1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Hãy trình bày sự hiểu biết của bản thân về cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4 0) theo đồng chí, cần làm gì để đẩy mạnh quá trình CNH, hđh ở địa phương

15 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 35,42 KB
File đính kèm Cong nghiep 4.0.rar (33 KB)

Nội dung

Đồng chí hãy trình bày sự hiểu biết của bản thân về cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0). Theo đồng chí, cần làm gì để tận dụng được cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH ở địa phương? Trả lời: 1. Trình bày sự hiểu biết của bản thân về cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Khái niệm công nghiệp 4.0 được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giới thiệu các dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức. Không chỉ nước Đức với chương trình Công nghiệp 4.0, các nước phát triển trong vài năm qua đều có các chương trình chiến lược về sản xuất khi những tiến bộ của khoa học và công nghệ đang diễn ra rất nhanh. Nước Mỹ có Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến cho ba thập kỷ tới. Nước Pháp có Bộ mặt mới của công nghiệp nước Pháp. Hàn Quốc có Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai. Trung Quốc có Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025. Nhật Bản có Xã hội thông minh 5.0,… Nhiều người cũng cho rằng cái tên cách mạng công nghiệp lần thứ tư” mới có tính chất dự báo và chưa xảy ra. Báo chí thường mô tả Công nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ Nhân tạo, với máy móc tự động và thông minh như ôtô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học và công nghệ nano,… Nhưng cốt lõi của những đột phá này là gì? Có hay không điểm chung của các đột phá đó? Có thể nói rằng đó chính là đột phá của công nghệ số trong những năm vừa qua, tiếp nối thành quả của cuộc cách mạng số hoá đã diễn ra mấy chục năm qua từ khi có máy tính....

Trang 1

Câu 19: Đồng chí hãy trình bày sự hiểu biết của bản thân về cuộc cách mạnh

công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) Theo đồng chí, cần làm gì để tận dụngđược cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại để đẩy mạnh quátrình CNH, HĐH ở địa phương?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gầnđây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phátrong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,… vớinền tảng là các đột phá của công nghệ số.

Khái niệm "công nghiệp 4.0" được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover,giới thiệu các dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nângcao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức.

Không chỉ nước Đức với chương trình Công nghiệp 4.0, các nước phát triểntrong vài năm qua đều có các chương trình chiến lược về sản xuất khi những tiến bộcủa khoa học và công nghệ đang diễn ra rất nhanh Nước Mỹ có "Chiến lược quốc giavề sản xuất tiên tiến" cho ba thập kỷ tới Nước Pháp có "Bộ mặt mới của công nghiệpnước Pháp" Hàn Quốc có "Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai".Trung Quốc có "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025" Nhật Bản có "Xã hội thôngminh 5.0",… Nhiều người cũng cho rằng cái tên "cách mạng công nghiệp lần thứ tư”mới có tính chất dự báo và chưa xảy ra.

Báo chí thường mô tả Công nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ Nhân tạo,với máy móc tự động và thông minh như ô-tô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật

Trang 2

(IoT), công nghệ sinh học và công nghệ nano,… Nhưng cốt lõi của những đột phánày là gì? Có hay không điểm chung của các đột phá đó?

Có thể nói rằng đó chính là đột phá của công nghệ số trong những năm vừaqua, tiếp nối thành quả của cuộc cách mạng số hoá đã diễn ra mấy chục năm qua từkhi có máy tính.

Sự ra đời của máy tính đã dẫn đến cuộc cách mạng số hoá, nhất là khi máy tínhcá nhân và internet xuất hiện Máy tính chỉ làm việc với hai con số '0' và '1' Để tínhtoán trên máy tính ta cần biểu diễn được các thực thể bằng những con số '0' và '1' trênmáy tính Ta có thể hiểu biểu diễn này là 'phiên bản số' của các thực thể Có thể hìnhdung đơn giản 'phiên bản số' của một chiếc ô-tô là số liệu kỹ thuật chi tiết của các bộphận của xe, hoặc có thể là số liệu về chuyển động của xe và các ảnh số thu được từcamera của xe khi xe chạy trên đường Những 'phiên bản số' của một người có thể lànhững ý kiến của người này trên facebook, những số liệu đo được từ các thiết bị đeotrên người hay bệnh án điện tử của người này trong cơ sở dữ liệu ở bệnh viện Gầnđây, với tiến bộ và sử dụng các cảm biến (sensor) việc số hoá đã có những bước tiếnlớn, góp phần vào hiện tượng dữ liệu lớn và thúc đẩy công nghệ số tiến bộ.

'Phiên bản số' của các thực thể cho phép ta nối chúng với nhau trên các hệthống máy tính hoặc nối chúng vào internet, và tạo ra các không gian số tương ứngvới thế giới thực thể của chúng ta Những hệ thống kết nối các thực thể và 'phiên bảnsố' của chúng được gọi là các hệ kết nối không gian số-thực thể, tạm dịch theo nghĩacủa từ cyber-physical systems.

