nd slide lập dự án potx

10 264 2
nd slide lập dự án potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư http://www.wattpad.com/user/sirga2011?uploads&page=3 Phần I NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Phải nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án đầu tư vì các điều kiện vĩ mô có ảnh hưởng đến sự hình thành, thực hiện và hiệu quả sau này của dự án. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô nhằm đánh giá khái quát ảnh hưởng của nó đến dự án theo 2 khía cạnh: - Những thuận lợi khi triển khai thực hiện dự án (lợi thế cạnh tranh) - Những hạn chế, khó khăn trở ngại cần khắc phục khi thực hiện dự án (lạm phát, lãi suất…). Kết quả của nghiên cứu này là căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. Nội dung phân tích các điều kiện vĩ mô: - Nghiên cứu về môi trường vĩ mô - Nghiên cứu về quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư Cụ thể: 1. Nghiên cứu về môi trường vĩ mô: nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng của dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trường vĩ mô như các điều kiện về kinh tế, chính trị, luật pháp, môi trường, xã hội, văn hóa, các điều kiện về tự nhiên có thể ảnh hưởng đến triển vọng ra đời và quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư • Môi trường kinh tế vĩ mô: môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư và chi phối hoạt động của các dự án, tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án. ĐIều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi không những tạo điều kiện cho các dự án ra đời, hoạt động hiệu quả mà còn có thể làm xuất hiện những ý tưởng đầu tư. Vì vậy đánh giá các điều kiện kinh tế vĩ mô có y nghĩa quan trọng trong quá trình lập và quản lý dự án đầu tư. Các vấn đề căn bản: 1 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư + Tốc độ tăng trưởng kinh tế: là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản nhà đầu tư cần quan tâm. Động thái và xu thế tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến tình hình đầu tư phát triển của một ngành, một lĩnh vực và sau đó là kết quả và hiệu quả của một dự án cụ thể. Tốc độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người, tình hình phát triển kinh doanh của ngành có liên quan đến dự án. Nên đầu tư vào địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP cao (GDP tăng trưởng cao -> nhu cầu cao, cơ sở hạ tầng phát triển -> đầu tư có lãi), và vào ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. + Lãi suất: mức lãi suất ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của dự án và sau đó là hiệu quả đầu tư. Nếu lãi suất cao thì lợi nhuận của chủ đầu tư giảm và ngược lại, lãi suất thấp thì chi phí sử dụng vốn thấp dẫn đến lợi nhuận thu được cao. Tuy nhiên nếu mức lãi suất thấp hơn lãi suất trên thị trường vốn quốc tế thì trong bối cảnh mở cửa thị trường vốn có thể dẫn đến dòng vốn chay từ trong nước ra nước ngoài chứ cơ hội đầu tư trong nước không gia tăng. + Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và có thể ảnh hưởng đến ý định và hành dộng của nhà đầu tư Nếu có lạm phát thì giá trị của đồng tiền sẽ giảm, làm giảm hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên giảm phát do suy giảm nhu cầu cũng có tác động tiêu cực đến đầu tư và tính hiện thực hóa của các cơ hội đầu tư. + Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan (tình hình xuất, nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái, thuế xuất nhập khẩu…) đặc biệt quan trọng đối ới các dự án sảng xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, máy móc. 2 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư Vd: chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ ở mức quá cao thì sẽ không khuyến khích các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. + Tình hình thâm hụt ngân sách: thâm hụt ngân sách -> nhà nước đi vay nhiều hơn -> ảnh hưởng đến lãi suất -> ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và hiệu quả đầu tư + Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước: Việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức hệ thống kinh tế theo ngành, quan hệ sở hữu, theo vùng lãnh thổ để làm cơ sở đánh giá trình độ và lợi thế so sánh của dự án đầu tư Nghiên cứu các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong từng giai đoạn: chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách có liên quan đến đầu tư. có thể ảnh hưởng đến tình hình và triển vọng đầu tư. • Môi trường chính trị và luật pháp + Tình hình chính trị ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, nếu tình hình chính trị ổn định sẽ khuyến khích nhà đầu tư vào nước đó, còn nếu tình hình chính trị bất ổn định sẽ gây tâm lý tiêu cực cho nhà đầu tư + Hệ thống luật pháp: nghiên cứu hệ thống luật pháo chung và các quy định có liên quan đến đầu tư. Căn cứ pháp lý về tư cách pháp nhân, tiềm lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư, căn cứ pháp lý khác (văn bản giao nhiệm vụ hoặc cho phép lập dự án của các cơ quan quản lý nhà nước • Môi trường văn hóa xã hội: Việc nghiên cứu và mức độ nghiên cứu ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư của từng dự án. Thể hiện ở dân số, độ tuổi lao động, chất lượng lao động -> liên quan đến đầu vào và đầu ra của dự án 3 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư • Môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Có thể khai thác được cho việc thực hiện dự án: tùy từng dự án mà yếu tố môi trường tự nhiên sẽ được nghiên cứu dưới các mức dộ khác nhau nhằm đảm bảo sự thành công của mỗi công cuộc đầu tư cụ thể. Xem xét về địa hình, khí hậu, nguồn nước, chất đất và các nguồn tài nguyên của địa phương dự định thực hiện đầu tư 2. Bên cạnh việc nghiên cứu môi trường vĩ mô, còn phải nghiên cứu các quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư: là một trong những căn cứ phát hiện cơ hội đầu tư, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của dự án đầu tư - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước: là một khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình kế hoạch hóa nền Kinh tế quốc dân. Là bước cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội và là căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển vùng, ngành và cơ sở cho sự ra đời, vận hành của nhiều dự án đầu tư - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng hoặc địa phương: là căn cứ quan trọng trong xác định chủ trương đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án đầu tư trên địa bàn. Trong quá trình lập dự án chủ đầu tư hoặc các đơn vị tư vấn cần phải quan tâm đến những định hướng trong quy hoạch làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư và kinh doanh của mình - Quy hoạch phát triển ngành: nhằm phát huy tiềm năng, ưu đãi, né tránh những hạn chế, rào cản nhằm đảm bảo thành công cho dự án đã chọn. - Quy hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng: ảnh hưởng đến sự ra đời và vận hành của dự án đầu tư. 4 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư - Quy hoạch phát triển đô thị: là sự sắp xếp, bố trí các cụm dân cư tập trung trên từng khu vực lãnh thổ phù hợp với chức năng hoạt động kinh tế - xã hội – chính trị của vùng, địa phương … đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tại mỗi địa phương trong từng thời kỳ nhất định. - Quy hoạch xây dựng: là công tác bố trí mặt bằng cụ thể để thi công xây dựng một công trình, dự án cụ thể khi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt… Quy hoạch xây dựng càng cụ thể, chi tiết, quản lý mặt bằng xây dựng càng đảm bảo, chặt chẽ thì việc triển khai dự án càng thuận lợi. 5 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư Phần II NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN VIỆN DƯỠNG LÃO Ở PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI 1. Căn cứ pháp lý • Căn cứ vào Luật khuyến khích đầu tư trong nước • Căn cứ vào nghị định số 52/1999/NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng • Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Xuyên lần thứ 23 2. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự ra đời của dự án a. Tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước Năm 2010, mặc tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được nền kinh tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9%. Mặc vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam. b. Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội 6 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư • Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2010 được phát triển toàn diện và đạt được những kết quả khá. Dự kiến cả năm 2010, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 11% so với năm 2009, trong đó ngành công nghiệp tăng 11,6%, các ngành dịch vụ tăng 11,1%, Ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,2%. • Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2010 dự kiến tăng 14,4% so năm 2009. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 8,9%, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 10,8%, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 14,9%, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%. • Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý dự kiến đạt 21.075 tỷ đồng, bằng 87,7% so với cùng kỳ. Về huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hà Nội thu hút được 278 dự án với vốn đầu tư đăng ký khoảng 290 triệu USD. • Dự kiến cả năm 2010, tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 30,5% so với năm 2009, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2%. Chỉ số giá tiêu dùng 12 tháng năm 2010 tăng 9,56% so với 12 tháng năm ngoái, chỉ số giá vàng tăng 37,02%, chỉ số giá Đôla Mỹ tăng 7,44%. Tốc độ tăng giá bình quân 1 tháng trong năm 2010 là 0,95%. • Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội năm 2010 tăng 26,3% so với năm ngoái, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 30,8%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội dự kiến tăng 12%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 3,8%. • Về mặt xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,212%; mức giảm tỷ lệ sinh 0,02% và mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 là 1% so với năm 2008. Số lao động được tạo việc làm mới: 126.000 người với tỷ lệ qua đào tạo 50-52%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới 14% (2008 là 16%). • Đô thị và môi trường: Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch 96- 97%; lượng nước sạch tăng thêm 80.000 m3 một ngày đêm với khả năng cung cấp nước sạch đô thị cho mỗi người 120 lít một ngày. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt thu gom ngay trong ngày ở các quận đạt trên 95%, ngoại thành trên 65%. 7 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư 3. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển dự án tại huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội a. Điều kiện tự nhiên • Vị trí địa lý: Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. [3][4] Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. • Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. [5] Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. [4] • Dân số: Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người [18] , dân số trung bình năm 2009 là 6.472.200 người. [19] Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km². • Thời tiết: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của 8 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. [8]  Huyện Phú Xuyên: • Phía đông giáp sông Hồng (bên kia sông là các xã Đông Ninh và Đại Tập, Chí Tân huyện Khoái Châu và xã Hùng An huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên); phía bắc giáp huyện Thường Tín và Thanh Oai; phía nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội. • Diện tích tự nhiên: 170,8 km2 • Dân số: 186,452 người • Đơn vị hành chính: 2 thị trấn và 26 xã • Huyện Phú Xuyên nằm trên trục đường Quốc lộ 1A • cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 32 km về phía nam thiếu 4. Điều kiện về dân số và lao động a. Dân số thành phố Hà Nội • Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng thứ hai về dân số với 6,472 triệu người. • Tỷ lệ dân thành thị: dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1% • Trình độ giáo dục văn hóa b. Điều kiện về lao động Thiếu 9 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu tư 5. Hệ thống các chính sách kinh tế liên quan đến dự án 10 . vậy đánh giá các điều kiện kinh tế vĩ mô có y nghĩa quan trọng trong quá trình lập và quản lý dự án đầu tư. Các vấn đề căn bản: 1 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu. các dự án sảng xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, máy móc. 2 Nhóm 13 – Lập dự án Đầu tư Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi soạn thảo dự án Đầu

Ngày đăng: 16/03/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan