HOẠ SĨMẠNH CƯỜNG- Lárụngvềcội!
Hoạ sĩMạnh Cường sinh năm 1942 tại Hà Nội, gia đình anh em con
cháu đều thành đạt ở Thủ đô, chỉ riêng anh dành cả cuộc đời cho thành
phố Cảng Hải Phòng. Mới đây mồng năm Xuân Mậu Tý còn phóng xe
máy đi thăm bạn bè, chúc nhau sức khoẻ Thế mà ngày hôm sau đã
nhận tin BẠN “nằm xuống”, vợ con đã đưa về nơi chôn rau cắt rốn, trở
về với cát bụi. Trở về lần này dài đến 40 năm có lẻ
Người với biển - Sơn dầu của Mạnh Cường
Hoạ sĩMạnh Cường học xong trung cấp Mỹ thuật, được học tiếp lên
Đại học. Bài thi tốt nghiệp ra trường được Bảo Tàng Mỹ Thuật đón
mua. Được về làm việc tại Nhà triển lãm Hải Phòng mấy năm. Một
gánh nặng gia đình con thơ, vợ dại mà anh can đảm xin ra ngoài biên
chế nhà nước (điều này ít ai dám làm ở thời điểm ấy) để có thời gian
sáng tác và vẽ thuê cho Ủy Ban xã. Những cụm tranh cổ động ở những
bức tường gạch đầu làng tuyên truyền các chính sách chăn nuôi, trồng
trọt. Cán bộ Văn Hoá xã định mức bột màu khá chặt chẽ từng phân
vuông diện tích, quy định trộn màu theo công thức màu hồng chỉ được
tính một đỏ với năm trắng; màu lá mạ chỉ được một xanh ba vàng
v.v Thế mà anh vẫn dành được bột màu nghiền với dầu “lanh” để vẽ
những tranh sơn dầu khá lớn dự triển lãm Mỹ Thuật toàn quốc (1980);
anh còn tiết kiệm đùm bột màu lại từng bọc nho nhỏ đổi lấy rượu đãi
bạn bè, cùng với thịt cò, vịt giời và chim sẻ ngày đó nhiều vô kể, săn
bẫy quá dễ dàng (anh đâu có tem phiếu để mua thịt lợn) Công thù lao
vẽ tranh được tính như công thợ cày gặt lúa, được mang về nguyên vẹn
nuôi vợ nuôi con ăn học
Đến thời giám đốc Sở Văn Hoálà nhạc sĩ Trần Hoàn đích danh mời,
Mạnh Cường mới trở về nhà triển lãm thành phố gắn bó mấy chục năm
phụ trách nhiều cuộc triển lãm lớn nổi đình đám .Giai đoạn “bốn cống
ba cầu” anh lắp ghép cả cái cầu hoành tráng với ngành công nhiệp cơ
khí đồ sộ của sóng Duyên Hải, nổi bật bên cạnh gian hàng của Bộ Xây
Dựng cao ngất nghểu ở nhà triển lãm Giảng Võ
Tranh của hoạ sĩMạnh Cường gần gũi với mọi người, màu rực rỡ sáng
chói như “Chiều quê” bút pháp khoáng đạt mạnh mẽ như “Người với
biển” bố cục chặt chẽ khôn ngoan như “Người thợ trẻ”.
Anh triển lãm cá nhân ở Hà Nội nhiều lần, nhưng chưa một lần bầy cá
nhân ở nhà triển lãm Hải Phòng nơi chính anh phụ trách mà nhường
cho bè bạn anh em cần thiết
Họa sĩMạnh Cường say mê làm việc, say mê vẽ người mẫu, nhất là
mẫu nữ. Hơn chục năm trong nhà trường đã dạy anh như thế. Nhiều khi
sáng tác một tranh mới anh cũng tìm bằng được những con người thật
để nghiên cứu đưa vào sáng tác, đương nhiên có cả mẫu nam mẫu nữ.
Khi vẽ mẫu anh say mê quên cả giờ ăn trưa của một viên chức hành
chính làm việc đúng giờ. Việc này làm vợ anh khó chịu, căng thẳng đến
quyết liệt, nhưng không thể khác được… Đã sẩy ra to chuyện, có văn
bản đến tay giám đốc Sở Văn Hóa càng làm Mạnh Cường yêu nghệ
thuật hơn, chọn sự nghiệp sáng tác lên trên tất cả, anh quyết định để
toàn bộ nhà cửa tài sản, tư trang cho vợ quản lí; anh ra đi chỉ mấy bộ
quần áo và chiếc xe đạp tồng tộc, ngày làm việc, tối giải chiếu ra sàn
gạch ngủ chung với những tranh đang vẽ dở bằng bột màu và keo da
trâu, đến bữa ra đầu chợ ngồi chung ghế với mấy ông kéo xe “ba gác”
và xích lô…
Chân dung Minh Thu - Sơn dầu của Mạnh Cường
Một trận ốm nhẹ cũng làm anh suy sụp. Bạn bè đưa anh ra ngoại thành
nghỉ cho yên tĩnh nhưng không được bao lâu anh lại về ngủ tại nơi làm
viêc, một nhân viên trẻ có cùng hoàn cảnh mời về nhà góp gạo thổi
cơm chung. Bạn bè thấy Mạnh Cường đã đi lạc sang hướng khác, một
buổi vui vẻ đã chất vấn. Anh đã giải thích: “Là họasĩ phải sáng tạo,
phải vẽ, vẽ phải có mẫu. Việc đó mà cấm thì không còn làhọasĩ nữa.
Đằng này họ tự nguyện nấu cơm cho mình ăn, giặt quần áo cho mình
mặc hàng ngày, quét dọn chỗ vẽ, lại sẵn sàng làm mẫu cho mình vẽ
nữa, tại sao lại từ chối…” Một bạn hỏi vặn lại: “Nếu có đứa con chung
tính sao?” Mạnh Cường nói dứt khoát: “Không bao giờ!” Thế mà anh
làm được việc đó tưởng như vô cùng khó. Với bạn bè, ai gặp khó khăn
anh giúp đỡ tận tình. Mấy năm trước thời xóa bỏ bao cấp, họasĩ Lê
Viết Sử xin ra khỏi biên chế về nghỉ hưởng chế độ “một cục” vì một
bất đồng nhỏ. Nay gia đình khó khăn, Mạnh Cường mời đến làm việc,
chạy mọi thủ tục nối lại thời gian làm việc để mấy năm sau đủ tiêu
chuẩn được hưởng chế độ hưu trí. Hoạ sĩMạnh Cường đã nhận nhiều
giải thưởng lớn của thành phố và của Hội Mỹ Thuật Việt Nam. Đặc
biệt Mạnh Cường cùng nhà điêu khắc Phú Cường đã đoạt giải nhất mẫu
tượng Nữ tướng Lê Chân và danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã được đúc đồng đặt ở nơi đẹp của thành phố.
Bốn mươi năm làm việc không mệt mỏi, tài năng của anh đang độ chín.
Mới đây anh hoàn thành hợp đồng làm tượng danh nhân Văn hoá
Lương Thế Vinh đặt ở trường Phổ thông trung học mang tên ông Rồi
bao nhiêu dự định mở lò gốm đúc tượng, cùng xưởng vẽ hoành tráng
tiếp cận mỹ thuật đương đại thế mà giờ này dở dang
Hải Phòng chỉ níu kéo Mạnh Cường được đến thế !
. HOẠ SĨ MẠNH CƯỜNG- Lá rụng về cội!
Hoạ sĩ Mạnh Cường sinh năm 1942 tại Hà Nội, gia đình anh em. con đã đưa về nơi chôn rau cắt rốn, trở
về với cát bụi. Trở về lần này dài đến 40 năm có lẻ
Người với biển - Sơn dầu của Mạnh Cường
Hoạ sĩ Mạnh Cường