1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KINH TẾ KỸ THUẬT pdf

123 630 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Mở đầu “Tiến bộ trong vấn đề hóa học, môi trường là không thể thực hiện được nếu không hiểu rõ hệ thống kinh tế hoạt động trong môi trường như thế nào và những lựa chọn giải pháp nào có

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

KINH TẾ KỸ THUẬT

Biên soạn: ThS Lê Kiên Cường

Lưu hành nội bộ Biên hòa 09-10-2010

Trang 2

Mở đầu

“Tiến bộ trong vấn đề hóa học, môi trường là không thể thực hiện được nếu không hiểu rõ hệ thống kinh tế hoạt động trong môi trường như thế nào và những lựa chọn giải pháp nào có thể loại bỏ các vật cản đối với chất lượng môi trường” Hội đồng chất lượng môi trường, báo

cáo thường niên thứ nhất

“ Một con sông sạch sẽ có lợi ích gì nếu bạn không

có lấy một việc làm?” Liên hiệp công nhân ngành thép ở

Youngstown, Ohio

Trang 3

Chương 1 Các Vấn Đề Chung Về Kinh Tế kỹ thuật

1.1 Khái quát về Kinh tế kỹ thuât

Xét về bản năng, hầu hết mọi người đều không thích ý tưởng đo giá trị của một môi trường sạch hơn bằng tiền đồng, đôla và cents Nhưng cũng có thể

đồng ý rằng bỏ ra hai nghìn tỷ đôla để tránh được bệnh đục nhẵn mắt thì quả thật

là quá đắt Phải có sự cân bằng nào đấy giữa lợi ích của một môi trường sạch sẽ hơn và chi phí để thực hiện điều này

Kinh tế môi trường mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX do nhu cầu bức bách của thực tiễn Để hiểu rõ hơn nội dung nghiên cứu của môn khoa học non trẻ này, trước hết cần phải nắm bắn được cơ

sở nền tảng của kinh tế học

Kinh tế môi trường tập trung chủ yếu vào vấn đề người ta ra quyết định như thế nào, tại sao gây ra những hậu quả đối với môi trường và chúng ta có thể thay đổi các thể chế, chính sách kinh tế ra sao để đưa các tác động môi trường vào thế cân bằng hơn, ổn định hơn với những mong muốn và yêu cầu của chúng

ta và của bản thân hệ sinh thái

Cách lý giải thư nhất: Môi trường bị suy thoái là do hành vi và thái độ

ứng xử của con người trái với luân thường, đạo lý

Cách trả lời thứ hai cho vấn đề tại sao người ta lại gây ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường bị suy thoái là cách xem xét về mặt kinh tế và xem xét các cơ quan, thiết chế kinh tế (và xã hội) được cấu trúc ra sao và hoạt động như thế nào mà có thể tạo điều kiện dễ dàng cho người ta phá hoại môi trường

Có ý kiến cho rằng, người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường là vì

động cơ lợi nhuận Do đó, cách duy nhất để giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao

chất lượng môi trường là làm giảm động cơ lợi nhuận

Trang 4

Điều này đúng, nhưng hoàn toàn chưa đủ, bởi vì không chỉ có các công

ty, xí nghiệp do động cơ lợi nhuận thúc đNy, nên gây ra ô nhiễm môi trường, mà

cả các cá nhân người tiêu dùng cũng đang gây ra ô nhiễm môi trường khi đổ rác thải bừa bãi xuống các cống rãnh, ao, hồ hoặc sử dụng các phương tiện giao thông có động cơ cũ kỹ, lạc hậu, xả nhiều khói, v.v…, ở đây, các cá nhân người tiêu dùng không hề nghĩ đến lỗ hay lãi

Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường có quan hệ rất mật thiết với

tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế Ở đây có hàng loạt các câu hỏi mà các nhà kinh tế môi trường cần phải tìm cho được các câu trả lời đúng đắn, thoả

đáng Ví dụ: Các chính sách môi trường nghiêm ngặt hơn có tạo ra khuynh

hướng làm chậm sự tăng trưởng kinh tế và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp hay không? Nếu có, thì bao nhiêu? Các quy tắc, điều lệ về môi trường có tác động đến tỷ lệ lạm phát hay không? Nếu có, thì tác động như thế nào? Tăng trưởng kinh tế có tác động đến chất lượng môi trường hay không? Nếu có, thì tác động như thế nào?

Môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu Để giải quyết những vấn đề môi trường cấp bách toàn cầu như bảo tồn đa dạng sinh học, sự thay đổi khí hậu, v.v…, cần động viên trí tuệ và nguồn lực của mọi quốc gia

1.2 Đối tượng của môn học

Kinh tế môi trường là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm

1.3 Nhiệm vụ của môn học

1 Trang bị những cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

2 Trang bị những cơ sở lý luận để nhìn nhận, phân tích đánh giá môi trường trong bối cảnh của cơ chế thị trường

Trang 5

3 Đánh giá những tác động (tích cực và tiêu cực) của các hoạt động phát triển (kinh tế và xã hội) đến môi trường Tiếp cận phân tích kinh tế của những tác động tới môi trường

4 Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường

5 Góp phần thNm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển thông qua phân tích chi phí - lợi ích và phân tích chi phí - hiệu quả

6 Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển, những phương thức quản lý môi trường hợp lý

7 Nâng cao nhận thức về môi trường, về mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc

và quy định lẫn nhau giữa môi trường và phát triển để mọi cá nhân, mọi cộng

đồng có hành vi đúng đắn vì mục đích phát triển bền vững Đặc biệt là đối với

các chuyên gia kinh tế và quản trị kinh doanh

Trang 6

Chương 2 Nguyên nhân suy thoái môi trường

2.1 Mối đe dọa của môi trường

Lỗ thủng trong tầng ôzon và nhiệt độ của trái đất đang tăng lên là những mối quan tâm về môi trường hàng đầu hiện nay Tất nhiên, những vấn đề môi trường còn có nhiều hơn nữa và cũng có từ rất lâu rồi Ngay từ năm 61 sau công nguyên, Seneca, một nhà triết học và cũng là nhà chính sách có uy tín thời bấy giờ đã than phiền về những luồng khói tỏa ra từ những ống khói trong các gia

đình ở Roma Và các nhà sử học nhắc nhở chúng ta rằng những chiếc cống nối

chạy dọc phố phường đã một thời là cách xử lý chất thải chính ở đô thị và những dịch thương hàn là những sự trừng phạt thường tái diễn cho việc làm ô nhiễm nước Như vậy chúng ta không thể nói rằng, hủy hoại môi trường là một hiện tượng mới hoặc là hiện nay chúng nghiêm trong hơn trước kia

Thế nhưng hiện nay chúng ta biết nhiều hơn những thế hệ trước về những nguyên nhân hủy hoại môi trường và chúng ta có điều kiện hơn để làm việc gì

đó để bảo vệ môi trường và chúng ta có điều kiện hơn để làm việc gì đó để bảo

vệ môi trường Những hiểu biết của chúng ta về tính kinh tế của ô nhiễm môi trường tạo ra chi phí trực tiếp đối với nền kinh tế

Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khỏe và do vậy nó làm giảm các hoạt động của lực lượng lao động và sản lượng Ô nhiễm môi trường còn phá hủy các công trình xây dựng cơ bản (ví dụ như những tác động với kết cấu thép)

và làm hướng các nguồn lực vào các hoạt động không mong muốn (ví dụ như rửa xe, giặt và lau chùi) Ô nhiễm môi trường làm giảm trực tiếp phúc lợi xã hội của chúng ta bởi việc không cho chúng ta tận hưởng những bãi biển, nguồn nước và không khí trong sạch

Trang 7

Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí cũng gần như tầm nhìn bị che

mờ đi Nhưng khói mờ chỉ là một dạng của ô nhiễm không khí Có 5 chất gây ô nhiễm không khí chính là: ôxít cacbon (CO), toàn bộ các thành phần lơ lửng trong không trung (TSP), dioxit sul-phua (SO2), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và oxit nito (NOx)

Ôxit cacbon (CO) là loại khí độc không màu không mùi Nó được sinh ra bởi đốt cacbon trong các nhiên liệu trong điều kiện thiếu oxi Nói chung, oxit cacbon làm giảm tốc độ phản ứng và gây ra nhiều bệnh tim, phổi Nguồn chính gây ra ô nhiễm oxit cacbon là các động cơ ô tô

Mồ hóng và khói công nghiệp gây ra các vấn đề thuộc hô hấp và làm nhân

tố chính trong việc làm giảm thị lực Một vài chất đặt biệt như amiăng (trong nguyên liệu xây dựng và các má phanh) và chì (trong chất thải của ô tô) cũng

được xác định là rất nguy hiểm đến sức khỏe con người

Ôxit lưu huỳnh (SO2) là loại khí gây cay mắt, gây ra hiện tượng ăn mòn

và độc Nó được tạo ra khi đốt nhiên liệu có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao Ngành điện và các nhà máy công nghiệp đốt than lưu huỳnh cao hoặc dầu là những nguồn tạo ra SO2 chính Việc đốt than chiếm 60% lượng SO2 thải ra Ôxit lưu huỳnh được xác định là thủ phạm chính của những thảm họa ô nhiễng không khí Năm 1948, tại Donora, Pennsylvania, một nửa thị trấn 14.000 dân này đã nhiễm độc và 20 người đã chết Năm 1952, ở London, một luồng khói độc đã giết chết 1.600 người

Mưa axit: Ô xít lưu huỳnh cũng là một thành phần chính tạo ra các cơn

mưa axit Mưa axit phá hoại các loại rau quả và được xác định là thủ phạm phá hoại những khu rừng ở Đức, Canada và Mỹ Canada tố cáo rằng những trận mưa axit phá hoại những khu rừng và hồ của nước này do các nhà máy sử dụng năng lượng từ việc đốt than ở miền Trung Tây nước Mỹ

Khói mù: Ô xít nitơ (NOx), một thành phần nữa gây ra mưa axit còn là một thành phần chính tạo ra khói mù Khói mù không chỉ gây viêm mắt làm hỏng khả năng nhìn mà còn làm hại cây cối, đệm thực vật và lá phổi con người

Trang 8

Động cơ ô tô thải ta 40% khói mù trong đô thị Các lò bánh mì, máy tNy hóa

học, sản xuất hàng tiêu dùng cũng sản sinh ra một lượng khói mù Phần còn lại

là của các nhà máy điện và các nồi hơi công nghiệp

Trái đất đang nóng lên - một thảm họa khủng khiếp: Ô nhiễm toàn cầu

đang gây ra hiện tượng tích tụ các loại khí trong bầu khí quyển Những khí này

tạo thành một lớp ngăn cản sự bức xạ nhiệt và làm nóng Trái Đất Vậy hiệu ứng nhà kính gây ra những nguy hiểm như thế nào?

