5đềtàitốikịkhi "buôn"
"Buôn chuyện" là chuyện không thể tránh khỏi nơi công sở, đôi khi đó còn là
việc nên làm để tạo sự hoà đồng, thân thiện. Tuy nhiên, đó cũng là con dao
hai lưỡi nếu bạn không "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng". Đừng
để những câu chuyện tầm phào có thể làm lộ gót asin của bạn hoặc gây phản
cảm trong mắt đồng nghiệp. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến công
việc và cuộc sống của bạn.
Đức tin
Trong các câu chuyện không nên gợi mở về đức tin của mình hay của những đồng
nghiệp khác và đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, mọi người sẽ khó chịu khi
nghe bạn ca tụng đức tin của mình hay chỉ trích người khác. Rất khó có thể tìm
thấy ""điểm chung"" trong cả một tập thể về vấn đề đức tin.
Chính kiến
Đây cũng là một vấn đề thuộc quan điển cá nhân, có thể không quá nghiêm trọng
nhưng cũng rất khó để không xảy ra tranh cãi bởi mỗi người có một quan điểm và
ai cũng muốn bảo vệ chính kiến của mình. Và rất có thể trong lúc bạn hăng say
bảo vệ quan điểm của mình, thì bạn đã làm mất lòng những người khác, nếu họ
không có cùng một suy nghĩ như bạn. Từ bất đồng nhỏ dẫn đến những bất đồng
lớn là một khoảng cách rất gần nếu bạn không biết ""điểm dừng"" trong các câu
chuyện nơi công sở.
Cuộc sống riêng tư
Công sở không phải là chốn để bạn đem những chuyện rắc rối riêng tư ra để chia
sẻ. Điều này sẽ vô tình làm lộ gót ""asin"" của bạn. Chưa kể những chuyện không
vui của bạn có thể làm cho đồng nghiệp cảm thấy bị phiền và sếp sẽ nghĩ rằng bạn
có thể bị phân tâm trong công việc. Đặc biệt không nên nói về cuộc sống phòng
the của mình ở chỗ đông người? Đơn giản bởi vấn đề này chỉ liên quan đến làm
việc sẽ làm mọi người cảm thấy mất tự nhiên. Thay vì kiếm sự cảm thông từ phía
đồng nghiệp, bạn sẽ trở nên lố bịch hoặc đáng thương trong mắt mọi người.
Tham vọng nghề nghiệp
Cho dù bạn là người rất cầu tiến và nhiều hoài bão nhưng không nên để lộ những
khát khao quá lớn về nghề nghiệp, điều này sẽ khiến đồng nghiệp lo ngại bạn sẽ
sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích của mình, kể cả ""hất cẳng"" họ, còn
sếp thì nghĩ rằng bạn sẽ từ bỏ công việc bất cứ lúc nào nếu có một cơ hội tốt hơn.
Tốt nhất, bạn hãy thể hiện thái độ tích cực trong công việc, thực tế sẽ chứng minh
năng lực của bạn chứ không phải lời nói. Khi bạn khiêm tốn, có thể đồng nghiệp
sẽ ủng hộ bạn tích cực hơn và sếp sẽ không lo ngại khi cất nhắc một người như
bạn.
Vấn đề về sức khỏe
Không nên nhắc đi nhắc lại chuyện đau yếu hay vấn đề sức khỏe của mình với
đồng nghiệp tại cơ quan. Bạn cũng không hi vọng đồng nghiệp sẽ làm thay phần
việc của bạn mà còn làm mọi người nghĩ rằng bạn không làm tốt công việc hiện
tại. Tệ hại hơn, sếp sẽ không dám giao cho bạn, một người không đủ sức khỏe,
một công việc mới hay một vị trí lãnh đạo. Chắc chắn bạn đã tự tước đi cơ hội của
chính mình. Tất nhiên, lo lắng về sức khỏe là cần thiết nhưng nên giữ điều này cho
riêng mình, không đồng nghiệp nào có nhu cầu cần biết quá chi tiết về sức khỏe
của bạn và bạn cũng không cần thiết phải chia sẻ điều này với tất cả mọi người.
. 5 đề tài tối kị khi "buôn"
"Buôn chuyện" là chuyện không thể tránh khỏi nơi công sở, đôi khi đó còn là
việc nên. phải lời nói. Khi bạn khi m tốn, có thể đồng nghiệp
sẽ ủng hộ bạn tích cực hơn và sếp sẽ không lo ngại khi cất nhắc một người như
bạn.
Vấn đề về sức khỏe