1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng chống đỡ của người dân trước thảm họa thiên tai nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh

12 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 5,78 MB

Nội dung

Trang 1

TINH TRANG DE BI TON THUONG VA KHA NANG CHONG DG CUA NGUOI DAN TRƯỚC THẢM HỌA THIÊN TAI:

NGHIÊN CỨU THUC TIEN TAI TINH QUANG NINH

Pham Tién Nam

Bộ môn Công tác xã hội, Trường Đại học Y tế công cộng

TOM TAT

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 400 người dân tại phường Hỗng Hải, phường Mông Dương, thành phố Hà Long, tỉnh Quảng Ninh trong năm 2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân có khả năng cao trong việc chỗng đỡ trước thàm họa thiên tại ở tất cả các khía cạnh của tình trạng xã hội; trong

khi đó, một SỐ khía cạnh của tinh trạng con người, tỉnh trạng vất chất, tình

trạng kinh tế, và tinh trang môi trường có khả năng thấp trong việc chống đỡ

thảm trước thâm họa thiên tại Do đó, các hoạt động công tác xã hội cân lưu ÿ

để giảm thiểu tình trạng để bị tôn thương và nâng cao khả năng của người dân trong phòng ngửa và ứng phó trước tác động của thảm họa thiên tại

Từ khóa: ĐỂ bị rồn thương; Khả năng chống đỡ; Người dân; Thảm họa thiên tại

Ngày nhận bài: Tháng 11/2020: Ngày duyệt đăng bai: 20/1/2021 1 Giới thiệu

Theo United Nations Office for Disaster Risk Reduction (UNISDR, 2002): “Tinh trang dé bi ton thương là các điều kiện được xác định bởi các yêu tố về vật chất, xã hội, kinh tế và môi trường, lam tang tinh trang dé bị tốn thương của cộng đồng trước tác động của hiểm họa”(UNISDR, 2002) Không

Trang 2

của hiểm họa, con người gặp phải những khó khăn liên quan đến sức khỏe thể chất và tỉnh thần; thiếu kiến thức và kỹ năng trong việc ứng phó, phòng ngừa và giảm nhẹ thảm họa; có một thái độ thụ động, chấp nhận số phận, bi quan, phụ thuộc; và thiếu sự đoàn kết, hợp tác và thống nhất Trong đó, nhóm đổi tượng yếu thế bao gồm dân tộc thiểu số, người cao tuôi, trẻ mỏ côi, phụ nữ và người khuyết tật dé bi tổn thương hơn so với các nhóm đối tượng khác Đối lập với tình trạng dễ bị tốn thương là khá năng Văn phòng Viện trợ nhân đạo

Ủy ban châu Âu (DIPECHO) và Tổ chức Care Đức (2008) định nghĩa: "Khả

năng là các nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, phương tiện và sức mạnh có sẵn hoặc tiềm năng trong các hộ gia đình và cộng đồng giúp họ có thê đối phó, chống đỡ, phòng ngừa, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng khắc phục một thảm họa”(Văn phòng Viện trợ nhân đạo Ủy ban châu Âu (DIPECHO) và Tế chức CARE - Duc, 2008) Kha năng không chỉ là những tiềm năng bên trong mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng mà quan trọng hơn môi trường xã hội là yếu tố góp phần khơi day, thúc day va phat huy tiềm năng Qua đó, cá nhân, gia đỉnh và cộng đồng có khả năng tự giải quyết các vẫn đẻ xã hội nảy sinh trước, trong và sau thám họa

Công tác xã hội với quản lý thảm họa bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như hỗ trợ tâm lý, huy động nguồn lực cho nhóm đối tượng yếu thé, va phối hợp với các hệ thống can thiệp khác nhau(Pyles, 2007) Công tác xã hội không chỉ hỗ trợ tâm lý xã hội trong thảm họa mà còn đóng góp tới sự phát triển xã hội qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia để nâng cao khả năng chống đỡ của người dân trước thảm họa thiên tai và hạn chế tình trạng để bị tên thương (Hossain, 2012; Pyles, 2007)

