài sản cơng (thuộc sở hữu tồn dân) và các loại

tài sản khác là vì lợi ích của xã hội, sự tổn tại và chức năng cơ bản của nó là thúc đẩy lợi ích của toàn xã hội, trong khi tài sản tư hữu (thuộc sở hữu riêng) phục vụ lợi ích cá nhân hoặc tài sản chung (thuộc sở hữu chung) là vì lợi ích chung của một

nhóm cộng đồng Ở nước ta, tai sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện thống nhất quản lý và giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy Nhà nước là

chủ thể trực tiếp khai thác, sử dụng tài sản công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ

được Nhà nước giao

1.1.1.2 Khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước và quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nước

Tài sản công là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn của cải của mỗi quốc gia, đòi hỏi cần được quản lý chặt chẽ và khai thác hiệu quả; việc tăng cường

quản lý đối với tài sản công, bảo vệ lợi ích công là hết sức quan trọng cả về ý nghĩa

kinh tế và xã hội

Để nắm được những lý luận cơ bản về QLTS công trong CQHCNN, trước tiên cân tìm hiểu về CQHCNN và hoạt động quản lý là gì

'Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá

nhân) mang quyển lực Nhà nước được thành lập và có thâm quyền theo quy định

của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước CQHCNN là cơ quan nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng hành pháp (quản lý hành chính nhà nước) CQHCNN có những đặc điểm như sau: Mang tính quyền lực Nhà

nước, nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước Thắm quyền của các

Trang 30

‘Theo Richard Winter (2015, tr.S5 ): “Quản lý là việc thực hiện hóa các mục

tiêu của tổ chức theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chị

Theo tir dién tiếng Việt (2008, tr.991): “ Quản lý là trông coi và giữ gin theo lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức”

những yêu cầu nhất định hay tô chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu

cầu nhất định”; “Quản lý nhà nước là tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã

hội theo pháp luật”

Từ những quan điểm trên, có thể hiểu “Quản lý là sự tác động có chủ đích,

có tô chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử

dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu

đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường”

'QLTS công trong các CQHCNN sau khi được Nhà nước đầu tư ban đầu hoặc

cấp đầu tư bỗ sung hàng năm là một bộ phận quan trọng của quản lý Nhà nước,

trong đó Nhà nước đóng vai trò là chủ thé quan lý Theo phân tích ở trên cho thấy,

'QLTS công gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau:

~ Chủ thể quản lý là cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ QLTS công

Theo phân cấp về QLTS thì Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống

nhất quản lý Nhà nước về tài sản công Tiếp theo là các Bộ, UBND các tỉnh, thành

phố, các cơ quan đơn vị

~ Đối tượng quản lý là toàn bộ quá trình hình thành tài sản cho đến khai thác,

sử dụng, bảo dưỡng, sữa chữa và kết thúc tài sản

~ Mục đích quản lý là đảm bảo việc hình thành, quản lý, khai thác, sử dụng,

kết thúc tài sản đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát,

lãng phí nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của các CQHCNN

~ Công cụ quản lý là các cơ chế, chính sách được Nhà nước ban hành bởi các

Trang 31

kế bản vẽ thi công; các chế độ tài chính, kế toán; các tiêu chuẩn định mức; các hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ khác có liên quan

Từ những phân tích trên có thé rút ra kết luận: Quản lý tài sản công trong

các CQHCNN là hoạt động của chủ thể quản lÿ thông qua việc sử dụng các phương, pháp và công cụ quản lý tác động vào đối tượng quản lý là quá trình hình thành, sử

dụng và kết thúc tài sản một cách có hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu và hoạt

động của COHCNN

1.1.2 Đặc điểm của tài sản công

Tài sản công rất phong phú và đa dạng vẻ số lượng, chủng loại, mỗi loại tài

sản có đặc điểm, tính chất, công dụng khác nhau, bao gồm:

~ Đất đai, nhà cửa, công trình, vật kiến trae: Dat, nhà làm việc và các công

trình xây dựng gắn liền với nhà như bể nước, sân, tường rào, cổng ngõ

~ Phương tiện vận tải, truyền dẫn bao gồm: Ơ tơ, xe máy, phương tiện vận tải

đường sắt, đường thuỷ

~ Máy móc, thiết bị quản lý: Máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy chiếu,

máy hủy tài liệu, máy đun nước, máy điều hòa nhiệt độ

~ Thiết bị, dụng cụ quản lý: Bàn ghế làm việc, bản ghế phòng họp, tủ đựng tải liệu ~ Các loại tài sản khác như: Hiện vật bảo tàng, cổ vật, sách, di tích lịch sử, tác phẩm nghệ thuật Tài sản công trong CQHCNN bao gồm nhiều loại tài sản có đặc điểm, tính

chất, công dụng khác nhau và do nhiều cơ quan sử dụng khác nhau, song, chúng đều có những đặc điểm chung sau:

