Luận văn Hồi chỉ trong hội thoại tiếng Việt trình bày các nội dung: Quan niệm về hồi chi, hồi chi trong dụng học, sự hình thành hồi chi trong hội thoại tiếng Việt, sự năng động của hồi chi trong hội thoại tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHi MINH
TRAN THI THU HONG
HOI CHi TRONG HOI THOAI TI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Trang 2LOI CAM ON
Những điều trình bày trong luận văn này mới chỉ là kết quả ban đầu Song kết quả có được là nhờ sự giúp đỡ của nhiều người cùng sự nỗ lực của bản thân
Người viết trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sư - Tiến sĩ
Hoàng Dũng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn người viết Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và bổ sung những ý kiến quan trọng dé hoàn thiện nội dung đồng thời hướng dẫn để người viết có phương hướng tiếp cận và nghiên cứu đề tài một cách hiệu quả
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với quí Thầy Cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học chuyên ngành Lí luận ngôn ngữ khóa 13
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành pho Hồ Chỉ Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người viết hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận, Ban Giám
hiệu Trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo đã tạo thuận lợi về thờ gian và tài chính
giúp người viết hoàn thành khóa học Cao học
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ người viết trong thời gian thực hiện luận văn
Phan Thiet, tháng 12 năm 2006
Trang 3MUC LUC LOI CAM ON MỤC LỤC MỞ ĐÀU 2 Lí do chọn dé
2.1.Về phương diện lí luận 3.2.Về phương diện thực tiễn 3 Lịch sử vấn đề
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ l
4.1 Phương pháp nghiên cửu 10
4.2 Nguôn dữ liệu 10
5 Bồ cục luận văn
CHUONG 1 QUAN NIEM HOI CHi
1.1 Gi6i thiệu chung
1.2 Lithuyết cú pháp học về vấn đề hồi chí - Tóm tắt “Lí thuyết Chỉ phối rằng buộc” của Chomsky
1.3 Lí thuyết dụng học về vấn đề hồi chỉ - “Lí thuyết Hàm ngôn hội thoại” của Grice và những quan niệm phát trí
1.3.1 Lí thuyết Hàm ngôn hội thoại của Grice : l5
1.3.2 Những quan niệm phát triển 16
1.3.3 Đại cương lí thuyết về hồi chỉ của Grice : 25
Tiểu
CHƯƠNG 2 HỘI CHỈ TRONG DUNG HQ
2.1 Giới thiệu chung
2.2 Hồi chỉ sero trong cấu trúc cầu khiết 2.3 Hồi chỉ sero trong cấu trúc chủ 2.4 Hồi chỉ sero trong câu trúc quan hệ
2.5 Đối chiếu hồi chỉ zero và đại từ hiển hiện - Nguyên tắc giải thích tránh dùng lại
Trang 42.6 Đại từ phản thân cách quãng 2.7 Tiểu kết CHƯƠNG 3 QUI TÁC HÌNH THÀNH HỘI CHỈ TRONG HỘI THOẠI TIÊNG VIỆT 64
3.1 Giới thiệu chung 64
3.2 Sự phân bồ hồi chỉ trong hội thoại tiếng Vì 65
3.3 Sản sinh hôi chỉ trong hội thoại tiếng Việ 68
3.3.1 Viée tạo ra cách nhắc đến người thứ ba trong giao tiếp 70 3.3.2 Sắp xắp các hỗi chi 85 3.3.3 Duy tri sự gợi nhắc: 86 3.4 Tiểu kết 97
CHUONG 4 SU NANG Di CUA HOI CHỈ TRONG HỘI THOẠI TIỀN:
4.1 Giới thiệu chung VIET99 99 4.2 Việc tiếp nhận hồi chỉ trong hội thoại tiếng Việt 4.3 Sự năng động trong hội thoại và sự ảnh hưởng của nó đến hôi chỉ 4.4 Tiểu kết
PHY LUC TIENG VIET
Trang 51.Đối tượng nghiên cứu
Hồi chỉ là mội phạm trù phô quát, được biểu hiện bằng những phương tiện khác nhau và phố biến trong ngôn ngữ Những quan niệm và cách hiểu hồi chỉ trong hội
thoại tự nhiên đã được tìm hiểu và xây dựng thành những lí thuyết lớn Việc sử dung
hồi chỉ trong mỗi ngôn ngữ khác nhau mang những sắc thái văn hóa đặc thù Đề lựa
chọn mọi hình thức nhắc đến đối tượng đã xuất hiện trong ngữ cảnh hay nhắc đến đối
tượng được ám chỉ, mỗi phương tiện như một danh từ, một đại từ, một chỗ trống chủ
thể đều có thể đảm nhiệm chức năng hàm ý đối tượng, nhưng, mỗi ngôn ngữ trong trường hợp này lại có những thói quen lựa chọn phương tiện biểu hiện hồi chỉ rất khác nhau do nhiều yếu tố chỉ phối Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hồi chỉ
trong hội thoại tiếng Việt
Chẳng hạn, có nhiều hình thức hồi chỉ cùng xuất hiện trong một đoạn thoại sau:
A: MT (tên riêng) là một tải năng điện ảnh
B: Cách diễn xuất của anh ấy khiến người xem rung động
C: Này, cái Hương ham mé (anh dy) cuc ki day
Lam thé nào để lí giải sự thay đổi cách gọi về cùng một đối tượng trong vi du
trên? Những vấn đề về việc tạo thành, cách duy trì, sự năng động về cách hiểu hồi chỉ
trong hội thoại tiếng Việt là những nội dung luận văn này tham vọng làm sáng tỏ về mảng nghiên cứu rất thú vị này
2 Lí do chọn đề tài
Hồi chỉ trong hội thoại tiếng Việt có những hình thức sử dụng và phương thức lĩnh hội tương đối thú vị nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn
đề này một cách thấu đáo, có hệ thống Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài Hồi chi trong
hội thoại tiếng Việt để nghiên cứu Việc nghiên cứu những phương liên thể hiện hồi chỉ và cách hiểu hồi chỉ ưong hội thoại tiếng Việt sẽ góp phần giải quyết mội sô vân
Trang 62.1.Về phương diện lí luận
Luận văn khảo sát các hình thức biểu hiện của hồi chỉ và những cách hiểu về hồi chỉ ưong hội thoại tiếng Việt nhằm khắc họa rõ nét về một vấn đề còn tương đối bị bỏ ngỏ Trên cơ sở tiếp thu các lí thuyết chung về hồi chỉ, văn mong muốn tạo được một bước khám phá và định hình một lí thuyết về hồi chỉ trong hội thoại tiếng Việt ở góc độ tiếp cận dụng học
2.2.Về phương diện thực tiễn
Luận văn phân tích ngữ nghĩa, dụng học của các phương tiện hồi chỉ nhằm góp phần vào việc dạy và học tiếng Việt nói chung và hồi chỉ nói riêng trong nhà trường 3 Lịch sử vấn đề
Bộ môn dụng học, “một bộ môn ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu cách sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh cụ thẻ, để đạt
được những mục tiêu cụ thể” (Nguyễn Thiện Giáp, Dựng học Việt ngữ, tr.7), đã có sự
phát triển nhất định trong vài mươi năm trở lại đây Các lĩnh vực mà dụng học nghiên
cứu đã đem lại tác dụng to lớn trong quá trình khám phá và sử dụng ngôn ngữ Đó là
các nội dung về mối quan hệ giữa ngữ cảnh và ý nghĩa, về nhân tố con người trong việc sử dụng ngôn ngữ đề giao tiếp: hành động ngôn trung, vai trò của lịch sự và giao
tiếp trong hội thoại
Trong luận văn này, dựa trên nền tảng phân tích sâu sắc hội thoại tiếng Việt,
chúng tôi sẽ phát triển một lí thuyết dụng học về hồi chỉ trên cơ sở tiếp thu những lí
thuyết dụng học kinh điển đã và đang được vận dụng trong việc phân tích hồi chỉ
trong quan niệm của giới nghiên cứu ngôn ngữ
Hồi chỉ đề tập đến môi quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ, trong đó một yếu
được gọi là hổi chiếu trong mội cách nào đó được xác định bởi sự giải thích yêu lố
đứng ở phía trước nó, được gọi là riễn vật (antecedence)
Vấn đề hồi chỉ (nói chung) không phải là một vấn đề mới Hồi chỉ đã từng được nhà ngữ học trứ danh CHornsky nghiên cứu bằng việc cho ra đời lí thuyết nổi tiếng chi phối quan niệm, cách xem xét, phân tích hồi chỉ trong một thời gian dài và
Trang 7cho đến nay vẫn chưa hề bị lăng quên khi đã có một loạt những lí thuyết mới về hồi chỉ ra đời: lí thuyết Chi phối ràng buộc (Goveming Binding theory - viết tắt: GB Theory) Lí thuyết này là nền tảng cho sự phát triển của những lí thuyết mới về hồi chỉ Trong những năm gần đây, hồi chỉ không chỉ trở thành vấn đề trung tâm của lí thuyết ngôn ngữ mà còn thu hút sự chú ý ngày càng lồn của những nhà triết học, tâm
lí học, các nhà khoa học nghiên cứu nhận thức và những chuyên gia nghiên cứu kĩ
