Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
493,49 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Nội dungcơbảncủasựnghiệpcông
nghiệp hóa,hiệnđạihóa
A_Đặt vấn đề:
Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà xuất phát từ
một nước nông nghiệp lạc hậu. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng
sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất- kỹ thuật phù hợp với chủ
nghĩa xã hội. Quá trình xây dựngcơ sở vật chất- kỹ thuật ấy ở nước ta chính là quá
trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa nền kinh tế quốc dân.
Nội dung chủ yếu củacôngnghiệphóa,hiệnđạihóa đã được xác định và khái
quát: “Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với côngnghiệp chế biến là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội đồng thời tăng tốc độ và tỷ
trọng củacông nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả
năng sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đẩy mạnh thăm dò, khai thác chế biến
dầu khí và một số loại khoáng sản, phát triển có chọn lựa một số ngành trong công
nghiệp tư liệu sản xuất khác và các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên phát
triển điện giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc”.
Đó chính là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới nhằm khai thác và phát
huy tốt nhất các nguồn lực bên trong và sửdụngcó hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.
Mỗi bước tiến của quá trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa là một bước tăng cường cơ
sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng là một bước củng cố và hoàn
thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát
triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Chính vì vậy, thành côngcủasựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóa nền kinh
tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà
Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Do đó, trước hết phải hiểu rõ và nắm vững nộidung cụ
thể củacôngnghiệphóa,hiệnđạihóa là hết sức cần thiết, để chúng ta có những bước
đi đúng đắn, góp phần nào có thể được vào sựnghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ
đất nước.
Bởi vậy, nghiên cứu nộidungcơbảncủasựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđại
hóa là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi sinh viên chúng ta, và có thể coi đó là hành
trang cùng với những kiến thức đã được giảng dạy để bước vào cuộc sống.
B_ Nội dung:
1. Côngnghiệphóa và những quan điểm mới về Côngnghiệp hóa:
1.1Khái niệm Côngnghiệp hóa:
Kết hợp quan niệm truyền thống với quan niệm hiệnđại và vận dụng vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam,Hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW Đảng khóa VII
đã đưa ra quan niệm mới về CNH,HĐH và đây cũng chính là quan niệm được sửdụng
một cách phổ biến ở nước ta hiện nay.Theo tư tưởng này,công nghiệp hóa,hiện đại
hóa(CNH,HĐH) là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất,kinh
doanh,dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội từ sửdụng lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao cùng với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên
tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển củacôngnghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo
ra năng suất xã hội cao.
1.2 Những quan điểm mới về CNH:
1.2.1Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế,đa
phương hóa,đa dạng hóa quan hệ đối ngoại:
Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn
lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở ,hội nhập với khu vực và thế giới, hướng
mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có
hiệu quả.
Công nghiệp hóa,hiện đạihóa theo quan điểm trên mới bảo đảm kết hợp
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ của đất nước, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và phù hợp với đặc điểm của thời đại,phù hợp với
xu hướng quốc tế hóa,khu vực hóa kinh tế; khai thác những ưu thế về vốn, công nghệ,
thị trường của thế giới và đẩy nhanh sự tăng trưởng của kinh tế và hiệnđạihóa đất
nước.
1.2.2 Côngnghiệp hóa,hiện đạihóa là sựnghiệp toàn dân, của mọi thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý: “Cách mạng là sựnghiệpcủa quần
chúng”. Côngnghiệphóa,hiệnđạihóa là sựnghiệp cách mạng trọng đạicủa nhân dân
ta,đất nước ta, nhằm mục đích “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Vì
vậy, nó không phải là công việc riêng của một bộ phận,một giai cấp mà là sựnghiệp
của toàn dân, do nhân dân thực hiện. Côngnghiệphóa,hiệnđạihóa đòi hỏi phải huy
động cao độ sức mạnh của toàn dân về mọi mặt : sức lao động, tiền vốn, trí tuệ, tài
năng,kinh nghiệm, kỹ thuật Cũng như các sựnghiệp cách mạng khác, nhân dân là
người quyết định sự thành côngcủa quá trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa đất nước.
