1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm mối quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh trung học phổ thông1

11 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM MỐI QUAN HỆ VỚI

BẠN THÂN KHÁC GIỚI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHÔ THÔNG

Bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ năm 2019 - 2020: Mối quan hệ thân mật với bạn khác giới của học sinh trung học phổ thông, Viện Tâm lý học chủ trì, TS Nguyễn Thị Phương Hoa làm chủ nhiệm

Lê Thị Ngọc Thúy

Viện Tâm lý học

o TOM TAT

Trong nghiên cứu này, đặc điểm mối quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh trung học phổ thông được tìm hiểu ở một số khía cạnh sau: số lượng bạn thân khác giới, độ dài tình bạn, đặc điểm bạn thân khác giới, tấn suất tương tác với bạn khác giới, chiều hướng tiễn triển của mối quan hệ, mức độ hài lòng về mối quan hệ Kết quả khảo sát trên 521 học sinh lớp 10 l1, 12 thuộc bốn trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hỗ Chí Minh đang có bạn thân khác giới cho thấy: việc kết thân với bạn khác giới ở học sinh THPT hiện nay khá phổ biến, các em thường kết thân với bạn khác giới cùng tuổi, cùng lớp, Cùng trường; Đa số các em có từ 1 đến 2 bạn thân khác giới; Phân lớn các em cho răng, môi quan hệ với bạn thân khác giới được duy trì hoặc có chiều “hướng tốt lên, tình bạn của các em khá bên vững; Các em có sự hài lòng cao về mỗi quan hệ này

Từ khóa: Mối quan hệ; Bạn thân khác giới; Học sinh trung học phổ thông Ngày nhận bài: 29/6/2020; Ngày duyệt đăng bài: 25/7/2020

1 Đặt vẫn đề

Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai người hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính cách, sở thích, có chung quan niệm sống Tình bạn thân là tình cảm mà mọi điều đều sâu sắc hơn một tình bạn thông thường Tình bạn thân là khi

mỗi bên đều hiểu và đồng cảm sâu sắc với nhau, là sự bình đẳng và tôn trọng lẫn

nhau, là sự chân thành, tin | Cay va co trach nhiém đối với nhau Tình bạn thân còn

mang đặc điểm là có sự hỗ trợ và nâng đỡ nhau, cùng chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn hay những băn khoăn, lo lắng Tình bạn thân không chỉ có giữa những

người cùng giới mà còn xuất hiện g1ữa những người khác giới

Có thể nói rằng, thời kỳ học sinh trung học phô thông (THPT) là một giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời, tuy nhiên nó vẫn nằm trong giai đoạn chuyên tiếp từ

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 8 (257), 8 - 2020 87

Trang 2

thời kỳ thơ ấu sang thời kỳ trưởng thành Ở tuổi này, học sinh THPT chịu ảnh hưởng của quá trình dậy thì và những thay đôi trong khả năng nhận thức cũng như

vị thế xã hội Vì Vậy, các em có sự phát triển mạnh mẽ về thé chat, tâm lý và xã

hội Một trong số những thay đổi quan trọng của tuổi thanh thiếu niên là khả năng tạo lập sự gân gũi, thân mật với người khác (Laurence Steinberg, 2005) Đặc biệt, học sinh THPT đã và đang có môi quan tâm tới người khác giới, tình bạn khác giới (Lê Văn Hồng và cộng sự, 2009: Vũ Thị Nho, 2008)

Giữa học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt về tình bạn khác giới,

trong đó, học sinh nữ có sự thân mật, nhạy cảm và thấu hiểu với bạn thân khác giới cao hơn học sinh nam (Sharabany R và cộng sự, 1981) Tiến sỹ tâm lý học

người Mỹ L.A Sapadin (1988) cho rằng, nam thích kết bạn với nữ vì nam thích

tâm sự với nữ, còn nữ thì thích sự đơn giản, vui vẻ, không có sự đố ky hay ghen

ghet lẫn nhau khi chơi với nam Mối quan hệ với bạn thân khác gidi ØIÚp các em hiểu về người khác giới và mối quan hệ này có thể đặt nền móng cho các mối tương tác với người khác giới (người yêu, bạn bè, đồng nghiệp) ở lứa tuôi trưởng thành Mối quan hệ với bạn khác giới đặc biệt có ý nghĩa đối với những thanh thiếu niên không được bạn cùng giới ưa thích (Furman, 1999)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm mối quan hệ với bạn

thân khác giới của học sinh THPT ở một số khía cạnh sau đây: sô lượng bạn thân

khác giới, độ dài tình bạn, đặc điểm bạn thân khác giới, tần suất tương tác với bạn

khác giới, chiều hướng tiến triển của mối quan hệ, mức độ hài lòng về mối quan hệ Qua đó, có thê biết được đặc điểm mối quan hệ với bạn thân khác giới của học

sinh THPT, có thể hiểu rõ hơn đời sống tình cảm của các em, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ các em khi cần thiết

