TS NGUYEN PHU GIANG
Lý thuyết và thực hành
KE TOAN TAI CHINE
Trang 3LOI NOI DAU
Kế toán là nghệ thuật của các con số là công cụ quản lý kinh tế vô cùng quan trọng của nên kinh tế quốc dân Nền kinh tế phát triển
cùng với sự phức tạp của nó đã làm kề toán phải phát triển theo để
đáp ứng nhu cầu phan ánh toàn bộ các sự kiện, nghiệp vụ kinh tế nhát
sinh tại doanh nghiệp ~ một tế bào của xã hội
Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế sự hội nhập của chế độ kế
toán Việt Nam với các chuẩn mực kế toán quốc tế đã đánh dấu một
bước phát triển dáng kể của kế toán Việt Nam Từ khi bắt đầu xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam năm 1998, cho đến nay Bộ
Tài chính đã cho ra đời 26 chuân mực kể toán Song song với sự ra đời của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là một loạt các sự sửa đổi và xây dựng mới các nguyên tắc, phương pháp kế toán tương ứng Từ
khi có Quyết định số 15/2006-QD/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BO Tai chính, có thé nói chế độ kế toán Việt Nam một lần nữa
từ sau năm 1995 được thay đổi căn ban và từ cuối năm 2009, Thông
tư 24-1/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 đã sửa đổi bổ sung
chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15
Trang 4phục vụ bạn dọc nhưng cuốn sách không tanh khoi những thiệu sót, Tác giả hy vọng sẽ nhân duơe nhiều ý kiến đóng góp tù phía ban dec đề cuấn sách được hoàn chính hơn mọt sự gọp š xin liên hệ với tác gla qua số điện thoại: 0912354974
Xin tran trong cam on!
Trang 5Chương 1
NHUNG VAN DE CO BẢN VỀ
KE TOAN TAI CHINH
1.1-NOI DUNG CUA KE TOAN TÀI CHÍNH (VAS 01 -
Chuẩn mực chung)
1.1.1 Phan ánh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
KẾ toán tài chính cân trình bay được thực trạng tài chính của
doanh nghiệp trên các mặt san;
+ Tình hình tài sản của doanh nghiệp; + Tình hình nợ phải trả
+ Tình hình vốn chủ sở hữu: Vốn góp, vốn cỗ phan
* Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu
được lợi ích kinh tế trong tương lai
* Nợ phải (rả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao cịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn
luc cla mith,
* Vẫn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tai sản “rừ (-) Nợ phải trả
a Tài sản
Tài sản là nguồn lực do dcarh nghiệp kiểm soát và có thé thu
được lợi ích kinh tế trong tuong lei
Loi ich kinh té trong tương lai của một tà: sản là tiểm năng làm tăng nguồn tiễn và các khoản tươag đương tiên của doanh nghiệp hoặc giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phả: chỉ ra
Lợi ích kinh tế trong tương lai của nẹt tài sản được thể hiện trong
Trang 6* Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm dé ban hay cung cap dich vu cho khach hang
* Đề bán hoặc trao đổi lẫy tài sản khác
* Để thanh toán các khoản nợ phải trả * Để phân phối cho chủ doanh nghiệp
Tai san dyoc biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng,
máy móc thiết bị, vật tr hàng hố hoặc khơng biểu hiện dưới hình thái
vật chất như bản quyền bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp
Tài san của đoanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thé
không kiếm soát được về mặt pháp lý như bí quyết kỹ thuật thu
được từ hoạt động triển khai có thế thoả mãn định nghĩa tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu
được lợi ích kinh tế
b Nợ phải trả
Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách * Trả bằng tiền * Trả bằng tài sản khác * Cung cấp dịch vụ
* Thay thế nghĩa vụ này bằng các nghĩa vụ khác * Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn cổ phần
Trang 7kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên
thuế phải nộp, phải trả khác
c Vốn chú sở hữu
Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bang cân đổi kế toán gồm vốn của các nhà đầu tư, thăng dư vốn cỗ phân Lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản:
* Vốn của các nhà đầu tư có thẻ là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp vốn cổ phần, vốn nhà nước * Thang dư vốn cỗ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cỗ phiếu với giá thực tế phát hành * Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn
* Các quỹ dự trữ quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển
* Lợi nhuận chưa phân phổi là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập quỹ
* Chênh lệch tỷ giá gồm
Ì Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng 1i Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiễn tệ kế toán khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo
* Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi số của tài sản với giá trị đánh gia lại tài sản khi có quyết định của nhà
nước hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phản
1.1.2 Trình bày về tình hình hoạt động kinh doanh cửa doanh nghiệp trên các chỉ tiêu:
+ Doanh thu, thu nhập khác;
+ Chỉ phí hoạt động hoặc các chỉ phí khác
Trang 8Doanh thu và thu nhập khác: Là tông giá trị lơi ích kinh tế Doanh nghiệp thu được trong ky kể toán phát sinh từ các hoạt động san xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cô đông hoặc chủ sở hữu
Doanh thu thu nhập khác và chỉ phí được trình bảy trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đẻ cung cấp thông tin cho việc đánh giá năng lực cua doanh nghiệp trọng việc tạo ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai
Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và chỉ phí có thể trình bày theo nhiều cách trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đẻ trình bay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như: Doanh thu, chỉ phí, và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác
* Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vy, tiền lãi, tiền bản quyền cổ tức và lợi nhuận dựoc chia
* Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu như từ thanh lý, nhượng bán tài sản cô định, thu tiền phạt khách hang do vị phạm hợp đồng