Mối đe dọa: Một số nhà khoa học nói rằng nhiệt độ trái đất đã tăng lên

0,6oC trong thế kỷ trước và xu hướng đang nóng lên đang trở lên nhanh hơn Họ tiên đoán rằng nhiệt độ tăng thêm 3-5 độ vào năm 2030 điều này cũng đủ để mực nước các Đại Dương tăng 4 feet và khí hậu thế giới thay đổi một cách cơ bản

Những người hoài nghi: Một số nhà khoa học khác hoài nghi cả về sự

thay đổi nhiệt độ cũng như các nguyên nhân của hiện tường này Một nghiên cứu năm 1988 do cơ quan theo dõi khí quyển và Đại Dương quốc gia Mỹ thực hiện đã kết luận rằng không có hiện tượng nóng các Đại Dương trong thế kỷ trước Bởi vậy, nhiệt độ lục địa tăng như đươc quan sát chắc chắn là do các hiện tượng khác như là sự gia tăng đô thị hóa Thêm vào đó nữa, lượng khí CO2 thải vào khí quyển do các hoạt động của con người (khoảng 7 tỷ tấn/năm) là một tỷ

lệ quá nhỏ bé so với việc thải CO2 của tự nhiên (khoảng 200 tỷ tấn/năm) từ các núi lửa, các đám cháy và tia chớp Những người hoài nghi cũng chỉ ra rằng các máy tính dự đoán nhiệt độ Trái Đất tăng lên trong thời gian tới cũng như trong thế kỷ trước đó tăng nhiều hơn so với thực tế

Núi lửa Pinatubô: Bản thân tự nhiên có thể đảm bảo bất cứ sự tăng nhiệt

độ của Trái Đất nào trong thế kỷ này Năm 1991, núi lửa Pinatubô ở Philipin

hoạt động đã phun vào khí quyển tầng trên một lượng khói bụi chứa chất lưu huỳnh đủ để trái đất lạnh đi một độ F trong vài năm Tác động làm mát này được

đánh giá mạnh gấy hai lần tác động làm nóng gây ra bởi dioxit cacbon được đưa

vào khí quyển kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp

Trang 9

Không chắc chắn: Nếu xét theo những bằng chứng và cách thức mâu

thuẫn như trên thì không có sự nhất trí nào về những bước thực hiện Tại hội nghị tổ chức năm 1989, chính phủ Hà Lan đã đề nghị một sự ngừng gia tăng về mức độ lan tỏa nhà kính và giảm 20% chất thải vào năm 2005 Gần một nửa trong số 86 nước tham dự ủng hộ đề nghị này Tại hội nghị thượng đỉnh về Trái

Đất tổ chức năm 1992 ở Riô Đờ Janêrô do liên hiệp quốc tế chủ trì đã đạt được

một thỏa thuận lớn về việc cần thiết phải thay đổi mức độ hủy diệt môi trường

và cách thức sản xuất nhưng lại không đưa ra một thời gian biểu cụ thể Với hậu quả tiềm năng bị ô nhiễm như chúng ta đã biết, việc đưa ra những giải pháp thực

tế được thỏa thuận Đây là một chính sách phức tạp

Hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính được lưu ý ở đầu chương này được

gây ra bởi nhiều chất ô nhiễm không khí vừa đề cập Dẫu sao, thủ phạm chính trong hiệu ứng nhà kính là khí oxit cacbon (CO2) vô hại mà chúng ta thở ra

Đáng tiếc là bây giờ chúng ta thải ra quá nhiều khí oxit cacbon đến nỗi các đại

dương và cây cỏ không thể hấp thu được nữa “Sự vượt quá mức” CO2 tạo ra một lớp khí xung quanh Trái Đất

Mặc dù việc tích tụ CO2 và các khí khác trong khí quyển là không phải bàn cãi nhưng mức độ đe dọa môi trường lại được tranh luận rất sâu sắc Dẫu sao mọi người đều đồng ý rằng đốt các nhiên liệu hóa thạch là nguồn gốc cơ bản của tích tụ CO2 Việc phá rừng, nơi hấp thụ CO2 cũng góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính

Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là một mối đe dọa môi trường nữa Những

biểu hiện của nó rất rõ ràng như là nước uống bị ô uế, cấm bơi, những dòng nước hôi thối, hang đàn cá chết và rác rưởi trôi lập lờ Cơ quan bảo vệ môi trường ước tính rằng 1/3 nguồn nước của Mỹ bị ô nhiễm và về một nghĩa nào đó

nó vi phạm tiêu chuNn chất lượng nước liên bang

Ô nhiễm do chất hữu cơ: Hình thức phổ biến nhất của ô nhiễm nước là

dưới dạng các chất thải hữu cơ từ các nhà vệ sinh và rác thải Những chất thải này đổ vào hệ thống cống và cuối cùng đổ vào dòng nước gần nhất Vấn đề

Trang 10

chính đặt ra là liệu các chất thải có được xử lý (phân tích và phân hủy) trước khi

đổ vào hệ thống nước không Các nhà máy xử lý nước thải phức tạp có khả năng

giảm ô nhiễm do chất hữu cơ gây ra tới 99% Thật đáng tiếc là chỉ có 70% dân

số nước Mỹ được sử dụng hệ thống cống và các nhà máy xử lý thích hợp Những hệ thống xử lý chất thải không tốt thường dẫn tới phải đóng cửa các dòng nước và các bãi biển

Bên cạnh các chất thải trong sinh hoạt gia đình, các dòng nước còn bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp Hơn một nửa lượng chất thải công nghiệp này có nguồn gốc từ một vài ngành công nghiệp mà cơ bản là công nghiệp giấy, hóa hữu cơ, dầu và cơ khí Và trong những ngàng công nghiệp nay chỉ có vài công ty lớn là đóng vai trò chính trong việc thải các chất ô nhiễm Trong một nghiên cứu về ô nhiễm công nghiệp ở Đông Nam nước Mỹ, cơ quan bảo vệ môi trường đã phát hiện ra rằng chỉ có 1% trong 1920 nhà máy đang hoạt động phải chịu trách nhiệm hơn 50% tổng số chất thải không được xử lý

Cuối cùng là chất thải từ các loại gia súc, gia cầm Chất thải hữu cơ của vật nuôi thâm nhập trực tiếp vào các dòng nước, đặc biệt là sau các trận mưa to Chất thải của động vật không gây ra những vấn đề tram trọng như ở Boston và ở New York nhưng chúng lại có thể làm hỏng nặng các nguồn nước ở California, Texas và Kansas

Ô nhiễm về nhiệt: Ô nhiễm nhiệt là sự tăng lên về nhiệt độ của dòng nước

do hơi nước và nước nóng nhập vào Tăng nhiệt độ có thể giết cá, cản trở chu kỳ tái sinh biển, và làm gia tăng quá trình hóa sinh trong nước, bởi vậy làm giảm khả năng giữ ôxy trong nước Những nguyên nhân gây ô nhiễm nhiệt là rất ít và

đặc trưng Như là nước làm mát động cơ xe hơi Các nhà máy điện chiếm hơn

80% tổng số tăng nhiệt và các nhà máy tuyển quặng, hóa chất, hóa dầu chiếm phần còn lại

“Eutrophication” Một hình thức nữa ô nhiễm nước là kết quả của việc đổ

trầm tích và những chất dinh dưỡng vào nước Trầm tích có xu hướng làm nước cạn đi trong khi các chất dinh dưỡng làm tăng sự phát triển của tảo Trong quá

Trang 11

trình này đặc điểm của dòng nước bị thay đổi và số lượng cá thay đổi và cuối cùng là biến mất – Nấu quá trình này tiếp tục nữa thì hồ sẽ “chết”, cuối cùng chuyển thành vùng đất lầy và đầm lầy Phốt phát trong chất tNy dung trong gia

đình và phân hóa học là những nguyên nhân chính của hiện tượng này

Ô nhiễm chất thải rắn: Chất thải rắn thể hiện một mối đe dọa một mối đe

dọa môi trường nữa Ô nhiễm chất thải rắn hiển nhiên có ở mọi nơi từ vứt rác bừa bãi trên phố và bãi biển đến những mảnh vỡ trong nước và các đống rác lộ thiên Dù rằng chúng ta có xu hướng nghĩ về tiêu dùng như là sự kết thúc của quá trình các hoạt động kinh tế nhưng một khối lớn chất thải rắn đã tạo ra trong việc tiêu dùng Thực tế, xét theo quan điểm vật lý, chung ta tham gia và sản xuất

và tiêu dùng làm thay đổi thể dạng của các nguồn lực cố định của Trái Đất Một cây gỗ nguyên vẹn được chế biến thành bột giấy, bột giấy thành giấy in báo, giấy in thành tờ, tờ báo được đọc (nghĩa là được tiêu dùng) và vứt bỏ; những tờ báo bỏ đi kết thúc ở những đống rác Không vật chất nào mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác Đó chính là cái mà nhà môi trường học đề cập như là “vấn đề cân bằng vật chất” Các nguồn tài nguyên sẽ không mất đi một khi chúng ta sử dụng chúng mà ngược lại phải được xáo trộn để chuyển hóa thành một cách sử dụng mới hoặc bị che lấp

Hàng ngày, những chiếc chai và can trống rống, kiện hàng không dùng nữa, các túi giấy, những chiếc lốp cũ và xương bò là những sự nhắc nhở để cân bằng vật chất theo tính toán của cơ quan bảo vệ môi trường, chúng ta tạo ra hơn

5 tỷ tấn chất thải rắn hàng năm Con số này gồm hơn 30 tỷ chai lọ, 60 tỷ can,

100 triệu lốp xe và hàng triệu ô tô thải và thiết bị chính

Hầu hết chất thải rắn được tạo ra trong nông nghiệp (các chất thải từ sự sát sinh, tỉa cây ăn quả, phần còn lại của vụ mùa) và khai khoáng (những đống xỉ) Tuy nhiên, khối lượng nhỏ hơn nhiều chất thải rắn tạo ra trong hoạt động thương mại và dân cư được xem là còn nguy hiểm hơn, đơn giản là chúng chất thành đống xung quanh nơi chúng ta sống Thực tế, trong hầu hết các thành phố lớn, dân cư chỉ đơn giản chạy ra ngoài nơi của họ để đổ rác Một mình thành phố