Công nghiệphóa,hiệnđạihóa đất nước được thực hiện trong điều kiện nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cho phép khai thác
và sửdụngcó hiệu quả các yếu tố sản xuất, các tiềm năng và nguồn lực của đất nước,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh,góp phần vào sựnghiệpcôngnghiệp hóa,hiện đại
hóa. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế có lợi thế so sánh
riêng về kỹ thuật, vốn, lực lượng lao động,kinh nghiệm quản lý trong đó kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh
tế và tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Kinh tế Nhà nước nắm giữ các ngành, các
lĩnh vực, các khâu quan trọng nhất của nền kinh tế được trang bị bằng kỹ thuật và công
nghệ hiệnđại đủ sức chủ đạo và đinh hướng phát triển các thành phần kinh tế khác.
1.2.3 Côngnghiệphóa,hiệnđạihóa nền kinh tế lấy việc phát huy nguồn
lực con người làm yếu tố cơbản cho sựnghiệp phát triển nhanh và bền vững.
Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích
lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân,
phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Con người vừa là mục đích vừa là động lực củasự phát triển kinh tế-xã hội
nhanh và bền vững.Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định để tạo ra công nghệ hiệnđại
và sửdụng chúng để tạo ra của cải cho xã hội, là yếu tố quyết định để thực hiện
chuyển giao công nghệ trong quá trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa đất nước.
Nguồn nhân lực phục vụ cho sựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóa
trước hết là đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật, chuyên gia kinh tế,những nhà quản lý
kinh tế- xã hội, đội ngũ công nhân lành nghề. Có thể coi nguồn lực con người trong sự
nghiệp côngnghiệphóa,hiệnđạihóa là nguồn lực của mọi nguồn lực khác. Lấy việc
phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơbản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Đòi hỏi phải có những chính sách kinh tế- xã hội phù hợp về văn hóa, giáo dục, y tế,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, coi đầu tư cho giáo dục, đào
tạo là đầu tư chiều sâu cho sự phát triển kinh tế- xã hội và giáo dục, đào tạo cùng với
khoa học, công nghệ phải thực sự là “Quốc sách hàng đầu”.
1.2.4 Khoa học công nghệ là động lực củacôngnghiệphóa,hiệnđạihóa,
kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện
đại ở những khâu quyết định.
Quá trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa phải coi khoa học và công nghệ là
động lực; coi năng lực nội sinh về khoa học- công nghệ là nền tảng củacôngnghiệp
hóa, hiệnđại hóa. Xây dựng năng lực nội sinh về khoa học- công nghệ để đủ sức lựa
chọn, làm chủ, thích nghi với công nghệ nhập; cải tiến, biến công nghệ nhập thành
công nghệ của mình tiến tới tự tạo ra công nghệ. Năng lực nội sinh về khoa học và
công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh để thúc đẩy sựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđại
hóa, nắm bắt các thành tựu khoa học, công nghệ thế giới, lựa chọn và làm chủ công
nghệ chuyển giao vào Việt Nam. Quan điểm chỉ đạo về nộidungcôngnghiệphóa,hiện
đại hóa nền kinh tế là cơ khí hóa,hóa học hóa, tự động hóa. Bước đầu phát triển một số
lĩnh vực công nghệ cao về điện tử, thông tin, sinh học, vật liệu mới và tự động hóa.
Quan điểm trên đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công
nghệ vững mạnh; phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực khoa
học- công nghệ, văn hóa- nghệ thuật, quản lý kinh tế- xã hội
Trong quá trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa ở nước ta, đòi hỏi phải kết
hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; phải tranh thủ đi nhanh vào công
nghệ hiệnđại ở những khâu quyết định. Điều đó cho phép kết hợp tuần tự với nhảy vọt,
khai thác có hiệu quả các công nghệ cổ truyền vừa nhanh chóng hiệnđạihóa ở các
khâu quyết định. Sự kết hợp đó là phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và cho
phép thực hiệncôngnghiệphóa “rút ngắn”, đồng thời chống lại tư tưởng bảo thủ trì trệ
và nóng vội, phiêu lưu trong quá trình côngnghiệphóa,hiệnđại hóa.
