1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Vai trò quản lý nhà nước trong các tình huống bất thường ppt

17 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 271,36 KB

Nội dung

Khoa học pháp Vai trò quản nhà nước trong các tình huống bất thường Ảnh chụp trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội, tháng 11/2008 khi trận lụt lịch sử diễn ra. Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt. Trong khi các đại biểu Quốc hội đang tập trung thảo luận về hàng loạt vấn đề quốc kế dân sinh, thì ở bên ngoài, những cơn mưa trái mùa nhưng với cường suất đặc biệt lớn đã nhấn chìm nhiều làng mạc, phố phường Thủ đô trong biển nước mênh mông. Có thể thấy, cả Thủ đô Hà Nội nóng lên bởi những hiện tượng bất thường, đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ và bộ máy chính quyền Thủ đô phải gồng lên để giải quyết. Dĩ nhiên, kết quả như thế nào: tốt, nhanh chóng, hiệu quả hay ngược lại đều phụ thuộc vào các biện pháp mà Chính phủ và chính quyền Hà Nội đưa ra. Chúng tôi xin được sử dụng tình huống này như một đường link để bàn về một vấn đề luận khá trừu tượng, là vai trò nhà nước trong quản xã hội khi có tình huống bất thường. 1. Chức năng và vai trò của người “nhạc trưởng” Trong đời sống hiện thực, để duy trì sự sống với tính cách là nhân loại, con người phải tiến hành các hoạt động để tạo ra của cải nhằm nuôi sống mình và duy trì sự tồn tại của xã hội. Hoạt động sáng tạo ra lịch sử đầu tiên của con người trong chinh phục tự nhiên, cải tạo và chiếm lấy thế giới thông qua lao động sản xuất của cải vật chất để nuôi sống chính mình là hoạt động mang tính xã hội. Để chinh phục tự nhiên, con người phải quan hệ và hợp sức với nhau. Chính hoạt động lao động làm chung đó đã làm cho lao động của con người mang tính xã hội và đã khách quan làm nảy sinh nhu cầu tổ chức, kiểm tra, điều hoà, phối hợp các hoạt động - những công việc thuộc về chức năng xã hội của một hoạt động đặc thù được định danh là quản lý. Khi xã hội loài người xuất hiện giai cấp, nhà nước thì những chức năng xã hội ấy khách quan thuộc về nhà nước. Khảo cứu lịch sử nhân loại kể từ khi xuất hiện nhà nước đến nay cho thấy, quản các mặt hoạt động của đời sống xã hội luôn là chức năng của nhà nước. Chức năng đó không ai có thể thay thế được và vai trò đó ngày càng được đề cao cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động và của tiến bộ xã hội. Như thế, tính chất xã hội của lao động chính là nhân tố quy định tính tất yếu cũng như sự tăng lên của vai trò đó. Khi phân tích quá trình sản xuất của tư bản, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (1). Điều đó có nghĩa là, tính chất xã hội của lao động đòi hỏi phải có sự quản với tính chất là một chức năng xã hội - chức năng của người người nhạc trưởng để điều khiển các quá trình xã hội làm cho các quá trình đó diễn ra bình thường, trôi chảy, nếu không sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn. ở cấp vĩ mô, người “nhạc trưởng” đó không ai khác ngoài nhà nước. Đến lượt mình, khi đã tồn tại với tính cách là người nhạc trưởng, nhà nước phải thực hiện các chức năng cơ bản là người dự đoán, tiến hành kế hoạch hoá, tổ chức, điều hoà, phối hợp hoạt động, kiểm tra để cho mọi hoạt động của xã hội diễn ra bình thường, trôi chảy. Trong điều kiện các mặt hoạt động của đời sống xã hội không có những biến động lớn xảy ra, nhà nước đã có vai trò hết sức to lớn và quan trọng. Còn trong trường hợp đời sống xã hội có những biến cố do những tác động từ các yếu tố tự nhiên hoặc các yếu tố xã hội, nghĩa là trong điều kiện xã hội có những tình huống bất thường, vai trò hết sức to lớn và quan trọng đó sẽ phải được đặt ở vị trí có tầm quan trọng đặc biệt và phải được đề cao hơn rất nhiều, thậm chí là nhân tố không thể thay thế. Điều này không chỉ đúng với nhà nước xã hội chủ nghĩa mà đúng với mọi nhà nước nói chung. 