1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang

118 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Và Hoạt Động Của Mạng Lưới Thư Viện Cấp Huyện Tỉnh Bắc Giang
Tác giả Vũ Trí Tĩnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan Thanh
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Thư Viện
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 26,52 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động tại các thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang (giai đoạn 2006-2010), đánh giá đúng những ưu điểm và hạn chế, luận văn Tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ HOÁ, THÊ THAO VÀ DU LỊCH TRUONG DAI HQC VAN HOA HÀ NOL

VŨ TRÍ TĨNH

TO CHUC VA HOAT DONG CUA MANG LUOI THU VIE! CAP HUYEN TINH BAC GIANG

LUAN VAN THAC SY KHOA HOC THU VIỆN

ỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYÊN THỊ LAN THANH

Trang 2

BANG CHU CAI VIET TÁT eee ~eeee 4 BIÊU ĐỎ, BẢNG BIÊU eevee 5 MỞ ĐẦU .21222222222.222 re 6 Chương 1 KHÁI QUÁT V 'VỀ MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN CÁP HUYỆN TỈNH BAC GIANG 12 1.1 Những vấn đề chung về tô chức và hoạt động của mạng lưới thư viện cấp _ =5 12 huyện 1.1.1 Khái niệm mạng lưới thư viện

1.1.2 Khái niệm về tô chức mạng lưới thư viện cấp huyện 13 1.1.3 Khái niệm về hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện 13

1.1.4 Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động se 14

1.2 Đặc điểm mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang - 14

1.2.1 Vài nét về tình hình kinh tế văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Giang 14

1 24

1.2.3 Đặc điểm mạng lưới thư viện cấp bu ện c-eee s29) 1.2.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại các thư viện 30

Chương 2: THỰC TRẠNG TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI

Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới thư viện THU VIEN CAP HUYEN TINH BAC GIANG 36 BS TH se 36

2.1.1 Cơ cấu tô chức của các thư viện cấp huyện .36

2.1.2 Đội ngũ cán bộ thư viện cấp huyện 39

Cơ sở vật chắt, trụ sở, trang thiết bị _ a 43

2.1.4 Kinh phí hoạt động - .,Ô eevee AT _ 4 33 2.1.5 Tổ chức vốn tài liệu 2.1.6 Chế độ, chính sách đối với người làm thư viện 2.2 Về hoạt động oo 54

2.2.1 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu SA 2.2.2 Xử lý tài liệu s+ 22sceecree a ,Ơ se Š7 2.2.3 Cơng tác phục vụ bạn đọc ` C - 59)

Trang 3

7

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện

2.2.6 Công tác chỉ đạo nghiệp vụ và xây dựng phong trào 73

2.2.7 Xã hội hóa các hoạt động thư viện M TS 2.3 Nhận xét, đánh giá sec a ,Ô se TT 2.3.1 Về tổ chức 71

2.3.2 Về hoạt động - 80 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN CÁP HUYỆN TỈNH BÁC GIANG 85 85 3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện về mặt tổ chức

3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức 85

3.1.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà nước về thư viện 86

3.1.3 Tăng cường, nâng cao trình độ đội ngũ người làm thư viện 88 9I 3.1.4 Đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động 96 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động - se 97

3.2.1 Tăng cường nguồn lực thông tin sec cee OT Nâng cao chất lượng nghiệp vụ thư viện 99)

Đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc ` .103

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện 106

Tăng cường luân chuyên sách báo xuống cơ sở 108

Đẩy mạnh công tác chỉ đạo nghiệp vụ và xây dựng phong trào 110

Xã hội hóa các hoạt động thư viện ~I11 ee EE) 3.3.1 Déi với UBND, Phòng 'VHTT, TTVH các huyện, thành phố 113

3.3.2 Đối với Thư viện tỉnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 113

3.3.3 Đối với Thư viện Quốc gia Việt Nam; Vụ Thư viện .114

KÉT LUẬN - „115

Trang 4

AACR2 BCHTW CNH-HĐH CNTT CSDL CTMT DDC GD&DT LAN MACR2I ND-CP NXB Qp TTVH UBND UNESCO VHTT VHTT&DL VIL

Quy tắc biên mục Anh ~ Mỹ ấn bản 2 Ban Chấp hành Trung ương

Công nghiệp hóa — hiện đại hóa Công nghệ thông tin

Cơ sở dữ liệu

Chương trình mục tiêu

Khung phân loại thập phân Deway Giáo dục và Đào tạo Mạng máy tính nội bộ Khổ mẫu biên mục đọc máy Nghị định - Chính phủ Nha xuat ban Quyét dinh

Trung tâm văn hóa Ủy ban nhân dân

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc 'Văn hóa thông tin

'Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trang 5

Biểu đồ I Biểu đồ 2: Biểu đồ 3: Biểu đồ 4: Biểu đồ 5: Biểu đồ 6: Biểu đồ 7: Biểu đồ 8: Biểu đồ 9' Biểu đồ 10 Biểu đồ I1 Bảng Ï Bảng 2 Bảng 3 Hình I Cơ cấu tổ chức thư viện trực thuộc 'Tÿ lệ bộ phận thư viện Số lượng cán bộ/ 1 thư viện Trình độ cán bộ thư viện “Trụ sở thư viện

Kinh phí bổ sung sách bằng ngân sách thư viện Kinh phí bổ sung báo, tạp chí của thư viện huyện

Vốn tài liệu thư viện

Số thẻ cấp từ năm 2006 - 2010

Lượt bạn đọc

Lượt luân chuyển sách, tài liệu 'VTL của 5 thư viện 2006 ~ 2010

Tÿ lệ bổ sung Thư viện Tân Yên từ 2006-2010

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Bắc Giang đã thu được những thắng lợi nhất định trên nhiều mặt khác nhau, như: kinh tế từng

bước được cải thiện, lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội được đảm bảo,

quốc phòng an ninh được giữ vững Nằm trong mối tương quan của các tỉnh, thành phố trong cả nước nói riêng và nền kinh tế toàn cầu hóa nói chung, để thực hiện xóa đói giảm nghèo, ngoài hệ thống giáo dục các cấp nhằm đáp ứng

nguồn nhân lực có trình độ cao như hiện nay thì một thiết chế ngoài nhà trường góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng yêu cầu đó cũng hết sức quan trọng và cần thiết Đó là mạng lưới thư viện Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, một mạng lưới thư viện phát triển đồng bộ, cung cấp thông tin tương đối đầy đủ cho các thành phần bạn đọc phải được duy trì và phát triển tốt Người dùng tin có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú - điều này đặc biệt có ý nghĩa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiêu

số

Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện tốt, đảm bảo phục vụ đông

đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là cần thiết Bởi vì đó là

sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, càng có ý nghĩa hơn đối với bà con dân tộc ít người, thể hiện sự quan

tâm của Nhà nước không chỉ về kinh tế mà còn là đời sống văn hóa

Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) nêu rõ “Xây dựng và phát triển

nên văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định, cần phải “Xây dựng môi trường, lối sống và đời sống văn hóa của mọi người dân ở cơ sở, thôn xóm, bản làng,

