Mộtcâuchuyệntuyểndụng
Hai năm sau, anh được đề bạt làm trưởng phòng marketing và vài
năm sau, T trở thành phó tổng và là thành viên hội đồng quản trị của
công ty này. Giờ đây, T đã là chủ của hai doanh nghiệp có tiếng trên
thương trường. Điều đáng nói, công ty X luôn là đối tác được T lựa
chọn trong nhiều kế hoạch, dự án, từ lúc T còn là một nhân viên
marketing cho đến khi trở thành doanh nhân thành đạt.
Theo T, mọi chuyện điều có cái “duyên” của nó. Dù cái “duyên” của T
và X không thành vào lúc anh đến X tìm việc, nhưng mọi chuyện lại
khởi đầu cũng ngay từ lúc ấy. T luôn tin tưởng và đánh giá cao năng
lực của X, một phần là nhờ những ấn tượng đầu tiên tốt đẹp mà T đã
có được trong lần đến xin việc.
Chính cung cách làm việc và đối xử trân trọng của công ty X đối với
các ứng viên xin việc đã khiến T nể phục. T nhớ lại: “Lúc đó, tôi chỉ là
một sinh viên mới ra trường, xin việc nhiều nơi và bị từ chối. Công ty
X cũng từ chối, nhưng cách đối xử trọng thị của họ là một cách thể
hiện khác khiến tôi thấy ấm áp và nể phục họ”.
Không như nhiều nơi khác, ngay sau buổi phỏng vấn cuối cùng, công
ty X đã trao trả hồ sơ xin việc tận tay cho các ứng viên, dù họ không
được tuyển dụng, với lời cảm ơn và động viên chân thành. Cuối cùng
là cái bắt tay chặt, nụ cười tươi của vị phó phòng nhân sự tại cổng
công ty.
Trước đó, T cũng trải qua phỏng vấn ở nhiều nơi. Có nơi anh bị từ
chối và cũng có nơi anh rút lui ngay lúc phỏng vấn vì thấy không phù
hợp. Không khí nghiêm trang quá mức, hay có khi là sự hững hờ,
quan liêu và những kết thúc, từ chối trong lặng thinh hoặc là lời hứa
suông qua loa, hình thức của các nhà tuyểndụng ít nhiều để lại trong
T cảm giác hụt hẫng, buồn chán, tự ti.
Thực tế, vẫn còn không ít doanh nghiệp giữ tâm thế “xin - cho” khi
tuyển dụng, đánh giá thấp ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp, ứng
xử thiếu tế nhị, thiếu chuyên nghiệp…
Hãy dành cho các ứng viên xin việc một thái độ trọng thị và biết ơn,
dù bạn có tiếp nhận họ hay không, vì họ đã dành thời gian, nỗ lực,
sự quan tâm và kỳ vọng khi nộp đơn xin việc nơi công ty của bạn.
Công tác tuyểndụng phần nào thể hiện bộ mặt văn hóa doanh
nghiệp. Hơn thế nữa, rất có thể những ứng viên này vẫn làm việc
trong ngành và sau này là chuyên gia, quản lý, doanh nhân, hoặc sẽ
là đối tác, khách hàng quan trọng của bạn. Vì thế, hãy ứng xử đúng
mực, chuyên nghiệp và thân thiện với họ, bạn chẳng mất gì cả mà lại
được rất nhiều.
Rõ ràng ở đây, người làm marketing đang có sự so sánh giữa môi
trường làm việc cho các công ty trong nước với các công ty nước
ngoài. Tuy khó phủ nhận là các công ty trong nước ít nhiều còn thiếu
tính chuyên nghiệp trong chiến lược phát triển sản phẩm, thương
hiệu nên marketing vì thế chưa tìm được vị trí xứng đáng, song cũng
không thể nhìn nhận rằng, nhiều doanh nghiệp người Việt đang nhận
ra tầm quan trọng của công việc marketing. Các bạn trẻ lựa chọn
ngành này cũng vì thế mà không còn cảm thấy “ngại” các công ty
trong nước như trước.
Nếu cảm thấy mình có khả năng trở thành một marketing và có niềm
say mê thì tại sao bạn không thử tìm hiểu nghề này? Có một điều
chắc chắn mà những người có niềm say mê thực sự đã từng “lăn
lộn” với nghề không ngần ngại khẳng định đó là: “Dù khó, dù khổ
nhưng đây thực sự là một nghề thú vị!”
. Một câu chuyện tuyển dụng
Hai năm sau, anh được đề bạt làm trưởng phòng marketing và. nhà tuyển dụng ít nhiều để lại trong
T cảm giác hụt hẫng, buồn chán, tự ti.
Thực tế, vẫn còn không ít doanh nghiệp giữ tâm thế “xin - cho” khi
tuyển dụng,