2. Tính chất đặc biệt về vai trò quản xã hội của Nhà nước trong tình huống bất thường Vấn đề đặt ra là, vai trò đặc biệt của người “nhạc trưởng” trong các tình huống bất thường được thể hiện như thế nào? Tính chất “đặc biệt” về vai trò quản xã hội của nhà nước trong tình huống bất thường bị quy định bởi tính chất “đặc biệt” của các vấn đề xã hội trong tình huống bất thường. Đến lượt nó, tính chất “đặc biệt” của các vấn đề xã hội trong tình huống bất thường lại bị quy định bởi những diễn biến hết sức mau lẹ của chính các tình huống bất thường. Cho dù nguyên nhân dẫn đến xảy ra các tình huống bất thường là gì, do các yếu tố tự nhiên hay các yếu tố xã hội làm nảy sinh, thì tất cả cũng đều có chung đặc điểm là tình huống thường diễn biến hết sức mau lẹ, biến hoá nhanh chóng và phức tạp (tính chất đặc biệt này có nét tương đồng với tình huống của khởi nghĩa vũ trang trong chiến tranh cách mạng). Ví dụ tình huống bạo loạn ở Tây Nguyên đầu năm 2001 và 2004, hoặc tình huống mưa lụt ở Hà Nội cuối tháng 10 đầu tháng 11/2008. Vụ bạo động ở Tây Nguyên năm 2004 bắt đầu từ những khiếu kiện về đất đai, các thế lực thù địch lập tức lợi dụng, biến vấn đề thuần kinh tế - xã hội thành vấn đề chính trị. Chúng kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin, non nớt về chính trị biểu tình đòi trả lại đất cho người Thượng và đòi lập cái gọi là nhà nước Đềga tự trị. Các thế lực từ bên ngoài thò bàn tay phá hoại vào… làm cho tình hình trở nên hết sức nóng bỏng. Còn với tình huống mưa lụt ở Hà Nội tháng 11/2008. Mưa lớn trái mùa đã là một tình huống bất thường, công tác chuẩn bị thích ứng với mưa lũ chưa được chuẩn bị, hệ quả là, mưa dài và lớn liên tục, nước lũ lên cao, xuất hiện những vụ tai nạn gây chết người, điện bị cắt, người dân không được cung cấp đầy đủ thông tin, xuất hiện những tin đồn thất thiệt về phân lũ, kẻ xấu lợi dụng cơ hội ấy để trục lợi, đầu cơ đẩy giá lưng thực, thực phẩm và các loại dịch vụ lên cao; tiếp đến là tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xuất hiện…). Tất cả những tình huống đó dường như không tuân theo một quy luật nhất định, lại diễn biến nhanh, hết sức đột xuất, hết sức bất ngờ, hết sức khẩn cấp không hề nằm trong một sự dự liệu nào. Quản xã hội trong các tình huống đó phải rất khác với tình huống bình thường. Một mặt, phải rất bình tĩnh. mặt khác, hành động phải quyết đoán, mau lẹ nhưng sáng suốt và chính xác, nếu không dễ gây hoảng loạn trong dân chúng. Việc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Đông ra thông báo về di chuyển các hộ dân sống ven sông Nhuệ và sông La Khê trong vụ mưa lụt ở Hà Nội năm 2008, đã bị hiểu nhầm sang thông báo phân lũ, là một ví dụ. Thực tế đó đòi hỏi sự quản của Nhà nước đối với đời sống xã hội với tính cách là người “nhạc trưởng” trong tình huống bất thường cũng phải mang và phải thể hiện được tính chất “bất thường”. Hành động và nội dung của những quyết định quản được hiểu là phải mang tính “bất thường”, khác với những quyết định mang tính thường xuyên, truyền thống, chính tắc (cái được áp dụng cho tình huống bình thường) bằng những quyết định mang những nội dung, biện pháp phi thường xuyên, phi truyền thống, phi