Trang 7

thiết thực góp phần nâng cao đời sống văn hóa tỉnh thần cho nhân dân, từ

nhiều năm nay luôn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước Quán triệt các quan điểm đó, trong những năm qua, bên cạnh việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng

nếp sống văn minh, gia đình văn hóa” đã được Bộ VHTT nay là Bộ

VHTT&DL phát động Tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo một cách hệ

thống việc xây dựng và duy trì hoạt động của các thiết chế văn hóa thông tin

cơ sở, góp phần đưa văn hóa đến với mọi người, mọi nhà, kế thừa văn hóa

truyền thống của dân tộc và tiếp thu chọn lọc tỉnh hoa văn hóa của nhân loại

Trong những năm qua, nhìn lại tình hình hoạt động của thư viện cấp

huyện tỉnh Bắc Giang, chúng ta thật sự vui mừng về cách thức tô chức từng bước đi vào ôn định, tần suất hoạt động dần được cải thiện và nâng cao về chất lượng phục vụ tại các thư viện huyện, thành phố Với đặc thù là tỉnh

miễn núi, địa hình hiểm trở gây không ít khó khăn cho việc đi lại ở các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi mà ít có cơ hội hưởng thụ các hoạt động văn hóa, đặc biệt là đọc sách, báo thì xây dựng và phát triển mạng lưới thư

viện cấp huyện hoạt động ồn định và hiệu quả là điều rất cần thiết Đề từng bước thu hẹp khoảng cách giữa miễn xuôi và miền ngược và giữa các dân tộc

với nhau, tạo điều kiện người dân được tiếp cận tri thức, được đọc sách và

làm theo sách, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân

tài, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh nghiệm sản xuất, chăm sóc

sức khỏe, phục vụ công tác học tập, giải trí, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và khơi dậy lòng tự hào dân tộc mang lại những thành quả tích cực, đáng khích lệ góp phần không nhỏ nhiệm vụ chính

Trang 8

động của thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang trong những năm qua cũng còn

tồn tại nhiều bất cập cần sớm được giải quyết, khắc phục, đó là: công tác tổ chức, quản lý và hoạt động của các thư viện còn rời rạc chưa gắn kết, chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất, chưa thực sự quan tâm đến công tác thư viện mà

chỉ chạy theo những hoạt động bề nỗi, phong trào như: thông tin cổ động, các hoạt động sân khấu, thể dục thể thao v.v Nhận thức của một bộ phận không

nhỏ lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, người làm thư viện còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương Chưa quan tâm

đầu tư cho chất lượng vốn tài liệu, trang thiết bị, trụ sở, kinh phí hoạt động,

phục vụ bạn đọc; chế độ chính sách của người làm thư viện

Bắc Giang có mạng lưới thư viện cấp huyện đẩy đủ ở 10/10 huyện, thành phố Song, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các thư viện đó chưa cao, bạn đọc đến các thư viện còn hạn chế Đề góp phần tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của các thư viện cấp huyện, đồng thời phát hiện những mặt còn hạn chế và tìm ra biện pháp khắc phục, tác giả mạnh dạn chọn dé tai

nghiên cứu: *1ổ chức và hoạt động của mạng lưới thu: viện cấp huyện tỉnh

Bắc Giang: thực trạng và giải pháp”- một đề tài mà bản thân tôi có khá

nhiều tâm huyết và trăn trở, vì tôi đã và đang có cơ hội thực tế địa bàn, ít

nhiều cũng tích lũy được một số kinh nghiệm, sự hiểu biết làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình nhằm góp phần hoàn thiện tô chức và hoạt động của thư viện cấp huyện trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu

Hiện đã có nhiều luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp của học viên và sinh viên các trường đại học nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn hoạt

Trang 9

như: “Tăng cường các nguôn lực thông tin ở Thư viện tỉnh Bắc Giang phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ", “Tăng cường nguồn lực

thông tin địa chí ở Thư viện tỉnh Bắc Giang phục vụ việc phát triển kinh tế -

văn hóa - xã hội của địa phương ", “Nghiên cửa hoàn thiện tổ chức hoạt động

ở Thư viện tính Bắc Giang", “Phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông

tin - thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang”; nghiên cứu về tô chức và hoạt

động thư viện cơng cộng ngồi địa bàn Bắc Giang có một số tác giả đi trước,

như Trần Văn Hà với: “Tổ chức và hoạt động thư viện cấp huyện trên địa bàn

thủ đô Hà Nội" (2010); Nguyễn Quế Anh với: “Hoàn thiện tổ chức và nâng

cao hoạt động của thư viện thiếu nhỉ Hà Nội trong giai đoạn hội nhập quốc

tế" (2008), cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào về tô chức và hoạt

động thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang Luận văn này là công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề “Tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện

thực trạng và giải pháp, giai đoạn 2006 - 2010” 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ~ Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động tại các

thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang (giai đoạn 2006 - 2010), đánh giá đúng những ưu điểm và hạn chế, từ đó đẻ xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tô chức và hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang trong

thời gian tới

~ Nhiệm vụ nghiên cứu

* Để thực hiện mục đích trên, luận văn cẩn giải quyết những vấn đê sau - Nghiên cứu những vấn đề chung về mạng lưới, tổ chức và quản lý của

Trang 10

~ Xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ của mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010

- Nghiên cứu đặc điểm của mạng lưới thư viện cấp huyện tinh Bắc

Giang

~ Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của mạng lưới thư

viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang

- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư

viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang

~ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tô chức và hoạt động của thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới

4 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu toàn bộ các mặt tổ chức và

hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện

~ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt

động của mạng lưới thư viện của 10/10 huyện, thành phó tỉnh Bắc Giang từ

năm 2006 đến năm 2010

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin ~ Phương pháp phân tích và tổng hợp tải liệu

- Phuong pháp điều tra bằng phiếu - Phuong pháp phỏng vấn trực tiếp

~ Phương pháp quan sát

Trang 11

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học:

- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cách thức tổ chức và hoạt động

thư viện cấp huyện

Ý nghĩa thực tiễn:

- Góp phần nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH - HĐH đất nước

- Lam tai liệu tham khảo cho công tác tổ chức và quản lý đối với người người làm công tác quản lý nhà nước về thư viện, người làm thư viện

- Tạo sự chuyển biến trong nhận thức các cấp chính quyền tại địa

phương

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn, danh mục tài liệu tham

khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Khai quát chung về mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang

Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện

cấp huyện tỉnh Bắc Giang

Trang 12

Chương I KHÁI QUÁT VỀ MẠNG LƯỚI THƯ VIEN CAP HUYỆN

TINH BAC GIANG

1.1 Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện

1.1.1 Khái niệm mạng lưới thư viện

Khái niệm mạng lưới: Mạng lưới là từ ghép, gồm từ mạng và từ lưới Hai từ đều có nghĩa gần giống nhau, theo từ điển tiếng Việt thì mạng lưới là hệ thống đường, mạch có cùng chức năng (mạng lưới thông tin, mạng lưới giao thông) là hệ thống tô chức cá nhân có cùng chức năng (mạng lưới điệp viên)

Như vậy, mạng lưới cũng có nghĩa là một hệ thống tô chức, tạo sự liên kết của các cá nhân, đơn vị có cùng chức năng trên một phạm vi rộng Vậy

mạng lưới thư viện là gì? có một vài định nghĩa mạng lưới thư viện như sau:

Là hệ thống tô chức thư viện có cùng chức năng, tính chất trong một địa

phương, một vùng, miễn, hoặc toàn quốc Ví dụ: mạng lưới thư viện huyện X của tỉnh Y Thư viện cấp huyện là thư viện của các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc trung ương Các thư viện này vừa hoạt động độc lập, vừa có sự gắn kết với nhau thông qua mồi quan hệ

với thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về việc cung cấp sách,

hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức những hoạt động chung như: thi doc sách, giới thiệu sách và giao ước thi đua

Tom lai, mang lưới thư viện cấp huyện là hệ thống tô chức gắn kết các

Trang 13

1.1.2 Khái niệm về tổ chức mạng lưới thư viện cấp huyện

Tổ chức, theo từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2005: “Hình

thức tập hợp, liên kết các thành viên trong xã hội (cá nhân, tập thể) nhằm đáp

ứng yêu cầu, nguyện vọng lợi ích của các thành viên; cùng nhau hành động vì mục tiêu chung [25, tr 455]

Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1991, do Văn Tân chủ biên thì tổ

chức là: “Sắp xếp các bộ phận cho ăn nhập với nhau để toàn bộ là một cơ cấu nhất định” [16, tr 821]

“Một tổ chức ít khi mang trong nó mục tiêu tự thân Nó chỉ là một công

cụ được tạo dựng nhằm thực hiện các mục đích khác - điều đó thể hiện trong chính từ tô chức (organisation) -bắt nguồn từ chữ Hy Lạp organon tức là công

cụ hoặc dụng cụ” [1, tr 21]

