Luận văn Vận dụng bảng cân bằng điểm đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty THNN Kiểm toán và Kế toán giới thiệu bảng cân bằng điểm như một hệ thống đo lường thành quả hoạt động của một tổ chức kinh tế để định hướng cho việc ứng dụng lý thuyết này vào thực tiễn; phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong việc đánh giá thành quả hoạt động hiện nay của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán; vận dụng bảng cân bằng điểm để xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiệu quả cho công ty.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM NGUYÊN ĐÌNH TUẦN
VAN DUNG BANG CAN BANG DIEM DANH GIA THANH QUA HOAT DONG
TAI CONG TY TNHH KIEM TOAN VA KE TOAN
LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH
Da Nang - Nam 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM NGUYÊN ĐÌNH TUẦN
VAN DUNG BANG CAN BANG DIEM DANH GIA THANH QUA HOAT DONG
TAI CONG TY TNHH KIEM TOAN VA KE TOAN
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.TRƯƠNG BÁ THANH Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS.Trương Bá Thanh
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7 Kết cầu của đề tài se
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE VAN DUNG BANG CAN BANG
DIEM TRONG DANH GIA THANH QUA HOAT DONG 7
1.1 ĐÁNH GIÁTHÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 7 1.2 BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM ò8 8 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.2.2 Kha 10 1.2.3 Sự cần thiết phải vận dụng Bảng cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động .12
1.3 TRINH TUVAN DUNG BANG CAN BANG DIEM TRONG DANH
GIÁ THÀNH QUÁ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 14
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
TAI CONG TY TNHH KIEM TOÁN VÀ KÉ TOÁN 31
2.1 TONG QUAN VE CONG TY TNHH KIEM TOAN VA KE TOAN 31
131 131 32
2.1.4 Sơ đồ tô chức của công ty .32
2.2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUÁ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG 2.1.1 Sơ lược về Công ty 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triể) 2.1.3 Các dịch vụ chuyên ngành của công ty
TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KÉ TOÁN „34
2.2.1 Phương diện tài chính 35 2.2.2 Phương diện khách hàng 39
wd
2.2.4 Phương diện học hỏi và phát trié a 46
2.3 NHẬN XÉT VẺ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT
2.2.3 Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội
ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KIÊM TOÁN VÀ KÊ TOÁN .50
2.3.1 Phương diện tài chính 50 2.3.2 Phương diện khách hàng 50 2.3.3 Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ 51 2.3.4 Phương diện học hỏi và phát trié 52 KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 53
CHUONG 3: VAN DUNG BANG CAN BANG DIEM TRONG DANH
Trang 6
3.2 TÂM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY 55
3.2.1 Tầm nhìn 55
3.2.2 Chiến lược .56
3.3 VẬN DỤNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIÊM TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUA HOAT DONG TẠI CONG TY TNHH KIỀM TOÁN VÀ KÉ TOÁN 56 3.3.1 Phương diện tài chính „.57 3.3.2 Phương diện khách hàng 62 3.3.3 Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ 66 3.3.4 Phương diện học hỏi va phát triể 72 3.3.5 Liên kết mục tiêu của các phương diện để đánh giá thành quả hoạt động .79 3.3.6 Đánh giá thành quả hoạt Công ty đã đạt được trong bảng cân bằng điểm 81 3.3.7 Triển khai vận dụng bảng cân bằng điểm 82 KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 84 KET LUAN 85
TÀI LIỆU THAM KH
QUYẾT ĐỊNH GIAO DE TÀI
Trang 7
Viết tắt Viét day đủ bằng tiếng Việt
Trang 8_—_ 'Tên bảng Trang 1.1 | Su kết hợp giữa khả năng sinh lời và phân khúc thị| 23 trường 2.1 | Bảng chỉ số tài chính của công ty trong năm 2013 va) 38 2012
2.2 _ | Thị phần kiểm tốn của Cơng ty AAC từ 2009-2013 4I 23 "Tóm tắt kết quả thăm dò ý kiến khách hàng năm 2013 43
2.4 | Cơ cấu nhân viên năm 2013 theo trình độ, giới tính và độ |_ 47 tuôi 3.1 Bảng triển khai chiến lược của Công ty về phương diện |_ 61 tài chính năm 2014 3.2 | Bảng triển khai chiến lược của Công ty về phương diện |_ 65 khách hàng năm 2014
33 Bảng triển khai chiến lược của Công ty về phương diện |_ 70
quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ năm 2014
3.4 | Bảng triển khai chiến lược của Công ty về phương diện |_ 77
học hỏi và phát triên năm 2014
Trang 9Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang
LI Bốn phương diện của Bảng cân bằng điểm 11
12 | Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo trong BSC 15 Lạ —_ | Chuỗi giá tị của phương diện quy trình hoạt động kinh | „„ doanh nội bộ = 1.4 | Chu trình hoạt động sản xuất và giao hang 26 2.1 | Tổ chức các bộ phận - phòng ban trong Công ty 33
Kết quả doanh thu, chỉ phí, lợi nhuận sau thuế từ 2008-
2.2 2013 36 2.3 | Cơ cấu doanh thu của Công ty từ 2008-2013 37
a4 |Tổng số nhân viên và kiểm tốn viên Cơng ty từ 2008- 48
“ 2013
3.1 Bản đồ chiến lược 80
Trang 101 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc
tế, đồng thời lại phải đối mặt với những khó khăn do suy thối tồn cầu, việc
lựa chọn chiến lược đề tồn tại và phát triển đối với các tổ chức là không hề dễ dàng Vậy làm thế nào đề biến chiến lược thành hành động đang là vấn đề đặt
ra, trong đó khó khăn nhất là việc đánh giá thành quả hoạt động của tô chức
để khẳng định con đường mà tổ chức đang đi không bị chệch hướng Tuy nhiên, những thước đo truyền thống sử dụng trong đánh giá thành quả hoạt động của một tổ chức hiện nay đang dần trở nên lạc hậu, không còn phù hợp Để đáp ứng với yêu cầu đó, Bảng cân bằng điểm (BSC) ra đời giúp các tổ
chức có hướng chuyển tầm nhìn và chiến lược thành những mục tiêu và thước
đo cụ thể, thông qua việc thiết lập một hệ thống xoay quanh bốn phương diện:
tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát
triển Mục tiêu của Bảng cân bằng điểm là xây dựng hệ thống đo lường thành
quả hoạt động và phục vụ cho quản trị chiến lược
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toánlà một đơn vị đã có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán và kế toán cho nhiều đối
tượng khách hàng (KH) khác nhau: công ty có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty cổ phần, công ty đại chúng, doanh nghiệp (DN) và tổ chức có vốn góp của
nhà nước, Việc làm thé nào dé khẳng định vai trò và vị trí của Công ty
trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán, đồng thời vượt qua những khó khăn về tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây đã đặt ra một vấn đề cho Công ty là phải xây dựng một kế hoạch, chiến lược tốt và xây dựng
được một hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động một cách hữu hiệu
Trang 11giả nhận thấy Bảng cân bằng điểm là một giải pháp tốt để ứng dụng trong việc
chuyên tầm nhìn và chiến lược thành các mục tiêu và thước đo cụ thể nhằm
giúp Công ty có thể đánh giá thành quả hoạt động một cách tốt nhất Việc đo
lường thành quả hoạt động của mỗi bộ phận một cách xác đáng, công bằng và
hợp lý sẽ giúp cho các bộ phận phát triển tốt hơn nữa, đồng thời mỗi cá nhân
của từng bộ phận cũng sẽ phát huy năng lực, ra sức đóng góp để hoàn thành
mục tiêu của Công ty Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọn lựa đề tài: “Vận dụng Bảng cân bằng điểm đánh giá thành
quả hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán” để làm luận văn thạc
Sĩ kinh tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
s Giới thiệu Bảng cân bằng điểmnhư một hệ thống đo lường thành quả hoạt động của một tổ chức kinh tế để định hướng cho việc ứng dụng lý thuyết
này vào thực tiễn
© Phan tích những điểm mạnh, điểm yếu trong việc đánh giá thành quả hoạt động hiện nay của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế tốn
© Van dung Bảng cân bằng điểm để xây dựng và hoàn thiện hệ thống
đánh giá thành quả hoạt động hiệu quả cho Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
se Đối tượng nghiên cứu về mặt lý luận là các nội dung liên quan đến Bảng cân bằng điểm tại các DN
s Đối tượng nghiên cứu về mặt thực tiễn là đánh giá thành quả hoạt động
tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế tốn
Trang 12© Déi voi mục tiêu nghiên cứu thứ nhất: Tác giả tổng hợp lý thuyết về Bảng cân bằng điểm được áp dụng trong các DN của Robert S.Kaplan và David P.Norton để làm nỗi bật lên những điểm chính của hệ thống này dựa
trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển Qua đó, tác giả sẽ đưa ra mối liên hệ, cũng như
cách thức liên kết giữa tầm nhìn và chiến lược của DN với bốn phương diện
nêu trên
s Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ hai: Tác giả tiền hành quan sát, phỏng
van, thu thập cách thức đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Từ đó, tác
giả phân tích và đánh giá ưu, nhược điểm của cách thức này nhằm làm cơ sở
triển khai và hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của Công ty
e Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ ba: Tác giả tiến hành so sánh tình hình thực tế và lý thuyết để tiến hành triển khai thiết lập bốn phương diện của Bang cn bang điểm tại Công ty
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vi tam quan trọng của Bảng cân bằng điểm đối với việc quản trị chiến lược nên có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến việc ứng dụng Bảng cân
bằng điểm vào các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận Một trong những nhà
nghiên cứu về Bảng cân bằng điểm hàng đầu hiện nay là Paul Niven, trong
cuốn sách mới nhất của minh “Balanced Scorecard Evolution: A Dynamic
Approach to Strategy Execution” [7] xuat ban thing 8 nim 2014, voi kinh
nghiệm của mình Paul Niven giới thiệu cách tiếp cận mới về Bảng cân bing điểm Cuốn sách cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một Bảng cân bằng
điểm hiệu quả trong DN, phương pháp xác định mục tiêu, xây dựng các công cụ đánh giá phù hợp cho từng mục tiêu hướng dẫn cách thức xây dựng Bảng
Trang 13chứng minh được sự cần thiết của Bảng cân bằng điểm, đưa ra các minh họa
trong việc biến tầm nhìn và chiến lược kinh doanh thành hành động cụ thể Tại Việt Nam, Bảng cân bằng điểm du nhập và được đề cập đến
nhiềuvào đầu những năm 2000 qua các hội thảo về triển khai ứng dụng các
mô hình quản trị kinh doanh và một số bài báo giới thiệu Sau đó, một số
công ty tư vấn của nước ngoài bắt đầu chào hàng đề triển khai tại các DN Việt
Nam như Deloit, Ems & Young Một số công ty của Việt Nam đã đi tiên
phong trong việc áp dụng mô hình này như: tập đồn FPT, Kinh đơ Về mặt
nghiên cứu, theo tìm hiểu của tác giả thì rất hạn chế Các kết quả nghiên cứu
hầu hết chưa có chiều sâu, chưa tìm ra được điểm thực sự mới, một số chỉ
dừng lại ở cấp độ ứng dụng trong phạm vi hẹp của một số DN hay mức độ
luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học Trong số đó đáng kẻ đến có các nghiên cứu đã được công bồ sau:
Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Bùi Thị Hải Vân (2009) [3]: Tháng 11 năm 2009 luậ văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Bùi Thị Hải Vân nghiên cứu
về “Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định áp dụng Bảng cân bằng điểm vào các
doanh nghiệ
học Bách khoa TP HCM Tác giả đã thu thập được 163 phiếu trả lời của các DN vừa và nhỏ ở TP HCM Bằng phương pháp phân tích định lượng, tác giả
vừa và nhỏ Việt Nam” được bảo vệ thành công tại trường Đại
đã chỉ ra ba yếu tố (1) nhận thức lợi ích về phía tổ chức, (2) nhận thức tính dễ sử dụng và (3) thái độ chung có ảnh hưởng tích cực đến dự định sử dụng
Bảng cân bằng điểm Tác giả cũng đã loại trừ yếu tố nhận thức về lợi ích cá
nhân
Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Anh Thư (2010) [2]: Đề tài
Trang 14liệu thứ cấp, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi đối với 41 cán bộ quản lý từ cấp trung đến cấp cao và tiến hành phỏng van sâu đối với 5 trường hợp điển hình có tính chất đại diện của công ty để tìm ra câu trả lời về khả năng đáp ứng những điều kiện cần thiết để triển khai mô hình Bảng cân bằng điểm trong quan lý chiến lược của công ty Kết quả tông hợp,xử lý đã chỉ ra rằng: các điều kiện về quy mô công ty, chiến lược,nguồn
lực, sự ủng hộ của lãnh đạo được đánh giá cao Hai điều kiện còn hạn chế là cơ sở dữ liệu và sự ủng hộ của những người tham gia Từ đó, tác giả đã đưa ra
một số khuyến nghị nhằm triển khai thành công Bảng cân bằng điểm trong
quản trị chiến lược tại công ty
Bài báo: Áp dụng Bảng cân bằng điểm tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt
Nam (2010) [1] của tác giả Đặng Thị Hương đăng trên tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, kinh tế và quản trị kinh doanh 26 (2010) 94-104 Trong
bài báo tác giả đã đưa ra 5 điểm thuận lợi cho việc triển khai Bảng cân bing điểm trong các DN dịch vụ Việt Nam đó là: (1) Sự chủ động trong đổi mới,
tiếp cận các công cụ quản lý hiện đại; (2) Nhận thức về vai trò của chiến lược
và thực thi chiến lược; (3) Thực hiện cách thức quản lý theo mục tiêu; (4) Lực
