1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lịch sử 11 Bài 23

8 3,6K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 31,04 KB

Nội dung

Lịch Sử 11 – Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914) Các sách Tân thư, Tân báo do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết được đưa vào Việt Nam đã cổ vũ các sĩ phu tiên tiến  … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA

Trang 1

Lịch sử 11 Bài 23

Lịch Sử 11 – Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ

XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)

Các sách Tân thư, Tân báo do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết được đưa vào Việt Nam đã cổ vũ các

sĩ phu tiên tiến hướng theo lý tưởng cuộc vận động Duy tân của Trung Quốc, cuộc Duy tân Minh Trị, vào con đường cách mạng tư sản Đầu thế kỷ XX, một phong trào yêu nước mới ở nước ta nảy sinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu – người lãnh đạo xu hướng bạo động

I PHAN BỘI CHÂU VÀ XU HƯỚNG BẠO ĐỘNG

* Chủ trương: “nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, ông kiên trì dùng bạo lực giành độc lập.

- Nguyên nhân: Phan Bội Châu cho rằng Nhật bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905)

* Hoạt động:

- Tháng 05/1904, lập Duy tân hội ở Quảng Nam :

+Mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến

+Hội tổ chức phong trào Đông du, đưa gần 200 học sinh sang Nhật học

+Tháng 09/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu Phong trào tan rã

- Nguyên nhân thất bại: do các thế lực đế quốc (Nhật-Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên

yêu nước Việt Nam ở Nhật.

- Tháng 6- 1912, ông lập Việt Nam Quang phục hội :

+Tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”

+Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam… nhưng chỉ thu được những kết quả hạn chế trong khi lực lượng hao tổn khá lớn

-24-12-1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông

-Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời

*Bài học rút ra từ phong trào:

* Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế

quốc đánh đế quốc được).

Trang 2

* Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.

Phan Bội Châu ( ngồi), Cường Để (đứng)

Đông Du(1905-1909)

II PHAN CHÂU TRINH VÀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH.

* Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền , dựa

vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.

* Hoạt động:

- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quý Cáp, Ngô Đúc

Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:

+ Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập

“nông hội”…

Trang 3

+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ , các môn học mới

+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị

đoan và các hủ tục phong kiến…

- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị

án tù 3 năm ở Côn Đảo

-Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp

-Ông là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ20

Nguyên nhân dẫn tới phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.

+ Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế + Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân

+Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp Phong trào thất bại Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp bị kết án

tử hình

III ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC, VỤ ĐẦU ĐỘC BINH SĨ PHÁP Ở HÀ NỘI VÀ NHỮNG HOẠT

ĐỘNG CUỐI CÙNG CỦA KHỞI NGHĨA YÊN THẾ.

1 Đông Kinh nghĩa thục: Đông Kinh là tên gọi cũ của Hà Nội; nghĩa thục là là trường tư làm việc công

ích.

- Lãnh đạo: Lương Văn Can và Nguyễn Quyền

- Thành lập và hoạt động từ tháng 03/1907, là trường học dạy theo mô hình Nhật Bản, dạy địa lý, lịch

sử, khoa học thường thức…, ngoài ra còn tổ chức diễn thuyết, bình văn để cổ động học chữ Quốc ngữ, hô hào mở hội kinh doanh công thương nghiệp …

-Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đã vươn ra ngoài xã hội, trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc kì

-Tháng 11/1907, trường bị đóng cửa, hầu hết giáo viên bị bắt, sách báo bị cấm hoặc tịch thu…

-Dù chỉ hoạt động được 9 tháng, nhưng Đông Kinh nghĩa thục thực sự là một cuộc vận động văn hóa lớn

+ Là một tổ chức cách mạng có phân công , phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở ở các địa

phương.

+ Chống nền giáo dục cũ với những giáo điều của Hán Nho mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân.

+ Cổ vũ cái mới: học chữ Quốc ngữ, các môn khoa học thực dụng, hô hào lập hội buôn, phát triển công thương nghiệp Lên án phong tục tập quán lạc hậu.

+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

* Đánh giá: Thực chất của các hoạt động này là sự chuẩn bị chống Pháp, trước hết là thông qua việc

dạy chữ dạy người, tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản, đả phá nền giáo dục lỗi thời, cổ vũ cái mới.

Trang 4

2 Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội năm 1908.

-Ngày 27-6-1908, tổ chức đầu độc lính pháp tại Hà Nội , thực dân Pháp cho tước khí giới và giam binh lính người Việt trong trại

-Đánh dấu cuộc nổi dậu đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp , chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc

Những người bị bắt trong vụ án Hà thành đầu độc

Trang 5

Mô tả hình:

“Các ông đội Bình (Nguyễn Chí Bình), đội Nhân (Đặng Đình Nhân), đội Cốc (Dương Bê) cầm đầu vụ Hà thành đầu độc, bị hành quyết ngày 8/7/1908 và người Pháp đã bêu đầu các ông ở Ô Cầu Dền,

Ô Cầu Giấy và Chợ Mơ”.