2 Phương pháp và mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 982 học sinh thuộc 4 trường THPT (2 trường ở Hà Nội và 2 trường ở thành phố Hồ Chí Minh); trong đó có 2 trường ở ngoại thành và 2 trường ở nội thành Trong bài viết này, chúng tdi loc ra 521 hoc sinh

hiện tại có bạn thân khác giới để phân tích số liệu Cụ thể, có 296 học sinh nội thành (chiếm 56,8%), 225 học sinh ngoại thành (chiếm 43,2%); 205 học sinh nam (chiếm 39 ,34%⁄), 313 học sinh nữ (chiếm 60,7%); 182 học sinh lớp 10 (chiếm 34,9%), 183 học sinh lớp 11 (chiếm 35,1%), 156 học sinh lớp 12 (chiếm 30%)

Khảo sát được tiến hành năm 2019

Phương pháp chủ yếu để thu thập đữ liệu thực tiễn là khảo sát bằng bảng

hỏi Để xem xét đặc điểm mối quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh THPT,

câu hỏi được thiết kế như sau:

1/ Số lượng bạn thân khác giới;

2/ Độ dài tình bạn;

3/ Chiều hướng tiến triển của tình bạn (1- Xấu đi, 2- Vẫn vậy, 3- Tốt hơn);

Trang 3

4/ Mức độ hài lòng về mối quan hệ được đo trên thang 10 điểm từ 0- Hồn tồn khơng hài lịng đến 10- Hoàn toàn hài lòng;

5/ Tân suất tương tác với 5 mức độ từ 0- Không bao giờ, I- Vài lần/năm, 2-

Khoảng 1 lần/tháng, 3- Vài lần/tháng, 4- Vài lần/tuần, 5- Hàng ngày;

6/ Đặc điểm bạn thân khác giới của các em như tuổi, lớp, trường, có tham g1a cùng nhóm bạn không

Bên cạnh phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận

nhóm một số giáo viên, học sinh đã được thực hiện

Số liệu khảo sát được xử lý bang phan mềm SPSS 20.0 Các phép thống kê được sử dụng để phân tích số liệu bao gôm: tỷ lệ %, điểm trung bình (M), độ lệch

chuẩn (SD), phép kiểm định phi tham số (kiểm định Mamn - Whitney) - kiểm định các giả thuyết về 2 mẫu độc lập không có phân bố chuẩn, phép so sánh giá trị trung bình (T-test và F-test)

3 Kết quả nghiên cứu

3.1 Thực trạng mỗi quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh trung học phổ thông

Trong tổng số 982 học sinh tham gia nghiên cứu, có 310 học sinh (chiếm 31,6%) trả lời chưa từng có bạn thân khác giới, còn lại, 645 học sinh trả lời đã

từng có hoặc đang có bạn thân khác giới (chiếm 65,6%), trong đó đã từng có bạn thân khác giới là 124 em (chiếm 12,6) đang có bạn thân khác giới là 52! em (chiếm 53%) Điều này cho thấy, việc kết thân với bạn khác giới ở học sinh THPT

hiện nay khá phổ biến Thay N , giáo viên Trường THPT Tân Lập, thành phố Hà

Nội chia sẻ: “Ở tuổi này, có nhiễu cặp đôi khác giới chơi thán với nhau, các em chơi rất vô tư và thoải mdi”

3.1.1 Số lượng bạn thân khác giới của học sinh trung học phổ thông Theo tự báo cáo của học sinh, các em đưa ra khá nhiều con số cho biết số lượng bạn thân khác giới mà các em có dao động từ Ì đến 21 Trong đó chiếm số

lượng nhiều nhất là số học sinh trả lời có 1 bạn thân (chiếm 43 ;1%⁄), 22,3% so hoc

sinh có 2 bạn thân, 14,1% số học sinh có 3 bạn thân, chỉ có khoảng 4,1% số học

sinh cho biết có từ 10 bạn thân trở lên Như vậy, có thé thấy, đa phần các em trong -mẫu nghiên cứu có từ I đến 3 bạn thân khác giới Điều này thể hiện rằng các em có sự chọn lọc sâu sắc trong việc kết thân với bạn khác giới Qua thảo luận nhóm, học sinh A., lớp 12, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội chia sẻ: “Chứng em thường