Trang 3

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Địa bàn và khách thể nghiên cứu

Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai tại hai địa bàn là phường Hồng Hải và phường Mông Dương thuộc tỉnh Quảng Ninhtrong năm 2015 Đây cũng là hai phường chịu tổn thất nặng nề (về con người và tải sản) bởi thiên tai trong năm 2015 Theo báo cáo Ủy ban nhân dân phường Hằng

Hải (2014), với tổng diện tích là trên 3,l km2, có Quốc lộ 18A chạy qua địa bàn, một bên là đổi núi, một bên là lấn biển, phường Hồng Hải (phường trung

tâm thành phố Hạ Long) được chia thành 18 khu phố, 111 tổ đân với 6.020 hộ

dân, 22.929 nhân khẩu thường trú và trên 3.000 nhân khẩu tạm trú Đây là

phường có tốc độ đơ thị hố nhanh và có cơ cấu kinh tế Thương mại-Dịch vụ- Du lịch-Tiểu thủ công nghiệp Trên địa bàn, phường có 63 cơ quan đơn vị, có 157 công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần và 358 hộ kinh doanh cá thể (Ủy ban Nhân đân Phường Hồng Hải, 2014) Trong khi đó, Mông Dương là phường miền núi có điện tích rộng trên 115.8 km2 với trên 15 nghìn nhân

khẩu được chia thành 13 khu dân cư, 102 tổ dan phd, đời sống văn hoá tỉnh thần cũng như kinh tế vật chất còn rất nhiều khó khăn Có 11 dân tộc anh em, với 0,5% là người dân tộc thiểu số, có 65% là thành phần gia đình công nhân;

Lao động chủ yếu là cán bộ, công nhân trong ngành than, còn lại phần lớn là hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ và các dịch vụ thương mại khác (Ủy ban Nhân dân Phường Mông Dương, 2014)

Và khách thể nghiên cứu:Nghiên cứu có sự tham gia của 400 người đân

đến từ phường Hồng Hải, phường Mông Dương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Kết quả khảo sát cho thấy: tỉ lệ nam giới cao hơn so với nữ giới

(62% so với 38%) Về độ tuổi, tỉ lệ cao nhất là độ tuổi từ 55 tuổi trở lên

(44%), độ tuôi từ 30 - 54 tuổi cũng chiếm tỉ lệ đáng kế với 37.5% và thấp nhất

trong nhóm tuổi được điều tra là độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ 18.5% Ti lệ người chưa kết hôn chiếm 13.5%, tỉ lệ cao nhất là 69.5% những người đã kết hôn (với một vợ, một chỗng), trong đó, tỉ lệ gố, ly hơn, ly thân chiếm 17%

Về trình độ học vấn, tỷ lệ cao người trả lời ở cấp học đã tốt nghiệp trung học

phổ thông với 27.8%;trung cấp, cao đẳng là 32.3%;đại học trở lên là 22.8%; tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở và tiểu học chiếm lần lượt là 13.8% và 3.5% Về

Trang 4

lượng người trả lời là hội viên Hội phụ nữ chiếm 21%; 19% là tỷ lệ số người không tham gia tổ chức đoàn thê nảo Bên cạnh đó, số liệu điều tra cũng cho

thấy người trả lời cũng là hội viên của các đoàn thê và tổ chức xã hội khác

như: Hội Nông dân chiếm 14.5%; Hội Cựu chiến binh chiếm 11.8%; Đoàn

TNCS HCM chiếm 5.3% và Hội khuyến học chiếm 4.8%.Về nghề nghiệp

chính, 19.8% là tỉ lệ đối tượng nghỉ hưu, mất sức; 15% là tỉ lệ người trả lời là công nhân viên chức giáo viên; 16.8% là tỉ lệ nhóm công nhân; 4% người trả lời là làm nông, lâm/ngư nghiệp: 5.3% là sinh viên; 7.2% là kính doanh buôn bán;6% số người trả lời nghề nghiệp chính của họ là nội trợ; và 7.2% số người hiện không có việc lam.Vé các nhóm đối tượng xã hội, không có ai là nạn nhân bị buôn bán, người hảnh nghề mại dâm Ngoài ra, kết quả cho thấy số lượng người thuộc nhóm đối tượng yếu thế chiếm tỉ lệ thấp nhất, bao gồm: Người có HIV/AIDS, người sử dụng ma tuý và nạn nhân bạo lực gia đình