lượng lao động cần cù thông minh và (5) Sự phát triển của khoa học và công
nghệ thông tin Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra 5
Thiếu nhận thức và cam kết từ phía lãnh đạo; (2) Khó khăn trong việc áp dụng quy trình thực hiện theo mô hình Bảng cân bằng điểm; (3) Trình độ học vấn và năng lực quản lý điều hành của các nhà lãnh đạo còn hạn chế (4) Văn
hóa của DN chưa chú trọng và (5) khó khăn về tài chính
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Dựa trên kinh nghiệm triển khai Bảng cân bằng điểm tại một số đơn vị
Trang 15động tại Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế toán” của tác giả sẽ giải quyết được
các vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, tác giả sẽ trình bày bản đồ chiến lược áp dụng chung cho các
tổ chức lợi nhuận và trên cơ sở đó xây dựng bản đồ chiến lược tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán với các mục tiêu cụ thể phù hợp sứ mệnh và
tầm nhìn của Công ty
Thứ hai, trên cơ sở lý thuyết về mô hình Bảng cân bằng điểm và thực trạng tại Công ty, tác giả xây dựng mô hình Bảng cân bằng điểm với các
thước đo cụ thể phù hợp với các mục tiêu trên bản đồ chiến lược
7 Kết cầu của đề tài
Đề tài nghiên cứu được chia thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vận dụng bảng cân bằng điểm trong đánh giá
thành quả hoạt động
Chương 2: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Kế toán
Chương 3: Vận dụng bảng cân bảng điểm trong đánh giá thành quả hoạt
Trang 16CO SO LY LUAN VE VAN DUNG BANG CAN BANG DIEM TRONG DANH GIA THANH QUA HOAT DONG
1.1 DANH GIA THANH QUA HOAT DONG TRONG DOANH
NGHIEP
Thành quả hoạt động của một DN là kết quả đạt được sau một quá trình hoạt động kinh doanh
Đánh giá thành quả hoạt động là một sự miêu tả chính thức về giá trị, tính hiệu quả hay mức độ thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN
Mục đích của việc đánh giá là nhằm tổng kết lại những điều DN đạt được, chưa
đạt được và nguyên nhân là gì, từ đó tiếp tục điều chỉnh hoạt động đúng
Việc đánh giá thành quả hoạt động tại DN phụ thuộc nhiều vào các
thước đo phù hợp được lựa chọn Các thước đo truyền thống thường được sử
dụng là:
Nhóm các thước đo hiệu quả: Hiệu quả đo lường về sự thích hợp của các mục tiêu được chọn và mức độ chúng được thực hiện của chúng Để đạt được
một hiệu quả tốt, DN cần xây dựng một mục tiêu đúng, phù hợp và lên kế
hoạch thực hiện hợp lý
Nhóm các thước đo hiệu suất: Hiệu suất đo lường các nguồn lực được sử dụng tốt như thế nào để đạt đến một mục tiêu Có thể hiểu đó chính là sự so
sánh giữa kết quả đạt được với chỉ phí bỏ ra trong quá trình thực hiện một
mục tiêu nào đó Hiệu suất càng cao khi tỷ lệ giữa kết quả đạt được trên chỉ
Trang 171.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
'Vào năm 1990, học viện Nolan Norton, thuộc bộ phận nghiên cứu của KPMG, tài trợ một cuộc nghiên cứu đa công ty trong thời gian một năm với
đề tài “Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ chức cho tương lai” David
Norton là chuyên gia tư vấn, CEO của Nolan Norton và giáo sư Robert Kaplan là người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc Trường kinh doanh
Harvard.Két qua tir những nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, nếu chỉ dựa vào các chỉ số đo lường tài chính, công ty có thể có những quyết định sai lầm Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm nhiễu giải pháp và cuối cùng đã tập trung ý tưởng
về “Bảng cân bing diém” (Balanced Scorecard), một công cụ đề cao các thước đo hiệu suất và thu hút được các hoạt động xuyên suốt của tô chức, được cấu thành từ bốn phương diện riêng biệ
tài chính, khách hàng, quy
trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển Tổng kết về kết quả
nghiên cứu được Kaplan và Norton trình bày trong bài viết “7he Balanced Scorecard ~ Measures That Drive Performance”[8] đăng trên tờ Harvard Bussines Review số tháng 1 và 2 năm 1992
Cùng với sự phát triển của Bảng cân bằng điểm, một hệ thống đo lường hiệu suất mớira đời đã làm thay đồi tư duy chiến lược của các tổ chức, chuyển từ các chiến lược liên quan đến tài chính ngắn hạn thành các chiến lược tập trung vào gia tăng giá trị và hướng tới khách hàng Sự kết nối giữa hệ thống
đo lường hiệu suất và chiến lược được thể hiện trong hai bài viết của Kaplan
va Norton đăng trên tờ Harvard Bussines Review: “Putting the Balanced Scorecard to Work”{9\thing 9, 10 năm 1993 va“Using the Balanced Scorecard as a Strategic Management System” {10 thang 1, 2 năm 1996
Quá trình sử dụng Bảng cân bằng điểm như một hệ thống quản trị thực
Trang 18into Action”[5], [L1] Cuốn sách gồm hai phần tổng hợp kết quả rút ra từ các nghiên cứu và các trải nghiệm liên quan đến khái niệm Bảng cân bằng điểm của tác giả, đồng thời cũng đưa ra các hướng dẫn về cách thức áp dụng Bảng cân bằng điểm Cho đến nay có thể xem đây là cuốn sách kinh điển về ing dụng Bảng cân bằng điểm trong triển khai chiến lược
Sau quá trình nghiên cứu nhiều công ty áp dụng Bảng cân bằng điểm,
Kaplan va Norton da trình bày những kinh nghiệm và thực tế thu được trong cuốn sách thứ hai phát hanh nim 2001, “The Strategy-Focused Organization: How Balanced Scorecard Companies Thrive in the New Business
Environmenr”[12] Tuy nhiên, để có thể triển khai được chiến lược một cách hiệu quả trong toàn bộ tổ chức, chiến lược phải được cụ thể hóa thành một chuỗi các hoạt động, các hoạt động này được liên kết với nhau bằng mối quan
hệ nhân — qua Mối quan hệ này được Kaplan và Norton gọi là “Bản đồ chiến
luge” (Strategy Map) trong bai viét “Having Trouble with Your Strategy? Then Map lí!” [13] đăng tháng 1, 2 năm 2001 trên tờ Harvard Bussines
Review Bản đồ chiến lược được Kaplan và Norton trình bày trong một cuốn
sdch nm 2003, “Strategy Maps: Converting Intangible Assets into Tangible
Outcomes” [6], [14] Cuốn sách đã trình bày vai trò vô cùng quan trọng của
bản đồ chiến lược trong Bảng cân bằng điểm, giúp cho toàn bộ nhân vi: trong tô chức hiểu rõ công việc của họ đóng góp vào mục tiêu chung như thế nào, tạo động lực dé nhân viên phối hợp với nhau làm việc, cùng hướng về
mục tiêu chung
Trang 191.2.2 Khái niệm Bảng cân bằng điểm
Bảng cân bằng điểm là một công cụ quản trị, nó giúp cho các nhà lãnh
đạo thiết lập, thực hiện, giám sát nhằm biếntầm nhìn và chiến lược của tổ
chức thành một tập hợp chặt chẽ các mục tiêu và chương trình hành động cụ
thể được tô chức thành bón phương diện khác nhau là: tài chính, khách hàng,
quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển [5, tr 45]
Mối quan hệ giữa các phương diện này được thể hiện như sau:
© Cn bằng giữa mục tiêu ngắn hạn với mục tiêu dài hạn;
+ Cân bằng giữa thước đo bên ngoài và những thước đo bên trong DN;
© Cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được trong tương lai với những
kết quả thực tế đã đạt được trong quá khứ;
Trang 20PHƯƠNG DIỆN TÀI CHÍNH Để thành cơng về tài [Mạc|Ch[ K#[ KẾ chính đem lại cho cổ | tiêu |êu | quả | hoạch đông ta làm như thể phải | hành
nào? đạt | động
"PHƯƠNG DIỆN KHÁCH HÀNG tT PHUONG DIEN HOAT DONG
KINH DOANH NOL BQ TAM NHIN Để thỏa mãn cổ[ Mục] Chỉ Ket | RE Chúng ta phải [Mue| Chỉ thoa mãn | iêu lên hich hàng như thể nào để đạt được tầm nhìn? - 1 nào? "PHƯƠNG DIỆN HỌC HÔI VA PHAT TRIEN ta phải có khả năng thay đổi và củi tiến như so để đạt được tắm
Trang 211.2.3 Sự cẦn thiết phải vận dụng Bảng cân bằng điểm dé đánh giá
thành quả hoạt động,
Thời đại thông tin thay thế thời đại công nghiệp cùng với môi trường
cạnh tranh khốc liệt toàn cầu đã tác động đến các tổ chức trên toàn thế giới
Để thấy được sự cần thiết của phương pháp Bảng cân bằng điểm trong đánh giá thành quả hoạt động, luận văn phân tích hai yếu tố chính dẫn đến sự hình thành nên Bảng cân bằng điểm
a Han chế của phương pháp đánh giá thành quả tài chính
Trước thập kỷ 90, hệ thống quản trị công ty chủ yếu dựa trên chỉ số tài
chính và ngân sách đo lường mức độ thành công khiến công ty có xu hướng
tập trung vào ngắn hạn và chỉ số tài chính chỉ là kết quả cuối cùng phản ánh
sự việc đã xảy ra Dù mục tiêu tài chính là đích đến cuối cùng của đại bộ phận
tổ chức nhưng việc phụ thuộc gần như duy nhất vào thước đo tài chính bộc lộ
nhiều hạn chế khi đánh giá thành quả hoạt động tổ chức trong thời đại công
nghệ thông tin Nhà quản trị khó khăn trong kết nối mục tiêu bộ phận, cá nhân với mục tiêu công ty và chiến lược kinh doanh, khó cân bằng được ưu tiên ngắn hạn và dài hạn, xác định ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các chức năng của
công ty
Thứ nhất, việc hạch toán kế toán có thể bị bóp méo đề phục vụ cho mục
đích tài chính trong ngắn hạn và những thông tin công bố ra bên ngồi khơng
còn khách quan và trung thực với tình hình hoạt động trong nội bộ DN
Thứ hai, thước đo tài chính truyền thống không cung cấp đầy đủ các
thông tin để đánh giá thành quả hoạt động Báo cáo tài chính (BCTC) hiện nay chỉ cung cấp các thông tin tài chính còn thông tin phi tài chính vẫn chưa
được công bố đầy đủ như những tài sản vô hình thuộc về trí tuệ của tổ chức
và năng lực của tổ chức Các thước đo tài chính chỉ cung cấp kết quả đã đạt
Trang 22thành quả hoạt động của từng phòng ban, từng nhân viên thấp hơn Do vậy,
các chỉ số này không tiên liệu được các yếu tố định hướng cho sự thành công trong tương lai của tổ chức
Thứ ba, các thước đo tài chính hy sinh lợi ích trong dài hạn để đạt được
các mục tiêu ngắn hạn Các hoạt động tạo ra giá trị dài hạn trong tổ chức có thể bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu tài chính ngắn hạn như tối thiểu hóa chỉ phí
bằng cắt giảm nhân công làm thu hẹp quy mô sản xuất
Để khắc phục khuyết điểm của hệ thống đo lường truyền thống trong thời đại công nghiệp và đáp ứng được yêu cầu cao hơn về hệ thống đánh giá thành quả hoạt động, Bảng cân bằng điểm đã hình thành và có tầm ảnh hưởng
sâu rộng, được áp dụng thành công ở nhiều loại hình DN ở tắt cả các lĩnh vực
từ công ty cỗ phân, tập đồn, cơng ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, cả
những cơ quan nhà nước và các đơn vị hành chính sự nghiệp b Sự gia tăng của các tài sản vô hình
Ngày nay, DN không thể chỉ dựa vào việc phát triển nhanh chóng kỹ thuật mới để tăng tài sản hữu hình hay dựa vào việc quản lý tốt tài sản hữu
hình và nguồn vốn để tạo ra lợi thế cạnh tranh mà cần phải
trung khai thác vào các tài sản vô hình Hệ thống BCTC chưa phản ánh được giá trị tài sản vô hình thuộc về trí tuệ DN trong khi những tài sản này lại ảnh hưởng đến sự thành công của DN trong môi trường cạnh tranh
Từ một dự án nghiên cứu về các chỉ
của rất nhiều công ty có tà
sản vô hình đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc tạo giá trị DN, giáo sư Kaplan và Norton tin rằng nếu các công ty
muốn cải thiện hiệu quả quản lý các tài sản vô hình của mình (như thương
hiệu, sự trung thành của khách hàng, nguồn nhân lực, văn hóa, năng lực tổ
chức, ) thì họ phải tích hợp việc đo lường các tài sản vô hình vào hệ thống
Trang 23Ngày nay tổ chức đã nhận thức được sức mạnh tài sản vô hình và tích
cực đầu tư tài sản này Sự gia tăng giá trị tài sản vô hình hình thành nhu cầu
hệ thống đánh giá thành quả hoạt động phải ghi nhận được giá trị,quản lý,
kiểm sốt tài sản vơ hình để mang lại lợi ích ngày càng cao cho quá trình phát
triển của tô chức
1.3.TRÌNH TỰ VẬN DỤNG BẢNG CÂN BẢNG ĐIÊM TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUÁ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.3.1 Xây dựng chiến lược của doanh nghiệp
a Tầm nhìn và chiến lược trong doanh nghiệp
Tầm nhìn là một tuyên bố súc tích xác định những mục tiêu trung và dài hạn của tổ chức (từ ba đến mười năm) Tầm nhìn nên hướng ngoại, có định hướng thị trường và nên thể hiện rõ tổ chức muốn thế giới nhìn nhận mình
như thế nào bằng các thuật ngữ sinh động hoặc dễ thấy
Chiến lược là cách DN sử dụng nguồn lực nội tại nắm bắt cơ hội thị trường để đạt mục tiêu Lựa chọn chiến lược ảnh hưởng quan trọng đến quá
trình hoạt động kinh doanh của DN Có hai nhóm chiến lược cơ bản:
+ Chiến lược dẫn đầu về chỉ phí: là chiến lược mà DN đạt được khi chỉ
phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh thông qua việc gia tăng hiệu quả sản để quản lý chỉ phí
xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp hữu hi
+ Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: là chiến lược mà DN cung cắp sản
phẩm, dịch vụ (SPDV) cho khách hàng với tính năng nổi trội hay có những
điểm khác biệt so với sản phẩm, dịch vụ của DN khác trong ngành DN tạo sự
trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình, khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao hơn đề có được sản phẩm
Trang 24mục tiêu đề ra Khi xây dựng bảng cân bằng điểm cần chú trọng ba nội dung
cơ bản sau đây:
Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo;
Định hướng hoạt động;
Liên kết với những mục tiêu tài chính
Ba yếu tố này dù tách biệt nhưng luôn được xem xét cùng nhau khi thiết lập bảng cân bằng điểm Bốn phương diện của BSC phải luôn được giữ cùng
