Ý nghĩalịchsửvàýnghĩa thẩm mỹcủaảnhnghệthuật
Khi phân tích lý luận ảnhnghệ thuật, có lẽ nên đề cập đến cả vị trí của
ảnh nghệthuật trong nền văn hóa hiện đại và vai trò của nó trong việc
phát triển thẩmmỹcủa xã hội.
Hai điều sau đây có lẽ đều có một ýnghĩa nhất định. Một là, ảnhnghệ
thuật là một loại hình nghệthuật duy nhất được hình thành trên cơ sở
phối hợp gốc tài liệu - tạo hình với gốc nghệ thuật. Hai là, sau mấy
chục năm tồn tại, nghệthuật nhiếp ảnh đã trở thành một trong những
hình thức hoạt động nghệthuật có tính chất quần chúng rộng rãi nhất.
Cả hai điều này không thể không có những kết quả cực kỳ quan trọng
và rất phong phú chứa đựng tính chất của nền văn hóa chung, tính chất
tâm lý xã hội, tính chất tư tưởng và đặc biệt là tính chất thẩm mỹ.
Để làm sáng tỏ những kết quả này, trước hết chúng ta thấy rằng hình
tượng chứa đựng tài liệu lấy từ cuộc sống thực tế do con người bắt lấy
được nhờ kỹ thuật nhiếp ảnh đã không ngừng nâng cao vai trò thông tin
chính xác trong mọi phạm vi tiếp xúc của con người. Trong hoạt động
của con người, mặc dù ấn tượng do con mắt để lại thật vô cùng lớn (để
chứng minh có thể dẫn ra đây nhiều tài liệu thú vị có tính chất tâm sinh
lý, và có thể làm nhớ lại câu ngạn ngữ “trăm nghe không bằng một
thấy”). Song khả năng ghi nhận tin tức, và truyền đạt tin tức trong cả
một kỷ nguyên trước khi nhiếp ảnh ra đời xem ra thật vô cùng ít ỏi.
Nguyên nhân của tình trạng này không phải chỉ vì việc vẽ, khắc họa
hoặc nặn có lắm thứ thủ tục kỹ thuật phức tạp, mà chủ yếu là vì mọi
phương pháp diễn tả cuộc sống “bằng tay” đều mất đi tính chính xác.
Bởi lẽ chúng ta không thể biết được bức vẽ, bức khắc chạm, bức tranh,
bức tượng tái hiện lại hình thù đối tượng chính xác đến mức nào, bởi lẽ
chúng ta không bao giờ biết được những tác phẩm ấy thoát ly thực tế,
xuyên tạc thực tế và bịa đặt thêm đến mức nào…
Đúng là sự giới hạn này của 0những phương tiện tạo hình cũ đã được
khắc phục bởi nhiếp ảnh. Bức ảnh trình bày trước mắt chúng ta là một
vật thể, một hiện tượng, một hành động đúng với nguyên hình của
chúng, với sự chính xác về tài liệu. Dù cho những bức chân dung Lê-
nin do các họa sĩ: N.An-te man, N.Anđrê-ép, U.Brốt-xki vẽ trực tiếp
hấp dẫn và thú vị đến mức nào, những bức chân dung đó cũng không
thể đem lại cho chúng ta ấn tượng hoàn toàn chính xác về Via-đi-mia I-
lich như chúng ta có được khi xem ảnh.
Còn người đã tìm ra khả năng nhìn thấy cái mà trước đây người ta chỉ
có thể nghe được thôi. Nhiếp ảnh mở rộng thênh thang phạm vi gây ấn
tượng bằng mắt của chúng ta, thực hiện việc thu nhận tin tức chính xác
bằng cách không phụ thuộc vào mối quan hệ trực tiếp của con người
với đối tượng quan sát. Nhiếp ảnh đem lại cho con người khả năng, như
người ta thường nói, “nhìn thấy thế giới một cách vắng mặt”. Không đi
ra khỏi Mát-xcơ-va, không đi ra khỏi nhà, chúng ta cũng có thể nhìn
thấy “bằng mắt mình” hai năm rõ mười nhà máy thuỷ điện Brát-xki,
các giai đoạn của cuộc chiến tranh giải phóng ở Việt Nam, những nét
gồ ghề của bề mặt Mặt trăng, vàthậm chí có thể thấy được những bức
tranh có một không hai của thời kỳ quá khứ xa xưa. Và hơn thế, coi con
người như một kẻ mục kích, như người chứng kiến những sự kiện đã
được ghi lại, nhiếp ảnh làm dấy lên ở họ tình cảm tiếp cận với cái đang
xảy ra trên thế giới. Nhiếp ảnh phá tung cái ranh giới chật hẹp của kinh
nghiệm sống của từng người, chụp được cái cảm giác thầm kín trong
mỗi một người, hướng từng nggười vào số phận chung của nhân loại.