~ Thứ nhất: Tài sản công trong CQHCNN được đầu tư, xây dựng, mua sắm

bằng tiền của NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN

Dai bộ phận tải sản công dùng trong các CQHCNN là những tài sản được

hình thành từ kết quả đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN (thừa kế của thời kỳ trước)

Bên cạnh đó, có những tài sản được hình thành từ nguồn viện trợ khơng hồn

Trang 32

của tài sản đều được ghỉ thu cho NSNN Như vậy, suy cho cùng, các tài sản được

xác lập quyền sở hữu của Nhà nước giao cho các CQHCNN sử dụng vẫn có nguồn ốc hình thành từ NSNN

~ Thứ hai: Sự hình thành và sử dụng tải sản công phải phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ của từng CQHCNN Tài sản công chính là cơ sở vật chất để phục

vụ hoạt động của các cơ quan, mà hoạt động của mỗi cơ quan nhằm để thực hiện

chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của mình Do vậy, sự hình thành và sử dụng

tài sản công trong các CQIICNN có quan hệ gắn bó mật thiết với chức năng, nhiệm

vụ của từng cơ quan; số lượng tài sản công ở CQHCNN, đặc biệt là trụ sở làm việc,

phương tiện giao thông vận tải phục vụ đĩ lại, các trang thiết bị máy móc và phương

tiện làm việc, phụ thuộc vào cơ cấu tô chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức,

viên chức của từng cơ quan, đơn vị

~ Thứ ba: Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản công không thu hồi được

trong quá trình sử dụng Khác với doanh nghiệp kinh doanh, tài sản công trong các

'CQHCNN chủ yếu là những tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất, không

thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; trong quá trình sử dụng không tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để đưa ra thị trường; do đó, không chuyển giá trị bị hao mòn vào giá thành của sản phẩm hoặc chỉ phí lưu động

1.1.3 Phân loại tài sản công

Tai sản công trong CQHCNN cũng được phân loại dựa trên những tiêu thức khác nhau, song nhìn chung có các cách phân loại phổ biến sau day:

Cách thứ nhất: Dựa vào đặc điểm, tính chất, giá trị, thời gian hoạt động của tài sản, người ta chia thành: TSCĐ và tài sản khác hoặc bắt động sản và động sản Trong,

TSCD, theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình

Cách thứ hai: Theo nguồn gốc để hình thành nên tài sản công, người ta chia

Trang 33

nguồn vốn khác

Cách thứ ba: Dựa vào đặc điểm, công dụng của tài sản, người ta chia thành

~ Trụ sở làm việc gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng khác gắn liễn với

đất đai, các tài sản khác gắn liền với đất đai Đây là những tài sản có giá trị lớn và

sử dụng trong nhiều năm hay vĩnh viễn không mắt đi Tài sản loại này thường có nguồn gốc do lịch sử để lại hoặc đầu tư mới với thời gian đầu tư dài, kinh phí lớn

~ Phương tiện vận tải gồm: xe ô tô phục vụ công tác và các phương tiện vận

tải khác Đây là những tải sản có giá trị khá lớn, cần thiết trong công việc hàng

ngày Giá trị hao mòn hàng năm, thời gian sử dụng ngắn hơn nhóm TSCĐ là trụ sở làm việc

~ Máy móc, trang 1

bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác: đây là

nhóm tài sản rất đa dạng tủy thuộc vào từng cơ quan, đơn vị

Cách thứ ne: Trong thực tiễn, dé QLTS va thuận tiện trong theo dõi, hạch toán, người ta áp dụng đồng thời các cách trên đây, cụ thể như sau:

~ TSCĐ: bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình Trong đó, TSCĐ hữu

hình gồm: trụ sở làm việc (bat động sản); phương tiện vận tải; máy móc, trang thiết

bị; phương tiện làm việc và các tài sản khác TSCĐ vô hình bao gồm: Giá trị quyền

sử dụng đất; bản quyền; phần mềm và các TCS vô hình khác

~ Công cụ lâu bền (không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ) Đó là tài sản có giá trị

nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc có đặc điểm đặc biệt, không đảm bảo các điều

kiện theo tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ

1.1.4 Mục tiêu quản lý tài sản công

Mỗi một hoạt động quản lý của Nhà nước có thể tác động lên những đối

tượng khác nhau hoặc được thực hiện bằng những phương thức khác nhau nhưng

đều có những mục tiêu được xác định trước, hướng tới sự phát triển, ôn định và hiệu

quả Dựa trên muc tiêu của hoạt động quản lý để đo lường và đánh giá kết quả hoạt

Trang 34

,Một là, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí và khai thác hiệu quả nguồn tài

sản công của Nhà nước Theo đó, các cơ quan nhà nước phải phát huy chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công để buộc mọi tổ chức, cá nhân được giao

quyền sử dụng tài sản công phải bảo tồn, phát triển nguồn tài sản công và sử dụng

tải sản công theo quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, đúng mục đích, tiết

kiệm, và có hiệu quả nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ được mơi

trường, hồn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao

Hai là, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định Nhà nước phải thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các quá trình hình thành, sử dụng, khai thác và xử lý tài sản công Nói một cách khác, người được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công phải thực hiện theo ý chí của Nhà nước (người đại diện chủ sở hữu tài sản công) Do tài sản công được phân bổ và giao cho các

cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân trên khắp

cả nước trực tiếp quản lý sử dụng Vì vậy, nếu Nhà nước không tô chức quản lý tài sản công theo một cơ chế, chính sách, chế độ thống nhất sẽ gây ra tình trạng tùy tiện

trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, sử dụng, điều chuyển, xử lý kết

thúc tài sản công; cá biệt là vấn đề sử dụng tài sản sai mục đích được giao, tư lợi

vào việc riêng, sử dụng tài sản lăng phí, kém hiệu quả, làm thất thoát và giảm bớt

nguồn lực tài sản công

Ba la, dap ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính

nhà nước, gắn với yêu cầu tai trang bi tai sản công đi liền với hiện đại hóa đất nước

Nhà nước thực hiện quản lý tài sản công cũng chính là thực hiện quyền sở hữu tài

sản; trong đó đặc biệt là quyền định đoạt đối với tài sản công bao gồm: quyền đầu tư

xây dựng, mua sắm, điều chuyên, xử lý tài sản .những quyền này được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với thị trường gắn với định hướng của Nhà nước trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước Quản lý tài sản công phải hướng tới mục tiêu phục vụ thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước Nếu

nhiệm vụ tăng lên hoặc có sự thay đổi thì tài sản công phải thay đổi để đáp ứng, qua

Trang 35

"

nhà nước, tạo sự tôn nghiêm và lòng tin đối với công dân và quốc tế

1

Nguyên tắc quản lý tài sản công

M6t là, mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử

dụng và các hình thức trao quyền khác cho CQHCNN theo quy định của pháp luật

Hai là, tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý , khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài

sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai , hoa hoạn vả nguyên nhân bắt khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật

Ba là, tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghỉ nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật

Bắn là, tài sản công phục vụ công tác quản lý _, cung cấp dịch vụ công „ bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm,

hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật

Nam là, việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ

chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật

Séu là, việc quản lý, sử dụng tai sản công phải được thực hiện công khai,

minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lăng phí, phòng, chống tham nhũng

.Báy là, việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát thanh tra, kiểm tra,

kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý , sử dụng tài sản công phải

được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật

1.1.6 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài sản công

Mức độ tuân thủ chấp hành và hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước

về QLTS công Thể hiện ở việc triển khai tô chức thực hiện cơ chế chính sách vào

thực tiễn có khoa học, hợp lý, đúng lúc, kịp thời và đáp ứng được mục tiêu quản lý hay không? Tài sản công có được sử dụng đúng mục đích, công năng, đối tượng,

Trang 36

Tính kinh tế, hiệu quả và công suất sử dụng tài sản công, những lợi ich thu được từ việc khai thác tài sản công Ví dụ như, trong một giới hạn nhất định về chỉ phí thời gian, nhân lực, ngân sách đã thực hiện đầu tư mua sắm được những tài sản

công có chất lượng như thế nào, có phủ hợp với nhu cầu hay không? Hoặc, tài sản

công được quản lý và khai thác một cách tiết kiệm, hiệu qua hay là bị sử dụng thất thoát, lăng phí, dư thừa