Trang 12

New York tạo ra 24.000 tấn rác thải một ngày Bởi vì nó không có cả khu đất cũng như lò thiêu cần thiết cho việc xử lý, thành phố phải chuyển rác sang các

nơi khác

2.2 Nguyên nhân suy thoái môi trường

2.2.1 Thất bại của thị trường

Đạo đức của câu chuyện này và nhân tố phê bình trong hành vi gây ô

nhiễm là mọi người có xu hướng tối đa hóa phúc lợi cá nhân, cân đối giữa lợi ích riêng và chi phí riêng Đối với nhà máy điện điều này có nghĩa là đưa ra những quyết định sản xuất trên cơ sở doanh thu đạt được và chi phí gánh chịu

Sự thật mà nhà máy năng lượng gây ra những chi phí lên người khác dưới dạng

ô nhiễm không khí và nước là không liên quan tới quyết định tối đa hóa lợi nhuận của nó Những chi phí này là ở bên ngoài đối với nhà máy và không xuất hiện trong bảng kê khai của nhà máy Những chi phí bên ngoài này hoặc là

những ngoại ứng – là không thực tế chút nào nhưng chúng bắt xã hội chứ không

phải là nhà máy phải gánh chịu nhiều hơn

Những ngoại ứng trong sản xuất: Mỗi khi những ngoại ứng tồn tại, một công ty tư nhân sẽ không phân bổ nguồn lực của mình và điều hành nhà mày

theo hướng tối đa hóa phúc lợi xã hội Kết quả là xã hội chấp nhận việc nhà máy

điện sử dụng tự do các tài nguyên giá trị như nước và không khí trong sạch Nhà

máy điện có một động cơ lớn để thay thế những tài nguyên này cho các loại khác (như là nguyên liệu giá cao, hoặc những tháp làm nguội nước) trong dây chuyền sản xuất Tính không hiệu quả của một sự sắp đặt là hiển nhiên khi chúng ta cho rằng chức năng của thị trường là phân bố những nguồn lực hiếm theo những nhu cầu được thể hiện của người tiêu dùng Vậy mà chúng ta đang công bố một giá cao cho nước sạch và không khí sạch và đang khuyến khích nhà máy điện sử dụng triệt để cả hai nguồn này bằng việc không bắt nhà máy không phải trả chi phí nào cho việc sử dụng chúng

Trang 13

Tính không hiệu quả của sự sắp đặt thị trường này có thể được thể hiện theo hướng phân biệt giữa những chi phí xã hội và những chi phí cá nhân

Những chi phí xã hội là toàn bộ những chi phí của tất cả các nguồn lực đươc sử

dụng trong một hoạt động sản xuất cá biệt Mặt khác, những chi phí cá nhân là

những chi phí nguồn lực mà một sản xuất nhất định gánh chịu

Nói một cách lý tưởng là những chi phí các nhân của một nhà sản xuất sẽ bao trùm toàn bộ chi phí xã hội kèm theo và những quyết định sản xuất sẽ phù hợp với phúc lợi xã hội của chúng ta Không may là đặc tính tốt này là không phải luôn luôn tồn tại như kinh nghiệm của chúng ta và những minh họa của nhà máy điện Khi những chi phí xã hội khác với những chi phí cá nhân thì xuất hiện những chi phí bên ngoài Thực tế những chi phí bên ngoài bằng chênh lệch giữa những chi phí xã hội và những chi phí cá nhân

Những chi phí bên ngoài = những chi phí xã hội – Những chi phí cá nhân

Khi xuất hiện những chi phí bên ngoài, cơ chế thị trường sẽ không phân

bổ nguồn lực có hiệu quả được Đây là một trường hợp của thất bại thị trường

Tín hiệu giá cả đối với những nhà sản xuất là sai Bằng việc không truyền đạt

đầy đủ chi phí (xã hội) của các nguồn lực khan hiếm, thị trường khuyến khích ô

nhiễm môi trường quá mức Một luật lệ chung là nếu những chi phí của ô nhiễm

là bên ngoài thì các công ty sẽ sản xuất ra quá nhiều sản phNm gây ô nhiễm môi trường

Chúng ta kết thúc bằng một hỗn hợp sản lượng không tối ưu và một dây chuyền sản xuất không đúng Phúc lợi xã hội chung của chúng ta sẽ lớn hơn nhiều với một hành vi thị trường khác và một môi trường sạch hơn

Những ngoại ứng trong tiêu dùng: Sự phân kỳ giữa những chi phí cá nhân

và chi phí xã hội có thể được lấy trong các hành vi tiêu dùng Một người tiêu dùng cũng như một nhà sản xuất đều có xu hướng tối đa hóa phúc lợi bản thân Chúng ta mua và sử dụng nhiều hơn lượng hàng hóa và dịch vụ tạo được sự hài lòng cao nhất (thỏa dụng biên) trên một đô la được tiêu Bằng hàm ý (và quy luật cầu), chúng ta có xu hướng dùng một sản phNm nhiều hơn nếu như chúng ta

Trang 14

có thể mua nó với sự khấu trừ, nghĩa là trả ít hơn mức giá Không may là sự

“khấu trừ” thường dưới dạng chi phí bên ngoài được đánh vào những người hàng xóm và những người bạn

Lái xe cơ giới phản ánh tình trạng này Lượng sử dụng xe bị ảnh hưởng bởi giá một chiếc xe và những chi phí biên của việc sử dụng xe Một minh họa thuyết phục trong một cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970 là mọi người mua những xe nhỏ hơn và ít sử dụng hơn khi những chi phí kèm theo (như giá xăng) tăng một cách đáng kể Nhưng việc sử dụng xe hơi không chỉ liên quan tới các chi phí cá nhân mà còn liên quan tới các chi phí xã hội Như đã

đề cập ở phần trên, các chất thải của ô tô (như CO, hydrocacbon và oxit nito) là

nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm không khí Thực tế, các lái xe đã có thể sử dụng nguồn không khí sạch có giá trị mà không trả bất kỳ chi phí nào Rất ít lái

xe thấy được cái lợi bản thân trong việc lắp đặt các dụng cụ kiểm soát khí thải, bởi vì lượng không khí mà họ thở sẽ chỉ ảnh hưởng rất ít do những cố gắng của

họ Do vậy những chi phí cá nhân thấp đã dẫn tới ô nhiễm môi trường nặng và chỉ những chi phí xã hội cao mới có thể làm cho không khí sạch hơn

Sự phân kỳ giữa những chi phí xã hội và cá nhân có thể được quan sát chỉ dưới các hành vi tiêu dùng nhỏ nhất như là ném một vỏ hộp bia ra ngoài cửa sổ xe ô tô Giữ vỏ hộp bia lại sao đó bỏ vào thùng rác liên quan tới sự cố gắng cá nhân Ném hộp bia ra khỏi cửa xe không những thú vị hơn mà còn chuyển giao gánh nặng của chi phí xử lý rác cho người khác hiệu quả nhất

Hình thức tương tự của sự phân kỳ giữa những chi phí xã hội và chi phí cá nhân giúp được hiểu tại sao mọi người thích bỏ xe cũ trên đường hơn là chở chúng đến bãi thải Nó cũng giải thích tại sao mọi người dùng chỗ trống làm

những bãi rác tự nhiên Trong tất cả những trường hợp này, người gây ô nhiễm

môi trường có lợi thay thế chi phí ngoại ứng cho chi phí cá nhân Nói cách khác

là thị trường đã thúc đ"y thiệt hại về môi trường Thất bại của thị trường phát

sinh do một số vấn đề như:

Trang 15

Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo: Trong thị trường cạnh tranh

hoàn hảo, quyết định sản xuất của các doanh nghiệp hướng tới điều kiện cân bằng chi phí cận biên và giá cả của hàng hoá và do vậy cũng bằng lợi ích cận biên đối với người tiêu dùng

Trong các ngành cạnh tranh không hoàn hảo, người sản xuất tối đa hoá lợi nhuận khi chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên; Trong khi đó người tiêu dùng lại cân bằng giá cả với những lợi ích biên thu được từ việc tiêu dùng đơn

vị hàng hoá cuối cùng Vì vậy, trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, lợi ích cận biên sẽ vượt quá chi phí cận biên, người sản xuất có xu hướng thu hẹp sản xuất và định giá sản phNm cao

Tác động của các ngoại ứng: Yếu tố ngoại ứng xuất hiện khi một quyết

định sản xuất hoặc tiêu dùng của một/một số cá nhân tác động trực tiếp đến việc

sản xuất hay tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường

Ngoại ứng có thể tạo ra tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực (tạo ra chi phí) cho những người khác, dẫn đến sự chênh lệch giữa chi phí hoặc lợi ích

cá nhân với chi phí hoặc lợi ích xã hội bởi vì không có hoạt động thị trường nào chi phối được yếu tố ngoại ứng

2.2.2 Vấn đề cung cấp các hàng hoá công cộng

Hàng hoá được gọi là hàng hoá công cộng nếu các đơn vị của nó không

thể chia cắt và phân biệt rõ ràng Đối với hàng hoá công cộng, mọi người đều tự

do hưởng thụ các lợi ích do hàng hoá đó mang lại và sự hưởng thụ của người này không làm mất đi khả năng hưởng thụ của những người khác Sẽ xuất hiện

những "kẻ ăn không", đó là những người có thể tiêu dùng mà không phải thanh toán cho dù việc sản xuất ra hàng hoá đó là tốn kém Nếu để các cá nhân riêng lẻ

đảm nhận việc cung cấp các hàng hoá công cộng nói trên sẽ dẫn đến tình trạng

cung không đủ với số lượng mong muốn ở mức có hiệu quả Hàng hoá công

Trang 16

cộng chính là một trường hợp đặc biệt của ngoại ứng mà tác động tạo ra hoàn toàn là có lợi

2.2.3 Sự thiếu vắng của một số thị trường

Khi thiếu vắng một số thị trường, sự cân bằng của thị trường tự do sẽ dẫn

đến việc phân bổ các nguồn lực không hiệu quả Có thể giải thích các thị trường

thiếu vắng bằng ba đặc tính: thiếu các hàng hoá tương lai, rủi ro và thiếu thông

tin

+Thiếu các hàng hoá tương lai:

+ Rủi ro: Thực tế đã có những cơ chế thị trường như bảo hiểm cho phép

rủi ro chuyển từ người ghét nó sang người sẵn sàng gánh chịu nó với một chi phí nào đó Phí bảo hiểm có thể làm cân bằng chi phí cận biên và lợi ích cận biên của gánh chịu rủi ro Tuy nhiên, không có thị trường bảo hiểm dành cho các hiện tượng như sự ấm lên của trái đất, mực nước biển dâng lên và các rủi ro dài hạn khác

