Khi bạn là nạn nhân "buôn chuyện" nơi công sở Bước ra ngoài những tình huống "ngồi lê đôi mách" nơi công sở và có nghệ thuật đối phó với nó là bạn đã gây dựng được một môi trường làm việc văn minh hơn. Làm sao để tránh tiếng "ngồi lê" 1. Đưa ra ranh giới của câu chuyện ngay khi ai đó có ý định "buôn" sâu hơn vào chuyện của người khác. "Tôi thường nói luôn và rõ ràng: Tôi không quan tâm đến chuyện ấy đâu. Và sau đó chúng tôi nhẹ nhàng chuyển chủ đề khác". Hùng, 24 tuổi, nhân viên văn phòng cho biết. 2. Sử dụng ngữ điệu và nội dung lời nói một cách thành thật để những người khác hiểu bạn không hề có ý định buôn chuyện. "Nếu không chứng kiến câu chuyện đó, tôi sẽ đánh giá mức độ xác thực của thông tin qua thái độ thực sự của người nói", Linh, 21 tuổi, SV Đại học Y Hà Nội. 3. "Tôi nhận thấy cứ mỗi lần chúng tôi tám chuyện, vào giữa cuộc nói chuyện, một trong số chúng tôi bắt đầu cường điệu hóa sự việc". Hà, nhân viên công ty TNHH. Cách tốt nhất để tránh tình trạng này hãy đứng dậy và từ chối nói chuyện tiếp. 4. Nếu nhận thấy ai đó buôn chuyện một cách ác ý, hãy nói câu gì đó thể hiện rằng bạn không tin chuyện đó, người buôn chuyện sẽ nản. 5. "Tôi luôn kiểm tra lại thông tin về nội dung tôi nghe được", Nam , 20 tuổi. "Nếu không, tôi sẽ bị mang tiếng lắm!". 6. Nếu biết chắc ai đó đang buôn chuyện này, hãy "uốn nắn" ngay người đó rằng bạn biết rõ chuyện ấy rồi, và cố gắng kể lại sự việc một cách chính xác nhất. Làm gì khi chính bạn là nạn nhân? 1. Hãy lắng nghe những điều tiếng về bạn. Thi thoảng, "chính sách" thích hợp nhất để đối phó chính là việc bạn lờ đi, coi như không nghe thấy gì cả. Tiếng ong, tiếng ve rồi cũng bay đi, các cụ từ ngàn xưa đã khuyên như vậy. Giữ bình tĩnh. Sự im lặng sẽ chứng tỏ bạn không mảy may quan tâm tới những chuyện vớ vẩn không có thực ấy. Chỉ có điều, nếu bạn nhận thấy những "tiếng ong, tiếng ve" này ngày càng tăng thì nên tính tiếp. 2. Hãy quyết định xem những "lời ong, tiếng ve" kia có đáng để bạn ra tay hay không. Sự quyết định này phải thận trọng dựa vào những yếu tố: con người "đưa" chuyện là ai, chuyện gì về bạn, nó ảnh hưởng thế nào tới bạn, nó làm tổn thương bạn ra sao. Hãy suy xét trước khi đưa ra hành động. Suy xét sẽ khiến bạn có những quyết định đúng đắn. 3. Khi bạn đã quyết định hành động, nên sắp đặt những kế hoạch tỉ mỉ để đảm bảo thành công. Hãy chuẩn bị chi tiết những gì kẻ "ngồi lê" đã nói về bạn và sự thật bạn đang có. Nếu cần, viết chúng ra giấy. Có thể bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương khi đối mặt với họ, nhưng điều cốt yếu là hãy bình tĩnh. 4. Bây giờ là lúc bạn hãy tập nói những điều mà bạn cần trao đổi với đối phương. Nếu cần, hãy tập và nhắc lại những lời nói. Nó sẽ khiến bạn tự tin hơn để ngăn chặn những kẻ nói xấu. 5. Trong trường hợp sự việc nghiêm trọng ngoài tầm kiểm soát của bạn, hãy báo cáo với những người (hoặc tổ chức) có trách nhiệm, nhất là những người quản lý của cả bạn và kẻ ngồi lê kia. Tuy nhiên, nhắc lại bạn rằng, đây là những chuyện mang tính cá nhân, bạn phải suy xét, bình tĩnh và tỉnh táo trước khi mang chúng ra tập thể. 6. Dù bạn làm bất cứ điều gì để ngăn chặn "điều ong tiếng ve" hãy nhớ rằng chính bạn cũng không có quyền "ăn không, nói có", nghĩa là không thể dùng tâm thế của kẻ "ngồi lê" để ứng phó. Điều cuối cùng, ai cũng có quyền được tôn trọng, kể cả những kẻ đang "ngồi lê" về mình. Hãy xử sự một cách cao thượng nhất để đạt được cái mà bạn cần. . Khi bạn là nạn nhân "buôn chuyện" nơi công sở Bước ra ngoài những tình huống "ngồi lê đôi mách" nơi công sở và có nghệ thuật đối phó với nó là bạn đã gây dựng. chuyện là ai, chuyện gì về bạn, nó ảnh hưởng thế nào tới bạn, nó làm tổn thương bạn ra sao. Hãy suy xét trước khi đưa ra hành động. Suy xét sẽ khi n bạn có những quyết định đúng đắn. 3. Khi bạn. ngay người đó rằng bạn biết rõ chuyện ấy rồi, và cố gắng kể lại sự việc một cách chính xác nhất. Làm gì khi chính bạn là nạn nhân? 1. Hãy lắng nghe những điều tiếng về bạn. Thi thoảng,