Thật vậy, trong thời đại chúng ta, điện ảnhvà vô tuyến truyền hình
cũng đang giải quyết những nhiệm vụ tương tự. Hai ngành này, bằng
những phương tiện công cộng, có khả năng ghi lại cuộc sống đang vận
động, đang đổi thay, đang tiến tới. Chúng có sức mạnh nhưng đồng
thời cũng có cái yếu so với nhiếp ảnh. Chúng không thể ghi được tâm
trạng con người, không thể bắt kịp cái xảy ra trong khoảnh khắc, không
thể làm cho cái đã xảy ra trở thành tài liệu vĩnh cửu cho hậu thế. Đó là
lý do tái ao quan hệ giữa nhiếp ảnh với điện ảnhvà vô tuyến truyền
hình không phải là quan hệ cạnh tranh mà là quan hệ hợp tác nhằm giải
quyết các nhiệm vụ chung: nâng cao hiệu quả công tác thông tin bằng
mắt trong đời sống tinh thần của con người hiện đại, và trong việc biến
công tác này thành tài sản của đông đảo quần chúng nhân dân.
Tất cả những điều nói trên có lẽ liên quan tới nhiếp ảnh nói chung chứ
không riêng ảnhnghệ thuật. Ýnghĩa có tính chất đặc trưng củaảnh
nghệ thuật là ở chỗ nó kết hợp tài trí nghệthuật với việc phản ánh thế
giới hiện thực một cách chính xác về tài liệu. Tức là sau khi rút ngắn
khoảng cách giữa nghệthuậtvà thực tế, ảnhnghệthuật bắt đầu nâng
cao ý thức thẩmmỹcủa con người ngày nay bằng cách ghi lại một cách
có nghệthuật các sự kiện có thực trong đời sống.
Khuynh hướng này xuất hiện trong thời đại chúng ta và trở thành phổ
biến đến mức nên coi đó như là một hiện tượng tâm lý – xã hội độc
đáo. Ở phần trước chúng tôi đã dẫn ra mỗi ví dụ chứng minh cho sự ra
đời của một số thể loại có tính chất tài liệu trong văn học hiện đại,
trong điện ảnh, trong sân khấu ngày nay. Những ví dụ do có lẽ nói lên
rằng trong thời đại chúng ta, con người luôn luôn đòi hỏi được hiểu biết
chính xác cái gì đang xảy ra trên thế giới; đòi hỏi có quyền không tin
bất cứ sự bịa đặt nào, bất cứ sự tưởng tượng nào không dựa trên tài liệu
chính xác củasự kiện. Tất nhiên không phải ảnhnghệthuật “xúi dục”
người ta đòi hỏi như vậy, nhưng chính ảnhnghệthuật là “kẻ đầu trò”
kích thích, củng cố và phát triển những đòi hỏi đó.
