ĐẶC ĐIỂM TỪ LOẠI TRONG VỐN TỪ CỦA TRE TỰ KỈ 4 - 5 TUỔI
NGUYEN THI GIANG” PHAM HIEN ©
NGUYEN DONG HUNG “”
Tom tat: Bai viét nay thuc hién khdo sat vé dic diém tw loai trong von tw cua tré tu ki 4 - 5 tuổi
trong tương quan với trẻ bình thường nhằm đưa ra những liệu pháp phù hợp nhằm trị liệu ngôn ngữ cho
của liệu
trẻ Việc nắm bắt nghĩa của từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ phụ thuộc vào khả năng nhận thức từng trẻ, phụ thuộc vào điều kiện, môi trường trong quá trình trị liệu cho trẻ Trong quá trình trị
về ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ, giáo viên và gia đình cần lưu ý phát triển về từ loại cho trẻ theo một tỉ
lệ tích hợp, phù hợp với khả năng và sự phát triển của từng trẻ, có như vậy mới có thể giúp trẻ tự kỉ có được vốn từ vựng phong phú và từng bước hòa nhập với trẻ bình thường cùng lứa tuổi
Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỉ; từ vựng; từ loại; trị liệu ngôn ngũ
Abstract: This article reported a survey on the part of speech used by autistic children aged 4 - 5 years old in comparison with normal children in order to provide appropriate language therapy for autistic children Autistic children’s usage of parts of speech depends on their cognitive ability and environmental conditions during therapy During language therapy for autistic children, teachers and families should pay attention to their development of part of speech at an appropriate rate, suitable to the ability and development of each child Only then can they help autistic children to have a rich vocabulary and gradually integrate with normal children of the same age eywords: Autism spectrum disorder; vocabulary; part of speech; language therapy
gay nhan bai: 17/7/2020; Ngày sửa bài: 21/8/2090; Ngày duyệt đăng bài: 27/9/2020
Đặt vấn đề
ién nay, rối loạn phổ tự kỉ đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của xã hội vì sự Bia tăng về số lượng cũng như những ảnh hưởng của hội chứng này gây ra Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc tự kỉ Tuy nhiên, theo số liệu của Bệnh viện Nhi trung ương chd thấy số trẻ đến khám và chẩn đoán tự kỉ tăng nhanh từ những năm 2000 trở lại đây Khiếm khuyết trong ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ tự kỉ có ảnh hưởng rất lớn đến
nh
của trẻ Hiện nay, việc nghiên cứu về ngôn n thức cũng như quá trình hòa nhập
của trẻ tự kỉ nói chung trong đó có đặc
về từ loại (TL) trong vốn từ của trẻ
tự kỉ nói riêng còn mờ nhạt Trong bài viết này chúng tôi thực hiện khảo sát về đặc điểm từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong tương quan với trẻ bình
thường nhằm đưa ra những liệu pháp phù hợp nhằm trị liệu ngôn ngữ cho trẻ
2 Đặc điểm chung về đối tượng
khảo sát
Đối tượng khảo sát của chúng tôi trong bài viết này là ð trẻ tự kỉ (4 - ð
tuổi) đang được can thiệp tại trung tâm
Giảng dạy và Trị liệu Ngôn ngữ (Viện
® Viên Ngơn ngữ học
°” Viện Ngôn ngit hoc, Email: phamhieniol@gmail.com **) Bénh vién Chinh hinh va Phuc héi chite nang Ha N6i
Trang 2Ngôn ngữ học) và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý và Giáo dục An
Bình Năm trẻ chúng tôi khảo sát có đặc
điểm như Bảng 1 Mức độ tự kỉ của trẻ
theo thang đo CARS từ Bệnh viện Nhi trung ương Bảng 1: Thông tin của trẻ tham gia là đối tượng khảo sát của nghiên cứu
Thời gian khảo sát
Tén | Nam trẻ sinh cisitinn | Mức dộ tư kỉ Thời gian aan Thời gian bắt đầu kết thúc To1 | 8/2014 Nam | Nặng 9/2017 8/2019 T02 5/2015 Nam Trung binh 6/2018 5/2020 T03 | 2/2014 | Nam | Nhe 3/2017 2/2019 T04 8/2014 Nữ Trung bình 9/2017 8/2019 TO05 | 11/2014 Nữ Nặng 12/2017 11/2019 3 Kết quả khảo sát 3.1 Đặc điểm về số lượng từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ 4 - õ tuổi
Sau khi khảo sát thực tế về từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ (4 - 5 tuổi) có kết quả như Bảng 2 Ta thấy rằng, so với giai đoạn
4 tuổi (48 tháng) thì khi trẻ 5 tuổi (60
tháng) tất cả các từ loại trong vốn từ của
trẻ đều tăng lên Điều này chứng tỏ rằng sau một năm can thiệp tất cả các trẻ đều có sự tiến bộ Khi trẻ 4 tuổi, trẻ đã có đầy đủ
các từ loại (danh từ, động từ, tính từ và từ
loại khác) Tổng số danh từ khi trẻ ð tuổi đã tăng 446 từ so với số lượng danh từ khi
Trang 3NGUYEN THI GIANG, PHAM HIEN, NGUYEN DONG HUNG
Nhìn vào Bảng 2 ta thấy: Số lượng và tỉ lậ các từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ giai đoạn 4 - ð tuổi không đều nhau Nhứng xét chung về tổng số các từ loại của |5 trẻ được khảo sát thì danh từ là từ loại| chiếm số lượng và tỉ lệ cao nhất trong vốn| từ của trẻ (khi trẻ 4 tuổi, danh từ chiém 44.25%; khi trẻ 5 tuổi danh tw
chiém 50.49%)
Trong giai doan tt 0 dén 48 thang tuổi đa số danh từ vẫn là từ loại chiếm tỉ lệ cao| nhất trong vốn từ của trẻ (T04: 62.603%; T02: 54.55%; T01: 42.2%; T08: 40.†6%); Chỉ có T05 có tỉ lệ động từ, tính từ ‡ao hơn danh từ trong giai đoạn này (động từ chiếm 41.18%; tính từ chiếm 29.41% và danh từ chiếm 17.65%)
Sang đến giai đoạn sau (khi trẻ ð tuổi)
danh từ là từ loại chiếm tỉ lệ cao nhất oi vốn từ của tất cả trẻ tự kỉ mà chúng tôi khảo sát, tỉ lệ danh từ chiếm hơn 50% trohg tổng số vốn từ của trẻ (50.49%) Ngóài trẻ T05 trong giai đoạn 0 - 48 tháng có số lượng động từ và tính từ nhiều hơn danh từ thì tất cả những trẻ còn| lại đều có số lượng động từ ít hơn
danh từ và tổng tỉ lệ động từ ở 5ð trẻ
chiếm 23.45% tổng số vốn từ của trẻ
Sang đến giai đoạn sau (khi trẻ 5 tuổi) tỉ lệ động từ đều có tỉ lệ cao thứ 2 sau danh
từ,| chiếm 22.60% Tính từ là từ loại chiếm tỉ lệ thấp nhất trong 3 loại từ loại cơ Bản trong tiếng Việt (danh từ, động từ, tính từ) Tỉ lệ chung của tính từ trong vốn
từ tủa trẻ chỉ chiếm hơn 10% trong tổng
số tốn từ của trẻ (giai đoạn trẻ 4 tuổi tỉ lệ
tính từ là 12.30%; giai đoạn trẻ 5 tuổi
chiếm 11.06%)
Trong quá trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy ngồi 3 từ loại phổ biến là
danh từ, động từ, tính từ thì những từ SỐ 1-2020
loại khác (số từ, đại từ, mạo từ, phó từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái và thán từ -
Diệp Quang Ban, 2005) chiếm tỉ lệ ít trong vốn từ của trẻ tự kỉ trong giai đoạn
này Do vậy, chúng tôi gộp chung những từ loại này vào nhóm từ loại khác Vì
thế, nếu để riêng từng từ loại trong nhóm từ loại khác thì tỉ lệ sẽ rất thấp
nhưng khi gộp chung vào nhóm các từ loại khác thì tỉ lệ từ loại này tương đối
cao (cao hơn tỉ lệ tính từ) Trong giai
đoạn từ 0 - 48 tháng, tỉ lệ từ loại khác
chiếm 20%; sang giai đoạn sau tỉ lệ từ loại này chiếm 15.85%
Qua Bảng 2 ta thấy, trong giai đoạn
đầu (từ 0 đến 48 tháng tuổi) tỉ lệ các từ
loại trong vốn từ của trẻ không phụ thuộc vào số lượng từ của trẻ nhiều hay ít Do vậy, có những trẻ số lượng từ không nhiều nhưng tỷ lệ các từ loại như
động từ, tính từ lại cao hơn danh từ và
tỉ lệ từ loại này cao hơn những trẻ có số lượng từ nhiều Vì vậy, khi xem xét đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng như trong quá trình trị liệu cho trẻ chúng ta cần chú ý đến vấn đề số lượng, tỷ lệ các từ loại của trẻ trong từng giai đoạn để có kế hoạch can thiệp phù hợp cho từng trẻ
Dựa vào tư liệu nghiên cứu của một số tác giả về đặc điểm từ loại trong vốn từ của trẻ em Việt Nam bình thường, chúng
tôi có bảng so sánh về tỉ lệ từ loại trong
vốn từ của trẻ bình thường? với trẻ tự kỉ qua một số tháng tuổi như sau:
® Xem thêm: Ngơ Cơng Hồn (1995), Tâm lý học trẻ em, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội; và Phạm Hiển (chủ nhiệm, 2018), Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ngôn ngữ cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Ngôn ngữ học
Trang 4Bảng 8: Tỉ lệ các TL trong vốn từ của trẻ tự kỉ (4 -ð tuổi) và trẻ bình thường (3 - 4 tuổi) Tỉ lệ các từ loại (%) Trẻ bình thường Trẻ tự kỉ Tháng | Danh | Déng | Tinh | TL 3 Danh | Động | Tính TL a 1m ` ` ` , | Tong ` ` ` , | Tong tuoi tu từ từ khác từ từ từ khác 36 50 26 10 14 100 48 50.2 24.4 11.8 13.6 100 44.25 | 23.45 | 12.30 | 20.00 100 60 50.49 | 22.60 | 11.06 | 15.85 100 Nhìn vào Bảng 3 chúng ta thay: Ti lé tw loại trong vốn từ của trẻ bình thường (3 - 4 tuổi) và trẻ tự kỉ (4 - 5 tuổi không có sự khác biệt nhiều Danh từ vẫn là từ loại chiếm tỉ lệ cao nhất Khi 3 tuổi, trẻ bình
thường có tỉ lệ danh từ chiếm 50% tổng số từ; khi 4 tuổi tỉ lệ danh từ chiếm 50.2% Khi
4 tuổi, trẻ tự kỉ có tỉ lệ danh từ thấp hơn một chút so với trẻ bình thường 3 - 4 tuổi (tỉ lệ danh từ trong giai đoạn này chiếm
44.25%); sang giai đoạn 5ð tuổi, tỉ lệ danh từ
trong vốn từ của trẻ tự kỉ (50,49%) tương đương với tỉ lệ danh từ ở trẻ bình thường (3
tuổi và 4 tuổi)
Động từ là từ loại chiếm tỉ lệ thứ 2 sau danh từ trong vốn từ của trẻ TỶ lệ động từ ở trẻ bình thường (3 - 4 tuổi) và trẻ tự kỉ (4 - 5 tuổi) không có sự chênh lệch lớn đều chiếm
trên 20% tổng số từ Động từ là từ loại có xu
hướng giảm dần ở cả trẻ bình thường và trẻ tự kỉ trong giai đoạn này Tính từ là từ loại có tỉ lệ thấp nhất theo bảng phân loại của chúng tôi (ở cả trẻ bình thường và trẻ tự kì) Ở trẻ bình thường, tỉ lệ tính từ khi trẻ 3 tuổi
chiếm 10%; khi trẻ 4 tuổi chiếm 11.8% Ở
trẻ tự kỉ khi trẻ 4 tuổi tỉ lệ tính từ chiếm
12.3%; khi trẻ 5 tuổi tỉ lệ tính từ chiếm
11.06% Trong khi đó, ở trẻ bình thường, khi trẻ 3 tuổi tỉ lệ từ loại khác chiếm 14%; khi
trẻ 4 tuổi tỉ lệ từ loại khác chiếm 13.6% Ở
[j NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI
trẻ tự kỉ khi 4 tuổi tỉ lệ từ loại khác chiếm 20% và khi ð tuổi tỉ lệ từ loại này chiếm 15.85% Tuy vậy nếu tách riêng từng từ loại
trong mục từ loại khác thì những từ loại
này chiếm tỉ lệ rất thấp Trong nghiên cứu này chúng tôi không tính toán cụ thể số từ và tỉ lệ từng từ loại trong nhóm từ loại khác nhưng nhìn vào bảng từ mà chúng tôi thu thập sẽ thấy rõ điều này Hơn nữa, dựa vào kết quả nghiên cứu của một số tác giả đi trước về ngôn ngữ trẻ em cũng có thể chứng mình kết luận này Theo số liệu của tác giả
Ngơ Cơng Hồn (1995) thì khi trẻ 3 tuổi tỉ lệ
trạng từ là 6%, đại từ chiếm 4%, số từ chiếm 1.8%; Khi trẻ 4 tuổi tỉ lệ trạng từ chiếm 5.8%, số từ chiếm 1.9%, liên từ chiếm 1.2%; theo nhận định của Bùi Kim Tuyến và cộng sự (2013), trong vốn từ của trẻ 2 - 3 tuổi phần lớn là danh từ, động từ; còn tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện ít Như vậy, nếu phân tách từng từ loại trong vốn từ của trẻ (cả trẻ bình thường và trẻ tự kì thì danh từ, động từ, tính từ vẫn là từ loại có số lượng từ lớn nhất trong vốn từ của trẻ
Theo chúng tôi, sự phân bố tỉ lệ các từ loại trong vốn từ của trẻ bình thường lẫn trẻ tự kỉ trong giai đoạn này là phù hợp với sự phát triển của trẻ Đối với trẻ bình thường (3 - 4 tuổi), đây là giai đoạn trẻ tiếp nhận vốn từ liên quan đến cuộc sống xung quanh
Trang 5NGUYEN THI GIANG, PHAM HIEN, NGUYEN DONG HUNG
Do vậy, vốn từ cua trẻ lúc này chủ yếu là đanh từ (tên gọi của người, đồ vật, con vật| ); Tiếp đến là những động từ chỉ hành động của người, vật xung quanh trẻ Lúc này trẻ cũng đã nhận biết thêm được các
đặc điểm, tính chất, kích thước, màu sắc
cual su vat, do vay tính từ cũng xuất hiện với |tỉ lệ tương đối lớn Điều này phù hợp với nhận xét của Lưu Thị Lan (1996) rằng HỆ năng nhận thức của trẻ về thế giới
xurg quanh càng phát triển bao nhiêu thì đòi |hỏi các hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ thông qua các từ loại cũng được tăng
lên bấy nhiêu””
Trẻ tự kỉ trong giai đoạn 4 - ð tuổi có tỉ lệ các ttừ loại tương đương với trẻ bình thường giail đoạn 3 - 4 tuổi Chúng tôi cho rằng, vốn dĩ trẻ tự kỉ có quá trình phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi Do đó khi trẻ 4 - 5 tuổi sự phát triển về vốn| từ nói chung trong đó có từ loại nói riêng tương đương với trẻ bình thường giai doah 3 - 4 tuổi cũng là điều dễ hiểu; Hơn nữa
trẻ
trong quá trình trị liệu cho trẻ, giáo viên luôn phải lập kế hoạch phù hợp với khả nănE của trẻ, bên cạnh đó vẫn phải lấy tiêu chí hgôn ngữ của trẻ bình thường làm mục tiêu| Do vậy, đặc điểm về từ loại của trẻ tự ki (4 - 5 tuổi) không có sự khác biệt với trẻ
bìnH thường (3 - 4 tuổi) cũng là phù hợp với
sự phát triển của trẻ, điểu này đồng nhất
với nhận định “trong quá trình dạy trẻ phát
triển tiếng nói cần lưu ý phát triển các từ loại|cho trẻ theo một tỷ lệ thích hợp, phù hợp| với sự phát triển của trẻ ở mỗi lứa tuổi!® Nhận định này không chỉ đúng với trẻ bình thường mà nó còn thực sự quan trọng trong quá trình can thiệp, trị liệu về ngôi ngữ cho trẻ tự kỉ 3|2 Đặc điểm về nghĩa của từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ 4 - õ tuổi SỐ 1012020
Trong phần “đặc điểm về số lượng từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ 4 - 5 tuổi” chúng ta thấy: danh từ, động từ, tính từ là 3 từ loại có số lượng lớn nhất trong vốn từ của trẻ Để có thể giải thích được điều này, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của từng từ loại và cơ chế xuất hiện chúng trong vốn từ của trẻ Theo tác giả Diệp Quang Ban và
Hoàng Văn Thung (1998): Danh từ, động từ,
tính từ, là 3 từ loại cơ bản, chiếm số lượng lón nhất Đây cũng chính là những lớp từ được trẻ tiếp thu sớm và sử dụng nhiều nhất trong quá trình phát triển của trẻ
Qua thực tế khảo sát, chúng tôi thấy trẻ tự kỉ 4 - ð tuổi đã có vốn từ loại như sau: Danh từ là từ loại chiếm số lượng lớn nhất với rất nhiều tiểu loại: Danh từ chỉ bộ phận
cơ thể người và con vật: mắt, mũi, miệng,
tay, , Danh từ chỉ người thân trong gia
đình: ông, bà, bốc mẹ, , Danh từ chỉ một số
loại đồ ăn, nước uống: bánh, bữưn bim, com,
nước, ; Danh từ chỉ con vật: con lợn, con bò, con gà, Danh từ chỉ các loại hoa, rau, củ
quả: hoa hồng, hoa đào, hoa mai., ; Danh từ
chỉ các phương tiện giao thông: xe đạp, xích
lô, tàu hỏa, ; Danh từ chỉ các đồ dùng, đồ chơi quen thuộc: cái bàn, cái ghế, cái bát, ; Một số danh từ chỉ thời gian, các hiện tượng
thiên nhiên như: sáng, ban ngày, mặt trời, ; Danh từ chỉ một số hình: hình tròn,
hình tam giác, Danh từ chỉ nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, nông dân, ; Danh từ riêng (chỉ địa điểm): Văn Miếu Quốc Tử Giám,
Lang Bac ; Danh từ chỉ tên, tuổi, giới tính: tuổi, con trai, con gái Danh từ chỉ tổng
® Turu Thị Lan (1996), Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, Luận an Phó Tiến sĩ khoa hoc ngi van, DHKHXH&NV, DHQGHN
® TAru Thị Lan (1996), Những bước phát triển ngôn
ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học ngữ văn, ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Trang 6thể: đồ chơi, trò chơi, rau củ, Trong giai đoạn này trẻ đã học được thêm nhiều động từ với nhiều tiểu loại khác nhau như: Động từ chỉ hành động của bản thân, của người
và vật xung quanh trẻ như: ăn, đi, cắt, mổ,
cất, Động từ chỉ hiện tượng tâm lí: yêu, thích, buồn, cười, ; Một số trợ động từ: là,
bị, được
Trong giai đoạn này vốn từ của trẻ đã xuất hiện thêm một số tính từ với các tiểu
loại như: Tính từ là từ tượng thanh chỉ
tiếng kêu của con vật: be be, ộp ộp, meo meo, , Một số tính từ chỉ màu sắc: xanh,
đỏ, vàng, hồng, đen, ; Tính từ chỉ mùi vị:
chua, cay, mặn, ngọt, , Tính từ chỉ kích
thước: £o, nhỏ, dài, ngắn, ; Tính từ chỉ tính
chất: đúng, sai, khỏe, hiển, ; Tính từ chỉ số lượng: ft, nhiều, đây Tính từ chỉ mức độ so sánh: nhất, hơn ; Một số tính từ có tính gợi cảm cao: chúm chím, man mát, chỉ chít, Trong giai đoạn này trẻ đã có được một số từ loại trong nhóm từ loại khác như:
Đại từ: Đại từ nhân xưng: nó, cháu; Đại từ
chỉ định: đây, này, đấy, kìa; Đại từ nghĩ vấn: đâu, gì, ai, làm sao, Số từ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, : Phó từ: có, không, chưa, rồi, đang, ; Quan hệ từ: và, vì, từ, về, với, của, ; Tiểu từ
tinh thai: a, di, ay, nao, thi ; Than từ: ơi, ời ởi, ôi, tuyệt quá!, Mạo từ: các, mấy,
Việc nắm bắt nghĩa các từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ tùy thuộc vào khả năng của
từng trẻ Việc tiếp thu từ loại ở 5 trẻ tự kỉ chúng tôi khảo sát có sự khác nhau ở mỗi trẻ Trong ð trẻ, T03 là trẻ có vốn từ nhiều và vượt trội về nghĩa từ loại so với 4 trẻ còn lại Ví dụ: trong vốn từ của T01, T02, T04 và T05 mới chỉ xuất hiện những danh từ chỉ bộ
phận cơ thể quen thuộc (mắt, mũi, miệng,
chân, tay ) nhưng T03 đã có vốn từ này
trong giai đoạn trước (giai đoạn 2 - 3 tuổi);
đến giai đoạn này T03 đã có thêm những từ [E] NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ Hội
chỉ bộ phận cơ thể “khó hơn” như: má, răng, mặt hoặc từ chỉ bộ phận cơ thể của con vật
như: vây, đuôi
T01, T02, T04, T05 mới nói được những
danh từ chỉ người thân gần gũi nhất với trẻ như: ông, bà, bối mẹ trong khi đó T03 đã có những danh từ chỉ người thân ở mức độ “xa”
và “cụ thể” hơn như: chú, bác, bà ngoại
Đối với danh từ chỉ con vật T01, T02, T04 và T05 mới biết được những con vật gần gũi, xung quanh mình (con cá, con gà, con lợn,
con chó, con mèo, con voi, ) nhưng T03 đã
biết cả những con vật “xa lạ” và có tính “cụ thể hóa” hơn (chó sói, diểu hâu, con cò, gà con, ) Với những danh từ chỉ phương tiện giao thông TOI1, T02, T04, T05 cũng mới chỉ biết được tên những phương tiện giao thông gần gũi (tàu hỏa, máy bay, xe đạp ) còn T03 đã biết những phương tiện có tính “đặc
thù” như: xe cảnh sát, xe cứu hỏa, xe cứu
thương Với những danh từ chỉ các hiện tượng thời tiết: TOI, T02, T04 và T05 mới chỉ biết những danh từ chỉ hiện tượng quen thuộc như: mây, mưa, sấm, chớp trong khi T03 đã có vốn từ rất sâu về lĩnh vực này như: băng, lũ lụt, bão trẻ cũng đã biết tên
các mùa trong năm (mùa xuân, mùa hạ - mùa hè, mùa thu, mùa đông) T03 đã nói được những danh từ chỉ nghề nghiệp (giáo
viên, bác sĩ, thợ xây, kĩ sư ); một số danh
từ riêng chỉ địa điểm (Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác, ) Đây là những từ loại
chưa xuất hiện trong vốn từ của T01, T02, T04 và T05
Tương tự, trong việc hấp thu vốn từ là động từ: TO1, T02, T04 và T05 mới chỉ nói được những động từ chỉ hành động quen thuộc như: cầm, nắm, chạy, mở nhưng
T03 đã nói được những động từ ngoài phạm
vi gia đình, trường học (cấy, cày, ủ, mọc ); Đối với những động từ chỉ hiện tượng tâm lí
Trang 7NGUYEN THI GIANG, PHAM HIEN, NGUYEN DONG HUNG
T01, T02, T04 và TOð mới chỉ biết một số
động từ như: yêu, buồn nhưng T03 đã có
vốn từ là những động từ chỉ hiện tượng tâm
lí “mạnh” hơn như: sợ hãi, tức giận T03
cũng đã biết sử dụng một số trợ động từ trong giao tiếp (đà, bị, được) TO1, T02, T04 và T05 mới chỉ biết một số tính từ chỉ màu cơ bản trong vốn từ của trẻ như: xanh, đỏ, vàng nhưng T03 đã biết thêm những màu
có tính “khu biệt” cao như: xanh nước biển, xanh lá cây
Trẻ T03 đã nói được một số tính từ mang
tính hình tượng cao như: chua chua, cưng cứng, thơm lừng, tròn tròn, hung ác chúm chím, man mát, chỉ chít, ; Trẻ cũng đã nói
được một số tính từ chỉ số lượng và mức độ so sánh (it, nhiéu, day, hon, nhat ) Lúc
