Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
330,78 KB
Nội dung
Những doanh nghiệp
nhỏ thànhcông nhất
năm 2010
Câu chuyện thànhcông của các doanhnghiệpnhỏ luôn là nguồn kích thích
cho những ai đang muốn khởi đầu công việc kinh doanh. Mời bạn đọc Vef
theo dõi 9 câu chuyện thànhcôngnhất của các doanhnghiệpnhỏ trong năm
2010.
1. Công ty Xây Dựng George F. Cook
Trong suốt 125 năm qua, bốn thế hệ nhà George Cook đã lần lượt lãnh đạo
và tiếp quản công ty xây dựng George F. Cook. Mỗi thế hệ lại để lại một
dấu ấn riêng với một dự án nào đó. Nhà sáng lập George Cook đã thầu
những công trình lớn, như Nhà thờ đá St. Mark's Episcopal và Viện
Dunwoody ở Minneapolis. Con trai ông, George F. Cook thì lại quan tâm
hơn đến các nhà máy và xưởng sản xuất. George F. Cook, Jr., lại đặc biệt
yêu thích các dự án về đường xe lửa cho các công ty tư nhân. Còn với người
chủ tịch hiện tại, George F. Cook III, việc khôi phục và cải tạo các công
trình từ đời ông cố đã hấp dẫn ông.
Nhưng có lẽ, điều đáng chú ý nhất ở đời George Cook hiện tại là cách mà
ông xây dựng lại nội bộ công ty trong bối cảnh nhiều đổi thay của nền công
nghiệp. Công ty George F. Cook Construction Company, trụ sở tại Golden
Valley, là một công ty có quy mô nhân sự nhỏ: chỉ với 4 quản đốc chính
trong văn phòng và gần hai mươi người thợ mộc và thợ cả. Cũng như nhiều
nhà thầu lớn khác, công ty này chỉ thuê thêm nhân công khi có họ cần.
Khoảng 40% trong tổng doanh thu 6 triệu đô-la mỗi năm của công ty chủ
yếu là từ các hợp đồng phụ cho các nhà thầu lớn hơn, từ việc quản lý xây
dựng và sản xuất công nghiệp, còn lại là từ các gói thầu thông thường khác.
Các dự án nói đến ở đây bao gồm cả những hợp đồng thương mại trong các
trường học, các hợp đồng về làm mộc cho cơ sở hạ tầng của nhà máy hay
các khu an dưỡng cho người già, và các gói thầu liên quan đến việc khôi
phục các tòa nhà xưa cũ, như Thư Viện CôngCộng Sumner ở miền Bắc
Minneapolis chẳng hạn.
George F. Cook III bắt đầu làm việc cho cha của mình từ năm 1979, dành
toàn bộ những kỳ nghỉ hè của mình vào việc giúp cho các dự án, từ việc lái
xe trên đường sắt gai, trộn bùn, chở gạch, cho đến dựng và tháo dỡ giàn
giáo.
Cook tốt nghiệp Đại Học Tổng Hợp Montana và làm việc cho một kiến trúc
sư ở Montana được vài năm thì cuộc khủng hoảng kinh tế nhữngnăm 70
cũng xảy ra, và cũng nhờ thế, công ty đã trở thành một nhà tuyển dụng rất
hấp dẫn . "Cũng may là lúc ấy tôi đã có thể giúp đỡ được ít nhiều trong việc
tính toán", ông nói, "Rồi sau đó, đến giữa nhữngnăm 80 thì công ty lại càng
bận rộn hơn, tôi lại càng không thể rời đi."
Khi ông chính thức tham gia vào công ty của gia đình mình, thì ấy là lúc
công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi. Đời George F. Cook (mà thực ra
là đời Cooks thứ hai) đầu tiên xây dựng nên công ty George F. Cook vào
năm 1940. Ông tiếp tục sự nghiệp của cha mình bằng cách thầu các công
trình ở Minnesota. Đến năm 1950, ông chuyển văn phòng đến Lyndale ở
Minneapolis, cũng là nơi công ty tồn tại trong vòng hơn 50 năm.
