1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 pptx

68 446 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 634,02 KB

Nội dung

Luận văn HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ……………………………………………………… 01 1.1.1 Khái niệm ………………………………………………………………………………………………… 01 1.1.2 Chiến lược kinh doanh trong thực tiễn: ……………………………… ………. 02 1.1.2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung …………………………………………. 02 1.1.2.2 Chiến lược phát triển hội nhập …………………………………………… 03 1.1.2.3 Chiến lược đa dạng hóa ……………………………………………… …………. 03 1.1.2.4 Chiến lược suy giảm ………………………………………………… ……………. 03 1.2 Quy trình xây dựng chiến lược ……………………………………………………… ……………… 04 1.2.1 Xác đònh nhiệm vụ kinh doanh ……………………………………………………………… 05 1.2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài ………………………………….…………………………….05 1.2.3 Phân tích tình hình nội bộ …………………………………………….…………………………….06 1.2.4 Phân tích và lựa chọn chiến lược …………………………………………… …………….06 1.3 Các công cụ xây dựng chiến lược …………………………………………………………………… 06 1.3.1 Giai đoạn nhập vào ………………………………………………………………………………… 07 1.3.1.1 Ma trận EFE ………………………………………………………………………………… 07 1.3.1.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ………….…………………………………… 08 1.3.1.3 Ma trận IFE …………………………………………………………………………………. 08 1.3.2 Giai đoạn kết hợp ……………………………………………………………………………………… 09 1.3.2.1 Ma trận SWOT ………………….…….………………………………………………… 09 1.3.2.2 Ma trận SPACE ….………………… ……………… ……………….…………… 10 1.3.2.3 Ma trận BCG ……………… ……….….…………………………………….………… 12 1.3.2.4 Ma trận IE ………………… ………… …………………… …………………………. 13 1.3.2.5 Ma trận Chiến lược lớn …… ……………………………………….……………15 1.3.3 Giai đoạn quyết đònh: ma trận QSPM …………………………………….………… 16 Kết luận chương 1 ………………………………………………………………………………………………………………… 17 1 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ……… 18 2.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển ………………………………………………………….………18 2.1.2 Sản phẩm, dòch vụ ……………………………………………………………………………………….……20 2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, mạng lưới phân phối ………………………21 2.1.4 Kết quả kinh doanh trong thời gian qua ……………………………………………… 21 2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Eximbank ……….26 2.2.1 Môi trường kinh tế …………………………………………………………………………………………… 26 2.2.2 Môi trường văn hóa, xã hội, đòa lý …………………………………………………………… 27 2.2.3 Môi trường chính trò, pháp luật ….……………………………………………………………… 28 2.2.4 Môi trường công nghệ …………………….…………………………………………………………… 28 2.2.5 Môi trường cạnh tranh …………………….…………………………………………………………… 29 2.2.6 Đánh giá Cơ hội, Thách thức ………………………………………………………………… 31 2.2.7 Ma trận EFE của Eximbank …………………………………………………………………… 33 2.2.8 Ma trận hình ảnh cạnh tranh …………………………………………………………………… 34 2.3 Phân tích các yếu tố nội bộ Eximbank …………………………………………………………………35 2.3.1 Nguồn nhân lực (Quản trò - điều hành – tác nghiệp)………………… 35 2.3.2 Marketing ……………………………………………………………………… 36 2.3.3 Năng lực tài chính ………………… ……………………………………….……………………………… 38 2.3.4 Cơ cấu tổ chức và Quy trình nghiệp vụ ………………… ……………………………… 38 2.3.5 Nghiên cứu và phát triển ……………………………………………………………………………… 39 2.3.6 Công nghệ thông tin ………………………………………………………………………………………. 40 2.3.7 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu …………………………………………………………… … 40 2.3.8 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) của Eximbank ……………………………………… 41 Kết luận chương 2 ……………………………………………………………………………………………………………………. 42 2 CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC KINH DOANH CỦA EXIMBANK ĐẾN NĂM 2010 3.1 Mục tiêu kinh doanh của Eximbank đến năm 2010 ………… ……….………………… 43 3.2 Phân tích các chiến lược kinh doanh khả thi ………………… … …………………………… 44 3.2.1 Phân tích ma trận SWOT của Eximbank …… …. 44 3.2.2 Phân tích ma trận SPACE của Eximbank ……….…….… …….