+ Thiếu thông tin: Thu thập thông tin là một việc tốn kém Trong thực tế,

nhiều thông tin được giữ bí mật, một số thông tin khác như kiến thức kỹ thuật và một số hàng hoá phù hợp có thể vẫn tồn tại nhưng không phải ai cũng có thể tiếp cận Bên cạnh đó, các thông tin về giá trị của các nguồn tài nguyên (ví dụ đa dạng sinh học…) hay thiệt hại do ô nhiễm… nhiều khi cũng không đầy đủ, rõ ràng; quyết định sản xuất hay tiêu dùng khi không có đầy đủ thông tin sẽ khó mà

đạt được điểm hiệu quả tối ưu

+ Trường hợp thông tin không hoàn hảo: Thông tin không hoàn hảo sẽ

gây ra tình trạng không chắc chắn về các chi phí giảm thải cận biên và chi phí thiệt hại cận biên, dẫn đến việc xác định chuNn mức thải và/hoặc phí thải thấp hơn hoặc cao hơn mức cần thiết để đạt ô nhiễm tối ưu Cụ thể hơn, có thể nói rằng thiếu thông tin sẽ dẫn đến việc ban hành các quy định về chuNn thải hay phí

Trang 17

thải không hiệu quả và gây ra những phí tổn gia tăng cho xã hội Chúng ta gọi

đó là sự thất bại của chính sách

Các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý tất nhiên không muốn

có sự thất bại về chính sách Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu thông tin, điều này là khó tránh khỏi Các nhà hoạch định chính sách môi trường sẽ ưa thích sử dụng một công cụ nào đó nếu biết rằng việc sử dụng công cụ đó gây ra phí tổn gia tăng cho xã hội nhỏ hơn so với khi sử dụng công cụ khác

Trang 18

Chương 3 Các vấn đề kinh tế về tài nguyên thiên nhiên

3.1 Khái niệm về tài nguyên

Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực hoạt động của con người Hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình Với nhận thức mới nhất hiện nay, người ta định nghĩa tài nguyên như sau:

"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người"

Như vậy, theo quan niệm mới này tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng

3.2 Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Hiện nay quan điểm của các nhà Kinh tế học môi trường đều thống nhất cách phân loại tài nguyên thiên nhiên như sau: Theo khả năng tái sinh và không

có khả năng tái sinh

Tài nguyên không có khả năng tái sinh là những nguồn tài nguyên có một mức độ giới hạn nhất định trên trái đất, chúng ta chỉ được khai thác chúng ở dạng nguyên khai một lần, đối với loại tài nguyên này được chia thành ba nhóm:

•Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh, ví dụ như đất, nước tự nhiên

Trang 19

• Tái nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tái sinh Ví dụ như kim loại, thủy tinh, chất dẻo

•Tài nguyên cạn kiệt Ví dụ như than đá, dầu khí

3.3 Khan hiếm tài nguyên không có khả năng tái sinh

3.1.1 Giới thiệu chung

Tài nguyên không tái sinh như dầu mỏ, than đá, khí đốt…có thể bị cạn kiệt do đó con người phải tìm tài nguyên thay thế (như trồng rừng) hoặc tìm công nghệ sử dụng các loại năng lượng được coi là vĩnh cửu (như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều…)

Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong

số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái sinh được) có thể duy trì: sắt

được 173 năm, than được 150 năm, đồng được 48 năm, nhôm được 55 năm,

vàng được 29 năm; Các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa

sẽ bị đốn hết, trong đó mưa rừng nhiệt đới có thể hết hẳn sau 40 năm nữa Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không tìm thấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm Sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trái đất không chỉ tạo ra sự khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra sự khủng hoảng sinh tồn của con người Vì thế vấn đề hài hòa giữa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong môi trường với việc phát triển kinh tế có thể nói là rất quan trọng đối với một đất nước bởi nó có mối liên hệ rất chặt chẽ: tài nguyên thiên nhiên góp phần làm cho nền kinh tế phát triển và nền kinh tế có tác động mạnh

đến môi trường

Đặc tính riêng biệt của những nguồn tài nguyên không có khả năng tái

sinh là có một tổng trữ lượng cố định do thiên nhiên tạo ra, do vậy hiện tại càng

sử dụng nhiều thì trong tương lai tính khan hiếm lại càng cao, khái niệm về sản lượng bền vững sẽ không phù hợp đối với nguồn tài nguyên này, thay vào đó

điều cần quan tâm trong quản lý nguồn tài nguyên không tái sinh là tốc độ cạn

Trang 20

kiệt dần và số lượng nên khai thác là bao nhiêu cho nền kinh tế Liên quan đến vấn đề này, chúng ta cần xem xét tới những nguyên tắc kinh tế trong khái niệm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và cách đo sự khan hiếm đó

Thuật ngữ kinh tế đơn giản, sự khan hiếm sẽ được phản ánh bằng chi phí

và giá cả Thực tế cho thấy việc đo lường và dự đoán khả năng sẵn có và sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên hiện nay và tương lai là rất phức tạp Việc

đó đòi hỏi phải có một sự kết hợp hài hoà của các ngành khoa học như vật lý,

khoa học kỹ thuật, nguyên vật liệu và dữ liệu, các phương pháp và kỹ thuật phân tích kinh tế Đem đối chiếu trữ lượng tiềm năng của các nguồn tài nguyên không tái sinh với tốc độ sử dụng tài nguyên trong tương lai (gắn với sự gia tăng dân

số, tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, khả năng đáp ứng và yêu cầu của nền kinh tế quốc dân v.v ) rõ ràng đây là một việc làm không chắc chắn Cho nên những sự tranh luận về khan hiếm sẽ là một phần của vấn đề ý thức hệ môi trường

Quan điểm “Giới hạn về sự tăng trưởng” (LTG- Limits to growth) đồng nghĩa với “giới hạn khả năng có sẵn tài nguyên đối với sự tăng trưởng” bao hàm hai giới hạn thích hợp có thể đối với sự tăng trưởng kinh tế là :

* Khả năng hạn chế của môi trường thiên nhiên tiếp nhận chất thải do các

hệ thống kinh tế thải ra

* Tính chất giới hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái sinh: Chúng gắn liền với những nhìn nhận triển vọng của Malthus (theo tên của Malthus, người có bài viết nổi tiếng về sự khan hiếm được xuất bản năm 1798)

Từ triển vọng này, sự khan hiếm vật chất tuyệt đối Sự cạn kiệt hết nguồn tài nguyên thiên nhiên, được tiên đoán sẽ là hậu quả có thể xảy ra nhất trong tương lai gần và trung hạn

Một luận điểm khác liên hệ học thuyết tân Manthus nhấn mạnh sự quan trọng của các giới hạn môi trường đối với các hoạt động khai thác tài nguyên Lập luận này chủ yếu cho rằng để tiếp tục khai thác các tài nguyên có chất lượng ngày càng thấp hơn sẽ phải đòi hỏi một khối lượng rất lớn năng lượng, do đó sẽ

Trang 21

tạo ra một mức độ ô nhiểm không thể chấp nhận được và làm tổn hại đến cảnh quan và những tiện nghi đáp ứng cho con người

Sau khi tác phNm của Ricardo được xuất bản vào năm 1817, với quan

điểm đối lập lại của Ricardo, một bức tranh lạc quan hơn nhiều về sự khan hiếm

tài nguyên đã được nổi lên cho rằng, các ảnh hưởng của sự cạn kiệt tài nguyên

sẽ tự biểu hiện ở việc tăng chi phí và giá nguyên vật liệu qua thời gian khi các công ty khai thác các mỏ tài nguyên phNm chất thấp Tuy nhiên những ảnh hưởng này sẽ được bù trừ bởi những yếu tố khác Các công ty khai thác sẽ đặt nhiều nỗ lực hơn vào việc thăm dò và khám phá những mỏ mới, đồng thời những tiến bộ công nghệ sẽ cho phép sử dụng các mỏ thay thế, chẳng hạn các phương pháp khoan và thăm dò cho phép khai thác có hiệu quả hơn và các phương pháp chế biến mới sẽ nâng cao chất lượng của nguồn tài nguyên Ngoài

ra thị trường sẽ phản ứng lại đối với các tín hiệu tăng chi phí hoặc giá cả bằng cách cho sự thay thế nguyên liệu mới hoặc cách thức mới về sử dụng nguyên vật liệu, khả năng tăng các hoạt động tái sử dụng phế liệu sẽ là xu hướng được các doanh nghiệp lựa chọn và ưa thích hơn Vậy, tài nguyên sẽ bị khai thác đến cạn kiệt nếu:

- Không tìm được nguồn tài nguyên thay thế, nghĩa là, không có công nghệ thay thế

- Có nguồn tài nguyên thay thế nhưng có bước nhảy lớn về giá, nghĩa là, giá công nghệ khai thác nguồn tài nguyên mới lớn hơn

3.1.2 Khan hiếm tài nguyên có khả năng tái sinh

Tài nguyên có thể tái sinh được là loại tài nguyên mà trữ lượng có thể phục hồi sau khi thu hoạch, nghĩa là có thể tăng hoặc giảm Trữ lượng sẽ tăng nếu có điều kiện thuận lợi cho tài nguyên phát triển, ngược lại tài nguyên có thể cạn kiệt Tài nguyên tái sinh như nước, đất, rừng, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp nghĩa là có thể tồn tại mãi với thời gian, nếu được quản lý tốt

Đặc điểm của nguồn tài nguyên có thể tái sinh: Trữ lượng có thể thay

đổi tăng hay giảm so với trữ lượng ban đầu nhất định và không thể tăng quá sức

Trang 22

chứa của môi trường Có thể bị cạn kiệt nếu không được quản lý khai thác hợp

lý Ví dụ như nguồn cá ở một số vùng biển không được quản lý chặt chẽ thì các ngư dân khai thác tự do có thể sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt như dùng mìn đánh bắt cá làm chết không chỉ cá mà cả các sinh vật khác sống trong vùng Sự trăng trưởng của một loài phụ thuộc vào rất nhiều hệ sinh thái mà chúng tồn tại Các loại trong một hệ sinh thái tác động qua lại lẫn nhau phục vụ cho sự tồn tại của tự nhiên Các loại tài nguyên chỉ có thể tái sinh khác nhau nên sử dụng tối ưu mỗi nguồn sẽ khác nhau

Năng lượng tái tạo: Việc sử dụng năng lượng mới - năng lượng tái sinh

không những bổ sung cho nguồn năng lượng truyền thống đang có nguy cơ cạn kiệt mà còn đảm bảo nguồn năng lượng sạch, giảm thiểu khí thải CO2, tạo ra môi trường bền vững