"Những gì ông tôi đã làm thực sự rất lớn," George F. Cook III nói. "Gói
thầu đầu tiên của ông (dưới tên công ty Xây dựng George F. Cook) là
xưởng sản xuất vũ khí Northern Ordinance ở Fridley. Cho đến giờ đây vẫn
là công trình lớn nhất ở Minnesota. Ông đã khởi dựng nên một thời kỳ công
nghiệp thật sự của công ty, xây dựng những nhà máy năng lượng và tạo ra
cơ sở hạ tầng ngầm để có thể đặt đường cáp điện thoại ở đây, ở Arizona và ở
Dakotas."
Còn cha của ông, George Cook III kể, đã giúp công ty vượt qua được các
thách thức kinh tế ở đầu nhữngnăm 80 bằng cách chỉnh lại các dự toán và
quản lý dự án, khi mà mỗi nhà định giá lại nói về hai việc này một kiểu khác
nhau.
Cuộc suy thoái kinh tế trong đầu nhữngnăm 80 cũng giúp công ty này hiểu
ra lý do vì sao họ liên tục thất thoát tiền bạc trong các dự án lớn. Một cuộc
điều tra và phân tích về các dự án đã cho thấy rằng công ty Xây dựng
George F. Cook phù hợp nhất với các dự án nhỏ và vừa. Thứ nhất, với
những gói thầu như thế, lợi nhuận thu lại được là cao hơn. Thứ hai là nền
công nghiệp hiện tại cũng rất cần nhữngcông ty thầu phụ cho các tập đoàn
lớn hơn trên cở sở hợp đồng theo nhu cầu. Nhiều tập đoàn lớn trong khu
vực đã chọn Cook làm đối tác, như Adolfson and Peterson, Kraus-Anderson,
và M. A. Mortensen.
George Cook III vẫn tiếp tục làm dự toán, quản lý dự án và làm việc trực
tiếp với các nhà chủ, kiến trúc sư, quản lý xây dựng và các nhà thầu lớn
hơn. Ông nói "Tầm của chúng tôi là thế này, vì vậy, ai cũng phải bắt tay vào
mọi loại công việc là chuyện đương nhiên rồi".
2. DV International, công ty 10 tuổi trị giá 16 triệu đô
Trong kỳ nghỉ của mình ở Jamaica vào năm 1990, Devee Joy bỗng thấy
mình cứ mơ mộng về một chủ đề mà đáng ra người ta không nên nghĩ đến
khi đang đi du lịch. "Đầu tiên tôi nghĩ đến những căn bếp lộn xộn và bừa
bãi", cô nhớ lại, "Rồi tôi nghĩ đến cái ngăn kéo tổng hợp chứa đủ mọi thứ,
cái ngăn to nhất, bừa bộn nhất trong mỗi căn bếp. Tôi nghĩ có lẽ mình nên
tạo ra một cái khay chứa phân cách cho những ngăn tủ như thế. Thể nào
mọi người cũng đổ xô đi mua".
Không phải ai cũng "đổ xô" đi, nhưng thực sự là đã có rất nhiều người làm
như thế. Công ty, đặt trụ sở tại St. Paul của Joy, mang tên DV International,
giờ đã là một công ty trị giá 16 triệu đô-la. Dòng sản phẩm Madesmart dành
riêng cho các sản phẩm bếp và văn phòng, sản xuất tại Trung Quốc, đã được
bán qua nhiều kênh bán lẻ đa dạng, từ Target, Lowe's, OfficeMax, cho
đến Amazon và các kênh khác. Doanh thu bán hàng ở nước ngoài - ở Brazil,
Australia, Canada, Anh, Mexico - ước lượng chiếm khoảng 10% tổng doanh
thu của công ty.
Giấc mơ trong kỳ nghỉ ở Jamaica của Joy có lẽ đã được thực hiện gần như
ngay lập tức sau khi cô trở về. Cô đã tìm thấy một cuốn sách nói về cách
bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm ở thư viện St. Paul's Hill. Cô liền nhờ
ngay cha của mình làm một mẫu thiết kế kiểu Paris bằng thạch cao: một
chiếc khay đơn giản với các ngăn riêng rẽ (giống như chiếc đĩa chia ngăn
dùng để ăn lúc xem TV hay đĩa ăn của trẻ em), nhưng Joy thì dùng để đặt
vào ngăn kéo. Thế rồi cô gọi điện cho Target.