Đây là một khái niệm cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0, phản ánh mốiliên hệ của sản xuất tiến hành trong thế giới các thực thể nhưng quá trình tính toánđược làm trên không gian số và kết quả tính toán này được trả lại dùng cho sản xuấttrong thế giới các thực thể Đây là thay đổi cơ bản về phương thức sản xuất của conngười, sản xuất được điều khiển và hỗ trợ quyết định từ không gian số

Trang 3

Công nghệ số là công nghệ về các tài nguyên số, khởi đầu từ giữa thế kỷ trước,đã và đang thay đổi nhiều lĩnh vực Có hai khía cạnh của công nghệ số, một là việc sốhoá và hai là việc quản trị và xử lý các dữ liệu được số hoá Thí dụ của số hoá trongcác ngành nghề khác nhau như chụp ảnh đã chuyển từ ảnh phim qua ảnh số, từ máyảnh cơ qua máy ảnh số; việc in ấn dựa vào ảnh số và chế bản điện tử cho chúng ta cósách báo như ngày nay; kỹ thuật truyền hình đã chuyển sang truyền hình số đẹp hơnrất nhiều; công nghệ truyền tin đã thay thế các tín hiệu tương tự bằng các tín hiệu số,truyền và nhận tín hiệu số trên những đường truyền hiệu năng cao,…

Công nghệ số có phần chung rất lớn với công nghệ thông tin, đó là phần quảntrị và xử lý dữ liệu được số hoá Trải qua các làn sóng của công nghệ số, những độtphá trong thời gian gần đây như điện toán đám mây, thiết bị di động thông minh, trítuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT… đang tạo điều kiện cho sản xuất thông minh đượcthực hiện rộng rãi, mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực nhằm làm cho máy tính không những biết tính toánmà còn có các khả năng của trí thông minh con người, tiêu biểu là các khả năng lậpluận, hiểu ngôn ngữ và biết học tập Trong lịch sử 60 năm phát triển của trí tuệ nhântạo, ngành học máy (machine learning), nhằm làm cho máy có thể tự học để nâng caonăng lực hành động, là lĩnh vực sôi động nhất của trí tuệ nhân tạo trong hai thập kỷqua.

Có thể định nghĩa học máy là việc phân tích các tập dữ liệu ngày càng lớn vàphức tạp để đưa ra các quyết định hành động Thí dụ đó là các quyết định khi chươngtrình AlphaGo của Google đánh thắng nhà vô địch cờ Vây, là quyết định trong cácphần mềm dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác hay các phần mềm nhận biếttiếng nói con người, là các quyết định chẩn đoán bệnh của hệ Watson của hãngIBM… Gần đây, với sự bùng nổ của dữ liệu, kết quả của việc số hoá và kết nốiinternet khắp nơi, khoa học dữ liệu-với trung tâmlà phân tích dữ liệu dựa vào họcmáy và thống kê-đang trở thành nền tảng của cách mạng 4.0

Trang 4

Rất nhiều đột phá trong công nghệ sinh học và công nghệ nano những nămqua, và các công nghệ này cũng liên quan rất nhiều đến công nghệ số Gần đây việcsố hoá trong sinh học phân tử đã trở nên dễ dàng với giá rẻ hơn rất nhiều (một hệgene có thể được số hoá trong vài giờ đồng hồ với chi phí ít hơn 1.000 USD) Lĩnhvực tin-sinh học - dựa vào các phương pháp của học máy để phân tích nguồn dữ liệusinh học khổng lồ nhằm khám phá các hiểu biết về sự sống - đang góp phần vàonhững tiến bộ của công nghệ sinh học, mở ra nhiều triển vọng cho y học và nôngnghiệp Công nghệ nano cũng có những bước tiến hứa hẹn dựa vào công nghệ số.Gần đây nước Mỹ khởi đầu chương trình nghiên cứu lớn về vật liệu tính toán, nhằmdùng các kỹ thuật của học máy để rút ngắn giai đoạn thử nghiệm trong phòng thínghiệm khi chế tạo các vật liệu mới Một chương trình tương tự ở Nhật cũng đã bắtđầu từ ba năm qua.

Những ứng dụng tiến bộ thường được nói đến trong Công nghiệp 4.0 như ô-tôtự lái, in 3D hay robot thông minh đều dựa vào công nghệ số Chẳng hạn khi mộtchiếc ô-tô tự lái chạy trên đường, rất nhiều phương pháp học máy được sử dụng đểxác định đường đi của ô-tô, các thực thể chuyển động quanh và tương tác với ô-tô, vàphân tích để đưa ra quyết định chuyển động.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thayđổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật Cách mạng côngnghiệp (CMCN) đã khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lượng của cảivật chất khổng lồ cho xã hội Năng suất lao động tăng nhanh, khoa học công nghệ đãtrở thành lực lượng lao động trực tiếp; nền kinh tế tri thức đã trở thành những đặcđiểm chính của giai đoạn hiện nay.

Trong lịch sử loài người đã và đang trải qua các cuộc cách CMCN:

Trang 5

- CMCN lần thứ nhất vào năm 1784: Khởi nguồn từ nước Anh đặc trưng là

cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và phát minh ra động cơ hơi nước (phát minhnày của James Watt công bố năm 1775) - Kỷ nguyên sản xuất cơ khí

- CMCN lần thứ hai: Từ năm 1871 - 1914 đặc trưng là động cơ điện, vận tải,

hóa học; sản xuất thép và sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và sang giai đoạn tự độnghóa và khởi nguồn từ Mỹ.