Trong cách nói thông thường, năng lượng tái sinh được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuNn mực của con người thì là vô hạn Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái sinh trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất Hiện nay trên thế giới

đang hối hả phát triển, ứng dụng nguồn năng lượng tái sinh vì:

 Năng lượng truyền thống (than, dầu,…) sắp cạn kiệt

 Nguồn cung cấp biến động về giá cả

 Phát thải hiệu ứng nhà kính gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu

 Năng lượng truyền thống gây ô nhiễm môi trường

 Sử dụng năng lượng truyền thống gây ra các tai họa như hạn hán, lũ lụt xảy ra trên toàn cầu

 Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng

Trang 23

 Sử dụng Năng lượng tái sinh sẽ làm giảm hiệu ứng nhà kính

 Góp phần vào việc giải quyết vấn đề năng lượng

 Giảm bớt sự phụ thuộc vào sử dụng nhiên liệu hóa thạch

3.4 Kinh tế tài nguyên

Sống trong xã hội hiện đại, hoạt động kinh tế sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên ở đầu vào và tầm quan trọng của các nguồn năng lượng từ hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên Nền công nghiệp hoá dầu đồ sộ đã tạo dựng cũng dựa vào các nguồn tài nguyên này Lượng vật tư rất lớn sử dụng trong các nước công nghiệp và cả trong xã hội mang tên là "xã hội thông tin"

đều do nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng cung cấp Nước là đầu

vào thiết yếu của nhiều quy trình sản xuất đồng thời là nguồn tài nguyên được các hộ gia đình trực tiếp tiêu thụ Sản xuất thực phNm phụ thuộc vào cơ sở tài nguyên thiên nhiên, hoặc là thu hoạch trực tiếp như đánh bắt cá, hoặc là cung cấp những đầu vào thiết yếu để cho thực vật và động vật tăng trưởng Không khí cũng là đầu vào thiết yếu của hầu hết các quy trình sản xuất

Có một nguồn tài nguyên mà chỉ gần đây mới được con người thừa nhận

là đa dạng sinh học Nguồn tài nguyên này tồn tại không chỉ ở trong một chất,

mà trong một tập hợp các yếu tố thành phần Các nhà sinh học ước lượng rằng, hiện nay trên thế giới có thể có đến 30 triệu giống loài sinh vật, chúng đại diện cho một nguồn rộng lớn và quan trọng của thông tin di truyền hữu ích đối với sự phát triển thuốc men, thuốc trừ vật hại thiên nhiên, các loài thực và động vật có

Trang 24

sức đề kháng cao, v.v… Hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng của các giống loài tăng nhanh Vì vậy, giữ gìn môi trường sống và bảo tồn giống loài đã trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay

Một trong những đặc điểm để phân biệt hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên là chúng "phụ thuộc nhiều vào thời gian", điều này có nghĩa là việc

sử dụng chúng kéo dài quá thời gian thu hoạch, cho nên tỷ lệ sử dụng trong thời

kỳ này sẽ ảnh hưởng đến sự có sẵn và tỷ lệ sử dụng trong thời kỳ sau Đối với các tài nguyên không phục hồi, điều này tương đối dễ nhận biết Chẳng hạn, dầu

được hút ra khỏi các mỏ dầu năm nay nhiều bao nhiêu thì sẽ càng khó thu được

dầu hơn trong những năm sau đó! Mối quan hệ giữa lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai cũng xảy ra đối với các tài nguyên có thể phục hồi được Chẳng hạn, nên tính toán xem có thể đánh bắt bao nhiêu cá hiện nay để không làm ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt trong những năm sau, hay là, nên tính toán xem, khai thác gỗ năm nay hay là chờ một vài năm nữa cho cây đủ lớn, đủ cao rồi mới khai thác

Một đặc điểm của thế giới hiện đại là ranh giới giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường, trong nhiều trường hợp, đang bị xoá nhoà Nhiều quy trình khai thác tài nguyên như khai thác gỗ, khai thác mỏ có những

ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường Ngược lại, cũng có nhiều ví dụ

về ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường có tác động đến các quy trình khai thác tài nguyên Ô nhiễm nước ở cửa sông cản trở sự bổ sung nguồn cá hay ô nhiễm không khí làm giảm sản lượng nông nghiệp Một thứ khác, chẳng hạn như đời sống hoang dã, có thể được coi vừa là tài nguyên thiên nhiên, vừa là thuộc tính của môi trường Mặc dù khó có thể minh định rạch ròi tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường, nhưng các nhà kinh tế cũng đã phân biệt giữa hai dịch vụ của thế giới tự nhiên là: Nguyên liệu và môi trường

Rất nhiều quốc gia sở hữu dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản nhưng lại thất bại trong phát triển kinh tế Ngược lại, một số quốc gia khác dù thiếu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có nhiều thành công trong phát triển kinh tế Các

Trang 25

quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là “Những con hổ châu Á” đã đạt

được thành tích tăng trưởng kinh ngạc mặc dù không có được nguồn dự trữ tài

nguyên nhiên nhiên đáng kể nào

Đặc trưng của cải tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên là một dạng của cải đặc

biệt Khác với các dạng của cải khác, chúng ta không phải sản xuất ra tài nguyên

mà chỉ đơn thuần khai thác để dùng Do không phải qua quá trình sản xuất nên việc sản sinh ra của cải tài nguyên có thể diễn ra khá độc lập với các tiến trình kinh tế khác trong một quốc gia Một ngành khai thác có thể không nhất thiết liên quan đến các ngành công nghiệp khác hoặc không cần sự tham gia của một

lượng lớn lao động nội địa

Một đặc điểm khác biệt nữa là rất nhiều nguồn tài nguyên, đặc biệt là dầu

mỏ và khí đốt, là không thể tái sinh Nhìn từ khía cạnh kinh tế, những tài nguyên này giống với tài sản hơn là nguồn thu nhập

Tài nguyên thiên nhiên và của cải xã hội : Với những quốc gia nghèo,

nguồn lực tri thức còn hạn chế, chưa sở hữu những bản quyền công nghệ tiên tiến, nội lực tài chính hạn hẹp, tài nguyên thiên nhiên trở thành một trong những chỗ dựa quan trọng trong cuộc đua tăng trưởng kinh tế Dựa vào khai thác tài nguyên để tạo động lực phát triển có thể hiểu được ở tầm ngắn hạn Tuy nhiên, liệu những quốc gia như Việt Nam có thể đạt đến mục tiêu “phát triển bền vững”

về dài hạn hay không khi phải phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên? Có những lựa chọn nào cho phát triển nếu muốn bảo đảm nguyên tắc “bảo vệ thiên nhiên” trong hành trình phát triển bền vững? Hay mục tiêu “phát triển bền vững” là quá

xa vời đối với những quốc gia giàu tài nguyên nhưng nền kinh tế còn nghèo nàn?

Lời nguyền tài nguyên (resource curse): là cụm từ được dùng để mô tả nghịch

lý của các quốc gia, vùng lãnh thổ giàu có tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái sinh như khoáng sản và nhiên liệu, nhưng không có được tốc độ tăng trưởng và hiệu quả phát triển kinh tế như các nước nghèo tài nguyên

Trang 26

Tài nguyên thiên nhiên là dạng hàng hóa đặc biệt bởi chúng không phải

đi qua quá trình sản xuất Nếu được quản lý tốt, tài nguyên sẽ sản sinh lợi tức

Với nhiều quốc gia, khoản lợi tức này đóng góp rất lớn vào nguồn tài chính phục

vụ phát triển đất nước Song bên cạnh đó cũng có những quốc gia sống dựa vào việc bán rẻ tài nguyên và bị kìm hãm trong “lời nguyền tài nguyên”

Châu Phi là minh chứng rõ nhất cho lời nguyền tài nguyên Lục địa giàu

có tài nguyên khoáng sản này vẫn đang đối mặt với đói nghèo, bệnh dịch, chiến tranh…Công-gô, Ăng-gô-la, Su-đăng trải qua những xung đột sắc tộc, nội chiến tranh giành quyền lực và tài nguyên

Tài nguyên và tài sản quốc gia: Tài sản quốc gia bao gồm tài nguyên thiên

nhiên, của cải tích lũy từ các hoạt động sản xuất và nguồn vốn con người Điều

17, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992, sửa đổi 2001) ghi rõ: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời… đều thuộc sở hữu toàn dân”

Tài nguyên thiên nhiên, do đó, phải được quản lý và sử dụng để phục vụ lợi ích của đất nước và nhân dân Tài nguyên không dành để phục vụ mục đích của cá nhân hoặc một nhóm lợi ích nào

Kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là nền tảng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền của mỗi quốc gia Chính bản thân mỗi quốc gia và người dân của họ phải xây dựng các hệ thống quản lý tài nguyên nhằm đảm bảo nguồn của cải này phục vụ cho lợi ích phát triển và ổn định của chính họ Ở các đất nước

có thu nhập thấp, vốn thiên nhiên chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu giá trị tài sản quốc gia Ngược lại, ở các nước phát triển, vốn vô hình (nhân lực, tri thức, công nghệ….) chiếm tỉ trọng chủ yếu

Trang 27

Khai thác tài nguyên - Chuyển đổi loại hình của cải: Nguyên lý đơn giản của

sự phát triển là tích lũy của cải Nếu đầu tư không tạo ra khoản thặng dư tích lũy, các quốc gia không thể thoát khỏi tình trạng đói nghèo Điều khác biệt trong

đầu tư vào khai thác tài nguyên ở chỗ đây không phải là hoạt động sản xuất mà

là hoạt động chuyển đổi loại hình của cải Của cải sau khi chuyển đổi phải được bảo toàn giá trị và sinh lời Nếu không, chẳng khác gì bán tài sản để phục vụ chi tiêu Khi đó, hoạt động khai thác lại làm đất nước nghèo đi chứ không hề giàu lên như mong đợi Khi chính phủ bắt đầu sử dụng nguồn thu từ tài nguyên thì một loạt vấn đề mới sẽ nảy sinh Bởi một số loại tài nguyên như dầu mỏ và khoáng sản là không thể tái sinh được, việc sử dụng nguồn thu từ bán các loại hàng hóa này cho chi tiêu nên được hiểu là tiêu dùng bằng vốn hơn là tiêu dùng bằng thu nhập Trong mỗi thời kỳ nhất định, nếu tất cả nguồn thu từ tài nguyên

