1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

92 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 18,87 MB

Nội dung

Luận văn Chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nghiên cứu công tác chia sẻ thông tin và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chia sẻ thông tin tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO BO VAN HOA, THE THAO VA DU LICH TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOI

NGUYEN LE PHUONG HOAI

CHIA SE THONG TIN GIU'A CAC THU VIEN

'TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Khoa học Thư viện

Mã số 6032 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRÀN THỊ QUÝ

Trang 2

MỤC LỤC DANH MUC THUAT NGU VIET TAT MO DAU

CHUONG 1: NHU CAU CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VI THUQC VIEN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 1.1 KHÁI NIỆM CHIA SE THONG TIN 8

1.2 KHAI QUAT VE VIEN KHOA HOC XA HOI VIET NAM VA HE THONG CAC

THU VIEN TRUC THUOC 10

1.2.1 Khái quát về Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 10

1.2.2 Hệ thống các thư viện trực thuộc 15

1.3 NHU CÂU CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CAC THU’ VIEN TRUC THUOC VIEN

KHOA HOC XA HOI VIET NAM 17

CHUONG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THU’ VIEN TRUC THUQC VIEN KHOA HQC XA HỘI VIỆT NAM

2.1 ĐẶC DIEM NGUON LUC THONG TIN CUA CAC THU VIEN TRUC THUOC

VIEN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 2

2.1.1 Nguồn lực thông tin truyền thống 23

2.1.2 Nguồn lực thông tin hiện đại 31

2.2 CAC DIEU KIEN DE CHIA SE THONG TIN 39

2.2.1 Ha tang céng nghé théng tin 39

2.2.2 Chuẩn nghiệp vụ 39

2.2.3 Nguồn và kinh phí đầu tư tạo nguồn thông tin 40

2.2.4 Nguồn nhân lực cho hoạt động chia sẻ thông tin 42

2.3 CÁC HÌNH THỨC CHIA SẼ THÔNG TIN 44

Trang 3

2.3.3 Phối hợp triển lãm sách báo nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm 52

2.3.4 Cho mượn tài liệu giữa các thư viện trong hệ thống 33 2.4 CAC DẠNG THÔNG TIN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỀ CHIA SẼ s4

2.4.1 Các sản phẩm thông tin dang in 35

2.4.2 Cae CSDL 56

2.4.3 Các sản phẩm sao chụp 56

2.4.4 Thông tin trên mạng Internet 37

2.5 CO CHE CHIA SE THONG TIN 60

2.5.1 Sao chup 60

2.5.2 Trao đỗi 60

2.5.3 Cho mượn giữa các thư viện 60

2.6 NHẬN XÉT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC

THU VIEN TRỰC THUỘC VIEN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 6

2.6.1 Ưu điểm 61

2.6.2 Hạn chế 62

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHÂM NÂNG CAO CHAT LUQNG HOAT DONG CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HOC XÃ HỘI VIỆT NAM

3.1 CAC GIAI PHAP VE TO CHUC QUAN LY 64

3.1.1 Tăng cường vai trò quản lý của viện Viên Khoa học Xã hội Việt Nam 6 3.1.2 Đẫy mạnh công tác nghiên cứu và chỉ đạo nghiệp vụ cho các viện trực thuộc

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 67

3.2 GIAI PHAP VE CO CHE CHIA SE THONG TIN 68

3.3 GIẢI PHÁP VỀ HÌNH THỨC CHIA SẺ: XÂY DUNG MUC LUC LIÊN HỢP 70 3.4 CÁC GIAI PHAP TAO DIEU KIEN CHIA SE THONG TIN 73

Trang 4

3.4.2 Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin 74

3.4.3 Giải pháp về nguồn và kinh phí đầu tư tạo nguồn thông tin 16

Trang 5

AACR2 ADSL CNTT CNXH CSDL 1802709 KHXH KHXHVN KHXH&NV LAN MARC21 MLLH MLLHTT TCVN TTĐT TT-TV Z39.50

DANH MUC THUAT NGU VIET TAT

Anglo-American Cataloguing Rules 2: Quy tic bién muc Anh - Mỹ ấn bản lần 2 Asymmetric Digital Subcriber Line: Đường thuê bao kỹ thuật số bắt đối xứng Công nghệ thông tin Chủ nghĩa xã hội Cơ sở dữ liệu Chuẩn tệp trao đổi dữ liệu Khoa học xã hội

Khoa học xã hội Việt Nam Khoa học xã hội và nhân văn Local Area Network: Mạng cục bộ

Machine Readable Cataloging 21: Khổ mẫu biên mục đọc

bằng may

Mục lục liên hop

Mục lục liên hợp trực tuyến

Tiêu chuẩn Việt Nam Thông tin điện tử Thông tin — Thư viện

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tẾ mới lấy tri thức làm

nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu, lấy sử dụng, phân phối và sản xuất tri

thức làm nhân tố chủ yếu Đó là thời đại mà khoa học và công nghệ là lực

lượng sản xuất thứ nhất, thời đại của nền kinh tế tri thức, của xã hội thông tin

Khác với loại hình kinh tế trước đây lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng, lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn và ít ỏi làm chỗ dựa đề phát triển sản xuất, thì nay nền kinh tế tri thức lấy công nghệ cao làm lực lượng sản xuất, lấy tri thức - nguồn tài nguyên vô tận làm chỗ dựa chủ yếu, lấy công

nghệ thông tin làm nền tảng đề phát triển Xu thế đó được thể hiện trong các

chiến lược “tồn cầu hố”, và đang tạo ra những cơ hội và thách thức to lớn

cho các nước đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên kinh tế

~ xã hội của mình Trong xã hội thông tin, nguồn lực thông tin đã và đang trở

thành tài sản và sức mạnh của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, nó gắn chặt với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế - xã hội

Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển của Internet và truyền thông đã thúc đẩy hoạt động Thông tin ~ Thư viện (TT-TV)

lên một tằ

cao mới và cũng đang đứng trước những xu thế mới Trong đó phải kể đến xu hướng hợp tác liên thông trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan TT-TV Các thư viện thay vì hoạt động độc lập, khép kín sẽ cùng hợp tác theo những hình thức phù hợp với điều kiện của mình nhằm nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin đang không ngừng gia

Trang 7

Hệ thống thư viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (KHXHVN) hiện nay gồm 29 thư viện các viện nghiên cứu chuyên ngành Đây là những cơ sở phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của Viện KHXHVN và

nhiều yêu cầu khác của xã hội về khoa học xã hội và nhân văn Các thư viện

thuộc Viện KHXHVN đang lưu giữ một nguồn lực tài nguyên thông tin về

khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) lớn nhất trong cả nước trong đó có nhiều bộ sưu tập quý hiếm Tuy nhiên nguồn lực thông tin của mỗi thư

viện không thê đáp ứng một cách tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất đề làm tăng nguồn lực thông tin cũng như tăng cường khả năng cung cấp thông tin của các cơ quan thư viện

đó chính là hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin Với lý do trên, tác giả lựa chọn dé tai “Chia sé thong tin giữa các thư viện trực thuộc Viện Khoa học Xã

Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

‘Van dé chia sẻ thông tin giữa các thư viện đã có luận văn “Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện thuộc hệ thống thư viện trong

quân đội nhân dân Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thúy Cúc nghiên cứu Tuy nhiên mỗi cơ quan, hệ thống lại có những tính chất, đặc thù riêng và mỗi

người có một cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau

Tại Viện KHXHVN cho đến nay đã có rất nhiều luận văn, để tài nghiên

cứu tập trung chủ yếu vào các sản phẩm và dịch vụ thông tin, nguồn lực thông

tin, cơ chế tổ chức và khai thác dữ liệu tại từng thư viện thành viên Vấn đề

chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN đến nay chưa có

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc KHXHVN

4 Mục đích nghiên cứu

“Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN, đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động chia sẻ thông tin để đáp ứng kịp thời nhu cầu tin của người dùng tin Viện KHXHVN

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

— Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện KHXHVN — Khảo sát nguồn lực thông tin của các viện trực thuộc Viện KHXHVN —_ Nghiên cứu nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN —_ Khảo sát và phân tích thực trang chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN

—_ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN

Trang 9

Để viết luận văn này, tác giả áp dụng phương pháp luận Mac - Lénin biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thư viện cùng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

—_ Phương pháp nghiên cứu tư liệu;

Phương pháp khảo sát thực tế; Phương pháp phỏng vấn trực tiếp;

Phương pháp thống kê;

Phương pháp phân tích và tổng hợp;

— Phuong pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi

7 Những đóng góp của luận văn

Luận văn có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:

Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm phong phú hơn

vốn hiểu biết về phát triển nguồn lực thông tin nói chung và tô chức quy trình

chia sẻ thông tin nói riêng

VỀ mặt thực tiển: Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động thông tin thư viện, tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin khoa học xã hội và nhân văn và hiệu quả phục vụ người dùng tin tại các viện trực thuộc Viện KHXHVN, luận văn đánh giá những mặt mạnh và yếu trong hoạt động chia sẻ thông tin giữa các Viện trực thuộc Viện KHXHVN Từ đó đưa ra những giải pháp làm tăng cường hiệu quả hoạt động liên thông chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN

át cầu của luận vã 8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

Trang 10

-10-

Chương 1: Nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Chương 2: Thực trạng hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chia sẻ thông tin giữa

Trang 11

-H1-

CHƯƠNG 1: NHU CAU CHIA SE THONG TIN GIU'A CAC THU’

'VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Trước hiện trạng bùng nỗ thông tin như hiện nay, các cơ quan thông tin ~ thư viện (TT-TV) không có đủ tiềm lực để đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng tin Mỗi một cơ quan TT-TV không thể tự xoay sở để có thể đảm bảo

thông tin cả về chất lượng và số lượng Chính vì vậy, sự phối hợp giữa các cơ

quan TT-TV là biện pháp hữu hiệu để các cơ quan TT-TV tăng cường nguồn lực bao gồm cả thông tin, cơ sở vật chất, nghiệp vụ chuyên mơn và hồn thành nhiệm vụ của mình Bên cạnh đó, nếu các cơ quan TT-TV không có sự phối hợp lẫn nhau sẽ dễ bị lạc hậu do không được cập nhật kịp thời những yêu cầu mới cũng như không có sức ép từ chính những thư viện có mối quan hệ

hợp tác Chính mối quan hệ và sự gắn bó giữa các cơ quan TT-TV khiến bản

thân mỗi cơ quan phải luôn tự đổi mới để bắt kịp chung với sự phát triển của toàn hệ thống Nếu các cơ quan TT-TV hợp tác, liên kết với nhau thành một mạng lưới thì việc đó sẽ nâng cao vị thế của một cơ quan TT-TV khi tham gia

vào các mối quan hệ quốc tế Vị thế của cả một hệ thống lớn hơn rất nhiều so

với cá thể từng thành viên tham gia Rõ ràng, để phát triển chính mình, các cơ quan TT-TV cần phải hợp tác, liên kết trên tắt cả các lĩnh vực hoạt động đặc biệt là hoạt động chia sẻ thong tin

“Trong xã hội thông tin ngày nay, một cơ quan TT-TV được xem là hiện

đại nhất thiết phải được tổ chức theo mô hình mở - cho phép người dùng tin

Trang 12

-12-

Trên thế giới hiện nay, xu thế giao thoa giữa các lĩnh vực khoa học đang diễn ra rõ nét Biên giới giữa các lĩnh vực khoa học đang ngày càng thu hẹp lại dẫn đến thông tin do chúng sản sinh ra và thông tin xoay quanh chúng cũng đang bị biến đổi theo Các cơ quan TT-TV, đặc là các cơ quan TT-TV khoa học chuyên ngành thì nguồn tin của mỗi cơ quan không thể thoả mãn

được nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin Nguồn tin của mỗi cơ quan TT-TV sẽ trở nên phong phú, đa dạng hơn nếu được liên kết, phối hợp với nhau để phục vụ các đối tượng khác nhau

1.1 KHÁI NIỆM CHIA SẺ THÔNG TIN

'Trên thế giới đã từ lâu các nhà thư viện ~ thư mục học khẳng định quan điểm: Một thư viện hay một trung tâm thông tin dù có lớn đến đâu, dù có

được đầu tư ưu đãi đến đâu nếu hoạt động biệt lập, sẽ không thể thực hiện

được một cách đầy đủ và hoàn thiện các chức năng mà mình phải đảm nhận [3 tr5]

Hợp tác liên thư viện để chia sẻ thông tin đã có lịch sử lâu đời, ngay từ

năm 1907 Hội Thư viện Mỹ đã tô chức hội nghị bàn về vấn đề này Hợp tác liên thư viện chính là việc bổ sung nguồn tài nguyên thông tin bị hạn chế do ngân sách đầu tư hạn hẹp của một thư viện bằng nguồn thông tin ảo từ các thư

viện bạn để mở rộng năng lực cung ứng thông tin cho nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin Hợp tác liên thư viện là một bước khai thác hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thông tin đang có ở các thư viện.[7, tr 13] Những

hình thức chủ yếu của nó trong thời gian đầu xuất hiện là mục lục liên hợp và

trao đổi sách, mượn giữa các thư viện Những năm sau này còn xuất hiện các hình thức khác như phối hợp bổ sung, tạo lập mạng thông tin

Trang 13

-13-

thư viện thỏa thuận (chính thức hay không chính thức) phối hợp bổ sung tài liệu một cách hợp lý, thông tin trao đổi tài liệu và chia sẻ thông tin có được của các thư viện trong một hệ thống, trong khu vực, trong cả nước và phạm vi

thể giới

Mỗi một cơ quan TT-TV đều hoạt động trên cơ sở khai thác thông tin

trong nguồn lực thông tin của mình Nguồn lực thông tin chính là phần thông

tin được tổ chức, được kiểm soát và có giá trị cho hoạt động của con người, của xã hội loài người Nguồn lực thông tin là thành phần của hệ thống thông

tin, đồng thời chính là nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạt động thông tin trong hệ thống Việc thiếu các yếu tố đầu vào đã tạo ra một thực tế cần giải

quyết, đó là việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan TT-TV

Chia sé thông tin là sự hợp tác, phối hợp lẫn nhau giữa các cơ quan TT- TV dé đáp ứng kịp thời các nhu cầu của người dùng tin của mỗi cơ quan đó

Xét về mặt tổ chức, chia sẻ thông tin là sự tích hợp khả năng đầu vào

của các đơn vị hoạt động trong cùng một lĩnh vực cụ thể nào đó, chẳng hạn như lĩnh vực TT-TV

Xét về mặt quản lý, chia sẻ thông tin biểu hiện trong quá trình ra quyết

định dựa trên cơ sở lựa chọn các giải pháp tốt nhất cho mọi hoạt động

Nhu vay, chia sẻ thông tin liên quan đến hai hoạt động: tổ chức và quản lý Nói một cách cụ thể, chia sẻ thông tin là quá trình hợp tác phối hợp giữa

các thư viện nhằm huy động một cách tối đa các tiềm năng có thê về thông tin

của các thư viện trong hệ thống Chia sẻ thông tin có nghĩa là sự kết tụ năng lực của các nhà quản lý TT-TV nhằm tạo ra một sức mạnh thông tin mới lớn

hơn gấp nhiều lần các sức mạnh riêng lẻ

Xét về khía cạnh kinh tế, hợp tác chia sẻ thông tin giúp cho thư viện

Trang 14

-14-

những tài liệu có thể có được thông qua hợp tác thư viện để chia sẻ thông tin,

tập trung bỗ sung những tài liệu cần thiết nhất, phù hợp nhất cho đối tượng

chính sử dụng Hợp tác liên thư viện và chia sẻ thong tin luôn gắn chặt với tài chính sẵn có của mỗi thư viện riêng lẻ Không một thư viện nào có đủ nguồn

tài chính để mua tất cả các loại tài liệu để cung cấp đủ nhu cầu của người

dùng tin Hợp tác liên thư viện và chia sẻ thông tin làm phong phú thêm vốn tài liệu của thư viện

1.2 KHÁI QUAT VE VIEN KHOA HQC XA HỘI VIỆT NAM VÀ HỆ THONG CAC THU VIEN TRYC THUQC

1.2.1, KHAI QUAT VE VIEN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

1

1 Quá trình hình thành và phát triển Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 'Viện Khoa học Xã hội Việt Nam kể từ cơ quan tiền thân được thành lập năm 1953 đến nay đã có lịch sử hình thành và phát triển liên tục trên 50 năm Trong khoảng thời gian hơn nửa thể kỷ ấy, Viện đã có bước trưởng thành và phát triển về mọi mặt, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nước nhà nói chung, sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn nói riêng

Quá trình hình thành, phát triển Viện KHXHVN có thể chia thành 4 thời kỳ, tương ứng với các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam

Ngày 2/12/1953, Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý - Văn học được

thành lập theo Quyết định số 34/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương

Trang 15

-18-

Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa được ghỉ rõ trong Quyết định thành lập do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định như sau:

— Suu tim va nghiên cứu những tài liệu về lịch sử, địa lý và văn hóa Việt Nam và biên soạn những tài liệu về sử học, địa lý, văn học Việt Nam —_ Nghiên cứu và giới thiệu lịch sử, dia lý, van học các nước bạn

Thời kỳ trưởng thành phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng

miền Bắc, giải phóng miền Nam (1959-1975)

Ngày 4 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 01/SL thành lập Ủy an Khoa học (Nhà nước trực thuộc

Hội đồng Chính phủ Ban khoa học xã hội (KHXH) nằm trong cơ cấu tổ

chức của Ủy ban khoa học Nhà nước

Nhiệm vụ chủ yếu của Ban KHXH lúc này là tập trung thực hiện các

van dé sau day:

—_ Xây dựng tổ chức, đặt nền móng cho Viện KHXHVN sau nay

—_ Tích cực tham gia nghiên cứu một số vấn đề phục vụ nhiệm vụ chính

trị của Đảng và Nhà nước

— Gap rit dao tạo cán bộ cho KHXH

—_ Mở rộng quan hệ quốc tế về KHXH

—_ Giúp Ủy ban Khoa học Nhà nước trong việc quản lý KHXH

"Ngày 11/10/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định tách Uy ban khoa học Nhà nước thành 2 cơ quan độc lập: Uy ban khoa học và kỳ thuật Nhà nước và

Viện khoa học Xã hội (Quyết định số 165/TVQH ngày 11/10/1965 của Quốc hội)

Ngày 19/6/1967, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra Quyết định số 47/TVQH:

Trang 16

-l6-

Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban KHXH Viét Nam “ld Trung tam nghiên cứu và quản lý việc nghiên cứu của KHXH nước ta, nhiệm vụ chung của nó là, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, học

thuyết duy vật biện chứng và duọ vật lịch sử để nghiên cứu những vấn đề

KHXH nhằm góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”, “là Trung tâm tập hợp cán bộ nghiên cứu KHXH của cả nước, là một chỗ dựa của Trung ương Đảng và Chính phú về mặt nghiên cứu lý luận, là một chỗ dựa

của các cơ quan giảng dạy và truyền bá KHXH ` (Nghị quyết số 117/CP của

Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/1967)

Thời kỳ thông nhất nước nhà, cả nước tiền lên CNXH (1975-1985)

Uy ban KHXHVN đã cụ thể hóa thành 5 nhiệm vụ chủ yếu trong giai

đoạn phát triển mới như sau:

— Nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp luận của ngành

KHXH, giảng dạy, truyền bá, góp phần làm cho hệ tư tưởng Mác-Lênin chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội nước ta

— Phát huy những truyền thống và giá tri tinh thần tốt đẹp của dân tộc góp

phần tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và xây dựng CNXH ở nước ta, làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác-Lênin

—_ Góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn cách mạng nước ta đặt

ra

— Đảo tạo cán bộ, nhất là cán bộ trên đại học

— Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trước hết là với Liên Xô và các nước XHCN khác TI doi me hi 1986-nay

Trang 17

-17-

1993 là Trung tâm KHXH&NV Quốc gia) đã có một bước chuyển dich quan

trọng, đánh dấu việc đồi mới tư duy, khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội do Đại hội VI đề ra

Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm KHXH&NVQG

nay là Viện KHXHVN đã có nhiều đóng góp về mặt khoa học, được Đảng va

Chính phủ đánh giá cao, góp phần quan trọng vào việc hoạch định các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và

góp phần vào việc phát triển nền văn hoá, khoa học của Việt Nam [24]

2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Xã hội lệt Nam

Theo Nghị định só 53/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ, Viện KHYHN có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:

* Chức năng

1 Viện KHXHVN là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức

năng nghiên cứu những vấn đẻ cơ bản về KHXHVN; cung cấp luận cứ khoa

học cho việc hoạch định đường lồi, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính

sách phát triển nhanh, bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện dịch vụ tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về

KHXH; tham gia phát triển tiềm lực KHXH của cả nước

2 Viện KHXHVN có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam

Academy of Social Sciences

* Nhiệm vụ và quyền hạn

Vign KHXHVN thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau day:

1 Trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức của Viện thuộc thẩm

Trang 18

-18-

2 Trinh Chinh phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các để án, dự án quan trọng và tô chức

thực hiện sau khi được phê duyệt

3 Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây về KHXH Việt

Nam:

+) Lý luận và kinh nghiệm phát triển trên thé giới, dự báo xu hướng phát

triển chủ yếu của khu vực và thế giới, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển khu vực,

toàn cầu và Việt Nam;

b) Những khía cạnh khoa học xã hội của sự phát triển khoa học và công

nghệ và nền kinh tế tri thức trong bối cảnh tồn cầu hố và sự tác động của

chúng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam;

©) Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

phát triển xã hội dân sự và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;

đ) Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn

hoá nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc;

đ) Những vấn để cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam

mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu

tỉnh hoa của văn hoá, văn minh nhân loại;

e) Những vấn đề về đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; nâng cao

năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam;

Trang 19

-19-

h) Nghiên cứu, điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích

và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng

điểm của đất nước;

i) Nghiên cứu, tổ chức biên soạn những bộ sách lớn tiêu biểu cho tỉnh hoa của trí tuệ Việt Nam và thể giới phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy

và truyền bá tri thức về khoa học xã hội

4 Tổ chức sưu tầm, khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và bảo tàng nhằm

phát huy những di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam

5 Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực KHXH; đảo tạo và cấp bằng thạc sỹ và tiến sỹ về KHXH theo quy định của pháp luật; tham gia phát

triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của cả nước, ngành, vùng, địa phương và doanh nghiệp

6

hức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về KHXH với các tổ

chức quốc tế, các viện và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật

7 Góp ý và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,

chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp 8 Tổ chức tư vấn và thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật

9 Xây dựng hệ thống quốc gia về thông tin KHXH, phổ biến tri thức

khoa học, góp phần nâng cao trình độ dân trí

10 Quyết định những vấn đề về: tổ chức, bộ máy, biên chế, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên

Trang 20

~20-

11 Quản lý tài chính, tài sản được Nhà nước giao; quyết định và chịu

trách nhiệm trước pháp luật về các dự án đầu tư thuộc thâm quyền theo quy

định của pháp luật

12 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật [25]

Trang 21

crate a

'Viện khoa học xã hội Việt Nam

Trang 22

1.2.2, HE THONG CAC THU VIEN TRUC THUQC VIEN KHOA HỌC XA HOI VIET NAM

Hệ thống các thư viện của Viện KHXHVN hiện nay gồm 29 thư viện các

viện nghiên cứu chuyên ngành, 02 thư viện thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Tạp chí KHXHVN Viện Thông tin Khoa học Xã hội là cơ quan đứng

đầu hệ thống thư viện

Các thư viện được hình thành ngay sau khi các viện nghiên cứu khoa học Mặc dù các thư

chủ quản được thành lậi có quá trình phát triển khác nhau nhưng đều có chung một số chức năng, nhiệm vụ như sau:

*Chức năng:

- Bảo tồn, khai thác và phát huy vốn tài liệu các chuyên ngành KHXH Xây dựng và phát triển thư viện khoa học chuyên ngành Viện Thông tin KHXH phát triển

thư viện thành thư viện quốc gia về KHXH

~ Điều phối, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thông tỉn và thư viện trong toàn viện KHXHVN,

*Nhiệm vụ:

~ Trình chủ tịch Viện KHXHVN phê duyệt chiến lược, quy hoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm; Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sau khi được phê duyệt

~ Tổ chức nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thông tin - thư viện KHXH

Trang 23

- Té chite phat trién nguén thông tin KHXH Xây dựng ngân hang dữ liệu về

thông tin KHXHVN Cập nhật sách, báo, tạp chí, phần mềm ứng dụng, các dạng

thông tin số, ảnh, băng, đĩa

sách, báo, tư liệu của thư viện các loại Bảo quản, phục chế, số hoá, vi phim hoá - Ung dụng thành tựu công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin — thư viện

~ Hợp tác về thông tin KHXH Phối hợp hoạt động thông tin và trao đổi ấn phim

với các thư viện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật ~ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công

TT Viện nghiên cứu khoa học Thư viện

1 | Viên Triết hoc “Thư viện Viện Triết học

2 | Vign Tam ly hoc ‘Thu vign Vign Tâm lý học 3 | Viện Sử học “Thư viện Viện Sử học 4 | Viện Xã hội học 'Thư viện Viện Xã hội học

5 | Viện Phát triển bền vững vùng Bắc bộ _ | Thư viện Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ

6 | Viên Khảo cỗ học 'Thư viện Viện Khảo cổ học 7 _ | Vign Dan tộc học Thu vign Vign Dân tộc học 8 | Vign Van hoe ‘Thu vign Vign Văn học 9 | Viện Ngôn ngữ học “Thư viện Viện Ngôn ngữ học

10 | Viện Nghiên cứu Hán - Nom 'Thư viện Viện Nghiên cứu Hán - Nôm

11 | Viên Kinh tế Việt Nam “Thư viện Viện Kinh tế Việt Nam

12 | Viện Nhà nước và Pháp luật 'Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật 13 | Viện Nghiên cứu Văn hóa 'Thư viện Viện Nghiên cứu Văn hóa 14 | Viện Nghiên cứu Con người 'Thư viện Viện Nghiên cứu Con người 15 | Viện Nghiên cứu Tôn giáo 'Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo

16 | Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát | Thư viện Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát

triển bên vững triển bên vững,

17 | Viện Gia đình và Giới 'Thư viện Viện Gia đình và Giới

18 _ | Viên Phát triển bền vững vùng Nam Bộ _ | Thư viện Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ

Trang 24

TT nghiên cứu khoa học 19 20 21 2 2 24 25 26 27 28 29 30 31

Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ

Viện Phát triển bền vững vùng Tây

Nguyên

Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Viện Nghiên cứu Trung Quốc

'Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Viện Nghiên cứu Châu Âu

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông

'Viện Nghiên cứu Châu Mỹ 'Viện Thông tin Khoa học xã hội

'Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam

Trung tâm phân tích và dự báo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Thư viện Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ

Thư viện Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên

Thư viện Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

‘Thu viện Viện Nghiên cứu Trung Quốc ‘Thu viện Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á ‘Thu viện Viện Nghiên cứu Đông Nam A ‘Thu viện Viện Nghiên cứu Châu Au

Thư viện Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông

“Thư viện Viện Nghiên cứu Châu Mỹ “Thư viện Khoa học Xã hội

“Thư viện Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam

“Thư viện Trung tâm phân tích và dự báo

“Thư viện Bảo tàng Dân tộ học Việt Nam 1.3 NHU CAU CHIA S Như chúng ta da bi HONG THUOQC VIEN KHOA HOC XÃ HOI VI [IN GIỮA CA NAM TRUC

|, kinh phi nha nude cấp cho các thư viện và trung tâm

thông tin là rất hạn chế Trong khi đó, theo quy luật gia tăng tài liệu, dòng tài

liệu trong xã hội lại không ngừng gia tăng theo cấp số mũ (do khoa học kỹ thuật

và công nghệ phát triển dẫn đến kỹ thuật in ấn và chế bản hiện nay cũng rất phát

triển; thêm vào đó, ngày càng nhiều người tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu, đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học gia tăng thì tỷ lệ thuận với nó là khối lượng tài liệu được sản sinh ra cũng ngày một tăng).[17, tr.152] Tài liệu thì vô hạn mà

