“Buônchuyện”ởcôngsở:Lợivàhại
“Ngồi lê đôi mách” hay “buồnchuyện” luôn bị đánh giá là không
hay ho gì ởcông sở. Nhưng đúng là có sự khác biệt giữa những
câu chuyện được “buôn” với mục đích xấu và những câu chuyện
có thể đem lại lợi ích.
“Trong quá trình tiến hóa của con người, việc nói chuyện phiếm
là một cách để tập trung đám đông lại với nhau”, giáo sư nhân
chủng học Meredith F. Small thuộc Đại học Cornell cho biết. Khoa
học đã chứng minh rằng, sự tiến hóa đã “lập trình” con người để
đánh giá và bàn tán về người khác.
Dĩ nhiên là có tồn tại một lằn ranh giới mỏng manh giữa những
câu chuyện phiếm tốt và xấu. Trong khi những câu chuyện phiếm
tốt có thể thúc đẩy sự thân thiết và tin tưởng lẫn nhau trong
nhóm, những câu chuyện phiếm xấu có thể khiến người khác bị
xa lánh và gây tổn hại tới chính uy tín của bạn.
Nếu là một người sáng suốt, bạn có thể tận dụng được những lợi
ích của việc “buônchuyện”ởcông sở, đồng thời vẫn duy trì được
uy tín tốt trong mắt đồng nghiệp.
Để làm được điều này, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng
dưới đây:
1. Những câu chuyện phiếm tốt có thể duy trì được sự tin tưởng
giữa các đồng nghiệp
Một nghiên cứu mới đây của Đại học California, Mỹ, phát hiện ra
rằng, những câu chuyện phiếm tốt thực sự cần thiết cho con
người. Nhất là ở văn phòng, những câu chuyện phiếm như vậy có
thể làm tăng năng suất công việc. Chuyện phiếm tốt là những
câu chuyện mang chủ ý tích cực, chân thực và đáng tin cậy.
Nói cách khác, chuyện phiếm tốt có thể là một cách để kiểm soát
không cho xảy ra một tình huống xấu và cảnh báo đồng nghiệp
về những hành vi xấu hoặc sự kém hiệu quả trong công việc. Và
xét cho cùng, không ai muốn trở thành chủ đề của những câu
chuyện phiếm xung quanh chiếc máy nước đặt ngoài hành lang
công ty.
Một ví dụ về chuyện phiếm tốt là “khi các đồng nghiệp nữ trong
công ty rỉ tai nhau về một đồng nghiệp nam có lịch sử tình
trường dày đặc bởi anh ta là một gã ‘Don Juan’ chính hiệu”. Dạng
chuyện phiếm như thế này có thể đem lại kết quả tích cực.
Nếu bạn nhận thấy một thông tin có giá trị nào đó về năng lực
làm việc, hành vi của đồng nghiệp hay một việc gì đó diễn ra
khác ởcông sở mà thông tin đó có thể đem đến lợi ích chung, rất
có thể bạn nên chia sẻ với một đồng nghiệp thân tín. Nhưng hay
đảm bảo rằng, đó không phải là một câu chuyện phiếm độc hại.
2. “Buônchuyện” có vai trò tâm lý trị liệu
Nghiên cứu của Đại học California cũng nhận thấy rằng, các câu
chuyện phiếm có thể giúp bạn xả stress. Các nhà nghiên cứu đã
đo nhịp tim của những người chứng kiến ai đó làm một việc xấu
và phát hiện ra rằng, người nào có thể chia sẻ được với người
khác về hành vi xấu mà họ chứng kiến sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Sự chia sẻ đó làm lắng dịu những cảm xúc tiêu cực phát sinh từ
những gì mà họ nhìn thấy. Như vậy, việc nói với người khác về
một hành vi xấu (miễn là không nói với mục đích xấu) có hiệu
ứng trị liệu.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải thận trọng. Tốt nhất, đừng nói điều
gì xấu về đồng nghiệp ở nơi làm việc trừ phi việc đó thực sự đem
lại lợi ích cho một nhóm lớn hơn. Bạn vẫn có thể đạt được một số
lợi ích trị liệu tâm lý của việc “buônchuyện” nếu bạn nói những
câu chuyện ở nơi làm việc của bạn với một ai đó ở nơi khác,
không liên quan gì tới môi trường làm việc của bạn.
3. Những câu chuyện phiếm xấu có thể “phản chủ”
Nói không tốt về người khác sau lưng họ ở nơi làm việc chỉ vì
những hiềm khích nhỏ nhặt hoặc nói những câu chuyện phiếm vô
bổ, bạn có nguy cơ bị hủy hoại uy tín.
“Bên ngoài, mọi người có thể tỏ ra đồng tình với bạn, nhưng thực
chất, bạn có thể đang tự làm giảm uy tín của bản thân và không
còn đáng tin cậy trong mắt họ”, giáo sư Adrian McIntyre thuộc
Đại học California đưa ra lời khuyên. Ai mà biết được bạn sẽ nói
gì về họ khi bạn “tám” với một đồng nghiệp khác?
Mặc dù chuyện phiếm có thể là một “cánh cửa” để bạn xả những
bức bối trong công việc, nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, tốt
hơn hết bạn nên tránh tham gia vào những cuộc “buônchuyện”ở
môi trường công sở. Hãy nghĩ đến điều này: Liệu việc bạn kể cho
đồng nghiệp “tất tần tật” mọi chuyện thực sự có ý nghĩa về lâu
về dài hay không?
. “Buôn chuyện” ở công sở: Lợi và hại
“Ngồi lê đôi mách” hay “buồn chuyện” luôn bị đánh giá là không
hay ho gì ở công sở. Nhưng đúng là. bối trong công việc, nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, tốt
hơn hết bạn nên tránh tham gia vào những cuộc “buôn chuyện” ở
môi trường công sở. Hãy nghĩ