CÁC LOẠI VACCINE COVID Slide và ghi chú chi tiết từ bài giảng của Đại học Y Dược TpHCM ngày 28072021 tại https youtu bebxFYQyL6gKY Ghi chú có thể không truyền tải được 100% nội dung mong người đọ. CÁC LOẠI VACCINE COVID Slide và ghi chú chi tiết từ bài giảng của Đại học Y Dược TpHCM ngày 28072021 tại https:youtu.bebxFYQyL6gKY. Ghi chú có thể không truyền tải được 100% nội dung mong người đọc tự đánh giá và xem lại video gốc nếu cần. SarsCov2 có các gai bao xung quanh. Nhìn trên kính hiển vi có hình như vương miệng nên nó có tên là Corona. Gai tương tác với thụ thể ACE2 trên tế bào vật chủ và giúp virus xâm nhập vào tế bào vật chủ. Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng nếu ngăn chặn sự tương tác giữa protein gai (protein spike hay protein S) và thụ thể ACE2 này thì có thể ngăn chặn được bệnh. Trong những người có triệu chứng, 80% sẽ có triệu chứng nhẹ 15% nặng và 5% nguy kịch. Trong những người nguy kịch sẽ có 50% tử vong. Như vậy khoảng 2 2.5% số người mắc SarCov2 có triệu chứng có khả năng tử vong. Số lượng tử vong sẽ rất lớn nếu tính lên dân số chung hiện tại. Sơ đồ hóa lại các con số ở trên Vậy điều gì dẫn tới tử vong ? Theo các nghiên cứu, yếu tố quan trọng nhất là lứa tuổi. Nghiên cứu tại Anh là nơi bùng dịch lớn. Thấy người dưới 44 tuổi tỷ lệ tử vong là 0.034% còn người >75 tuổi thì tỷ lệ tử vong là 3.1% hay gấp 340 lần. Một kết luận rõ ràng là càng cao tuổi thì càng tăng nguy cơ tử vong. Ngoài tuổi thì là các bệnh nền cũng là yếu tố cho tử vong. Bao gồm béo phì và các bệnh mạn tính. Vậy làm thế nào phòng chống được những diễn tiến xấu như ở trên và giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Chúng ta đi phần tiếp theo của bài đó là vaccine Trước khi nói về vaccine thầy xin nhấn mạnh biện pháp 5K là cực kì quan trọng. Theo thầy còn quan trọng hơn cả vaccine. Tiêm vaccine rồi vẫn phải thực hiện 5K nghiêm chỉnh. Hiện nay có 5 loại vacicne được cấp phép lưu hành khẩn cấp hay phê duyệt có điều kiện ở Việt Nam. Đó là AstraZeneca của Anh, Pfizer Moderna của Mỹ, Sputnik của Nga và Sinopharm của Trung Quốc. Bây giờ thầy sẽ nói về nguyên tắc tạo vaccine. Hình này nói rằng muốn cảnh giác kẻ xấu thì cần có 2 thông tin chính. Thứ 1 là nhận dạng được kẻ xấu. Thứ 2 là biết đây là kẻ xấu để cảnh giác. Như vậy mình có 2 điều chính là nhận mặt và cảnh giác. Để mình họa, thầy thí dụ trong bệnh viện. Khi nào ta cảnh giác ? Người bảo vệ sẽ phân biệt 2 nhóm người là người mặc đồng phục bệnh viện. Người này phải là người của bệnh viện chứ người đó mà người lạ giả dạng thì rất nguy hiểm. Hoặc người không mặc đồng phục nhưng phá quấy bệnh viện thì cũng nguy hiểm. Nên khi làm vaccine muốn tế bào cơ thể ta cảnh giác thì người ta phải qua 2 cách (1) Làm sao gây ảnh hưởng lên cơ thể để cơ thể biết đó là kẻ xấu hoặc (2) Đưa protein lạ của virus vào tế bào bình thường để cơ thể biết đây là tế bào bình thường nhưng chứa protein lạ và nguy hiểm. Ứng dụng vô vaccine. Sao ta nhận diện được ? Thì người ta dùng kháng nguyên đặc thù. Với con Covid 19 thì đa số nhà khoa học sử dụng protein S hay protein gai. Là cái protein giúp con virus xâm nhập vào trong tế bào chủ. Sao ta cảnh giác được ? Làm cho protein S này không nằm bên ngoài mà phải đưa được nó vào bên trong tế bào vật chủ. Có nhiều cách thực hiện điều này. Có thể dùng virus giảm độc lực, tức là virus thực nhưng bị yếu đi không gây bệnh nặng. Hiện tại với Covid19 chưa có vaccine nào hoạt động theo cơ chế này. Thứ hai đưa mARN này vào virus khác để con virus khác xâm nhập tế bào con người và tạo protein virus trong tế bào người gọi là vector virus. AstraZeneca và SputnikV thực hiện theo cơ chế này. Phức tạp hơn là dùng mARN. Không cần đưa vô virus để tải vô tế bào chủ. Khi vào tế bào người sợ mARN này sẽ trực tiếp tổng hợp nên protein để cơ thể cảnh giác. mARN này là chuỗi đơn nên việc bảo quản sẽ khó khăn hơn, lại không được bảo vệ bởi các vector nên dễ bị tổn thương. Do đó phải lưu trữ ở nhiệt độ rất thấp với một số công nghệ đặc biệt. Đó là cơ chế của vaccine Pfizer và Moderna do Mỹ làm chủ công nghệ. Ngoài ra cũng có thể dùng vaccine nằm ngoài tế bào chủ, không đưa vào vật chủ nhưng dùng virus bất hoạt với tá chất muối nhôm. Đại diện là Sinopharm của Trung Quôc. Còn vaccine Nanovax của Nanogen Việt Nam thì theo cơ chế dùng tiểu đơn vị với tá chất muối nhuôm. Đây là sơ đồ tóm tắt cơ chế các vaccine hiện nay. Về mặt lý thuyết theo cơ chế này thì Pfizer và Moderna sẽ có hiệu lực mạnh nhất vì nó đưa mARN vào tế bào chủ và kích thích chính tế bào này tạo mới được protein của virus trong cơ thể con người. Để đánh giá hiệu lực vaccine cần thực hiện các pha thử nghiệm lâm sàng. Cụ thể có 3 pha. Mỗi pha có ý nghĩa khác nhau. Thầy chỉ minh họa chứ không đi vô chi tiết. Pha 3 đánh giá liệu vaccine có an toàn và thực sự hiệu quả không khi tiêm trên người qua việc so sánh hiệu quả ở nhóm được tiêm và nhóm không được tiêm. Coi khi dùng vaccine có thực bảo vệ khỏi mắc bệnh không. AstraZeneca thì dùng Adenovirus của khỉ vì nếu dùng virus người, con người vốn quen con virus đó rồi thì nó sẽ bị tiêu diệt ngay nên dùng virus con của khỉ để có thể lây nhiễm và tạo được miễn dịch cho cơ thể người tiêm. Vaccine Nga lại có chiến lược vaccine mũi 1 mũi 2 là 2 con virus mang khác nhau. Người ta nghĩ rằng sau khi tiêm lần 1 cơ thể cũng đã sinh kháng thể chống lại con virus đó. Nên lần 2 tiêm lại cùng con virus đó sẽ giảm hiệu quả. Bởi vậy việc dùng 2 con virus vector khác nhau sẽ tránh được hiện tượng miễn dịch chéo làm tiêm lần 2 kém hiệu quả hơn sau tiêm lần 1. Chiến lược Pfizer dùng mARN thông tin nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả 95% Morderna thì được gần 94% Vacicne Sinovax nghiên cứu tại Thổ Nhĩnh Kỳ cho thấy số người nhiễm bệnh trong nhóm không tiêm cũng cao hơn rất nhiều nhóm được tiêm. Điều này chứng minh Sinopharm có hiệu quả. Đây là sơ đồ về hiệu lực của các vaccine phổ biến đang lưu hành tại VN. Vaccine Pfizer của Hoa Kỳ có vẻ tốt nhất nhưng thực tế điều này có đúng không ? Điều quan trọng với người tiêm vaccine là tránh được tình trạng bệnh nguy kịch. Nhiều khi vaccine giảm được mắc bệnh nhưng không giảm được nguy kịch thì cũng không phải tối ưu. Thực ra không có vaccine nào tốt hẳn và cũng không có vaccine nào xấu hẳn. Pfizer nghĩ là xịn nhưng thử nghiệm hiệu quả chống bệnh nặng lại cho thấy chưa bằng mấy cái kia. Chú ý rằng số liệu nêu trên đây tất cả chỉ từ các thử nghiệm lâm sàng. Thực tế có thể khác. Hiện tại không hề có các nghiên cứu so sánh trực tiếp các vaccine với nhau (tức là chia hai nhóm, một nhóm chích vaccine này, một nhóm chích vaccine kia rồi đợi coi kết quả thế nào) để có thể so sánh rõ ràng các loại vaccine với nhau. Có nhiều đồng nghiệp hỏi sao hiệu lực của vaccine Trung Quốc cao vậy ? Con số này có thể tin cậy được không ? Xin nói những con số hiệu lực này đều từ báo cáo thử nghiệm lâm sàng. Muốn hiểu được ý nghĩa thì phải đọc chi tiết bài báo cáo đó. Thử nghiệm lâm sàng Sinopharm được thực hiện trên nhóm trẻ tuổi (chứ không có người lớn tuổi). Và kết quả là vaccine này mang lại hiệu quả. Có nghĩa vaccine này mang lại hiệu quả ở người trẻ tuổi. Còn người lớn tuổi thì chưa rõ do chưa nghiên cứu. Chính vì vậy WHO nói rõ số liệu hiện nay chưa có về hiệu quả Sinopharm ở người lớn tuổi. Thông tin này cũng được dịch thuật và công khai rõ ở web của các sở y tế ở VN Vậy tiêm vacicce như thế nào là phù hợp ? Như đã nói người >75 tuổi nguy cơ tử vong cao gấp 340 lần nhóm 75 tuổi nguy tử vong cao gấp 340 lần nhóm