I. VỀ TÁC GIẢ Hoài Thanh (1909-1982) là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Sức hấp dẫn trong những bài phê bình của Hoài Thanh không phải ở chiều sâu của hệ thống lập luận hay ở các thuật ngữ được sử dụng một cách chính xác mà ở khả năng cảm thụ … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA
Trang 1Soạn bài “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh
I VỀ TÁC GIẢ
Hoài Thanh (1909-1982) là một nhà phê bình văn học xuất sắc Sức hấp dẫn trong những bài phê bình của Hoài Thanh không phải ở chiều sâu của hệ thống lập luận hay ở các thuật ngữ được sử dụng một cách chính xác mà ở khả năng cảm thụ tinh tế, ở cách trình bày vấn đề rất giản dị mà dí dỏm, sâu sắc Ông tạo
được một phong cách phê bình riêng, thể hiện nổi bật trong cuốn Thi nhân Việt Nam - trong đó ông giới
thiệu, phê bình và tuyển chọn những tác giả ưu tú, những tác phẩm đặc sắc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945)
II KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài
2 Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng Chẳng những thế,
văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.
Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú Văn chương phản ánh cuộc sống Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới
Văn chương còn sáng tạo ra sự sống Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo
ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù
3 Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có Văn chương luyện những tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, tình yêu quê hương đất nước Văn chương gây cho ta tình cảm vị tha, tình cảm với những người tốt, người cùng chí hướng, những người lao động trong cộng đồng và trên thế giới
nói chung Ví dụ đọc truyện Cây bút thần, ta yêu mến nhân vật Mã Lương, căm ghét tên địa chủ và tên
vua tham lam
4 a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận văn chương, vì nội dung bàn đến là ý nghĩa,
công dụng của văn chương
b) Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương
III RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1 Tóm tắt
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm
ta sẵn có Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn
2 Cách đọc
Trong văn bản, Hoài Thanh đã sử dụng một lối viết rất sinh động: dùng một câu chuyện để mở đầu, lấy những ví dụ (dẫn chứng) gần gũi với tất cả mọi người, từ ngữ giản dị, trang nhã nhưng không kém phần sâu sắc
Với một bài văn như vậy, giọng đọc cần nhẹ nhàng, chậm rãi, rõ từng câu, từng chữ
3 Xem lại kiến thức trong bài và phần nghe giảng trên lớp để giải thích lại câu nói của Hoài Thanh.
Hãy lấy ví dụ chứng minh trong những bài văn, bài thơ đã được học trong chương trình lớp 6 và lớp 7
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• y nghia van chuong hoai thanh
Trang 2• Bài giảng Ý nghĩa văn chương
• soạn bài ý nghĩa văn chương,