chính tắc. Dĩ nhiên, những cái “phi” đó không vượt khỏi giới hạn thẩm quyền cho phép của người đứng đầu Nhà nước, đứng đầu Chính phủ, đứng đầu cácquan nhà nước và chính quyền các địa phương, đồng thời nó đòi hỏi các cấp thuộc quyền, đòi hỏi người dân - với tính cách là những đối tượng quản - phải thực hiện nghiêm túc, phải tuân thủ triệt để những quyết định của người “nhạc trưởng” nhưng với một tinh thần sáng tạo, không máy móc. ở trong trường hợp này, mọi sự chần chừ của cả chủ thể và đối tượng quản đều là hành động nguy hiểm. Vấn đề được đề cập ở đây không chỉ ở những nội dung thuộc các quyết định quản lý, mà cả ở quy trình ra quyết định quản lý. Trong trường hợp này, quy trình ra các quyết định quản trong các tình huống bất thường giống như trường hợp các quyết định của người chỉ huy các đơn vị quân đội trong tình huống chiến đấu mau lẹ mà không có thời gian để họp cấp uỷ, thống nhất các chủ trương biện pháp lãnh đạo chỉ huy. Khi đó, bao giờ người chỉ huy cũng phải tự chịu trách nhiệm, tự quyết định lấy vấn đề thuộc thẩm quyền trách nhiệm của mình, ra các mệnh lệnh một cách quyết đoán, mau lẹ và hết sức chính xác để xử các tình huống chiến đấu, nếu không sẽ bị đối phương tiêu diệt. 3. Nội dung quản xã hội của Nhà nước phản ánh tính chất đặc biệt về vai trò của Nhà nước trong quản các vấn đề xã hội trong tình huống bất thường 3.1. Cơ sở của việc xác định những nội dung hoạt động quản của Nhà nước trong các tình huống bất thường. Trong tình huống bình thường, nội dung quản của Nhà nước đối với đời sống xã hội dựa trên những quy luật vận động của xã hội trong các lĩnh vực cụ thể: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Xét về bản chất, cái được tạo thành quy luật không gì khác là tính lặp lại của những vận động xã hội thông qua vô số các hiện tượng xã hội được coi là sự hợp đã tồn tại và có tác dụng thúc đẩy các mặt của đời sống xã hội trong sự vận động vừa tuần tự và có bước nhảy vọt khiến xã hội không ngừng tiến lên. Do đó, quản xã hội trong tình huống bình thường chính là việc Nhà nước phải hành động sao cho các mặt hoạt động của xã hội trong sự vận động và biến đổi theo hướng tiến lên. Khi xuất hiện tình huống bất thường, tức là những sự việc gây đảo lộn xã hội xuất hiện trái với các quy luật đã chi phối tất yếu thực tiễn cuộc sống, hoạt động quản xã hội của Nhà nước đòi hỏi phải có các quyết định quản giúp cho xã hội triệt tiêu được các hiện tượng không bình thường, để mọi hoạt động của xã hội trở lại thành bình thường. Có thể hiểu, các quyết định quản (thực chất là các nội dung, biện pháp trong các quyết định đó) của Nhà nước đưa ra nhằm mục đích đưa các hoạt động của xã hội trở lại trạng thái bình thường là phải làm ngược lại (trái) với những cái gọi là quy luật vốn có, trái với cái thường xuyên, trái với những quy tắc thông thường. Như khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động vào Việt Nam, làm cho thực trạng nền kinh tế nước ta xuất hiện những đảo lộn: lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn xuất hiện, giá cả tăng, sản xuất của nhiều cơ sở bị đình đốn… Nhà nước đã đưa ra chủ trương tổng thể: kiềm chế lạm phát, điều chỉnh chỉ tiêu mức tăng trưởng của nền kinh tế từ 8,5% xuống mức 7 - 7,5%, phấn đấu ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững. Thực hiện chủ trương đó, một quyết định quản khác với lúc bình thường đã được ban hành. Đó là biện pháp thắt chặt tiền tệ được áp dụng. Nghĩa là việc bơm tiền vào lưu thông theo quy luật về số tiền cần thiết cho lưu