Chỉ phí
Chỉ phí: Là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chỉ ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cỗ đông hoặc chủ sở hữu
* Chi phí bao gồm các chỉ phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình kinh doanh thông thường của Doanh nghiệp và chỉ phí khác
Trang 9* Chỉ phí khác bao gồm chỉ phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh
doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp, như chỉ phí vè thanh lý, nhượng bán tài sản cổ định, các khoản tiền bị phạt 1.3 NGUYÊN TẮC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1.2.1- Các nguyên tắc kế toán cơ bán * Cơ sớ dẫn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chỉ phí phải
được ghi số kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cử vào thời
điểm thực tế thu hoặc thực tế chỉ tiền hoặc tương đương tiên Báo cáo
tài chính lập trên cơ sở dễn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai L2 Hoạt động liên tục
Báo cáo tải chính phải được lập trên cơ sở giá định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể
quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác với giả định
hoạt động liên tục thì Báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dung dé lap Báo cáo tài chính
¿l Giá gốc
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá Ốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giả trị hợp lý của tài sản vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khí có quy định khác trong chuẩn
mực kế toán cụ thể
L1_Phù hợp
Việc ghỉ nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghỉ nhận một khoản chỉ phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chỉ phí tương ứng với
Trang 10doanh thu gém chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chỉ phí của kỳ trước
hoặc chỉ phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó -J Nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn
phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm
Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trinh ly do va ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong thuyết minh Báo cáo tài chính
ñ Thận trọng
Thận trọng là việc xem xét cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi
* Phải lập các khoân dự phòng nhưng không quá lớn
* Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập * Không đánh giá thấp hơn giá trị cac khoản nợ phải trả và chỉ phí * Doanh thu và lợi ích chỉ phí được ghi nhân khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu đựoc lợi ích kinh tế, còn chỉ phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chỉ phí
ñ1 Trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thê làm sai lệch đáng kế Báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng Báo cáo tài chính.Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tỉnhd chất của thông tin hạợc các sai sói được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu phải được xem xét trên cả phương điện định tính và định lượng
1.2.2- Các yếu cầu cơ bản đối với kế toán (6 yếu tổ)
2 Trung thực
Các thông tin và số liệu kế toán được ghi chép và báo cáo trên cơ
sở bằng chứng day đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng,
Trang 11.: Khách quan
Các thông tín và số liệu kế toán phải được ghỉ chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, bóp méo
.' Đây đủ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế
toán phải được ghỉ chép và báo cáo đầy đủ không bị bỏ sót
ot Kip thoi
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được cham ché
L1 Đễ hiểu
các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong Báo cáo tài chính phải rõ ràng, đễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây
được hẻu là người có hiểu biết về kinh doanh về kinh tế, tài chính, kế toán ơ mức độ trung bình Thông tin về những vấn đề phức tạp trong
Báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh
£1 Cé thé so sánh
Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một
doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thê so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng Báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch
„ 1.8 KẾ TỐN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOAN QUAN TRI VỚI CHỨC NĂNG QUẢN LÍ
1.3.1 Kế toán tài chính
Sự xuất hiện của kế toán tải chính là một sự “bắt buộc” và gắn với tính pháp lý hơn là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quan ly
Rất hiếm các tài liệu thuần tuý của kế toán tài chính là mục tiêu
phân tích chí tiết của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, điều này vì nhiều lý do khác nhau:
Trang 12Chỉ tiêu lợi nhuận cua kế toán tài chính chỉ phan ánh trong thời tian một niên độ kẻ toán và được chính thức hoá rất muộn so với kỳ báo cáo do vậy nhà quản trí doanh nghiệp không kịp phản ứng với sự thay đôi nhanh nhạy của môi trường và nhật là các thông tin thương mại,
_ — Lợi nhuận của kế toán tài chính là kết quả tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp nên nó không cung cấp các thông tin riêng rẽ về tính sinh lợi cho từng loại hoạt dộng của doanh nghiệp;
Thơng tin của kế tốn tài chính chi đo bằng thước đo tiền tệ,
nhưng trong thực tế những số liệu bằng thước đo hiện vật lại là những yếu tổ vô cùng quan trọng cua quan lý như: Khối lượng sản xuất, khối lượng ban ra, khối lượng tiêu ding ; l
Thơng tin của kế tốn tài chính chủ yếu phản ánh mối quan hệ
giữa doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp nên về khía cạnh quản lý nội bộ trong doanh nghiệp có nhiêu hạn chế
1.3.2- Kế toán quản trị
Kế toán quản trị với mục tiêu xây dựng một hệ thống quản lý *mở” trong đó các nguyên tắc vận hành doanh nghiệp không quá chặt chẽ khuôn phép như đối với kế toán tài chính Do vậy mục tiêu chính
của kế toán quản trị là:
Một mặt:
1 Đo lường toàn bộ các chỉ phí theo từng loại hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện;