1.2.5 Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cơbản để xác định
phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.
Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong đó
phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu
hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình lớn thật cần thiết và có hiệu quả.
Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho
các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm. Đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của mọi vùng trong nước, có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho
các vùng đều phát triển.
Quan điểm mới về côngnghiệphóa,hiệnđạihóa đòi hỏi khi xác định các
phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ, xác định quy mô, bố trí và
phân phối các nguồn lực ở các địa bàn phải lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu
chuẩn cơbản để xem xét.Tư tưởng chỉ đạo là phải đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa
năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ
tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình
thật cần thiết và có hiệu quả, tạo ra các mũi nhọn trong từng bước phát triển. Trong
việc bố trí nguồn lực cần tập trung thích đáng cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm,
đồng thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước, hỗ trợ các vùng khó
khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển .
1.2.6 Kết hợp kinh tế với quốc phòng- an ninh
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn luôn là hai nhiệm vụ chiến lược cósự
tác động lẫn nhau. Côngnghiệphóa,hiệnđạihóa kinh tế là cơ sở tăng cường khả năng
quốc phòng an ninh, ngược lại bảo vệ vững chắc Tổ quốc giữ vững an ninh, chính trị,
kinh tế là điều kiện để phát triển kinh tế. Quá trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa kinh
tế cũng là quá trình tăng cường khả năng quốc phòng –an ninh của đất nước. Quan
điểm trên đòi hỏi trong quá trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa phải gắn chặt hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng bước phát triển, trong
việc lựa chọn các phương án, xác định các địa bàn, xây dựng các công trình Đều
phải xem xét tới cả hai lĩnh vực trên. Đồng thời, côngnghiệp quốc phòng cần được coi
trọng và phát triển trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Phải đẩy mạnh sự liên kết
giữa côngnghiệp quốc phòng với côngnghiệp dân dụng để phục vụ có hiệu quả nhất
cho cả nhu cầu quốc phòng và dân dụng.
Những quan điểm đó là một thể thống nhất và quan hệ chặt chẽ với nhau biểu
hiện rõ trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ củacôngnghiệphóa,hiệnđạihóa đất
nước; ở việc xác định rõ nguồn lực; động lực của tiến trình côngnghiệphóa,hiệnđại
hóa; ở việc xác định phương hướng, biện pháp cơbảncủacôngnghiệphóa,hiệnđại
hóa ở nước ta; và biểu hiện ở tiêu chuẩn để xác định các phương án, đánh giá kết quả
khi tiến hành côngnghiệphóa,hiệnđại hóa.
2. Nộidung chủ yếu củaCôngnghiệp hóa- Hiệnđạihóa ở nước ta:
2.1 Điều kiện để thực hiệnCôngnghiệp hóa- Hiệnđạihóa ở nước ta.
2.1.1 Những thuận lợi
Bước vào thời kỳ đẩy nhanh côngnghiệphóa,hiệnđạihóa, đất nước ta có nhiều
thuận lợi
Trên thế giới, cách mạng khoa học- công nghệ đang phát triển nhanh với trình
độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa
nền kinh tế, và đời sống xã hội. Đây là một thời cơ thuận lợi cho phép chúng ta có thể
khai thác được những yếu tố, nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ, thị trường ) và
những nguồn lực bên trong của đất nước có hiệu quả, thực hiệncôngnghiệphóa,hiện
đại hóa rút ngắn, kết hợp các bước đi tuần tự với nhảy vọt, vừa tăng tốc, vừa chạy
trước, đón đầu.
