DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI.
1 - HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY.
Như chúng ta đã biết ở trên với một thành tích và bề dày phát triển của công ty có hơn 100 năm hoạt động sản xuất và cung ứng nước sạch, cho đến nay mạng lưới đường ống truyền dẫn và phân phối đã cũ nát, lạc hậu (đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra sự thất thoát trong quá trình vận chuyển nước đến với khách hàng) trong khi nhu cầu về nước sạch của nhân dân là không ngừng tăng lên. Do hạ tầng xuống cấp cho nên áp lực nước không thể đưa nước tới các khu vực xa nên xảy ra tình trạng thiếu nước vì vậy ở nhiều nơi dân đã tự ý đục phá trộm đường ống để lấy nước. Hiện tượng đó đã làm tăng tỉ lệ thất thoát của công ty rất nhiều. Thất thoát do kỹ thuật qua các điểm vỡ, rò rỉ trên mạng, cũng như trong các nhà máy, phần này chiếm khoảng 42% tổng lượng nước thất thoát, thất thu (theo báo cáo tháng 6/2004) đây là vấn đề nan giải và bức xúc của Công ty KDNS Hà nội.
+ Thất thoát do khách hàng dùng nước của công ty không trả tiền và do việc sử dụng nước của khách hàng vượt quá mức so với giá khoán của công ty, phần này chiếm khoảng 20,5% tổng lượng nước thất thoát, thất thu.
+ Tỷ lệ thất thu 20,5 % do các nguyên nhân về quản lý, chủ yếu tập trung vào khối các khách hàng tư nhân dùng nước sinh hoạt. Các nguyên nhân chính thuộc lĩnh vực quản lý gây ra tình trạng thất thu bao gồm: Rò rỉ trong nhà máy do các nguyên nhân về vận hành bảo dưỡng thiết bị, rò rỉ do thi công không đảm bảo kỹ thuật cũng như các sự cố trong quá trình thi công.
+ B ên cạnh các nguyên nhân rò rỉ trên mạng, một nguyên nhân nữa cũng được xem là một yếu tố kỹ thuật đó là việc lắp đặt đồng hồ cho các khách hàng trong khu vực có áp lực thấp, do áp lực thấp nên khả năng đưa nước qua đồng hồ không thực hiện được cho nên số đo lưu lượng của các đồng hồ không nhảy nên số đầu máy bằng không có dấu hiệu gia tăng .
+ Các khách hàng tiêu thụ nước sạch ở mức khoán thu đã dùng quá lượng nước được khoán (4m3/người/tháng) và rất lãng phí, việc tiêu thụ lãng phí này đã gây nên tình trạng có nơi quá thừa có nơi quá thiếu làm mất cân đối cung cầu, chính việc tiêu thụ lãng phí này đã làm suy giảm các chỉ tiêu thông số kỹ thuật cho phép vận chuyển nước tới các vị trí xa nhất trong sơ đồ mạng lưới cấp nước, gây ra hiện tượng tụt áp lực nhanh trong mạng vì vậy các khách hàng cuối nguồn không có nước tiêu thụ dẫn đến việc công ty không thu được tiền nước của các khách hàng này.