—_ Xác định cơ sở để đánh giá các yếu tố của bảng cân đối kế
toán doanh nghiệp;
_ Xác định kết qủa của từng loại hoạt động thơng qua việc tính tốn chỉ phí sản phẩm dịch vụ và so sánh nó với giá bán tương ứng
Mặt khác:
Thiết lập hệ thống các dự toán trong doanh nghiệp như dự toán chỉ phí dự toán doanh thu ;
Trang 13- Kéwein quan trì dành chè tắt cả các cấp lunh dao trong doanh nghiệp không kể cấp bậc chúc vụ,
Kể toán quan trị cần cung cấp các thông tin một cach nhanh chóng kịp thời, giữa sự chính xác cua thông tin và sự kịp thời của thông tin yếu tổ kịp thời được uu tiên trước;
Rẻ toán quản trị là mêt bước để thực hiện việc kiểm soát tổng thê quá trình quản lý cua doanh nghiệp
- Kế toán quản trị không phụ thuộc vào các nguyên tắc cứng nhắc mà nó thích ứng theo sự phát triển của doanh nghiệp
So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán tài chính Kế toán quản trị 1- Giống nhau tổ chức hoặc nhà quản trị: tin của kế toán
- Cùng nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính gắn với các quan hệ kinh tế pháp lý nhằm điều hành một tổ chức;
-_ Cùng thé hiện trách nhiệm, quyền lượi vật chất và pháp lý của một - Cùng sư dụng hệ thống thông tin đầu vào trên cơ sở phân hệ thông
2- Khác nhan:
Cung cấp thông tin cho các cá nhân và tổ chức bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhưng chủ yếu là các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp
Chủ yếu cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp với mục đích điều hành và quản lý doanh nghiệp Thông tỉn chính xác và chặt chế Thông tin gần đúng và thích hợp Thông tin chậm Thông tín nhanh Có tính bắt buộc và tính pháp lý cao Không có tính bắt buộc và tính pháp lý
Báo cáo thông tin theo hoạt động từng bộ phận, khâu công việc và toàn doanh nghiệp
Báo cáo thông tin kinh tế tài
chính trên phạm vi toàn doanh
nghiệp
Trang 14
Tài liệu cơ sở là những tài liệu ca bên trong và bên ngoài doanh nghiệp:
- Hoa don GTGT;
- Bảng thanh toán lương _
Chủ yếu là các tài liệu bên trong doanh nghiệp:
-_ Phiếu xuất kho; - Bang cham cong am Mục tiêu tài chính, kinh tế, thuê ' Mục tiêu thuần tuý có tính kinh tế: - Dy doan; - Kiém wa; - Ra quyét dinh
Phan tich chi phi theo ban chat: - Chi phi san xuất; - Chỉ phí khẩu hao, chỉ phí địch vụ mua ngoài Phân tích chỉ phí theo địa điểm, đôi tượng: - _ Theo chức năng;
- Theo san pham, dich vu; - Theo linh vuc hoạt động
Đo lường các nghiệp vụ phát sinh bằng thước đo tiền tệ
Do lường các nghiệp vụ phát
sinh bằng thước do tiền tệ và
hiện vật
Trang 15Chương ø
KE TOAN TAI SAN BANG TIEN VA
CAC KHOAN PHAI THU
2.1 KE TOAN TAI SAN BANG TIEN 2.1.1, Tai sản bằng tiền và nguyên tắc kế toán 2.1.1.1 Khải niệm tài sẵn bằng tiền
Tài sản bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi (tại Ngân hàng hoặc các công ty tài chính) và các khoản tiên đang chuyên (kê cả nội tệ, ngoại tệ, vàng, bạc, kim loại quý hiểm, ngân phiêu) và các khoản tương đương tiền: các khoán đầu tư ngắn hạn có thời hạn
thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyên đổi dé dàng
thành một lượng tiền xác định
2.1.1.2 Nguyên tắc kế toán tài sán bằng tiền
Việc hạch toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, các chê độ quản lý, lưu thông tiên tệ hiện hành của Nhà nước Cụ thê:
* Nguyên tắc tiền tệ thông nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Ngân
hàng Việt Nam để phản anh (VND)
* Nguyên tắc cập nhật: KỆ toán phải phản ảnh kịp thời chính xác
số tiền hiện có và tình hình thu, chỉ toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở số theo dõi chỉ tiết từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam (quy đôi), từng loại hàng, bạc đá quý (theo số lượng trọng lượng quy cách, độ nỗi kích thước, giá trị )
* Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ Mọi nghiệp vụ liên quan đến
ngoại tệ phái được quy đôi về “đồng Việt Nam” để ghi số Tỷ giá quy
Trang 16quy đổi ra "đồng Việt Nam` thì thống nhất quy dé thang qua dong dé la M8 (ISD)
2.1.2 Phương pháp kế toán tài san bằng tiền
2.1.2.1 KẾ toán tiỀn mặt tại quƑ a Kế toán chỉ tiết tiền mặt tại quỹ
Để hạch toán chí tiết các loại vốn bằng tiền, kế toán có thê sư
dụng nhiều loại số sách và chứng từ khác nhau như "Phiếu thu”, “Phiêu chỉ” "Hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý”, "Bảng kê vàng, bạc, đá quy”, "Báng kiểm kế quỹ” "Số quỹ kiêm báo cáo quỹ” “Số theo dõi thanh toán băng ngoại tệ”, "Sỏ chỉ tiết thanh toán với người bản bằng ngoại (Ệ” "Sô chỉ tiệt thanh toán với người mua băng ngoại tệ” Sau đây là một sô mẫu sô sách và cách ghi chép cụ thê:
- SỐ quỹ kiêm báo cáo quỹ
Số quỹ do thủ quỹ ghi, căn cứ vào các chứng từ thu chỉ tiền mặt Hàng ngày (hoặc định kỷ), sau khi ghi xong sô quỹ, thủ quỹ sử dụng liên 2 của số quỹ kẻm theo các chứng từ gộc chuyển lên kê toán tiên mặt Kẻ toán sau khi nhận được báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc, tiên hành kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ rỗi tiên hành định khoản các nghiệp vụ kinh tế nhát sinh, ghi vào cội *Sô hiệu tài khoản đôi ứng” trên báo cáo quỹ Sau đó mới ghi vào số kế toán tiên mặt theo trình tư phát sinh các khoản thu chí, xuất, nhận tiên mặt, ngân phiêu ngoại tệ vàng, bạc, đá quy và tính ra số tôn quỹ ơ moi thoi điềm
Số quỹ kiêm báo cáo quỹ thường có mẫu sau:
SO QUY TIEN MAT (KIEM BAO CAO QUY)
Ngày tháng nam
SH chứng tử Diễn cải Số hiệu tài Số tiền
Thu | Chỉ g khoản đối ứng | Thu | Chi
Phát sinh trong ngày
Cộng phát sinh Số dư đầu ngày
Số dư cuối ngày
Trang 17
Kèm theo chứng từ thu Chứng từ chỉ
- Số ch: tiết thanh toán với người bản (người mua) bằng ngoại lệ Số này được mở theo từng tài khoản (131, 331), theo từng đối tượng thanh toán và từng loại ngoại tệ Số thường có mẫu như sau:
Trang 20b- Kế toán tổng hợp tiền mặt tại quỹ
Theo chế độ hiện hành, các đơn vị được phép giữ lại một số tiền mặt trong hạn mức quy định để chi tiêu cho những nhu cầu thường xuyên Mọi khoản thu, chi tiền mặt phải có phiếu thu, chỉ hoặc chứng từ nhập, xuất (với vàng bạc, đá quy) và có đủ chữ ký của người giao, người nhận, người cho phép nhập, xuất quỹ (giám đốc hoặc người được ủy quyền và kế toán trưởng) Khi đã thu, chỉ tiền, thủ quỹ đóng dâu “đã thu tiền” hoặc “đã chỉ tiền” vào chứng từ Cuối ngày, căn cứ vào những chứng từ thu chỉ để ghi vào số quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các
chứng từ thu, chỉ để ghi số kế toán Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm
quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quỹ tại quỹ Hàng ngày, thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền quỹ thực tế, tiến
hành đối chiếu với số liệu của sể quỹ số kế toán Nếu có chênh lệch, thủ quỹ và kế toán phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị
biện pháp xử lý Với vàng, bạc, đá quý nhận ký cược, ký quỹ, trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đo, đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và tiến hành niêm phong có xác nhận của người ky cược Ký quỹ trên dấu niêm phong
- Tài khoản hạch toản
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm tiền mặt, kế
toán sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” Tài khoản này có nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý nhập quỹ, nhập kho - Số thừa phát hiện khi kiêm kê Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý xuất quỹ xuất kho
- Số thiếu phát hiện khi kiểm kê
Trang 21| HUTECH LIBRARY |
1111 Tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu) 4-41982 1112 Ngoại tệ (quy đổi theo đồng Việt Nam)
1113 Vàng, bạc, đá quý (theo giá thực tế)
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 51 I, 131, 112
- Hạch toán các khoản thu, chỉ bằng tiền Việt Nam (TK 1111 )
Tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu) tăng, giảm đo nhiều nguyên nhân và được theo dõi trên tài khoản 1111 “Tiền Việt Nam” Kế toán
căn cứ vào các nghiệp vụ cụ thể để ghi số cho phù hợp
- Với các nghiệp vụ tăng tiền mặt: + Tăng do thu tiền bán hàng nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111): Số tiền nhập quỹ theo tổng giá thanh toán Có TK 511: Số tiền bán sản phẩm dịch vụ Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp + Tăng do thu tiển từ các hoạt động tải chính, hoạt động khác nhập quỹ: - Nợ TK 111 (1111): Số tiền nhập quỹ theo tổng giá thanh toán, Có TK 515, 711: Tổng số thu nhập Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp + Tăng do rút tiền gửi Ngân hàng nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111): Số tiền nhập quỹ tăng thêm Có TK 112: Rút tiền gửi ngân hàng
+ Tăng do thu hồi tạm ứng thừa:
No TK 111 (1111): Số thu hồi nhập quỹ Có TK 141: Thu tiền tạm ứng thừa
+ Tăng do thu từ người mua (kế cả tiền đặt trước của người mua):
Nợ TK 111 (1111) Số thu nhập quỹ
Có TK 131: Thu tiền của người mua
Trang 22+ Tăng do các nguyên nhân khác (Thu hổi các khoản thu nội bộ, thu hồi các khoản đâu tư cho vay, thu hôi các khoản ký cược, ký quỹ )
Nợ TK 111 (1111): Số thu hồi nhập quỹ
Có TK 136: Các khoản thu từ nội bộ
Có TK 138: Các khoản phải thu đã thu được
Có TK 144: Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn Có TK 338 (3388): Các khoản thủ hộ, giữ hộ, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngăn hạn
Có TK 128, 228: Thu hồi các khoản cho vay
Có TK 3381: Kiểm kê quỹ thừa chưa rõ nguyên nhân
- Với các nghiệp vụ giảm:
+ Giảm do mua vật tư, hàng hoá, tài sản thanh toán trực tiếp bằng
tiên mặt:
No TK 151, 152, 153, 156: Mua vật tư, hàng hóa (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Nợ TK 611: Mua vật tư, hàng hóa (phương pháp kiểm kê định kỳ) No TK 211, 213, 241: Chi XDCB, mua sam TSCD
No TK 133 (1331, 1332): Thuế GTGT được khẩu trừ Có TK 111 (1111): Tổng giá thanh toán
Ộ + Giảm do chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ trực tiếp băng tiên: Nợ TK liên quan (6278, 6418, 6428 ): Tổng số chỉ tiêu (không có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khẩu trừ Có TK 111 (1111): Tổng số chỉ tiêu thực tế
+ Giảm do gửi vào ngân hàng:
Nợ TK 1 12: Gửi tiền vào ngân hàng
Có TK 111 (1111): Tổng số tiền gửi
Trang 23Nợ TK 331: Đặt trước hoặc trả nợ cho người cung cấp Nợ TK 136: Chi hộ, ứng trước cho đơn vị nội bộ
Nợ TK 144: Mang ký cược, ký quỹ ngắn hạn
No TK 138: Cac khoản cho vay, cho mượn tạm thời, các khoản
tiền thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê
Nợ TK 141: Tạm ứng cho công nhân viên
Nợ TK 311, 315: Thanh toán tiền nợ, vay đến hạn Nợ TK 333: Nộp thuế và các khoản khác Nợ TK 334: Thanh toán cho người lao động V.V Có TK 111 (1111): Số tiền mặt thực xuất quỹ 3.1.2.2 Kế toán ngoại tệ
a Nguyên tắc ghỉ nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ Nguyên tắc 1: Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi số kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam (VND), hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (nếu
được chấp thuận) Việc qui đổi đồng ngoại tệ ra VND hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc đoanh nghiệp phải
căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỷ giá giao địch) để ghi số kế toán
Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên số kế toán chỉ tiết của các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển trên tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại
Nguyên tắc 2: Đối với các tài khoản thuộc loại doanh thu, hang tồn kho, tải sản cỗ định, chỉ phí sản xuất kinh doanh, chỉ phí khác bên Nợ của các tải khoản vốn bằng tiền khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải ghi số kế toán theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm
nghiệp vụ phát sinh
Trang 24Nguyên tắc 3: Dối với bên Có của tài khoản vốn bằng tiền khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi số kế toán theo tỷ giá ghỉ trên số kế toán (tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá nhập trước — xuất trước, tỷ giá nhập sau- xuất trước 3)
Nguyên tắc 4: Đối với bên Có của các tải khoản nợ phải trả, bên Nợ của các tài khoản nợ ' phải thu khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi số theo tỷ giá thực tế giao dịch, cuối kỳ kế toán các số dư nợ phải trả và nợ phải thu phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối kỳ
Nguyên tắc 5: Đối với bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả và bên Có của các tài khoản nợ phải thu khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghỉ số kế toán theo tỷ giá ghi trên số kế toán
Nguyên tắc 6: Cuối năm tài chính phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bồ tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính
Nguyên tắc 7: Trường hợp mua bản ngoại tệ bằng VND thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán
b, Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
1 Xử lý chênh lệch tỷ giá hồi đoái của nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ:
1.1 Trong giai đoạn đầu tư xây đựng để hình thành tài sản cố định
của doanh nghiệp mới thành lập:
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tai san cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi
thanh toán các khoản mục tiễn tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư
xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá Tại các khoản mục tiền tỆ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh
lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán Khi tài sản cố định hoàn
thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phan bé dan vao thu
Trang 25- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hổi đoái tăng được phan bé dan
vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá
5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bể dần
vào chỉ phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bỗ không quá $
năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động
1.2 Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tỆ có ĐỐC ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chỉ phi trong năm tài chính cụ thé:
a Đỗi với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tải chính trong kỳ
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chỉ phí tài chính trong kỳ
b Đôi với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chỉ phí tài chính trong kỳ 2 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phat sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ:
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền
gửi, tiền đang chuyên, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "đồng Việt Nam” theo tỷ giá quy định tại Điều 3 của Thông tư này Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên số kế toán được xử lý như sau:
2.1 Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số đư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ
ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài
Trang 26chính thì khơng hạch tốn vào chỉ phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư
2.2 Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá
lại số dư cuối năm của các khoản nợ đài hạn (trên l năm) có gôc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
a Đối với các khoản nợ phải thu dai hạn:
Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh
giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch
còn lại được xử lý như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm
- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chỉ phí tài chính trong năm
b Đối với các khoản nợ phải trả dai hạn:
Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại
số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại
được xử ly như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chỉ phí tài chính trong năm và được tính vào chỉ phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chỉ phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bộ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chỉ phí trong năm it nhất
cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ đài hạn phải trả
trong năm đó Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo đõi và tiếp tục phân bỗ vào chỉ phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm
- Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính
c Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ KẾ toán chênh lệch tỷ giá bối đoái phái sinh trong kỳ
ï) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt
Trang 27Khi mua hàng hoá, đơn vị thanh toán bằng ngoại tệ:
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngồi hang
hố, dịch vụ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 641: Tỷ giá hối đoái ngày giao dich
Nợ TK 635 - Chí phí tài chính: Lỗ tý giá hối đoái
Có TK 111112), 112(1122): Tý giá hối đoái bình quân, tỷ giá hối đoái nhập trước xuất trước
+ Nếu phát sinh lãi trong giao dịch mua ngoài hàng hoá, dịch vụ: No TK 151, 152, 153, 156, 211, 641: Ty giá hối đoái ngày giao dich
C6 TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái bình quân, tỷ giá hỗi đoái nhập trước xuất trước
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính: Lãi tỷ giá hối đoái
Khi nhận hàng hoá, dịch vụ của nhà cung cấp, hoặc khi vay ngắn
hạn, vay đài hạn, nhận nợ nội bộ bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá thực tế
ngày giao dịch:
Nợ TK Tài khoản liên quan Có TK 331, 341, 342, 336
Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn han, dai han, nợ nội bộ ):
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả:
Nợ TK 331, 341, 342, 336: Tỷ giá ghi số
Nợ TK 635 - Chỉ phí tài chính: Lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tý giá hối đoái bình quân, tỷ giá hối đoái nhập trước xuất trước
+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả:
Nợ TK 331, 341, 342, 336: Tỷ giá ghi số
Trang 28Cé TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái bình quân, tỷ giá hơi đối nhập trước xuât trước
Có TK §15 - Doanh thu hoạt động tài chính: Lãi tỷ giá hối đoái
Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng đơn vị tiền tệ khác
với đơn vị tiên tệ sử dụng đê ghi sô kê toán:
No TK 111 (1112), 112 (1122), 131: Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
C6 TK 511, 711: Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Khi thu được các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ (phải thu khách hàng, phải thu nộ bệ ):
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ
phải thu:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hỗi đoái ngày giao dich No TK 635 - Chỉ phí tài chính: Lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 131, 136, 138: Tỷ giá ghi số kế toán
+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu:
No TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Có TK 131, 136, 138: Tỷ giá ghi số kế toán
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính: Lãi tỷ giá hồi đoái
Ké toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tr XDCB (giai dogn trước hoạt động)
Khi mua ngoài hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định, thiết bị, khối
lượng xây lắp do bên nhận thâu bàn giao:
Trang 29Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ nộ: bộ ):
No TK 331, 336, 338, 341, 3:2: Ty gid ghi số
Ng (C6) 413- Chénh léch ty sia: L6 hoặc lãi tỷ giá hối đoái
Cé TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái bình quân, tỷ giá hối đoái nhập trước xuất trước
Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB (giai đoạn trướ s hoạt độn: ) được phản ánh luỹ kế trên tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB
Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB, két chuyên chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện của hoạt dén:; đầu tư (giai đoạn trước hoạt động) trên tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ -iá hối đoái tính ngay vào chỉ phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang tài khoản 242 - Chỉ phí trả trước dài hạn (lỗ tỷ giá) hoặc tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (lãi tỷ ziá) dé phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm:
+ Trường hợp kết chuyển toàn bộ vào chỉ phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tải chính: Nợ TK 635 - Chỉ phí tú chính Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá Lỗ tỷ giá hối đoái Hoặc Nợ TK 413 - Chênh lệch ty giá
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
+ Trường hợp phân bổ qua tài khoản 242 - Chỉ phí trả trước đài hạn và 3387 - Doanh thị chưa thực hiện:
Trang 30Có TK 242 - Chỉ phí trả trước dài hạn Trường hợp lãi chênh lệch tỷ giá:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Sau đó định kỳ phân bổ vào đoanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
ii) Kế toán chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuỗi năm
Tại thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (đơn vị tiền tệ khác với tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính theo tỷ giá hôi đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính Doanh nghiệp phải chỉ tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiên tệ này của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh) và của hoạt động sản xuat kinh doanh: Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái: Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 331, 341, 342, 315 Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá Có TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 331, 341, 342, 315
- Xử lý chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm:
Xử lý chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm của khoản mục tiền
tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả hoạt động đầu tư XDCB (đối với doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư):
Kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hỗi đoái đánh giá lại cudi
Trang 31Nếu lỗ tỷ giá hối đoái:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
Nếu lãi tý giá hỗi đoái:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Chú ý: Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện không ghỉ nhận phải là căn cứ để xác định số lãi kinh doanh chia cho các bên góp vốn
1 Xử lý chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm của khoán mục
tiền tệ của hoạt động đầu tư XDCB:
Trong giai đoạn đầu tư XDCB, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm không ghỉ nhận xử lý mà phản ánh luỹ kế trên tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đối
Khi hồn thành đầu tư, chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh, số đư nợ hoặc dư có trên tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá sẽ được kết chuyển trực tiếp vào chỉ phí tài chính hoặc doanh thu hoạt
động tài chính (nếu nhỏ);
Hoặc được kết chuyên vào tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài
hạn hay 3387 - Doanh thu chưa thực hiện, sau đó phân bổ dần sang tài
khoản chỉ phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính
2.1.2.3 KẾ toán vàng bạc, kùm khí quý, đá quý
* Nguyên tắc hạch toán vàng bạc, đá quj:
Trang 32quân gia quyền hay giá thực tế từng lần nhập (nhập trước, xuất trước hoặc nhập sau, xuất trước) Tuy nhiên, đo vàng, bạc, đá quý có giá trị
cao và thường có tính tách biệt nên tốt nhất khi hạch toán, cần sử dụng
phương pháp đặc điểm riêng Theo phương pháp này, khi mua vàng, bạc, đá quý cần có các thông tin như ngày mua, số tiền phải trả, tên người bán, đặc điểm vật chất (kích cỡ, trọng lượng, mẫu mã, màu sắc,
độ tuổi )
- Phương pháp hạch toán: :
+ Đối với các nghiệp vụ tăng vàng, bạc, đá quý, ghi:
No TK 111 (1113): Số vàng bạc đá quý tăng theo giá thực tế Có TK 111 (1111), 112, (1121): Số tiền chỉ mua thực tế Có TK 511: Doanh thu bán hàng thực tế Có TK 144, 138: Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ, cho vay Có TK 411: Nhận góp vốn liên doanh, cấp phát V.V,
+ Đối với các nghiệp vụ giảm vàng, bạc, đá quý:
Nợ các tài khoản liên quan (1111, 1112, 112, 311, 331, 128, 228 ): Giá bán hay giá thanh toán thực tế của vàng, bạc, đá quy
Nợ (hoặc Có TK 412: Phần chênh lệch giữa giá gốc với giá thanh
toán
Có TK 111 (1113): Giá gốc vàng, bạc, đá quý thanh toán
hay nhượng bán
+ Trường hợp xuất vàng, bạc, đá quý để chế tác (hạch toán giống
như xuất nguyên, vật liệu)
2.1.2.4 KẾ toán tiền gửi ngân hàng
a Nguyên tắc kế toán tiền gửi ngân hàng
Theo quy định, mọi khoản tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp phải gửi vào Ngân hàng (hoặc Kho bạc hay Công ty tài chính) Khi cần chỉ tiêu,
doanh nghiệp phải làm thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền Việc hạch
Trang 33vị cấp trên hoặc cấp dưới về các khoản phân phối vốn, chỉ hộ, thu hộ
lẫn nhau, mua bán nội bộ
- Các khoản phải thu khác: Thế chấp, ký quỹ, ký cược, phải thu khác, tạm ứng
2.2.2 Kế toán các khoản phải thu
2.2.2.1 Phải thu ở Hgười mua g Tài khoản hạch toán
Để theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng về tiền bán sản _ phẩm, hàng hóa, cùng cấp lao vụ, địch vụ, tài sản, kế toán sử dụng TK
131 — Phải thu của khách hàng Tài khoản này được theo dõi chỉ tiết theo từng khách hàng, trong đó phân ra khách hàng đúng hạn, khách hàng có vấn đề để có căn cứ xác định mức dự phòng cần lập và biện pháp xử lý Bén No: - Số tiền bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ phải thu ở khách hàng
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
~- Điều chỉnh khoản chênh lệch do tỷ giá ngoại tệ tăng với các khoản phải thu người mua có gốc ngoại tệ
~— Bên Có:
- Số tiền đã thu ở khách hàng (kể cả tiền ứng trước của khách) - Số chiết khấu, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị
trả lại trừ vào nợ phải thu
- Các nghiệp vụ khác làm giảm khoản phải thu ở khách hàng (Chênh lệch giảm tỷ giá, thanh toán bù trừ, xoá số nợ khó đòi không đòi được )
Tài khoản 131 có thể đồng thời vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư
bên Có
Du Nợ: Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu ở khách hàng
Du Cé: Phan anh sé tién người mua đặt trước hoặc trả thừa cho doanh nghiệp
Trang 34b Phương pháp kế toán
a Trường hợp bán hàng thu tiền sau (bán chịu)
Bán hàng thu tiền sau là việc doanh nghiệp sau khi giao hàng cho
_ khách hàng, được khách hàng chấp nhận số hàng đã giao nhưng tiền
hàng chưa thanh toán Theo thoả thuận, doanh nghiệp«chấp nhận cho
người mua thanh toán chậm tiền hàng Vé thực chất, bán hàng thu tiền
sau là việc bán chịu hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ cho người mua Qui trình hạch toán bán hàng thu tiền sau cụ thể như sau:
- Khi giao sản phẩm, hàng hoá cho người mua hay cung cấp các lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, kế toán phản ánh doanh thu được người mua chấp nhận:
* Néu tính thuế theo phương pháp khẩu trừ:
Nợ TK 131 (Chỉ tiết đối tượng): Tổng giá thanh toán Có TK 511: Giá bán chưa thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Nếu tính thuế theo phương pháp trực tiếp hay những mặt hàng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
Nợ TK 131 (Chỉ tiết đối tượng): Tổng giá thanh toán Có TK 511: Tổng giá bán cả thuế
- Các khoản thu nhập thuộc hoạt động tải chính hay hoạt động khác (bán chịu):
* Nếu tính thuế theo phương pháp khẩu trừ:
Nợ TK 131 (chỉ tết đối tượng): Tổng giá thanh toán
Có TK 515, 711, : Tổng giá bán chưa thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp - Nếu tính thuế theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 131 (Chỉ tiết đối tượng): Tổng giá thanh toán
Có TK 515, 711, 121, 221 : Tổng giá thanh toán (cả thuế
Trang 35để hạch toán các khoản tiền gửi là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng
sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chỉ, séc chuyển khoản, séc bảo chỉ ) Hàng ngày, khi nhận
được chứng từ do Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu
với chứng từ gốc kèm theo, Mọi sự chênh lệch phải thông báo kịp thời Nếu cuối tháng vẫn chưa xác định được nguyên nhân thì chuyển vào
bên Nợ TK 1381 hoặc bên Có TK 3381 (lấy số liệu Ngân hàng làm
chuẩn) Sang tháng sau, khi tìm được nguyên nhân sẽ điều chỉnh b Tài khoản hạch toán
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của tiền gửi
Ngân hàng (Kho bạc hay Công ty Tài chính), kế toán sử dụng TK 112 © — “Tiền gửi Ngân hàng” Tài khoản này có thể được mở chỉ tiết theo
từng nơi gửi tiền
Bén No:
- Các khoản tiền gửi vào Ngân hàng
~ Các khoản chênh lệch so với Ngân hàng chưa rõ nguyên nhân
Bên Có: Các khoản tiền rút từ Ngân hàng ra và số chênh lệch so
với Ngân hàng chưa rõ nguyên nhân
Du No: Số tiền hiện còn gửi lại Ngân hàng
TK 112 gềm 3 tài khoản chỉ tiết: + 1121: Tiền Việt Nam
+ 1122: Ngoại tệ
+ 1123: Vàng bạc đá quý
c Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng
Việc hạch toán trên TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng” tiến hành
tương tự như việc hạch toán trên tài khoản 111 “Tiền mặt” Tuy nhiên,
cần lưu ý một vài khác biệt sau:
- Số lợi tức về tiền gửi được hưởng
Nợ TK liên quan (111, 1 12) Cé TK 515
Trang 36- Số chênh lệch so với số liệu của Ngân hàng đến cuối tháng chưa xác định được nguyên nhân
+ Nếu số liệu Ngân hàng lớn hơn số liệu của kế toán: Nợ TK 112 Có TK 338 (3381) Sang tháng sau, khi đã xác định được nguyên nhân, tùy theo từng trường hợp ghi: Nợ TK 3381: Số chênh lệch được xử lý
Có TK 112: Nếu do Ngân hàng ghi nhằm
_ Có các TK liên quan (511, 131, 515, 711): Nếu đo kế toán ghi thiêu + Nếu số liệu Ngân hàng nhỏ hơn số liệu kế toán, ghỉ số chênh lệch: Nợ TK 138 (1381) Có TK 112
- Khi xác định được nguyên nhân:
Nợ TK 112: Nếu do Ngân hàng ghi thiếu
Nợ các TK liên quan (511, 515, 711, 331): Nếu do kế toán doanh
nghiệp ghi thừa
Có TK 138 (1381): Xứ lý số chênh lệch 2.1.2.5 KẾ toán tiền đang chuyển
a Nội dung tiền đang chuyển
Trang 37- Thu tiền mặt, séc, ngân phiếu nộp thắng cho Ngân hàng
- Chuyên tiền qua Bưu điện để cho Ngân hàng hay các đối tượng
khác
- Thu tiền hàng nộp thuế ngay cho Kho bạc Nhà nước, không nhập
quỹ (giao tay ba giữa doanh nghiệp, người mua và kho bạc) b Phương pháp kế toán tiền đang chuyển
Tài khoản hạch toán
Các khoản tiền đang chuyển được theo dõi trên tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”
Bên Nợ: Các khoản tiền đang chuyển tăng thêm trong kỳ Bên Có: Số tiền đang: chuyển đã đến tay đối tượng được hưởng Dự Nợ: Số tiền đang chuyển (còn trong thời gian làm thủ tục) TK 113 gồm 2 tiểu khoản:
+ 1131: Tiền Việt Nam
+ 1132: Ngoại tệ
Phương pháp kế toán tiền đang chuyển
* Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt, bằng séc không nhập quỹ mà nộp thắng vào Ngân hàng, chưa nhận được báo Có
Nợ TK 113: Tổng số tiền đang chuyển
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- Thu tiền nợ, tiền ứng trước của người mua bằng tiền mặt, bằng
séc không nhập quỹ mà nộp thắng vào Ngân hàng chưa nhận được báo Có
Nợ TK 113: Tổng số tiền đang chuyển
Có TK 131: Thu nợ người mua hoặc tiền tạm ứng trước
- Xuất tiền mặt gửi vào Ngân hàng hay chuyển qua điện nhưng
chưa nhận được giấy báo của Ngân hàng hay người được hưởng
Nợ TK 113 Có TK 111
Trang 38- Chuyên tiền từ tài khoản tiền gửi Ngân hàng đến cho đối tượng
khác nhưng chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê của Ngân hàng No TK 1113
Có TK 112
- Nhận được giấy báo của Ngân hàng, của Bưu điện số tiền đang chuyên trong kỳ:
Nợ TK 112: Chuyển vào TK tiền gửi tại Ngân hàng
Nợ TK 331: Thanh toán hoạc đặt trước cho người cung cấp
Nợ TK 311, 315: Thanh toán tiền vay, nợ
Có TK 113: Số tiền đang chuyển đã đến tay người nhận
9.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
2.2.1 Nội dung các khoản phải thu
Công nợ phải thu là các khoản tiền và tài sản doanh nghiệp có
quyển thu hdi từ phía khách hàng, từ các đơn vị nội bộ, các khoản tạm
ứng từ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ và các khoản phải thu khác
- Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng:
Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, địch vụ ra bên ngoài Khi khách hàng chấp
nhận mua, chấp nhận thanh toán khối lượng hàng hoá mà doanh
nghiệp đã chuyển giao hoặc doanh nghiệp đặt trước tiền hàng cho
doanh nghiệp sẽ phát sinh quan hệ thanh toán này Như vậy thuộc quan hệ thanh toán này bao gồm quan hệ thanh toán với người mua, quan hệ thanh toán với người đặt hàng
- Quan hệ thanh toán nội bộ là mỗi quan hệ thanh toán phát sinh trong nội bộ đoanh nghiệp Thuộc quan hệ này bao gồm quan hệ thanh toán nội bộ giữa doanh nghiệp với công nhân viên chức (thanh toán
lương, thưởng, các công cụ, đồ dùng khoản phụ cấp, tạm ứng bởi
Trang 39ợ Trường hợp khách hàng được hưởng chiết khẩu thanh toán, số chiệt khẩu đã chấp thuận cho khách hàng được trừ vào sô nợ phải thu,
kể toán ghi:
Nợ TK 635: Chiết khu thanh toán Nợ 111, 112: Số tiền thực thu
Có 131: Tổng số tiền người mua nợ
Trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu
thương mại dành cho người mua, châp nhận cho người mua trừ vào nợ phải thu:
- Nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khẩu trừ:
Nợ TK 532, 321 521: Số giảm trừ cho khách hàng được hưởng
thuộc hoạt động SXKD (không có thuê GTGT)
Nợ TK 711: Số giảm trừ cho khách hàng thuộc hoạt động tài chính và hoạt động khác (không có thuê GTGT)
; Nợ TK 3331 (33311): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tính theo số giảm trừ khách hàng được hưởng
¬ Có TK 131: Tổng số giảm giá chấp nhận cho người mua trừ vào số tiên phải thu ở người mua (cả thuê GTGT)
- Nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay những mặt hàng không chịu thuê GTGT
Nợ TK 532, 531, 321: Số giảm trừ cho khách hàng được hưởng thuộc hoạt động SXKD (theo tông giá thanh toán)
Nợ TK 711: Số giảm trừ cho khách hàng thuộc hoạt động tai
chính và hoạt động khác
CóTK 131: Tổng số giảm giá chấp nhận cho người mua trừ
vào số tiền phải thu ở người mua (theo tơng giá thanh tốn ) - Phan ánh số tiên khách hàng đã thanh toán trong ky:
Nợ TK 111: Số nợ đã thu bằng tiền mặt
Nợ TK 112: Số nợ đã thu bằng chuyên khoản Nợ TK 113: Số nợ đã thu đang chuyển
Có TK 131: Số nợ đã thu từ khách hàng
Trang 40- Số tiền thanh toán bù trừ với những khách hàng vừa là con nợ
vừa là chủ nợ sau khi hai bên đã lập bảng thanh toán bù trừ:
Nợ TK 331 (Chi tiết đối tượng)
Có TK 131 (Chỉ tiết đối tượng)
Trường hợp khách hàng thanh toán bằng vật tư, hàng hoá:
b Nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khẩu trừ:
Nợ TK liên quan (151, 152, 153 ): Giá thanh toán chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131: Tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT)
e Nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc những mặt hàng không chịu thuế GTGT
Nợ TK liên quan (151, 152, 153 ): Tổng giá thanh toán có thuế
GTGT
Có TK 131: Tổng giá thanh toán cả thuế GTGT d Trường hợp người mua đặt trước tiền hàng
Căn cứ vào hợp đồng ký kết, doanh nghiệp yêu cầu người mua phải đặt trước tiền hàng rồi mới cung cấp hàng hoá Số tiền này không phải là tiền ký quỹ Khi giao hàng cho người mua, số tiền đặt trước này sẽ được trừ vào số tiên hàng mà người mua phải trả Trường hợp, số tiên ứng trước (đặt trước) của người mua nhỏ hơn số tiên hàng đã giao,
người mua phải thanh toán bổ sung số thiếu Ngược lại, nếu số hàng
giao không đủ, doanh nghiệp phải trả lại tiền thừa cho người mua Trình tự hạch toán như sau:
- Khi nhận tiền đặt trước của người mua:
Nợ TK 111, 112: Số tiền hàng người mua đặt trước Có TK 131: (Chỉ tiết đối tượng)
- Khi giao hàng cho khách hàng có tiền ứng trước:
No TK 131 (Chỉ tiết đối tượng)