cùng chiếm 0.3%:tré em, người nghèo, người khuyết tật cùng chiếm tỉ lệ là

0.8%;khoảng 11% là người có vấn để về sức khoẻ tâm thân Trong số những người thuộc nhóm đối tượng yếu thế, số lượng người cao tuôi chiếm rất cao, tỉ

lệ xấp xi 39%;bên cạnh đó, có 47% là không thuộc nhóm đối tượng nêu trên

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Đây là thiết kế nghiên cứu cất ngang mô tả, phương pháp nghiên cứu

định lượng được sử dụng để mô tả tình trạng dé bi ton thương và khả năng

chống đỡ của người dân trước thảm họa thiên tai tại tỉnh Quảng Ninh Nghiên

cứu đã sử dụng phần mềm Stata phiên bản 14.0 đề phân tích dữ liệu

Bộ công cụ thu thập số liệu định lượng được thiết kế đựa trên hướng dẫn

đánh giá tình trạng dễ bị tổn thưởng và khả năng chống đỡ của người đân

trước thảm họa thiên tai của UNISDR (2002) (UNISDR, 2002), Văn phòng Viện trợ nhân đạo Ủy ban châu Âu (DIPECHO) và Tổ chức Care Đức (2008)

(Văn phòng Viện trợ nhân đạo Ủy ban châu Âu (DIPECHO) và Tổ chức CARE - Đức, 2008) Bộ công cụ thu thập số liệu định lượng được thử nghiệm trên 15 người đân trước khi được tiến hành điều tra chỉnh thức (15 người dân này không tham gia vào điều tra chính thức)

Về đạo đức của nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu được giải thích rõ

Trang 5

3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1 Con người

Biêu đô I cho thầy, xét về các khía cạnh sức khoẻ thê chất và tỉnh thần, kiến thức và kỹ năng, thái độ (yêu thương, quan tâm lẫn nhau, đoàn kết, hợp tác thống nhất), người dân tại địa bàn khó có khả năng chống đỡ, dé rơi vào

tinh trạng tổn thương khi thảm hoạ thiên tai xây ra Tỷ lệ tinh trạng để bị tổn thương của 3 khía cạnh này cao hơn so với tỷ lệ khả năng chỗng đỡ (65% so

với 35%, 50.7% so với 49.3%, 55,7% so với 44.3%) Trong khi, kha nang

chống đỡ thâm hoạ thiên tai của họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sáng kiến trước 0ú (53 ave có khả năng chống đỡ) mu kha nang chéng đỡ (%) :: Tỉnh trạng để bị tốn thương (%) —— 65

Sức khoẻ thể chất Kiến thức và kỹ Kinh nghiệm và Yêu thương, quanĐoàn kết, hợp tác

va tinh than nang sang kién tâm lân nhau và thông ohat

Biểu đồ 1 Tình trạng con người khi thiên tai xây ra

Trên thực tế, ngoài việc người đân phải chịu đựng những thiệt hại gây ra bởi thiên tai về mặt vật chất (tài sản hư hại, mất đi phương tiện sản xuất ), người dân còn phải chịu đựng những tên thương về sức khoẻ thể chat va tinh thần (như thương vong về người đo mất tích, bị thương, chết đuối ) (Pfefferbaum et al 2012) Khi khả năng chống đỡ trước thảm hoạ giảm, cơ hội tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ xã hội bị hạn chế, tình trang dé bi tén thương sẽ có chiều hướng lan rộng trong cộng đồng Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ gia tăng số lượng người không thuộc nhóm đối tượng yếu thể trở thành người thuộc đối tượng yếu thế là rất cao Khi các vấn đẻ sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần nảy sinh, con người dễ rơi vào trạng thái giảm khả năng tập trung, hay suy nghĩ tiêu cực, buông xuôi, để bị kích động hoặc trở nên chậm

