1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

143 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 37,49 MB

Nội dung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Kon Rẫy, đề tài Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

TRUONG DAI HQC KINH TE

HOANG THI KIM NGAN

QUAN LY NHA NUOC VE DAT DAI TREN DIA BAN HUYEN KON RAY,

TINH KON TUM

LUAN VAN THAC Si KINH TE PHAT TRIEN

2017 | PDF | 142 Pages

buihuuhanh@gmail.com

pa Nẵng ~ Năm 2017

Trang 2

TRUONG DAI HQC KINH TE

HOANG THI KIM NGAN

QUAN LY NHA NUOC VE DAT DAI TREN DIA BAN HUYEN KON RAY,

TINH KON TUM

LUAN VAN THAC Si KINH TE PHAT TRIEN Mã số: 60 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ BẢO

Đà Ning - Nim 2017

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bắt kỳ công trình nào

Tác giả

Trang 4

1 Tinh cap thiệt của đê tài

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3 4 Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của dé tài 4 5 Bố cục đề tài 5

6 Tổng quan tài liệu 5

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÁT ĐAI16 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE DAT DAI 1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đât đai 1.1.2 Vai trò quản lý nhà nước về đất đai

1.1.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐẠI 1.2.1 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

1.2.2 Công tác kỹ thuật về đắt đai và nghiệp vụ địa chính

1.2.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đi

1.2.6 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngư

Trang 5

1.3.1 Hệ thống luật pháp về đất đai „37 1.3.2 Điều kiện tự nhiên của địa phương „37 1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương .37

1.3.4 Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa

phương -.38

KET LUAN CHUONG 1 39

CHUONG 2 THUC TRANG QUAN LY NHA NUOC VE DAT DAT TREN DIA BAN HUYEN KON RAY 40

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TE - XÃ HỘI HUYEN KON RAY 40

2.1.1 Điều kiện tự nhié 40 2.1.2 Tình hình kinh tế - xa hi 47 2.2 TINH HINH SU DUNG DAT VA BIEN DONG DAT DAI CUA HUYEN KON RAY 55 2.2.1 Tình hình sử dụng đất 55

2.2.2 Biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2015 .58 2.3 TINH HINH QUAN LY NHA NUGC VE DAT DAI TREN DIA BAN

HUYEN KON RAY 62

2.3.1 Triển khai thi hành Luật đất đai trên địa bàn huyện Kon Rẫy .62

2.3.2 Công tác kỹ thuật về đất đai và nghiệp vụ địa chính tại huyện

Kon Rẫy .63

2.3.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị 66 2.3.4 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích

sử dụng đất 70

2.3.5 Quản lý tài chính về dat dai

Trang 6

2.3.7 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong

quản lý và sử dụng đất -.78

2.4 KÉT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HAN CHE TRONG QUAN LÝ NHÀ NUOC VE DAT DAI O HUYỆN KON RÃY 2.4.1 Kết quả đạt được 2.4.2 Hạn chế yếu kém dai

KET LUAN CHUONG 2

CHUONG 3 GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LY NHA NUOC VE

DAT DAI TREN DIA BAN HUYEN KON RAY 1 89

3.1 CAN CU DE DUA RA GIAI PHAP Kon Riy 3.1.2 Tiém nang va nhu cau str dung dat dai

3.1.3 Quan điểm sử dụng dat 7 3.2 GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LY NHA NUGC VE DAT DAI TREN DIA BAN HUYEN KON RAY 98

Trang 7

3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, 16 cdo .105 3.2.7 Xây dựng chương trình kế hoạch, mục tiêu quản lý nhà nước về đất dai .106 3.2.8 Nhóm giải pháp khác 107 KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 IHH KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 112 1 KẾT LUẬN 112 2 KIÊN NGHỊ .I13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

Số hiệu bing Tên bảng _ Trang

51, | Diên tích các đơn vị hành chính thuộc huyện Kon Ray 0 năm 2015

2.2 | Phân loại đất huyện Kon Rẫy năm 2015 45 2.3 | Dân số và lao động huyện Kon Rẫy từ năm 2011-2015 |_ 47 jg, | Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kon Rẫy từ năm 2011 m

- 2015

2.5 | Cơ cấu kinh té huyén Kon Ray từ năm 2011 - 2015 50 2 ø,_ | Thực trạng phát tiên các khu vực kinh tế huyện Kon 51

Rẫy từ năm 2011 - 2015

2.7 | Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 55

2.8 _ | Cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2015 56

2.9 | Cơ cấu đất chưa sử dụng năm 2015 56

2.10 | Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng năm 2015 |_ 57 2.11 | Biển động đất nông nghiệp từ năm 2011 - 2015 59 2.12 | Biển động đất phi nông nghiệp từ năm 2011 - 2015 60 2.13 | Biển động đất chưa sử dụng từ năm 2011 - 2015 61 5 14, | Ket quả cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất từ năm |

2011 -2015

Kết quả giao đất làm nhà ở, cho thuê đất và thu hôi đất

215 từ năm 2011 - 2015 7

2.16 | Nguồn thu từ đất từ năm 2011 - 2015 73 2 ạ,_ | HỖ sơ đăng ký thực hiện các quyền của người sử dụng 1

đất từ năm 2011 - 2015

2.18 | Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo từ năm 2011 - 2015 79

Trang 10

Dat đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Đất đai còn là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây

dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nên bị giới hạn về số lượng, con

người có thể cải tạo tính chất của đất, thay đổi mục đích sử dụng đất song lại không thể làm tăng hay giảm diện tích đắt theo ý muốn Trong khi đó dưới tác động của nền kinh tế thị trường, tình hình gia tăng dân số như hiện nay cing

với sự phát triển của xã hội trong sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá

đất nước đã dẫn đến nhu cầu đất đai ngày một tăng và đã gây áp lực ngày càng lớn tới đất đai Vấn đề này đã trở thành đòi hỏi bức thiết đối với công tác QLNN vé dat đai Công tác quản lý và sử dụng đất cũng vì thế mà trở thành một trong những nội dung quan trọng của QLNN để đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý, đạt hiệu quả cao và bền vững

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Kon Tum, huyện Kon Rẫy

có vị trí quan trọng, không chỉ đóng góp tiềm lực kinh tế cho tỉnh, Kon Rẫy còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa mang lại đời sống tỉnh thần cho nhân dân Chính vì vậy, vấn đề quản lý, sử dụng đất hiệu quả ở huyện Kon Rẫy không chỉ có ý nghĩa về mặt phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu, động lực

xây dựng huyện phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, xã hội, đô thị

Trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2010 tới nay, tình hình KT-XH của huyện Kon Rẫy phát triển mạnh mẽ, do đó quá trình

biến động về đất đai rất lớn, đặc biệt là việc chuyển mục dich sir dung dat tir

Trang 11

lý đất đai còn hạn chế, tình hình đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến đất

đai lớn, đặc biệt là đơn thư vượt cấp Vì vậy nâng cao hiệu quả quản lý nước

về đất đai trên địa bàn huyện Kon Rẫy là cần thiết

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luật Đất đai cũng như các quy

định khác của huyện Kon Rẫy vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực

hiện Nhiều văn bản có tính chất pháp lý còn chồng chéo và mâu thuẫn, tình trạng chuyển dịch đất đai ngồi sự kiểm sốt của pháp luật xảy ra Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình còn chậm Đối với vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà ở

việc triển khai còn chưa đồng bộ, kết quả đạt được thấp Việc tranh chap dat đai vẫn diễn ra dưới nhều hình thức, việc triển khai các khu dân cư mới ven

đô thị lấy từ đất lúa, đất rừng còn đang diễn ra ở nhiều nơi Đứng trước thực trạng đó, để việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc phát triển, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý và sử dụng đất Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn, bền vững hơn Với mong muốn làm giảm bớt những khó khăn trong quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện

Kon Rẫy

Xuất phát từ thực tiễn trên đồng thời nhận thức rõ yêu cầu cắp bách, cần thiết phải tìm hiểu, đánh giá một cách chỉ tiết công tác QLNN về đất đai

trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản jý nhà

nước về đất đai trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum”

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

~ Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực

At đai trên địa bàn huyện Kon Rẫy, đề tài đề xuất những giải

Trang 12

+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến QLNN về dat đai ở một địa phương cấp huyện

+ Đánh giá thực trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện

Kon Rẫy Nhận diện được các vấn đề về QLNN về đất đai cùng với các

nguyên nhân của nó ở huyện Kon Rẫy trong thời gian từ năm 2011 đến 2015

+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu để hồn thiện cơng tác QLNN về đất

đai trên địa bàn huyện Kon Rẫy - Câu hỏi nghiên cứu:

+ Thực trạng QLNN về đất đai trong thời gian qua trên địa bàn huyện

Kon Rẫy diễn ra như thế nào?

+ Đâu là giải pháp để hồn thiện cơng tác QLNN về đất đai trên địa

bàn huyện Kon Rẫy?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nhiệm vụ QLNN về đất đai trên địa bàn huyện

Kon Rẫy liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác QLNN về đất đai của chính quyền huyện Kon Rẫy

Tác giả tập trung nghiên cứu nội dung QLNN về đất đai theo Lị

năm 2013 và đánh giá tình hình sử dụng đắt, tình hình QLNN về đất đai trên

t đất đai

địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum ~ Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Hoạt động QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Kon

Rẫy, tỉnh Kon Tum

+ Về chủ thê quản lý: Chính quyền huyện Kon Ray

+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn

Trang 13

a Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích thống kê, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát theo nhiều cách riêng rẽ tới kết hợp với

nhau Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu các nghiên cứu về lý luận và

thực tiễn QLNN về đất đai Trên cơ sở đó, cùng với tình hình thực tế và đặc

điểm của huyện Kon Rẫy, tác giả lựa chọn các nội dung và chỉ tiêu đánh giá

công tác QLNN về đất đai Các phương pháp này còn được dùng trong đánh

giá tình hình sử dụng đất đai và thực thi chính sách đắt đai huyện Kon Rẫy và

chỉ ra các vấn đề tổn tại cùng với các nguyên nhân, từ đó hình thành các giải

pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Kon

Riy

~ Các phương pháp thu thập tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu: + Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó

+ Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các

sở, ban, ngành trong tỉnh và của huyện Kon Rẫy

+ Tìm thông tin qua các phương tiện báo chí, internet,

+ Kết hợp các phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu để có dữ

liệu nghiên cứu, phân tích đầy đủ

- Nguồn thông tin dữ liệu: Chủ yếu sử dụng số liệu của Niêm giám thống kê huyện Kon Rẫy từ năm 2011 đến 2015, các báo cáo tổng kết của

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kon Rẫy và Ủy ban nhân dân huyện

Kon Riy

- COng cu phan tích chính: Sử dụng chương trình xử lý số liệu excel

b Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài

Trang 14

dựng và đánh giá QLNN về đất đai của chính quyền huyện bằng hệ thống chỉ

tiêu đánh giá

- Về mặt thực tiễn: Đề tài phân tích, đánh giá kết quả và hạn chế trong QUNN về đất đai trên địa bàn huyện Kon Rẫy đồng thời đưa ra những giải pháp, đề xuất và kiến nghị thích hợp nhằm hồn thiện cơng tác QLNN về đất đai, góp phần thúc đây phát triển KT - XH huyện Kon Rẫy

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài

gồm có ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về dat dai

Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện

Kon Rẫy

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa

bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

6 Tổng quan tài

Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước

về kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà

QLNN về kinh tế là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự

thắng lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Giáo trình đã cung cấp những kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có tính hệ

thống của một môn khoa học về việc Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân Tác giả đã nêu tổng quan QLNN về kinh tế; phân tích một số quy luật, nguyên tắc, công cụ và phương pháp QLNN về kinh tế cũng như đưa ra các

mục tiêu và chức năng của QLNN vẻ kinh tế Thêm vào đó là giới thiệu chức

Trang 15

viện Hành chính quốc gia, Hà Nội

Giáo trình giới thiệu hai nội dung chính đó là những vấn đề lý luận

chung về QLNN về kinh tế và QLNN đối với các lĩnh vực kinh tế cụ thê

Trong hai nội dung này, tác giả đã chỉ ra sự cần thiết khách quan của QLNN

về kinh tế và chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong QLNN về kinh tế

Giáo trình còn cung cấp những kiến thức cơ bản về đối tượng, phạm vi nội dung của QLNN về kinh tế; sự cần thiết phải đổi mới, phương hướng đổi mới

QUNN về kinh tế ở nước ta và tầm quan trọng của các công cụ QLNN về kinh tế trong điều kiện hiện nay (nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp, hóa hiện đại hóa) Tác giả còn nêu lên sự cần thiết đặc biệt của QLNN đối với kinh tế đối ngoại và QLNN đối với doanh nghiệp cũng như

nội dung QLNN đối với hai lĩnh vực này, từ đó đưa ra vấn đề đổi mới doanh

nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay

Dinh Văn Hải, Vũ Sỹ Cường (2014), Giáo trình quy hoạch va quan

lý đất đai, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

Giáo trình chỉ ra sự cần thiết khách quan phải quản lý và quy hoạch, đồng thời nêu lên vai trò của đất đai đối với sự phát triển KT - XH Tác giả đã sơ lược lịch sử QLNN về đất đai ở Việt Nam ở thời kỳ phong kiến, Pháp

thuộc và các giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay cũng như nội dung trong

QLNN về đất đai và một số lý luận về quy hoạch đắt đai Nghiên cứu này còn

phân tích thực trang đất đai ở Việt Nam, tình hình và hiệu quả QLĐĐ ở Việt Nam từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử

dụng đất hiện nay

Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Quản lý nhà nước về đất đai, Nhà

Trang 16

cụ QLNN về đất đai Tác giả nêu lên một số vấn đề lý luận QLNN về đất đai

và bộ máy QLNN về đất đai Tác giả đã làm rõ cơ sở pháp lý về hoạt động

QLĐĐ như: Một số quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; một số

quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý giám sát

việc thực hiện quyền của người sử dụng đất; thanh tra kiểm tra việc chấp hành

các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp đắt đai Tuy nhiên

tác giả chỉ mới đề cập đến nội dung cơ bản của Luật đất đai 2003, thực tế hiện nay khi Luật đất đai năm 2013 đã được thực thi cần có những nghiên cứu thực tiễn trong điều kiện mới ở một địa phương cụ thê

Nguyễn Đình Bồng (2012), Quản lý đất đai ở Việt Nam 1945-2010,

Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội

Tác giả cho rằng do con người sớm đã nhận thức được vai trò quan

trọng của nguồn tài nguyên đất nên vấn đề đất đai và QLĐĐ luôn là vấn đề

được quan tâm Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, đặc biệt là thực trạng QLĐĐ ở

Viét Nam hiện nay đã và đang phát sinh nhiều mâu thuẫn mới cần phải được giải quyết thấu đáo mới có thể tạo đà cho kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh

xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho những năm tiếp theo, phục vụ su ng! công nghiệp hóa, đại hóa đất nước để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Do đó,

nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề QLĐĐ ở Việt Nam qua các thời kỳ từ phong

kiến và Pháp thuộc cho đến năm 2010, đặc biệt la giai đoạn thời kỳ đổi mới từ

1986-2010 từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện QLĐĐ ở Việt

Nam trong thời gian tới Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay khi mà Luật đất

Trang 17

vững”, Tụp chí Đô Thị & Phát triển, (70), trang 45-46

Nghiên cứu cho thấy sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng

hợp, liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, hiện tại

và tương lai Sử dụng đất bền vững là giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chỉ phí sản xuất bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp Sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp đến hệ thống canh tác cụ thê nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thức đẩy phát triển

nông thôn

Đinh Dũng Sỹ (2008), “Tài chính đất đai: Một số vấn đề cần quan

tâm”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (21), trang 13-15

Tác giả nêu lên 3 vấn đề chính cần quan tâm, đó là: Các khoản thu tài chính liên quan đến đất đai, vấn đề đền bù khi thu hồi đất và vấn đề giá đất Các khoản tài chính liên quan đến đất đai này hiện nay khá nhiều và cũng tồn tại nhiều điểm bất hợp lý Đối với từng khoản thu cụ thẻ, tác giả có một

số nhận xét khái quát và những định hướng cải cách trong thời gian tới

Trong đó, vấn đề đền bù khi thu hồi đất là vấn dé quan trọng nhất của thực

tiễn QLĐĐ hiện nay, là tâm điểm của các vấn đề nóng trong thực thi Luật

đất đai và cũng là nguyên nhân chính của tình trạng khiếu kiện gia tăng và

kéo dài trong thời gian qua

Mai Thị Thùy Linh (2015), Quản lý nhà nước về đắt đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng

Đề tài đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản của QLNN về đất đai trong đó nêu lên vai trò, đặc điểm của đất đai; sự cần thiết phải QLNN về đất

Trang 18

thống chỉ tiêu đánh giá; từ đó đề xuất biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả QLNN về đắt đai của chính quyền cấp huyện

Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN) (2010), Báo cáo khảo sát tình hình công khai thông tin trong quản lý đắt đai, Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam, Hà Nội

Nghiên cứu cho rằng thị trường đất hoạt động hiệu quả là điều kiện cần thiết để phát triển và điều kiện để cho thị trường đất hoạt động hiệu quả chính

là việc tiếp cận thông tin phai hiệu quả về chỉ phí, dễ dàng và nhanh chóng Nghiên cứu đã khảo sát tình hình công khai thông tin trên các lĩnh vực thủ tục

hành chính đắt đai, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, đền bù giải tỏa, giao đất cấp đất ở các cấp hành chính của Việt Nam từ đó đề xuất các kiến

nghị nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai Báo cáo là một công trình có ý nghĩa

thực tiễn cho các cấp chính quyền xây dựng và hoàn thiện công tác QLNN

đối với đất đai ở địa phương mình Tuy vậy, báo cáo chỉ khảo sát ở khía cạnh cung cấp thông tin, còn nội dung thực hiện QLNN thì không đề cập trong báo cáo này World Bank, Đại sứ quán Thụy Điển và Đại sứ quán Dan Mach (2011), Nha quản lý đất đai ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

điện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham những trong

Trong công trình này các nhà nghiên cứu đã làm rõ các nguyên nhân phát sinh tham nhũng trong QLĐĐ, các hình thức hiện có của loại tham những này Trên cơ sở phân loại xác định nguy cơ và các dạng tham nhũng

trong QLĐĐ, các tác giả đã đề xuất cách thức giải quyết đối với từng loại

Trang 19

'Việc xây dựng trách nhiệm giải trình cần có những phương pháp tiếp cận mới đối với cán bộ xử lý các giao dịch đất đai và những người được giao trách

nhiệm điều tra các cáo buộc về hành vi sai phạm Bản kê khai thu nhập và tài

sản dành cho cán bộ chủ chốt, nếu được kiểm chứng và công khai như ở nhiều nước khác, có thể là một công cụ hiệu quả hơn cho cuộc chiến chống

tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

'World Bank (2011), Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyễn dịch đất

đại tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết

khiếu nại của dân, Hà

Công trình này là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của Ngân hàng

Thế giới tại Việt Nam với chủ đề “Xã hội và những xung đột đất đai” nhằm

hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường cải thiện chính sách và thực hiện về thu

hồi và chuyền dịch đất đai để đạt được sự tăng trưởng bền vững, trong quá

trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng hiện nay Báo cáo đề

xuất hoàn thiện chính sách Nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển dịch đất

đai tự nguyện ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư và nghiên cứu cơ chế giải quyết khiếu

nại khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam

World Bank (2003), Land policies for Growth and Poverty reduction, Oxford

jira chinh séch QLNN vé

đất đai, khuynh hướng sử dụng đất ảnh hưởng đến phát triển và nghèo đói của Đây là công trình nghiên cứu về mối liên hị

các nước đang phát triển, các giải pháp khuyến nghị nhằm xóa đói, giảm

nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững Thông điệp chính gồm 3 nguyên tắc: (1) cấp quyền sử dụng đất đẻ cải thiện phúc lợi cho người nghèo và tạo ra

Trang 20

và cho thuê đất

Đề tài đã sơ lược một số nghiên cứu có giá trị cao của các nhà khoa học

trên thế giới về QLNN về đất đai như: “Những cải cách chính sách đất đai”

(2005); “Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở

Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của

dan” (2011); “Land policies for Growth and Poverty reduction” (2003) Day

là những công trình nghiên cứu quan trong về mối liên hệ giữa chính sách QLNN về đất đai và khuynh hướng sử dụng đất có ảnh hưởng đến phát triển

Do có sự khác biệt về văn hoá, xã hội, cũng như trình độ phát triển kinh tế, khoa học và những quan niệm khác nhau về đất đai, sở hữu đất đai nên hệ

thống QLNN về đất đai giữa các quốc gia có những nét khác biệt Tuy nhiên,

những nghiên cứu này có giá trị khoa học cao và là tư liệu để tham khảo, học

tập kinh nghiệm QLNN về đất đai cho Việt Nam Có thể tóm tắt một số kinh

nghiệm chính được các nhà nghiên cứu đưa ra như sau:

- Người sử dụng đất sẽ gia tăng đầu tư vào đất đai nếu các quyền của

họ về đất đai được tăng lên, cũng như tính linh động của đất đai trong thị trường bắt động ản tăng - Việc cải thiện hệ thống thông tin cho dat dai 1a vié phải làm thường

xuyên, ngay cả các quốc gia có thị trường đắt đai phát triển cũng phải trả giá

cho việc thiếu thông tin

- Thị trường đất đai đòi hỏi phải được kiểm tra kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ Sự phối hợp giữa Nhà nước và tư nhân trong QLĐĐ cần phải

nhịp nhàng Các chính sách QLĐĐ, xây dựng phát triển công trình, đô thị, tín

dụng tài chính đều được phát huy nhằm tối đa việc phát triển thị trường bất

động sản Nhà nước chỉ tác động vào các hoạt động mang tính vĩ mô, còn các

Trang 21

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được tiến hành có sự tham gia phối hợp của nhiều phía Cần có sự phối hợp của các cơ quan tư pháp như: Tòa án,

viện kiểm sát trong QLĐĐ, trong kiểm tra thực thi luật, các quyết định quản

lý của cơ quan hành pháp tại địa phương;

- Hệ thống pháp luật về đất đai tại Việt Nam còn tổn tại nhiều nhược

điểm như: Mang nặng tư duy của thời kinh tế do Nhà nước bao cấp, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa phù hợp với chuẩn quốc tế về giải quyết tranh

chấp hành chính mà một bên là cơ quan hành chính và một bên là người chịu

tác động của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính Để giải quyết các van dé nay cần: (1) Đề xuất cơ chế độc lập giải quyết các bức xúc, khiếu

nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư để áp dụng cho các dự án đầu tư Theo

đó, khiếu nại về giá đất được giải quyết theo hệ thống các hội đồng độc lập về định giá đất và bất động sản, những quyết định về thu hồi đất được phê duyệt phương án bồi thường giải quyết theo cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính

của Nhà nước; (2) Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với quy định

về giải quyết khiếu nại hành chính trong QLĐĐ

Nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đối với QLNN về dat dai pháp lui

ở Việt Nam, trước tiên có thể kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Khắc Thai Sơn (2007) “Quản lý nhà nước về đất đai” và nghiên cứu của Đỉnh Văn Hải, Vũ Sỹ Cường (2014) "Giáo trình quy hoạch và quản lý đất đai” Ngoài ra

còn các bà báo nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí như: “Tài chính đất

đai: Một số vấn để cần quan tâm” của Đinh Dũng Sỹ (2008) trên Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp số 21; Nguyễn Trọng Tuần (2010) với nghiên cứu “Kinh

nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới và vấn đề đối với Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 3

Theo đó,

é bảo đảm việc sử dụng đất và QLĐĐ hiệu quả, các công

Trang 22

yếu san:

~ Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng

sản xuất thấp) cho mục đích phi nông nghiệp Điều hòa giữa áp lực gia tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm bảo đảm có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu của đất Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mắt nguồn nước và thoái hóa đất

- Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng Khi phân bố sử dụng đất đai cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng dat đai mới xây dựng, nâng

cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài

- Sử dụng đất phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, theo lợi thế so

sánh, không áp đặt thiên nhiên theo ý muốn chủ quan để tránh đầu tư quá tốn

kém nhưng không hiệu quả

- Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục

tiêu: Nông - lâm kết hợp, nông - lâm - ngư, nông - lâm và du lịch sinh thái

Quản lý lưu vực dé bao vé đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bing sinh thái Phát triển cây lâu năm có giá trị thương mại cao Áp dụng quy trình

và công nghệ canh tác thích hợp theo từng vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng Phát triển công nghiệp phân bón và thâm canh theo chiều sâu

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm; chuyên giao công nghệ, khoa học kỹ thuật; giao đất, giao rừng; xóa đói giảm

nghèo Đây mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính

sách, chương trình, dự án, kế hoạch hành động bảo vệ, sử dụng đất tiết kiệm,

hiệu quả và bền vững

Trang 23

thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin hoc điện tử hiện đại từ trung

ương đến địa phương Cần phải xác định việc đăng ký quyền về tài sản không

chỉ là lợi ích của người dân mà đó chính là lợi ích của cả Nhà nước

- Quyền lực Nhà nước phải mạnh, để đảm bảo cho mọi chủ thể được hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật quy định và mọi chủ thể đều được tự do

phát triển Tuy nhiên, tăng cường quyền lực của Nhà nước không có nghĩa là hạn chế quyền của các chủ thể sử dụng đất

- Vấn đề đền bù khi thu hồi đất là giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa

ba chủ thể trong mối quan hệ đất đai, đó là: Nhà nước - với tư cách đại diện

chủ sở hữu, người có đất bị thu hồi đền bù và nhà đầu tư Theo đó, giá đất do UBND cấp tỉnh xác định phải đúng nguyên tắc sát với giá thị trường

trong điều kiện bình thường theo quy định Giá đền bù phải là giá trước dự

án Cần xử lý thật tốt phần địa tô chênh lệch phát sinh của đất sau dự án so với đất trước dự án Người có đất bị thu hồi chỉ được đền bù theo giá trước

dự án nhưng phải được hưởng lợi thoả đáng từ phần địa tô chênh lệch mới

phát sinh này Nhà nước (đặc biệt là UBND cắp tỉnh) phải nhất quán trong

thực thi chính sách, thống nhất cơ chế từ Trung ương đến từng địa phương; công bằng và minh bạch, đồng thời cũng kiên quyết và nhất quán trong xây

dựng và thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư cũng như trong giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai theo đúng các quy định

của pháp luật

- Về xã hội, quy hoạch sử dụng đất đảm bảo cân bằng nhu cầu đất đai cho các nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu cầu sản xuất với đời sống vật chất và tỉnh thần của các cộng đồng dân cư, thoả mãn nhu cầu đa dạng đối với đất đai

của toàn xã hội Về kinh tế, quy hoạch sử dụng đất là quá trình tối đa hóa giá

Trang 24

phẩm của cơ chế thị trường Quy hoạch sử dụng đất gắn liền với nhiệm vụ tái

cơ cấu nền kinh tế, trong đó đảm bảo sự cân đối giữa đất nông nghiệp và đất

phi nông nghiệp

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu QLNN về đất đai của các nhà khoa học trong và ngoài nước đối với QLNN về đất đai của Việt Nam đã góp

phần hoàn thiện hệ thống lý luận, cũng như thực tiễn QLĐĐ ở Việt Nam Các

nghiên cứu, bài viết đã chỉ ra nhiều nguyên nhân tổn tại trong QLNN về đất đai, trong đó có sự yếu kém về tổ chức thực hiện của chính quyền quận

(huyện, thành phố trực thuộc tỉnh) Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa

tìm hiểu và áp dụng thực tiễn vào QLĐĐ thuộc một địa bàn cụ thể nào nhằm

đạt hiệu quả nghiên cứu cao nhất cũng như tại huyện Kon Rẫy chưa có công

trình nghiên cứu về vấn đề QLNN về đất đai

Trude những đòi hỏi phát triển KT - XH, đất đai ngày càng chiếm vị trí

quan trọng trong cuộc sống Do vậy, liên tục đổi mới và hoàn thiện QLNN về

đất đai, nhất là của chính quyền địa phương là xu thế tất yếu trong quản lý Tuy nhiên, những bắt cập trong nên kinh tế thị trường cũng làm lúng túng các cấp chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai,

iệt là chính quyền cắp huyện QLNN về đất đai của các cơ quan quản lý

không thể có hiệu quả, lực và tác động tốt đến đời sống, KT - XH nếu

như: (1) Những bài học trong quá trình quản lý không được nghiên cứu, đánh giá một cách thường xuyên, cụ thể; (2) Vai trò của người dân trong QLĐĐ,

không được xem xét, đánh giá và đặt đúng vị trí; (3) QLNN về đất đai của

Trang 25

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÁT ĐẠI

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE DAT DAI 1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai a Khái niệm đất “Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: Đá mẹ, địa hình, thời gian Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện

tích (m?, ha, km”) và độ phì nhiêu, màu mỡ” [19]

“Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tắt cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có

ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩa

đất đai bao gồm: Yếu tố khí hậu, địa hình, dia mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các

hoạt động của con người” [10, tr.11]

Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc

phòng Tuy nhiên, đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích và có

vị trí cố định trong không gian b Sử dụng đất

Việc sử dụng đất được định nghĩa: “Là những hoạt động của con người

có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động

lên chúng” [19] Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại

Trang 26

Phạm vi sử dụng dat, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chỉ phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế

bởi các điều kiện, quy luật KT - XH và các yếu tố kỹ thuật Vì vậy, có thể

khái quát một số điều kiện ảnh hưởng đến việc sử dụng đất như sau:

- Điều kiện tự nhiên: Khi sử dụng đắt đai, ngồi bề mặt khơng gian như

diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng, cần chú ý đến việc thích ứng với

điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố

bao quanh mặt đất như yếu tố khí hậu, yếu tó địa hình và yếu tố thổ nhưỡng

- Điều kiện KT - XH: Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số,

lao động, sử dụng lao động, chính sách đất đai, các chính sách quản lý về môi

trường, yêu cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp,

nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học

kỹ thuật, trình độ quản lý, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác

phát triển nguồn nhân lực e Quản lý đất đai

“Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chỉ tiết về

thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất,

lưu giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá tri, sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản Quản lý đất đại liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm:

Các hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất,

giám sát và quản lý việc sử dụng đắt đai, cơ sở hạ tầng cho công tac quan ly”

[10, tr.40]

Quan lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất

đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc thu hồi đất, giao

Trang 27

đất, tiền thuê đất và các khoản thuế về đất, ) và giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền sử dụng đất

4 Quản lý nhà nước về đất đai

Quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ

bản sau đây:

- Nha nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các

thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình

hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đắt đai Cụ thể:

+ Về số lượng đất đai: Nhà nước nắm về diện tích đất đai trong toàn

quốc gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa

phương; nắm về diện tích của mỗi loại đất; nắm về diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân bố trên bề mặt lãnh thổ

+ Về chất lượng đất: Nhà nước nắm về đặc điểm lý tính, hoá tính của từng loại đất, độ phì của đất, kết cấu đắt, hệ số sử dụng đất, đặc biệt là đối

với đất nông nghiệp

+ Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sử dụng đất có hợp lý, có hiệu quả không, có theo đúng quy hoạch, kế hoạch không? và cách đánh giá phương hướng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý trong sử dụng đất đai

- Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy

hoạch và kế hoạch chung thống nhất Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất

đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử

dụng Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau Nhà

nước với vai trò chủ QLĐĐ thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng: theo quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước còn thực hiện phân phối lại quỹ

Trang 28

phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện việc chuyên giao quyền

sử dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế Hơn nữa, Nhà nước thực hiện việc giao đất,

cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền

sử dụng đắt và thu hồi đất Vì vậy, Nhà nước quy hoạch và kế hoạch hoá việc

sit dung dat đai Đồng thời, Nhà nước còn quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất

~ Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và do

người sử dụng cụ thể thực hiện Để việc phân phối và sử dụng được phù hợp

với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bắt cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó

- Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai Hoạt

động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: Thu tiền sử dụng đất (có thê dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giao đất có

thu tiền sử dụng đất, dưới dạng tiền thuê đất, dưới dạng tiền chuyển mục đích sử dụng đấu), thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất (như thuế sử

dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cao có được từ việc chuyên quyền sử dụng đất, ) nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phân giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại

Trang 29

phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai

Mục tiêu cao nhất của QLNN về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn

dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu

quả cao

Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ quan QLĐĐ có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả

trách nhiệm được Nhà nước giao; đồng thời, ban hành các chính sách, chế độ,

thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung QLNN về đất đai Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước là quản lý

mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có QLĐĐ Mục đích cuối cùng của

Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác, sử dụng đất có hiệu quả

nhất để phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng của đất nước Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và

pháp luật

1.1.2 Vai trò quản lý nhà nước về đắt đai

Hoạt động của thị trường luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, do đó

cần có sự quản lý, can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước bằng các công cụ và chính sách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những tiêu cực QUNN về đất đai là nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ bản:

đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả; đảm bảo tính công bằng trong quản lý, sử của thị trường Vì

dụng và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

a Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả

Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, không tái tạo

được Do vậy, đất đai cần được sử dụng một cách khoa học, tiết kiệm, nhằm

Trang 30

người Sự can thiệp của chính quyền nhằm phát huy những tích cực và hạn chế tiêu cực Trong thực tế, xảy ra nhiều trường hợp mâu thuẫn về lợi ích

thường được gọi là hiệu ứng ngoại lai, mà tự bản thân thị trường không giải quyết được Ví dụ, những dự án xây dựng các khu công viên cây xanh mang

lại lợi ích xã hội, nhưng lại không hấp dẫn với các nhà đầu tư nên cần phải được chính quyền hỗ trợ hoặc có chính sách ưu đãi Hoặc việc đầu tư xây

dựng công trình trên đất của tư nhân, nhưng không tuân thủ quy hoạch về

chiều cao, mật độ xây dựng, đem lại lợi ích cho cá nhân về diện tích nhưng lại ảnh hưởng tới cảnh quan chung của khu vực Chính quyền có biện pháp can

thiệp buộc họ phải chấp hành quy định về quy hoạch nhằm bảo vệ lợi ích

cộng đồng

Hiệu quả QLNN về đất đai của chính quyền còn nhằm giảm thiểu chỉ phí của các yếu tố đầu vào và gia tăng kết quả đạt được Điều này đòi hỏi phải chú ý đến chất lượng công việc hàng ngày, đảm bảo các mục tiêu QLNN về

đất đai được thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo và phân định rõ ràng về trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân

b Đảm bảo tính công bằng trong quản lý và sử dụng đất

Việc phân bổ đất thường chịu sự tác động của quy luật kinh tế thị

trường là tối đa hóa lợi nhuận, do đó chính sách của Nhà nước có nhiệm vụ

điều hòa lợi ích để đảm bảo sự cơng bằng Ngồi ra, chính sách đất đai của

Nha nước nhằm tạo điều kiện cho mọi tầng lớp dân cư được tiếp cận với vi: sử dụng đất được dễ dàng Sự công bằng được thể hiện ở việc chính quyền

đảm bảo các quyền của người sử dụng đất được Nhà nước cho phép, mọi người đều có cơ hội và bình đẳng trước pháp luật về đất đai Chính quyền

thay mặt cho Nhà nước QLĐĐ và giao đất ồn định, lâu dài cho hộ gia đình, cá

Trang 31

-XH, an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, chính quyền thay mặt Nhà nước thực hiện những chính sách đền bù thoả đáng Quyền lợi

của người bị thu hồi đất được bảo đảm bù đắp những thiệt hại bị mất đi vì lợi

ích chung, giúp cho người sử dụng đất yên tâm Tuy nhiên, chính sách đất đai

của Nhà nước cũng nên có chính sách ưu đãi đối với người nghèo, dân tộc

thiểu số, người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra

một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việc bảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đắt, đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất

e Đảm bảo nguôn thu cho ngân sách nhà nước

Nhà nước có chính sách phát huy tạo nguồn vốn từ đất đai thông qua việc thu tiền sử dụng đắt, tiền thuê đất, thuế và điều tiết hợp lý các khoản thu, chỉ ngân sách nhà nước Phần giá trị tăng thêm của đất có được do quy hoạch, do Nhà nước đầu tư làm tăng giá trị đất cần phải có cơ chế điều tiết hợp lý thu

nộp vào ngân sách Chính quyền cơ sở có trách nhiệm thực hiện các khoản

thu từ đất cho ngân sách nhà nước

1.1.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai

a Đảm bảo sự quản lý tập trung và thông nhất của Nhà nước

Đất đai là t

nguyên của quốc gia, là tài

sản chung của toàn dân Vì vậy, không thể có bắt kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được Chỉ có Nhà nước là chủ thể duy

nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của

Nha nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng Vắi

Trang 32

Nhà nước tạo điều kiện cho người sử dụng đất có thể phát huy tối da các quyền đối với đất đai Có như vậy người sử dụng đất mới yên tâm, chủ

động đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học và công

nghệ vào các việc bảo vệ cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; khai hoang,

phục hóa, đưa diện tích đắt trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào

sử dụng; đồng thời, phát triển hạ tầng đề làm tăng giá trị đất

b Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử: dụng đất

Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi

tức từ đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ

sở hữu chuyển giao quyền sử dụng Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai

vừa có ở Nhà nước, vừa có ở trong từng chủ sử dụng cụ thể Nhà nước khong

trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng, từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể

trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa

đảm bảo

ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà

nước Vấn đề này được thể hiện ở Điều 17, Luật đất đai 2013 “Nhà nước trao

quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê

đất, công nhận quyền sử dụng đất" [13] ce Ti

lậm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế Thực chất

Trang 33

tắc này Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả Nguyên tắc này trong QLĐĐ được thể hiện bằng việc: Xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao; quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Có như vậy, QLNN về đất

đai mới phục vụ tốt cho chiến lược phát triển KT - XH, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra

4d Phân cấp gắn liền với các điều kiện bảo đâm hoàn thành nhiệm vụ Co quan địa chính ở trung ương và địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện) chịu trách nhiệm trước Chính phủ và cơ quan chính quyền cùng cấp (UBND tỉnh và UBND huyện) trong QLNN về đất đai Chính quyền cấp tỉnh thực

hiện việc giao đất, cho thuê đất cũng như thu hồi đất của tổ chức và có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp, kiểm tra chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ của

cấp huyện Chính quyền cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chính quyền cấp xã (phường, thị trắn) và thực hiện quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý

e Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với địa phương và vùng

lãnh thổ

Chính quyền các cấp thống nhất QLNN về đất đai theo địa giới hành chính, điều này có nghĩa là có sự hài hoà giữa quản lý theo lãnh thổ và quản

lý theo chuyên ngành và ngay cả các cơ quan Trung ương đóng tại địa bàn

nào thì phải chịu sự quản lý của chính quyền nơi đó Chính quyền cơ sở có

trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trung ương hoạt động:

đồng thời, có quyền kiểm tra, giám sát các cơ quan này trong việc thực hiện pháp luật về đất đai, cũng như các quy định khác của Nhà nước, có quyền xử lý hoặc kiến nghị xử lý nếu vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành

Sf Nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử:

Trang 34

luật pháp của Nhà nước trước đây, cũng như tính lịch sử trong QLĐĐ qua các thời kỳ của cách mạng được khẳng định bởi việc “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [13]

Như vậy, nguyên tắc QLNN về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc chủ đạo là Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp

luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho

các tổ chức và cá nhân sử dụng ôn định và lâu dài Tổ chức và cá nhân có

trách nhiệm bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật

1.2 NOI DUNG QUAN LY NHA NUOC VE DAT DAI

1.2.1 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về quản lý, sử dụng đất đai

Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai phải căn cứ theo thâm quyển của mình và tuân theo các quy định trong Luật đất đai để ban

hành văn bản quy phạm pháp luật

Khi tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên, cơ quản quản lý hành chính nhà nước về đất đai cũng phải căn cứ theo thẩm quyển của mình mà tổ chức hướng dẫn cho các cấp quản lý bên dưới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật đất đai

hiểu và thực hiện các văn bản đó đạt hiệu quả cao Việc tổ chức thực hiện các

văn bản quy phạm pháp luật còn phải tuyên truyền pháp luật đất đai cho

người sử dụng hiểu và thực hiện đúng Khi Luật Đắt đai 2013 được ban hành

Trang 35

trong bộ máy nhà nước còn phải tổ chức tuyên truyền, tập huấn các quy định

của pháp luật đất đai cho người dân trên địa bàn

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng dat dai

chính là thường xuyên tạo ra một hành lang pháp lý để cho các cơ quan

QUNN về đất đai và những người sử dụng đất thực hiện Luật quy định những

nguyên tắc lớn, những chính sách quan trọng và giao Chính phủ, UBND tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiếp những chính sách cụ thể phù

hợp với từng vùng, từng địa phương

Các tiêu chí đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản

quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai bao gồm: Số lượng của các

văn bản quy phạm pháp luật, kết quả đạt được do sự tác động của các văn bản

quy phạm pháp luật mang lại, tỷ lệ người dân được tuyên truyền pháp luật về

dat dai

1.2.2 Công tác kỹ thuật về đất đai và nghiệp vụ địa chính

a Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

“Địa giới hành chính là ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa ế, xã hội” [13] Địa giới hành

danh và một sô yếu tố chính về tự nhiên, kinh t

chính được xác định bằng các mốc giới cụ thể thể hiện toạ độ vị trí đó Giữa các đơn vị hành chính các cấp đều có ranh giới được thể hiện bằng các mốc địa giới có toạ độ của vị trí các mốc đó

“Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ QUNN đối với địa giới

hành chính” [13], gồm 9 loại giấy tờ sau đây: Quyết định của cơ quan Nhà

nước có thấm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính (nếu có); bản đồ địa giới hành chính; sơ đồ vị trí các mốc địa

giới hành chính; bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng

Trang 36

chính; biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính; phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính; biên bản bàn giao mốc

địa giới hành chính và thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các