không có yêu cầu khi kết bạn làm quen, nhưng với bạn thân khác giới, chúng em

có yêu cẩu cao hơn đối với tình bạn như: yêu câu sự chân thật, lòng vị tha, tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau Trong môi quan hệ với bạn thân khác giới, chúng em cũng nhạt cảm hơn, không chỉ là sự chân tình, mà

con phải có sự dong cảm sâu sắc Chính vì thé, ma sé lượng bạn thân khác giới mà chúng em có thường ÍI, riêng bản thân em, tìm được một người bạn thân khác giới đã là điều thật tuyệt vời rô”

Trang 4

Nói tóm lại, ở lứa tuổi THPT - lứa tuổi mà nhu cầu về tỉnh bạn tâm tỉnh cá nhân được tăng lên, sự phát triển tự ý thức và những mâu thuẫn vốn có trong cuộc sống cũng như trong trường lớp thúc đây những nhu cầu chia sẻ, đốc bầu thâm sự coi bạn như cái tôi thứ hai của mình, đặc biệt, nhu câu tình bạn khác giới phát

triển mạnh Do đó, đa phần các em đều có bạn thân khác giới, phần lớn có 1, 2

bạn thân khác giới, một số ít có nhiều hơn 10 bạn thân khác giới

3.1.2 Độ dài tình bạn với bạn thân khác giới của học sinh trung học pho thong

Kết quả khảo sát cho thấy, độ dài trung bình tình bạn khác giới của học

sinh THPT tham gia nghiên cứu là 44,96 tháng (hơn 3,5 năm) Có thê nói rằng, tình bạn khác giới của các em có sự bền vững nhất định Mặc dù vậy, vẫn có đến 17,2% số học sinh chia sẻ tình bạn thân với bạn khác giới chỉ kéo dài dưới 1 năm

Thực tế này có thể là do ở lứa tuôi THPT, các em có những nét của người lớn

nhưng chưa phải người lớn, vị trí của thanh niên có tính chất không xác định (ở mặt này họ được coi là người lớn, mặt khác lại không) dẫn đến việc các em chưa

thực sự chín chắn, vẫn còn nhiều thay đổi trong quá trình hình thành các mối quan hệ bạn bè Ngoài ra, tình bạn khác giới có thê đừng lại vì nhiều lý do khách quan

khác Theo chia sẻ của các em, có nhiều lý do mà các em không chơi với nhau

như: “Bạn thân khác giới của em lên cáp 3 học trường khác nên chúng em ít chơi

với nhau”; “Vì chơi thân với bạn khác giới nên nhiều khi bị mọi người hiểu nhằm

là yêu nhau, rồi hai đứa ngại quá nên xa cách dân" hay “Bạn gái bạn ấy không

thích chúng em chơi thân với nhau” (thảo luận nhóm 3 nữ, Trường THPT' Việt

Đức, Hà Nội)

3.1.3 Đặc điểm của đối tác trong mối quan hệ với bạn thán khác giới của

học sinh trung học phô thông

- Tuổi

Khi được hỏi về tuổi của bạn thân khác giới, đa phần học sinh THPT kết thân với bạn khác giới cùng tuổi Cụ thể, có 466 học sinh (chiếm 90,3%) trả lời có

bạn thân khác giới bằng tuổi, 40 học sinh có bạn thân khác giới hơn tuổi, 10 học

sinh cho hay có bạn thân khác giới kém tuổi Chia sẻ về vấn đề này, em T tâm sự:

“Với em thì chơi với bạn cùng tuổi thích hơn vì nếu chơi với bạn lớn tuổi hơn thì

nhiều khi bị ăn hiếp, bắt nạt còn chơi với bạn ít tuổi hơn thì mình toàn phải nhường thôi ạ” (nam, lớp 12, Trường THPT Da Phước, thành phố Hồ Chí Minh) Khác với T., hoc sinh A lai cho rằng: “Em thích chơi với bạn trai lớn tuổi hơn vì

em thường được nhường nhịn Hơn nữa, con trai hơn tuổi thì mới chín chắn hơn chứ bằng tuổi thì cứ trẻ con sao sao ấy ạ” (nữ, lớp 11, Trường THPT Nguyễn Thị

Diệu, thành phố Hồ Chí Minh) Như vậy, học sinh THPT dễ chơi thân với bạn

khác giới bằng tuổi mình vì khi ở trường học, bên cạnh các em đa số là các bạn đồng trang lứa và một phần vì bằng tuổi có những điều dễ chia sé với nhau hơn