Trang 6

con người rơi vào những trạng thái tdi tệ nhất như stress, trầm cảm, rỗi loạn lo

u Hậu quả đem đến từ nhẹ đến nặng, và nặng nhất lả sự tự giải thoát hay

nói cách khác là cái chết(Foa Stein & MeFarlane 2006) Kéo theo đó là hàng loạt những hệ lụy không mong muốn Đây cũng là những hệ quả tất yếu xây ra

đối với nạn nhân chịu tác động của thiên tai và nếu không có sự can thiệp giải quyết kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn không chỉ cho

chính gia định, mà là cho toàn xã hội 3.2 Vật chất

Hồng Hải và Mông Dương là hai phường thuộc trung tâm thành phố; tuy nhiên, thực tế cho thay, hién trang về nhà ở, tài san, phương tiện sản xuất và

cơ sở hạ tầng ở đây vẫn còn nhiều bất cập

Biểu đề 2 cho thấy, tỷ lệ tỉnh trạng để bị tốn thương của 3 khía cạnh này cao hơn so với tỷ lệ khả năng chống đỡ (71.3% so với 28.7%, 68.8% so với 31.2%, 59.5% so với 40.5%) a 71.3 _ 78 28.7168.8 ; 575 2ƒ: 0= a 425 4943 eee 3 : Nhàn Tài sản và c hata oso ha tang

phương ta Quy hoạch sử SÁU CA cà

san xua dung dat dai Tin cộmcộc dich vy khan cap Tình trạng dễ bị tổn thương (%) _§ Khả năng chống đỡ (%)

Biểu đồ 2 Tình trạng vật chất khi thiên tai xây ra

Điều này được giải thích là do những ảnh hưởng từ hoạt động khai thác than trên địa bàn và khu vực lân cận; hệ thống chống ngập úng tại địa phương chưa thực sự hiệu quả Nhà cửa của người dân không kiên cố, xuống cap va phần lớn xây dựng gần các khu khai thác than Điều này gây nguy hiểm cho

Trang 7

gây ra hiện tượng rạn nứt, mục tường, sập nhà (Ủy ban Nhân dân Phường Mông Dương, 2014) Tuy chính quyền đã cánh báo, nhưng người dân nơi đây

không thể rời đi bởi các nguyên do: kinh tế hạn hẹp, không thể sửa chữa nhà

trong thời gian ngắn (trong khi bão lũ diễn ra trong thời gian dải), là công nhân - làm việc trong hằm mỏ nên nhà gần ham mo sé tiện cho việc đi lại,

Điều đáng chú ý ở day, tình hình co sở vật chất tại địa bàn nổi cộm với vấn đề

về hệ thơng thốt nước Thực tế cho thấy, mùa mưa bão tại địa bàn khảo sát thường điển ra trong thời gian dai, với cường độ mạnh Tuy nhiên, hệ thơng

đường cống thốt nước cũ ở đây bé, lại đặt từ trên núi Vì vậy, mỗi khi mưa to,

rác thải, đất cát từ trên theo lũ quét chảy xuống khiến cho ngập úng kéo đải

(Ủy ban Nhân dân Phường Hồng Hải, 2014; Ủy ban Nhân dân Phường Mông

Dương, 2014) Việc thiết kế, thay thế hệ thống đường cơng thốt nước là mong muốn phân lớn của người dân tại địa bàn khảo sát Tuy nhiên, theo kết

quả khảo sát, việc quy hoạch sử dụng đất đai và tiếp cận các dịch vụ khẩn cấp ở địa bản diễn ra khá tốt Tỷ lệ khả năng chống đỡ của 02 khía cạnh này cao