Trang 25

lượng các yêu cầu mà thư viện bắt buộc phải thỏa mãn bằng kho sách riêng của

mình có thể được tính toán trên cơ sở của quy luật tập trung va phân tán thông

tin do nhà hóa học - thư mục học người Anh là Britphot phát minh ra vào năm

1934 Theo quy luật này, 1⁄3 lượng thông tin về một đề tài nào đó tập trung ở các

tài liệu hạt nhân của ngành, 1/3 lượng thông tỉn tiếp theo tập trung trong các tài

thuộc các ngành khoa học giáp ranh, 1⁄3 lượng thông tin cuối cùng phân bố rải rác trên tất cả các thuộc các ngành không liên quan Chính vì vậy, mỗi

thư viện không nhất thiết phải thu thập đầy đủ 100% lượng thông tin về một đề

tài nào đó (và trên thực tế là không một thư viện nào có thể thu thập được dù có ngân sách nhiều bao nhiêu, đội ngũ cán bộ thư viện hùng hậu như thể nào) Mức

độ

(tức là phải có đủ 30% lượng thông tin còn lại), các thư viện và trung tâm thông ‘An thiết phải thu thập thông tin là 70% Muốn thỏa mãn tắt cả các nhu cầu tin

tin phải chia sẻ thông tin lẫn nhau [4, tr 74]

Mỗi thư viện khoa học dù được ưu đãi về kinh phí đến đâu cũng không thể

mua đủ tài liệu phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin thư viện

mình, chính vì vậy hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện khoa học là một

hoạt động có vai trò rất quan trọng phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ

thống thông tin — thư viện trên thế giới cũng như trong nước Xu thế đó là: năng

động, tập trung, hợp tác, chia sẻ nguồn lực và tự động hoá

Viện KHXHVN hiện có 31 thư viện khoa học chuyên ngành về 31 ngành khoa học xã hội khác nhau Mỗi thư viện chỉ ưu tiên bổ sung các tài liệu chuyên môn phục vụ riêng cho nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu của cán bộ trong viện Nguồn tài liệu của mỗi thư viện không phong phú đa dạng để đáp ứng các nhu

cầu về mọi mặt của độc giả ngoài viện Chính vì vậy, nhu cầu chia sẻ thông tin

Trang 26

trực thuộc Viện

Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy các thư

KHXHVN đã sớm hình thành quan hé chia sé thông tin và thường xuyên cha sẻ thông tin giữa các thư viện với nhau Ban đầu việc chia sẻ thông tin chỉ dưới hình thức cho mượn giữa các thư viện, phối hợp triển lăm sách báo nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm đến nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin,

hoạt động chia sẻ thông tin đã xuất hiện nhiều hình thức mới như sao chụp, nhân

bản tài liệu hay trao đổi thông tin trên mạng Interrnet

Hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện thường diễn ra giữa các thư viện ở cùng khu vực địa lý hay cùng chuyên ngành khoa học dựa trên sự thỏa thuận giữa các thư viện với nhau

~ Theo khu vực địa lý, hoạt động chia sẻ thông tin diễn ra thường xuyên giữa các thư viện có trụ sở tại những khu vực:

+ Khu vực trụ sở số 1 - Liễu Giai gồm các thư viện:

'Viện nghiên cứu Đông Nam a

'Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững 'Viện KHXH vùng Trung Bộ

'Viện KHXH vùng Tây Nguyên

'Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững vùng Bắc bộ 'Viện nghiên cứu Trung Quốc

'Viện nghiên cứu Châu Mỹ 'Viện nghiên cứu Đông Bắc á

Trang 27

+ Khu vực trụ sở 27 - Trần Xuân Soạn gồm các thư viện: 'Viện Xã hội học

'Viện Nhà nước và Pháp luật 'Viện nghiên cứu Văn hóa

'Viện nghiên cứu Tôn giáo

+ Khu vực trụ sở 37 — Kim Mã Thượng gồm các thư viện:

'Viện Ngôn ngữ học

'Viện nghiên cứu Con người 'Viện Tâm lý học

'Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông

~ Theo chuyên ngành khoa học, hoạt động chia sẻ thông tin thường diễn ra giữa các nhóm thư viện:

+ Viện Xã hội học; Viện nghiên cứu Tôn giáo; Viện nghiên cứu Văn hóa; Viện Dân tộc học

+ Viện nghiên cứu Con người; Viện nghiên cứu Gia đình và Giới; Viện Tam ly hoc

+ Viện Sử học; Viện Khảo cổ học; Viện nghiên cứu Han — Nom

+ Viện Kinh tế Việt Nam; Viện Kinh tế và Chính trị thế giới; Viện nghiên

cứu Châu Âu; Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông; Viện nghiên cứu Châu Mỹ

Sở dĩ hoạt động chia sẻ thông tin diễn ra trong từng khu vực địa lý hay

Trang 28

thường có sự quen biết lẫn nhau, việc chia sẻ thông tin như cho mượn, trao đổi

cũng có nhiều thuận lợi hơn Các thư viện thuộc các viện nghiên cứu có cùng

chuyên ngành khoa học với nhau có nguồn tài liệu chuyên ngành phục vụ nhu cầu tham khảo, nghiên cứu chuyên sâu của người dùng tin nên việc chia sé thông

tin cũng thường xuyên diễn ra Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin giữa các thư

viện chủ yếu dựa vào sự thỏa thuận của các cán bộ thư viện Đến nay, chưa có

một quy chế nào về hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện

KHXHVN

Tổng hợp từ kết quả điều tra cho thấy, trong 5 năm qua từ năm 2005 đến hết năm 2009, các thư viện trực thuộc viện KHXHVN đã chia sé với nhau tổng số 6.700 tên sách; 3.565 ấn phẩm thông tin dang in (2.160 tên tạp chí; 680 thư mục thông báo sách mới nhập; 725 tập tin nhanh) và 60.950 biểu ghi CSDL

Có thể thấy nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc viện KHXHVN 1a rit cao đã làm hình thành quan hệ chia sẻ thông tin giữa các thư viện Hoạt động chia sé thông tin giữa các thư viện trực thuộc viện KHXHYVN dù dù chưa dựa trên

chỉ dựa trên sự thỏa thuận, quen biết của các cán bộ thư

một quy chế nào thì cũng đã góp phần vào việc đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu tin ngày càng cao của mọi người dùng tin, góp phần vào việc phục vụ người

