Sức khỏengườicao tuổi: Phòngbệnhhơn
chữa bệnh
Vẫn biết "phòng bệnhhơnchữa bệnh" nhưng nhiều người vẫn để mình rơi
vào tình trạng có bệnh mới tìm đến bác sĩ, khi đó việc chữa trị trở nên phức
tạp, sứckhỏe khó phục hồi hơn.
Tuần trước, khi khám bệnh cho một bác hơn 60 tuổi, tôi thật sự bất ngờ khi cậu
con trai cho biết chưa một lần đưa mẹ đi khám sứckhỏe định kỳ. Thật nghiêm
trọng khi bác bị mắc cùng lúc nhiều loại bệnh của người già, nào là xương khớp,
tiêu hóa, đặc biệt là tim mạch, nguy cơ đột quỵ rất cao. Giá như cậu con trai quan
tâm tới mẹ mình nhiều hơn, biết cách "phòng hơn chữa" thì chắc tình trạng sức
khỏe của bác sẽ không xấu như vậy.
Nhìn sự mệt mỏi, già yếu hiện rõ trên gương mặt nhăn nheo và giọng nói thều thào
của bệnh nhân, tôi nghĩ tới hình ảnh của bác Mai - người đến khám sứckhỏe định
kỳ chỗ tôi hàng tháng. Nụ cười bác rạng ngời, bước đi nhanh nhẹn tràn đầy sức
sống, không hề thấy hình bóng tuổi già dù đã ở độ tuổi lục tuần. Tất cả những điều
này còn được kiểm định bằng bảng đánh giá sứckhỏe tốt mà tôi đã trực tiếp thực
hiện.
Trong quá trình trò chuyện, tôi được biết bí quyết giữ gìn sứckhỏe của bác là luôn
giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, ăn uống đúng cách, tập luyện thể dục đều đặn và
khám sứckhỏe định kỳ. Bác cũng vô cùng hạnh phúc và mãn nguyện khi luôn
được con cái quan tâm, chăm sóc.
Thế mới thấy, phòngbệnh luôn hơnchữa bệnh. Điều này không chỉ giúp người
cao tuổi kiểm soát tình trạng sứckhỏe bản thân mà có còn có được sự dẻo dai của
cơ thể, sự minh mẫn của trí tuệ để tận hưởng tuổi vàng trọn vẹn hơn.
Cách "phòng bệnh" cho ngườicao tuổi cũng không quá khó, chế độ dinh dưỡng
cần đa dạng, cân đối, đủ năng lượng, giàu vi chất và các chất chống oxy hóa. Bữa
ăn nên tăng cường các loại thức ăn chứa nhiều choline và acid oleic có vai trò tích
cực trong việc bảo vệ, làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thần kinh; bổ
sung các loại axit béo không no như Omega-3, Omega-6 (có trong các loại cá biển
như cá hồi, cá thu, cá trích…) tốt cho tim mạch. Mỗi ngày, người già nên uống
khoảng một đến 2 ly sữa để giúp việc hấp thu dễ dàng hơn, bổ sung thêm cho cơ
thể nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, ngườicao tuổi cũng nên chú trọng đến việc vận
động sao cho hợp lý và đi khám sứckhỏe định kỳ. Theo dõi tình hình sứckhỏe
hiện tại và sớm phát hiện bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời vừa giúp người
bệnh tiết kiệm chi phí, vừa phòng chống bệnh tốt hơn.
Về phần thệ hệ trẻ, trong đó có cả bản thân tôi cũng cần dành nhiều thời gian quan
tâm tới ông bà, cha mẹ mình hơn. Sự thương yêu chăm sóc của các thành viên
trong gia đình, đặc biệt là về sứckhỏe và dinh dưỡng cũng là một yếu tố rất quan
trọng giúp ngườicao tuổi "phòng bệnh" để luôn khỏe mạnh và tận hưởng cuộc
sống bên con cái một cách trọn vẹn.
Nếu do công việc văn phòng phải ngồi lâu, cứ mỗi tiếng cũng phải vận động đi lại
5-7 phút để máu được lưu thông tốt. Nên cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể,
tập thói quen uống nhiều nước, buổi sáng lúc ngủ dậy uống một ly nước, sau đó cứ
mỗi 1-2 giờ nên uống khoảng 250ml nước.
Nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả; dùng thức ăn có tính thanh nhiệt, nhuận tràng
như cháo đậu xanh, bột sắn dây, rau mồng tơi, rau lang, đu đủ, khoai lang, thanh
long, chuối tiêu, bưởi, cam… Không nên dùng nhiều tiêu, ớt, cà phê. Tập thể dục
thường xuyên, rèn luyện cơ thể bằng các hình thức luyện khí công dưỡng sinh, tập
yoga, đi bộ, bơi lội cũng là hình thức vận động tốt để máu lưu thông.
. Sức khỏe người cao tuổi: Phòng bệnh hơn
chữa bệnh
Vẫn biết " ;phòng bệnh hơn chữa bệnh& quot; nhưng nhiều người vẫn để mình rơi. tâm, chăm sóc.
Thế mới thấy, phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh. Điều này không chỉ giúp người
cao tuổi kiểm soát tình trạng sức khỏe bản thân mà có còn có được