……… 45 3.2.3 Phân tích ma trận chiến lược lớn của Eximbank … ……………… 46 3.2.4 Các chiến lược kinh doanh có khả năng thay thế …………… 47 3.3 Phân tích ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược kinh doanh…………………… 50 3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược …………… ………… ………………………………………… 51 3.4.1 Giải pháp tài chính…………………………………………………… ……………………… 51 3.4.2 Giải pháp nhân lực, quản trò, diều hành…………… ………… …………….52 3.4.3 Giải pháp marketing………………………………………………… ………….………………53 3.4.4 Giải pháp công nghệ ……………………………………………… ………………………… 54 3.4.5 Giải pháp nghiên cứu và phát triển ………………… ……………….………… 55 3.5 Các kiến nghò …………………………… …………………………………………………………………………………… 55 3.5.1 Kiến nghò với chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam … 55 3.5.2 Kiến nghò với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam …………………… … 56 3.5.3 Kiến nghò với Eximbank …………………….……………………………………… …. 56 Kết luận chương 3 …………………………………………………………………………………….……………………………… 57 KẾT LUẬN ………………………………………………………………… ………………………………………………………… 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu Những năm đầu của thế kỷ XXI đang chứng kiến nền kinh tế Việt Nam biến chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thò trường và hội nhập quốc tế, rất nhiều ngành kinh tế đã, đang và sẽ buộc phải mở cửa cho phần còn lại của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam không còn được Nhà nước bảo hộ bằng những biện pháp bao cấp nữa, thay vào đó, các doanh nghiệp phải đối diện với những vấn đề sống còn trong cạnh tranh. Ngành ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài bức tranh toàn cảnh đó. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang nỗ lực hết sức để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hoạch đònh chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn đó, kết hợp với các kiến thức đã được các Thầy Cô truyền thụ trong chương trình đào tạo cao học của Trường và kinh nghiệm làm việc thực tế, tác giả xin lựa chọn đề tài nghiên cứu về chiến lược kinh doanh tại một doanh nghiệp tiêu biểu của ngành ngân hàng: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) Đề tài được chọn có tên gọi: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về chiến lược và quản trò chiến lược, từ đó, áp dụng vào phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank, có so sánh, đối chiếu với hoạt động của một số đối thủ cạnh tranh khác trong ngành, gồm: Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Đông Á. 4 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là hoạch đònh chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng Eximbank đến năm 2010 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển này nhằm đưa Eximbank trở thành một trong những ngân hàng mạnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp với các công cụ ma trận đã được học trong các môn học: quản trò chiến lược, lý thuyết hệ thống, marketing, tâm lý lãnh đạo, … ứng dụng vào nghiên cứu đặc điểm kinh doanh, số liệu tài chính tại Eximbank và một số ngân hàng cùng ngành. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong một ngành kinh tế đặc thù: ngành ngân hàng, đồng thời, các số liệu phân tích chủ yếu là tại Ngân hàng Eximbank và một số ngân hàng lớn khác trong cùng ngành. Do đó, phạm vi của luận văn mang tính ứng dụng tại một doanh nghiệp cụ thể, thuộc ngành ngân hàng. Đây là giới hạn của luận văn mà tác giả rất mong muốn trong tương lai được mở rộng ra hơn nữa cho các ngành kinh tế khác của nước ta. 6. Bố cục của luận văn Luận văn được bố cục theo các nội dung chính như sau: MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1:Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong thời gian qua. CHƯƠNG 3: Hoạch đònh chiến lược kinh doanh của Eximbank đến năm 2010 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm: “Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó” (2, 14) Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ và các chiến lược chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra các khung để hướng dẫn tư duy để hành động. Chiến lược kinh doanh thông thường được xác đònh ở 3 cấp độ: - Chiến lược cấp công ty: xác đònh và vạch rõ mục đích, các mục tiêu của công ty, các hoạt động kinh doanh của công ty; - Chiến lược cấp kinh doanh (Strategy Business Unit - SBU): xác đònh việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể của thò trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, xác đònh cách thức mỗi đơn vò kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu của công ty. - Chiến lược cấp chức năng: xác đònh các giải pháp, kế hoạch cho từng lónh vực kinh doanh. Xung quanh khái niệm về chiến lược kinh doanh có những khái niệm có liên quan chặt chẽ, đó là: - Bản báo cáo nhiệm vụ (Mission Statement): báo cáo về mục đích lâu dài của tổ chức, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Nó mô tả những giá trò và những vấn đề ưu tiên của tổ chức, xác đònh chiều hướng phát triển tổng quát của một tổ chức. 6 - Mục tiêu dài hạn (Perspective Objectives): là những thành quả xác đònh mà một tổ chức tìm cách đạt được khi theo đuổi những nhiệm vụ chính của mình. Mục tiêu dài hạn có thời hạn trên một năm, phải mang tính thách thức và đo lường được. Mục tiêu được xác đònh cho cả tổ chức và cho từng bộ phận trong tổ chức. Mục tiêu dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch đònh chiến lược. - Chiến lược (Strategy): là những phương tiện để đạt tới mục tiêu dài hạn. - Mục tiêu hàng năm (Annual Objectives): là những cái mốc mà tổ chức phải đạt được để vươn tới các mục tiêu dài hạn. Mục tiêu hàng năm đóng vai trò quan trong trong việc thực thi chiến lược. - Các cơ hội (O – Opportunities) và nguy cơ (hay: thách thức, T – Threats)): đây là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, ngoài tầm kiểm soát của tổ chức và có thể làm lợi hay gây hại đến tổ chức. Trong quản trò chiến lược, cần hình thành các chiến lược để tận dụng hết các cơ hội và tránh hay giảm các nguy cơ. - Các điểm mạnh (S – Strengths) và điểm yếu (W – Weakness): là những yếu tố nội bộ của tổ chức, trong phạm vi kiểm soát của tổ chức. Những điểm mạnh hay điểm yếu được xác đònh trong mối liên hệ với các đối thủ cạnh tranh. - Các chính sách (Policy): chính sách cũng là những phương tiên quan trọng để đạt được các mục tiêu đề ra nhưng với phạm vi hẹp hơn, mang tính chức năng và tính linh hoạt hơn là chiến lược. 1.1.2 Chiến lược kinh doanh trong thực tiễn: Trên thực tế , chúng ta thường gặp các loại chiến lược phổ biến như sau: 1.1.2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung Nhóm chiến lược này chủ yếu nhằm cải thiện vò thế cạnh tranh của công ty với những sản phẩm hiện có trên cơ sở tăng cường hoạt động Marketing hoặc thay đổi chiến lược thò trường hiện có mà không thay đổi sản phẩm nào, loại này có ba chiến lược chính: - Chiến lược thâm nhập thò trường: tìm kiếm thò phần tăng lên cho các sản phẩm hiện tại và các dòch vụ trong các thò trường hiện có qua những nỗ lực tiếp thò nhiều hơn . 7 - Chiến lược phát triển thò trường: đưa các sản phẩm hiện có vào các khu vực mới. - Chiến lược phát triển sản phẩm: tăng doanh số bằng việc cải tiến hoặc sữa đổi các sản phẩm hoặc dòch vụ hiện có. 1.1.2.2 Chiến lược phát triển hội nhập Nhóm chiến lược này nhắm tới mục tiêu kiểm soát các nhà phân phối, nhà cung cấp, hoặc các đối thủ cạnh tranh. - Hội nhập về phía trước: nhằm tăng quyền sỡ hữu hoặc kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc bán lẻ hàng hóa của doanh nghiệp. - Hội nhập về phía sau: tìm kiếm quyền sỡ hữu hoặc kiểm soát đối với nhà cung cấp của doanh nghiệp. - Hội nhập theo chiều ngang: tìm kiếm quyền