năng, kĩ xảo Theo CHornsky, lí do là vì hồi chỉ không những phản chiếu sự ảnh hưởng của những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát mà quá trình tạo nên hỏi chỉ còn bao gồm sự liên quan chặt chẽ các yếu tố cú pháp, ngữ nghĩa và dụng học Vì vậy, việc nghiên cứu hồi chỉ trong mối quan hệ phức hợp ba yếu tố này đã dấy lên thành một phong trảo sôi nôi trong lĩnh vực ngôn ngữ nhằm chứng minh sự tổn tại mối liên quan giữa ba lĩnh vực trên trong lí thuyết ngôn ngữ
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hồi chỉ được công bố ở nước ngoài chung quanh những vấn đề sau đây: các hình thức biểu hiện hồi chỉ trong ngôn ngữ tự
nhiên, cách tạo ra hồi chỉ, hồi chỉ dưới góc nhìn của ngữ pháp hình thức, vận dụng
hồi chỉ trong ngôn ngữ bằng phương pháp tiếp cận của dụng học Đặc biệt là trong những thập niên gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của dụng học, người ta nhận ra rằng quan niệm phô biến cho rằng chỉ có yếu tố cú pháp và ngữ nghĩa là có vai trò quyết định đến hồi chỉ là một quan niệm sai lầm Không thể nghiên cứu vân đỗ hồi
chỉ mà không quan tâm đến môi tương tác và sự phân tích cặn kẽ cả ngữ pháp lẫn
dụng học Hơn thế nữa, những đóng góp của yếu tố dụng học đóng một vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với những gì đã từng được quan niệm trước đây Tuy nhiên, không thể phủ nhận ảnh hưởng của cú pháp và ngữ nghĩa trong mô hình lí thuyết
dụng học về hồi chỉ mà ngược lại quan niệm mới về hồi chỉ xác định một vai trò nhất
định của cú pháp và ngữ nghĩa trong quá trình xây dựng một lí thuyết hoàn chỉnh hơn
Trang 8
Các hình thức diễn đạt hồi chỉ ương nhiều ngôn ngữ khác nhau, như trong tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật đã được miêu tả và phân tích khá kĩ lưỡng theo hướng dụng học với lí thuyết dẫn đường của Grice, lí thuyết Hàm ngôn hội thoại
Trong lúc đó, còn rất ít những công trình nghiên cứu về hồi chỉ trong hội thoại
tiếng Việt từ phương diện dụng học Trong các sách viết về cú pháp trước khi trường phái ngữ pháp chức năng ra đời, hằu như không thấy nhắc đến thuật ngữ “hồi chỉ”
Từ thập kỉ 80 về sau, nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học da chú ý hơn đến vấn đề
này và đặc biệt tên gọi hồi chỉ đã xuất hiện ương những nghiên cứu khám phá mở đường cho trường phái ngữ pháp chức năng và được tổng kết tương đối tỉ mỉ về các phương tiện diễn đạt hồi chỉ; như công trình “Sơ thảo ngữ pháp chức năng” được viết
bởi GS Cao Xuân Hạo; hoặc gần đây quan niệm nghiên cứu hồi chỉ như là một
phương tiện liên kết câu theo quan sát của ngữ pháp văn bản trong “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” (Trần Ngọc Thêm)
Hồi chỉ trong tiếng Việt cũng được nhắc đến với tư cách là một khái niệm xuất
hiện trong dụng học trong bài viết “Quy chiếu và nội suy — Hai khái niệm trong dụng
học và việc dạy và học liếng Anh ở bậc Đại học” của PGS.TS Trần Hữu Mạnh
(Những vấn đề ngữ dụng học, 1999: tr.238)
Các bài viết “Ngữ trực thuộc tỉnh lược” của Phạm Văn Tỉnh (Ngữ học tré 97, tr.69) và “Phép thé dai tir trong phân tích diễn ngôn” của Ngô Đình Phương (Ngữ học
trẻ 2002, tr.377) cũng gián tiếp nghiên cứu biểu hiện của hồi chỉ trong tiếng Việt Bàn về khả năng có thể lược bỏ của Đề, tác giả Nguyễn Thị Ảnh cũng đã tạo
một cơ sỏ nữa cho việc nghiên cứu vấn đề hình thành hồi chỉ, một nội dung trong vấn đề hồi chỉ tiếng Việt: bài viết "Bàn về thuộc tính của Đề trong câu tiếng Việt và chủ
ngữ trong câu tiếng Anh" (Ngữ học trẻ 2002, tr.288)
Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu liên quan được thẻ hiện trong các bài viết
như: “Hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ trong tiếng Nhật đối với lỗi giao thoa trong
tiếng Việt của người Nhật Bản” (Nguyễn Thiện Nam, Ngữ học ứ '97, tr 145);
“One - phương tiện thay thế cụm danh từ trong Văn bản tiếng Anh” (Hồ Ngọc
Trang 9Trung, Ngit hoc tré 2002, tr.149); "Những nét Văn hóa Việt được thể hiện trong việc dịch đại từ nhân xưng je tiếng Pháp sang tiếng Việt trong “Lão hà tiện” của Molière” (Vũ Hữu Thụy, Ngữ học trẻ 2003, tr 346); “Phát ngôn giản lược trong ca dao dân ca” (Ngữ học trẻ 2003, tr460)
Trang 104 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 4.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau Những phương pháp nghiên cứu này được sử dụng phối hợp
linh hoạt đề việc tạo kết quả tốt nhất cho việc nghiên cứu
4.1.1.Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp chủ yếu, được thực hiện trong suốt luận văn Các cứ liệu
ding dé khảo sát các phương tiện hồi chỉ là những cứ liệu thuộc hội thoại tiếng Việt
hiện đại Chúng tôi miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa, dụng học và cách sử dụng của các
phương tiện hồi chỉ Đồng thời kết hợp với việc so sánh đối chiếu giữa các phương tiện hồi chỉ khác nhau để làm rõ cách sử dụng hồi chỉ trong lời ăn tiếng nói hàng
ngày
4.1.2 Phương pháp đối chiếu
Phương pháp này dùng đề so sánh một số phương tiện hồi chỉ của tiếng Việt với
những phương tiện tương đương trong tiếng Anh Mục đích của phương pháp này là
làm nỗi rõ sự độc đáo của phương tiện hồi chỉ trong hội thoại tiếng Việt
4.1.3 Phương pháp phân tích:
Phương pháp này dùng đề phân tích sự phối hợp các yếu tố cú pháp, ngữ nghĩa và
dụng học trong mỗi hình thức diễn đạt hồi chỉ được nêu
4.2 Nguồn dữ liệu :
Tôn trọng tiêu chí khảo sát hồi chỉ trong hội thoại tự nhiên, các hình thức thể hiện
cách nói hồi chỉ được khảo sát chủ yếu trên cứ liệu khâu ngữ, những mầu thoại trong đời sống được tái hiện trong các tác phẩm văn học, trên báo chí, trong phim ảnh
đương đại Việt Nam
Bên cạnh, chúng tôi cũng dựa vào những cảm nhận tự thân của người bản ngữ để
nhận xét và phân tích vấn đề
Trang 115 Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 4 phần Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn có 4
chương:
Chương 1: Quan niệm về hồi chi
Chương này trình bày tóm tắt các quan niệm phổ biến về hồi chỉ của các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc nhìn cú pháp học và dụng học như Chomsky, Grice, Levinson, Horn, lan Huang
Chương 2: Hồi chỉ trong dụng học
Chương này khảo sát hồi chỉ đưới góc nhìn dụng học ở những khía cạnh biểu hiện
cụ thể của nó
Chương 3: Sự hình thành hồi chỉ trong hội thoại tiếng Việt
Chương này khảo sát sự tạo lập và duy trì hồi chi trong hội thoại dựa trên cứ liệu
tiếng Việt
Chương 4: Sự năng động của hồi chỉ trong hội thoại tiếng Việt
Chương này khảo sát cách tiếp nhận hồi chỉ trong hội thoại tự nhiên và ảnh hưởng,
của sự năng động trong hội thoại tự nhiên đối với việc sử dụng hồi chỉ
Ngoài ra luận văn còn có một bản phụ lục liệt kê các mẫu thoại được sử dụng
trong luận văn và trích dẫn xuất xứ các mẫu thoại được trích dẫn từ tác phẩm văn
Chương và trong các tác phẩm điện ảnh Việt Nam
Trang 12CHUONG 1 QUAN NIEM HOI CHi
1.1 Giới thiệu chung
Van đề hồi chỉ đã được quan tâm từ rất sớm Vào khoảng thập niên 70 của thế kỉ XX, Chomsky đã xây dựng một lí thuyết về hồi chỉ tiếp cận từ góc độ cú pháp: Lí thuyết Chỉ phối ràng buộc (Governing Binding Theory) Vấn đề hồi chỉ được phân tích bằng cơ chế giải thích liên quan
đến các thành phần câu Hồi chỉ được xem là một thành tố thuộc cấu trúc
Lí thuyết về hồi chỉ của Chomsky đã đặt cơ sở cho rất nhiều các nghiên cứu khác về hồi chỉ Và các phát triển lí thuyết về hồi chỉ dựa trên nền
tảng mà Chomsky xây dựng, đương nhiên, cũng xem hồi chỉ là một hiện
tượng, một vấn đẻ thuộc cú pháp học Như vậy là đã tồn tại một quan
niệm rộng rãi đến mức phổ biến trước khi có một lí thuyết tương đối toàn diện về hồi chỉ từ góc độ dụng học là chỉ có yếu tố cú pháp và ngữ nghĩa là có ý nghĩa quyết định đến hỏi chỉ
Mối liên quan giữa cú pháp và dụng pháp trong sự tác động qua lại
để định hướng nhiều tiến trình tạo lập và giải thích hồi chỉ ngày càng rõ ràng hơn dưới con mắt của các nhà quan sát ngôn ngữ Điều này làm cho người ta không thể làm ngơ trước vai trò của yếu tố dụng học trong vấn đề hồi chỉ, hay nói cách khác, không thể phủ nhận mức độ ảnh hưởng của dụng học trong vấn đề hồi chỉ, bên cạnh những ảnh hưởng của ai pháp
học và ngữ nghĩa học Vì vậy, một loạt những nghiên cứu về hồi chỉ xuất
phát từ những lí thuyết căn bản của dụng học ra đời
Từ đây, người ta thấy rằng hồi chỉ rõ ràng bao gồm những yếu tố cú pháp, ngữ nghĩa và dung hoc Không những thế yếu tố dụng học được thừa nhận là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong van đề hồi chỉ Không thé lí giải hồi chỉ nếu không vận dụng những kiến thức cơ bản của dụng
học., như ngữ cảnh, văn cảnh, hàm ý Sự phan chia quan niệm về vai trò
Trang 13
tạo nen một bức tranh không thông nhất Điều quan trọng là “cần có một
cái nhìn đơn giản nhất và khái quát nhất trên cơ sở mô tả ngôn ngữ” (Horn) nghĩa là cần có một lí thuyết thông nhất về một vấn đề được xem
xét trong ngôn ngữ Do vậy, khác với một thế hệ các quan niệm của những nhà ngôn ngữ học trước đây xem sự xuất hiện của dụng học trong
ngôn ngữ học châu Âu là đóng vai trò tamg tâm nhưng bị chỉ phối bởi cú pháp, một nhu cầu phát triển lí thuyết dụng học đúng với vai trò của nó trong ngôn ngữ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn Với sự phân tích xuất
phát từ Lí thuyết Hàm ngôn hội thoại mới của Grice, dụng học trong
vấn đề hồi chỉ không còn bị đối xử như một yếu tố phụ nữa
Phần tiếp theo, luận văn đi vào nội dung cơ bản: Những quan điểm chính vé Adi chỉ của giới nghiên cứu ngữ học nước ngoài Cu thé bao gồm hai mảng nội dung lớn như sau :
1.2 Lí thuyết cú pháp học về vấn đề hồi chỉ - Tóm tắt “Lí thuyết Chỉ phối ràng buộc” của CHornsky
1.3 Lí thuyết dụng học về vấn đề hồi chỉ - “Lí thuyết Hàm ngôn hội thoại” của Grice và những quan niệm phát triển
1.2 Lí thuyết cú pháp học về vấn đề hồi chỉ - Tóm tắt “Lí thuyết
Chỉ phối ràng buộc” của Chomsky
Nguyên tắc A: Một hồi chỉ phải bị giới hạn trong những yếu tố chỉ phối
nó
Nguyên tắc B: Một đại từ phải được tự do trong những yếu tố chỉ phối
nó Nguyên tắc C: một biêu thức R phải được tự do
Giới hạn: X chỉ phối Y nếu:
(1) X đồi hỏi điều kiện C đối với Y, và : (2) X kết hợp với Y
Trang 14(Yếu tố Y
(2) Một vật chỉ phối Y
(3)Một chủ ngữ có thể hướng tới Y
Sự tiếp cận: Y là một chủ ngữ hướng tới chủ ngữ X nếu (về mặt lí thuyết) sự kết hợp giữa hồi chỉ và chủ ngữ không xâm phạm vào mệnh đề chứa X với các yếu tố riêng trong nó
Vidu:
John lieked [a picture of [it] iji (John thích một bức tranh của nó)
~> [it] không thé được hồi chiếu với những vật như [một bức tranh của nó] Nói cách khác, chúng sẽ không thể liên hệ với nhau về nghĩa Sự chỉ phối: Một yếu tố X chỉ phối hoặc là vật chỉ phối đối với yếu tố Y
khi;
(1)X là phần đầu
(2)X phải kết hợp điều kiện “m đối với Y (3) Không có vật cản chỉ phối
1.3 Lí thuyết dụng học về vấn đề hồi chỉ - “Lí thuyết Hàm ngôn hội
thoại” của Grice và những quan niệm phát triển
2 Không cung cấp dư thông tin
Phương châm về quan hệ: Phải thiết yếu Phương châm về nghĩa: Phải rõ ràng
1.Tránh diễn đạt tối nghĩa
2.Tránh đa nghĩa, mờ nghĩa
3.Cần ngắn gọn
4.Có thứ tự
Trang 15rằng HNHT có chứa đựng những yếu tổ hồi chỉ bao hàm những thông tin thuyết phục Những thông tin này không được nói thăng ra trong ngữ
cảnh mà được
1.3.1 Lí thuyết Hàm ngôn hội thoại của Grice :
Hàm ngôn hội thoại là một trong hai vấn đề cơ bản trong hệ thống
lí thuyết dụng học của Grice Trong lí thuyết về hàm ngôn hội thoại, Grice cho rằng có một nguyên tắc nền tảng để xem xét sự luân phiên lời
thoại là xác định những phương thức mà ngôn ngữ đó sử dụng một cách
thường xuyên nhất dé tao một được một tương tác hợp lí Ông gọi đó là nguyên tắc hợp tác trong hội thoại
(1.1) Lí thuyết của Grice về HNHT:
a Nguyên tắc kết hợp: Tham gia cuộc thoại đúng mục đích và đề tài của
cuộc thoại
b Phương châm của hội thoai:
Phương châm vẻ lương: Phải chắc chắn về tính xác thực của lời nói
1 Không nói những gì bạn cho là sai
2 Không nói những gì bạn thiếu chứng cứ
Phương châm về chất
1 Đưa thông tin đúng nhu cầu cuộc thoại
2 Không cung cấp dư thông tin
Phương châm về quan hệ: Phải thiết yếu Phương châm về nghĩa: Phải rõ ràng
1.Tránh diễn đạt tối nghĩa
2.Tránh đa nghĩa, mờ nghĩa
3.Cần ngắn gọn
4.Có thứ tự
Trang 16rằng HNHT có chứa đựng những yếu tố hồi chỉ bao hàm những thông tin thuyết phục Những thông tin này không được nói thẳng ra trong ngữ
cảnh mà được hiểu và đóng góp vào cuộc thoại như những nhàn lô không
thé thiếu Grice phân biệt HNHT ra thành hai loại: mội loại xuất hiện không phụ thuộc điều kiện ngữ cảnh cụ thể và mội loại xuất hiện do ngữ
cảnh Ông gọi loại thứ nhất là hàm ngôn chung và loại thứ hai là hàm ngôn riêng (hàm ngôn cụ thể)
1.3.2 Những quan niệm phát triển:
Lí thuyết Hàm ngôn hội thoại của Grice tiếp tục được nghiên cứu bởi nhiều tác giả, bao gồm có Ailas và Levinson, sperber và Wilson Trong, những công trình phát ữiền tiếp theo này, lí thuyết đầu tiên của Grice đã được phát triển thành nhiều hướng khác nhau Như Sperber và Wilson ching han, trong quá trình xây dựng lí thuyết dụng học đã cho rằng
những những nguyên tắc và phương châm mà Grice đã phân chia sẽ được
xếp chung vào với nhau, đặt tên là “Nguyên rắc cẩn thiết” Trong nội dung nguyên tắc này, trọng tâm là hướng đến nhận thức của người nhận, nó có chiều hướng nghiêng về sự giải thích với những yếu tố cần thiết nhất Nguyên tắc thiết yếu là nguyên tắc đảm bảo cho sự tiếp nhận được rõ ràng về nội dung ẩn chứa của dòng trước Nói cách khác, nguyên tắc này luôn tạo ra những thông tin có giá trị nhất theo ngữ cảnh để tạo cơ sở cho sự nhận biết thông tin một cách phù hợp nhất với nguyên tắc R
Song song với mô hình trên, Horn đề nghị một sự giảm thiêu trong diễn đạt Horn cho rằng quan điểm về các phương châm của Grice (ngoại trừ nguyên tắc chất lượng) đều có thể được thay thế bằng hai nguyên tắc cơ bản và đối lập nhau: Nguyên tắc khối lượng (Q) và nguyên tắc thiết
yếu (R)
(12) Nguyên tắc QvaR ctia Horn:
Trang 17Chỉ nói những điều cần thiết nhất (theo nguyên tắc R) Nguyên tắc R: Chỉ diễn đạt những gì cần thiết
Không nói nhiều hơn mức cần thiết (theo nguyên tắc Q) về mặt câu trúc thông tin, nguyên tắc Q (nguyên tắc được tạo nên
từ phương châm vẻ lượng của người nói và người nghe của Grice) là
nguyên tắc dụng học cơ bản được khai thác đề tạo ra những HNHT ở
mức đô diễn đát cao hơn khi người nói phát ngồn p thì phát ngôn ấy có hàm ý là “tối đa P° Mặt khác, nguyên tắc tương đương R (nguyên tắc được xếp vào phương châm về lượng, quan hệ và nghĩa của Grice) là một
nguyên tắc dụng học mà trong đó người nói dùng một hình thức diễn đạt
bao quát dé hàm ý những điều cụ thể hơn: người nói khi nói đến P thì có hàm ý rằng “hon P”
Với quan điểm xem Nguyên tắc Q & R chỉ là sự chứng minh cho chiến lược tiết kiệm của Zipf, Horn đã đồng nhất nguyên tắc Q (người nghe đựa trên sự tiết kiệm cung cấp thông tin) với nguyên tắc R (dựa trên sự tối thiểu của các hình thức ngôn ngữ), /ức là đồng nhất chiến lược tiết kiệm ở người nói với chiến lược tiết kiệm ở người nghe: Áp lực của sự hợp nhất Ông cũng đồng nhất tuyệt đối nguyên tắc R theo quan niệm của Atlas với nguyên tắc I của Levinson Horn đã biện luận bằng cách
trích dẫn Martinet như một minh chứng để kết luận toàn bộ lí thuyết dụng
học của Grice có thê xuất phát từ sự tranh luận giữa nguyên tắc Q & R
theo những cách sau đây:
(1.3) Sự phân chia về chức năng của Horn
Khi có sẵn một biểu thức diễn đạt không đánh dấu ttrong đương
thay thế, người ta vẫn có xu hướng sử dụng một biểu thức diễn đạt có nội