được đem ra chi tiêu hết thì tổng giá trị nguồn vốn của quốc gia đó nhất định bị

giảm xuống

Tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên: Tăng trưởng kinh tế nếu dựa phần

lớn vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên sẽ không thể giúp đạt được mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra Như đánh giá của Ngân hàng Thế giới:

“Tăng trưởng chỉ là ảo nếu dựa vào khai thác quá mức tài nguyên đất đai và khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và lâm nghiệp”

Khai thác tài nguyên thực chất không làm gia tăng của cải mà chỉ đơn thuần chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác Tài sản thực sự chỉ tăng lên khi dạng của cải chuyển đổi từ tài nguyên sinh lời Nếu nguồn thu từ tài nguyên

được sử dụng để chi tiêu thì rõ ràng tài sản quốc gia bị giảm xuống Như vậy,

trong trường hợp đó lý thuyết khai thác tài nguyên phục vụ tăng trưởng kinh tế

là không đúng đắn

Tổn thất khai thác tài nguyên quá cao: Tổn thất trong khai thác khoáng sản

nhiều ngành lên đến trên 50% Cụ thể: Khai thác than hầm lò, tổn thất là 60% Khai thác apatit: 26%-43%; quặng kim loại 15%-30%; vật liệu xây dựng

Trang 28

15%-20%; và dầu khí là 50%-60% Độ thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt khoảng 30%-40%, nghĩa là hơn một nửa thải ra ngoài bãi thải, không chỉ mất mát mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Nếu so với chỉ tiêu một số nước, thu hồi vàng trong quặng thường chiếm 92%-97%, thì

rõ ràng đây là một tổn thất quá lớn

Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí Rõ rệt nhất là ngành bia, trên thế giới để sản xuất 1 lít bia trung bình sử dụng khoảng 4 lít nước, song ở Việt Nam cao hơn gấp ba lần (khoảng 13 lít nước) Các ngành dệt và ngành giấy cũng ở tình trạng tương tự Năm 2005 điện sản xuất là 53,32 GWh mà điện thương phNm chỉ có 44,9 GWh, nghĩa là tổn thất có thể đến 15,8%, trong khi ở nhiều nước trên thế giới mức tổn thất chỉ vào khoảng 7-9%

3.5 Sự tuyệt chủng các loài

3.5.1 Những vấn đề chung

Nhìn chung, sự tuyệt chủng của các loài có thể do nguyên nhân tự nhiên hoặc do con người gây nên Ở đây, chỉ xét tới nguyên nhân thứ hai Các loài có nguy cơ tuyệt chủng là những loài có ý nghĩa kinh tế cao, song số lượng lại ít,

đặc biệt khi chúng là đối tượng thu hoạch tự do Một lý do khác cũng dẫn đến

tuyệt chủng các loài là điều kiện ổn định của loài không được bảo đảm, nói cách khác, tỷ lệ thu hoạch vượt quá tốc độ hồi phục Điều này xảy ra khi ta chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài Tỷ lệ chiết giảm cao cũng đe dọa các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đối với các loài có tốc độ tăng trưởng chậm như cá voi

Các nhà khoa học ước tính, mỗi năm trên trái đất có khoản 1.000 đến 10.000 loài bị tuyệt chủng (tính đến năm 1990) và trong tương lai còn cao hơn nữa Mặc dù đó chỉ là con số ước tính song cũng cho thấy mức độ tổn thất nghiêm trọng của các loài Thường các loài bị tuyệt chủng do:

Trang 29

- Khai thác không đảm bảo tính lâu bền

- Môi trường sống bị phá huỷ hoặc thay đổi

Môi trường sống bị phá huỷ và thay đổi là một trong những nguyên nhân quan trọng cần được quan tâm Trong nhiều trường hợp, tuy con người không trực tiếp khai thác các loài nhưng hoạt động của con người đã phá huỷ môi trường sống của chúng như: rút nước ở vùng đất ngập, phá huỷ rừng nhiệt đới

Nm, ô nhiễm môi trường, nhập các loại giống ngoại lai…

Sự thay đổi số lượng các thể của một số loài có nguy cơ tuyệt chủng được trình bày trên bảng Từ bảng này cho thấy, số lượng các thể một số loài đã giảm nhanh, có loài chỉ còn một vài trăm thậm chí vài chục cá thể Từ cuối những năm 70 đầu những năm 80, do có hoạt động bảo vệ nên số lượng một số loài không tiếp tục giảm trong vài thập kỷ gần đây

Con người phải chịu trách nhiệm về sự tuyệt chủng của một số loài Tuy nhiên, nhiều người lập luận rằng con người là chúa tể, các loài chỉ để phục vụ con người, vì vậy, việc mất một số loài không đáng phải quan tâm Dưới đây là một số quan điểm khác nhau

Nhiều người thấy được lợi ích trực tiếp của một số loài nhưng chưa nhận thức được giá trị của loài khác Ví dụ: Một loài chim quý có thể không cho lợi ích về thực phNm, song khi nghiên cứu chúng, các nhà khoa học thu được nhiều kinh nghiệm về tự nhiên và hình ảnh của chúng được chiếu trên các chương trình truyền hình đem lại giá trị thưởng thức, hiểu biết cho người xem

Thực tế, nhiều loại thuốc quý được chế từ các loài hoang dại, song một số người cho rằng việc dùng các loại thuốc đó cũng mang tính may rủi Vấn đề là

sử dụng như thế nào để vừa có thuốc sử dụng vừa bảo tồn được các loài Điều tương tự cũng xảy ra khi khai thác một số loài quý hiếm để sử dụng vào các mục

đích khác nhau, thậm chí làm hàng trang sức, xa xỉ phNm

Cây, con hoang dại là nguồn gen quý để lai tạo giống phục vụ con người Nguồn gen này không chỉ được sử dụng tại chỗ mà còn được ứng dụng rộng rãi

Trang 30

được và loài người phải có trách nhiệm với các điều đó

3.5.2 Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng

Chi phí để thu hoạch các loài quá thấp trong khi giá sản phNm lại cao Săn voi lấy ngà và người săn bắt không có lợi nhiều khi giảm mức thu hoạch để dự trữ các loài cho tương lai Hai nguyên nhân trên kết hợp lại sẽ thúc đNy quá trình tuyệt chủng nhanh hơn

Điều kiện sở hữu công cộng và mở cửa làm tăng khả năng tuyệt chủng

Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng nguy cơ tuyệt chủng các loài cao nhất là

ở vùng rừng Nm nhiệt đới Nguyên nhân này gồm 3 đặc điểm chính :

- Thu hoạch loài này có thể dẫn đến tuyệt chủng một loài khác

- Do có nhiều loài nên ý nghĩa thị trường hoặc giá có thể rất thấp nên việc bảo tồn không được chú ý Mặt khác, nếu điều kiện sống của chúng có giá trị, con người sẽ khai thác Nếu khai thác trắng để lấy gỗ hoặc đốt rừng để lấy đất làm nương rẫy thì các loài sống trong rừng sẽ bị đe doạ Như vậy, nếu loài không có giá trị thì bảo vệ môi trường sống cũng không có giá trị

- Một số loài mất đi, một số loài khác sử dụng chúng làm thức ăn cũng sẽ dần dần mất theo Vậy, ngay cả đối với tài nguyên tái tạo được, nếu không khai thác hợp lý thì tài nguyên vẫn có thể bị cạn kiệt, các loài vẫn có thể bị tuyệt chủng

Trang 31

Tốc độ tuyệt chủng hàng loạt: Tốc độ tuyệt chủng thay đổi nhiều theo lịch sử

sự sống của trái đất Các nhà cổ sinh vật học phân biệt ra năm thời kỳ "tuyệt chủng hàng loạt", các giai đoạn tương đối ngắn (1 triệu đến 10 triệu năm), trong thời kỳ đó một phần lớn các loài của hàng loạt các đơn vị phân loại bị tuyệt chủng Sự tuyệt chủng hàng loạt quan trọng nhất ước lượng khoảng 77 đến 96%

số loài xảy ra vào giai đoạn cuối của kỷ Pecmi (250 triệu năm trước đây)

Các nhà nghiên cứu cho rằng hành tinh của chúng ta đang bước vào giai

đoạn tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 Hiện tại các loài đang bị tuyệt chủng với

tốc độ vượt xa nhiều lần tốc độ hình thành loài, nhanh nhất kể từ trước đến nay

và không theo bất kỳ một quy luật nào Cứ 20 phút lại có một loài động vật hay thực vật nào đó bị tuyệt chủng và 50 năm trở lại đây, tốc độ tuyệt chủng đã tăng nhanh gấp 40 lần so với thời kỳ cách mạng công nghiệp

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) ngày 2-5-2006 đã cảnh báo: Hơn 16.000 loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu và với tốc độ phá hủy nơi cư trú như hiện nay thì trong vòng 10 năm tới mỗi năm sẽ có khoảng 25.000 loài động, thực vật bị tuyệt chủng Sự biến mất của các loài động, thực vật sẽ dẫn tới sự sụp đổ dây chuyền của các loài khác sống phụ thuộc vào chúng trong đó có loài người Sách đỏ 2006 cũng ghi rằng 25% các loài bò sát và động vật có vú, 20% các loài lưỡng cư, 12% các loài chim, 10% các loài thực vật hiện có trên trái đất sẽ phải đối mặt với sự tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới

Tạp chí New Scientist số ra tháng 5-2006 công bố một nghiên cứu

cho rằng khoảng 200 con sông lớn nhất thế giới sẽ thay đổi dòng chảy trong vòng 300 năm tới do trái đất nóng lên, làm ảnh hưởng đến sự sống của 80% các loài sinh vật dưới nước

Theo các tác giả của một nghiên cứu đăng trên tạp chí Conservation

Biology, những thay đổi về khí hậu sẽ khiến hàng chục nghìn loài động vật và

thực vật bị tuyệt chủng trong các thập kỷ tới Đặc biệt sự tuyệt chủng này xảy ra

Trang 32

nghiêm trọng tại các khu vực dồi dào sự sống nhất như vùng núi Andes nhiệt đới hoặc khu vực Caribe Các tác giả ước tính 39-43% số loài ở những vùng này - tức 56.000 loài thực vật và 3.700 loài động vật xương sống - sẽ biến mất kèm theo sự tăng gấp đôi lượng dioxid carbon có mặt trong khí quyển so với thời tiền công nghiệp Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về sự biến mất nhanh chóng của các loài khiến đa dạng sinh học ngày càng giảm “Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống và kế sinh nhai của hàng tỷ người phụ thuộc vào chúng Hậu quả trong tương lai là khôn lường và khó có thể cứu vãn được”