Như vậy, tổ chức là sự tập hợp lại của các yếu tố, cùng nhau thực hiện một mục đích, hành động vì mục tiêu chung

Tổ chức mạng lưới thư viện cấp huyện là tổ chức các thư viện huyện

hoạt động theo một hệ thống nhất định, nhằm thực hiện các chức năng chung

của thư viện: thu thập, xử lý, bảo quản, tìm và phổ biến thông tin cho người dùng tin trên địa bàn huyện

1.1.3 Khái niệm về hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện

Hoạt động, theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Một phương pháp đặc thù

của con người quan hệ với thế giới chung quanh nhằm cải tạo thế giới theo

hướng phục vụ cuộc sống của mình” [25, tr 341]

Theo từ điển tiếng Việt của Văn Tân, thì hoạt động là: “Toàn thể những việc làm của một tổ chức, một cá nhân, có liên quan với nhau để quy vào một

Trang 14

Nhu vay, hoạt động là tổng hợp các hành động con người, tác động vào

một đối tượng nhất định, nhằm đạt mục đích nhất định và có ý nghĩa xã hội

nhất định

Hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện được hiểu là hoạt động của

từng thư viện như những mắt xích trong một mạng lưới thống nhất

1.1.4 Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động

Mọi sự vật muốn tồn tại và hoạt động được khi tổ chức nội tại của nó bền

vững và thích ứng được với môi trường Thư viện chỉ tồn tại, hoạt động và

phát triển được khi nó được đảm bảo các yếu tố cấu thành, như: vốn tài liệu,

cán bộ thư viện, người sử dụng -bạn đọc, cơ sở vật chất - kỳ thuật Do đó, 4

yếu tổ nói trên là điều kiện đề bắt kỳ thư viện nào tồn tại và phát triển

Tổ chức và hoạt động là hai vấn đề có mối quan hệ biện chứng, tô chức

hợp lý là điều kiện cho hoạt động hiệu quả, ngược lại, quá trình hoạt động sẽ giúp cho việc kiểm chứng tổ chức có thích hợp hay không Tổ chức ở đây

được nhìn nhận trên quan điểm hệ thống, muốn hệ thống hoạt động có hiệu quả thì nhất thiết tổ chức phải mang tính chất thích ứng, phải phù hợp với

những mục tiêu và hoạt động chủ yếu

1.2 Đặc điểm mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang 1.2.1 V: ét về tình hình kinh tế văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Gi 1.2.1.1 Vị trí địa lý- điều kiện tự nhiên

Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với nhiều tỉnh thành, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía Đông giáp Quảng Ninh, phía

Trang 15

Bắc Giang cách không xa các khu công nghiệp và đô thị của vùng tam

giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội- Quảng Ninh- Hải Phòng, nằm trong

hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn- Hà Nội; và có thể khai thác hiệu quả hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai- Hà

Nội

Tinh Bắc Giang có diện tích 3.8227 kmỶ, dân số khoảng 1,6 triệu người

gém 26 dân tộc, trong đó các dân tộc chính là: Kinh, Tày, Nang, San Chi, San

Diu, Hoa, Dao (dân tộc Kinh chiếm 88,1% dân số) Theo số liệu của niên

giám thống kê năm 2003 thì Bắc Giang xếp thứ 17 về dân số và 34 về diện

tích trong 6l tỉnh thành của cả nước [15, tr.1]

Về khí hậu Bắc Giang, nhiệt độ trung bình năm là 22-23%C, lưu lượng

mưa hàng năm từ 1500 đến 1700 mm, độ ẩm dao động lớn từ 73% đến 87%

Toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 382.000 ha đất, trong đó đất đang sử dụng chiếm 77% tông diện tích Về đất nông nghiệp, Bắc Giang có 123 nghìn ha đất phục vụ thâm canh lúa đảm bảo an ninh lương thực đồng thời cũng rất

thích hợp để phát triển rau, củ, quả, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp có

giá trị cao và nuôi trồng thủy sản Về đất lâm nghiệp, Bắc Giang có 121 nghìn ha đất có rừng và 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng Bắc Giang là một tỉnh

có tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư liên doanh, liên kết

trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và phát triển ngành chế biến lâm sản Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Giang chủ yếu là than với các mỏ như: Bố Hạ, Thanh Sơn trữ lượng thấp, ước tính hàng ngàn tắn có chất lượng tốt Nguồn nhân lực dồi dào cũng là một trong những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bắc Giang Dân số của tỉnh hiện nay là 1,6 triệu người, trong đó có

95 vạn lao động, dự tính đến năm 2016, lực lượng lao động được bổ sung

Trang 16

công nghiệp ở địa phương Để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ, tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí để các nhà đầu tư đào tạo

nghề cho người lao động Hiện tại, tỉnh có 24 cơ sở đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng về đào tạo nghề của nhiều ngành, nhiều nghề và nhiều doanh nghiệp Theo quy hoạch đến năm 2006, Bắc Giang sẽ có 45 cơ sở đào tạo với chỉ tiêu tuyển sinh mới hằng năm trên 16 ngàn người Ngoài ra, mỗi năm Bắc

Giang có trên 5000 học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học Số sinh

viên này khi tốt nghiệp sẽ là lực lượng nòng cốt bô sung cho đội ngũ lao động

trình độ cao của tỉnh [3]

Hệ thống giao thông được phân bố đều và thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy, trong đó bao gồm tuyến Quốc lộ 1A cũ và 1A mới, tuyến đường sắt từ Hà Nội qua Bắc Giang đi Lạng Sơn, Trung Quốc,

Thái Nguyên và Quảng Ninh là quan trọng nhất

Nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn là: sông Cầu, sông

Thương và sông Lục Nam, ba con sông này đều đồ về Phả Lại, gặp sông Đuống rồi chia thành hai nhánh đồ về Hải Phòng và Thái Bình Những con

sông này tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy thuận tiện và cũng là

nguồn cung cắp tài nguyên nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất Do có vị trí liên thông với các tỉnh ở vùng Đông Bắc và với hệ thống núi non sông ngòi chẳng chịt như trên, nên xưa kia Bắc Giang được gọi là “Phên dậu phía Bắc” của Kinh thành Thăng Long và ngày nay Bắc Giang vẫn là địa bàn quân sự trọng yếu đề bảo vệ Tô quốc

“Tổ chức hành chính tỉnh Bắc Giang bao gồm 1 thành phố (Tháng 6/2005 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập thành phố Bắc Giang trên cơ sở nâng cấp thị xã Bắc Giang) và 9 huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động,

Trang 17

Giang có 230 xã, phường, thị trấn (tháng 12/2010) trong đó 169 xã thuộc khu

vực miễn núi và vùng cao (theo quy định của nhà nước)

Nhìn chung về điều kiện tự nhiên, Bắc Giang có nhiều mặt thuận lợi cho

sản xuất nông lâm, giao thông, thương mại và phát triển công nghiệp Đây là cơ sở để Bắc Giang vươn lên trong quá trình CNH- HĐH, trở thành một tỉnh

công nông nghiệp giầu mạnh

1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh iang

Đến năm 2010, tỉnh Bắc Giang co bản vẫn là một tỉnh thuần nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh Bắc Giang 5 năm trở

lại đây tăng bình quân 9%/năm, trong đó: công nghiệp xây dựng tăng 17,7%, nông nghiệp tăng 2,6%, dịch vụ tăng 9,9 % Tỷ trọng công nghiệp xây dựng

trong cơ cấu kinh tế đạt 33,2%, tăng 9,9%, nông nghiệp còn 32,7%, giảm

9,4% so với năm 2005, dịch vụ 34,1% Thu nhập bình quân đầu người đạt 650USD [2, tr 18]

1- Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát trị

; trong đó các khu vực ngành, địa phương đều có mức tăng khá Ngồi khu cơng nghiệp Đình Trám, tỉnh đã quy hoạch và thành lập 4 khu, 29 cụm công nghiệp, 3 khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng (Yên Dũng), Quang Châu, Vân Trung

(Việt Yên) đang được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thu hút một số dự án đầu tư

mới

2-Về sản xuất Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu ngành

chuyển dịch tích cực: Năm 2010, tổng sản lượng lương thực ước đạt 620.000

tấn, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 47 triệu

đồng/ha/năm, tăng 1,8 lần so với với năm 2005 (đầu nhiệm kỳ); chăn nuôi lợn

đạt 1,2 triệu con, đàn gia cầm đạt 15,3 triệu con, nuôi trồng thủy sản 11.900

ha, sản lượng đạt 20.000 tắn, trồng mới được 22.800 ha rừng; tỷ lệ che phủ

Trang 18

3- Về Thương mại, dịch vụ tăng bình quân 9,9%/năm; kim ngạch xuất

khẩu tăng bình quân 36,1%/năm, năm 2010 ước tinh đạt 295 triệu USD Dịch vụ vận tải, viễn thông, thông tin liên lạc phát triển nhanh Một số loại hình

dịch vụ tư vấn, y tế, giáo dục - đạo tạo, khoa học công nghệ bước đầu được

hình thành

4- Thu ngân sách vượt kế hoạch, chỉ ngân sách đáp ứng cơ bản Số thu

trên địa bản tăng bình quân 23,5%/năm, năm 2010 ước đạt 1.500 tỷ đồng

5- Thu hút đầu tư tăng nhanh; doanh nghiệp các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển: Các loại hình phát triển nhanh từ đầu năm

2006 đến tháng 9/2010, toàn tỉnh có 2.048 doanh nghiệp, chỉ nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới nâng tổng số doanh nghiệp, chỉ nhánh trên địa

bàn là 2.884 đơn vị, vốn bình quân trên mỗi doanh nghiệp là 5,67 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2000 - 2005

6- Lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin tuyên truyền tiếp tục phát triển, đời sống văn hóa tỉnh thần của nhân dân được cải thiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triền sâu rộng, chất lượng ngày càng

được nâng cao Năm 2009, có gần 80% hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa, gần 60% làng, bản, khu phố được công nhận “Làng văn hóa”,

“Tổ dân số văn hóa” Văn nghệ quần chúng phát triển mạnh Thiết chế văn

hóa ở cơ sở tiếp tục được tăng cường Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa được quan tâm Các làn điệu dân ca quan họ cổ và ca trù vốn có của tỉnh được lưu giữ và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi

vật thể của nhân loại Thông tin - tuyên truyền được phát triển mạnh, tỷ lệ

diện tích được phủ sóng phát thanh đạt 100%, truyền hình đạt 97%, hầu hết

các hộ gia đình đều có máy thu hình; 100% các xã được phủ sóng điện thoại

dĩ động và kết nối internet Các hoạt động văn nghệ - văn học, báo chí, xuất

Trang 19

Du lịch cũng là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng của Bắc Giang May nam gần đây, tỉnh đã quan tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu du

lịch, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được đầu tư tôn tạo, đặc biệt đầu tư cho một số khu trọng điểm như khu du lịch Suối MG, chùa Vĩnh Nghiêm,

chùa Bỗ Đà, đình chùa Tiên Lục, nhà tưởng niệm Hoàng Hoa Thám, di tích

khu ATK2- Hiệp Hòa, hồ Khuôn Thần, hồ Suối Nứa, hồ Cam Son, khu bảo:

tồn rừng nguyên sinh Khe Rỗ, khu Di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám Mặt khác, tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, thực các lễ

hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch, chỉ đạo và tổ chức

hội truyền thống Số cơ sở lưu trú tăng nhanh từ 50 cơ sở năm 2005 lên 220

cơ sở năm 2010 với 2.240 phòng nghỉ, 9 khách sạn đạt loại 2 sao [2, tr 26]

1.2.1.3 Đặc điểm văn h‹ h Bac Giang

Bắc Giang là một vùng đắt có bề dày lịch sử, gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc từ thời đại Hùng Vương đến nay Bắc Giang là

vùng văn hóa đa dân tộc, trong đó văn hóa dân tộc Kinh chiếm vai trò chủ đạo Trong quá trình lịch sử, Bắc Giang vừa có cư dân bản địa từ thời Hùng

'Vương vừa có cư dân của nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam,

Hưng Yên và như các nhóm dân tộc ít người từ Lạng Sơn, Cao Bằng về đây tụ cư Do đó, văn hóa Bắc Giang có rất nhiều điểm tương đồng với văn

hóa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc

Di san van hóa vật thể của Bắc Giang rất phong phú, từ những năm 60 của thế kỷ trước đến nay, qua hàng chục cuộc khai quật, trên nhiều vùng của Bắc Giang, người ta đã tìm được hàng nghìn hiện vật của thời tiền sử, sơ sử,

thời thuộc Hán và thời Việt Nam độc lập dựng nước Hiện nay, Bắc Giang có 1.316 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó 747 di tích còn khá nguyên vẹn và 120 di tích đã được Nhà nước ra quyết định công nhận bảo vệ

Từ xa xưa, trong ca dao Việt Nam đã có câu: “Cầu Đông, chùa Bắc, đình

Trang 20

trúc độc đáo Đình xuất hiện phô biến ở nhiều làng xã ở Bắc Giang vào thời

Lê như đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa) được xây dựng vào năm 1576 là một trong

những ngôi đình có niên đại sớm nhất cả nước, được mệnh danh là Đệ nhất

Kinh Bắc Các ngôi đình bề thế có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chạm khắc

tỉnh xảo được xây dựng vào thế kỷ XVII như đình Phù Lão (Lạng Giang), đình Thổ Hà (Việt Yên), đình Cao Thượng (Tân Yên),

Bắc Giang có hai ngôi chùa cổ kính được coi là trung tâm Phật giáo, đó là chùa Vĩnh Nghiêm thôn Đức La, xã Trí Yên- Yên Dũng gắn với sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm thời Trần; chùa Bổ Đà thuộc làng Thượng Lát (xã Tiên Sơn- Việt Yên) là trung tâm đào tạo tăng ni thời Lê Đây là những ngôi

chùa tiêu biêu đã được truyền tụng trong dân gian:

“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm

Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành”

“Nam Hương Tích, Bắc Bỏ Đà ”

Bắc Giang cũng là vùng đất có nhiều bia đá xuất hiện chủ yếu vào thời Trằn- Lê- Nguyễn (thế kỷ XVI- XIX) Nội dung của văn bia cũng khá phong phú ghi lại việc xây dựng đình, chùa, đền, miếu, lập chợ, phong tục thờ cúng

trong làng, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của các làng cổ Số lượng bia thời Lê của Bắc Giang hiện còn giữ được: huyện Bảo Lộc: 9 bia; 'Yên Dũng: 62 bia; Hiệp Hòa: 129 bia; Việt Yên: 42 bia; Phượng Nhỡn: 26 bia Đây là những tư liệu hết sức quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa

Bên cạnh văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể ở Bắc Giang cũng khá đa dạng, phong phú

Bắc Giang là quê hương của rất nhiều lễ hội Theo thống kê trong toàn

Trang 21

hội đình, hội đền, hội chùa Hội cô truyền nỗi tiếng trong vùng là hội chùa

Đức La (Yên Dũng), hội chùa Bỏ Đà (làng Thượng Lát- Tiên Sơn- Việt Yên), hội đình Thổ Hà (xã Vân Hà -Việt Yên), hội đình Cao Thượng (xã Cao Thượng - Tân Yên), hội đền Y Sơn (làng An Khánh - xã Hòa Sơn- Hiệp Hỏa),

hội đền Suối Mỡ (Nghĩa Phương - Lục Nam), hội đền Từ Hả (xã Hả Hộ - Lục

Ngạn) Mỗi lễ hội đều có nét đặc sắc và có các trò chơi dân gian trong ngày

như: đấu vật, cướp câu, thi văn hóa ầm thực, hát ví, hát trống quân, diễn chèo

đã tạo nên sức lôi cuốn hấp dẫn của hội làng

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có chủ trương khôi phục lại những nét văn hóa độc đáo ở các làng quê, điển hình là việc khôi phục lễ hội vật cầu nước thôn Yên Viên (xã Vân Hà - Việt Yên) Đây là lễ hội độc đáo duy nhất trên cả nước diễn lại được trò chơi vật cầu nước- một trò chơi dân gian mang tính tín ngưỡng tôn giáo của người dân