thông đã không được thực hiện như công thức đã có. Trong trường hợp lạm phát đã tăng cao, nếu tiếp tục duy trì mức cung tiền mặt theo quy luật trên tất sẽ đẩy lạm phát tiếp tục leo thang. Do đó, biện pháp thắt chặt tiền tệ là cần thiết. Nhà nước buộc các ngân hàng tăng dự trữ bắt buộc. Bản thân các ngân hàng lâm vào tình trạng khan hiếm tiền, buộc phải tăng lãi suất huy động và tăng lãi suất tiền vay. Tình trạng khan kiếm tiền vốn của các doanh nghiệp xuất hiện, nhiều doanh nghiệp không vay được vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh vì với mức lãi suất cao không thể trang trải được các khoản nợ (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) … Cách giải quyết vấn đề như vậy không phải là phù hợp trong tình huống bình thường, nhưng trong khủng hoảng, đó là việc làm bắt buộc và đúng đắn. Thực tiễn cho thấy, biện pháp quản “bất bình thường” này đã phát huy tác dụng. Tình hình kinh tế - xã hội từ tháng 8/2008 và 6 tháng đầu năm 2009 đang có dấu hiệu phục hồi và đạt được những kết quả tích cực. Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao, nông nghiệp được mùa, giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao, cân đối vĩ mô cơ bản được đảm bảo, tốc độ tăng giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tăng cao, đầu tư gián tiếp (ODA) vẫn được duy trì; lĩnh vực xã hội đạt được những kết quả quan trọng. Và thực tế đến nay cho thấy, tình huống bình thường đã dần trở lại đối với nền kinh tế. Một loạt quyết định quản khác trong tình huống bình thường đã được ban hành thay cho những quyết định trong tình huống bất thường. Nhà nước tăng biên độ giao dịch giữa VND và USD, giảm mức tiền dự trữ bắt buộc, giảm mức lãi suất cơ bản… nghĩa là, những quyết định quản trong tình huống bình thường dần được khôi phục. Hay như trong việc xử các tình huống úng ngập vừa qua tại Thủ đô Hà Nội, Chính quyền thành phố đã huy động nhiều xe của Cảnh sát cơ động, của Sở Giao thông vận tải trung chuyển người dân qua các đoạn úng ngập đưa đến nơi cao, khô ráo để giúp người dân thực hiện các hoạt động bình thường, không để tình trạng ngập lụt gây trở ngại. Chính quyền thành phố cũng ra lệnh ngừng mọi cuộc họp không cấp thiết để cán bộ sở, ban, ngành bám dân, giải quyết úng lụt; ra lệnh tập trung mọi khả năng tiêu úng cho nội đô, không bơm tiêu úng vào hệ thống sông Đáy, sông Nhuệ khi lưu vực của hai hệ thống sông này cũng chiếm đại bộ phận diện tích ngập úng của các vùng ngoại thành… Những việc [...]...làm rất khác thường so với tình huống bình thường, nhưng không thể khác 3.2 Những nội dung chủ yếu trong hoạt động quản xã hội của Nhà nước thể hiện trên thực tế về vai trò Nhà nước trong việc quản xã hội trong các tình huống bất thường do tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội Hoạt động quản xã hội của Nhà nước có nội dung rộng lớn Tuy nhiên, bám sát chức năng quản nhà nước là tổ chức,... các hoạt động quản xã hội của nhà nước khi xử các tình huống bất thường do tác động từ các yếu tố xã hội khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với xử các tình huống bất thường do tác động từ các yếu tố tự nhiên gây ra, mặc dù giữa hai tình huống đó đều có những nét chung giống nhau nhất định - Tình huống bất thường xảy ra do tác động của những yếu tố tự nhiên Tình huống bất thường xảy ra do... bình thường, hoạt động quản của Nhà nước phải mang tính bất bình thường V.I.Lênin đã giúp chúng ta có một tư duy biện chứng để nhận thức về vai trò của Nhà nước trong việc quản xã hội trong tình huống