dung kết hợp quan hệ và / hoặc miêu tả tỉ mỉ để truyền đạt một thông tin
Trang 18Nội dung cơ bản là: nhìn chung nguyên tắc R tạo nên một tiền sở
chiếu (vật ỏ trước) cho đến khi việc sử dụng một hình thức ngôn ngữ đối
lập qui hàm ý Q vào nội dung hợp lí của hảm ý R
Giả thuyết của Horn qui những phương châm ciia Grice vào hai
nguyên tắc Q & I đã được Levin son khảo sát Theo quan điểm của
Levinson, Horn đã thất bại trong việc đưa rằng một sự so sánh phân biệt
giữa những gì Levinson gọi là sự giảm thiêu về ngữ nghĩa (biểu thức ngữ nghĩa nói chung được đề cập đến những khía cạnh ngữ nghĩa cụ thẻ) với
sự giảm thiểu về diễn đạt (cách diễn đạt ngắn hơn thể hiện một nội dung
dài hơn),
Kết quả là, dựa trên sự nhằm lẫn trong cách sử dụng của Horn ở
nguyên tic Q & R, trong sự tổng hợp của giải pháp hàm ân, Levinson cho rằng nguyên tắc Q dường như là nhân tô chỉ phối chủ yếu trong viện sản
sinh các đơn vị lời nói, trong khi ở một phương diện khác, Horn lại cho
đó là sự luân phiên các yếu tố ngữ nghĩa đối lập, như hiện tượng vị ngữ
hóa vô hướng hoặc có mức độ, trong khi quan niệm của Levinson hầu
như chủ yếu căn cứ trên thông tin ngữ nghĩa (1.6) Khung lí thuyết của Horn
Đối với các cách diễn đạt (S, W)
1.A (S) phải bao hàm A (W) trong một câu bắt kì của A 2 S & W phải được từ vựng hóa như nhau
3 § & W phải có mối quan hệ ngữ nghĩa ttrong đương nhau, hoặc từ một trường nghĩa giống nhau
Những quan niệm trên đây đã dẫn Levinson đến việc tranh luận để
phân chia rõ ranh giới giữa nguyên tắc dụng học chủ yếu của những hình
thức diễn đạt bề mặt và những nguyên tắc dụng học bao trùm lên nội
Trang 19phương châm về chất) được qui về ba phương thức suy luận sau: nguyên
tắc Q (lượng), I (thông tin) và M (cách thức)
(1.7) Nguyên tắc Q, I & M của Levinson
a Nguyên tắc Q:
Phương châm của người nói : không cung cấp một thông tin mà tính
ưuyễn tin của nó yếu (ít) hơn những gì bạn biết, trừ khi cung cấp một thông tín (lời nói) mạnh hơn lời nói đồi lập với nguyên tắc I
Hé quả ở người nhận: biết rằng người nói sẽ tạo ra những thông tỉn tương ứng với kiến thức của mình nên anh ta sẽ :
1, Nếu người nói khẳng định hình thức A (W), và S (W) (thuật ngữ theo
phạm vi lí thuyết Hom) thì một hình thức diễn đạt có thể suy ra K không
bao hàm A (S) ), khi đó người nói bi
rằng không nên sử dụng một biểu
thức diễn đạt cụ thê hơn
2, Nếu người nói khẳng định A (W) và A (W) thì không có hàm ý Q
trong khi A (S) mạnh hơn có hàm ý Q( /S, W} là hai mệnh đề trái ngược) chì một câu có thể suy ra không K (Q) Như vậy người nói sẽ không biết liệu Q có chứa đựng hàm ý A (W) hay không"
b Nguyên tắc I:
Phương châm của người nói: Phương châm tối thiểu
Chỉ nói những điều cần thiết, nghĩa là tạo ra những thông tin bằng ngôn ngữ đủ để truyền đạt nội dung thông tin
Hệ quả ở người nhận: Quy luật tự mở rộng thông tin
Người nhận tự nhận biết và mở rộng nội dung thông tin mà người nói đưa
đến, bằng cách tìm ra cách hiểu cụ thể nhất dựa trên những gì mà người
Trang 201 Người nghe sẽ xâu chuỗi những môi quan hệ sẵn có giữa những vật ám chỉ hoặc những sự kiện; trừ khi điều này trái với lẽ tự nhiên hoặc người
nói đã bỏ qua qui luật tối thiểu mà chọn một cách biểu đạt đài dòng
2 Người nghe nhận biết hàm ý của câu nói từ những thông tỉn có liên
quan nêu điều đó phù hợp với lẽ thường
3 Tránh cách hiểu mà có nhiều hướng được đề cập (ám chỉ bằng rất
nhiều chỉ tiết cụ thể), đề cập đến vật được nhắc đến một cách tập trung nhất của việc tỉnh lược cụm danh tir (Dai tir zero)
e Nguyên tắc M:
Phương châm của người nói; không diễn đạt dài dòng, mơ hồ mà không có lí do
Hệ quả ỏ người nhân: Nếu người nói không dùng cách diễn đạt M, không
có ý định sử dụng cách diễn đạt không trọng tâm U, cu thé 1a anh ta cố
gắng tránh những kết hợp khuôn mẫu và I có hàm ý U
Cả hai nguyên tắc Q và I đều chủ yếu bị chỉ phối bởi thông tín ngữ
nghĩa và liên quan đến việc tự md rộng thông tin để nhận biết nội dung
Nguyên tắc Q chủ yếu nghiên cứu vấn đề về chất của sự diễn đạt HNHT
được Horn đề ra như sau:
(1.8) Theo lí thuyết của Horn, nơi có cách diễn đạt mạnh hơn về nghĩa
thay thế một câu A bắt kì đòi hỏi một câu giống với một cách diễn đạt
ngữ nghĩa yếu hơn
A (S) A (W) => s & w là những cách diễn dat đại khái ttrong ứng về nội
dung (sự văn lắt), thì việc sử dụng W sẽ hàm ý Q là phủ nhận S: A (W)
dẫn đến (-) A (S)
(1.9) Ví dụ: Một vài người bạn của tôi thích nhạc cô điển hơn
Trang 21dién hon
(1.10) Ménh dé Q: Dua ra một cấu trúc Q chứa một mệnh đề ¿ khác, nơi 4 không được đòi hỏi bởi p, và có một cấu trúc R khác ttrong tự (về
nghĩa) với p, ngoại trừ là R cần có q, thì việc sử dụng p ( 4 ) thay vì R
( q ) có hàm ý Q rằng “người nói không chắc chắn g 1a dang”
Ví dụ : Khảo sát nghĩa của động từ “Tin”
Tôi tin John là một chuyên gia sưu tầm có con mắt nghệ thuật
— John có thể hoặc không phải là một chuyên gia sưu tầm có con mắt
nghệ thuật - tôi không biết chắc
Ý tưởng cơ bản của cách suy luận này là việc sử dụng một cách
diễn đạt yếu hơn về nghĩa trong sự thay thế những nét nghĩa đối lập tạo ra một hàm ý Q rằng cách diễn đạt ấy phủ nhận cách hiểu kết hợp với việc
sử dụng một cách diễn đạt khác (đặc biệt là cách diễn đạt mạnh hơn về nghĩa) trong mội đoạn
Phản ánh ảnh hưởng của nguyên tắc Q, nguyên tắc Ï dường nhự phân tích vẫn đề theo hướng ngược lại Ý tưởng cơ bản của chiến
lược suy luận là sử dụng một cách diễn đạt khái quát về nghĩa I mà hàm ý
một cách hiểu cụ thể, cách phân loại của hàm ý I xuất hiện không đồng nhất, luân chuyền từ:
- liên từ kết hợp —› sự hoàn chỉnh có điều kiện,
~ cách phân loại thành tố — phương thức phản ánh,
- suy luận cơ bản —> suy luận vắn tắt,
- suy luận nhiều hướng — hành vi lời nói gián tiếp,
Trang 22(1.12) Dua ra một cặp cùng loại : cách diễn đạt yếu hơn về nghĩa W và
cách diễn đạt mạnh hơn về nghĩa S trong cùng một khu vực ngữ nghĩa, như vậy A (S) đòi hỏi có A (W), và nếu người nói khẳng định A (W), anh
ta hàm ý biểu thức mạnh hơn A (S) nếu A(S) trong hợp với lẽ thường
Những suy luận này có thể được tách ra thành những nội dung cơ bản sau:
1, Chúng hàm ý nhiều thông tin hơn hình thức diễn đạt; những hàm ý đòi hỏi có những câu tạo nên chúng chứ không phải từ những chỉ tiết riêng lẻ
2, Chúng rõ ràng và cu thé hon phát biểu trong đương, những điều được
suy ra từ hình thức diễn đạt
3, Không giống hàm ý Q, chúng không dựa trên sự phủ nhận những cái
có thể, những phát biểu mạnh hơn về ngữ nghĩa
4, Chúng không bị xóa bỏ bởi sự phủ nhận
Nói cách khác, tất cả những gì nguyên tắc I tạo nên trong những, trường hợp này là để quy một suy luận vào một tình huống thì tốt nhất là
phù hợp với khuôn mẫu và những cách giải thích trong ứng nhất với nhận thức của những người tham gia hội thoại
Không giông nguyên tắc Q & I, những nguyên tắc chủ yếu chi phôi bằng thông tin ngữ nghĩa, nguyên tắc IM dường như chủ yếu hoạt động trong sự luân phiên thay thế của những yếu tố đối lập nhau về
mặt hình thức
Quan niệm nền tảng của nguyên tắc suy luận này là sử dụng một
cách diễn đạt đánh dấu hàm ý M phủ nhận cách giải thích kết hợp với sử dụng sự lựa chọn một trong hai khả năng các cách diễn đạt không đánh dấu Nói cách khác, từ việc sử dụng một hình thức ngôn ngữ được đánh
Trang 23không bao hàm điều này Kết hợp những điều này với nhau, ta thấy nguyên tắc I & M gia tăng những cách giải thích bổ sung: việc sử dụng một biểu thức ngôn ngữ không đánh dấu có xu hướng truyền đạt một
thông tin không đánh dấu, trong khi, việc sử dụng một biểu thức có đánh
dấu có xu hướng truyền đạt một thông tin có đánh dấu
Vậy, làm thế nào để áp dụng đúng ba nguyên tắc hàm chứa những yếu tỐ trái ngược nhau ?
