Khi con7thángtuổi–
Tuần 4
Bạn thấy trong miệng con đang có những mầm trắng nhú lên? Đó có
thể là những chiếc răng đầu tiên của bé đấy. Khi mọc răng, con sẽ cảm
thấy rất lạ lùng và khó chịu, vậy nên bố mẹ hãy giúp con bằng tình
thương yêu của mình nhé.
Bắt đầu nỗi lo xa mẹ
Như hầu hết các bé ở độ tuổi này, con bạn có thể bắt đầu có những biểu hiện
lo lắng khi phải tách rời mẹ. Đó là một dấu hiệu cho thấy hiểu biết của bé về
thế giới xung quanh ngày càng phát triển.
Trước đây, khi bạn rời khỏi phòng, bé hiếm khi nhận ra; còn bây giờ bé đã
biết khi bạn đi, có thể hình dung ra hình ảnh bạn, nhớ bạn, và có thể khóc òa
khi bạn vừa đi khỏi. Việc con không muốn rời bạn có thể làm bạn thích
nhưng cũng có thể làm bạn đôi lúc bực bội. Nếu bạn có việc phải đi và phải
để bé ở nhà thì trước khi đi, hãy ôm hôn bé thật nhiều và nói với bé rằng bạn
sẽ về sớm. Tuy không hiểu được “mẹ chỉ đi một tiếng đồng hồ thôi” là thế
nào đâu, nhưng tình yêu, tình cảm bạn dành cho bé sẽ làm bé vượt qua được
thời gian bạn vắng nhà và yên tâm chờ bạn về.
Ngoài ra, cứ mỗi khi đi ra ngoài, bạn nên chào tạm biệt con theo một kiểu
giống nhau để bé có thêm niềm tin (rằng bạn đi rồi sẽ quay về), và nên giao
bé cho một người quen thuộc với bé để nếu không có ba hay mẹ thì bé cũng
có thể vẫn vui vẻ được.
Lưu ý: Ngay cả khi đã có thể ngủ nguyên đêm thì giai đoạn này bé cũng có
thể đều đặn tỉnh giấc nếu cảm thấy lo sợ phải xa ba mẹ – hai việc này dường
như có liên hệ với nhau.
Hãy giúp con bớt khó chịu trong giai đoạn mọc răng này (Ảnh: Inmagine)
Mọc răng
Có bé mới 3 tháng đã mọc răng nhưng cũng có bé đến 12 tháng mới bắt đầu.
Hầu hết các bé đều nhú những chiếc răng đầu tiên (thường là hai răng cửa
dưới) khi được khoảng 4 đến 7tháng tuổi. Đừng lo lắng nếu hai răng cửa
của con mọc xa nhau. Nhiều chiếc răng mọc xô lệch nhưng những khoảng
trống giữa hai chiếc răng thường biến mất trước khi bé lên 3, khi bé có đủ 20
cái răng sữa.
Khi bắt đầu mọc răng, có thể con bạn sẽ chảy nước dãi nhiều hơn và hay
kêu, hay nói a a; đó là do bé đang tập làm quen với sự hiện diện của những
thứ mới lạ trong miệng mình. Để giúp con bớt khó chịu, hãy đưa cho bé thứ
gì đó để gặm, chẳng hạn như vòng ngậm mọc răng hoặc khăn lạnh. Bé cũng
sẽ đỡ đau hơn khi ăn những thức ăn lạnh như yogurt vì cái lạnh có thể tạm
thời làm chỗ đau tê đi. Một cách khác là cho bé một cái bánh quy cứng,
không đường để bé gặm. Bạn cũng có thể thử dùng ngón tay của bạn để chà
chỗ nướu đau của bé hoặc xức gel giảm đau cho bé.
Cuộc sống của bạn: Hãy để con ở nhà với người khác
Bạn đừng cảm thấy quá dằn vặt đau khổ vì phải thuê người khác trông con
mình, hoặc phải đi làm cả ngày chứ không ở cạnh con. Sự thật là thỉnh
thoảng con cần phải xa bạn, nếu không phải vì bạn thì là vì chính bản thân
bé. Mẹ con xa nhau trong một thời gian ngắn giúp bé làm quen với người
khác và dễ thích nghi hơn, thậm chí giúp “chủng ngừa” cho bé khỏi “bệnh”
lo lắng xa mẹ trước khi để bị “nhiễm bệnh”.
Nhưng bạn không cần phải đi lâu quá. Chỉ cần đi khoảng một tiếng đồng hồ,
xem một bộ phim – chỉ một khoảng thời gian ngắn đủ để bé nhận ra là bạn
không có ở nhà. Còn bạn sẽ nhận ra rằng trời cũng chẳng sập nếu không có
bạn ở bên cạnh bé.
.
Khi con 7 tháng tuổi –
Tuần 4
Bạn thấy trong miệng con đang có những mầm trắng nhú lên? Đó có
thể là những chiếc răng đầu tiên của bé đấy. Khi. đầu tiên (thường là hai răng cửa
dưới) khi được khoảng 4 đến 7 tháng tuổi. Đừng lo lắng nếu hai răng cửa
của con mọc xa nhau. Nhiều chiếc răng mọc xô