sỡ hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.2.3 Chiến lược đa dạng hóa Nhóm chiến lược này thường được sử dụng trong công ty đa ngành, nó chiếm một vò trí quan trọng trong chiến lược cấp công ty. Nhóm chiến lược này tương đối uyển chuyển và linh hoạt tuy nhiên đòi hỏi những cơ sở hạ tầng về vật chất, tài chính và khả năng quản trò. Nhóm chiến lược này bao gồm: - Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: nhằm thêm vào các sản phẩm mới nhưng có liên hệ với nhau (nhóm hàng hóa thay thế hoặc bổ sung). - Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang: thêm vào những sản phẩm dòch vụ mới (không có liên quan đến sản phẩm hiện tại) nhắm vào khách hàng hiện có. - Chiến lược đa dạng hóa tổng hợp: thêm vào những sản phẩm dòch vụ mới không có liên hệ gì với nhau (nhóm hàng hóa độc lập). 1.1.2.4 Chiến lược suy giảm Nhóm chiến lược này được sử dụng khi công ty cần sự chỉnh đốn sau những ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế hay cần phải củng cố tránh sự suy thoái toàn diện của công ty. Bao gồm các chiến lược chính sau: 8 - Thu hẹp hoạt động: củng cố lại tổ chức thông qua cắt giảm chi phí và tài sản để tập trung nguồn lực vào một / một số ngành. - Cắt bỏ hoạt động: bán đi một bộ phận của công ty nhưng vẫn đảm bảo công ty hoạt động được. - Thanh lý: bán tất cả tài sản của công ty từng phần một với giá trò thực của nó. 1.2 Quy trình xây dựng chiến lược: Xây dựng (hoạch đònh) chiến lược là giai đoạn đầu trong quá trình quản trò chiến lược. Khái niệm quản trò chiến lược bao hàm nội dung rộng hơn khái niệm xây dựng chiến lược. Quảõn trò chiến lược bao gồm: xây dựng (hoạch đònh), thực hiện và đánh giá chiến lược. Xây dựng chiến lược là quá trình thiết lập sứ mạng kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu môi trường bên trong để xác đònh các mặt mạnh, mặt yếu, nghiên cứu môi trường bên ngoài để xác đònh cơ hội và nguy cơ, đề ra các mục tiêu dài hạn xây dựng và chọn lựa các chiến lược thay thế. Sau khi doanh nghiệp đã xác đònh chiến lược cần phải theo đuổi thì quá trình quản trò chiến lược sẽ chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn thực hiện chiến lược. Bản chất của giai đoạn này là chuyển dòch ý tưởng chiến lược thành hành động chiến lược. Giai đoạn này mang những đặc điểm cơ bản khác với giai đoạn xây dựng chiến lược: nếu như xây dựng chiến lược là một quá trình tri thức, đòi hỏi kỹ năng trực giác và phân tích, chỉ cần sự hợp tác của một số cá nhân thì thực hiện chiến lược là một quá trình hành động, đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo và khuyến khích, cần sự hợp tác của tất cả mọi người trong tổ chức. Đánh giá chiến lược là quá trình so sánh kết quả mong muốn với kết quả thực sự đạt được. Giai đoạn này nhắm đến mục đích xem xét, điều chỉnh các công việc, chính sách thực hiện chiến lược nhằm đảm bảo chiến lược đề ra được triển khai và thực hiện đúng. Đánh giá chiến lược nhắm đến cả mục tiêu dài hạn và hàng năm. Do đề tài của luận văn được giới hạn trong phạm vi: hoạch đònh chiến lược 9 [...]... luận văn này, các vấn đề về xác đònh nhiệm vụ kinh doanh, phân tích các yếu tố bên ngoài, phân tích các yếu tố nội bộ của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam sẽ được giải quyết trong chương 2 Chương 3 sẽ giải quyết vấn đề xác đònh và lựa chọn chiến lược kinh doanh khả thi và hấp dẫn nhất cho Eximbank 23 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Á Å 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng. .. Việt Nam Các nhà sản xuất, kinh doanh các mặt hàng bò tổn thương nhiều nhất bởi quá trình hội nhập là: nhiên liệu, phân bón, sắt thép, xi măng, hàng thay thế nhập khẩu, là những khách hàng lớn của các ngân hàng Việt Nam, nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh xấu đi do không thể cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu (miễn thuế!) thì cuối cùng thì mọi rủi ro sẽ tập trung vào các ngân hàng thương mại 2.2.2... môi trường công nghệ chung ở trình độ thấp của cả nền kinh tế 2.2.5 Môi trường cạnh tranh Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được chia ra 4 nhóm căn cứ theo tính chất sở hữu, bao gồm: Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; Các ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài; Các ngân hàng quốc doanh; Các ngân hàng cổ phần Trong hệ thống ngân hàng cổ phần lại được chia ra 2 phân nhóm căn... nhất là liên doanh với đối tác Việt Nam Sau 12.2004, hạn chế này sẽ được bãi bỏ; 32 + Trong vòng 9 năm kể từ khi BTA có hiệu lực, tức đến 12 .2010: các ngân hàng Hoa Kỳ có thể liên doanh với ngân hàng Việt Nam, với phần góp vốn không lớn hơn 49 % và không nhỏ hơn 30 %; + Sau 9 năm kể từ khi BTA có hiệu lực, tức sau 12 .2010: các ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100 % tại Việt Nam; + Các... gửi liên ngân hàng, Nhóm 2: các nghiệp vụ tài sản có bao gồm: Cho vay, bảo lãnh doanh nghiệp và cá nhân, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư liên ngân hàng, kinh doanh trên thò trường tiền tệ (Spot, Forward, Option), kinh doanh vàng, thẻ tín dụng VISA và MASTER, Nhóm 3: các dòch vụ ngân hàng bao gồm: dòch vụ tài chính trọn gói du học sinh, thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu, Phone... là chiến lược có tổng cộng số điểm ở bước 6 là cao nhất Kết luận chương 1 Các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phải luôn luôn xác đònh các mục tiêu dài hạn và mục tiêu hàng năm cho mình Chiến lược kinh doanh chính là con đường và các bước đi trên con đường đạt đến các mục tiêu đó Để xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, chúng ta tuân theo một quy trình bao gồm: xác đònh nhiệm vụ kinh. .. Trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ hội nhập đầy đủ vào Khu vực mậu dòch tự do ASEAN (AFTA), tiếp tục thực hiện lộ trình cam kết trong Hiệp đònh thương mại Việt Nam Hoa Kỳ (BTA), Việt Nam cũng đặt mục tiêu gia nhập WTO trong năm 2005 Tiến trình hội nhập sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp, các ngân hàng, các nhà quản lý, các tầng lớp người lao động và hầu như ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh. . .kinh doanh của ngân hàng nên trong chương 1, luận văn sẽ không đi chi tiết vào các vấn đề lý luận của giai đoạn thực hiện và đánh giá chiến lược Quy trình xây dựng chiến lược bao gồm 4 bước: xác đònh nhiệm vụ kinh doanh; phân tích môi trường bên ngoài; phân tích tình hình nội bộ; phân tích và lựa chọn chiến lược Mỗi bước sẽ bao gồm các công việc chủ yếu như sau: 1.2.1 Xác đònh nhiệm vụ kinh doanh. .. thu nhập ròng 2003 của Eximbank là: 150 – 48 = 102 tỷ đ 2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Eximbank 2.2.1 Môi trường kinh tế Hoạt động của ngân hàng thương mại luôn luôn gắn bó chặt chẽ với sự vận hành của nền kinh tế Trong suốt 5 năm liên tục từ 2000 đến 2004, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn đònh, tăng trưởng GDP qua các năm đều đạt mức cao, cụ thể: Năm. .. hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Eximbank là một ngân hàng cổ phần có lòch sử ra đời đặc biệt, không giống bất cứ một ngân hàng hay công ty cổ phần nào khác: Eximbank được thành lập theo nghò quyết của Chính phủ vào năm 1989 (lúc bấy giờ gọi là Hội đồng Bộ trưởng) bằng một quyết đònh của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt với nhiệm vụ được xác đònh rõ là: kinh . trạng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong thời gian qua. CHƯƠNG 3: Hoạch đònh chiến lược kinh doanh của Eximbank đến năm 2010. TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Ngày đăng: 14/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w