Trang 29

TRANG HOAT DONG CHIA SE THONG TIN GIU'A

CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Thư viện trong viện khoa học đã phát triển, trở thành một bộ phận khăng

khít của công tác đảng, công tác chính trị, công tác nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy và học tập Hoạt động thư viện để phục vụ tốt cho nhu cầu của người dùng tin đòi hỏi phải có sự phối hợp, hợp tác giữa các thư viện trong cùng

mạng lưới cũng như trong toàn hệ thống

2.1 DAC DIEM NGUON LUC THONG TIN CUA CAC THU VIỆN TRỰC

THUQC VIEN KHOA HQC XÃ HỘI VIỆT NAM

Trong hoạt động TT-TV, nguồn lực thông tin đóng vai trò rất quan trọng, nguồn lực thông tin là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, làm

công cụ tra cứu như thư mục, mục lục và các cơ sở dữ liệu dạng thư mục Khả

năng bao quát nguồn thông tin được xử lý là tiêu chí quan trọng đề đánh giá chất

lượng một sản phẩm thông tin thư viện, cho dù sản phẩm đó là các ấn phẩm

thông tin, các hệ thống phiếu tra cứu hay các cơ sở dữ liệu

Nguồn lực thông tỉn tạo ra các sản phẩm thông tin phản ánh tính độc đáo,

quý hiếm của thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu riêng lẻ của thị trường, tạo ra

giá trị gia tăng của thông tin như thông tin phân tích, tổng luận Nguồn lực

thông tin là cơ sở dé hợp tác va chia sé nguồn lực thông tin giữa các cơ quan TT- TV

Các thư viện thuộc Viện KHXHVN hiện đang lưu giữ một nguồn lực

thông tin về KHXH&NV lớn nhất cả nước trong đó có nhiều bộ sưu tập tài liệu

quý hiếm được coi là tài sản quốc gia, di sản văn hoá dân tộc như các bản văn

khắc Hán Nôm, văn bia, thư tịch cổ, hương ước và nhiều loại đặc biệt khác

Trang 30

Nguồn tài nguyên thông tin này còn bao gồm nhiều loại tài liệu “chất

xám” phong phú, đa dạng về hầu hết các lĩnh vực như văn học, sử học, dân tộc

học, khảo cổ học, kinh tế học là kết quả nghiên cứu khoa học của Viện KHXHVN trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trong đó có nhiều công trình khoa học tiêu biểu được Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao và được trao tặng các danh hiệu cao quý là Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước Bên cạnh đó 33 tạp chí khoa học do các viện thuộc Viện KHXHVN xuất

bản, hàng năm cung cấp một số lượng lớn các ấn phẩm tạp chí khoa học phản

ánh các diễn đàn trao đổi học thuật hữu ích, cung cấp và phổ biến thông tin

KHXH&NV của Việt Nam và các nước [26]

Nguồn tư liệu khoa học của Viện được bổ sung và phát triển không ngừng Hàng năm Viện KHXHVN quan tâm dành kinh phí từ hoạt động khoa học của Viện cho việc mua sách, báo, tạp chí, tư liệu ở trong nước và xử lý thông tin, bảo quản sách báo, thực hiện tin học hố cơng tác thư viện Ngoài nguồn kinh phí được cấp cho hoạt động thường xuyên, Nhà nước còn cung cấp một lượng ngoại tệ để mua sách báo ngoại văn cho các thư viện

2.1.1 Nguồn lực thông tin truyền thống

Nguồn lực thông tin truyền thống ở các thư viện trực thuộc Viện KHXHVN chủ yếu là sách, báo, tạp chí và thư mục

- Sách: Sách là loại hình chủ yếu của các thư viện Các thư viện khoa học

có vốn sách phong phú về nội dung và chủng loại, có nhiều sách quý hiếm Hầu

hết các thư viện đều tổ chức vốn tài liệu theo hai hình thức là kho tài liệu tra cứu

Trang 31

Kho tai liệu tra cứu của các thư viện đa phần là các bộ bách khoa toàn thư,

các loại từ điền, số liệu thống kê, niên giám, sách tra cứu chuyên ngành, các luận

án tiến sĩ, các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài khoa học, chương

trình nghiên cứu khoa học các cấp nhà nước, cấp bộ và cấp viện Nhìn chung thì thành phần kho tài liệu tra cứu của các thư viện tương đối giống nhau về nội

dung, chỉ khác nhau về số lượng, quy mô Ví dụ như thư viện nào cũng có những bộ như C Mac và Ph Ang — Ghen tổng tập; Lênin toàn tập(50 tập); International of the social sciences (19 tap); encyclopedia univer salis (18 tập); Britannica (29

tập); Bách khoa thư Việt Nam; Bách khoa thư Hà Nội;

liệu thống kê Việt

Nam thế kỷ 20; Niên giám, từ điển các loại về KHXH Tuy nhiên, các luận án

tiến sĩ, các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài khoa học các cấp lưu

trữ tại các thư viện là khác nhau Thông thường, thư viện thuộc viện nào lưu trữ

luận án tiến sĩ bảo vệ tại viện ấy hoặc những luận án do cán bộ viện ấy làm tác

giả Tương tự thể với vốn tài liệu là các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài khoa học, chương trình nghiên cứu khoa học các cấp Các thư viện lưu giữ các kết quả nghiên cứu khoa học này của các cán bộ viện làm chủ nhiệm đẻ tài

Có thể nói, vốn tài liệu là các luận án tiến sĩ, các kết quả nghiên cứu khoa học

thuộc các để tài khoa học, chương trình nghiên cứu khoa học các cấp là nét riêng của mỗi thư viện, phản ánh các vấn để, khía cạnh về KHXH liên quan đến chuyên ngành của từng viện khoa học Ví dụ, Viện Kinh tế Việt Nam có hệ

thống các luận án tiến sĩ bảo vệ tại viện Kinh tế Việt Nam và có các kết quả

nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài khoa học các cấp về kinh tế Việt Nam

Trang 32

hàng năm, luận án tiến sĩ khoa học về kinh tế, chính trị của các quốc gia, khu vực

và châu lục trên thế giới Viện Ngôn ngữ học lưu trữ các luận án tiến sĩ ngôn ngữ học của cán bộ trong Viện

Kho tài liệu tham khảo có các loại tài liệu KHXH, ngôn ngữ phong phú với đủ các chuyên ngành có liên quan đến công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ Viện Thư viện thuộc viện nghiên cứu khoa học nào thì có vốn tài liệu thiên về chuyên ngành khoa học của viện đó Ví dụ như kho tài liệu tham khảo của viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện lưu giữ 88.000 đơn vị trong đó gồm 20.000 đơn vị tài liệu Hán Nôm; 48.000 đơn vị thác bản văn khắc; 20.000 đơn vị ván khắc in cổ Thư viện viện Ngôn ngữ hiện có hơn 25.000 đầu sách thì có đến

15.000 đầu sách về ngôn ngữ bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và 10.000 đầu sách khác về ngôn ngữ khác bằng tiếng Việt Thư viện viện Đông Nam Á lưu trữ các

tài liệu về các vấn đề KHXH (kinh tế, chính trị, ngôn ngữ, tôn giáo ) của các

nước trong khu vực Đông Nam Á Kết quả điều tra về thành phần nội dung vốn

sách của các thư viện được minh hoa 6 bang 1

- Bao, tap chi: Các thư viện có nguồn báo, tạp chí đa dạng, phong phú về chủng loại Tuy nhiên cũng giống sách tham khảo, thư viện thuộc viện nghiên cứu khoa học nào thì lưu trữ nhiều báo, tạp chí về chuyên ngành khoa học của

viện ấy Ví dụ, viện Dân tộc học có nhiều báo, tạp chí về dân tộc; Viện Kinh tế

và chính trị thế giới có những báo, tạp chí vẻ kinh tế, chính tri thé giới Kết quả

Trang 33

Bang Thành phần nội dung vốn sách trong các thư viện

ta vont | Séchtham Í sán tra cứu

STT Thư viện ann, khảo nao

(Bản sách) (Bản sách)

1 |ViỹnTTKHXH 400.000 129233 2.640 268.127

2_| Vien Triét hoc 22.300 19.400 1.300 1.600

3 | Vign Tam Ly hoe 19.600 17.500 600 1.500

4 _| Vien sirhoc 21.500 18.300 800 2.400

5 —_ | Viên Xã hội học 18.400 16200 1200 1.000

6 _| Vien PrBV ving BB 7.800 6.000 400 1.400

7_—_ | Viện Khảo cổ học 20.200 17.800 760 1.640

8 | Vien Dan tc hoc 18.300 16.700 450 1.150

9 _| Vien van hoc 26.500 24300 100 1.500

10 — | Viên Ngôn ngữ học 25.000 23.100 850 1.050

11_[ vin Nc Han—Nom 112.000 7.000 17.000 88.000

12_| vign Kinn té Vigt Nam 27.300 25.000 100 1.600

13 | Viên Nhà nước và Pháp luật 21.500 19.000 1.050 1.450

14_| vign NC Van hoa 17.000 15.000 1.000 1,000

15_[ vin NC Con ngudi 6000 4.600 600 800

16 | vin NC Ton gido 16.700 14.000 1.000 1.700

17 | ViệnNC Môi trường và Phát 11300 9.500 300 1.000 triễn bén vữn 1s _ | Viên Giadình và Giới 15.600 14.000 600 1.000 19 _| vign PrBV ving NB 150.000 120.000 2.040 27.960 20_| Vign PrBV ving TB 5.600 4.800 300 500 21 _| Vign PrBV ving TN 1000 1000 0 0 22 |ViệnKTvàCTTG 15.660 14922 472 266

23 | ViênNC Trung Quốc 20.800 18.000 800 2.000

24 _| Vign NC Dang Bic A 19.400 16.900 1.100 1.400

25 _| Vign NC Bong Nam A 20.000 17.500 1.500 1.000

26 _| Vign NC Chau Au 18.300 16.000 1.300 1.000

27_| Vign NC Chau Phi va Trung 17.800 14.800 1.400 1.600

Trang 34

Sách tham | và ; STT Thư viện oom, Khio ung (Bảnsách) | (BẩmSấh) | Ban sich) Ding 28_| Vign NC Chau My 15.300 13.500 800 1,000 29 _| Vign Tb va BKT VN 18.600 16.000 1.900 700 30_| Trung tim PT va DB 1000 8000 0 200 31_| Bao tang DTH VN 20.900 20.000 500 400 Bảng 2: Số lượng báo, tạp chí của các thư viện trực thị KHXHVN Số lượng báo, tạp chí STT Thư viện (Loại) 1 | Viện TTKHXH 1000 2_| Vién Triét hoc 145 3_| Viện Tâm Lý học, 130 4_| Vign Sử học 140 Viện Xã hội học 120 6 _ | Viện PTBV vùng BB 70 7 | Viện Khảo cỗ học 95 Viện Dân tộc học 60 9 | Viện Văn học 135 10 | Viên Ngôn ngữ học 155 11 | Viên NC Hán- Nôm 160

12 | Viện Kinh tế Việt Nam 155

13_ | Viên Nhà nước và Pháp luật 85

14_| Vign NC Van héa 65

15_ | Viên NC Con người 55

16_ | Viên NC Tôn giáo 60

17_ | Viên NC Môi trường và Phát triển bền vững 67

Trang 35

Số lượng báo, tạp chí STT Thư viện _ (Loại) 18_ | Viên Gia đình và Giới 90 19_ | Viên PTBV vùng NB, 285 20_| Vign PTBV ving TB 50 21 | Viện PTBV vùng TN 40 22 _| Viện KT và CT TG 150

23_ | Viện NC Trung Quốc 135

24 | Viện NC Đông Bic A 125

25 | Viện NC Déng Nam A 165

26_ | Viện NC Châu Âu 150

27_| Vign NC Chau Phi va Trung Đông 120 28_| Vign NC Chau My 110 29 _| Viện T và BKT VN 80 30_| Trung tim PT va DB 50 31 | Bảo tàng DTH VN 70

~ Ấn phẩm thông tin: Các ấn phẩm thông tin được biên soạn thường xuyên phục vụ cho nhu cầu thông tin của các cán bộ trong Viện Án phẩm thông tin

gồm: Sách, Các tạp chí chuyên ngành, Các tập kiến nghị khoa học, Thư mục (thư

mục thông báo sách mới; thư mục chuyên đẻ), Tài liệu phục vụ nghiên cứu (tin nhanh, tin đặc biệt)

*Vé tap chi

Hệ thống các tạp chí khoa học thuộc Viện KHXHVN gồm 29 tạp chí

khoa học được Bộ Văn hóa — Thông tin cấp giấy phép hoạt động (Tạp chí KHXHVN xuất bản 2 ấn phẩm với ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh)

Ngoài 29 tạp chí chính thức, Viện KHXHVN còn có 6 “phụ trương” Trên

Trang 36

với độc giả, đây là những Tạp chí có “thương hiệu” độc lập riêng Vì vậy, Viện

KHXHVN thực chất có 36 tạp chí khoa học, trong đó có § tạp chí bằng tiếng Anh, 28 tạp chí bằng tiếng Việt (Tạp chí KHXHVN tính là 2 xuất bản phẩm với

2 ngôn ngữ Việt và Anh)

Với số lượng tạp chí nói trên, hàng năm công bố một khối lượng ấn phẩm về KHXH&NV rất lớn, mà ở nước ta, không có bất kỳ cơ quan chủ quản nào có được Các tạp chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc công bố các kết quả

nghiên cứu khoa học không chỉ của cán bộ thuộc Viện KHXHVN, mà của cả giới KHXH nước ta và một bộ phận các nhà Việt Nam học ở các nước trên thế giới Các Tạp chí của Viện KHXHVN là phương tiện không thể thiếu để thực hiện các tranh luận khoa học, quảng bá kiến thức về KHXH&NV, góp phần nâng

cao dân trí, giới thiệu kết quả nghiên cứu về KHXH&NV nước ta với bạn bè thế

giới

* VỀ sách

Từ 36 đầu sách sau 5 năm hoạt động đầu tiên của Ban Nghiên cứu Sử-Địa-

Văn (cơ quan tiền thân của Viện KHXHVN) đến nay Viện KHXHVN đã xuất

bản hàng nghìn đầu sách Lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc

công bố các kết quả nghiên cứu khoa học không chỉ của cán bộ thuộc Viện

KHXHVN mà của cả giới KHXH&NV của nước và một bộ phận các nhà Việt Nam học ở các nước trên thế giới

Ngoài các ấn phẩm là sách và tạp chí được xuất bản chính thức còn phải

kể đến nhiều tập kiến nghị khoa học được gửi tới các Đại hội Đảng, các đồng chí

lãnh đạo từ Trung ương tới các ngành các cấp, góp phần cung cấp các luận cứ

Trang 37

* Về Thư mục thông báo sách mới: là loại thư mục thông tin về cá loại sách báo, tư liệu mới nhập về thư viện Nhiệm vụ của nó là thoả mãn nhu cầu

tin tức đối với tất cả các loại tài liệu mới được xuất bản Các thư viện tổ chức inh ky ba tháng một số “7Õ mục thông báo sách mới nhập về các thư viện trực thuộc Viện

KHXHN” do viện Thông tin KHXH biên soạn định kỳ mỗi tháng một sé

biên soạn “7w mục thông báo sách mới” của từng thư viện

* Về Thư mục chuyên đề: được biên soạn với khối lượng rộng lớn để

phục vụ rộng rãi các nhà lãnh đạo, các cán bộ nghiên cứu, người dùng tỉn trong toàn Viện KHXH nhằm tuyên truyền, hướng dẫn đọc các tài liệu phục vụ cho hai mục đích chính: hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học và phục vụ công tác tuyên truyền Vì vậy thư mục này thường được biên soạn nhân những sự kiện lớn của

đất nước, của ngành khoa học hay của Viện

Ví dụ: Năm 2000, Viện Thông tin KHXH có biên soạn “Thư mục ngàn năm Thăng Long — Hà Nội”; “Tổng mục lục tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội

1978 — 1998”

* Tài liệu phục vụ nghiên cứu (Tìn nhanh và tin đặc biệt): do viện Thông tin KHXH biên soạn gửi đến tắt cả các thư viện trong hệ thống Đây là

loại hình tài liệu dịch toàn văn các bài viết mới được công bó trên sách, báo và (chủ yếu là) tạp chí nước ngoài về những vấn đề khoa học lý luận - KHXH&NV

đang được giới dùng tin nước ta quan tâm Bản tin loại này được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 9/1990 Tin nhanh thê hiện tính đặc thù và độc đáo của thông tin khoa học xã hội ở nước ta, phục vụ kịp thời cho nghiên cứu KHXH và hoạch định chính sách trong quá trình đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất

Trang 38

phần đáp ứng một nhu cầu thông tin rất lớn ở nước ta hiện nay Mỗi năm, Viện

Thông tin KHXH biên soạn, cung cấp 145 số bản tin góp phần bảo đảm thông tin đa dạng, khắc phục tình trạng thiếu hụt thông tin, góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học, hoạt động lý luận và sự chỉ đạo quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà

nước và các ngành, các cấp từ Trung ương đến các địa phương trong tình hình

mới

2.1.2 Nguồn lực thông tin hiện đại

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm biến đổi sâu sắc các quá trình hoạt động thông tin thư viện Một trong các yếu tố cấu thành các trung tâm thông tỉn thư viện đã được thừa hưởng rất lớn thành tựu của khoa học và công nghệ là nguồn tin Các loại

hình tài liệu truyền thống đã và đang dần được chuyển hóa thành nguồn tài liệu

điện tử Đó là các loại sách, báo, tạp chí trên đĩa quang, đĩa CD-ROM, và các

nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau được tổ chức trên các mạng máy tính Nguồn tài

liệu điện tử có ưu điểm rõ rệt so với nguồn tài liệu được xuất bản dưới dạng giấy ở khả năng rất lớn trong việc xử lý, lưu trữ, tra cứu, chia sẻ, bảo quản và phô

biến thông tin tư liệu

'Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thông tin khoa học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt trước những yêu cầu, đòi hỏi mới ngày càng cao

của hoạt động nghiên cứu khoa học trong bối cảnh và xu thế phát triển nhanh

nền kinh tế trì thức, xã hội hóa thông tin và hội nhập quốc tế, Viện KHXHVN chủ trương đây mạnh công tác thông tin khoa học theo hướng tăng cường tin học

Trang 39

Nhiệm vụ cấp Bộ “Tin học hố hoạt động thơng tin - thư viện tại Viện KHXHYN” được đưa vào thực hiện trong toàn hệ thống các thư viện của Viện

KHXHVN Việc ứng dụng tin học tập trung vào hai công đoạn chủ yếu nhất của hoạt động TT-TV là xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) và đưa vào phục vụ tra cứu, khai thác hiệu quả các nguồn tin của thư viện Nhiều thư viện của Viện KHXHVN hiện đang quản lý những CSDL có số lượng tài liệu được quản lý và phục vụ tra cứu lên đến hàng chục nghìn tên sách, bài tạp chí và tư liệu khoa học Kết quả của việc ứng dụng tin học mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách tô chức hoạt động của thư viện khi chưa tin học hoá

Nguồn lực thông tin hiện đại được tạo lập ở các thư viện trực thuộc Viện KHXHVN hiện nay có thể chia làm 4 nhóm:

+ Cae CSDL;

+ Cac an pham dién tir;

+ Bang video;

+ Nguồn lực thông tin điện tử trên mạng Internet

Dưới đây sẽ khảo sát 4 loại nguồn lực thông tin hiện đại của các thư viện trực thuộc Viện KHXHVN:

* Cơ sở dữ liệu: Cơ sở di

àw tuc mục: Trong số các loại nguồn lực thông tin điện tử thì

CSDL thư mục đóng vai trò chủ đạo Đây là loại CSDL rất quan trọng, phản ánh

nguồn lực thông tin truyền thống của các thư viện Các CSDL cho phép lưu trữ

nhiều thông tin, có hệ thống tra cứu tìm tin linh hoạt, thuận lợi và nhanh chóng

Trang 40

nhan đề tài liệu, tìm tin tự do Các CSDL còn cho phép người dùng tin có thể

truy nhập cùng một lúc tới nhiều vấn dé ma ho quan tâm Ngoài ra, các cán bộ

thư viện thực hiện việc cập nhật thông tin, bd sung dữ liệu, hiệu đính, sao lưu và

bảo trì các file dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng

Thông qua việc tra cứu thông tin trên CSDL, người dùng tin tiếp xúc với

tài liệu nhanh chóng và đầy đủ hơn so với việc tra cứu trên các mục lục truyền

thống Hệ quản trị CSDL CDS/ISIS for Window mà các thư viện đang sử dụng có nhiều ưu điểm như các công đoạn tạo cấu trúc CSDL, tạo và sửa format hiện hình được máy trợ giúp hoàn toàn nên đơn giản và dễ thực hiện hơn, các font

chữ nhiều màu sắc và có thể dễ dàng thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ và các tiện ích

như bổ sung, xoá hoặc thay thế dữ liệu tự động theo dãy dã hỗ trợ đắc lực cho thư viện trong việc xây dựng, quản trị và khai thác các CSDL nói riêng và chia sẻ nguồn lực thông tin nói chung Đồng thời, nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin phong phú đã được thực hiện Đó là các bản thư mục giới thiệu các tài liệu mới nhập vào thư viện Trung bình một năm mỗi thư viện ra 4 cuốn Thông báo sách mới, mỗi cuốn giới thiệu khoảng 100 tài liệu mới nhập Hàng tháng, các thư viện cũng tham gia thông báo sách mới của các thư viện Viện KHXHVN dưới

dạng chuyển file ISO

Hiện nay, 100% các thư viện ứng dụng công nghệ thông tin đều có CSDL

Ngày đăng: 18/10/2022, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w