- Trường, lớp

Trang 5

Ngoài vấn đề tuổi của bạn thân khác giới, nghiên cứu còn quan tâm đến vấn đề người bạn đó có học cùng lớp, cùng trường với các em không Số liệu thu được chỉ ra rằng, gần 60% số học sinh cho biết bạn thân khác giới của mình học

cùng trường với mình Hơn 1/2 trong số học sinh có bạn thân khác gidi cùng

trường học cùng lớp với nhau Nhìn chung, có thể thấy, khi ở cùng lớp hoặc rộng hơn là cùng trường thì các em dễ kết thân với bạn khác giới hơn Bởi lẽ, khi cùng

lớp, cùng trường các em có môi trường học tập, hoạt động ngoại khóa chung nên

có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau, dé chia sẻ, trao đổi và ngày càng thân thiết với

nhau hơn ˆ

Bên cạnh đó, hơn 30% số học sinh trả lời có bạn thân khác trường, 8,7% số học sinh có bạn thân khác giới quen qua mạng Có thê nói, hiện nay, học sinh

đã mở rộng phạm vi kết bạn của mình, không chỉ giới hạn ở lớp, ở trường, các em còn kết thân với các bạn khác trường và qua mạng xã hội Học sinh cho hay “Việc

kết bạn với các bạn khác trường khá phổ biến bởi vì trường chúng em hiện nay có

nhiều hoạt động chung với các trường trên địa bàn như các cuộc thi Học sinh giỏi, Thì hùng biện tiếng Anh hay học cùng những lớp học thêm Đây đều là cơ hội cho chúng em kết thêm bạn bè" (nữ, lớp 12, Trường THPT Tân Lập, Hà Nội)

- Có chơi cùng nhóm hay không?

Khi được hỏi: “7i rước khi kết thân, các em có cùng chơi trong nhóm không?” thì có hơn 60% số học sinh tham gia nghiên cứu chia sẻ các em có cùng

chơi trong nhóm, gần 40% trả lời không chơi trong nhóm Theo lý thuyết, ban đầu học sinh thường chơi trong một nhóm bạn hỗn hợp giới tính Nghiên cứu cũng chỉ

ra phần lớn các em chơi cùng một nhóm hỗn hợp nhưng có 40% các em tự chơi với nhau Giải thích cho điều này có thể hiệu, tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất Điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với

các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất

định trong nhóm Trong quan hệ với bạn bè, học sinh trung học phổ thông có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn đa dạng hơn Nhóm bạn có các định hướng giá trị rõ rệt hơn và có điều kiện tồn tại lâu dài hơn Học sinh trung học phô thông có thể vừa tham gia vào các nhóm có tổ chức như lớp học, chỉ đoàn vừa tham gia vào các nhóm bạn bè tự phát, trong đó có những nhóm thường xuyên, ổn định và các nhóm tạm thời tỉnh huống Các nhóm thường xuyên có sự phân hóa vai trò én

định hơn và một số trường hợp có sự đoàn kết Ngoài ra, vì phạm vi kết bạn của các em hiện nay được mở rộng nên việc nhiều em không cùng chơi trong nhóm

cũng là điều hợp lô-gíc

3.1.4 Tân suất tương tác với bạn khác giới của học sinh trung học phổ thông

Từ kết quả trình bày trong bảng l có thể thấy, tần suất tương tác của học sinh với bạn thân khác giới trong mâu nghiên cứu ở mức độ trung bình với điểm

trung bình chung là 1,97/5 Kết quả này cũng khá tương đồng với những phát hiện

Trang 6

của Richards và cộng sự (1998): học sinh trung học thường báo cáo sự tương tác thường xuyên với bạn thân hơn là với cha me, anh chị em hoặc bạn bè

Trong đó, tần suất tương tác của học sinh qua việc gọi điện, nhắn tin, chat

với bạn có điêm trung bình cao nhất (3,77/5) Điều này cũng dễ giải thích bởi hiện

nay công nghệ thông tin phát triển, hau nhu hoc sinh nao cũng có điện thoại hoặc các thiết bị điện tử có tích hợp khả năng nghe - gọi, nhắn tin nên việc các em liên

lạc với nhau chủ yếu qua hoạt động này là điều dễ hiểu

Hoạt động cùng đi ăn/ẩi chơi với bạn có điểm số cao ở mức thứ hai (M=2 46)

Két quả này phù hợp với lô-gíc bởi ở lứa tuổi này các em đã được bố mẹ bắt đầu

trao đôi về quyên lợi và trách nhiệm như một người lớn các em có tiền tiêu vặt và được sử dụng số tiền đó để đi ăn, đi chơi cùng bạn bè

Hoạt động cùng nhau chơi game Online CÓ tần suất ở mức thứ ba (M = 1,84) cũng là điều dễ hiểu bởi vì hiện nay, đa số học sinh đều đã từng chơi game online (Báo Tiền phong, 2020) Có thể vì thế, mà khi chia sẻ về bạn thân khác giới của mình, L (nam, lớp I1, trường M.) cho biết: “Bạn thân của em là một bạn gai - ban biét choi game va ham game y hệt con trai, cứ khi nào chơi là em phải rủ ban áy chơi cùng"

Bang 1: Thực trạng tân suất tương tác của học sinh trong môi quan hệ với bạn thân khác giới Các hoạt động M SD

Gọi điện/nhắn tin/chat với bạn 3,77 1,18

Cùng đi ăn/đi chơi với bạn 2,46 1,31 Đến nhà bạn để học (hoặc chơi) 1,20 1,42

Cùng nhau chơi game online 1,84 1,82

Cùng nhau đi xem phim, xem ca nhạc 1,61 1,49 Di hoc thêm cùng nhau ‘ 1,69 1,93 Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng nhau 1,58 1,61

Tham gia các hoạt động xã hội cùng nhau 1,56 1,68 Tan suat chung _ 1,97 0,96

Ghi chú: Giá trị thấp nhất = 0 (không bao giờ); Giá trị cao nhất = 5 (hàng ngày)

Bên cạnh những hoạt động của học sinh có tần suất tương tác cao, cũng có những hoạt động ma hoc sinh thé hiện sự ít tương tác - theo thứ tự từ thấp nhất trở lên như: hoạt động đến nhà bạn để học (hoặc chơi), tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa cùng nhau, cùng nhau đi xem phim, xem ca nhạc và ẩi học thêm cùng nhau Cụ thé, két qua trong bang 1 cho thay, tần suất đến nhà bạn để học (hoặc chơi) của học sinh có điểm trung bình thấp nhất với 1,20/5, Theo

Trang 7

những ghi chép trong quá trình khảo sát tại các trường THPT cho thấy, vì các em

chơi thân với bạn khác giới nên các em sợ bị bố mẹ hiểu lầm là tình yêu học trò, đo đó, các em chỉ gặp gỡ và chơi với các bạn khi ở trường hoặc bên ngoài chứ ít đến nhà bạn

3.1.3 Chiều hướng tiễn triển của mới quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh trung học phô thông

Khi được hỏi về chiều hướng tiến triển của mối quan hệ với bạn thân khác

giới của mình, phần lớn học sinh cho biết, tình bạn của các em vẫn được duy trì so

với thời điểm trước Ngoài ra, có 171 học sinh (chiếm 33,2%) đánh giá mỗi quan

hệ với bạn thân khác giới có chiều hướng tốt hơn Chia sẻ về điều này, học sinh

T., lớp 12, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho hay “Chứng em chơi với nhau nhiều hơn nên thân hơn, hiểu nhau nhiều hơn, em và bạn có thể chia sẻ với bạn nhiều điều thâm kín Chúng em còn giúp đỡ nhau ngày một tiễn bộ hơn trong hoc lập Sự gan bó giữa chúng em ngay mot nhiều và bên vững” Tuy nhiên, vẫn có đến 41 học sinh cho biết mối quan hệ của các em hiện tại đang có chiều hướng

xấu đi Khi được hỏi, một số em cho biết: “Khi làm bạn thân với người khác giới,

chúng em gặp nhiều vấn đề như sự trêu chọc của các bạn (nghĩ răng chúng em yêu nhau) nên vì thế mà tình cảm của chúng em xấm đi Đôi khi, có những khác biệt về giới tính nên chúng em hiểu lâm, dẫn đến mâu thuân rồi tranh cãi khiến tình cảm đi xuống”

Như vậy, mối quan hệ với bạn thân khác giới được phần lớn các em học

sinh đánh giá ở mức vân duy trì và tốt hơn, một số ít tự báo cáo có chiều hướng xấu đi Đó là đánh gia chu quan cua hoc sinh, song những đánh giá này cũng phản ánh thực tế ở mức nhất định Có thể nói rằng, ở lứa tuổi thanh niên mới lớn, nhu cầu tình bạn tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt Tình bạn sâu sắc đã được bắt