Thừa hưởng thành quả của nhóm tác gia Gazdar (1979), Atlas va Levinson (1981) và Horn (1987a, b), Levinson cho rằng việc vận dụng
ba nguyên tắc này có thê được giải quyết bằng trật tự của các yếu tố được ưu tiên (1.26) Sơ đồ phương pháp của Levinson về sự tác động giữa O, I & M a Cấp đô: Q>I>M 1, Nguyên tắc Q hàm ý xác thực từ những loại đối chiếu chặt chẽ
của những cách diễn đạt bằng từ vựng, vắn tắt liên quan đến một mối
quan hệ ngữ nghĩa tương ứng, sẽ tạo ra môi liên hệ với tiền vật bỏ qua hàm ý L
2, Trong những trường hợp khác, nguyên tắc I đem lại những
cách hiểu cụ thé khuôn mẫu, trừ khi
3, Có hai (hoặc hơn hai) biểu thức có cùng ngữ cảnh, một biểu thức không đánh dấu và biểu thức kia có đánh dấu về hình thức Trong trường
hợp đó, hình thức không đánh dấu bao chứa hàm ý I như thông thường
nhưng việc sử dụng hình thức đánh dấu sẽ áp dụng nguyên tắc M, không
áp dụng hàm ngôn L
b Mật độ của hình thái (mỗi loại): Q- mệnh đề > Q- vô hướng Điều này có nghĩa là HN Q có xu hướng được áp dụng trước phương pháp HN I, nhưng mặt khác, HN I lại dẫn trước cho đến khi sử
Trang 24đối với việc phủ nhận sự áp dụng hàm ngôn đúng chỗ I Minh họa trong (127).Q>1 Nếu đại tá tặng bạn một cây súng trong lễ Giáng sinh, nó có thể là súng thật a Hàm ngôn Q: Đó có thể hoặc không phải là súng thật Tôi không biết chắc b Hàm ngôn I: Đó là một cây súng đồ chơi c Q >1: Có thể đó là một cây súng thật
Trong lời nói này, nên có một cách suy luận Q về việc sử dụng lí
thuyết của Horn luân phiên “nếu p.q”, nhưng ở đây cũng nên suy luận theo phương pháp I để công thức hóa vi cụm từ “khẩu súng quà Giáng
sinh”, RO rang 1a, hai cách suy luận này mâu thuẫn với nhau Ở đây, theo sơ đồ phương pháp của Levinson, phương pháp suy luận I bị xóa bỏ bởi
phương pháp Q Tiếp theo, hãy xem:
(128)M>I
John làm chiếc xe ngừng lại
a M — không bằng cách thường, mà là dùng thắng b I — bằng cách thông thường,
e M>TI — không bằng cách thường mà bằng thắng
Ở đây, cần theo phương pháp I kết hợp với việc sử dụng hình thức
không đánh dấu “John dừng xe” Nhưng khi người nói tránh và thay vào đó chọn hình thức đánh dấu (ví dụ chọn một cách diễn giải dài dòng, tỉ
mi) thi cách nói ti mi đó đã tạo ra hàm ngôn M Như vậy, kĩ thuật giải
pháp trong (1 26), HN I đã bị trung hòa hóa bởi HN M Cuối cùng, xem (1.29) Q- mệnh đề > Q- vô hướng
Một vài, chứ không phải tất cả, sinh viên của tôi đều là nhà ngữ học
a Q - mệnh đề (không phải tất cả) —> Có lẽ tắt cả sinh viên của tôi đều
Trang 25b Q -vô hướng (tất cả, một vài) => Không phải tất cả sinh viên của tôi
đều là nhà ngữ học
c Q- ménh dé > Q- vô hướng —> Có lẽ tắt cả sinh viên của tôi đều là
nhà ngữ học
Trong vd này, cần hiểu theo hàm ý Q - mệnh đề vì việc sử dụng mệnh
đề điều kiện “không phải tất cả” Nhưng cũng nên áp dụng hàm ngôn Q - vô hướng vì việc sử dụng yếu tố “một vài” Như vậy, theo giải pháp thứ tự, HN Q -mệnh đề đã hạ thấp HN đối lập với nó là HN Q - vô hướng
Sơ đồ giải pháp ở (1.26) có thể được sát nhập vào một trình tự hàm
ngôn khái quát hơn được đề ra bởi Gazdaz
Theo quan điểm của Gazdaz nội dung thông tin của một lời phái biêu có thê được xem xét từ trình lự của những chỉ tiết ngữ nghĩa, HNHT, tiền giả định, v v Mỗi sự gia tăng của nội dung thông tỉn của
mỗi lời phát biểu phải phù hợp với nội dung thông tin đã tồn tại, nếu
không thì nó sẽ bị hủy bỏ theo hệ thống thứ tự sau đây: (1.30) Trình tự hủy thông tin:
a Gia dinh nén tang b Thứ tự ngữ nghĩa c.HNHT: 1,Q-himy —>Q-mệnh đề — Q- vô hướng 2, M - hàm ý 3, 1- ham y d Tiền giả định
1.3.3 Đại cương lí thuyết về hỗi chỉ của Grice :
Hồi chỉ đã được xây dựng trong luận văn này như mối quan hệ giữa
hai yếu tố ngôn ngữ học, trong đó, cách giải thích yếu tố này về phương
diện nhất định được xác định bởi yếu tố kia Theo cách hiểu này, nó bao
Trang 26hiểu hồi chỉ theo ngữ cảnh đến những hàm ý mơ hồ do ngữ cảnh đưa lại
Vì vậy có những loại hồi chỉ sau đây theo công trình của Webber:
1 Đại từ hồi chỉ xác định
Cụm danh từ hồi chỉ xác định Hồi chỉ về một đối tượng nào đó Cụm động từ hồi chỉ
Hồi chỉ "do it" Hồi chỉ "do so" Bồ ngữ hồi chỉ "null" Hồi chỉ "ït" trong câu oC ae Ha 0b p0 R8 Chỗ trống, 10 Đọc tắt 11 Hồi chỉ “such”
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung sự chú ý vào loại hồi chỉ
trung tâm: đó là hồi chỉ NPs (cụm danh từ), được thể hiện bằng hai kiểu:
hồi chỉ đề cập đến những gì mà tiền vát của nó đề cập (Lyon 1971) và
hồi chỉ và cả tiền vật của nó đều hiện diện trong cùng một ngữ cảnh
Cụ thể là luận văn sẽ tập trung vào hdi chi zero, danh tir, dai tir phan
thân và cụm danh từ từ vựng
Hãy xem một vài cặp đối chiếu thú vị sau:
(1.31) John trở chìa khóa và anh ta mỏ cái kệ John trỏ chìa khóa và John mở cái kệ
(1.32) Có một bông hồng trong phòng Bông hoa thật đẹp Có một bông hoa trong phòng Bông hồng thật đẹp
Rõ rằng có hai cách nói khác nhau: Sử dụng sự gia giảm: biểu thức
gia giảm hồi chỉ khái quát về nghĩa có xu hướng thiên về một cách giải
thích cụ thể trong khi sử dụng một hình thức mang nghĩa bao quát; một
Trang 27thích không trọng tâm Mẫu nay thé hiện ở cả cấp độ trên câu và trong
câu
Trong sự tác động qua lại một cách có hệ thống của những nguyên
tắc NDH của Grice, thi lim thế nào có thê tạo ra Hàm ngôn hội thoại và hiểu được các mẫu biểu đạt ngôn ngữ có sử dụng 4 loại phương tiện trên
để biểu hiện ý nghĩa hồi chỉ?
Áp dụng nguyên tắc I & M, có một qui ước chung trong việc sử dụng các phương tiện hồi chỉ, theo cấp độ nội dung nghĩa, qui ước dụng
học được biểu hiện :
(1.33) Cấp độ nội dung nghĩa:
Cụm Danh từ - Từ vựng > Đại từ > Hồi chỉ zero
Cụm Danh từ - từ vựng có nghĩa cụ thể hơn một đại từ và một đại từ cụ
thể hơn hồi chỉ Zero
(1.34) Lí thuyết Ngôn ngữ học về Hồi chỉ:
a Nguyên tắc giải thích;
Giả định là mội đại từ phản thân cần một hồi chỉ độc lập, và một đại từ và một hồi chỉ zero thì được chọn nhưng phụ thuộc hồi chiếu Ưu
tiên
1, Sử dụng hồi chỉ zero sẽ hàm ý I một sự giải thích hồi chiếu nội bộ
2, Sử dụng một đại từ cũng sẽ hàm ý một sự giải thích hồi chiếu nội bộ, trừ khi một đại từ phản thân được sử dụng chỗ hồi chỉ zero có thể xuất hiện, trong trường hợp đó, sử dụng một đại từ sẽ hàm ý M phan bé
sung của hàm ý I kết hợp với việc sử dụng hồi chi zero
3, Sử dụng một đại từ phản thân sẽ hàm ý I một cách hiểu hồi
chiếu nội bộ, trừ khi một đại từ phản thân được sử dụng ở chỗ mà một đại
Trang 28sử dụng một đại từ phản thân sẽ hàm ý M, bổ sung vào hàm y I, két hop
với việc sử dụng một đại từ hay một hồi chỉ zero
Việc sử dụng một cái tên hay một cụm danh từ - từ vựng ở chỗ mà
một hồi chỉ zero có thể xuất hiện sẽ hàm y M, bé sung cho hàm ý I kết
hợp với việc sử dụng một đại từ hay một hồi chỉ zero b Chuỗi kết hợp bắt buộc; Bất kì sự giải thích hàm ý bằng (a) tùy thuộc vào độ yêu cầu sự hòa hợp với: (1) Giả thiết tách hồi chiếu (The DRP: Disioint Reíerence Presumptoin) (2) Cấp độ thông tin, để :
a Hàm ý vì những cấu trúc cao hơn có thể nhận được một tiền vật vượt ra
ngoài hàm ý của một cấu trúc thấp hơn (đó gọi là “Lực ấn định”), và : b Hàm ý đến hồi chiêu có thể thiên cấp bậc của liền vật trong sự chỉ phối
của cấp độ sau: CHỦ ĐÈ > CHỦ NGỮ > Bổ NGỮ CHỈ Đối TƯỢNG > (3) Chuỗi hàm ý chung, đặt là: - Giả định nền - Nghĩa - Những chỉ tiết ngữ nghĩa cụ thể (ví dụ, phụ thuộc hồi chiếu như thế nào?)
(1.35) Giả thiết tách hôi chiếu của Parmer và Harnish
Chủ thể của một vị ngữ có xu hướng bị tách riêng trừ khi có những
dấuu hiệu được đánh dấu khác
Trong lí thuyết này, giả định rằng có thể một sự phân biệt về sự
phụ thuộc hồi chỉ giữa một bên là đại từ phản thân với những biểu thức hồi chỉ khác, và qui vào ngữ nghĩa Sự giải thích hồi chỉ zero, đại từ, đại
từ phản thân và cụm danh từ từ vựng chủ yếu được giải thích bởi sự tác
động có hệ thống giữa nguyên tắc I & M, bị bắt buộc bởi DRP, cấp bậc
Trang 291.4 Tiểu kết
Việc khảo sát các hình thức diễn đạt hồi chỉ trong hội thoại tiếng
Việt sẽ cung cấp thêm những ngữ liệu có khả năng làm sáng tỏ thêm
những quan niệm dụng học về hồi chỉ (như đã được phân tích ỏ trên) Tuy nhiên, ngoài sự bao quát của lí thuyết dụng học trên, hồi chỉ trong
hội thoại tiếng Việt còn bị ảnh hưởng và chịu sự chỉ phối bởi cách nói
Trang 30CHUONG 2 HOI CHi TRONG DUNG HQC
2.1 Giới thiệu chung
Qua việc khảo sát nguồn dữ liệu phong phú của tiếng Việt, có thể thấy rằng phương pháp tiếp cận cú pháp học trong lí thuyết chỉ phối ràng,
buộc của Chornsky không bao quát được tát cả những biểu hiện của cách
nói hồi chỉ trong tiếng Việt Các biểu hiện hỏi chỉ trong tiếng Việt phong, phú và sinh động hơn rất nhiều so với những qui tắc mà lí thuyết của Chornsky đã đưa ra Vậy, những biểu hiện phong phú và sinh động ấy sẽ
phải được qui vào khung lí thuyết nào; hay nói cách khác, ngoài hướng
tiếp cận cú pháp học nêu trên, có còn cách tiếp cận nào khác khả dĩ có thể
giải thích thỏa đáng vấn đề hồi chỉ trong tiếng Việt?
Bên cạnh việc được coi là khung lí thuyết nền tảng từ phương diện cứ pháp về vấn đề hồi chỉ, lí thuyết Chỉ phối ràng buộc (GB Theory) của
Chornsky còn được Grice vận dụng tạo nên một bước đột phá trong
nghiên cứu hồi chỉ: đó là tiếp cận hồi chỉ từ phương diện dụng học Theo
đó, hồi chỉ phần lớn được xác định bởi sự tác động qua lại mang tính hệ
thống của hai nguyên tắc ngữ dụng học là nguyên tắc M và nguyên tắc I, bị chỉ phối bởi giả thiết tách hồi chiếu (DRP), sự nổi bật thông tin va những điều kiện chung trong hội thoại Với lí thuyết này về hồi chỉ cùng
những nghiên cứu tiếp theo, đến lượt minh, Grice lai tao da cho những
khám phá sâu hơn về bản chất dụng học của hồi chỉ ở những nhà nghiên
cứu sau mình, như Spepper, Horn, Reinhart và Dowty, Levinson trong
đó có một nhà nghiên cứu gốc châu Á, Yan Huang
Những cách phân tích hồi chỉ mà ngữ pháp cung cấp là một loạt
các yếu tố, nguyên tắc giải thích cơ chế hình thành một cách diễn đạt hồi
chỉ hiện diện trong ngôn ngữ được quan tâm xem xét Một lí thuyết dụng học không phủ nhận sự tồn tại những khác biệt cú pháp, ngữ nghĩa và
Trang 31lại nó giả định sự độc lập (hoặc độc lập một phần) đôi với các phương
thức tác động ngữ pháp đến những tác động dụng học lên hồi chỉ
Chương này nghiên cứu lí thuyết dụng học về hồi chỉ trên cứ liệu
tiếng Việt Bắt đầu với hồi chỉ zero
2.2 Hồi chỉ zero trong cấu trúc cầu khiến 2.3 Hồi chỉ zero trong cấu trúc chủ đẻ 2.4 Hồi chỉ zero trong cấu trúc quan hệ
2.5 Đối chiếu hồi chỉ zero và đại từ hiển hiện, nguyên tắc tránh
dùng đại từ của Chornsky theo hướng tác động qua lại của Q & M 2.6 Khảo sát đại từ phản thân cách câu
2.2 Hồi chỉ zero trong cấu trúc cầu khiến:
Chỉ phối giới hạn có một số những biểu hiện cụ thể sau:
1 Dù có sự phân biệt chung nhất giữa đại từ cầu khiến của chủ ngữ và đại từ điều khiển bổ ngữ chỉ đối tượng, vẫn có những đại từ cho phép dùng cả chủ ngữ và bổ ngữ chỉ đối tượng, và cả những đại từ mà ý nghĩa thiên về chủ ngữ hay bổ ngữ chỉ đối tượng thì tùy thuộc vào ngữ cảnh và kiến thức nền chung
2 Sử dụng lực điều khiển xa hoặc cách quãng
3 Trong cách dùng cấu trúc bổ ngữ chỉ đối tượng, dùng bổ ngữ chỉ
đối tượng trực tiếp đôi khi có thê bị loại ra, đối lập với Luật chung của
Bach
4 Cách dùng chỉ phối có thể được tạo ra bằng các tiền vật được chia
Trang 32Don giản, cầu khiến bao gồm việc giải thích về hồi chỉ zero trong vi
trí chủ ngữ ân định Dưới tác động của lí thuyết dụng học hiện đại, cách
giải thích về hồi chỉ zero là chủ ngữ là là kết quả việc vận dụng nguyên tắc L Vậy nguyên tắc I làm thế nào để hàm ý một cách hiểu trong câu (ngữ cảnh), đưa đến một cách hiểu phối hợp với DRP, tiết kiệm thông tin và điều kiện kiến thức chung trong HNHT
Thực tế là dường như có một cách hiểu nguyên tắc I liên quan đến đối tượng của tiền vật cho hồi chỉ zero: một chủ ngữ nội vùng (gần hơn) nhìn
chung dễ được chọn hơn một bổ ngữ chỉ đối tượng, và một tiền vật trong, câu hơn là một tiền vật có hai cách hiểu, và không có một cụm danh từ từ
vung nao được coi như một hồi chiếu tiềm năng, và ménh dé nao xa hon
sẽ có khả năng được dùng lại trong những cấu trúc tương tự Cứ thế cho
đến lúc mệnh đề gốc được hiểu ra Thất bại trong việc tìm một hồi chi trên câu sẽ dẫn đến việc tìm kiếm một hồi chiếu ngữ cảnh trước đó hơn là
một chủ đề, nếu vẫn không phù hợp thì sẽ thông qua suy luận đề tìm một cách hiểu thay thế Quá trình này dẫn đến cách thể hiện thông tin như
sau:
(2.1) Quá trình âm kiếm hồi chiếu cho hồi chỉ zero:
Trong một cấu trúc của một đoạn gần [si [s2 0]], nếu 0 là một hồi chi
zero, 0 sé duoc hồi chiếu theo trật tự sau:
(1) 0 chủ yếu phụ thuộc vào chủ ngữ gần, trừ khi
(2) 0 chủ yếu phụ thuộc vào bổ ngữ chỉ đối tượng gần, trừ khi (3) 0 chủ yếu phụ thuộc vào cả chủ ngữ và bổ ngữ chỉ đối tượng
(4) Phương án (1) và (3) được áp dụng cho mệnh đề tiếp theo cho đến
khi tìm ra tiền vật
(5) Tìm ra một tiền vật gần nhất trong ngữ cảnh hơn là qui chiếu đến
chủ đề
Trang 33Rõ rằng là việc lựa chọn cách dùng mang đậm chức năng ngữ nghĩa của những động từ chỉ phối liên quan Thường có giả định là những động từ
của một mẫu ngữ nghĩa nhất định thường kẻm theo chủ ngữ chỉ phối trong khi những mẫu động từ khác đòi hỏi phải có bổ ngữ chỉ đối tượng,
cầu khiến
Động từ cầu khiến trong tiếng Việt có 3 loại:
1 Động từ ra lệnh /cho phép đòi hỏi có bổ ngữ chỉ đối tượng
2 Động từ hứa hẹn đòi hỏi chủ ngữ
3 Động từ mong muốn cũng đòi hỏi có chủ ngữ
Ngoài ra mỗi loại này có một số ý nghĩa thường xuyên Nghĩa của
động từ ra lệnh bao hàm tình trạng về vị thế (SOA) có mối quan hệ thuộc
loại tác động Loại hình là một vai thoại nhất định được sự cho phép của vai thoại khác để cho phép thực hiện một hành động nào đó Mặt khác
ngữ nghĩa của động từ “wứø hẹn ” hàm ý một vị thế có mối quan hệ với
cam kết đã dua ra (commitment) Méi quan hệ này liên quan đến một
người nói và một hoạt động mà người nói cho phép thực hiện Cuối cùng,
những động từ “mong muốn” cũng thể hiện ý nghĩa là thể hiện ước muốn, mong muốn hay những tác động tương tự hướng đến vai thoại được tác động Mối quan hệ này cũng bao gồm hai qui luật ngữ nghĩa,
một người nghe và một người nhận hướng đến kinh nghiệm được tác động
Những vấn đề về sự chỉ phối được xác định bởi nguyên tắc luật ngữ
nghĩa, được chỉ ra trong (2.2)
(2.2) Nguyên tắc: Với một cụm động từ không xác định hay có bổ tố C vị
ngữ, có nội dung nghĩa C là vị thế tác động của một vai thoại S có quan
hệ là R, chủ ngữ không hiện của C được đánh dấu đề:
a Người tham gia tác động là S, nếu R là loại tác động
Trang 34e Người tham gia kinh nghiệm là S, nếu R là loại định hướng
Xu cho rằng cần hướng nhiều hơn nữa sự chú ý đến vai trò ngữ nghĩa / chủ đề được tạo ra bởi những động từ cầu khiến Ông tuyên bố rằng chủ ngữ rỗng trong tiếng TQ có nguồn gốc chủ yếu từ sự nhắc lại những ý
ê
nghĩa từ vựng của động từ mẫu Cụ thể hơn, ông đưa ra hai nguyên tắc
“Những chức năng chọn lọc của động từ cầu khiến”
Hồi chiếu bắt buộc và hồi chiếu thích nghỉ: mỗi loại chứa ba khả năng:
có, không và không xác định rõ (unspecified), và đề nghị chỉ định
chúng vào vị trí 0 (0 - điều khiển “griđ”) của mỗi động từ Vì vậy, đối với
mỗi động từ, vị ưí 0 chứa một 0 - role đơn (ta có 6.3) và đối với những
động từ có vị trí 0 thì có hơn một vị trí 0 - role (ta có 6.4) (OC: Hồi chiếu bắt buộc; PC: hồi chiếu tùy nghỉ; U: không xác định)
(2.3) a Cố gắng: Tác động, OC: có, PC: có
b Quyết định : Tác động, OC: Không xác định, PC: có
c Biét: Kinh nghiệm, OC: Không xác định, PC: không xác định (2.4) a Mời: Tác động, OC: Không có, PC: không có
Mục đích, OC: Có, PC: có
b Thuyết phục: Tác dong, OC: Không xác định, PC: không có Mục đích, OC: Không xác định, PC: có
c Báo: Tác động
Những giá trị khác của chức năng này được chỉ ra với những động từ
khác của (2.3) và (2.4), phản ánh một tính chất qui mô của lực cầu khiến kết hợp với những động từ này Thẻ hiện thành 5 điểm trong
(2.5) Mô hình hồi chiếu:
Có quan hệ hồi chiếu giảm dần ở các động từ sau đây theo chiếu từ trái qua phải: Cấm —› ủng hộ (bào chữa) — Biết —› Quyết định —› Có gắng, (Và ) Người điều khiển sẽ chọn dựa trên những chức năng cơ bản của
Trang 35(2.6) Qui luật chú dẫn loại tỉnh lược của Xu,
Điều khiển trống cụm danh từ phải được chú dẫn bằng những dấu
hiệu cơ bản của chức năng chọn lọc của động từ được dùng
Có thể thấy rằng nghĩa từ vựng của những động từ cầu khiến đóng
một vai trò quan trọng trong việc đoán trước những cách lựa chọn Tuy
nhiên, trong phạm vi của chúng tôi, yếu tố nghĩa từ vựng của động từ cầu
khiến ít đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn chính xác theo cách
mà ngữ nghĩa tác động đến việc ám chỉ mang tính chất dụng học Nói
cách khác, nghĩa từ vựng của động từ cầu khiến không xác định được
động từ được lựa chọn, hiếm khi có một ranh giới rõ ràng giữa những lời
cầu khiến (nếu lời cầu khiến không xác định được động từ cầu khiến sẽ
trở thành một tín hiệu vô nghĩa hoàn toàn) Ví dụ, những động từ như
“hứa ” và “thuyết phục ” có thể được dùng đê diễn tả những hành vi tại lời
khác nhau; làm cho nghĩa từ vựng của chúng không rõ rằng: ít khi đoán
trước được lời cầu khiến có thể xảy ra (được xác đỉnh bởi chủ ngữ mẫu và bổ ngữ chỉ đối tượng mẫu) Sự lựa chọn thực tế giữa chủ ngữ mẫu và bổ ngữ chỉ đối tượng mẫu như người cầu khiến được hàm ý được xác định bởi nguyên tắc I (ngữ cảnh hay kiến thức nền chung
'Việc tóm tắt nguyên tắc I trong (2.1) đem lại sự giải thích mang
tính chất khám phá Trình tự dự đoán diễn ra như sau: chủ ngữ sẽ được
chọn nếu phù hợp với nghĩa từ vựng của động từ cầu khiến và những điều
kiện chung của HNHT; nếu không, sẽ chọn bổ ngữ chỉ đối tượng cầu khiến; nếu cả chủ ngữ và bổ ngữ chỉ đối tượng không được chọn thì cầu khiến bằng tiền vật và theo đó việc tìm kiếm một chủ thẻ điều khiển sẽ tạo ra một sự lặp lại khép kín qua những mệnh đề ttrong tự cao hơn That bại trong việc tìm ra chủ thể cầu khiến trên câu sẽ dẫn đến việc tìm một
Trang 36nội dung cầu khiến phù hợp thì có thể suy ra một cách tùy ý một nội dung
cầu khiến Cụ thế:
(2.7) Minh định học khoa học
(2.8) Cha bắt Minh đọc dược
Trong (2.7), động từ định là mội động từ thể hiện hành động ủy
nhiệm hay một động từ mà vị thế cầu khiến của nó (SOA) thuộc loại bắt buộc Nội dung giả định của động từ cầu khiến loại này là người nói ra sẽ
tự rằng buộc mình sẽ phải thực hiện một hành động A nào đó Ngược lại,
động từ “bắt buộc” là hành vi tại lời trực tiếp hay một động từ mà SOA
có chứa một quyền lực nhất định Nội dung giả định của loại động từ này là người có uy lực sẽ bắt buộc đối tượng phải thực hiện một hành động A
nào đó Vì vậy, nghĩa từ vựng của hai động từ này là sự giải thích cho
(2.1), đoán đúng chủ ngữ cầu khiến trong (2.7) và bổ ngữ chỉ đối tượng cầu khiến trong (2.8) Tuy nhiên, một sự giải thích trong tự cũng có thể được suy luận bằng cách tiếp cận cú pháp hay ngữ nghĩa
Ưu điểm của cách tiếp cận dụng học là có thể nhìn rõ trong những trường hợp ý nghĩa cầu khiến được chứng minh là rất khó nhận ra khi cách tiếp cận ngữ nghĩa hay ngữ pháp trỏ nên bắt lực
(2.9) a Học sinh (1) hứa với giáo viên (2) rằng/ là (anh ta 1 ) sẽ nộp bải luận ngày mai
b Giáo viên (1) hứa với học sinh (2) rằng/ là (anh ta 2 ) sẽ được có một ngày nghỉ vào ngày mai
(2.10)a Học sinh (1) thuyết phục giáo viên (2) là (anh ta 2 ) sẽ lam bai
tập cho anh ta (1) trong buổi chiều,
b Giáo viên (1) thuyết phục học sinh (2) là (anh ta 1 ) sẽ làm bài
Trang 37“Hứa” có thê diễn tả sự liên quan đến một hành động hay sự cho
phép và “huyết phục” có thể được dùng đế mang ý nghĩa đòi hỏi một
hành động hay mong muôn một sự cho phép Trong những trường hợp không đánh dấu, khi câu là một mô hình mẫu, “#ứø” thể hiện một hành
động và “thuyét phục” thể hiện sự mong muốn một hành động Vì vậy,
*hứa” là một động từ của chủ ngữ cầu khiên còn “/uyết phục” là động từ của bổ ngữ chỉ đôi tượng ngữ cầu khiến như trong câu a của (2.9) và (2.10) Tuy nhiên, sự giải thích trung hoa vé “hita” va “thuyét phục” hiếm khi rõ ràng Nó có thể bị húy khi ngữ cảnh cho phép Điều này thể
hiện rõ trong câu b của (2.9) và (2.10) Theo kiến thức chung, cơ bản “hứa” là hành vi ngôn ngữ diễn tả một hành động hứa trong (2.9b) và
một mong muốn hứa trong (2.10b) Kết quả là có một trật tự sắp xếp hồi chiếu của sự cầu khiến như sau: bằng qui luật giải thích theo hàm ý I được đưa ra trong (2.1), cách giải thích bổ ngữ chỉ đối tượng cầu khiến
được chú ý nhiều hơn trong (2.9) và trong (2.10b) lại là cách giải thích
thiên về chủ ngữ cầu khiến (không như cái nghĩa chung đã nêu trên) Cách giải thích này là một phần trong hệ thống phân tích của Foley và
'Van Valin Theo quan điểm hai ông, một hành động ngôn ngữ mà động
từ cầu khiến thẻ hiện có thể diễn tả nhiều hơn nghĩa tự vựng bị giới hạn về nội dung cầu khiến Farkas sử dụng một hình thức trừu tượng về trách nhiệm đề đoán được cách cầu khiến Tồn tại một cách hiểu là nếu người cần mang một hành động A, a là sự thay thế cho A Vì vậy, sắp xếp cách
cầu khiến là kết quả của cách sắp xếp những ủy thác trách nhiệm Sag và
Pollard theo quan điểm là cơ chế cầu khiến cần được thé hién theo SOA
(vị thế trong cuộc thoại) được miêu tả bằng diễn đạt ngôn ngữ hơn là chính sự diễn đạt cụ thể của ngôn ngữ Theo quan điểm này, nội dung cầu
Trang 38“bắt buộc” tùy theo sự tương hợp với nghĩa của động từ cầu khiến liên quan Rõ ràng là ở những sự phân tích này, về mội phương diện nào dé giông như cách giải thích về cách thê hiện nội dung cầu khiên trên cơ sở
không xác định cụ thể Tuy nhiên, chúng khác với cách giải thích hiện
nay là sự sắp xếp nội dung cầu khiến là một mệnh đề nghĩa hay là mội
mệnh đề mang tính dụng học từ trong bản chát Trong khi Foley và Van
'Valin, cùng nhiều tác giả khác xem nó như một mệnh đẻ nghĩa, thì Yan
Huang cho rằng nó phải thuộc về bình diện dụng học cần lưu ý rằng cách hiểu chủ ngữ cầu khiên trong (2.9b) và bổ ngữ chỉ đối tượng cầu khiến
trong (2.10b) chỉ là một cách hiểu trội hơn, ngoài ra còn có các cách hiểu
khác về chúng Những ví dụ như (2.9) và (2.10) có ít nhất hai nội dung
cầu khiến có thể và chúng loại trừ lẫn nhau Theo Donnellan, ta có thể gọi
sự mờ nghĩa (hệ thống mờ nghĩa) thể hiện bằng những động từ này là một
sự mờ nghĩa dụng học Rõ ràng là sự hàm ý dụng học tạo nên sự tiên
đoán đúng về cách cầu khiến khi cú pháp và nghĩa từ vựng không làm
được
(2.11) a Giáo viên l nói Minh 2 đã quyết đỉnh rằng (anh ấy 2 ) sẽ
nghiên cứu khoa học
b Minh l nói rằng giáo viên 2 đã quyết định là (anh ấy 1 ) sẽ
nghiên cứu khoa học
Bằng cách giải thích đã được đưa ra khảo sát trong (2.1), nội dung
cầu khiến ttrong ứng của hồi chỉ zero trong (2.1 1a) được ngầm hiểu theo hàm ý I là chủ ngữ của mệnh đề giữa Bằng cơ chế tương tự, hồi chỉ zero
trong (2.11b) được coi là có cùng sở chỉ với chủ ngữ giữa Nhưng nếu
ido viên” cần nghiên cứu
hồi chỉ zero chỉ “người học sinh” hơn là *
môn học đó thì sao? Sự giải thích này bị loại bỏ vì cách hiểu suy luận Vì
Trang 39phạm Luật chung của Bach cấu trúc thuật ngữ cầu khiến của bổ ngữ
chỉ đối tượng cầu khiến trực tiếp bị bỏ qua
(2.12) Lâm néi me bao (anh ta -) quét cái cửa
(2.13) Cha không cho phép (tôi, anh, anh ấy, chứng ta, họ ) hút thuốc
(2.14) Những người lính nâng súng và ngắm, viên sĩ quan ra lệnh (cho) (họ) khai hỏa
Trong những ví dụ này, bỗ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp không xuất
hiện trong cấu trúc của mệnh đề trung gian, mệnh đề giữa, cầu khiến chủ ngữ zero của mệnh đề có sẵn Mệnh đề bị chỉ phối vì vậy không có vật chỉ phối cho mệnh đề tiếp theo, mệnh đẻ cao hơn chứa đại từ "nó" Theo
(2.1), tiên đoán vật chỉ phối trong (2.12) là “mẹ”, “cha” trong (2.13) và “si quan chi huy” trong (2.14) Tuy nhiên, những cách giải thích này không phù hợp với nghĩa từ vựng của “báo, cho phóp, ra lệnh” là những động sir thudc loại tác động Kết quả là chúng bị hủy Vì vậy, không có
những bổ ngữ chỉ đối tượng mẫu thuộc cấu trúc xuất hiện trong những câu này, bởi theo (2.1), người điều khiển sẽ hồi chiếu đến “Lam” trong
(2,12), một cụm từ vựng trong ngữ cảnh trước trong (2,13) và “những người lính” trong (2.14) Những cách hiểu này được chấp nhận thông
suốt, vì đối tượng cầu khiến được chọn không phải là chủ thể của động từ
cầu khiến, vì thế không cần bàn đến nghĩa từ vựng của những động từ này Cho nên, cầu khiến trong những ví dụ như (2.12) và (2.14) hàm ý bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp là mẫu, nhưng bằng một bỗ ngữ chỉ đối tượng
mà không bao hàm nghĩa cấu trúc trong mệnh đề trội mà có thể được hồi chiếu (trace) cho mệnh đẻ kế theo, mệnh đề cao hơn hoặc trong ngữ cảnh trực tiếp Tiếp theo, trỏ lại cầu khiến với dạng tiền vật có 2 cách hiểu:
Trang 40“Đề nghị” là một hành vi tại lời trực tiếp, nhưng nó cũng là mdi động từ cộng tác hoặc kết hợp Theo (2.1), hồi chí zero trong (2.15) có
thể được chỉ phôi bằng nguyên tắc I và bằng bổ ngữ chỉ đối tượng mẫu
một mình (cùng với nghĩa nguyên nhân của động từ) hoặc một phần bởi
chủ ngữ mẫu và bổ ngữ chỉ đối tượng mẫu (trong sự sóng đôi với những, kết hợp của động từ) Ngược lại, “huyết phục” trong (2.16) không phải là một đại từ kết hợp Theo (2.1), (2.16) sẽ được dự đoán I để mang bổ ngữ chỉ đối tượng cầu khiến và một sự giải thích như vậy thi không phù hợp với nghĩa của từ “với nhaw”, yêu tố đồi hỏi hồi chỉ zero phải có một tiền vật số nhiều Điều này đủ dé xóa bỏ bổ ngữ chỉ đối tượng cầu khiến
nguyên bản, và kết quả là phải xem xét từ khía cạnh khác của nguyên tắc L từ những yếu tố theo sau sự giải thích tiền vật Xem (2.17) và ví dụ của cầu khiến liên quan đến hồi chiếu chồng chéo nhiều đối tượng
(2.17) Giám đốc nhà máy dẫn đầu đội điều tra đi đến hiện trường vụ tai nạn Ở đây, theo kiến thức nền, chủ ngữ ấn định được giải thích tự
nhiên nhất bởi nguyên tắc I như được bao gồm cả người điều
khiên
(2.18) Tuần thử lấy quyền sách trên kệ
(2.19) a Thay hiệu ttưởng quyết định (anh ấy 1,2 / tôi / bạn / chúng ta /
họ) nên đi Đà Lạt ngày mai
b Thầy hiệu trưởng quyết định ông ấy nên đi Đà Lạt ngày mai
(2.20) a Tuyên biết là (anh ấy 1 „2 / tôi / bạn / chúng ta / họ) đã đoạt giải nhất
b Tuyên biết rằng anh ấy đoạt giải nhất
Tại sao yếu tố hỏi chỉ trong (2.18) lại không được diễn đạt bằng từ
vựng, trong sự đối lập với (2.19) và (2.20)?
Câu trả lời phần lớn dựa vào nghĩa từ vựng của những động từ sử