hơn so với tỷ lệ tinh trạng dé bị tổn thương (57.5% so voi 42.5%, 50.7% so

với 49.3%) Điều này cho thấy sự chỉ đạo công tác đương đầu thảm hoạ thiên

tai của chính quyền địa phương một cách kịp thời 3.3 Xã hội

Kết quả ở biểu đổ 3 cho thấy: Mối quan hệ giữa cá nhân - cá nhân cá

nhân - tổ chức, mạng lưới hỗ trợ người dân; niềm tin; tổ chức cộng đồng: môi

trường xã hội với quy tắc và chính sách của Nhà nước đều có khả năng chống đỡ với tỉ lệ cao (60-78%) Điều này phân ánh sự tin tưởng của người dân vào chính quyền địa phương, các tơ chức đồn thể xã hội khác trong cộng đồng Qua đó, người dân cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công tác xã hội xã hội khi thiên tai xảy ra Tại đây, khi thiên tai xây ra, chính quyền địa phương luôn chủ động ứng ngân sách dự phòng đề hỗ trợ người dân, đặc biệt ưu tiên nhóm đối tượng yếu thế trong việc khắc phục

hậu quả thiên tai dé ồn định cuộc sống (Ủy ban Nhân dân Phường Hồng Hải,

2014: Ủy ban Nhân dân Phường Mông Dương, 2014) Ví dụ: Kiểm tra thực tế, thong kê chi tiết các thiệt hại; thăm hói, động viên và hỗ trợ các gia đình có

người bị chết, bị thương, các gia đình có nhà bị sập đồ; xử lý các điểm ngập,

Trang 8

Mối quan hệ SA giữa cá nhân - cá Senate Tô chức cộng ` i ——,

nhân, tô chức - đồng Môi trường xã

i cá nhân, mạng hội với quy tác i lưới hồ trợ và chính sách i người dân của Nba nước Tình trạng dé bị tôn thương (%) # Khả náng (%)

Biểu đồ 3 Tình trạng xã hội khi thiên tai xây ra

Đôi với những chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa lũ, các cấp các ngành tại địa phương luôn thực hiện kịp thời, công khai, minh bạch

trên tỉnh thần mức hỗ trợ của tỉnh là mức tối đa, các địa phương, cơ sở cần có

rà soát cụ thé dé áp dụng trong thực tế một cách công băng, hiệu quả Với địa bàn nghiên cứu, các ban, ngành, đơn vị đã có những có gắng trong công tác

tuyên truyền, khuyến cáo bằng mọi hình thức đến người dân về đợt thời tiết

bất lợi và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành của tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng chống đề chủ động phòng tránh và đề phòng lũ quét, sat la dat, giông, lốc gây lật tàu trên biển (Ủy ban Nhân dân Phường Hồng Hải, 2014: Ủy ban Nhân dân Phường Mông Dương, 2014) Ví dụ: Tô chức kiểm tra thực tế tại các thôn, khu, khe, bản, khu phố xác định thiệt hại mưa lũ gây ra Huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân di chuyển ra khôi vung nguy hiểm Đặc biệt ngành than đã tổ chức kiểm tra, kiểm soát các bãi thải hầm lò, phối hợp các địa phương đề di chuyên các hộ có nguy co sat lở về nơi an toàn trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua

3.4 Kinh tế

Thực tế, thiên tai hằng năm vẫn xây ra, địa bàn khảo sát ở khu vực chịu

Trang 9

Các nguồn lực để Bảo hiểm Tiển tiết kiệm — Cơ chếhỗ trợvề kiểm sống kinh tế | - wTỉnh trạng để bị tốn thng (đ%) Đ Kh nõng(%) | |

Biểu đồ 4 Tinh trạng kinh tế khi thiên tai xây ra

Theo kết quả khảo sát ở biểu đồ 4, các khía cạnh gồm: các nguồn lực để kiếm sống (mùa màng, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, các cơ sở sản xuất ) (74.8%) va bao hiém (71%) dé rơi vào tình trạng để bị tốn thương Tại 2 phường Mông Dương và phường Hồng Hải, người dân nhờ vào công việc buôn bán, kinh doanh, công nhân nhà máy, xí nghiệp, công ty than để mưu sinh, nên việc mùa mảng là không có Nhưng thực tế cho thấy, mưa lớn, ngập úng kéo dài dẫn đến ách tắc giao thông đi lại khó khăn, buôn bán bị đình trệ Một số cơ sở và hộ gia đình chăn nuôi hải sản bị ảnh hưởng, nước ngập khiến