Trong năm thế kỷ qua đã có hơn 800 loài động và thực vật hoang dã bị tuyệt chủng và gần 17.000 loài hiện đang đứng trước nguy cơ biến mất, theo báo cáo của Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), công bố ngày

1/7/2009 Theo báo cáo mang tên "Sự sống trong một thế giới đang thay đổi",

công bố ngày 1/7 của IUCN, trong 5 thế kỷ qua, có 869 loài động-thực vật hoang dã bị tuyệt chủng, trong khi hơn 290 loài đang bị đe dọa nghiêm trọng và

đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Ít nhất 16.928 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng,

bao gồm gần 1/3 số động vật lưỡng cư, hơn 1/8 số loài chim và gần 1/4 số động vật có vú So với năm 2004, danh sách các loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng

đã tăng lên đáng kể, cụ thể là tăng thêm tới 85 loài

Dù vậy, đây chưa phải là danh sách cuối cùng vì mới chỉ có 2,7% trong tổng số khoảng 1,8 triệu loài được IUCN nghiên cứu phân tích Theo các tác giả của báo cáo trên, số loài bị tuyệt chủng nêu trong Sách Đỏ của IUCN được xác

định là quá ít so với thực tế “Báo cáo này dẫn tới một sự thất vọng thực sự Nó

cho thấy cuộc khủng hoảng tuyệt chủng đang diễn ra một cách ngày càng tồi tệ, thậm chí không thể tin được”

Rất nhiều loài về nguyên tắc vẫn chưa bị tuyệt chủng nhưng đang tiếp tục

là đối tượng săn bắt của con người và chỉ còn tồn tại với một số lượng rất ít như

tê giác, hổ ở Việt Nam Những loài này có thể coi như đã bị tuyệt chủng về

Trang 33

phương diện sinh thái học vì số lượng của chúng ít đến nỗi không đóng vai trò gì trong cơ cấu quần xã Nguy cơ đối với các loài cá nước ngọt và động vật thân mềm cũng đáng lo ngại Các loài thực vật cũng bị đe dọa, nhóm thực vật hạt trần

và cọ là những nhóm đặc biệt dễ bị tuyệt chủng Sự tuyệt chủng đáng ra chỉ là một quá trình tự nhiên, nhưng 99% số loài bị tuyệt chủng chủ yếu do con người gây ra

Loài người góp phần vào sự tuyệt chủng các loài: Sự góp phần quan trọng

đầu tiên của con người vào tốc độ tuyệt củng toàn cầu xảy ra và khoảng 15.000 đến 25.000 năm trước đây, việc săn bắn một số lượng lớn thú đã gây ra hoặc góp

phần vào sự tuyệt chủng quan trọng ở Bắc, Nam Mỹ và Australia Ba lục địa này đã mất 74 đến 86% giống thú lớn, thú lớn hơn 44 kg, vào thời điểm này

Nguyên nhân của những tuyệt chủng này vẫn là một vấn đề cần bàn luận, thậm chí nếu con người không phải chịu trách nghiệm hoàn toàn, nhưng rõ ràng nghìn năm qua, con người đã gây những biến đổi quan trọng sinh cảnh với rất nhiều những ảnh hưởng được đối với động, thực vật bản địa Từ ít nhất 50.000 năm, những vụ cháy có chủ ý đã xảy ra ở các thảo nguyên châu Phi Cách đây ít nhất 5.000 năm, ở châu Âu, và khoảng 4000 năm ở Bắc Mỹ, việc phá rừng và biến đổi các vùng đất tự nhiên thành các bãi chăn gia súc đã xuất hiện tác động

đến cấu trúc các quần xã rừng, tạo cơ hội cho các loài cỏ dại và các loài ăn cỏ

như bò rừng Bizon mở rộng phạm vi phân bố và gây ra sự tuyệt chủng của các loài địa phương ở Trung Mỹ, rừng đã thực sự biến mất trên một diện tích lớn từ trước khi người Tây Ban Nha tới

Quá trình định cư thời tiền sử trên các lục địa của loài người và những sự hội sinh của họ đã ảnh hưởng căn bản đến tính đa dạng của các loài lục địa Các hoá thạch chứng minh rằng 98 loài chim đặc hữu đã hiện diện ở các đảo Hawaii

400 năm trước công nguyên khi các đảo này lần đầu tiên được người Polynesi

định cư Khoảng 50 loài trong số đó đã bị tuyệt chủng trước khi những người

châu Âu bắt đầu có quan hệ vào năm 1778

Trang 34

Phần lớn các chuyên gia đều tin rằng nguyên nhân sự tuyệt chủng này là

sự kết hợp giữa việc phá huỷ những vùng rừng rộng nơi đất thấp để canh tác nông nghiệp, gây sự xáo trộn cho việc nhập nội các loài (các loài chuột Polynesi, lợn nhà, chó nhà), săn bắn và ăn thịt Cũng tương tự như vậy, việc định cư của con người ở New Zealand 1000 năm trước công nguyên, việc nhập nội các loài chó nhà và chuột Polynesi, kết hợp với việc đốt rừng trên diện tích lớn và săn bắn tập trung vào các loài chim lớn, đã dẫn đến sự tuyệt chủng của 13 loài chim Moa (loài chim lớn không biết bay) và 16 loài chim bản địa khác trước khi người châu Âu đặt chân tới

Loài người được cho rằng là nguyên nhân gây ra những sự tuyệt chủng khác do việc định cư ở Madagascar 500 năm trước công nguyên và đảo Chatham 1000 năm trước công nguyên Sự định cư sớm của con người ở các đảo ngoài đại dương cũng đưa đến sự tuyệt chủng của 1/4 số loài chim đã tồn tại từ vài triệu năm trước đây

Trang 35

Chương 4 Kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng thị trường

4.1 Giá của sự ô nhiễm

Vận chuyển rác tới từ Mỹ tới Panama là một câu trả lời tốn kém đối với vấn đề xử lý chất thải Nhưng thậm chí những chi phí này chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ cái giá của sự hủy hoại mội trường Những chi phí lớn hơn nhiều gắn với sự hủy hoại sức khỏe của chúng ta (lao động), những tòa nhà (vốn) và

đất đai Thậm chí là những điều nhỏ như có thể thưởng thức được một buổi

hoàng hôn đẹp hoặc là một lần hít thở sâu

Mặc dù nhiều người không muốn đặt ra một cái giá cho môi trường, một vài người cho rằng đo việc hủy hoại môi trường bằng tiền là quan trọng trong việc quyết định Trừ khi chúng ta coi môi trường hơn tất cả những thứ khác, chúng ta phải lập một vài phương pháp sắp xếp sự quan trọng của hủy hoại môi

trường Mặc dù nói không khí trong sạch là vô giá thật hấp dẫn, chúng ta sẽ

không thể có được không khí sạch trừ khi chúng ta đầu tư vào vấn đề này Thực

tế, kinh tế cho thấy rằng chúng ta bắt đầu bằng việc quyết định không khí sạch hơn giá bao nhiêu đối với chúng ta

Xác định giá cả: Trong một vài trường hợp, khá dễ dàng đặt giá cho sự hủy

hoại môi trường Các nhà khoa học có thể đo được việc gia tăng ung thư, đau tim và những biến động khác có thể liên quan tới ô nhiễm môi trường không khí (xem lấy từ tin tức) Các kỹ sư môi trường có thể đo mức độ mục rỗng các ngôi nhà hoặc sự kiệt quệ các khu rừng và các hồ nước Rồi các nhà kinh tế có thể

ước tính giá trị kinh tế bằng tiền của hủy hoại này bằng việc đánh gái giá trị kinh

tế của những mạng sống, những khu rừng, hồ và các tài nguyên khác Ví dụ, nếu người ta sẵn sàng trả 5.000 đô la cho một ca phẫu thuật đục nhẵn mắt thì chúng

Trang 36

ta cơ thể đánh giá rằng việc tránh tổn thương mắt này đánh giá bằng 5.000 đô la Tiết kiệm một cây đánh giá bằng bất kỳ cài gì trên thị trường trả cho những sản phNm của cây đó Sử dụng cách tính toán này, cơ quan bảo vệ mội trường Mỹ tính rằng riêng ô nhiễm không khí làm chúng ta tiêu tốn hơn 40 tỷ đô la một năm về những thiệt hại sức khỏe, tài sản và cây trồng

Công việc đánh giá thiệt hại môi trường khó khăn hơn rất nhiều với những mất mát không thể thấy được giống như những buổi hoàng hôn Tuy nhiên, khi các cơ quan và tòa án chính phủ được yêu cầu đánh giá những thiệt hại của những vụ làm đổ dầu và những tai nạn khác, họ cố gắng thống kê tất cả những thiệt hại bao gồm những buổi hoàng hôn bị ô nhiễm, cuộc sống hoang dã

bị giảm, cơ hội giải trí bị mất Những tính toán như vậy là một sự xem xét nghiêm khắc trong việc quyết định đưa ra thiệt hại hàng tỷ đô la do vụ đổ dầu Exxon năm 1989 ở Prince William Sound, ở ngoài khơi thị trấn Valdez, Alaska

“Khoa học” tính toán thiệt hại môi trường là một môn khoa học thiếu

chính xác Vấn đề cơ bản là nhiều thiệt hại do bản chất vô hình của nó mà không

có giá trị thị trường Tuy vậy, nhưng phương pháp thô nhưng hợp lý tạo ra những con tính thiệt hại hàng trăm tỷ đô la môt năm

Khả năng làm sạch

Một trong những điều gây thất vọng nhất trong tất cả những thiệt hại môi trường này là nó có thể tránh được Cơ quan bảo vệ môi trường tính rằng 95% ô nhiễm nước và không khí hiện nay có thể được loại trừ bằng kỹ thuật sẵn có và

đã được biết Không cần những kỹ thuật đặc biệt; những thứ đơn giản như kiểm

soát sử dụng ô tô, những máy móc lọc khói, cải thiện hệ thống cống rãnh và các phương tiện xử lý chất thải và những tháp làm mát cho nhà máy điện Ngay cả ô nhiễm chất thải rắn cũng có thể hạn chế được bằng những tỷ lệ cân đối xứng nếu chúng ta sử dụng ít hơn bao gói, tái sử dụng nguyên liệu hay biến rác thải thành nguồn năng lượng có ích (mức độ ô nhiễm thấp)