Để đánh giá vai trò củanghệthuật nhiếp ảnh trong việc làm cho sự
thống nhất tính nghệthuật với tính tài liệu phù hợp với nhu cầu xã hội,
cần phải tính tới sức nặng của cái ấn tượng do ảnh gây ra trong toàn bộ
kinh nghiệm thẩmmỹ bằng mắt của chúng ta. Bởi vì nếu như trong nền
văn hóa trước đây, sự cảm thụ bằng mắt được nuôi dưỡng từ lúc ấu thơ
bằng những bức tranh, bức họa trong an-bum gia đình, hoặc bằng
những tiểu phẩm chân dung, và nếu như trong thời cổ xưa, sự cảm thụ
bằng mắt được nuôi dưỡng từ lúc ấu thơ bằng những bức tranh thánh
hoặc những bức tranh dân gian, thì trong sinh hoạt của con người ngày
nay, những bức tiểu phẩm, những bức tranh, bức họa trong an-bum hầu
như đã bị thay thế hoàn toàn bằng ảnh. Các bức ảnh này hoặc tự làm
lấy hoặc cắt từ các tạp chí tranh ảnh. Người ta treo nó lên tường nhà,
đặt trên bàn làm việc, dán vào an-bum, bày lên giá sách, trình bày trong
các cặp vở thông qua phương pháp ê-pi-acốp. Trong “cuộc chiến đấu”
chính nghĩacủa nhiếp ảnh để giành phần thắng về mình và trong việc
nó thay thế những hình thức cũ củanghệthuật tạo hình rõ ràng là giá trị
thẩm mỹcủa những bức ảnh lấy đề tài sinh hoạt thường ngày hãy còn
rất thấp. Nhưng dù thế nào chăng nữa, ýnghĩacủa việc này là ở chỗ ý
thức thẩmmỹcủa tâm lý cảm thụ bằng mắt của con người ở thế kỷ XX
đã được hình thành trước hết là do cách mô tả thực tế vừa có tính tài
liệu vừa có tính nghệ thuật. các tác phẩm ảnhnghệthuật làm cho việc
cảm thụ hiện thực sinh động của chúng ta thêm sâu sắc, giúp ta nhìn
cuộc sống theo con mắt văn hóa - thẩm mỹ, giúp ta hoàn thiện khả năng
tiếp thu cái đẹp.
Nhân dịp này, chúng ta hãy nhớ lại những tư tưởng sâu sắc của Các
Mác về sự khác nhau giữa cáo nhìn của con người và cái nhìn của loài
vật. Cơ sở tâm lý của việc cảm thụ bằng mắt cũng như của mọi cảm
giác khác của con người đã được điểu chỉnh tận gốc trong quá trình
phát triển của xã hội, đã được “nhân tính hóa”. Và như các Mác đã nói:
“mắt người nhận biết và cảm thấy thích thú mọi cách khác không giống
con mắt thô thiển của loài vật”, bởi vì “việc hình thành năm giác quan
là công việc của toàn bộ tiến trình lịchsử thế giới đến ngày nay”.
Hội họa, đồ họa, điêu khắc tồn tại suốt hàng trăm năm nay. Ngày nay
nghệ thuật nhiếp ảnh nhập dòng vào đây và bắt đầu mang lại những sự
bổ sung quan trọng cho quá trình “nhân tính hóa” việc cảm thụ thế giới
bằng mắt của chúng ta. Không nên nghi ngờ gì nữa, con người nào mà
trong ý thức của mình đã in đậm nét, ví dụ, bức phong cảnh Trời đầy
nắng của M.Ba-ra-na-út-xkat và bức ảnh Bức đồ họa về công trình xây
dựng cũng của chính tác giả đó, thì họ sẽ bắt đầu tự nhận ra và đánh giá
được về mặt thẩmmỹ những cấu trúc nhịp nhàng tương tự trong thiên
nhiên và trong hoạt động sống của con người. Nhờ cách cảm thụ của
ảnh nghệthuật dẫn dắt, con mắt ta bắt đầu tìm kiếm một cách tự giác
hoặc không tự giác những cấu trúc nhịp nhàng, đẹp đẽ và hấp dẫn. Do
ảnh hưởng củanghệthuật nhiếp ảnh, cái nhìn trở nên tích cực hơn, có
khuynh hướng thẩmmỹ rõ ràng hơn và cuối cùng, con mắt người do
cái máy ảnh chỉ huy ở một mức độ nào đó, gần giống cái nhìn của
người nghệ sĩ. Nghệthuật nhiếp ảnh có khả năng dậy cho rất nhiều
người cách nhìn thế giới bằng đôi mắt của người nghệ sĩ.
Giá trị đặc biệt củaảnhnghệthuật - một vũ khí giáo dục thẩmmỹ -
chính là ở chỗ dường như hầu hết quần chúng đều ưa thích nó. Ngày
nay thật khó hình dung ra tờ báo hoặc tạp chí nào lại không giới thiệu
trên những trang của mình, những tác phẩm ảnhnghệ thuật. Chúng ta
nhìn thấy ảnh hàng ngày không phải chỉ trong nhà ta ở mà cả trong
những lĩnh vực khác nhau của xã hội, tại các tủ trưng bày và các phòng
triển lãm, trên các áp-phích và bảng quảng cáo, trong các sách in và an-
bum, cuối cùng là trong các cuộc triển lãm nghề nghiệp và các sách báo
nghiệp vụ. Như vậy, nghệthuật nhiếp ảnh giúp vào việc giáo dục thẩm
mỹ cho tất cả mọi người trong xã hội, nhưng trong xã hội chủ nghĩa cần
được đánh giá đặc biệt cao.
Cùng với việc đó, có một vấn đề rất trọng yếu nữa là tính quần chúng
của ảnh không phải chỉ biểu hiện ở chỗ nó dễ hiểu, mà còn biểu hiện ở
chỗ nó dễ làm. Trong tuyệt đại đa số trường hợp, hầu như ngày nay mỗi
người sử dụng máy ảnh đều đặt ra cho mình nhiệm vụ vừa có tính chất
tài liệu, vừa có tính chất nghệ thuật, chứ không phải chỉ làm nhiệm vụ
tài liệu đơn thuần. Tất nhiên là mức độ giác ngộ về mục đích nghệthuật
và hơn thế nữa, kết quả của việc thực hiện những ý đồ nghệthuật đó ở
những người chụp ảnh không chuyên nghiệp còn rất khác nhau. Cũng
như trong bất cứ lĩnh vực hoạt động sáng tác nghệthuật nao, tất cả đều
phụ thuộc vào ý trí, tài năng, trình độ văn hóa và hàng loạt phẩm chất
khác của mỗi người.
Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là, trong lĩnh vực nghệthuật nhiếp
ảnh, giữa sáng tác của những người không chuyên nghiệp và sáng tác
của những người chuyên nghiệp ít có sự cách biệt quá xa về “trình độ”
so với những lĩnh vực nghệthuật khác. Có lẽ điều đó chứng tỏ rằng
việc nắm vững nhiếp ảnh về mặt kỹ thuật không phải là một việc quá
khó khăn và phức tạp như trong hội họa, âm nhạc, nhảy múa chẳng
hạn.
Trong hoạt động tạo hình, riêng về mặt kỹ thuật thì người nghệ sĩ nhiếp
ảnh hoàn toàn yên tâm và tin tưởng. Trong khi đó anh ta canh cánh bên
lòng những vấn đề đơn thuần nghệthuật (không thể giải quyết bằng
phương pháp thù công, cũng không thể giải quyết hoàn toàn bằng các
phương tiện kỹ thuật): lựa chọn đối tượng thể hiện theo những tiêu
chuẩn thẩm mỹ, quan sát vật chụp theo những tiêu chuẩn thẩmmỹ
trong quá trình làm ra tấm ảnh. Đó chính là năng lực tập trung toàn bộ
nghị lực vào phương diện nghệthuậtcủa việc sáng tác ảnh, tập trung
chú ý vào các khía cạnh nghệ thuật, tạo ra cho bức ảnh một vai trò đặc
biệt trong việc thức tỉnh và phát triển năng khiếu sáng tạo nghệthuật
của đông đảo quần chúng.
Mục đích cao nhất của việc giáo dục thẩmmỹ cho nhân dân không phải
chỉ là nhằm làm cho mọi thành viên của xã hội hiểu biết nghệ thuật,
mến yêu nghệ thuật, ý thức được quá trình tích luỹ giá trị nghệ thuật,
chứ không phải chỉ đòi hỏi họ thường xuyên quan tâm đến nghệ thuật.
Mục đích cao nhất của việc giáo dục thẩmmỹ cho nhân dân còn là
nhằm phát triển ở mỗi người năng khiếu nghệthuậtvà biết cách sáng
tạo nghệ thuật. “Con người vốn bản chất là nghệ sĩ”, M.Go-rơ-ki có nói
như vậy. Nhưng nghệ sĩ phải là người luôn luôn cố gắng, và nhiệm vụ
của họ là thúc đẩy mạnh mẽ khả năng nghệthuật vốn có ở mỗi người,
nhiệm vụ này không phải là đơn giản như ta tưởng. Tuy nhiên, chủ
nghĩa cộng sản cũng đặt ra cho mình, nhiệm vụ này. Sự phát triển rất
rộng tất cả các ngành nghệthuật hoạt động độc lập ở nước ta nói lên
rằng nhiệm vụ này đã được đặt ra và đã được thực hiện.