với nhau, hoạt động độc lập hướng đến mục tiêu chung của tổ chức Nếu
không dựa trên ba nguyên tắc trên đây thì bốn phương diện sẽ tác động tiêu
cực với nhau, xung đột lẫn nhau và không thể thực thi được
Thứ nhất, về mối quan hệ nhân quả giữa các thước do trong BSC can
liên kết với nhau bởi chiến lược và mục tiêu của tô chức nằm trong quan hệ
nguyên nhân - kết quả tương hỗ với nhau Mỗi thước đo trong BSC là một
nhân tố trong chuỗi các mối quan hệ nhân quả để truyền đạt ý nghĩa chiến
lược trong tô chức
; Phương diện tài chính 4
Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ,
lượng KH mới ) (hiệu suất, tỷ lệ sai hong .) Phương diện khách hàng (sự thỏa mãn khách hàng, số
Phương diện học hỏi và
phát triển (kỹ năng mới,
chương trình mới )
Hình 12: Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo trong BSC [11, tr.68]
Điều cần quan tâm là việc cải thiện thước đo này sẽ tác động tới thước
đo còn lại trong mối quan hệ nhân quả Chẳng hạn nếu nâng cao kiến thức, kỹ
năng và hiệu quả làm việc của nhân viên làm cho thời gian xử lý nghiệp vụ,
Trang 25cấp cho khách hàng đúng hẹn Từ đó nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, uy tín tổ chức được giữ vững, giữ được khách hàng trung thành và gia tăng
khách hàng tiềm năng Kết quả cuối cùng là các chỉ tiêu của phương diện tài
chính được cải thiện tốt hơn
Thứ hai, định hướng hoạt động Hệ thống thước đo của BSC phải có sự
kết hợp những thước đo kết quả và những thước đo định hướng hoạt động Đo
lường kết quả mà không có định hướng hoạt động sẽ không đưa ra được
thông tin bằng cách nào mà tổ chức đạt được những kết quả này và đâu là
định hướng mà họ biết liệu chiến lược được thực hiện có thành công hay
không? Ngược lại, định hướng hoạt động mà không có những thước đo kết
quả có thê làm cho tổ chức đạt được những cải tiến hoạt động trong ngắn hạn
nhưng lại không thể hiện được liệu những cải tiến này có giúp cải thiện hoạt
động tài chính hay gắn kết với những mục tiêu dài hạn của tô chức hay không
Thứ ba, liên kết với những mục tiêu tài chính Một số nhà phê bình cho
rằng nên bỏ hết các thước đo tài chính ra khỏi hệ thống đo lường của tổ chức vì với môi trường cạnh tranh hiện nay mà yếu tố đi đầu là khách hang và công nghệ thì những thước đo tài chính có ít tác dụng trong việc dẫn dắt tổ chức đi đến thành công Họ nhắn mạnh rằng các nhà quản lý nên tập trung vào việc
cải thiện sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm, chu trình thời gian
và những kỹ năng và động cơ của nhân viên Khi tổ chức có những c‹
bản trong hoạt động thì những kết quả tài chính tự nó cũng được
Tuy nhiên, trong thực tế khách hàng rất lo lắng việc cung ứng sản phâm độc quyền của một nhà cung cấp Vì vậy, họ có xu hướng tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhằm tránh tình trạng lệ thuộc vào một nhà cung cấp dé giảm
rủi ro Như vậy, dù SPDV của tổ chức được chào hàng với chất lượng tốt và
mức giá phải chăng cũng khó đảm bảo được các mục tiêu tài chính khi mà
Trang 26không tốt kéo đài thì việc tiếp tục chiến lược cải thiện phương diện khách hàng và cải tiến qui trình nội bộ này phải xem xét lại vì tổ chức có thể bị
khánh kiệt Chính vì vậy mà BSC vẫn giữ lại những thước đo tài chính Cuối
cùng, những mối quan hệ nhân quả trong tất cả các thước đo của BSC cần
phải được liên kết với những mục tiêu tài chính
b Gắn kết cấu trúc và chiến lược của tổ chức vào BSC
BSC phải gắn kết tầm nhìn và chiến lược tô chức với cấu trúc của từng
bộ phận hay đơn vị kinh doanh Mỗi bộ phận hay đơn vị kinh doanh tự xây dựng BSC để đánh giá quá trình hoạt động của mình nhưng phải có sự liên
kết, hỗ trợ với các bộ phận khác và phù hợp với mục tiêu phát triển và chiến
lược chung của tổ chức Khi này, BSC chung của tổ chức sẽ giám sát và đánh
giá tính hiệu quả của BSC từng bộ phận trong quá trình đi đến mục tiêu chung
của tô chức
1.3.3.Xác định rõ mục tiêu, thiết lập ngân sách phân bỗ tài nguyên
Trong quá trình hoạt động, việc tô chức hướng đến chiến lược, mục tiêu
chung là vô cùng quan trọng nhưng phải có sự kết hợp với các mục tiêu cụ thể
để điều chỉnh các nguồn lực vật chất và tài chính với chiến lược Để đạt được chiến lược dài hạn và lên kế hoạch ngân sách hoạt động cần trải qua bốn bước sau đây: © Bước I: Thiết lập những mục tiêu chung trong dài hạn để đánh giá tính thực thi chấp nhận được © Bước 2: Xác định và hợp lý hóa những sáng kiến mang tính chiến lược
để điều chỉnh phù hợp với những mục tiêu trong BSC
* Bước 3: Xác định những mục tiêu liên quan trong quá trình hoạt động
để mang lại sự cải tiến, điều chỉnh, phân bổ nguồn lực của đơn vị kinh doanh
Trang 27© Bước 4: Liên kết kế hoạch dài hạn từ 3 đến 5 năm với hoạt động ngân sách dé có thể so sánh với kế hoạch chiến luge dé tim nhìn BSC được hiện
thực hóa
1.3.4 Phương diện tài chính
a Đặc điểm của phương điện tài chính
Phương diện tài chính được chú trọng nhất vì nó là tiền đề cho mọi hoạt
động tổ chức, nền tảng đánh giá khía cạnh còn lại trong việc tổng hợp tình
hình hoạt động và mục tiêu chung của tổ chức Thước đo tài chính đưa ra cái
nhìn cơ bản và nhanh nhất về kết quả hoạt động và kết nối trực tiếp với mục tiêu dài hạn tô chức Ý nghĩa kết quả tài chính với mỗi loại hình tổ chức khác nhau Với tổ chức kinh doanh, phần lợi nhuận tập trung về nhà đầu tư Tổ chức phi lợi nhuận lại quan tâm đến nhiệm vụ phục vụ lợi ích cộng đồng và
chăm lo đời sống nhân dân Tài chính vững mạnh giúp tổ chức có điều kiện
tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ nhu cầu xã hội, tạo môi trường làm việc
tốt hơn cho người lao động
b Xác định mục tiêu của phương diện tài chính
Mục tiêu tài chính trong BSC phải xuất phát từ chiến lược của tổ chức
trong ngắn hạn và dài hạn (tăng lợi nhuận, ngân sách hoạt động thặng dư, tăng nguồn thu, tiết kiệm các khoản chỉ hay nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, )
Mục tiêu tài chính linh hoạt trong từng giai đoạn phù hợp với chiến lược
cạnh tranh của tô chức Tổ chức sẵn sàng hy sinh mục tiêu phương diện tài chính để đạt mục tiêu trong phương diện khác trong ngắn hạn, tuy nhiên, đích
đến trong chiến lược dài hạn của tổ chức vẫn là mục tiêu tài chính Do vậy,
mục tiêu tài chính phải được xem xét trong từng giai đoạn ngắn hạn dưới sự
Trang 28quản lý đưa ra những điều chỉnh, thay đổi phù hợp với sự phát triển chung của
nên kinh tế
c Xây dựng các thước đo đánh giá trong phương diện tài chính
s Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) cho biết bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra
so với nguồn lực đầu tư ROI càng cao thể hiện vốn đầu tư sử dụng càng hiệu
quả
ROI = Lợi nhuận thuần : Tài sản thuần
ROI = (Lợi nhuận thuần : Doanh thu) * (Doanh thu : TS thuần)
ROI phân tích thành tỷ số lợi nhuận trên doanh thu và doanh thu trên tài
sản để nhà quản lý hiểu hoạt động riêng lẻ đóng góp vào hoạt động chung của
DN
Ty suất sinh lợi trên tổng tai san (ROA — Returned On Assets) phản
ánh kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) và hiệu quả của các tài sản được đầu tư ROA càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ, quản lý tài sản cla DN càng hợp lý và hiệu quả ROA = Lợi nhuậi Tong tài sản
Ty suất sinh lợi trên doanh thu (ROS — Returned On Sales)thé hién
doanh thu đem lại bao nhiêu lợi nhuận ròng sau khi bù đắp tắt cả chỉ phí và
nộp thuế
ROS = Lợi nhuận ròng : Doanh thu
s Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE - Returned On Equity)
được nhà đầu tư quan tâm việc sử dụng VCSH của tổ chức
ROE = Lợi nhuận sau thuế : Vốn chủ sở hữu
ROE càng cao chứng tỏ tổ chức sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả
s Lợi nhuận còn lại (RD: RI càng lớn thi LN hoạt động tạo ra nhiều
hơn lợi nhuận mong muốn tối thiểu, thành quả nhà quản trị bộ phận được
Trang 29RI = Loi nhuan hoạt động - (Vốn đầu tư * Tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu)
s Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán
Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Trị giá hàng tồn kho) Nợ ngắn hạn
'TTỷ số thanh toán bằng tiền = (Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn) Nợ ngắn hạn
© Gia tri kinh tế tăng thêm (EVA - Economic Value Added) dựa trên
khái niệm lợi nhuận kinh tế EVA của từng trung tâm đầu tư cho biết mỗi
trung tâm đầu tư đã làm giàu thêm cho chủ sở hữu bao nhiêu EVA = NOPAT - (TC x WACC)
+ NOPAT (Net Operating Profit after tax): Lợi nhuận trước lãi vay và
sau thuế = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x (1- thuế suất thuế TNDN) +TC: (Total capital): Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài án bình quân trên bảng cân đối kế toán +WACC: Lãi uât
dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn (bao gồm cả vốn vay và vốn chủ)
® Đo lường kết quả tài chính: là cách cơ bản và nhanh nhất cung cấp cái
nhìn tổng quát về kết quả kinh doanh và phân tích việc thực hiện chiến lược
của DN Mục tiêu của phương diện tài chính là tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông Qua quá trình phân tích biến động tài chính (đặc biệt là biến động
không mong muốn) giúp tổ chức hiểu tại sao mong đợi không thực hiện được
và điều chỉnh kịp thời
1.3.5.Phương diện khách hàng
a Đặc điểm của phương diện khách hàng
Phương diện khách hàng đánh giá xem DN có xác định được bộ phận khách hàng và phân khúc thị trường cạnh tranh không? Với tổ chức phi lợi
Trang 30khách hàng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng Với tổ chức hoạt động vì mục
tiêu lợi nhuận thì khách hàng là yếu tố cơ bản đề đạt được mục tiêu tài chính
Đó là điều không thể thiếu với sự thành công DN nhưng không được đề cập đến trong thước đo truyền thống
'Khách hàng không chỉ dừng lại ở việc sử dụng sản phẩm chất lượng cao,
kiểu dáng đẹp, mới lạ mà họ còn đặt ra nhu cầu được phục vụ, quan tâm khi
sử dụng sản phẩm Do vậy, nhà quản lý phải xác định được nhóm khách hàng, phân khúc thị trường mà từng bộ phận trong tổ chức phải cạnh tranh và đo
lường được kết quả từng bộ phận đã hoạt động như thế nào trong từng phân
khúc thị trường
b Xác định mục tiêu của phương diện khách hàng
Mục tiêu phương diện khách hàng gắn kết chặt chẽ với mục tiêu phương
diện tài chính và cụ thể hóa được tầm nhìn, chiến lược tổ chức trong mối quan
hệ nhân quả với phương diện khác Mỗi một tổ chức có một mục tiêu riêng
nhưng nhìn chung thì các tổ chức đều hướng đến một số mục tiêu sau: Gia
tăng thị phần, gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng, tăng cường thu hút khách
hàng mới, cố gắng duy trì khách hàng hiện hữu, tăng lợi nhuận từ khách
hàng,
c Xây dựng các thước đo trong phương diện khách hàng
© Thi phần: phản ánh tỷ lệ (%) sản phẩm trên thị trường thể hiện phần thị trường tiêu thụ mà tổ chức chiếm lĩnh Thị phần có thể được đo lường bởi số
lượng khách hàng, doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Thị phần khách hàng mục tiêu được sử dụng khi xác định được khách
hang cu thể hay phân khúc thị trường cụ thê Ý nghĩa của thị phần khách hang
mục tiêu: thâm nhập của DN vào thị trường ở mức độ nào, thị phần khách hàng mục tiêu là tín hiệu tài chính cho biết chiến lược DN có đạt mục tiêu
Trang 31+ Sự giữ lại khách hàng cũ — lòng trung thành của khách hàng: thước đo thường được sử dụng là sự ở lại của khách hàng từ kỳ này sang kỳ khác, tỷ lệ phát triển của khách hàng hiện tại, tỷ lệ giữ lại hay tiếp tục duy trì quan hệ với KH,
* Sự thu hút khách hàng mới đo lường thông qua thước đo: số lượng
khách hàng mới, tổng doanh thu đối với khách hàng mới trong thị trường mục
tiêu, tỷ lệ DN phát triển được khách hàng mới, tỷ lệ số lượng khách hàng mới
thực tế sử dụng SPDV so với số lượng khách hàng đăng ký sử dụng
SPDV, Những tổ chức đang tìm kiếm cơ hội để phát triển hoạt động của họ
hầu hết đều đặt ra mục tiêu tăng cường thu hút khách hàng mới thông qua nỗ
lực tiếp thị rộng rãi
Sự thỏa mãn khách hàng: Việc đo lường sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là việc đánh giá thái độ thay vì đánh giá hành vi thực tế của khách hàng DN không nên chỉ tập trung vào đánh giá dựa trên hành vi khách hàng
vì việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả tốt nhất khi DN nhận diện được những yếu tố cần thiết để tạo ra giá trị thực sự cho khách
hàng
+ Lợi nhuận từ khách hàng: Thước đo này giúp DN tập trung khách hàng mang lại lợi nhuận và từ bỏ khách hàng không có khả năng sinh lời Với cách tiếp cận chỉ phí dựa trên mức độ hoạt động cho phép DN đánh giá lợi nhuận thu được từ khách hàng cũng như lợi nhuận thu được từ khách hàng riêng lẻ Khách hàng mới không có khả năng sinh lợi hiện tại nhưng có khả năng sinh
lời trong tương lai, vì vậy cần có thời gian vì thước đo này có độ trễ về mặt thời gian, quan trọng là DN cần xác định thời gian như thế nào là hợp lý
Bảng 1.1 minh họa sự kết hợp giữa khả năng sinh lời và phân khúc thị trường
Trang 32Bảng 1.1: Sự kết hợp giữa khả năng sinh lời và phân khúc thị trường
Khách hàng Sinh lời Không sinh lời Mục tiêu Duy tì Chuyển đổi
Ngoài mục tiêu Theo dõi Loại bỏ
Khi xác định khách hàng mục tiêu, nhà quản trị phải xác định yếu tổ thúc