cho số lượng và chất lượng hải sản bị giảm đi đáng kể (Ủy ban Nhân dân

Phường Hồng Hải, 2014) Công nhân đi làm than phải nghỉ làm vì nước tràn vào hầm, nguy cơ sập hằm bất cứ lúc nào Thực tế tại dia ban cho thấy, các công ty khai thác than đã hỗ trợ công nhấu không đi làm được bằng 01 tháng lương, hoặc hỗ trợ trước 01 tháng lương cho công nhân chỉ tiêu trong thời gian ở nhà, chưa thể đi làm vì lũ Các ngành nghề khác vẫn để bảo hiểm còn gặp nhiều hạn chế(Ủy ban Nhân dân Phường Mông Dương, 2014) Điều này đã gây ra khó khăn cho người dân sinh sống trên địa bàn Ngoài ra, nhận thức của người dân về báo hiểm chưa thật sự cao

Biêu đồ 4 cũng cho thấyngười dân có khả năng chống đỡ khi thiên tai xảy ra ở khía cạnh tiền tiết kiệm (70.3%).Xu hướng của người dânMiễn Bắc nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng đều muốn tích cóp, tiết kiệm đề phòng ngừa những biến cố có thể xảy ra trong tương lai Đặc biệt, đối với người dân sinh sống tại các khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa thiên tai Ngoài ra, theo quy định của Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh và của từng phường đặc thù, cơ chế hỗ trợ kinh tế được thực hiện một cách linh hoạt cho người dân khi thiên tai xảy ra Nguyên tắc cơ bản đó là nhanh chóng khắc

Trang 10

đói khát Đặc biệt, với nhóm đối tượng yếu thế, cơ chế hỗ trợ về kinh tế lại

cảng phải được ưu tiên tiếp cận, quan tâm và hỗ trợ(Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh, 2015) Do đó, người dân có khả năng chống đỡ khi thiên tai xảy ra với tý lệ khá cao (73.3%)

3.5 Môi trường

Theo kết quả biểu đỏ 5, các chính sách và luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường có khả năng chống đỡ trước thảm họa thiên tai (70.5%) Các chính sách và luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường luôn được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm, cố gắng áp dụng vào đời sống tại địa phương Tại địa bàn nghiên cứu, quy hoạch môi trường đang được đây mạnh cùng với quy hoạch đô thị và các quy hoạch khác (Ủy ban Nhân dân Phường Hong B Hai, „ 20183, Tinh trang dé bi ton thirong (%) = kha nang (%)

Tài nguyên Đadạngsinh Truyền thông Các chính

thiên nhiên học và nâng cao sách và luật nhận thức pháp liên bao véméi quan đến bão

trường vệ môi

trường

Biểu đồ 5 Tình trạng môi i trang khi thién tai xay ra

Cac khia canh nhu tai nguyén thién nhién (58.5%); da dang sinh

hoc(77.5%); truyền thông và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường (57.5%) là những khía cạnh cho thấy tình trạng dé bị tôn thương về môi trường tai dia bàn nghiên cứu

Thiên nhiên là môi trường sống của con người và các loài sinh vật, muốn phát triển một cách bình thường cần phải có một môi trường sống phủ hợp, trong một sinh cảnh tương đối ổn định: về nhiệt độ, độ âm, ánh Sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước, v.v và cộng đồng các loài sinh vật trong sinh cảnh đó Khi thiên tai xảy ra, các yếu tố của môi trường sống (tài nguyên thiên nhiên,

Trang 11

hướng nặng hay nhẹ, thậm chí có thể làm cho loài đó bị diệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiéu hay it(Israel & Briones, 2012)

Điều cần chú ý ở đây, khi thiên tai xảy ra, môi trường luôn bị ô nhiễm Nguy cơ, sập hầm lò, đường ống nước vỡ có thể xây ra và gây khó khăn trong việc đầm bảo an toàn vệ sinh thực phâm cho người dân đang trong vùng lũ Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của con người càng gây nên những xáo trộn của môi trường song Do sé người dân nhận thức được rất Ít, còn có những người không quan tâm đến môi trường, quên đi tính cộng đồng với môi trường nên việc bảo vệ môi trường chưa hiệu quả (Ủy ban Nhân dân Phường Mông Dương, 2014)

4 Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người đân có khả năng chống đỡ trước thảm họa thiên tai ở các khía cạnh: kinh nghiệm và sáng kiến (thuộc tỉnh trạng

con người); quy hoạch sử dụng dat dai va tiép cận các dịch vụ khẩn cấp (thuộc

tinh trạng vật chất); mỗi quan hệ giữa cá nhân-cá nhân, tổ chức-cá nhân, mạng

lưới hỗ trợ người dân, niềm tin, tổ chức cộng đồng, vả môi trường xã hội với quy tắc và chính sách của nhà nước (thuộc tình trạng xã hội); tiền tiết kiệm và cơ chế hỗ trợ vẻ kinh tế (thuộc tình trạng kinh tế); các chính sách vả luật pháp

liên quan đến bảo vệ môi trường (thuộc tình trạng môi trường)

Người dân có tinh trạng dé bị tồn thương trước thảm họa thiên tai ở các khía cạnh: sức khỏe thé chat va tinh thần, kiến thức và kỹ năng, yêu thương,

quan tâm lẫn nhau, đoàn kết, hợp tác và thống nhất (thuộc tình trạng con người); nhà cửa, tài sản và phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tang (thuộc tinh

trang vat chat); cdc nguồn lực để kiếm sống, bảo hiểm (thuộc tình trạng kinh

tế); tải nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, truyền thông và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường (thuộc tình trạng môi trường)

Do đó, các hoạt động công tác xã hội cần tập trung triển khai để nâng cao kha năng về con người, vật chật, kinh tế và môi trường cho người dân và cộng đông đề có thê đương đâu trước những tác động của thảm họa thiên tai

Tài liệu tham khảo

Trang 12

Hossain M A (2012) Community participation in disaster management: role of social work to enhance participation Sociology, 159, 171

Israel, D C., & Briones, R M (2012) Impacts of natural disasters on agriculture, food security, and natural resources and environment in the

Philippines: PIDS discussion paper series

Pfefferbaum, B., Flynn, B W., Schonfeld, D., Brown, L M., Jacobs, G A

Dodgen, D., Norwood, A E (2012) The integration of mental and behavioral health into disaster preparedness, response and recovery Disaster medicine and public health preparedness, 6(1), 60-66

Pyles, L (2007) Community organizing for post-disaster social development:

Locating social work /nternational Social Work, 50(3), 321-333

Rapeli, M (2017) The role of social work in disaster management in Finland Jyvaskyla studies in education, psychology and social research(596)

UNISDR (2002) Rui ro thiên tai va tinh trang dé bi tén thương UNISDR

Hà Nội

Ủy ban Nhân dân Phường Hong Hải (2014) Báo cáo tình hình LĐ-TB & XH phường Hồng Hải Quảng Ninh: Ủy ban Nhân dân Phường Hồng Hải

Uy ban Nhân dân Phường Mông Dương (2014) Báo cáo tình hình LĐ-TB & XH phường Mông Dương Quảng Ninh: Ủy ban Nhân dân Phường Mông Dương

Ủy ban Nhân dân Tình Quảng Ninh (2015) Báo cáo về tỉnh hình đợt mưa lớn kéo đài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (từ ngày 25/7/2015) và công tác khắc phục thiệt hại" Quảng Ninh: Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Văn phòng Viện trợ nhân đạo Ủy ban châu Âu (DIPECHO) và Tô chức CARE

- Duc (2008) Tai liéu tập hudn "Quan ly rủi ro tham họa dựa vào cộng đồng” Hà Nội: Văn phòng Viện trợ nhân dao Uy ban chau Au (DIPECHO) va

Ngày đăng: 26/10/2022, 15:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w