Là nước tiến hành côngnghiệphóa,hiệnđạihóa đi sau, chúng ta có lợi thế của
người đi sau. Không những có thể tiếp nhận được những công nghệ hiệnđại mà còn rút
được nhiều bài học của các nước đi trước đăc biệt của các “con rồng”, “con hổ” trên
lĩnh vực (như kinh nghiệm chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư, bảo vệ môi
trường, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ). Cả kinh nghiệm thành công và không
thành công đều là bổ ích đối với chúng ta. Việt Nam lại nằm ở Đông Nam á- khu vực
đang phát triển năng động và tốc độ cao, lại chịu ảnh hưởng của quy luật “lây lan” đó
cũng là điều kiện thuận lợi.
Đất nước sau 10 năm đổi mới, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, nhiều
tiền đề cần thiết cho côngnghiệphóa,hiệnđạihóa đã được tạo ra, chúng ta đã và đang
có những thế và lực mới, cả ở bên trong và bên ngoài để bước vào một thời kỳ phát
triển mới.
Tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta đa dạng, phong phú, tuy không phải là
loại giàu nếu xét theo bình quân đầu người, song có thể phát triển một nền kinh tế đa
dạng, tạo thuận lợi cho giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Nếu xét về mặt này thì
phần nào nước ta có lợi thế hơn so với các NIEs ở giai đoạn bắt đầu côngnghiệp hóa.
Tuy nhiên, không thể coi tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực chủ chốt cho quá trình
công nghiệphóa,hiệnđại hóa.
Nước ta có 3260 km bờ biển. Các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền tài
phán quốc gia rộng gấp ba lần diện tích đất liền, đây là một tiềm năng to lớn và đa
dạng. Nằm ở cửa ngõ giao lưu quốc tế, có thể phát triển các loại hình vận tải quá cảnh,
viễn dương, dịch vụ hàng hải, viễn thông quốc tế. Thực tế cho thấy NIEs đều là những
quốc gia – lãnh thổ hải đảo, bán đảo với các ngành kinh tế biển đóng vai trò mũi nhọn
trong phát triển.
Về tài nguyên con người- nguồn lực quan trọng nhất, là “ điểm tựa” cho quá
trình phát triển cả trước mắt và lâu dài. ở các NIEs, nhân tố con người cũng là yếu tố
quyết định cho sự thành côngcủa quá trình côngnghiệp hóa. Nước ta có đội ngũ lao
động có học vấn tương đối khá, có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp,
kể cả ngành nghề mới. Đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ được đào tạo tương đối lớn (Hiện tại nước ta có khoảng 9000 tiến sĩ và phó tiến sĩ,
trên 800.000 người có trình độ đại học, cao đẳng và trên 2 triệu công nhân kỹ thuật).
Lực lượng này có khả năng làm chủ, tiếp thu và thích nghi với các công nghệ nhập từ
nước ngoài, kể cả công nghệ cao. Nước ta cũng có một lực lượng tương đối lớn người
Việt Nam sống ở nước ngoài( chủ yếu là châu Âu, Oxtrâylia) ,trong đó có trên 300.000
người có trình độ cao về chuyên môn. Đây là một nguồn quan trọng góp phần phát
triển đất nước, là cầu nối Việt Nam với thế giới về chuyển giao trí thức, công nghệ, các
quan hệ quốc tế.
Với các tiềm năng trên thêm với đường lối, chính sách đúng đắn chúng ta có thể
tranh thủ được thời cơ thuận lợi và vượt qua những thử thách, thực hiện thắng lợi công
nghiệp hóa,hiệnđạihóa đất nước, đưa đất nước thành một nước côngnghiệp vào năm
2020.