Vấn đề về hệ thống dụng cụ đo đếm : Hiện nay, công ty mới chỉ có 65% khách hàng có đồng hồ đo đếm tương đối chính xác, số còn lại không có đồng hồ hoặc đồng hồ hỏng không được thay thế, sửa chữa kịp thời gây thất thu rất lớn. Mỗi Xí nghiệp KDNS đều cố gắng để lắp đặt đồng hồ cho người sử dụng nhưng không thể quản lý hết: Xí nghiệp KDNS Cầu Giấy được coi là đơn vị năng động và nỗ lực quản lý chống thất thoát nước nhưng cũng chỉ lắp đặt đồng hồ được cho 67% hộ sử dụng. Xí nghiệp KDNS Ba Đình cũng đã lắp đặt được 67% đồng hồ cho khách hàng nhưng cũng phải chịu thất thoát rất lớn vì không có đồng hồ. Ví dụ khu vực Thành Cổ (thuộc Bộ quốc phòng): trước khi có đồng hồ, áp dụng hình thức khoán, trung bình 13.000 m3/tháng, sau khi lắp được 4 đồng hồ tổng, lượng nước lên tới 114.000 m3/tháng. Xí nghiệp KDNS Hoàn Kiếm cũng mới chỉ lắp đặt được 55% đồng hồ. Các Xí nghiệp KDNS Đống Đa và Hai Bà Trưng cũng rất cố gắng, song do áp lực yếu, mà nguyên nhân chính là hiện tượng đào đục trộm đường ống, nên việc lắp đặt đồng hồ cho khách hàng rất khó khăn. Bên cạnh đó, sự không đồng bộ của hệ thống đo đếm (hiện nay công ty sử dụng rất nhiều loại đồng hồ của các nưóc khác nhau : Đức, Phần Lan, Ý, …) khiến cho công ty cũng gặp phải khó khăn trong quản lý lượng nước tiêu thụ.
Công tác ghi thu còn kém hiệu quả: Hiện tượng nhân viên ghi đọc không trực tiếp đến từng hộ đọc đồng hồ mà ở nhà ước lượng số sử dụng và sang sổ
là một tình trạng còn khá nhiều. Việc nhân viên ghi đọc thông đồng với khách hàng đọc sai, ghi sai chỉ số đồng hồ, áp giá sai không phải là không có. Tình trạng nhân viên thu ngân không thể thu được tiền của khách hàng cũng là hiện tượng phổ biến, do mức độ đáp ứng dịch vụ của hệ thống cấp nước kém là nguyên nhân cản trở công tác ghi thu chứ không phải do mức thanh toán của người tiêu dùng khó khăn (không cung cấp đủ nước theo nhu cầu tối thiểu tiêu dùng). Một thực tế cho thấy, do áp lực yếu nên công ty đã phải giảm mức khoán vốn đã thấp từ 4 m3/ người/ tháng xuống còn 2 m3/ người/ tháng, thậm chí 0.5 m3/ người/ tháng để tận thu. Các đồng hồ nước không đọc được chỉ số vì nhiều lý do khác nhau còn chiếm tỉ lệ cao (10%) làm cho công tác ghi thu bị gián đoạn hoặc khó chính xác. Số người khai báo để làm thủ tục khoán theo từng hộ cũng không chính xác do sự xê dịch nhân khẩu, mua bán sang tên nhà nhưng không được cập nhật, có trường hợp một nhà dùng nước khoán nhưng lại kéo nước sang 2-3 nhà khác.
Theo qui định, các buổi sáng nhân viên thu của các Xí nghiệp KDNS sẽ nhận hoá đơn đủ để thu trong 3 ngày, sau khi thu được tiền sẽ nộp lại cuống hoá đơn và tiền đã thu về công ty, những hoá đơn chưa thu được sẽ chuyển cho nhân viên khác để tiếp tục thu. Tuy nhiên vẫn còn một số ít trường hợp nhân viên thu ngân sử dụng tiền của công ty vào những mục đích sinh lợi cho riêng mình. Ngoài ra còn có một số nơi nhân viên không thu được tiền vì lý do an ninh.
Thất thoát qua các vòi và bể công cộng, bể chứa ngoài hè, hầu hết các hộ gia đình dùng nước cách này đều không trả tiền.
Khách hàng không trả tiền vì công ty cấp nước không đều.
Hệ thống nhân viên quản lý và ghi thu của các khu vực không làm tốt công tác quản lý và ghi thu tiền nước của khách hàng.
Thất thu qua các điểm đấu trái phép.
Rò rỉ trên mạng, chủ yếu ở phần mạng cũ đường ống quá hạn sử dụng, bị ô xi hóa và không chịu được áp lực cao, ngoài ra còn rò rỉ qua hệ thống van , vòi và các điểm đấu.