đầu từ tuổi thiếu niên, nhưng sang tuổi này, tình bạn của các em trở nên thân thiết

hơn, mở rộng phạm vi kết thân với bạn khác giới nên tình bạn có tiến triển tốt hơn

và sâu sắc hơn Mặt khác, trong thực tế, ở lứa tuổi này, giữa các em không tránh khỏi những mâu thuẫn trong tình bạn nói chung, tình bạn khác giới nói riêng, thậm chí có trường hợp không chơi với nhau nữa

3.1.6 Mức độ hài lòng về mối quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh trung học phổ thông

Qua số liệu khảo sát có thê thấy, mức độ hài lòng với mối quan hệ với bạn

thân khác giới của học sinh tham gia nghiên cứu ở mức độ khá cao với điểm trung bình là 8,12/10 Nếu diễn đạt theo điểm sO phần trăm thì có đến 98,4% số học sinh

tham gia nghiên cứu này có đánh giá về sự hài lòng với mối quan hệ bạn thân

khác giới từ $ điểm trở lên (trên thang điểm 10) Điều đáng chú ý là kết quả ở hai đầu mút: có tới 24,5% số học sinh (125 học sinh) chọn “hoàn toàn hài lòng” nhưng chỉ có 1 học sinh (chiếm 0,2%) chọn “hoàn toàn không hài lòng” với tình bạn khác giới của mình

Trang 8

3.2 Khác biệt giữa các nhóm học sinh vê đặc điểm mi quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh trung học phổ thông

3.2.1 So sánh theo giới tính

Kiểm định T-test được sử dụng để so sánh tần suất tương tác với bạn thân

khác giới của học sinh THPT theo giới tính Kết quả chỉ ra, có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê về tần suất tương tác với bạn thân khác giới của nam sinh (M = 2,13; SD = 1,05) và nữ sinh (M = 1,86; SD = 0,88); t (515) = 3,18; p = 0,02 < 0,05 Có thể hiểu rằng, giới tính có thê có tác động nhất định đến tần suất tương tác với bạn thân khác giới của học sinh THPT Cu thé 1a nam sinh có tần suất tương tác với bạn thân khác giới nhiều hơn so với nữ sinh Qua phỏng vấn sâu giáo viên N., phụ trách đoàn Trường THPT Tân Lập, Hà Nội cho biết: “Chuyện tâm sinh lý nam nữ

hiện nay được nhắc tới rất nhiều, vì thé, hoc sinh rất mạnh dạn, không còn ngại

ngùng Tuy nhiên, với học sinh nam, các em có vẻ vẫn là người chủ động hơn so

voi hoc sinh nit’

Kết quả kiểm định phi tham sé (kiém dinh Mann - Whitney) cho thấy: số

lượng bạn thân khác giới giữa nam sinh và nữ sinh không có sự khác biệt có y nghĩa thống kê với p = 0,314 > 0,05 Kết quả này gợi ý rằng, giới tính có thể

không phải là yếu tố có tác động đến số lượng bạn thân khác giới mà học sinh có Nói khác đi, nam - nữ học sinh có khả năng kết thân với bạn khác giới như nhau Nghiên cứu này không phát hiện được sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về tuổi

của bạn thân khác giới, mức độ hài lòng về mối quan hệ với bạn thân khác giới

theo giới tính (p = 0,140 và p = 0,178)

3.2.2 So sánh theo địa bàn sinh sống, khu vực nội thành, ngoại thành

- Địa bàn sinh sống

Kết quả cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi (p = 0,001) va

viéc choi chung nhóm trước khi kết thân với bạn khác giới (p = 0,035) của học sinh ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh Cụ thể, học sinh THPT ở Hà Nội thường chơi thân với bạn khác giới cùng tuổi và bạn cùng thơi trong nhóm còn học sinh ở

thành phố Hồ Chí Minh chơi với cả các bạn nhiều tuổi hoặc ít tuổi hơn hay không

chơi chung trong nhóm Điều này có thể gợi ý rằng, học sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh kết thân với bạn khác giới ở phố rộng hơn về tuổi tác hay nhóm bạn

Các đặc điểm khác vẻ tình bạn khác giới như số lượng bạn thân, độ dài tình bạn, tần suất tương tác, sự hài lòng hay chiều hướng tiến triển của mối quan hệ là tương đương nhau, không tìm được sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thông kê giữa học sinh tại Hà Nội và học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh

- Khu vực nội thành, ngoại thành

Khi xem xét nơi sống của các em thuộc khu vực nội thành hay ngoại thành, số liệu thống kê chỉ ra có sự khác biệt có ý nghĩa về độ dài của tình bạn (p = 0,015),

việc chơi chung nhóm (p = 0,020), sự hài lòng với mối quan hệ với bạn khác giới (p = 0,014) của học sinh ở khu vực nội thành và học sinh ở khu vực ngoại thành

Trang 9

Cụ thể, học sinh ở ngoại thành có tình bạn kéo dài hơn (M = 48,86 tháng) so với học sinh nội thành (M = 41,99 tháng); trước khi kết thân, học sinh nội thành cùng chơi trong một nhóm bạn nhiều hơn so với học sinh ngoại thành; học sinh nội

thành có sự hài lòng (M = 8,28/10) với mối quan hệ với bạn thân khác _BIỚI cao

hơn so với học sinh ngoại thành (M = 7,91/10) Điều này cho thấy, yếu tố nơi sống của học sinh THPT thuộc nội thành hay ngoại thành có thể có những tác động nhất định đến đặc điểm mối quan hệ với bạn thân khác giới

3.2.3 So sánh theo khói lớp

So sánh theo khối lớp 10, 11 và 12 bằng kiểm định Anova, đặc điểm mối quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh cũng có một số khác biệt về sự hài lòng (p = 0,008) và tần suất tương tác với bạn khác giới (p = 0,001) Chỉ tiết như

Sau:

Các cặp giá trị khối 10 và khối !1, khối 10 và khối 12 đều có p > 0,05 chỉ

rõ không có sự khác biệt trong việc thê hiện sự hài lòng về mối quan hệ với bạn

thân khác giới giữa học sinh khối 10 so với khối 11 và khối 12 Trong khi đó, giữa khối 11 và khối 12 có sự khác biệt có ý nghĩa vẻ sự hài lòng mối quan hệ với bạn

thân khác giới, khối 12 (M = 8,45) cao hơn khối 11 (M= 7,91)

Về tần suất tương tác với bạn khác giới, không có sự khác biệt giữa khối 10 và khối 12, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa khối 10 và khối 11, giữa khối 11 và khối 12 Trong đó, học sinh khối 10 và khối 12 cho biết có tần suất tương tác với

bạn thân khác giới nhiều hơn so với học sinh khối L1 Điều này có thể là do học

sinh khối 10.mới vào đầu cấp THPT, trường mới, lớp mới, các em mong muốn kết bạn nhiều hơn nên cũng tương tác với bạn nhiều hơn, còn học sinh khối 12 là cuối

cấp nên khả năng các em mong muốn trao đôi với bạn để gắn kết, lưu giữ kỷ niệm

tình bạn học trò nhiều hơn

Qua đây có thể thấy, khối lớp có ý nghĩa nhất định đối với mối quan hệ bạn

thân khác giới của học sinh THPT

3.2.4 So sánh theo kết quả học tập

So sánh đặc điểm mối quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh ở các nhóm có học lực khác nhau cho thấy: không có sự khác biệt vê các khía cạnh khác

như độ dài hay chiều hướng tiến trién của mối quan hệ; có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở khía cạnh tần suất tương tác với bạn thân khác giới (p = 0,016), sự hài lòng với mối quan hệ (p = 0,042) Trong đó, học sinh yếu và học sinh trung bình có tần suất tương tác với bạn khác giới nhiều hơn so với học sinh khá

4 Bàn luận và kết luận

Tự báo cáo của học sinh THPT trong mẫu chọn của nghiên cứu cho thấy, hiện nay, viéc két thân với bạn khác giới ở học sinh THPT khá phỏ biến Mặc dù trong mẫu nghiên cứu này, các em thường kết thân với bạn khác giới cùng tuổi,

Trang 10

cùng lớp, cùng trường và đa phần có từ 1 đến 2 bạn thân khác giới song phạm vi

kết bạn khác giới của các em cũng dần mở rộng hơn đối với những bạn kém hoặc hơn tuổi, các bạn khác lớp, khác trường Điều này là phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi THPT, các em có nhu cầu lớn trong tình bạn, tình bạn khác giới ở lứa tuôi thanh niên là sự ràng buộc đầu tiên, mang tính độc lập và sâu sắc, sẽ thúc đây cho sự hình thành các mối quan hệ khác, trong đó có tình yêu

Phần lớn các em cho rằng, mối quan hệ với bạn thân khác giới được duy trì hoặc có chiều hướng tốt lên, tình bạn của các em khá bền vững, các em có sự hài lòng cao về mối quan hệ này Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh cho biết tình bạn khác giới có chiều hướng tiến triển xấu đi là do mâu thuẫn về học tập, quan hệ trong

nhóm hay do không duy trì được sự trong sáng của tình bạn khác giới Điều này

phần nào phản ánh những băn khoăn, rắc rôi mà học sinh THPT thường gặp trong

môi quan hệ với bạn bè nói chung, bạn khác giới nói riêng

Đặc điểm mối quan hệ với bạn thân khác giới của học sinh THPT có một số khác biệt theo giới tính, địa bàn sinh sống, khu vực nội thành, ngoại thành, khối lớp và kết quả học tập của học sinh Kết quả đã cho thấy, trong mối quan hệ với

bạn thân khác giới, nam sinh có tần suất tương tác với bạn thân khác giới nhiều hơn so với nữ sinh Kết quả này tuy có phần khác với kết quả nghiên cứu của Sharabany R và cộng sự (1981) nữ sinh có sự thân mật với bạn khác giới nhiều

hơn so với nam sinh nhưng lại đúng với thực tế văn hóa Việt Nam và đặc trưng

giới tính ở lứa tuôi THPT: các em gái có sự quan tâm đến bạn khác giới thường thé hiện khá thụ động và kín đáo, các em thường che giấu tình cảm của mình bằng cách tỏ vẻ thờ ơ, lãnh đạm với các bạn trai trong khi các em trai thê hiện thái độ

này một cách công khai hơn Kết quả cũng cho thấy, học sinh THPT ở Hà Nội có xu hướng chơi thân với bạn khác giới cùng tuổi và bạn cùng chơi trong nhóm còn

học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh chơi với cả các bạn nhiều tuổi hoặc ít tuổi hơn

hay không chơi chung trong nhóm; học sinh ở ngoại thành có tình bạn kéo dài hơn so với học sinh nội thành; trước khi kết thân, học sinh nội thành cùng chơi trong

một nhóm bạn nhiều hơn so với học sinh ngoại thành; học sinh nội thành có sự hài lòng với mối quan hệ với bạn thân khác giới cao hơn so với học sinh ngoại thành; giữa khối 11 và khối 12 có sự khác biệt về sự hài lòng mối quan hệ với bạn thân

khác giới; học sinh yếu và học sinh trung bình có tần suất tương tác với bạn khác giới nhiều hơn so với học sinh khá

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm mối quan hệ với bạn

thân khác giới của học sinh THPT được tìm hiểu ở một số khía cạnh: số lượng bạn thân khác giới, độ dài tình bạn, đặc điểm bạn thân khác giới, tần suất tương tác với bạn khác giới, chiều hướng tiến triển của mối quan hệ, mức độ hài lòng về mối quan hệ Kết quả trên đây có thể đem đến một sô gợi ý dành cho gia đình, nhà

trường trong cách tiếp cận, tìm hiểu những mối quan hệ của học sinh, từ đó có SỰ chia sẻ, giúp đỡ các em vượt qua những băn khoăn, rắc rối thường gặp trong mối

quan hệ với bạn bè nói chung, với bạn khác giới nói riêng

Trang 11

Tài liệu thạm khảo

Tài liệu tiếng Việt

1 Báo Tiền phong (2020) Nghiện game online - Hậu qua khôn lường Tọa đàm khoa học Trường THPT Tân Lập Hà Nội

2 Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thang (2009) Tam ly hoc lita tudi va Tâm lý học sư phạm In lần thứ 5 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

3 Vũ Thị Nho (2008) Tâm lý học phát triển NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Tài liệu tiếng Anh

4 Furman W., Simon V.A., Shaffer L., Bouchey H.A (2002) Adolescents’ working

models and Styles for relationship with parents, friends, and romantic partners Child Development, Vol 73 P 241 - 255

5 Laurence Steinberg (2005) Cognitive and affective development in adolescence Trends in Cognitive Sciences Vol 9 Iss 2 P 69 - 74

6 Linda Sapadin (1988) Friendship and gender: Perspectives of professional men and women Journal of Social and Personal Relationships First Published November 1 7 Richard M.H., Crowe P.A., Larson R & Swarr A (1998) Developmental patterns and gender differences in the experience of peer companionship during adolescence Child Development Vol 69 No 1 P 154 - 163

8 Sharabany R., Gershoni R & Hofman J E (1981) Girlfriend, boyfriend: Age and sex differences in intimate friendship Developmental Psychology 17 (6) P 800 - 808

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 8 (257), 8 - 2020 97

Ngày đăng: 26/10/2022, 13:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w