Đòihỏitínhchuyênnghiệpcaohơn
Đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh và áp dụng Thông tư 09 gồm thương
nhân sử dụng trang web để bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân) ;
tổ chức, cá nhân giao dịch trên trang web TMĐT (khách hàng) và tổ chức,
cá nhân sở hữu trang web đó. Trọng tâm của thông tư là cân bằng quyền lợi
và trách nhiệm của người mua và người bán hàng trên mạng vốn khác biệt
rất nhiều so với các phương thức giao dịch truyền thống.
Mua - bán phải chuyênnghiệphơn
Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và
Công nghệ thông tin (TMĐT&CNTT) thuộc Bộ Công thương, cách đây 10
năm Internet còn ở bước chập chững, các doanh nghiệp phát triển dịch vụ ào
ạt để tận dụng cơ hội cung cấp thông tin và mua bán trên mạng. Nhưng hiện
nay, sự bùng phát thông tin đã dẫn đến nhu cầu chọn lựa và sàng lọc. Điều
này đặt ra vấn đề phải đối phó với sự tràn ngập thông tin, đặt pháp luật trước
thách thức là phải làm sao xử lý có hiệu quả và chuẩn xác các hoạt động
kinh doanh trên môi trường Internet.
Theo ông Hưng, hiện có 38% doanh nghiệp đã xây dựng trang web, và
người ta dự báo chỉ mất khoảng ba năm thì con số này sẽ tăng gấp đôi
(khoảng 70-80%). Trước số lượng trang web bùng phát như vậy, người tiêu
dùng khi mua bán phải dựa trên những tiêu chí nào để bảo vệ mình ? Vì thế,
Thông tư 09 buộc phải điều chỉnh hành vi trong hoạt động TMĐT sao cho
phù hợp với môi trường thương mại quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.
Vấn đề làm bà Lại Việt Anh, Trưởng phòng Pháp chế, Cục TMĐT&CNTT,
băn khoăn là làm sao để triển khai thông tư mà không gây cản trở cho doanh
nghiệp trong việc phát triển kinh doanh đồng thời cũng bảo vệ người tiêu
dùng vốn gặp nhiều bất lợi với mô hình kinh doanh này. Trong giao dịch
điện tử, người mua luôn phải tuân theo các hợp đồng mà họ hoàn toàn không
có quyền thương lượng. Điều này, cùng với việc thiếu thông tin minh bạch
khiến khách hàng lo ngại, dẫn đến thiếu niềm tin đối với TMĐT. Thông tư
09 là sự nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
kinh doanh lành mạnh trên môi trường Internet, tạo chất xúc tác quan trọng
cho cộng đồng doanh nghiệp và người mua.
Thách thức lớn nhất là làm sao cân bằng lợi ích của các bên tham gia giao
dịch. Thực tế cho thấy, việc người Việt Nam chưa tự tin trong giao dịch điện
tử có nhiều nguyên nhân, không chỉ là thói quen hay tâm lý, mà còn là
doanh nghiệp cũng chưa tạo được niềm tin cho người sử dụng. Giao dịch
truyền thống được xem là bất bình đẳng giữa nhà cung cấp và người tiêu
dùng, thì trong môi trường TMĐT điều đó còn thể hiện rõ hơn. “Điều này
cho thấy để TMĐT phát triển, cần có tínhchuyênnghiệpcaohơn nơi người
mua và người bán,” bà Việt Anh nói.
Điều chỉnh như thế nào?
Hiện nay, trên các trang web TMĐT, doanh nghiệp là người đưa ra các sản
phẩm và quy định tiêu chuẩn đối với người tiêu dùng. Vì thế, doanh nghiệp
phải có nghĩa vụ về hoạt động của mình. Các thông tin cơ bản nhất theo
Thông tư 09 thì doanh nghiệp phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin
cụ thể về doanh nghiệp, tạo những điều khoản ràng buộc và minh bạch cũng
như cơ chế giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng
. Đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn
Đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh và áp dụng Thông tư. môi trường TMĐT điều đó còn thể hiện rõ hơn. “Điều này
cho thấy để TMĐT phát triển, cần có tính chuyên nghiệp cao hơn nơi người
mua và người bán,” bà Việt