Mức độ bao quát nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng những yêu cầu cần thiết về cơ sở vật chất dé cơ quan, đơn vị hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được giao

Hiện trạng tài sản công có phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy, quy mô hoạt động và mục tiêu, định hướng phát triển trong từng thời kỳ của đơn vị sử dụng hay không 1

sẵn công

Trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý tài

'CQHCNN được giao quản lý, sử dụng tài sản công có các quyền

~ Sử dụng tài sản công phục vu hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

~ Thực hiện các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản công

được giao theo chế độ quy định;

~ Được Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; ~ Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật,

~ Quyền khác theo quy định của pháp luật

'CQHCNN được giao quản lý, sử dụng tài sản công có n

~ Bảo vệ, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chu:

bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;

~ Lập, quản lý hồ sơ tài sản cơng, kế tốn, kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về kế toán;

~ Báo cáo và công khai tài sản công theo quy định của Luật quản lý, sử dụng

tài sản công;

Trang 37

l3

~ Giao lại tài sản công cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thâm quyền:

~ Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của CQHCNN có thẩm quyển; giám

sát của cộng đồng, cán bô, công chức, viên chức và Ban thanh tra nhân dân trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật

1.1.8 Phân cấp trong quản lJ tài sản công

Phân cấp trong QLTS công là việc chuyển giao, phân định phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ chỉ đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của cơ quan

cấp trên cho cấp dưới trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản hoặc trang cấp tài sản nhằm nâng cao hiệu quả QLTS công trong

cơ quan nhà nước

Nội dung phân cấp QLTS công gồm:

~ Phân cấp, ủy quyền về thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tai sản công trong cơ quan nhà nước

~ Phân cấp, ủy quyền về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản công ~ Phân cấp, ủy quyền về sử dụng nguồn vốn, sử dụng tài sản

1.1.9 Tiêu chuẩn, định mức trong quản lý tài sin cong

“Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại CQHCNN là các quy định về

chủng loại, số lượng, mức giá, đối tượng sử dụng do cơ quan, người có thẳm quyền

ban hành, Trong đó, quy định về mức giá trong định mức sử dụng tài sản công là

giá đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; trường hợp được

miễn các loại thuế thì phải tính đủ số thuế được miễn để xác định định mức

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công là căn cứ để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tai san, khoán kinh phí sử dụng

tài sản công; quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị “Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được ban hành dựa trên nguyên

tắc: Đúng thâm quyền, tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của pháp

Trang 38

1.2 Nội dung quản lý tài sẵn công trong cơ quan hành chính nhà nước

Nội dung quản lý Nhà nước về tài sản công có nội hàm rất sâu rộng và quan

trọng nên trong khuôn khổ giới hạn cho phép, để tài nghiên cứu trực tiếp QLTS

công trong CQHCNN theo các nội dung sau:

1.2.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản công

Tài sản công tại CQHCNN hình thành từ các nguồn sau: Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao; tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn NSNN,

nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật 1) Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao

Cơ quan có thâm quyền theo phân cấp, căn cứ tiêu chuẩn định mức và kế

hoạch trang bị tài sản, giao tai sản công bằng hiện vật cho các CQHCNN theo trình

tự và thời gian quy định, gồm: tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm, tài

sản thu tài sản của dự án sử dụng vốn Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở

hữu toàn dân, đất được giao để xây dựng trụ sở và các tài sản theo quy định của pháp luật

'Các CQHCNN tiếp nhận tài sản bằng hiện vật, thực hiện hạch toán, quản lý, sử dụng và thực hiện các chế độ vẻ tài sản (kê khai, công khai, kiểm kê, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản) theo đúng trình tự và thủ tục về QLTS

2) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ Ngân sách Nhà nước, nguồn

kinh phí khác theo quy định của pháp luật

Nội dung quản lý quá trình hình thành tài sản công từ đầu tư, mua sắm được

phân chia thành 3 giai đoạn chính theo chu trình của Luật NSNN, từ khâu lập dự

toán, chấp hành dự toán đến quyết toán kinh phí mua sắm tài sản, cụ thể như sau:

a) Lập kế hoạch, dự toán đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công

Đối với đầu tư xây dựng: Các CQHCNN lập danh mục đầu tư XDCB trong năm kế hoạch, tính toán và dự kiến kinh phí đầu tư XDCB đề trình cơ quan có thâm

quyền phê duyệt

Lập dự toán mua sắm: Hàng năm, các CQHCNN căn cứ vào tiêu chuẩn, định

mức sử dụng từng loại

Trang 39

1S

quan nhà nước có thầm quyền quy định và khả năng ngân sách để xác định nhu cầu mua

