1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

EU “sờ gáy” website thương mại điện tử pdf

3 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 130,83 KB

Nội dung

EU “sờ gáy” website thương mại điện tử Sờ đâu cũng vi phạm Có một điều đáng buồn là những vi phạm này lại đặc biệt tập trung tại những địa chỉ chuyên bán hàng điện tử tiêu dùng. Có tới 203 trong tổng số 369 website đang bán 6 mặt hàng phổ thông nhất bao gồm máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động, máy nghe nhạc cá nhân, đầu đĩa DVD, thiết bị máy tính và máy chơi game cầm tay… đang vi phạm nghiêm trọng luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của châu Âu như cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ không rõ ràng, có tính “bẫy’ người mua nhưng phổ biến nhất vẫn là việc họ cố tình lờ đi điều khoản quan trọng “người mua hàng qua mạng Internet có quyền được trả lại sản phẩm trong vòng 7 ngày mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào”. Bà Meglena Kuneva – Cao ủy liên minh châu Âu về bảo vệ người tiêu dùng cho biết: “Chúng tôi đã nhận được một khối lượng lớn những lời phàn nàn từ phía người tiêu dùng và nhận thấy đây là một vấn nạn thực sự của lĩnh vực thương mại điện tử ở châu Âu”. Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng khẳng định các website vi phạm này sẽ bị phạt và mức phạt sẽ tăng lên cao gấp nhiều lần nếu vẫn cố tình vi phạm. “Thật khó chấp nhận thực tế rằng hơn một nửa số website đang bán hàng điện tử đang khiến người tiêu dùng của chúng ta thất vọng”, bà Kuneva nói, “châu Âu cần phải có một giải pháp và người dân châu Âu cần phải được phục vụ tốt hơn”. Các cuộc điều tra, khảo sát của châu Âu trong lĩnh vực này đã được tiến hành từ hồi tháng 5/2009. Kết quả là có đến 55% số website đang thực hiện các phương thức kinh doanh “không bình thường”, 66% không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin không rõ ràng, chính xác dẫn đến việc người mua hiểu lầm và gánh chịu thiệt thòi trong các thương vụ mua bán. Chưa hết, các website này còn cố tình lờ đi điều khoản người mua có quyền được trả lại hàng trong 7 ngày mà không cần lý do. Nhiều người tiêu dùng còn cho biết, các nhà bán hàng này chỉ đồng ý bảo hành và thay thế nếu sản phẩm bị lỗi trong thời hạn một năm thay vì 2 năm như quy định. Khoảng 45% số website không cung cấp hoặc khó tìm thông tin về việc khách hàng phải chi trả thêm các khoản phụ phí như vận chuyển, giao hàng; 33% không có thông tin về nhà bán hàng, địa chỉ, email hoặc các thông tin liên lạc chi tiết. Tất cả những website của Cyprus và Hungary đều “có vấn đề” và cần phải được điều tra kỹ lưỡng hơn nữa. Tại Anh, 6 trong số 14 website đang hoạt động không đúng quy định. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có 3 quốc gia là Iceland, Na-uy và Latvia đã công bố danh những website vi phạm và sẽ bị điều tra thêm. Nhưng vẫn đầy tiềm năng phát triển Các cuộc điều tra và khảo sát này cũng cho thấy có ít nhất ¼ số người tiêu dùng châu Âu đã từng mua sản phẩm điện tử từ các địa chỉ trên mạng Internet và thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử của họ phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Số liệu của Ủy ban liên minh châu Âu cho biết giá trị của thị trường này trên toàn lãnh thổ EU đã đạt khoảng 6,8 tỷ euro. Tuy vậy, 34% số người đã từng mua hàng qua mạng tỏ ra không hề hài lòng với dịch vụ này và thậm chí không có ý định “quay lại” đó một lần nữa. David Smith, Tổng giám đốc điều hành của IMRG, hãng bán lẻ trực tuyến nổi tiếng ở Anh cho rằng: “Sự thất vọng này là kết quả của việc không ít công ty thương mại điện tử đã không thực thi cả những tiêu chuẩn cơ bản nhất”. Cách đây mấy tháng, hãng nghiên cứu thị trường Forrester Research đã công bố một kết quả nghiên cứu độc lập của họ cho biết từ nay đến năm 2011, thương mại điện tử ở châu Âu sẽ tiếp tục đạt được những thành công rực rỡ với doanh thu 263 tỉ euro nhờ sự tăng cao về số lượng khách hàng và sự thay đổi của các loại hình dịch vụ. Theo đó sẽ có 10 triệu khách hàng mua bán trực tuyến ở châu Âu chi trung bình khoảng 1.000 euro/khách và doanh thu của ngành này sẽ vượt ngưỡng 100 tỉ euro. Sự tăng trưởng này sẽ không bị chậm lại từ nay đến năm 2011. Trong thời gian này, doanh thu từ mua bán trực tuyến ở châu Âu có thể tăng hơn gấp đôi, đạt mức 263 tỉ euro. Số lượng khách hàng mua bán trực tuyến ở châu Âu sẽ vượt mức 174 triệu . EU “sờ gáy” website thương mại điện tử Sờ đâu cũng vi phạm Có một điều đáng buồn là những. dùng châu Âu đã từng mua sản phẩm điện tử từ các địa chỉ trên mạng Internet và thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử của họ phát triển khá mạnh trong

Ngày đăng: 15/03/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w