Hiện nay hệ thống bán hàng và quản lý khách hàng của công ty còn phải đối mặt với một phương thức gây lãng phí trong công tác quản lý khách hàng đó là các khách hàng lợi dụng việc thực hiện dự án cải tạo lắp mới hệ thống cấp nước vào nhà để lắp đặt nhiều đầu máy cấp nước cho một gia đình hoặc vào các ô đất trống. Hiện tượng này đã góp phần không nhỏ thiệt hại đến nguồn vốn đầu tư của công ty bởi tính hiệu quả trong nguồn vốn đã bị giảm thiểu bởi sự dàn trải của nguồn vốn đầu tư.
Tình trạng thất thoát, thất thu quá lớn.Nguồn thu không bù đắp được các chi phí vận hành, bảo dưỡng và tái sản xuất cũng như trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty .
Việc quản lý khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng máy công cộng không thu được tiền nước là rất lớn .Hiện tại mới chỉ 25% khách hàng được lắp đồng hồ đo nước, trong đó 1/3 số đồng hồ không hoạt động, phải sang chế độ khoán mức tiêu dùng nước, trong khi đó mức khoán (4m3/người /tháng) theo đánh giá của công ty là còn thấp, nhất là khu vực có áp lực nước cao.
3. QUẢN TRỊ AN TOÀN SẢN PHẨM KINH DOANH.
Là một trong những công ty cấp nước có quy mô lớn nhất cả nước nhưng hiệu quả quản lý kinh doanh lại kém vì còn có những vấn đề ảnh hưởng tới việc quản trị an toàn sản phẩm kinh doanh của công ty.
Do tình trạng rò rỉ nước sạch trong quá trình tiêu thụ là rất lớn cho nên độ an toàn của nước sạch khi được vận chuyển tới khách hàng tiêu thụ là một câu hỏi lớn đặt ra với công ty.
Hiện nay mạng lưới cấp nước của chúng ta đa phần được chôn trong lòng đất, các rò rỉ trong quá trình tiêu thụ cũng là tác động làm giảm độ an toàn của nước sạch.
Việc kiểm tra chất lượng nước sạch của công ty hiện nay mới chỉ được bắt đầu từ trạm bơm cấp II, còn kiểm tra chất lượng đầu vòi của khách hàng tiêu thụ nước sạch vẫn chưa thể thực hiện được.
4 - GIÁ THÀNH NƯỚC SẠCH TIÊU THỤ.
Hiện nay, công ty không được chủ động quyết định về giá nước bán ra cho các đối tượng khác nhau. Giá nước hiện nay do UBND thành phố quyết định lại không có chính sách hợp lý. Mức giá đặt ra và cách vận dụng chưa hợp lý như hiện nay khiến cho người tiêu dùng chưa hiểu hết được giá trị đích thực của nguồn nước sạch, chưa hiểu được khó khăn của công tác sản xuất và cung ứng nước sạch nên chưa khuyến khích được người tiêu dùng tiết kiệm. Người đầu nguồn thì dùng rất lãng phí khiến cho người cuối nguồn không có nước mà sử dụng, gây ra sự mất công bằng trong sử dụng nước sạch, với mức giá tiêu thụ được ấn định như vậy công ty không thể cân đối thu chi.
Nếu là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì điều này là không thể chấp nhận được xin đơn cử về giá nước sạch sinh hoạt. Để sản xuất ra 1m3 nước sạch công ty chi phí công ty phải bỏ ra tương đương mức giá 3.156đ bao gồm chi phí điện sản xuất, nhân công, hao mòn máy, tiêu thụ sản phẩm v.v.
5 - HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ CÁC CHẾ TÀI XỬ PHẠT.
Hiện nay thành phố chưa có quy định, quy hoạch tổng thể dài hạn phát triển ngành nước. Hiện còn thiếu hàng loạt các văn bản pháp quy trong việc xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
Việc xử phạt các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm và đục phá mạng lưới cấp nước còn chưa nghiêm, việc truy thu tiền nước, bóc dỡ, xử phạt ( tối
đã không quá 2.triệu đồng) đối với một hành vi là chưa đủ sức răn đe đối với những tổ chức cá nhân vi phạm.