"Lúc ấy, có một người phụ trách mua các loại đồ gia dụng", Joy nhớ lại,
"Anh ấy hẹn gặp tôi và tôi đã đến đó một mình cùng với mẫu thiết kế. Tôi
hỏi xem anh ta nghĩ gì về sản phầm, anh ta nói "Thật là độc đáo và mới mẻ.
Cô hãy hoàn chỉnh nó nhé, và rồi quay lại gặp tôi được không?".
Còn điều gì cô muốn nghe hơn thế? Cô liền làm việc với đối tác của mình,
một nhà máy địa phương, để có được một mẻ sản phẩm mẫu, và gửi đến 500
kênh bán lẻ. Rồi cứ thế các đơn đặt hàng bay về với cô từ mọi nơi trên quốc
gia. "Tôi vẫn còn nhớ giấy phút tôi nhìn thấy đơn đặt hàng đầu tiên của
mình, một đơn đặt 240 sản phẩm. Tôi chỉ biết nghĩ "Trời ơi Đây thực sự
sẽ thành một vụ làm ăn lớn!", cô nhớ lại. Thế là, dòng sản phẩm Madesmart
ra đời.
Sau khi công ty họat động được 5 năm thì Joy kết hôn và trở thành một bà
nội trợ, để lại công ty cho chồng mình quản lý. Sáu năm rưỡi sau khi ngừng
việc quản lý công ty, vợ chồng cô ly hôn, Joy đối mặt với cuộc sống cùng 3
đứa con dưới 5 tuổi và một công ty đầy trục trặc.
"Chúng tôi lúc ấy đang mất rất nhiều khách hàng, các mẫu sản phẩm thì ảm
đạm và chẳng có gì mới mẻ.", Joy nói, "Chồng tôi đã điều hành công ty chỉ
để nó không lụi bại đi, nhưng còn về tầm nhìn xa thì anh ấy không hề có.
Nói một cách đơn giản, anh ấy chỉ cho ra những sản phẩm "bắt chước"."
Khách hàng của cô tại Walmart nói với cô rằng anh ta chẳng thể phân biệt
sản phẩm của công ty cô với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. "Anh
ấy nói với tôi "Cho tôi xem cái gì mới hơn, độc đáo và khách biệt đi, thế thì
tôi mới để mắt đến được chứ?".
Joy liền quyết định tạo ra các sản phẩm với chất lượng cao hơn và phong
cách hơn, cùng với một mức giá cao hơn để có lợi nhuận cao hơn, nhưng
vẫn ở trong khoảng rất hợp lý. Cô cũng tập trung nhiều hơn vào các bộ sưu
tập với các sản phẩm mang phong cách và một phần kiểu dáng giống nhau.
"Các bộ sưu tập mang lại cho tôi cảm giác sở hữu nhiều hơn, với sự hiện
diện ưu thế hơn của các sản phẩm theo một phong cách riêng", cô nói.
Nhưng ngay cả khi DV International đã lấy lại được phong độ, công ty này
vẫn hứng chịu hậu quả của sự thất bại trong nhữngnăm trước đó, cụ thể là
họ đã đánh mất tài khoản trị giá 5 triệu đô-la ở Walmart. Tuy vậy, Joy
không quá căng thẳng với sự mất mát này. "Nó đã giúp tôi thức tỉnh để tập
trung hơn, tỉnh táo hơn, xây dựng đội ngũ làm việc mạnh mẽ hơn", cô nói,
"Khi bạn có Walmart, bạn sẽ cảm thấy mọi việc dễ dàng hơn, và vì thế có lẽ
cũng sẽ lười biếng hơn một chút. Nhưng hiện tại chúng tôi đang có các
hoạch định, tiến độ làm việc và trao đổi thông tin tốt hơn."
Kế hoạch tiếp theo của Madesmart là các sản phẩm cho bếp và văn phòng
làm từ gỗ cây keo từ Philippines (mà theo Joy nói là đẹp hơn chất liệu bằng
tre nặng nề). Đồng thời với đó là ba dòng sản phẩm mới sẽ được ra đời:
điện gia dụng, chăm sóc trẻ em, và cho thú nuôi. "Tôi muốn xâm nhập vào
những thị trường mà ở đó tôi có thể nắm quyền chủ động", cô nói thêm.
Joy thừa nhận rằng hiện tại cô đang là một người chơi khá khiêm tốn trong
thị trường đồ gia dụng. "Tôi không phải là Rubbermaid, Sterilite, hay Oxo,",
cô nói, "Nhưng tôi muốn được ở vị trí đầu, muốn vượt qua những vị trí dẫn
đầu của họ."
3. Incisive Surgical - Sáng tạo mang niềm vui tới cho bệnh nhân
Cách đây khoảng 10 năm, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Joseph Gryskiewicz
đã tìm ra một phương thức để khép miệng vết mổ lại tốt hơn, nhanh hơn. Và
đương nhiên bác sĩ phẫu thuật nào cũng sẽ khuyên bạn rằng càng nhanh
chóng đóng được vết mổ thì càng tốt. Đóng được vết mổ nhanh chóng sẽ
giúp ngăn chặn nhiều rắc rối hậu phẫu và sẽ cũng sẽ giảm thiểu chi phí.
Trước kia, các bác sĩ sẽ khâu vết thương lại với chỉ tự tiêu, hoặc dùng ghim
kim loại để ghim vết mổ lại. Ngày nay, cả hai cách đều được sử dụng rộng
rãi, nhưng không có cách nào được cho là lý tưởng cả. Chỉ tự tiêu tuy rằng
có thể đem lại kết quả thẩm mỹ tốt hơn, nhưng lại phải khâu rất nhiều mũi,
kéo dài thời gian của cuộc phẫu thuật. Ghim kim loại thì ngược lại, có thể
được sử dụng rất nhanh, nhưng lại để lại những vết sẹo trông như đường ray
xe lửa vậy, cũng vì thế bệnh nhân sau đó lại vẫn phải tiếp tục đi khám để đau
đớn gỡ bỏ ghim.
Ý tưởng của Gryskiewicz: kết hợp tính nhanh chóng và tiện dụng của ghim
kim loại với khả năng hồi phục tốt do chỉ tự tiêu mang lại. Ông đã sáng lập
nên một công ty mang tên gọi Fastistch vào tháng 11 năm 2000 để phát triển
sản phẩm này.
"Nói trong nhiều khía cạnh, thì đây là một thiết bị y tế điển hình mà một nhà
sáng lập tìm ra, rồi đi tìm nguồn tài trợ, nhưng rồi chúng tôi phát hiện ra
rằng ý tưởng đó không thực hiện được, nên phải làm tất cả từ đầu.", John
Shannon, CEO của Incisive Surgical, trụ sở tại Plymouth, nói.
Các nhà đầu tư rất sẵn lòng để tạo một cơ hội thứ hai cho công ty này.
Shannon cùng nhóm làm việc đã kêu gọi được 30 triệu đô-la để cho ra sản
phẩm mới. Nămnăm sau đó, công ty, khi ấy mới được đổi lại tên, đã cho ra
dòng sản phẩm Insorb, gồm có máy dập ghim và ghim tự tiêu. Dòng sản
phẩm Insorb họat động bằng cách ghim lớp mô dưới da ở hai bên vết mổ lại
với nhau và khoanh vùng vết thương bằng ghim. (Ghim tự tiêu như thế
nào? : Ghim của Incisive Surgical được làm từ Copolymer (loại Polymer có
hai đơn vị tái lặp khác nhau trong mạch), giống như chất liệu của chỉ tự
tiêu. Đây là một loại carbohydrates với cấu trúc phức tạp. Qua thời gian,
nhiệt độ cơ thể và chất ẩm sẽ làm tan rã các liên kết trong mạch của
Copolymer, biến chúng thành các cấu trúc nhỏ hơn, có thể hấp thụ vào cơ
thể qua da.)
"Không có bất kỳ một công ty nào khác trên thế giới có được công nghệ này
của chúng tôi", Shannon khẳng định. "Lợi ích cơ bản của Insorb là có thể
khép được vết thương nhanh chóng, nó cũng là sản phẩm hướng tới tâm lý
của người bệnh nhiều hơn." Shannon nói James Peterson, phó chủ tịch của
Incisive Surgical, là người đứng đầu trong nhóm sáng tạo ra Insorb, dù rằng
tất cả mọi người trong nhóm đều có đóng góp to lớn. (Nhóm này bao gồm cả
Gryskiewicz, người vẫn tiếp tục được có chân trong Hội đồng quản trị của
Incisive, và cũng là một giáo sư tại trường đại học của viện Khoa Học Sức
Khỏe Minnesota.)
"Chính thời gian là thế mạnh của chúng tôi", Shannon nói. "Bác sĩ Nancy
Guttormson, một bác sĩ phẫu thuật đa khoa ở địa phương, nói rằng ghim của
chúng tôi giảm thiểu thời gian hồi phục vết thương ở ngực từ 10 đến 15
phút. Và nếu một bệnh nhân phẫu thuật cả hai bên thì tổng thời gian lên đến
20 đến 25 phút. Đó là cả một sự khác biệt." Thêm vào đó, Shannon nói
"Chúng tôi cũng có một vài nghiên cứu nhỏ chứng minh rằng nhờ ghim tự
tiêu, chúng tôi sẽ có thể giảm thiểu khả năng nhiễm trùng ở vết thương."
Incisive Surgical đã bán được hơn 550,000 bộ ghim, cả ở Mỹ và hơn 20
nước khác trên thế giới. "Một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi
là các bác sĩ phẫu thuật thường rất bảo thủ.", Shannon chia sẻ. "Tôi hay ví
von với một anh phi công. Nếu anh phi công hạ cánh an toàn và các hành
khách bước xuống bình an vô sự, thì anh ta sẽ tiếp tục hạ cánh theo cách mà
anh ta vẫn làm. Các bác sĩ phẫu thuật cũng thế."
Bên cạnh thách thức về doanh số bán hàng, Shannon cũng nói "Chúng tôi
mới chỉ là một công ty nhỏ. Và cũng vì thế mà tiếng nói của chúng tôi
không thể nào đọ lại được với những con Gorillas nặng 800 ký, như Johnson
& Johnsons hay Covidiens, những tập đoàn bán chỉ tự tiêu và ghim kim
loại." Doanh thu của Incisive trong năm 2009 là 5 triệu đô-la; Shannon hy
vọng sẽ sớm đạt được mức 7 triệu với một phiên bản mới của sản phẩm, một
phiên bản thân thiện với người sử dụng hơn và mới mẻ hơn mà đã được cho
ra mắt vào tháng 6 năm 2009. Công ty, tất nhiên, muốn được nhìn thấy
Insorb của mình trong mỗi hộp dụng cụ - trong văn phòng của các bác sĩ
cũng như trong các phòng phẫu thuật.
"Hiện tại, sản phẩm của chúng tôi được thiết kế là để giúp khép lại các vết
thương dài hơn," Shannon nói. "Nhưng về mặt lâu dài chúng tôi mong có thể
mở rộng công nghệ cho các vết thương ngăn hơn, để có thể áp dụng cho hầu
hết mọi loại vết thương hở trên da."
4. Innovative Companies
"Tôi đã lái xe một tiếng rưỡi đồng hồ để được một công việc làm hè được trị
giá 1500 đô-la cho một khách hàng", Randy, người đồng sở hữu Innovative
Companies ở Alexandria, nói, "Chúng tôi không muốn thuê một công ty
khác để làm việc đó. Chúng tôi muốn được chính tay làm nên còn đường
vỉa hè đó cho khách hàng của mình."
Trong vòng 5 năm ngắn ngủi, thái độ đó đối với công việc cũng đã được đền
đáp. Roers và Scott Kluver sáng lập ra công ty thầu của mình, Innovative
Builders, vào năm 2005. Hai năm sau đó, họ hoàn toàn vượt kế hoạch 5
năm của mình, vượt mức dự tính 1 triệu đô la. Giờ công việc của họ đã
được triển khai ra thành bốn công ty con, dưới cái tên lớn: Innovative
Companies. Trong năm tới đây, Kluver và Roers hy vọng tổng doanh thu sẽ
chạm mức 20 triệu đô-la, trong đó công ty con Innovative Builders dẫn đầu
với hơn 15 triệu đo-la. Các dự án gần đây bao gồm Lakewood Terrace, một
[...]... Kluver chia sẻ về sự thành công nhanh chóng của công ty "Thành thực mà nói, giờ chúng tôi phải hãm lại sự tăng trưởng nhanh chóng của công ty, vì chúng tôi còn phải nghe ngóng thị trường và sự lên xuống của nền kinh tế." Kluver và Roers lớn lên cùng nhau ở Alexandria Đầu tiên chỉ là anh em họ, về sau thì là bạn thực sự (mẹ của họ là hai chị em sinh đôi), họ có những suy nghĩ đầu tiên về công việc xây dựng... 100,000 đô, và cứ thế tiếp tục thôi." Innovative Companies giờ có khoảng 100 nhân viên Roers và Kluver vẫn là người làm việc dự toán và quản lý dự án Hai người anh em cho rằng, họ thành công là bởi đã kết hợp được những yếu tố hay nhất của quản lý xây dựng với việc thầu khoán thông thường Đây là cách mà họ kết hợp: Đầu tiên là phải có một người quản lý xây dựng người được thuê để tạo điều kiện cho từng... tâm mua sắm ở Alexandria Sau này, cả Kluver và Roers đều có được những tấm bằng đại học chuyên ngành quản lý xây dựng của Đại Học Tổng Hợp Bang Moorhead Sau một thời gian ngắn làm việc cho nhiều nhà thầu khác nhau, cuối cùng họ lại quay trở về làm việc với nhau Họ cùng nhau mài dũa các kỹ năng quản lý dự án trong 7 năm trời và tiếp tục sự nghiệp cùng nhau "Randy và tôi luôn có được niềm hứng khởi trong... cung cấp dịch vụ khách hàng tốt Tuy nhiên nhược điểm lại là chi phí dành ra cho một nhà quản lý xây dựng, chưa kể nhà quản lý không chịu trách nhiệm cho các công việc phụ của công trình Ngược lại, một nhà thầu thông thường sẽ chịu trách nhiệm những việc này Nhưng, như Roers nói, họ "không được đào tạo bài bản về chất lượng dịch vụ." Cách làm của Innovative là: "Chúng tôi có một loạt các lựa chọn, giống... toàn bộ các công việc khác, thay vì phải làm việc với từng nhà thầu cho từng công việc." "Chúng tôi cũng tiết kiệm được thời gian cho khách hàng, vì chúng tôi bắt tay vào việc rất khẩn trương," Roers nói thêm "Chúng tôi sẽ làm việc với kiến trúc sư, xem thiết kế và mặc cả chi phí cho khách hàng để họ có thể có khả năng chi trả cho ngôi nhà đó Khẩu hiệu của chúng tôi là "Từ ý tưởng đến hoàn thành" "Chúng... thành" "Chúng tôi cũng có mục tiêu để phát triển lớn hơn nữa", Kluver nói "Nhưng chúng tôi sẽ phát triển từ từ vì chúng tôi muốn giữ nguyên được tầm nhìn của mình: lấy khách hàng làm nền tảng Trong 5 năm, chúng tôi đã có thể làm được điều đó Không có một khách hàng nào mà chúng tôi không dẫn chứng cho trong profile của mình." . Những doanh nghiệp
nhỏ thành công nhất
năm 2010
Câu chuyện thành công của các doanh nghiệp nhỏ luôn là nguồn kích thích
cho những ai đang. muốn khởi đầu công việc kinh doanh. Mời bạn đọc Vef
theo dõi 9 câu chuyện thành công nhất của các doanh nghiệp nhỏ trong năm
2010.
1. Công ty Xây Dựng