đẩy khách hàng mua SPDV để mang lại thành công của thước đo trong phương diện này Trong BSC, các yếu tố thời gian, chất lượng và giá giữ vai
trò quan trọng
Thứ nhất, xét về yếu tố thời gian thì đây là vũ khí cạnh tranh chủ yếu
trong thị trường cạnh tranh Khả năng phản ứng nhanh chóng và đáng tin cậy
đối với những yêu cầu từ khách hàng được xem là kỹ năng then chốt dé DN
dành được và duy trì việc kinh doanh với KH quan trọng Những DN cạnh
tranh dựa trên độ dài thời gian thì cần phải rút ngắn tổng thời gian cung cấp
hàng Với một số khách hàng lại coi trọng việc giao hàng đúng hẹn hơn Do vậy để đánh giá giao hàng đúng hẹn nên dựa trên sự mong đợi của khách hàng qua bài khảo sát thực nghiệm
Thứ hai, chất lượng là cơ sở cạnh tranh quan trọng Chất lượng tốt tạo ra cơ hội phân biệt sản phâm DN với đối thủ Việc đánh giá chất lượng cần thiết được nhận định trong BSC Với DN kinh doanh SPDV nhạy cảm về chất
lượng thì nên đưa tiêu chí này thành thước đo riêng hay cho thước đo chất lượng vào sự thỏa mãn khách hàng Thước đo sử dụng: tỷ lệ SP hỏng, đánh giá bởi khách hàng, sản phẩm hỏng bị trả lại, yêu cầu bảo hành, sửa chữa sản
phẩm hỏng, giao hàng đúng hẹn
Trong phân khúc thị trường mà giá đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của KH thì DN phải theo dõi giá bán của đối thủ cạnh tranh,
đặc biệt là trong thị trường mục tiêu để đưa ra điều chỉnh cần thiết KH thích
Trang 33cấp với chỉ phí thấp, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng hạn Do vậy DN nên tổ chức tốt quy trình SXKD cung cấp SP tới KH với chỉ phí thấp, thực hiện chiến lược cạnh tranh ở góc độ chỉ phí, không chỉ chào giá thấp và chiết khấu cho khách hàng
1.3.6.Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ
a Đặc điễm của phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ Phương diện này thường được xây dựng sau khi xác định phương diện tài chính và phương diện khách hàng, để trả lời câu hỏi: “Để thực hiện mục
tiêu tài chính và mục tiêu khách hàng cần thiết kế quy trình hoạt động nội bộ thế nào cho hiệu quả?”, nhằm mục đích thỏa mãn mong đợi của cổ đông về
tình hình tài chính, giữ lại khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và thỏa
mãn thị phần khách hàng mục tiêu DN định ra tiêu chuẩn xây dựng và đánh
giá quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh
thông qua tiêu chuẩn thời gian, chất lượng, chỉ phí và sự cải tiến quy trình
hoạt động nội bộ gồm 3 chu trình chính sau:
Chu trình cải tiến: gồm nghiên cứu thị trường xác định quy mô thị trường, thị hiếu khách hàng, giá cả SPDVchấp nhận được và thiết kế chu trình hoạt động kinh doanh nội bộ để đưa ra thước đo phù hợp DN phải tìm kiếm
và thu thập thông tin thị trường, phân tích vấn đề khả thi và dự toán kế hoạch
thực hiện
Chu trình hoạt động: gồm hoạt động từ khi tiếp nhận đơn hàng đến khi giao hàng cho khách hàng DN cần rút ngắn tổng thời gian sản xuất cung cấp
và giao hàng đúng hạn theo yêu cầu của khách hàng Sự ưu việt trong chu
trình hoạt động là thời gian sản xuất, thời gian cung cấp và thời gian sản xuất
hiệu quả của DN
Chu trình hoạt động sau bán hàng (chu trình hậu mãi): cung cấp
Trang 34trì sản phẩm, xử lý lỗi hay hàng bán bị trả lại, vệ sinh an toàn trong xử lý chất
thải sản xuất, Hoạt động này tạo ra giá trị cho khách hàng sau khi sử dụng SPDV Cải tiến Hoạt động Hậu mãi Xác Sáng Tạora \ |Cung Các DV định thị trường - /|SPDV, )tao SPDV cap SP, dịch vụ / |hàng khách Xác định nhũ cầu khách hàng, "Thỏa mãn nhũ cầu khách hàng, Hình 1.3: Chuỗi giá trị của phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ [5, tr.151] b Xác định mục tiêu phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ
s Chu trình cải tiến: cung cấp những thông tin phù hợp đáng tin cậy về quy mô thị trường, việc phân nhóm khách hàng, phát triển sản phẩm, dịch
vụ,
© Chu trình hoạt động: rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng đến
khi giao hàng, kiểm soát chất lượng đầu ra và chỉ phí sản xuất, quản lý khách hàng, cải thiện việc tiếp nhận đơn hàng, cách thức sản xuất và giao hàng
+ Chu trình hậu mãi: giảm chỉ phí cho quá trình hậu mãi và rút ngắn thời
gian giải quyết vấn đề
c Xây dựng các thước đo trong phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ
Đối với chu trình cải tiến, để đánh giá việc nghiên cứu thị trường và việc
phát triển sản phẩm trong chu trình ta có thể sử dụng các thước đo sau:
+ Phần trăm doanh thu từ các SPDV mới;
Trang 35s Số lượng SPDV mới được giới thiệu đến khách hàng, số lượng tinh
năng mới của SPDV;
s Số lượng quy trình SXKD được cải tiến, bằng phát minh, sáng chế;
s Thời gian hoàn vốn (break-even time: BET) đo lường thời gian từ lúc
bắt đầu việc thiết kế sản phâm đến khi sản phẩm được tung ra giới thiệu trên thị trường và thu hồi đủ vốn cho việc phát triển sản phẩm
Đối với chu trình hoạt động, thước đo thường được sử dụng là: Hiệu quả chu kỳ sản xuất (Manufacturing cycle effectiveness: MCE) [5, tr.153] Nhandondathang của khách hàng, Bắt đầu sản xuất Hàng được giao + ‡ ‡ "Thời gian sản xuất + Thời gian kiểm tra + Thời gian di chuyển + Thời gian xếp hàng "Thời gian chờ
4———' Tổng thời gian sản xuất ————————R
——— 'Tổng thời gian cung cấp —————y
Hình 1.4: Chu trình hoạt động sản xuất và giao hàng Chỉ tiêu MCE được xác định bằng công thức: Thời gian tạo ra giá tị tăng thêm
MCE luôn nhỏ hơn 1 vì tổng thời gian để sản xuất sản phẩm bằng thời gian sản xuất sản phẩm, thời gian kiểm tra chất lượng, thời gian di chuyển và thời gian xếp hàng
Khi DN thực hiện tốt việc cắt giảm các hoạt động không tạo ra giá trị
tăng thêm, lúc đó sản phẩm đến tay khách hàng nhanh hơn với chỉ phí thấp hơn Thời gian chế biến tốt khi lớn hơn hoặc bằng 90% tổng thời gian sản
Trang 36Các chỉ tiêu đo lường chất lượng quy trình sản xuất và giao hàng: tỷ lệ sản phẩm hỏng của quy trình (số sản phẩm hỏng/1 triệu sản phẩm), tỷ trọng
sản phẩm (lần đầu tiên) đạt chất lượng trên tông sản phẩm sản xuất, số lượng
sản phẩm bị khách hàng trả lại, tỷ lệ phần trăm khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm
Chỉ tiêu đo lường chỉ phí quy trình sản xuất và giao hàng thường vận
dung là hệ thống kế toán chỉ phí dựa trên mức độ hoạt động cùng với sự đo
lường thời gian và chất lượng của quy trình sẽ cung cấp ba tham số quan
trọng để đánh giá các quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ chủ yếu Một số
thước đo: tần suất mua hàng bị trả lại, chỉ phí trung bình trên mỗi giao dịch,
thời gian tiếp thị SPDV mới, tỷ lệ phần trăm hàng bị lỗi, hệ số sản phẩm mới trên tổng số sản phẩm,
Các thước đo trong chu trình hậu mãi như:
® Thời gian giải quyết khiếu nại của khách hang;
+ Chỉ phí bảo hành, sửa chữa, đổi trả SPDV cho khách hàng:
© Đánh giá về quy trình thanh toán, phát hành hóa đơn, nhận tiền thanh toán, thựchiện chính sách tín dụng, xây dựng hệ thống đo lường, xử lý chất
thải an toà
1.3.7 Phương diện học hỏi và phát triển
a Đặc điển của phương diện học hỏi và phat triér
Phương diện học hỏi và phát triển là nền tảng để tô chức đạt được sự
phát triển bền vững trong dài hạn, bao gồm ba nội dung chính là năng lực nhân viên, năng lực hệ thống thông tỉn, văn hóa và sự gắn kết trong tô chức
Khi đánh giá các khía cạnh về mặt tài chính, khách hàng và quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ thì luôn cần phải xem xét chênh lệch giữa khả năng
Trang 37b Xác định mục tiêu của phương diện học hỏi và phát triển
Mục tiêu phương diện này là nâng cao năng lực nhân viên, cải tiến hệ
thống thông tin và gắn nhân viên với mục tiêu của tổ chức Việc hình thành
đội ngũ nhân viên có chuyên môn, năng động, kỹ năng làm việc, ham học hỏi
và hợp tác tốt với nhau trong việc thực hiện mục tiêu và chiến lược tô chức
cùng với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin hiệu quả và được trao quyền phù hợp giúp DN hoạt động ngày càng vững mạnh Nhà lãnh đạo tổ chức cần nắm bắt nhu cầu của nhân viên và mong muốn của họ để đánh giá mức độ đóng góp của nhân viên trong công việc và tạo điều kiện để họ phát huy hết khả
năng của mình
c Xây dựng các thước đo của phương diện học hỏi và phát triễn
Con người là yếu tố quyết định mang đến thành công cho DN, giữ chân
nhân viên có năng lực là quan tâm dài hạn của DN Đầu tư nâng cao năng lực
của nhân viên cung cấp nền tảng cho quá trình nghiên cứu và cải tiến liên tục, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển trong tương lai của DN Trong phương
diện học hỏi và phát triển các thước đo thường được sử dụng như:
lòng của nhân viên thông qua khảo sát Nhân viên hài lòng là
tiền đề để tăng năng suất, tỉnh thần trách nhiệm, tăng chất lượng
phục vụ khách hàng Các tổ chức thường đo lường mức độ hài lòng của nhân viên thông qua những cuộc khảo sát hàng năm với thang đo cảm xúc từ 1 (rất
không hài lòng) đến 5 (rất hài lòng) những nội dung liên quan đến việc ra
quyết định, thừa nhận làm được việc, truy cập đủ thông tin dé làm việc tỐt,
khuyến khích chủ động sáng tạo và sử dụng sáng mức độ hỗ trợ từ
những đồng nghiệp liên quan và mức độ hài lòng về mọi mặt trong tổ chức;
Trang 38thường xuyên thay đổi làm hiệu quả công việc ảnh hưởng lớn vì nhân viên
mới cần có thời gian để quen việc và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho vị trí
đó;
* Doanh thu trên từng nhân viên;
s Tốc độ xử lý của hệ thống thơng tin; © Chỉ phí xây dựng hệ thống thông tin; s Số lượng sáng kiến của mỗi nhân viên;
© Số lượng sáng kiến được áp dụng vào thực tế công 1.3.8 Xây dựng bản đồ chiến lược
Bản đồ chiến lược là một bản mô tả trên giấy về những gì tổ chức muốn cách thành điểm đích đã nhằm thực thi chiến lược mộ làm tốt trong cả bốn phương
công Một bản đồ chỉ dẫn trong suốt hành trình, đưa tổ chức
lựa chọn Bản đồ chiến lược xác định những con đường nhân — quả đan xen qua bốn phương diện có thể dẫn tới việc thực hiện chiến lược của tổ chức Vì
vậy, bản đồ chiến lược giúp truyền đạt tới tất cả mọi thành viên, trong và
ngoài tổ chức, điều mà tô chức muốn làm tốt để đạt được những mục đích
cuối cùng Bản đỗ chiến lược là một nội dung quan trọng trong quá trình triển khai áp dụng bảng cân bằng điểm trong quản trị chiến lược tại tô chức Việc trình bày bản đỗ chiến lược sẽ giúp cho tổ chức nhìn thấy toàn cảnh bức tranh các mục tiêu, chương trình hành động Cũng từ đó giúp tổ chức cân đối, điều
chỉnh các nội dung phù hợp với các nguồn lực hiện có cũng như các mục tiêu,
Trang 39KET LUAN CHUONG 1
Bảng cân bằng điểm là một trong những công trình nghiên cứu vĩ đại của
giáo sư RoberL S.Kaplan và David D.Norton vào thời gian đầu thập niên 1990 Công cụ quản lý này đã được đánh giá là một trong 75 ý tưởng có ảnh
hưởng nhất thế kỷ XX đã được áp dụng vào thực tiễn ở rất nhiều các tập đoàn, các công ty, các tô chức trên toàn thế giới
Bảng cân bằng điểm được thiết lập nhằm chuyên tầm nhìn, chiến lược
tài
của DN thành các mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua bốn phương dié
chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát
triển Bốn phương diện này có hặt chẽ với nhau dựa trên mối quan hệ
nhân — quả nhằm giúp DN đánh giá thành quả hoạt động cũng như việc quản
lý chiến lược và truyền đạt thông tin Đồng thời, công cụ này có thể đo lường,
đánh giá thành quả mà từng bộ phận của DN đã đem lại từ những khách hàng hiện tại và tương lai
Bang cân bằng điểm là sự cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, cân bằng giữa thước đo bên ngoài và nội bộ, cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được ở tương lai và quá khứ, cân bằng giữa những đánh giá
khách quan và chủ quan Thông qua Bảng cân bằng điểm, DN có thể xây
dựng và mở rộng năng lực hiện tại của mình thông qua các hoạt động đầu tư
vào con người, hệ thống xử lý kinh doanh nội bộ mà họ thấy cần thiết cho sự
Trang 40CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN
2.1 TONG QUAN VE CONG TY TNHH KIEM TOAN VA KE TOAN
2.1.1 Sơ lược về Công ty
Tên công ty:Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán (AAC)
Tén tiéng Anh: Auditing and Accounting Co., Ltd
Trụ sở chính: Chỉ nhánh:
Lô 78-80, Đường 30 tháng 4, Tp Đà Nẵng _ Tòa nhà Hoàng Đan (Tầng 4)
Tel: 84 511 3655 886 47-49 Hoang Sa, Quan 1, Tp HCM Fax: 84 511 3655 887 Tel: 84 8 3910 2235
Email: aac®dng.vnn.vn Fax: 84 8 3910 2349
Website: www.aac.com.vn Email: aac.hcm@aac.com.vn
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế toán (thành viên của PrimeGlobal)
trước đây là một trong năm công ty kiểm toán đầu tiên trực thuộc Bộ Tài
chính, được thành lập từ tháng 4 năm 1993 và tái cơ cấu vào tháng 3 năm 1995
Đến tháng 5 năm 2007, AAC chuyển đổi hình thức sở hữu từ DN Nhà
nước trực thuộc Bộ Tài chính thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tháng 9
năm 2008, AAC trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal- một trong số ít các tổ chức kiểm toán hàng đầu trên thế giới, có
trụ sở chính tại Hoa Kỳ
Hiện nay AAC có văn phòng chính tại Thành phố Đà Nẵng, chỉ nhánh
tại Thành phó Hồ Chí Minh và có đại diện tại nhiều tỉnh thành trong cả nước