Trong hệ thống di sản văn hóa phi vật thể ở Bắc Giang, văn hóa làng nghề cũng có vị trí rất quan trọng Nói tới làng nghề truyền thống, chúng ta không thê không nhắc tới làng gốm Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên), nghề mây

tre đan xã Tăng Tiến (Việt Yên), nghề bún Đa Mai (xã Đa Mai, Tp Bắc Giang), nghề rèn xã Đức Thắng (Hiệp Hòa)

Bắc Giang là vùng chuyển tiếp về địa bàn văn hóa và địa bàn cộng cư của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nên Bắc Giang cũng

là nơi sản sinh, lưu truyền những kho tàng văn nghệ dân gian phong phú Các

loại hình dân ca chủ yếu: hát quan họ, chèo, trống quân, ví, ca trù của người

Kinh, dân ca của người Cao Lan, Sán Chí, Tày, Nùng Dân ca quan họ được

phô biến chủ yếu ở các làng dọc ven sông Cầu (Việt Yên) và ở nhiều huyện,

thành phố trong tỉnh Các loại hình dân ca khác tồn tại trong các làng xã,

Trang 22

đang được khôi phục Từ năm 1996 ở khu vực Lục Ngạn, người Tày, Nùng, Cao Lan, San Chi đã về tập trung ở Chũ vào ngày 18/2 âm lịch hàng năm để tham dự ngày hội văn hóa các dân tộc do huyện tổ chức

Có thể nói, Bắc Giang là chiếc nôi sản sinh, lưu giữ và chuyển tải những

giá trị văn hóa phong phú từ thế hệ này sang thế hệ khác

1.2.1.4 Định hướng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Bắc

Giang giai đoạn 2010 - 2015

Giai đoạn 2010- 2015 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là giai đoạn đánh

dấu sự tăng trưởng căn bản của tỉnh cả về kinh tế cũng như văn hóa - xã hội,

đưa Bắc Giang vượt qua tình trạng chậm phát triển trước năm 2015 và trở

thành tỉnh trung bình khá trong khu vực các tỉnh miễn núi phía Bắc về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người và chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế Phát triển

toàn diện các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ môi

trường; bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương pháp luật; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ

thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở Đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ôn

định xã hội

Tích cực huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế phát triển nhằm đây nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao

động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Duy trì tốc độ tăng trưởng

cao và phát triển bền vững trên cơ sở tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh trạnh của nên kinh tế, chủ động tham gia hội nhập kinh tế, phấn đấu đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hằng năm là 11-

Trang 23

với bình quân cả nước Để thực hiện được nhiệm vụ trong giai đoạn nay, thi

cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thê sau:

Một là: Tập trung cải thiện môi trường đầu tư Nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp hiện có Chú trọng công tác quy hoạch khai thác lợi thế hành

lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, cấp, thoát nước; phát triển đô thị thành phó Bắc Giang và các trung tâm huyện, thi tran; phat trién sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới Khuyến khích phát triển các loại

hình thương mại, dịch vụ hướng tới chất lượng cao Chuẩn bị tốt các điều kiện

để phát triển du lịch Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển Tăng thu và quản lý tốt chỉ ngân sách; nâng cao hiệu quả đầu tư ngân

sách;

Hai là: Đỗi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; tăng cường đào tạo

nghề, giáo dục ý thức, tác phong công nghiệp cho người lao động và dạy nghề

cho nông dân;

Ba la: Cham lo phat triển sự nghiệp văn hóa, thé thao, thông tin - truyền thông, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng

nâng cao đời sống nhân dân Đây mạnh thực hiện các biện pháp nâng cao chất

lượng khám, chữa bệnh, xây dựng nếp sống văn minh; thực hiện tốt các chính sách xã hội; xóa đói giảm nghèo bền vững;

Bồn là: Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội

Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện; đẩy mạnh phong trào toàn

dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tích cực đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các

Trang 24

Năm là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở

đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch,

vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng Tập trung vào đôi

mới, tăng cường hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng Củng cố, nâng

cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng; phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong

các doanh nghiệp và khu vực nông thôn, miền núi Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, tỉnh thần trách nhiệm,

tan tụy phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Nâng cao năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của

cấp ủy các cấp;

Sáu là: Đẫy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ, nâng

cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí;

Báy là: Tiếp tục đôi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thê nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân Chú

trọng làm tốt công tác dân vận của cả hệ thống chính trị

Tám là: Xây dựng và triển khai thực hiện 5 chương trình phát triển kinh

tế - xã hội trọng tâm gồm: Đây mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp -

dịch vụ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông

thôn mới, phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị, nâng cao chất lượng dạy nghề,

phát triển du lịch [2, tr 90]

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới thư viện

Thư viện công cộng là thư viện do Nhà nước đứng ra thành lập và nuôi

Trang 25

một cơ quan cụ thể nào Thư viện công cộng thuộc hệ thống thư viện của nhiều nước là các thư viện được tổ chức theo đơn vị hành chính - lãnh thé: thư viện quốc gia, thư viện tỉnh, thư viện huyện, thư viện cơ sở, thư viện dành cho người lớn và trẻ em [30, tr 22]

Thư viện huyện là loại hình thư viện công cộng được thành lập ở cấp

huyện, có trụ sở đóng trên địa bàn quận, huyện, thành phố (gọi chung là cấp

huyện), có vốn tài liệu thuộc tất cả các ngành khoa học nhằm phục vụ cho

mọi đối tượng người dùng bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo môi trường học tập suốt đời cho nhân dân địa phương

Tại điều 1, Pháp lệnh Thư viện năm 2001 quy định: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức

việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá trỉ thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân

lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa,

phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [27, tr 21]

“Trên thực tế với việc không ngừng xây dựng và phát triển vốn tài liệu, xử

lý tài liệu, tổ chức bộ máy tra cứu, tổ chức phục vụ người đọc, người dùng tin,

bao quản vốn tài liệu, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư

viện, tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, nghiên cứu ứng dụng CNTT vào các hoạt động thư viện các thư viện đã góp một phần không nhỏ phục vụ

cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,

Trang 26

‘Thu viện cấp huyện là một mắt xích quan trọng trong hệ thống thư viện công cộng, là cấp tổ chức, quản lý trực tiếp mạng lưới thư viện cơ sở và phong trào đọc sách tại địa phương Theo quy chế thư viện huyện, thành phố

trực thuộc tỉnh ban hành năm 1979, thư viện cấp huyện có nhiệm vụ trọng

tâm là phục vụ nhu cầu đọc phô thông thông của mọi tằng lớp nhân dân trong

phạm vi địa bàn mình

iên cấp huyện có nhiệm vụ luân chuyển sách báo phục vụ lãnh đạo

ấp, các cơ quan, các cán bộ chuyên môn trong huyện đồng thời phục vụ sách báo cho quân chúng ở cơ sở Đối với độc giả gần thư viện, thư viện phục

vụ tại chỗ hoặc cho mượn về nhà Đối với đọc giả ở xa, thư viện cho mượn

sách tập thể thông qua thư viện cơ sở xã, phường, thị trắn Thư viện có nhiệm

vụ thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách bằng những hoạt động có tính chất quần chúng, như: nói chuyện chuyên đẻ, giới thiệu những tác

