Hạnchếtiềnmặt:Cầnthêmcả biện phápkinhtế
Xài tiềnmặt: Chi phí lớn, rủi ro nhiều
“Mỗi lần giải ngân cho vay một dự án xây dựng và mang tiền đền bù giải tỏa mặt
bằng cho người dân, ngân hàng phải mang đi hàng trăm tỷ đồng tiền mặt nên phải
thuê công an, bảo vệ. Chi phí ngân hàng bỏ ra nhiều, mà người dân đến nhận tiền
cũng tốn thời gian, công sức. Thậm chí xảy ra cướp giật, trộm cắp, đánh bạc… sau
khi người dân nhận tiền đền bù”. Đó là tâm sự của vị Giám đốc Chi nhánh một
NHTM lớn khi chúng tôi đề cập đến vấn đề thanh toán bằng tiền mặt (TTBTM)
hiện nay.
Còn ông Phạm Xuân Hòe – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiềntệ (NHNN) cho
biết, hồi ông còn làm Giám đốc VietinBank Chi nhánh Nam Thăng Long, có lần
Chi nhánh cho một DN xây dựng vay hơn 40 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng ở
khu vực đô thị Trung Văn (Hà Nội). Việc giải ngân một lượng tiền mặt lớn như
vậy rất khó khăn, tốn kém cho cả người dân và ngân hàng.
“Cán bộ ngân hàng làm việc với Ban Quản lý giải phóng mặt bằng dự án, xuống
từng người dân vận động để gửi tiết kiệm, mở tài khoản để chuyển khoản luôn từ
ngân hàng sang tài khoản tiết kiệm của người dân để đỡ tốn phí thời gian, mà
người dân cũng được hưởng lãi, đến lúc cần thì họ rút ra chi tiêu. Nhưng họ vẫn
thích cầm tiền mặt”, ông Phạm Xuân Hòe nói thêm.
Một cán bộ Phòng Tiềntệ và Kho quỹ NHNN Hà Nội cho biết, vào thời điểm cuối
năm, bộ phận thủ kho, thủ quỹ phải bốc xếp qua tay đến 2.000 bao tiền/ngày. Cán
bộ kho quỹ thường xuyên phải làm việc đến 21 giờ mới được nghỉ. Do diện tích
kho tiền chật hẹp, nên có thời điểm trên dưới 100 khách hàng đến giao dịch tiền
mặt cùng một lúc, ô tô phải xếp hàng dài trên phố, gây ách tắc giao thông.
Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn phải chi cho in tiền, vận tải, kiểm đếm và cả
tiêu hủy tiền không đủ điều kiện lưu thông, gây nhiều lãng phí cho xã hội. Hiện
vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, nếu thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) thì
ngân hàng hưởng lợi, nhưng theo Giám đốc một Chi nhánh NHTM thì ngân hàng
vẫn bị lợi dụng.
Ông cho biết, đã có khách hàng mang đến vài trăm tỷ đồng tiền mặt, gửi tiết kiệm
kỳ hạn 1 tháng. Nhưng chỉ 3 ngày sau khách hàng đã rút tiền ra. Có nghĩa là khách
hàng này muốn “nhờ” ngân hàng kiểm đếm hộ tiền là chính!. “Rõ ràng, ở đây cần
sự chia sẻ giữa khách hàng và ngân hàng để hướng tới sử dụng các phương thức
thanh toán hiện đại cũng như tiết giảm chi phí không cần thiết cho xã hội”, một
chuyên gia ngân hàng bình luận.
Như vậy, thực tế cho thấy sự cần thiết của việc giảm dần TTBTM trong lưu thông
mà Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt và chủ trương này sẽ mang lại nhiều lợi ích
cho xã hội. Tiếp sau Đề án Đẩy mạnh TTKDTM đang tiếp tục được triển khai, dự
thảo Nghị định TTBTM đang được NHNN gấp rút hoàn thiện để sắp tới sẽ lấy ý
kiến DN và người dân, đang được mọi người rất quan tâm.
Cần lộ trình, bước đi phù hợp
Theo nguồn tin mà phóng viên có được, dự thảo Nghị định TTBTM yêu cầu các tổ
chức không được TTBTM trong các giao dịch sau: mua, bán, chuyển nhượng bất
động sản; mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán,
Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Việc mua, bán, chuyển nhượng các tài sản
khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp như máy bay, tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, ô tô phải
đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cũng không được
phép thực hiện TTBTM.