, thực hiện lập va tổng hợp dự toán báo cáo cơ quan quản lý cấp trên thâm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán theo quy định của pháp luật về NSNN

'b) Chấp hành dự toán đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công,

Chấp hành dự toán chỉ đầu tư xây dựng:

~ Sau khi có dự toán được duyệt, căn cứ vào phân cấp quản lý chỉ đầu tư

XDCB, co quan có thâm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án đầu tư XDCB Nội dung lập, thẩm định, phê duyệt

chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thực hiện theo Luật Đầu tư

công, Nghị định, các văn bản pháp luật hiện hành

~ Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ

được thực hiện sau khi được cấp có thâm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn Trình tự, nội dung hồ sơ trình duyệt, thẩm định dự án

đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

~ Chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu thầu, tổ chức đầu thầu đề LCNT, thương thảo ký kết hợp đồng kinh tế, sau đó tổ chức thực hiện đầu tư XDCB Trong quá

trình tổ chức đầu tư, chủ đầu tư có thề trực tiếp quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án; thuê tư vấn giám sát Thực hiện nghiệm thu khối lượng hồn thành và

thanh tốn cho nhà thầu theo chế độ quy định Chấp hành dự toán mua sắm tài sản:

~ Trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm được giao, căn cứ tiêu chuẩn , định mức sử dụng tài sản công, CQHCNN có nhu cầu mua sắm tài sản công lập 01 bộ hỗ

sơ gửi cơ quan có thâm quyền xem xét, ra quyết định mua sắm tài san Noi dung chủ yếu của quyết định mua sắm tải sản gồm : Tên cơ quan nhà nước được mua sắm

tài sản; danh mục tài sản được mua sắm _ (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí); phương thức mua sắm (mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán); trách

nhiệm tổ chức thực hiện

Trang 40

các quy định của pháp luật về QLTS công, đầu tư xây dựng và đấu thầu; việc LCNT

phải tuân thủ quy trình từ bước lập, thắm định, phê duyệt kế hoạch LCNT,

mời thầu, hỗ sơ yêu cẰ ổ chức LCNT

+ Lập, thâm định kế hoạch LCNT: Kế hoạch LCNT phải đảm bảo đúng các

sau đó

quy định của Luật Đấu thầu và gắn với tính chất, đặc điểm và quy mô gói thầu, bao gồm các nội dung cơ bản: Tên gói thâu, giá gói thâu, hình thức phương thức LCNT,

thời gian bắt đầu tô chức LCNT, thời gian thực hiện hợp đồng Kế hoạch LCNT: được đăng tải trên Hệ thống mạng đầu thầu quốc gia theo quy định

+ Lập, thâm định hồ sơ yêu cầu/hồ sơ mời thầu (gọi chung là HSMT), đánh giá hồ sơ đề xuấuhồ sơ dự thâu (gọi chung là HSDT), thương thảo, thâm định và phê duyệt kết quả LCNT, ký hợp đồng: theo, bên mời thầu phải lập HSMT,

đánh giá HSDT theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn, công

khai kết quả LCNT theo quy định Sau khi lựa chọn được nhà thầu, bên mời thầu tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu, tiến hành các nội dung công việc trong hợp đồng, nghiệm thu, bàn giao tài sản mua sắm đưa vào quản lý, sử dụng

©) Quyết toán kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công hàng năm Quyết toán kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công hàng năm là tập

hợp các khoản chỉ phí hợp lê, hợp pháp do CQHCNN lập sau khi kết thúc niên độ

ngân sách, là công việc bắt buộc của CQHCNN nhằm giúp cho cơ quan quản lý cấp

trên

ống hợp, đánh giá tình hình tài chính của đơn vị, đồng thời là căn cứ quan trọng để lập dự toán và tổ chức thực hiện dự toán của năm tiếp theo Quyết toán

kinh phí đầu tư XDCB, mua sắm tài sản công hàng năm được tổng hợp và thực hiện

cùng với kinh phí thường xuyên của CQHCNN Thâm quyền phê duyệt quyết toán

theo phân cấp quản lý

3, Thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản cơng

Ngồi ra, trong một số trường hợp, để sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí và

Ngày đăng: 27/10/2022, 19:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w