đơn vị hành chính cấp dưới

“Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh, là bản đồ thê hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính" [13] Bản đồ

hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó, tức là dựa vào các mốc địa giới hành chính và các

yếu tổ địa vật, địa hình có liên quan để lập bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế,

xã hội của địa phương

Theo quy định tại Điều 29 của Luật đất đai năm 2013, Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành

chính các cấp trong phạm vi cả nước Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa

giới hành chính các cấp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về

kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cắp UBND các cấp tổ chức thực hiện

việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hỗ sơ về địa giới hành

chính trong phạm vi địa phương

'Việc xác định, lập và quản lý các mốc địa giới hành chính hết sức quan trọng, nó góp phần giữ ồn định biên giới giữa các đơn vị hành chính Trong quản lý hành chính nhà nước, nếu Chính phủ và UBND các cấp thực hiện tốt

nội dung này sẽ tránh được tình trạng tranh chấp địa giới hành chính của các

Trang 37

b Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đắt

Để đánh giá đúng số lượng và chất lượng đất cần phải điều tra, đo đạc,

khảo sát và phân hạng đất Hoạt động đánh giá và phân hạng đất đai đặc biệt

có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp vì căn cứ vào kết quả của

đánh giá và phân hạng đất đai mà các nhà khoa học giúp các nhà quản lý định

hướng và giúp người sử dụng đất đưa ra quyết định dùng những diện tích đất nông nghiệp cụ thể vào trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả cao Mặt khác, hoạt động này còn là cơ sở để hàng năm Nhà nước thu thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và quy định giá trị của quyền sử dụng đắt làm cơ sở thực hiện khi bồi thường, khi giao đất, khi cho thuê đất và khi cho phép

chuyên mục đích sử dụng đất

“Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý

có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trắn, được cơ quan

nhà nước có thảm quyển xác nhận" [13] Bản đồ địa chính rất quan trong trong hồ sơ địa chính để QLĐĐ ở các địa phương Bản đồ địa chính được lập

theo lưới toạ độ quốc gia để phục vụ cho công tác QLNN về đất đai nên được

thể hiện chỉ tiết đến từng thửa đất Vì vậy, tuỳ theo khu vực cu thé mà bản đồ địa chính được xây dựng theo các ty | 500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 Yêu

cầu của bản dé địa chính là tất cả những thửa đất có diện tích >I0 mmẺ theo lện trên bản đồ

“Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính để đánh

giá được hiện trạng quỹ đất đai của đơn vị hành chính đó nhằm cung cấp

thông tin, số liệu về hiện trạng sử dụng đất cho việc hoạch định chính sách

phát triển KT - XH của cả nước hoặc địa phương; đồng thời phục vụ cho việc

Trang 38

trang sir dung dat Ia ghi lai su phan bé cdc loai dat cia ca nude hoặc một đơn vị hành chính nào đó tại một thời điểm nhất định để đánh giá được hiện trạng

quỹ đất đai nhằm cung cấp thông tin, số liệu về hiện trạng sử dụng đất cho

việc hoạch định chính sách phát triển KT - XH của cả nước hoặc địa phương

đó; đồng thời phục vụ cho việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Cùng với quá trình phát triển của xã hội, tình hình sử dụng đất đai cũng biến đổi nên những thông tin thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dần lỗi thời; xã hội càng phát triển nhanh thì biến động về sử dụng đất đai càng nhiều và thông tin trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng càng nhanh lạc hậu Vì

vậy, theo quy định của Luật đất đai 2013 bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 5 năm một lần, gắn liền với việc kiểm kê đất đai

“Ban dé quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy

hoạch đó” [13] Mục đích là để dự kiến phân bỗ các loại đất của cả nước hoặc

một đơn vị hành chính nào đó cho một thời điểm trong tương lai đã định trước

theo định hướng phát triển KT - XH, thể hiện nhu cầu sử dụng đất trong giai

đoạn quy hoạch của các ngành sao cho sử dụng đắt tiết kiệm và hiệu quả nhất,

đáp ứng được nhu cầu phát triển KT - XH của cả nước hoặc địa phương Đồng thời, lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất còn làm cơ sở để cuối kỳ quy hoạch đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đó Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập 10 năm một lần gắn với kỳ quy hoạch sử dụng đất c Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đắt

Trang 39

chính” [13] Trong quá trình sử dụng luôn có sự biến động về chủ sử dụng, loại hạng đất và diện tích Đăng ký sử dụng đất là một biện pháp của Nhà

nước nhằm theo dõi tình hình sử dụng và biến động thường xuyên của nó Như vậy, sau khi đăng ký quyền sử dụng, đất đai được công nhận sử dụng một cách hợp pháp là điều kiện để được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu Đăng ký đất đai gồm hai loại là đăng ký lần đầu và đăng ký biến động Đăng ký lần đầu là hình thức đăng ký đất đai đối với những người đang sử dụng đất mà chưa đăng ký lần nào với chính quyền địa phương Đăng ký biến động là hình thức đăng ký đất đai đối với người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đắt nhưng trong quá trình sử dụng có sự thay đổi

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất" [13] Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước vi ¡ người sử dụng đất, chỉ khi người sử dụng đất được cơ quan nhà nước cấp gi sử

chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có đầy đủ các quyền của ngườ dụng đất đã được pháp luật đất đai quy định Vì tính chất quan trọng về mặt pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đắt như vậy nên pháp luật đất đai đã quy định mọi tổ chức, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất đều được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 40

quyền sử dụng đất là một biện pháp quan trọng để xác định quyền sử dụng đất, quản lý biến động đất đai Nó tạo lập những cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất thực hiện đúng các quyền và nghĩa

vụ của mình

Tiêu chí đánh giá công tác kỹ thuật về đất đai và nghiệp vụ địa chính

bao gồm: Số lượng và diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; diện

tích đo đạc, lập bản đồ địa chính; diện tích địa giới hành chính bị tranh chấp,

lắn chiếm

1.2.3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ pháp lý -

kỹ thuật quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai (giao đất, cho thuê

đắt, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục dich str dung dat) “Quy hoạch sử dụng đất là việc phan bé va khoanh vùng dat dai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đắt của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng KT

~ XH và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định” [13]

“Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo

thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất" [13]

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể bằng việc cong

bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật đất đai

Quy hoạch sử dụng đất tốt sẽ thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu

về ăn ở, việc làm, giải trí, thể thao, học tập, chữa bệnh và mọi nhu cầu khác

Ngày đăng: 20/10/2022, 12:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w