Trang 37

4.2 Những động cơ thị trường

Các lực lượng thị trường ảnh hưởng tới hành vi kinh tế của những người tiêu dùng, công ty và cơ quan chính phủ đơn lẻ Một đề tài dai dẳng xuyên suốt những cuộc thảo thuận là vai trò mà các động cơ thúc đNy khác nhau có thể làm thay đổi hành vi Những động cơ thúc đNy dưới dạng giảm giá có thể được sử dụng để thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng Những động cơ dưới dạng số dư lợi nhuận cao thúc đNy sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúp cho việc phân bổ nguồn lực có hiệu quả Do đó, chúng ta không nên quá ngạc nhiên khi

biết rằng những động cơ thị trường đóng một vai trò chính trong hành vi gây ô

nhiễm môi trường

Quyết định sản xuất: Hãy tưởng tượng rằng bạn là cổ đông chính và là người

quản lý một nhà máy điện Những nhà máy này chịu trách nhiệm một lượng

đáng kể ô nhiễm không khí (đặc biệt là oxit lưu huỳnh và các loại khí khác) và

gần như toàn bộ ô nhiễm nước nóng Do đó vị trí của bạn ngay lập tức đặt bạn vào danh sách những người phạm tội gây ô nhiễm môi trường Nhưng giả dụ rằng bạn không tạo ra cho xã hội một sự oán giận nào và thực sự muốn giúp đỡ loại trừ ô nhiễm môi trường Hãy xem xét biện pháp thay thế

Với tư cách là nhà quản lý và chủ sở hữu nhà máy điện bạn sẽ phấn đấu

đưa ra một quyết định sản xuất đem lại lợi nhuận cao nhất Điều đó có nghĩa là,

bạn sẽ tìm kiếm một mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên

Quyết định có hiệu quả: Lợi nhuận thu được một phần bởi dùng nhiên liệu sẵn

có rẻ nhất cho các lò hơi (cái để tạo ra hơi nước làm quay máy phát điện) Thật không may, quyết định có hiệu quả trong trường hợp này dẫn tới việc sử dụng than Sunphua cao, tội phạm chính gây SO2 và ô nhiễm khí khác Những nhiên liệu khác như là than có Sunphua thấp, dầu đốt và năng lượng hạt nhân chi phí cao hơn một cách đáng kể Vì vậy, việc giảm ô nhiễm có thể đạt được nhưng với chi phí đáng kể cho nhà máy

Trang 38

Những xem xét chi phí cùng loại đưa nhà máy tham gia vào ô nhiễm nhiệt

độ Nước mát phải được chạy qua các động cơ để giữ các tua bin khỏi quá nóng

Một khi nước chảy qua các động cơ, nó trở nên quá nóng để tái luân chuyển tiếp Nó phải hoặc là đổ trả lại vào con sông gần đó hoặc được làm mát bằng cách đưa lên các tháp làm nguội Như bạn nghĩ, sẽ là đơn giản là rẻ hơn khi đổ nước nóng vào sông Cá dưới sông không thích như vậy nhưng chúng lại không phải trả tiền xây dựng các tháp làm nguội nước

Câu hỏi lớn ở đây là liệu bạn và các cổ đông của bạn có sẵn sàng gánh chịu những chi phí cao hơn để làm giảm ô nhiễm môi trường không Loại trừ một trong hai trường hợp ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước bắt nguồn từ nhà máy điện sẽ tốn nhiều tiền và loại trừ cả hai sẽ còn tốn nhiều hơn nữa Và lợi ích

sẽ thuộc về ai? Chúng ta không hy vọng những nhà sản xuất tối đa hóa lợi nhuận quan tâm tới vấn đề này Hành vi của những người tối đa hóa lợi nhuận được thực hiện dựa trên sự so sánh giữa doanh thu và chi phí, chứ không phải dựa trên mối quan tâm đến thNm mỹ hay hành động từ thiện, hoặc là đến cuộc sống của loài cá

4.3 Quyền tài sản (quyền sở hữu)

Trong thực tế hoạt động của cơ chế kinh tế thị trường, trong một số trường hợp xảy ra nhằm hạn chế ô nhiễm trở nên có hiệu quả mà không cần đến

sự can thiệp của Nhà nước, khi các ngoại ứng tác động đến ít bên (tác động trực tiếp đến một chủ thể kinh tế cụ thể nào đó) và khi quyền tài sản hay quyền sở hữu được xác định rõ ràng

Quyền tài sản (hay quyền sở hữu) là quyền được quy định bởi quy tắc pháp luật (luật định) cho một cá nhân hay một hãng sử dụng, kiểm soát hoặc thu phí đối với một nguồn lực nào đó, họ được pháp luật bảo vệ khi có sự cản trở họ

sử dụng những quyền ấy Chẳng hạn có quyền sở hữu đất thì được quyền trồng trọt loại cây thích hợp, xây dựng nhà cửa hoặc bán đi

Khi sử dụng khái niệm quan trọng này ta thấy xuất hiện một cách xử lý các ngoại ứng bằng cách mở rộng quy mô sản xuất, một người, một hãng hay

Trang 39

tập đoàn công ty có quyền tài sản đối với một số lớn các nguồn lực (sở hữu một

đoạn sông, một hồ, một khu mỏ dầu, một vùng chứa nhiều tài nguyên )

Giải pháp này có mâu thuẫn lớn là tạo ra sự độc quyền sản xuất làm xơ cứng nền kinh tế khiến cho tính cạnh tranh bị tiêu diệt nên không làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả (giảm lượng dầu khai thác của OPEC trong những năm 1970 để giữ giá dầu thế giới)

Thể chế pháp lý đủ mạnh: có hiệu lực cưỡng chế với các đối tượng về

trách nhiệm pháp lý Đặc biệt, việc xác định rõ và có hiệu lực thực tế của quyền tài sản đối với các tài nguyên môi trường và các cơ chế sở hữu nguồn lực được coi là một điều kiện quan trọng cho việc áp dụng thành công các công cụ kinh tế

dựa vào các lực lượng thị trường

Như đã trình bày, mức tối ưu xã hội của hoạt động sản xuất không trùng với mức tối ưu cá nhân nếu có chi phí bên ngoài Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào đạt được mức tối ưu xã hội của hoạt động sản xuất Nhà kinh tế học Ronald Coase đã đưa ra ý tưởng thông qua thị trường để đạt được mức hoạt động tối ưu này

Quyền sở hữu liên quan đến quyền sử dụng tài nguyên, môi trường và xác lập quyền làm chủ tài nguyên thiên nhiên Quyền sử dụng tài nguyên được giới hạn trong luật pháp mà xã hội quy định Môi trường là nguồn lực, cho nên nó là

1 tài sản và có quyền sở hữu Quyền sở hữu tài sản có thể thuộc về tư nhân hay cộng đồng Khi quyền sở hữu về môi trường thay đổi, sẽ dẫn đến sự thay đổi giải pháp thị trường để đạt mức hoạt động tối ưu

Trường hợp thứ nhất: nếu quyền sở hữu môi trường thuộc người bị ô

nhiễm (chẳng hạn, nhà nước quy định không được xả thải trong khu vực nào

đó), người bị ô nhiễm sẽ không muốn bị ô nhiễm (dù rất ít), vô hình chung họ

không muốn có hoạt động sản xuất Hay nói cách khác, người sản xuất không

được quyền gây ô nhiễm (không có ngoại ứng)

Nếu nhà sản xuất hoạt động với sản lượng Q nào đó, điều này trái với mục

đích của người bị ô nhiễm, vì vậy, sẽ xảy ra sự mặc cả (thông qua thị trường)

Trang 40

giữa người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm Nếu người gây ô nhiễm đền bù cho người ô nhiễm 1 khoản chi phí tối thiểu lớn hơn chi phí bên ngoài do ngoại

ứng gây ra thì người gây ô nhiễm vẫn thu được lợi nhuận ròng cá nhân lớn hơn

nhiều so với chi phí phải bỏ ra để đền bù cho người chịu ô nhiễm Thoả thuận như vậy có lợi cho cả người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm

- Trường hợp thứ hai: nếu quyền sở hữu môi trường thuộc người gây ô

nhiễm (chẳng hạn, nhà nước cho phép phát thải) thì họ sẽ hoạt động ở mức Qp vì

họ có quyền thải ra môi trường mà họ được sở hữu Với mức hoạt động tối đa

Qp, ngoại ứng do hoạt động gây ra sẽ rất lớn – chi phí bên ngoài lớn, người chịu

ô nhiễm gánh chịu chi phí bên ngoài lớn, vì vậy, họ muốn nhà sản xuất giảm mức hoạt động (nhỏ hơn Qp) Như vậy sẽ xảy ra mặc cả giữa người gây ô nhiễm

và người chịu ô nhiễm Nếu người chịu ô nhiễm bỏ ra 1 khoản chi phí tối thiểu lớn hơn lợi nhuận nhà sản xuất bị thiệt hại do giảm mức sản xuất từ Qp đến Qfthì người sản xuất (người gây ô nhiễm) sẵn sàng chấp nhận Như vậy, không cần

sự can thiệp của chính phủ, sự thoả thuận giữa người gây ô nhiễm và người chịu

ô nhiễm thông qua thị trường vẫn có thể đạt được mức hoạt động tối ưu Đó chính là lý thuyết Coase

4.4 Chi phí kiểm soát ô nhiễm

 Dưới gốc độ kinh tế thì vấn đề ô nhiễm chỉ có ý nghĩa khi lượng phát thải vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường

 Có sự đánh đổi giữa chất lượng môi trường và ô nhiễm, nghĩa là ô nhiễm môi trường phải được coi là một chi phí (lợi ích và chi phí)

 Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm là tối thiểu hóa tổng chi phí phát thải chi phí ô nhiễm gồm 2 thành phần:

• Chi phí kiểm soát giảm ô nhiễm: Chi phí cho các nỗ lực kiểm soát ô nhiễm ứng với một loại công nghệ nhất định

• Chi phí thiệt hại do ô nhiễm : Chi phí thiệt hại do thải chất thải chưa qua

xử lý ra môi trường

Ngày đăng: 16/03/2014, 17:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS. TS Hoàng Xuân Cơ. Giáo Trình Kinh Tế Môi Trường. Nhà XB Giáo Dục – 2005 Khác
[2] PGS. TS Nguyễn Đức Khiển. Kinh Tế Môi Trường. Nhà XB Xây Dựng Hà Nội – 2002 Khác
[3] Barry C.Field. Environmental Economics. McGraw-Hill, 1997 Khác
[4] Daniel W.Bromley. The Handbook of Environmental Economics. Blackwell Handbooks in Economics. 1995 Khác
[5] E.Kula. Economics of Natural Resources, the Environment and Policies. Chapman & Hall, 1997 Khác
[6] Henk Folmer, H.Landis Gabel & Hans Opschoor. Principles of Environmental and Resource Economics. Edward Elgar Publishing Ltd., 1997 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w