Ngoài ra, các cá nhân không được TTBTM đối với các giao dịch có giá trị vượt
hạn mức TTBTM khi mua, bán, chuyển nhượng bất động sản; giao dịch góp vốn
bằng tiền; mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán không qua Sở Giao dịch chứng
khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Đặc biệt, việc mua, bán, chuyển
nhượng xe mô tô hai bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự
phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cũng không
được thực hiện TTBTM.
Đã có nhiều ý kiến, cả xuôi chiều và trái chiều đã được đưa ra sau khi một số nội
dung về Dự thảo Nghị định được “hé lộ”. Các ý kiến này là cơ sở cho Ban soạn
thảo Nghị định cân nhắc, chỉnh sửa cho phù hợp để khi Nghị định chính thức được
ban hành sẽ có tính hiện thực cao. Dự thảo Nghị định này đã mở rộng đối tượng
điều chỉnh gồm cả đơn vị dùng tiền NSNN và DN, cá nhân không dùng tiền Nhà
nước.
Ông Phạm Xuân Hòe cho biết, nhìn ở góc độ điều hành chính sách, thì bất cứ quốc
gia sử dụng tiền mặt quá lớn, hay vàng hóa, đô la hóa sẽ gây nhiều khó khăn cho
điều hành chính sách tiềntệ (CSTT) của NHTW. Nếu tiền của DN và cá nhân đều
tập trung vào hệ thống ngân hàng thì ngân hàng dễ dàng hơn trong việc cân đối
vốn, giảm được chi phí lãi suất đầu vào, có thể hạ được lãi suất cho vay, xã hội
được hưởng lợi
Bởi, về nguyên tắc cứ rút tiền khỏi ngân hàng là lập tức ngân hàng bị giảm vốn
khả dụng. Thêm vào đó, sử dụng tiền mặt nhiều trong lưu thông dẫn tới khó khăn
trong việc kiểm soát các tệ nạn tham nhũng, trộm cắp, tống tiền, cướp giật, thậm
chí tín dụng đen cũng xuất phát từ việc sử dụng tiền mặt quá lớn. Tất cả sẽ được
minh bạch khi hạnchế dùng tiền mặt trong giao dịch, thanh toán.
Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân không phải đơn
giản và không thể đòi hỏi thực hiện được ngay trong một sớm, một chiều. Cũng
khó ép buộc người dân phải giảm mạnh việc TTBTM ngay, mà cần một lộ trình
phù hợp.
Theo một chuyên gia ngân hàng, Nghị định mới chỉ dự thảo bước đầu, nên sẽ còn
có những điều chỉnh, còn mức độ điều chỉnh, phạm vi đến đâu phải căn cứ vào lộ
trình, bước đi cụ thể. “Chẳng hạn như quy định ở khu vực đô thị, những nơi dịch
vụ ngân hàng phát triển thì khống chế tới mức tối đa về sử dụng tiền mặt. Nhưng ở
vùng sâu, vùng xa khi dịch vụ ngân hàng chưa phát triển mà vẫn áp dụng quy định
như ở thành phố thì khó khả thi. Dự thảo Nghị định cũng cần tính đến điều này”,
vị chuyên gia trên đề nghị. Nhưng ông cũng cho rằng, cần phải nhìn trên phương
diện chi phí xã hội phải bỏ ra cực lớn nếu tiếp tục để nhiều tiền mặt trong lưu
thông tăng.
Và để hạnchế TTBTM cũng cần những giải phápkinhtế thông qua công cụ điều
hành thuế, phí. Chẳng hạn, ở nhiều nước, nếu chi tiêu bằng thẻ bao giờ cũng được
giảm giá. Dùng thẻ, chuyển khoản nhiều thì thuế VAT tiết giảm đi, để người bán
hàng có thể giảm giá cho người dân, khuyến khích sử dụng các phương tiện
TTKDTM. Ngược lại, TTBTM thì người tiêu dùng phải trả giá cao hơn. Để làm
được việc này thì một mình ngành Ngân hàng chưa đủ mà cầncả các bộ, ngành
khác như Công Thương, Tài chính cùng vào cuộc.
. Hạn chế tiền mặt: Cần thêm cả biện pháp kinh tế
Xài tiền mặt: Chi phí lớn, rủi ro nhiều
“Mỗi lần giải ngân cho vay một dự án xây dựng và mang tiền. để nhiều tiền mặt trong lưu
thông tăng.
Và để hạn chế TTBTM cũng cần những giải pháp kinh tế thông qua công cụ điều
hành thuế, phí. Chẳng hạn, ở nhiều