Đó đây người ta đã huy động mọi khả năng tiềm tàng củanghệthuật
nhiếp ảnh. Nếu như nhà trường cũng đưa nhiếp ảnh vào chương trình
giảng dạy của mình, coi đó như là một vũ khí cần phải nắm vững để thu
lượn tin tức, thông tin khoa học và thông tin nghệthuật thì nhà trường
sẽ đóng vai trò đặc biệt to lớn trong việc giáo dục thẩmmỹ cho nhân
dân hơn là vai trò của nó có hiện nay trong việc phát triển khả năng
sáng tác nghệthuật ở tất cả mọi người, ở mỗi thành viên của xã hội. Và
điều đó tất nhiên cũng góp phần xác định vị trí và vai trò củanghệthuật
nhiếp ảnh trong việc phát triển nghệthuậtcủa loài người.
Cuối cùng, ảnhnghệthuật có ýnghĩa tư tưởng rất lớn. Nó thực sự “mở
mắt cho mọi người” nhìn thấy giá trị tinh thần và xã hội nằm trong các
sự kiện đời sống mà con người chứng kiến rõ ràng qua ảnh.
Ảnh nghệthuật phụ thuộc vào việc người nghệ sĩ nhiếp ảnh hướng sự
chú ýcủa người xem vào những cảnh ngộ nào, sự kiện nào, hiện tượng
nào: phụ thuộc và việc anh ta buộc người xem phải cảm xúc, đánh giá
và suy nghĩ như thế nào về những cái mà anh ta giới thiệu với họ; phụ
thuộc vào việc anh ta đặt ra cho người xem lập trường tư tưởng – tâm
lý nào thể hiện trong cái mà anh ta chọn đưa vào bức ảnh, phụ thuộc
vào vào việc anh ta đem lại cho người xem tin tức về một trạng thái
tinh thần nào thông qua những tác phẩm của mình. Phụ thuộc vào tất cả
những cái đó, ảnhnghệthuật chứa đựng một nội du ng tư tưởng nhất
định nào đó, rất gần gũi với các phạm trù đạo đức, chính trị và tư
tưởng, và đã trở thành một vũ khí đấu tranh tư tưởng. Tuỳ ở tư tưởng
giai cấp của người chụp, ảnhnghệthuật có thể nhân đạo hoặc vô nhân
đạo, có thể thiện hoặc ác, có thể khám phá ra sự thật cho con người,
hoặc lại nói dối người ta thông qua tính tài liệu, có thể giáo dục cho con
người lòng tự hào hoặc sự khinh bỉ lẫn nhau, có thể chứa đựng đạo đức
lành mạnh hoặc bệnh hoạn, có thể đấu tranh cho hòa bình hoặc kích
động chiến tranh, có thể tuyên truyền cho tư tưởng quốc tế vô sản hoặc
phân biệt chủng tộc. Nói gọn lại, ảnhnghệthuật đối với chúng ta là một
phương tiện tích cực hướng nhận thức của quần chúng vào những tư
tưởng tiến bộ, trong sáng. Còn bọn đế quốc, giai cấp tư sản thì hướng
ảnh nghệthuật vào những khuynh hướng đen tối, phản động. Và chính
vì ảnhnghệthuật giải quyết các nhiệm vụ nghệthuật trên cơ sở mô tả
cuộc sống một cách chính xác về tài liệu cho nên nó gắn bó mật thiết
với sinh hoạt xã hội hiện đại, gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh vì hòa
bình, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thế thì chắc chắn rằng nghệthuật
nhiếp ảnh gắn bố mật thiết với đời sống hơn tất cả các loại hình có ý
thức, có mục đích, lại cần thiết và tất yếu phải có, ảnhnghệthuật chứa
đựng tính chất tuyên truyền, tính chất này lại làm cho ảnhnghệthuật có
ý nghĩa xã hội cao hơn nữa, làm cho ảnhnghệthuật đóng góp phần
mình nhiều hơn nữa, vào cuộc đấu tranh có tính chất lịchsử nhằm xây
dựng một thế giới mới, con người mới.
M.X.KAGAN
(Tiến sĩ nghệthuật học CHLB Nga)
Nguyễn Huy Hoàng (dịch)
Vũ Huyến (sưu tầm)
VAPA
. Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thẩm mỹ của ảnh nghệ thuật
Khi phân tích lý luận ảnh nghệ thuật, có lẽ nên đề cập đến cả vị trí của
ảnh nghệ thuật trong. tới nhiếp ảnh nói chung chứ
không riêng ảnh nghệ thuật. Ý nghĩa có tính chất đặc trưng của ảnh
nghệ thuật là ở chỗ nó kết hợp tài trí nghệ thuật với