phẩm hay, điểm sách, triển lăm sách, thi tìm hiểu về sách, vui đọc sách, thành

lập câu lạc bộ đọc sách đồng thời tập trung tuyên truyền cho những cuốn

sách phục vụ các đợt vận động chính trị, kinh tế, văn hóa của trung ương và địa phương Cán bộ thư viện có nhiệm vụ thông báo cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ khoa học kỹ thuật kịp thời nắm được những sách, báo, tài liệu mới mà liên

quan đến địa phương mình

Công tác xây dựng phong trào đọc sách, báo ở cơ sở cũng là một nhiệm

vụ của thư viện cấp huyện Về mặt nghiệp vụ, thư viện cấp huyện có nhiệm

vụ xây dựng phát triển, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên tại thư viện cơ sở đã có và chuẩn bị xây mới trong địa bàn huyện mình Trong hoạt động phong

trào nhằm phát triển công tác thư viện và vận động quần chúng đọc sách, thư viện huyện cần phải giúp đỡ việc tô chức ban đầu về nghiệp vụ cho những

phòng đọc sách, thư viện mới thành lập, hướng dẫn về phương thức phục vụ

Trang 27

viện cấp huyện cần phối hợp với nhiều ngành, như: giáo dục, y tế, đoàn thanh

niên, phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội nông dân để mở rộng hình thức và

phương pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo

Vai trò và tác dụng của thư viện đối với xã hội, cộng đồng, gia đình và

toàn xã hội được khẳng định ngay khi nó được hình thành:

- Thư viện là mái trường thứ hai, là thiết chế giáo dục ngoài nhà trường, là bạn đồng hành cùng giáo dục Điều này được thể hiện ở chỗ: góp phần xóa

mù, tham gia nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài tại địa phương;

- Là cơ quan cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, đa dạng nhiều chiều và cần thiết cho mọi người, mọi nhóm người, không chỉ là thông tin

khoa học tự nhiên - xã hội, mà còn là tin tức hằng ngày;

~ Thư viện trở thành một thiết chế văn hóa, thực hiện chức năng văn hóa

ở nhiều nơi, nó trở thành trung tâm chủ yếu của sinh hoạt văn hóa, giúp người

dân và các tầng lớp xã hội tham gia hoạt động văn hóa và sáng tạo ra giá trị văn hóa;

~ Thư viện tham gia sử dụng thời gian rỗi có ích, cung cắp sách báo cho

bạn đọc ngoài nhu cầu nâng cao kiến thức còn được thư giãn và giải trí Khi

xã hội cảng hiện đại thì các hoạt động văn hóa càng được nhiều người quan tâm, lúc đó vai trò của thư viện càng được đánh giá cao

Thực hiện chức năng “Xây dựng và tổ chức sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an

ninh, quốc phòng tại địa phương [4, tr 18]

'Nhiệm vụ của thư viện công cộng nói chung và thư viện công cộng cấp huyện nói riêng là dùng tài liệu để truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng

Trang 28

nước, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, kinh tế, văn hóa cho mọi tầng lớp trong cộng đồng, góp phần đôi mới bộ mặt địa phương, góp phần vào công

cuộc CNH- HĐH đất nước

Với vị trí giao thông thuận tiện, là cửa ngõ, phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long xưa, ngày nay Bắc Giang có một vị trí địa lí hết sức quan

trọng đề phát triển kinh tế Tuy nhiên, thư viện cấp huyện còn gặp nhiều khó

khăn cả về cơ sở vật chất, con người, VTL, kinh phí để duy trì hoạt động,

trình độ dân trí không đồng đều, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì các huyện cần phải chú trọng đến nhiều vấn đề, đặc biệt là xây dựng, lôi cuốn và dẫn hình thành thói quen đọc sách của mỗi người dân; chú trọng đến các huyện có nhiều khu công nghiệp, trường

học đóng trên địa bàn, đây cũng là những địa chỉ đỏ để thư viện phát huy

được vai trò của mình Trong bối cảnh đó, thư viện cần phải nâng cao chất

lượng tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện công cộng trên địa bàn

tỉnh là một việc làm cấp thiết và duy trì thường xuyên, đều đặn Mạng lưới thư viện cấp huyện, với vai trò là cầu nối giữa tỉnh và cơ sở trong việc phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương

'Thực hiện chức năng “Xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương” [4, tr 176], ngày nay, thư viện cấp

huyện đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thư viện công cộng trên

địa bàn tỉnh, là cơ quan văn hóa giáo dục quan trọng, trung tâm thông tin thư

viện phục vụ cộng đồng học tập, nghiên cứu, giải trí, sản xuất của các tầng

Trang 29

Nhiệm vụ của thư viện cấp huyện là dùng tài liệu tuyên truyền, truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức cách mạng, trình độ văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thông tỉn giải trí cho cán bộ nhân dân, góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn, đô thị để đưa địa phương phát

triển vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển chung của đất nước

Đặc biệt, với các huyện xa trung tâm tỉnh, nơi có nhiều đồng bào thiểu số sinh

sống, nơi còn thắp về trình độ, phong tục, tập quán còn nhiều lạc hậu

1.2.3 Đặc điểm mạng lưới thư viện cấp huyện

Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang

3.823 km, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm

28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác, được

phân bố ở 10 huyện, thành phố, mạng lưới thư viện cũng phân bố đồng đều ở

10 địa giới hành chính trí

Với 26 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản

sắc văn hóa riêng, do vậy nó đòi hỏi mỗi thư viện cũng phải có chiến lược bổ

sung, phương thức phục vụ những tài liệu sao cho phủ hợp với đặc điểm dựa

trên phân tích các yếu tố của mỗi vùng miền để cho phù hợp Hiện nay, mang

lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang có 9 thư viện trực thuộc TTVH, 1 thư

viện trực thuộc phòng VHTT, 5/12 cán bộ thư viện huyện có trình độ đại học tuổi đời từ 22 đến 52, 4/10 huyện có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân tộc

tương đồng, VTL thường ít chỉ

6 đến 10 nghìn bản sách, các huyện thành

phố còn lại về cơ bản là giống nhau các yếu tố trên, nhưng VTL nhiều hơn từ

§ - 10 nghìn cuốn sách 100% các huyện, thành phố có thư viện cơ sở, mặc dù số thư viện chưa nhiều, nhưng có sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên của thư

viện huyện nên mạng lưới thư viện cấp xã cũng đã phát huy được những

Trang 30

1.2.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại các thư viện 1.2.4.1 Đặc điểm người dùng tin

Người dùng tin thư viện cấp huyện ở tỉnh Bắc Giang bao gồm: cán bộ,

công chức, cán bộ hưu trí, học sinh các cấp, nông dân, công nhân Hầu hết

họ đến thư viện để sử dụng thông tin phục vụ cho công việc lãnh đạo, chi dao, phục vụ công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ, giải trí, tìm hiểu

những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản Bắc Giang có 26 dân tộc sinh sống do vậy, người dùng tin cũng đa dạng cả về trình độ học vấn, đặc điểm sinh hoạt xã hội, ngôn ngữ, tập quán

canh tác, đặc điểm tâm sinh lý

~ Về lứa tuổi, giới tính: Mỗi giai đoạn tuỗi có một hoạt động chủ đạo chỉ phối nên có đặc điểm tâm lý riêng Tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng lớn tới nội

dung và phương pháp thỏa mãn nhu cầu đọc và nhu cầu tin [13]

Thư viện cấp huyện là thư viện công cộng phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân, nên lứa tuổi của bạn đọc cũng hết sức đa dạng từ thiếu niên - nhỉ đồng đến người cao tuổi; trong đó các em tuổi thiếu niên - nhi đồng chiếm

15%, thanh niên, học sinh trung học sở, trung học phổ thông chiếm 25%, cán

bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức chiếm 25%, cán bộ hưu trí chiếm 15%, nông dân và các thành phần khác 20% (0heo phiếu điều tra bạn đọc của

Thư viện tỉnh năm 2010) Theo điều tra cho thấ

„ bạn đọc ở lứa tuổi thanh

thiếu niên - học sinh các cấp chiếm tỷ lệ đa số, vì hoạt động chủ đạo của họ là học tập (bồ sung kiến thức ngoài nhà trường), và hoạt động giao tiếp, tâm sinh

lý của tuổi mới lớn Đây cũng là giai đoạn mà nhân cách của các em hình

thành, phát triển mạnh nhất và phức tạp nhất nên cần có sự quan tâm đặc biệt,

Trang 31

Theo phiếu điều tra tình hình hoạt động hằng năm của thư viện các huyện, thành phố báo cáo công tác gửi về Thư viện tỉnh, tâm lý, giới tính có

ảnh hưởng tới nội dung và cách thức thỏa mãn nhu cầu đọc và nhu cầu tin, cụ thể: bạn đọc là nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới (nữ 58,5%, nữ 41,5%) Đây

cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình lựa chọn và bổ sung, phát

triển VTL, công tác tuyên truyền và các hoạt động khác bởi đặc điểm tâm

sinh lý của mỗi giới khác nhau dẫn đến nhu cầu tin của họ cũng khác nhau

~ Về trình độ học vấn: Trình độ học vấn có ảnh hướng rất nhiều đến việc

lựa chọn tài liệu của bạn đọc, bạn đọc càng có trình độ cao thì cần những tài

liệu mang tính chất kinh điển, mang nội dung nghiên cứu và ngược lại đối tượng là thanh thiếu niên - học sinh cần những tài liệu dễ hiểu và có kiến thức

phổ thông

~ Về nghề nghiệp: Mỗi nghề lại yêu cầu ở con người những kỹ năng, kỹ

sảo riêng và đòi hỏi họ phải có một trình độ nhất định Như vậy, để đáp ứng

cho việc nâng cao trình độ mỗi đối tượng, người đọc sẽ có nhu cầu đọc các

loại tài liệu riêng phù hợp với nghề nghiệp, công việc chuyên môn của mình

Qua khảo sát trực tiếp và phỏng vấn bạn đọc tại thư viện, luận văn đưa ra 6

nhóm bạn đọc khác nhau như sau

1- Nhóm nhà lãnh đạo, quản lý, gồm: Lãnh đạo UBND huyện, xã,

phường, thị trấn, trưởng, phó các đơn vị trực thuộc UBND, giám đốc công ty,

doanh nghiệp đóng trên dia ban;

2- Nhóm cán bộ chuyên môn: Là cán bộ, công nhân viên chức thuộc các

đơn vị nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn huyện;

Trang 32

4- Nhóm đối tượng là nông dân và các đối tượng khác: Đây là những người trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng, trình độ khác nhau, nhưng nhìn chung là thấp hơn cả;

5- Nhóm học sinh, sinh viên: Là nhóm đối tượng đông nhất tại thư viện

các huyện nhất là vào dịp hè;

6- Nhóm đối tượng là thiếu niên, nhỉ đồng 1.2.4.2 Đặc điểm nhu cầu tin

Hoạt động của bất kỳ thư viện nào cũng đều hướng tới mục đích cuối cùng là thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của bạn đọc Đây cũng là tiêu chí để đánh

giá hoạt động của thư viện của thư viện

Nhu cầu đọc xuất hiện trong quá trình lao động, sản xuất, công tác, học

tập nghiên cứu và các hoạt động giải trí khác Các nhu cầu tin cũng khác nhau

do có sự khác biệt về trình độ, giới tính, lứa tuôi, nghề nghiệp Các nhu cầu

này cũng đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển theo thời gian Qua

khảo sát và phỏng vấn trực tiếp tại các thư viện, dé tài thấy rằng, các đặc điểm về trình độ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến người

dùng tin dẫn đến mỗi đặc điểm đó có sự khác nhau về nhu cầu tin của họ

Nghiên cứu nhóm người dùng tin cho thấy, họ đều có những điềm giống và khác nhau về nhu cầu thông tin và loại hình thông tin về tất cả các lĩnh vực

trí thức, cụ thể:

* Giống nhau

- 100% người cho rằng, đọc sách là nhu cầu thường nhật và cần thiết với họ;

~ Mục đích đọc sách của người dùng tin cũng rõ rằng, tập trung vào các

điểm sau: nâng cao trình độ hiểu biết để phục vụ công việc quản lý, điều

Trang 33

*Khác nhau

~ Cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý có nhu cầu tin rộng, bao quát các lĩnh vực chính trị - xã hội nói chung, ngoài ra, các lĩnh vực khác mang tính chiến lược

trong nông - lâm - ngư nghiệp, môi trường, sức khỏe, đất đai, quản lý xã hội

cũng được quan tâm nhiều ; cán bộ chuyên môn quan tâm đến những tài liệu

phục vụ thuần túy công việc của mình theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ công tác cụ thể, ví dụ: giáo viên quan tâm đến tài liệu giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm,

bác sĩ quan tâm đến tài liệu về y học, dược học ; cán bộ hưu trí quan tâm đến sách về sức khỏe, lịch sử, thông tin mang tính chất thời sự báo tạp chí (thông tin đại chúng); nông dân thường quan tâm đến tài liệu về trồng trọt,

chăn nuôi, đặc biệt hiện nay họ quan tâm đến các tài liệu mới về thành tựu

trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, như: cây lấy hạt, củ, quả, cho năng

suất cao, giống gia súc, gia cầm mang lại kinh tế cao như: nuôi cá, ba ba, rắn,

nhím , nghề thủ công truyền thống ở một số làng nghề trong nước đề học hỏi kinh nghiệm; đối với học sinh các cấp và thiếu niên, nhi đồng cần những

tài liệu phục vụ việc học, đọc thêm, truyện tranh, tác phẩm văn học phù hợp với tâm lý lứa tuổi

“Tóm lại, từ những vấn đề nghiên cứu trên, luận văn rút ra một số kết luận

sau:

Thứ nhất, Bắc Giang có lợi thế về điều kiện tự nhiên, như nhiệt độ trung

bình hằng năm là 22-23', lưu lượng mưa hằng năm đạt từ 1500 đến

1700mm, độ ẩm từ 73% đến 87%, hệ thống sông ngòi, đặc biệt là 3 con sông

lớn, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam là những con sông bồi đáp phù

sa, đảm bảo nước tưới tiêu cho các vụ mùa, phục vụ giao thông đường thủy,

có tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có đường Quốc lộ 1 A

Trang 34

Ngoài những lợi thế trên, Bắc Giang còn nhiều hạn chế đang gặp phải bình quân ruộng dat trên đầu người thấp, dư thừa lao động, quỹ đất ngày bị

giảm do sự hình thành các khu, cụm công nghiệp, môi trường bị ô nhiễm, trình độ canh tác ở một số vùng sâu, vùng cao còn thủ công, lạc hậu, diện tích rừng có xu hướng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng khơng được kiểm sốt chặt

chẽ, diện tích ao hồ đang bị san lắp để phục vụ cho mục đích khác Những yếu kém trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển đến lĩnh vực phát triển

nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh

Từ những thuận lợi, khó khăn trên, trong thời gian tới, tỉnh cần đẩy

nhanh sự nghiệp CNH-HĐH trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là nông

nghiệp, công nghiệp và ngành nghề nông thôn bằng cách đưa tiến khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến, vận chuyên và tiêu thụ sản phẩm, tạo chỉ dẫn địa lí cho một số hàng hóa truyền thống của địa phương, như: vải thiều,

mì Chũ (Lục Ngạn), rượu làng Vân Hà (Việt Yên), bánh đa Kế (Tp Bắc

Giang) Chú trọng tạo mới cây trồng ở vùng đồi các huyện vùng cao (Lục

Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Sơn Động), tạo con giống có giá trị vào lĩnh vực

thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm hạn chế sử dụng thuốc kích thích, bảo vệ

thực thực vật trong nông nghiệp Để thực hiện tốt các lĩnh vực phát triển kinh

tế trên, cần phải có sự vào cuộc tích cực không chỉ có người dân - người trực tiếp thực hiện mà còn có sự tham gia của cán bộ các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở Từ những đòi hỏi trên, thiết chế thư viện rõ ràng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó gián tiếp góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi địa bàn trong việc cung cấp cho người dân những kiến thức cho sản xuất và đời sống

Thứ hai, mạng lưới thư viện cấp huyện cũng đa dạng về bạn đọc, lứa

tuôi, giới tính, trình độ, nhu cầu sử dụng thông tin về hình thức và nội dung

Từ những đặc điểm trên, mỗi thư viện cần thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ

Trang 35

* Yêu cầu:

~ Thư viện phải bám sát nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế chính trị là phục vụ

cộng đồng trên địa bàn huyện;

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về vị

trí, vai trò, tác dụng của thư viện * Nhiệm vụ:

~ Tổ chức xây dựng VTL phong phú, đa dạng phủ hợp với đặc điểm từng

khu vực, phù hợp với truyền thống văn hóa, nhu cầu bạn đọc của địa phương; - Cung cấp tài liệu đầy đủ, kịp thời phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, lao động sản xuất của địa phương;

Trang 36

Chương 2: THỰC TRẠNG TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN CÁP HUYỆN TINH BAC GIANG

2.1 Về tổ chức

2.1.1 Cơ cấu tổ chức của các thư viện cấp huyện

Thư viện muốn hoạt động hiệu quả thì phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp, có cấu trúc thích ứng và phải phù hợp với những mục tiêu và hoạt động

chủ yếu Trong những năm qua các cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đã

ban hành văn bản quy định rõ chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt

động của thư viện Đề cập đến cơ cấu tô chức và hoạt động phải kể đến Quyết

định số 78/VH-QÐ ngày 2/10/1972 Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thì

quy chế này chưa quy định rõ cơ cấu tổ chức của thư viện cấp huyện Đến

năm 1979, Quyết định số 1 15/1979/VHTT-QĐ ra đời, trong đó quy định:

~ Thư viện huyện là một đơn vị sự nghiệp nằm trong cơ cấu tô chức của

Ban Văn hóa thông tin huyện

- Thư viện huyện gồm hai bộ phận phục vụ: bộ phận tại chỗ và bộ phận

cho mượn về nhà (văn bản pháp quy về thư viện)

'Năm 2006, Quyết định số 49/2006-BVHTT, ngày 5/5/2006 v/v ban hành

quy chế mẫu về tô chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Trong đó quy định rõ

*Thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là thư viện cấp huyện) là đơn vị sự nghiệp văn hóa - thông tin, do ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập; có chức năng xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển

Trang 37

Tùy theo quy mô tổ chức, hoạt động và điều kiện cụ thể của từng địa

phương, thư viện cấp huyện có thể trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện

hoặc Trung tâm Văn hóa - Thông tin (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản)

'Thư viện trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật”

- Gồm có giám đóc thư viện; các bộ phận chuyên môn, gồm: bộ phận

nghiệp vụ, bộ phận phục vụ, trong đó quy định rõ của từng bộ phận như sau: * Bộ phận nghiệp vụ có nhiệm vụ: Xây dựng, bổ sung và xử lý kỹ thuật

vốn tài liệu thư viện; lập danh mục tài liệu theo yêu cầu người đọc; biên soạn

các bản thông tin thư mục; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu qua sách báo trên quy mơ tồn huyện và các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo khác;

~ Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trên địa bàn

* Bộ phận phục vụ có nhiệm vụ

~ Tổ chức phục vụ tại thư viện, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu

thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ và mượn về nhà; tổ chức các

hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo nhằm thu hút người đọc

tới sử dụng vốn tài liệu thư viện;

~ Tổ chức phục vụ ngoài thư viện, thực hiện luân chuyển sách báo xuống các thư viện, phòng đọc sách cơ sở, các điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách

pháp luật và các mô hình thư viện mang tính chất công cộng khác; tiếp nhận

sách luân chuyển từ thư viện tỉnh; thực hiện mượn, trao đổi tài liệu với các

Trang 38

Căn cứ quy mô hoạt động, hạng thư viện, giám đốc thư viện tham mưu cho thủ trưởng cơ quan chủ quản xây dựng phương án tổ chức các bộ phận

chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp trình ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định

[4, tr 176 - 177]

Tuy nhiên, theo điều tra các thư viện trên địa bàn cho thấy, cơ cấu tổ

chức của các thư viện không đồng nhất, chiều theo quy chế ban hành năm

2006 thì có 1/10 thư viện trực thuộc Phòng VHTT (chiếm 10%); 9/10 thư

viện huyện trực thuộc TTVH (chiếm 90%) (xem biểu đồ 1) Có 9/10 thư viện

huyện chỉ có một bộ phận (chiếm 90%); 1/10 thư viện phân ra hai bộ phận

Trang 39

Hiện nay, 9 thư viện cấp huyện tổ chức một bộ phận và 1 kho duy nhất, 1

thư viện tổ chức làm 2 kho Mượn và kho Đọc rõ ràng 8 thư viện huyện chỉ có

một biên chế nên cán bộ vừa phải làm nghiệp vụ, đồng thời kiêm cả việc cho

đọc tại chỗ và mượn về nhà, sách đều được xếp chung vào một kho đọc -

mượn lẫn lộn

Hiện nay, thư viện huyện ở Bắc Giang, thực hiện các chức năng sau: ~ Thực hiện công tác bổ sung sách, báo — tạp chí cho thư viện;

- Xử lí nghiệp vụ sách báo mới về thư viện;

~ Tổ chức bộ máy tra cứu tài liệu, trả lời các yêu cầu tìm tin; ~ Tổ chức phục vụ bạn đọc đọc sách, báo — tạp chí tại thư viện; ~ Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở

~ Tổ chức luân chuyền sách xuống cơ sở xã, phường, thi tran, làng, thôn, bản, khu phố

~ Xây dựng và hình thành phong trào đọc sách trong nhân dân

~ Định kỳ báo cáo về cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chỉ đạo nghiệp

vụ Thư viện tỉnh

2.1.2 Đội ngũ cán bộ thư viện cấp huyện

Là một trong bối tố cầu thành và tồn tại của bắt kỳ thư viện nào, họ chính là linh hồn của thư viện, là người lựa chọn, xử lý, bảo quản, sắp xếp

theo nguyên tắc nghiệp vụ thư viện và phục vụ mọi tầng lớp nhân dân Trong quá trình phát triển, đội ngũ cán bộ luôn được củng cố cả về chất lượng và số

lượng

Về số lượng cán bộ

Ngay từ khi mạng lưới thư viện cấp huyện mới được thành lập, trải qua

các giai đoạn phát triển, đến nay 10 thư viện huyện, thành phố có tông số 12

Trang 40

viện là 2/10 thư viện chiếm tỷ lệ (20%), số lượng thư viện có 01 cán bộ/I thư viện là 8/10 thư viện (chiếm 80%) (Xem biểu đô 3) Biều đồ 3: Số lượng cán bộ/ 1 thư viện 20% 80% Vé trình độ cán bộ:

5/12 người có trình độ đại học (chiếm 42%) (trong đó 01 chính quy, 4 hệ tại chức); 3/12 có trình độ cao đẳng (chiếm 25%); 4/12 trình độ trung cấp

(chiếm 33%) Trong 5 người có trình độ đại học chỉ có 3 người tốt nghiệp

đúng chuyên ngành, số còn lại là tốt nghiệp các ngành học khác (xem biểu đồi

4) Như vậy, trong tông số 12 cán bộ thư viện gồm trình độ đại học, cao đẳng,

trung cấp chỉ có 10/12 người tốt nghiệp đúng chuyên ngành thư viện (chiếm tỉ

lệ 83%), số còn lại làm thư viện kiêm luôn kế toán hoặc thủ quỹ của TTVH,

Ngày đăng: 18/10/2022, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w