bất thường do tác động của những yếu tố tự nhiên và xã hội, đó là khi sự vật bị đẩy quá giới hạn của nó thì sẽ trở thành phi (2) Tình huống bất thườngtình huống bình thường bị con người hoặc... hiện vai trò của Nhà nước trong quản xã hội khi có tình huống bất thường do tác động của những yếu tố tự nhiên và xã hội, có thể khái quát lại thành một định đề mang tính nguyên tắc, hay một vấn đề mang tính quy luật đối với bất kỳ một nhà nước nào cũng cần phải tuân theo khi có tình huống bất thường xảy ra, đó là, muốn cho đời sống xã hội trong tình huống bất thường trở lại tình huống bình thường, ... Nhóm vấn đề tổ chức bộ máy quản lý: Trong tình huống bất thường, Nhà nước cần thành lập các Uỷ ban nhà nước và Uỷ ban các địa phương chuyên trách giúp Nhà nước kiểm tra và xử tại chỗ các vấn đề cụ thể Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam cho thấy, khi có tình huống bất thường, người ta lập ra các uỷ ban: Uỷ ban về tình trạng khẩn cấp (nếu mức độ vấn đề cần đến mức phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp), ủy... bình thường như trước khi nó xảy ra, làm cho các hoạt động của đời sống xã hội bình thường trở lại Như vậy, chúng ta có thể xem xét cụ thể hơn về cách xử của Nhà nước trong quản xã hội khi có tình huống bất thường xảy ra do tác động của những yếu tố tự nhiên và tình huống bất thường xảy ra do tác động của những yếu tố xã hội Trước hết, cần lưu ý rằng, trong các trường hợp bất thường nảy sinh, các. .. huống bất thường, Nhà nước nêu gương, biểu dương những hành động tích cực vì cộng đồng, kêu gọi phát triển các biểu hiện đoàn kết giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, gửi thư động viên thăm hỏi, hoặc trực tiếp đến thăm hỏi các gia đình gặp nạn… 4 Một số nội dung khi hiện thực hoá vai trò của Nhà nước trong quản xã hội đối với các tình huống bất thường Những việc làm cụ thể trên đây của Nhà nước biểu hiện vai. .. có tình Rõ ràng, cách ứng xử của Nhà nước với các tình huống bất thường do tác động từ các yếu tố xã hội phức tạp hơn nhiều so với tình huống bất thường do tác động từ các yếu tố tự nhiên, nó đòi hỏi ở những người thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng quản xã hội với một tinh thần trách nhiệm chính trị cao, một thái độ kiên quyết, nhưng với một cách làm hết sức mềm dẻo và khôn khéo - một cách... giới hạn trở thành không bình thường Về mặt phương pháp luận, giải quyết “cái phi , biến cái bất hợp trở thành “cái có , tất cũng phải tuân theo tính quy định này Với cách đặt vấn đề như vậy, Nhà nước, với chức năng quản được xã hội giao phó, bằng việc làm cụ thể vừa là biểu hiện trên thực tế vai trò quản các hoạt động xã hội của mình, vừa làm cho những cái bất thường đang tồn tại phải thay... bộ máy quản lý; - Nhóm vấn đề thuộc về việc xác định các chính sách kinh tế - xã hội để điều chỉnh các hoạt động của đời sống xã hội; - Nhóm vấn đề thuộc về việc xác định các định chế điều chỉnh các hoạt động của tổ chức và cá nhân trong xã hội; - Nhóm vấn đề thuộc về việc xác định các biện pháp động viên giáo dục;… Đem các vấn đề nói trên áp vào việc quản xã hội trong các tình huống bất thường, . những nội dung hoạt động quản lý của Nhà nước trong các tình huống bất thường. Trong tình huống bình thường, nội dung quản lý của Nhà nước đối với đời sống. động quản lý xã hội của Nhà nước thể hiện trên thực tế về vai trò Nhà nước trong việc quản lý xã hội trong các tình huống bất thường do tác động của các

Ngày đăng: 15/03/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w