Bức ảnh ám ảnh nhất là ảnh chụp ba đầu đặt trong ba cái rọ tre đan loằng ngoằng quặn thớ Quặn đau tê tái! Thủ cấp được bêu trên vài “cửa ô”, tuyến phố đông đúc nhất của Hà Nội lúc bấy giờ Hai thủ cấp nhắm mắt, đầy máu me, một thủ cấp mở mắt, thanh thản, không hề vương sợ hãi Dưới mỗi cái rọ bêu đầu là những tấm giấy bản chi chít chữ Nho, chắc là giặc nó kể tội người yêu nước Việt Nam rằng họ dám “làm loạn”…

3 Những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế.

-Năm 1908, xảy ra vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội của binh lính Việt và nghĩa quân Yên Thế Kế hoạch bị bại lộ và thất bại

-Tháng 01/1909, Pháp huy động 1500 lính Âu – Phi tấn công Phồn Xương Dù giành được một số thắng lợi, nhưng những cuộc chiến đấu quyết liệt và kéo dài đã làm suy kiệt lực lượng nghĩa quân, nhiều chỉ huy giỏi tử trận, một số ra hàng

-Tháng 02/1913, Pháp mua chuộc tay sai, sát hại Đề Thám một cách đê hèn tại Chợ Gồ (Yên Thế)

Tham khảo :

1 Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới

Đúng lúc này, các sách Tân thư, Tân báo do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết được đưa vào Việt Nam đã cổ vũ các sĩ phu tiên tiến hướng theo lý tưởng cuộc vận động Duy tân của Trung Quốc, cuộc Duy tân Minh Trị, vào con đường cách mạng tư sản Đầu thế kỷ XX, một phong trào yêu nước mới

ở nước ta nảy sinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu – người lãnh đạo xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh – người lãnh đạo xu hướng cải cách

2 Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng vận động và cải cách đầu thế kỉ XX

Trang 6

* Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các

tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản

* Sự khác nhau của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu

Trinh chủ trương cải cách

Chủ trương -“Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”,

kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập.

-“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.

- Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp

để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem

đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

- Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.

Biện pháp - Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học

sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước

- Bạo động, ám sát.

- Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

- Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.

- Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.

3 Vì sao nói Đông Kinh nghĩa thục là một cuộc cải cách văn hóa lớn thời đó.

- Trình bày sơ nét về sự hình thành và phát triển của phong trào ĐKNT

- Nhận xét: Dù chỉ hoạt động được 9 tháng, nhưng Đông Kinh nghĩa thục thực sự là một cuộc vận động văn hóa lớn vì đã:

+ Thức tỉnh lòng yêu nước cho nhân dân Việt Nam

+ Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, cổ động cách mạng, phát triển văn hóa và ngôn ngữ dân tộc

+ Mở đường cho sự phát triển của hệ tư tưởng tư sản ở Việt Nam

Tham khảo

1904 :Thành lập Hội Duy Tân.

Thành lập Hội Duy Tân Địa điểm thành lập Hội: tại nhà Tiểu La Nguyễn Hàm ở Quảng Nam Hội trưởng: Kỳ Ngoại hầu Cường Để Các hội viên: Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trịnh Hiền, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân Mục đích hoạt động của Hội: “Cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả” (Theo Phan Bội Châu niên biểu).

Nhiệm vụ trước mắt của Hội được đặt ra trong ngày thành lập là: phát triển thế lực của Hội về người và

về tài chính; chuẩn bị bạo động và phương án hành động sau khi bạo động được tiến hành; xuất dương sang Nhật cầu viện.

Trang 7

Năm 1906, chương trình của Hội Duy Tân mới được mới được Phan Bội Châu khởi thảo, cho in và công bố; lúc đó mục đích của Hội mới được đề cập một cách tương đối rõ ràng là: khôi phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến.

Đầu tháng 2-1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Duy Tân hội bị bãi bỏ để thành lập Việt Nam Quang phục hội.

“Việt Nam Quang phục hội”

Thành lập “Việt Nam Quang phục hội”, bãi bỏ “Duy Tân hội” Địa điểm thành lập: tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc Đại biểu nhân sĩ cách mạng Việt Nam của cả Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ, đều có mặt Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Quang phục hội là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân chủ Việt Nam” Hội trưởng là Cường Để, Tổng lý hội là Phan Bội Châu.

Cơ quan lãnh đạo của Việt Nam Quang phục hội gồm ba bộ: Bộ Tổng vụ; Bộ Binh nghị; Bộ Chấp hành.