2.1.2 Những khó khăn:
[...]... thích ứng với sự phát triển khoa học và công nghệ hiệnđạicủa thế giới C_ Kết luận: Tóm lại, trên đây là những vấn đề cơ bản, chủ yếu của nộidungsự nghiệp côngnghiệphóa,hiệnđạihóa ở nước ta Qua những phân tích ta nhận thức được rằng nộidung cốt lõi của quá trình côngnghiệphóa,hiệnđạihóa là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sửdụng kỹ thuật tiên tiến, hiệnđại để đạt tới... Nhìn chung những khó khăn ban đầu và phát sinh côngnghiệphóa,hiệnđạihóa ở nước ta là rất lớn, song mặt thuận lợi vẫn là cơbản Với đường lối côngnghiệphóa,hiệnđạihóađúng đắn, chắc chắn sựnghiệp vĩ đại, nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội này ở nước ta nhất định giành được thắng lợi 2.2 Trang bị kỹ thuật và công nghệ hiệnđại cho nền kinh tế quốc dân: Thế giới đã trải... tạo, cócơ chế bồi dưỡng và bảo vệ nhân tài, được coi như “một kế sách bền sâu” để tiến hành CNH,HĐH trên cơ sở tận dụng thế mạnh của dân tộc và con người củacộng đồng Việt Nam 3 Phân tích các điều kiện để thực hiện côngnghiệp hóa, hiệnđạihóa ở nước ta hiện nay: 3.1 Tạo nguồn vốn và sửdụng vốn có hiệu quả Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu của côngnghiệp hóa, hiệnđạihóa cũng... của một bộ phận cán bộ, Đảng viên làm cho các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới chệch hướng, đó cũng là mảnh đất thuận lợi cho diễn biến hòa bình Từ một điểm xuất phát quá thấp bước vào côngnghiệphóa,hiệnđạihóa, khả năng huy động vốn cho quá trình này rất bị hạn chế, mà vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiệncôngnghiệphóa, hiện đạihóa Hiện. .. thành côngcủasựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa Ngay từ những năm 60, Đảng ta đã xác định đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ và đã đạt được một số thành tựu đáng kể Một số công trình lớn đã được xây dựng và phát huy tác dụng Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành côngnghiệphóa,hiệnđại hóa. .. độ công nghệ của các cơ sở sản xuất hiện có, tận dụngcó hiệu quả công suất thiết bị, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Cải tiến, hiện đạihóacông nghệ truyền thống, đồng thời hình thành có trọng điểm một số hướng công nghệ hiệnđại như: điện tử và tin học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ sinh học, cũng như một số ngành côngnghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao tạo cơ. .. làm côngnghiệphóa, ở nước ta đã cósự phát triển phù hợp với tình hình mới Tất cả để đạt tới mục tiêu dài hạn củacôngnghiệphóa,hiệnđạihóa là xây dựngcơ sở- vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, dựa trên nền khoa học tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của. .. cứu, chuyển giao, thử nghiệm và ứng dụngĐại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ: “Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh, coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sựnghiệpcôngnghiệphóa,hiệnđạihóa Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, việc chuyển giao và phát triển khoa học, công nghệ sẽ theo phương hướng chung và... kỹ thuật, công nghệ phù hợp để đầu tư chiều sâu,tận dụngcó hiệu quả các cơ sở hiệncó sau những năm xây dựng trước đay Thứ hai, cải tiến, nâng cấp ,hiện đạihóa các kỹ thuật và công nghệ truyền thống phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, thực hiệncôngnghiệphóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn Thứ ba,tranh thủ côngnghiệp tiên tiến, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư nước ngoài.Thực hiện giám định... diễn ra trong xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa Trong hoàn cảnh đó cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật ở nước ta phải bao gồm cả cơ khí hóa và hiệnđạihóa, coi nó là “then chốt” và coi khoa học- công nghệ là “ động lực” cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững 2.3 Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội: 2.3.1 Xác định cơ cấu hợp lý: Việc xây dựngcơ cấu kinh tế hợp lý bao giờ . hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Nội dung chủ yếu của Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở nước ta:
2.1 Điều kiện để thực hiện Công nghiệp. thực hiện
chuyển giao công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa