I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Các kiểu câu bị động Dựa theo sự có mặt hay không có mặt của động từ tình thái bị / được, người ta chia câu bị động thành hai loại: câu bị động có động từ tình thái bị / được và câu bị động không có động … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA
Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (phần 2) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Các kiểu câu bị động Dựa theo sự có mặt hay không có mặt của động từ tình thái bị / được, người ta chia câu bị động thành hai loại: câu bị động có động từ tình thái bị / được và câu bị động không có động từ tình thái bị / được. ví dụ: - Ngôi nhà này được xây từ năm 2000. - Ngôi nhà này xây từ năm 2000. Tuy nhiên, có những câu có các từ bị / được nhưng không phải là câu bị động, ví dụ: - Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. - Tay em bị đau. Chủ ngữ trong hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào. 2. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động a) So sánh các cặp câu sau: (1) Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”. (2) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. (Vũ Bằng) Gợi ý: Hai câu tuy đều diễn đạt cùng một nội dung nhưng ở câu (1) chủ thể thực hiện hành động là con người và trực tiếp xuất hiện (làm chủ ngữ), trong khi đó ở câu (2), chủ ngữ là vật và chịu tác động của một đối tượng khác (là con người nhưng đã được ẩn đi). b) Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Gợi ý: Để chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động, người ta đưa từ ngữ chỉ đối tượng của hành động (mà động từ vị ngữ biểu thị) lên làm chủ ngữ, thêm (hoặc không thêm) từ bị / đượcvào trước động từ chỉ hành động ở vị ngữ; nếu muốn nêu chủ thể hành động trong câu bị động thì đặt từ ngữ chỉ chủ thể vào sau từ bị / được, trước động từ hành động. c) Những câu sau đay có phải là câu bị động không? Tại sao? (1) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. (2) Tay em bị đau. Gợi ý: Xem lại mục 1 ở trên. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cho các câu chủ động dưới đây, hãy chuyển đổi mỗi câu thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau. a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. Gợi ý: Có thể chuyển câu chủ động thành các câu bị động theo những kiểu sau: - Câu bị động có từ bị / được; - Câu bị không có từ bị / được; - Câu bị động có nêu chủ thể hành động ở vị ngữ; - Câu bị động không nêu chủ thể hành động. Ví dụ: - Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim. - Tất cả cánh cửa chùa (người ta) làm bằng gỗ lim. 2. Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho sau đây thành hai câu bị động, một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. So sánh và nhận xét về sắc thái nghĩa của các câu bị động có từ được và câu bị động có từ bị vừa chuyển đổi. a) Thầy giáo phê bình em. b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. c) Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Gợi ý: - a: + Em được thầy giáo phê bình. + Em bị thầy giáo phê bình. b: + Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi. + Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi. c: + Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp. + Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp. - Câu bị động có từ được khác với câu bị động có từ bị ở sắc thái biểu đạt: câu bị động có từđược mang hàm ý đánh giá tích cực, câu bị động có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực. - Vì có sự khác nhau trên nên khi chuyển đổi cần lưu ý: + Có những câu có thể chuyển đổi thành cả hai kiểu bị động (có từ được và có từ bị), ví dụ câu (a), (b) ở trên; + Có những câu chỉ chuyển đổi được thành câu bị động có từ được. Đây là những câu mà ý nghĩa của nó vốn đã mang tính tích cực, ví dụ, với câu (c), ta chỉ có thể nói: Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp. Bởi vì, sự thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn vốn là điều tích cực, trong mong muốn của mọi người. 3. Viết một đoạn văn nói về lòng say mê của em đối với văn học, đối với một tác phẩm văn học, hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học nào đó tới em trong đó có sử dụng câu bị động. Gợi ý: - Chú ý tính thống nhất chủ đề của đoạn; - Việc dùng câu bị động phải thống nhất với các câu khác về đối tượng được nói đến. Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên: • bai giang :chuyển đổi câu chu3 động thanh cau bi dong • Dat cau bi dong voi phan tu 2 lam chu ngu • soạn chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động tiếp theo • soạn bai biên câu chu dong thanh câu bi dong tt , . cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Gợi ý: Để chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động, người ta đưa từ ngữ chỉ đối tượng của hành động. thể chuyển câu chủ động thành các câu bị động theo những kiểu sau: - Câu bị động có từ bị / được; - Câu bị không có từ bị / được; - Câu bị động có nêu chủ