Vốnđang "tìm mọi cách" tiếpcậnDN
Từ "hữu" sang "tả"
Vào thời điểm này năm ngoái, lạm phát còn nóng bỏng nên nền kinh tế
không thể trông chờ gì vào động thái giảm lãi suất từ phía Ngân hàng nhà
nước. Nhưng nay tình thế đã đổi khác rất nhiều, khi lạm phát đang hóa thân
thành giảm phát và thậm chí còn xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng của hiện
tượng thiểu phát.
Lãi suất cũng vì thế mà tự động giảm xuống. Nếu như vào đầu năm 2012,
các doanh nghiệp còn không hy vọng mặt bằng lãi suất được giảm "một cách
có ý nghĩa'
Dù là phục hồi chậm, nhưng quan trọng là có phục hồi chứ không phải bê
bết như nhiều tháng trời qua. Đến lúc này, điều trớ trêu là chính khối ngân
hàng thương mại lại chuyển từ thái độ "hữu" sang "tả", tức thay vì siết vốn
bằng mọi cách như trước đây thì nay lại đang tìm mọi cách để "tiếp cận
doanh nghiệp".
Nền kinh tế đã bị "hành hạ" khá đủ lâu để có đến một phân không nhỏ số
doanh nghiệp hoặc phá sản, hoặc phải tự nguyện rời bỏ trách nhiệm đóng
thuế cho nhà nước. Lạm phát giảm, song sức khỏe nền kinh tế cũng không vì
thế được nâng chất. Khắp nơi, người ta chứng kiến hàng đống sản phẩm tồn
ứ, tồn kho ở nhiều ngành nghề khác nhau.
Nếu khối ngân hàng thương mại đã thay đổi thái độ cung tín dụng một cách
khá cực đoan, thì chính Ngân hàng nhà nước cũng liên tục trong hai tháng 3
và 4/2012 đã giảm trần lãi suất huy động từ 14% về 12%. Không những thế,
động thái có vẻ khó khăn nhất đối với Ngân hàng nhà nước là áp trần lãi suất
cho vay, cũng được đột ngột tung ra.
Vietcombank - một trong những ngân hàng sở hữu nhiều tài sản thế chấp,
gán nợ và siết nợ bất động sản nhất quốc gia, lại là ngân hàng đi tiên phong,
trên cả BIDV, trong việc đưa lãi suất cho vay về mức thấp nhất 12-12,5%.
Vào tháng 2/2012, trước khi lần giảm trần lãi suất huy động đầu tiên của
Ngân hàng nhà nước diễn ra, chính Vietcombank cũng là ngân hàng bắt tin
nhanh chóng và đã cùng với BIDV hạ dần lãi suất cho vay.
Nền kinh tế đang lập đáy?
Dường như làn sóng hạ lãi suất cho vay là một tất yếu đối với các ngân hàng
còn lại. Dù vẫn có những ngân hàng "làm reo" không muốn đưa lãi suất cho
vay về mức 15% như Ngân hàng nhà nước quy định, thậm chí thà cho vốn
nằm "chết", nhưng Vietinbank lại là nơi phát ra sự thừa nhận đầu tiên về
"ngân hàng đang thừa quá nhiều tiền". Cũng cần nhớ là Vietinbank chính là
ngân hàng đang phải "ôm" tài sản bất động sản nhiều không kém thua gì
những ngân hàng khác như BIDV, Viecombank, Sacombank, ACB,
Agribank
Thật vậy, cả tháng qua người ta không còn nghe thấy điệp ngữ "khó khăn
thanh khoản" đối với ngành ngân hàng. Trong một bài trả lời phỏng vấn mới
nhất, thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình còn cho biết cơ
quan này đã giải quyết cơ bản các ngân hàng thương mại yếu kém.
Như những thông tin trước đây, có từ 5-8 ngân hàng thương mại rơi vào
"danh sách đen". Tuy vậy cho đến nay, người ta vẫn chưa nghe thêm một vụ
hợp nhất hay sáp nhập nào giữa các ngân hàng với nhau. Chỉ biết rằng điều
quan trọng nhất là đa số ngân hàng đang bị dư thừa vốn một cách không thể
chấp nhận được. Vào tháng 3/2012, chính chủ tịch hội đồng quản trị của
Ngân hàng ACB đã phải than vãn rằng ngân hàng này bị dôi dư đến 3 tỷ
USD mà không thể cho vay được.
Sau một thời gian ngưng trệ khó hiểu, cuối cùng thì Chính phủ cũng phải
tung ra một "gói giải cứu" cho các doanh nghiệp vốnđang lâm vào tình
trạng chết lâm sàng không ngoặc kép. Nhưng khác hẳn với năm 2009, lần
này không phải là một gói kích cầu mà chỉ là một động thái giảm, giãn thuế
mang tính hỗ trợ
Cả ngành bất động sản cũng vậy, con số 64.000 tỷ đồng được giãn từ tiền sử
dụng đất có thể làm cho các doanh nghiệp nếu không hồi phục thật sự thì
cũng khó có thể chết ngay được. Nói cách khác, giới chủ đầu tư bất động sản
sẽ được cứu, nhưng còn chưa biết sẽ tồn tại như thế nào.
. Vốn đang "tìm mọi cách" tiếp cận DN
Từ "hữu" sang "tả"
Vào thời điểm. sang "tả", tức thay vì siết vốn
bằng mọi cách như trước đây thì nay lại đang tìm mọi cách để " ;tiếp cận
doanh nghiệp".
Nền kinh tế