Việt Nam Quang phục hội có tổ chức một lực lượng vũ trang mang tên “Quang phục quân”, có đặt ra Quốc kỳ, Quân kỳ, có cho phát hành “Quân dụng phiếu” lưu hành ở trong nước và Lưỡng Quảng.

PHONG TRÀO ĐÔNG DU :

Trào lưu du học tại Nhật Bản của thanh niên Việt Nam, nhằm tìm đường cứu nước Do Hội Duy tân mà linh hồn là Phan Bội Châu khởi xướng từ những năm 1905 – 09 Mở đầu cao trào là vào đầu 1905, 3 thanh niên đã được Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính gửi tới Nhật Bản Nhằm cổ vũ cho phong trào, Phan Bội Châu đã viết bài “Khuyến quốc dân tự trợ du học văn” nhằm kêu gọi đồng bào cả nước ủng hộ, giúp

đỡ và được nhân dân nhiệt thành hưởng ứng

Tính đến giữa năm 1908 số học sinh đã lên tới 200, trong đó Nam Kỳ khoảng 100, Trung Kỳ và Bắc Kỳ mỗi xứ 50 người Phan Bội Châu là người lãnh đạo trực tiếp số thanh niên du học này Tổ chức Đông du

có một trụ sở liên lạc lấy tên là Bính Ngọ Hiên đặt tại Hoành Tân (sau dời lên Tôkyô) Học sinh được sắp xếp vào học tại hai trường chính: Đông Á đồng văn thư viện (do Đông Á đồng văn hội của Đảng Tiến bộ Nhật Bản tổ chức) và Chấn Vũ học hiệu (của Chính phủ Nhật Bản) Có một số ít du học sinh được xếp vào học tại vài trường trung học, ngoại ngữ… tại Tôkyô Học sinh học tại hai trường lớn trên đều do các giảng viên người Nhật Bản giảng dạy Buổi sáng, học tiếng Nhật và các môn học phổ thông như toán, lí, hóa, văn, sử, địa, vv Buổi chiều là các môn thường thức về quân sự và luyện tập Chương trình này nhằm đào tạo học sinh thành chiến sĩ cách mạng có trình độ văn hoá và quân sự, cần thiết cho công cuộc đánh Pháp cứu nước và kiến thiết đất nước sau này Số lưu học sinh du học này còn thường xuyên sinh hoạt tu dưỡng tư tưởng, đạo đức trong một tổ chức gọi là Công Hiến hội do Phan Bội Châu, Cường Để đứng đầu

và các thành viên đại diện cho từng Miền Nam, Trung, Bắc cùng điều hành chung các công việc của Đông du Song song với hoạt động trên, các nhà lãnh đạo Đông du còn sáng tác nhiều thơ ca yêu nước như: “Việt Nam vong quốc sử”, “Hải ngoại huyết thư”, “Việt Nam Quốc sử khảo”, “Tân Việt Nam”,

“Sùng bái giai nhân”, vv (Phan Bội Châu), “Viễn hải quy hồng” (Nguyễn Thượng Hiền), “Kính cáo toàn quốc” (Cường Để), vv gửi về nước tuyên truyền cổ động nhân dân hưởng ứng phong trào Trong thời gian lãnh đạo phong trào Đông du trên đất Nhật Bản, Phan Bội Châu và các yếu nhân của phong trào còn

tổ chức ra Hội Đông Á Đồng minh và Điền Quế Việt Liên minh, nhằm liên kết các chí sĩ của các nước Châu Á đang bị chủ nghĩa đế quốc thống trị hoặc chi phối, để giúp đỡ nhau trong sự nghiệp cách mạng

PTĐD đang hoạt động có hiệu quả, thì thực dân Pháp cấu kết với Chính phủ Nhật Bản ra lệnh đàn áp, giải tán và tới tháng 3.1909, toàn bộ học sinh Việt Nam du học và lãnh tụ Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản Mặc dầu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng PTĐD được coi là một trong những phong trào yêu nước mạnh mẽ nhất của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 và đặc biệt nhiều thanh niên du học của trào lưu này đã trở thành những hạt nhân của các phong trào cách mạng tiếp theo trong công cuộc giải phóng dân tộc

Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:

Trang 8

• soan bai lich su 6 bai 23

• Soan van bai trang giang cua huy can,

Ngày đăng: 13/03/2014, 22:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mơ tả hình: - Lịch sử 11 Bài 23
t ả hình: (Trang 5)
- Trình bày sơ nét về sự hình thành và phát triển của phong trào ĐKNT - Lịch sử 11 Bài 23
r ình bày sơ nét về sự hình thành và phát triển của phong trào ĐKNT (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w