này T01, T02, T04 và T05 mới chỉ biết đếm
đến 10 nhưng T03 đã đếm được từ 1 đến 50; T03 cũng nói được đầy đủ những từ trong
nhóm từ loại khác (phó từ, quan hệ từ, thán từ, mạo từ và tiểu tình thái) Nguyên nhân
dẫn đến sự chênh lệch trong việc tiếp thu nghĩa của từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ là do: Trong 5 trẻ chúng tôi khảo sát thì chỉ có T03 là trẻ mắc tự kỉ ở mức độ nhẹ, 4 trẻ còn lại ở mức độ nặng hoặc trung bình Khi 5 tuổi, khả năng ngôn ngữ của TOI1, T02, T04 và T05 chỉ tương đương với trẻ bình
thường dưới 3 tuổi còn T03 tương đương với
trẻ bình thường hơn 4 tuổi Do vậy trong
vốn từ của TOI1, T02, T04 và T05 sẽ xuất, hiện những từ loại tương đương với trẻ bình thường dưới 3 tuổi Trong khi đó từ loại
trong vốn từ của T03 sẽ tương đương với trẻ
bình thường trong giai đoạn 4 - ð tuổi
Ngoài các động từ đã xuất hiện ở lứa
tuổi trước trong giai đoạn này vốn từ là
động từ vẫn được tiếp tục phát triển và mở rộng Ở trẻ 4 tuổi còn xuất hiện thêm các
động từ mới biểu thị một hành động nào
SỐ 10-2020
đó, nhưng có tính hình ảnh và gợi cảm hơn: đua đưa,
tăng, ; Các động từ có tính khái quát cho
nhảy nhót, ngo ngoe, tung một loại hoạt động như: rửa ráy, dọn đẹp, trang điểm, ăn uống
Trong vốn từ của trẻ trong giai đoạn này
đã xuất hiện thêm những tính từ mới, mức
độ biểu hiện của nó về các tính chất cũng tinh tế hơn Nếu như trước đây các tính từ của trẻ dưới 3 tuổi chỉ biểu hiện một đặc điểm, một tính chất nào đó của sự vật trẻ có thể cảm nhận được thông qua các cảm giác
như: nóng hay lạnh, tối hay sáng, chua hoặc
ngọt thì bây giờ sự cảm nhận đó ở tuổi này
đã rõ ràng hơn, đa dạng hơn Do đó, các tính từ được biểu hiện cũng phong phú hơn, có hình ảnh, có âm thanh, có mầu sắc gợi cảm
hơn Đối với những tính từ chỉ mùi vị: với trẻ bây giờ không phải là chua hay ngọt mà mức độ thể hiện của từng từ có khác nhau như: chua chua, chua loét, ngọt lịm; về kích
thước: bé xíu, bé bé, to đùng, to bự, ; về
màu sắc: đỏ chon chót, xanh xanh, vàng
khè, ; các tính chất khác: sáng choang, óng
ánh, nhẹ nhàng, tối om, Trong giai đoạn từ 4 tuổi trở đi, ở trẻ bình thường cũng đã xuất hiện tất cả các từ loại khác với số lượng
và ý nghĩa ngày càng phong phú
Như vậy, trẻ tự kỉ tuy không thể sử dụng
ngôn ngữ thành thục và uyển chuyển như
trẻ bình thường nhưng trẻ vẫn có được vốn từ loại phong phú tùy thuộc vào khả năng và nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh Do vậy, để trẻ có được vốn từ loại phong phú giáo viên trị liệu cho trẻ cần cung cấp cho trẻ vốn từ phù hợp với khả năng thực tế mà trẻ có thể tiếp thu Từ đó dần dần trẻ có thể lĩnh hội và sử dụng vốn từ loại như trẻ bình thường cùng độ tuổi
4 Kết luận
Qua thực tế khảo sát đặc điểm từ loại
Trang 8trong vốn từ của trẻ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong tương quan so sánh với trẻ bình thường chúng tôi thấy rằng: Danh từ là từ loại chiếm tỉ lệ lớn nhất trong vốn từ của trẻ
trong giai đoạn này Động từ là từ loại
chiếm tỉ lệ thứ hai sau danh từ Nếu
tách riêng từng từ loại trong nhóm “từ
loại khác” thì tính từ là từ loại chiếm tỉ
lệ thứ ba sau danh từ, động từ và tính từ
trong vốn từ của trẻ Tỉ lệ về từng từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ 4 - 5 tuổi như
trên là phù hợp với đặc điểm chung của
tiếng Việt (danh từ, động từ, tính từ là 3 từ loại cơ bản, chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt) và cũng
phù hợp với đặc điểm phát triển ngôn
ngữ ở trẻ bình thường
TỶ lệ về từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ trong giai đoạn này có thể giống nhau nhưng việc nắm bắt nghĩa của từ loại trong vốn từ của trẻ lại có sự khác biệt khá rõ ràng Đối với những trẻ tự kỉ ở mức độ nặng và trung bình, khi trẻ 4 - 5 tuổi khả năng nắm bắt nghĩa các từ loại trong vốn từ của trẻ còn đơn giản, đó mới chỉ là những từ có nghĩa cơ bản Ngược lại, với trẻ tự kỉ ở mức độ nhẹ, khả năng ngôn ngữ của trẻ tốt thì việc nắm nghĩa của các từ loại trong vốn từ của trẻ sẽ “sâu” hơn Như vậy, việc nắm bắt nghĩa của từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ phụ thuộc vào khả năng nhận thức của từng trẻ, phụ thuộc vào điều kiện, môi trường trong quá trình trị liệu cho trẻ Do
vậy, trong quá trình trị liệu về ngôn ngữ cho
trẻ tự kỉ, giáo viên và gia đình cần lưu ý phát triển về từ loại cho trẻ theo một tỉ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng và sự phát triển của từng trẻ, có như vậy mới có thể giúp trẻ tự kỉ có được vốn từ vựng phong
phú và từng bước hòa nhập với trẻ bình
thường cùng lứa tuổi
132 NHÂN LỰC KHOA HOC XA HOI
TAI LIEU THAM KHAO
1 Bertrand J, et al., (2001), Prevalence
of autism in a United States population, Pediatrics 108 (5):1155-61
2 Bui Kim Tuyến (chủ biên, 2013), Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm
non (theo chương trình giáo dục mới), Nxb Giáo dục, Hà Nội
3 Diép Quang Ban (2005), Ngữ Pháp
tiếng Việt, Nxb Giáo dục
4 Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung
(1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục
5 Honda, H., et al (1996) Cumulative incidence and prevalence of childhood autism in children in Japan British Journal of Psychiatry, 169
6 Luu Thị Lan (1996), Những bước phát
triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học ngữ văn,
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
7 Maenner MJ, Shaw KA, Baio J, et al
(2016), Prevalence of Autism Spectrum Disorder Among Children Aged 8 Years, MMWR Surveill; 69 (No SS-4)
8 Ngơ Cơng Hồn (1995), Tâm lý học trẻ
em, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội
9 Nguyễn Hương Giang (2012), Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỉ bằng M-Chat 23, đặc điểm dịch tễ - lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự kỉ, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y
Hà Nội
10 Phạm Hiển (chủ nhiệm, 2018), Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ngôn ngữ cho trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi, Dé tài khoa học cấp Bộ, Viện Ngôn ngữ học
11 Trần Văn Công - Nguyễn Thị Hoàng
Yến (2017), Tỉ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỉ:
Những con số thống kê”, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP HN, số 63