- CMCN lần thứ ba: Từ năm 1969 với sự ra đời của công nghệ thông tin, sử

dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Được xúc tác bởi chấtbán dẫn, siêu máy tính, laptop (1970 và 1980), Internet (thập niên 1990) trung tâm vàkhởi nguồn từ Mỹ

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (The Fourth Industrial Revolution)

đang được hình thành trên nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ 3, đó là cuộccách mạng số, đã bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ trước Cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có trong lịch sửtừ năm 2011 đặc trưng là điều khiển hệ và Robot; các hệ thống liên kết thế giới thựcvà thế giới ảo do: (1) Sự đột phá của khoa học công nghệ dựa trên nền tảng côngnghệ số tích hợp công nghệ “thông minh” để tối ưu hóa quy trình, phương thức sảnxuất; (2) Nguy cơ an ninh phi truyền thống đòi hỏi tìm ra các giải pháp công nghệ, tốiưu hóa quá trình sản xuất theo hướng bền vững hơn; (3) Điểm “đòn bẩy” là: Côngnghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa,Robot, công nghệ kết nối vạn vật (IoT) và Internet các dịch vụ (IoS).

Đặc trưng của Cách mạng 4.0 là các hệ thống sản xuất thực - ảo Physical Systems-CPS), lần đầu tiên được Dr.Jame Truchat, Giám đốc điều hành củaNational Instrument đưa ra vào năm 2006, trong đó thiết bị thông minh làm việc vớinhau qua mạng không dây hoặc qua “đám mây”.

(Cyber-Thuật ngữ “Industrie 4.0” bắt đầu từ dự án trong chiến lược CNC của chínhphủ Đức, thuật ngữ được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover; chính

Trang 6

thức nhận diện khái niệm, nội hàm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46,ngày 20/01/2016.

Cách mạng 4.0 đang phát triển với tốc độ cấp số nhân, chưa từng có tiền lệtrong lịch sử; trọng tâm là cách phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba “đại xuhướng”: Vật lý, số hóa và sinh học, hay là sự kết hợp của ba thế giới: Thế giới vậtchất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật; đặc trưng là sự hợp nhất về mặtcông nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học,đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực tế.

Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh vàđược kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều Đồng thời là các làn sóng củanhững đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới côngnghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử Cuộc CMCN lần thứ 4 làsự dung hợp của các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vậtlý, số và sinh học, làm cho Cuộc CMCN lần thứ 4 về cơ bản khác với các cuộc cáchmạng trước đó Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới trêndiện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước CuộcCMCN lần thứ 2 chưa đến được với 17% dân số của thế giới, tức ước tính khoảnggần 1,3 tỷ người vẫn chưa tiếp cận với điện Cuộc CMCN lần thứ ba vẫn chưa đếnđược với hơn nửa dân số thế giới, 4 tỷ người, phần lớn đang sống trong các nướcđang phát triển, thiếu tiếp cận Internet.

Cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, kinh tế,xã hội, chính phủ, doanh nghiệp/kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh Đối với kinhtế là những thay đổi về tăng trưởng, việc làm và bản chất công việc Đối với chínhphủ, đó là những tác động tới chỉ đạo và điều hành trong thời đại số, sự tương tácgiữa chính quyền và người dân Đối với doanh nghiệp/kinh doanh là kỳ vọng củangười tiêu dùng, dữ liệu/thông tin sản phẩm, hợp tác đổi mới và các mô hình hoạtđộng mới, các dịch vụ và mô hình kinh doanh Đối với xã hội là sự bất bình đẳng

Trang 7

giữa các cộng đồng, và bất lợi cho tầng lớp trung lưu Đối với cá nhân là quan hệgiữa người với người, vấn đề đạo đức, quản lý thông tin cá nhân

Hiện CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, châuÁ Hiện Việt Nam vẫn đang ở trong cả 3 cuộc cách mạng thứ nhất, thứ hai, thứ ba.Và nay chuyển sang cuộc CMCN 4.0 sẽ là cơ hội lớn để phát triển kinh tế - xã hộimọi mặt Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho Việt Nam nhiềuthách thức phải đối mặt, trong đó có thách thức trong tình hình an ninh trật tự.

Về tác động tích cực, cuộc CMCN 4.0 là điều kiện để thúc đẩy sản xuất, đẩynhanh quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở nước ta Bên cạnh đó, trong lĩnh vựcgiữ gìn, bảo đảm an ninh trật tự, những thành tựu công nghệ của Cách mạng 4.0 cóthể ứng dụng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Ngoài ra, việc tăngcường kết nối toàn cầu và phát triển tự động hoá có thể giúp nâng cao quan hệ phốihợp giữa Công an Việt Nam với các lực lượng trong và ngoài nước, trong và ngoàingành trong đấu tranh với các loại tội phạm xuyên quốc gia, băng ổ nhóm; giúp giảmthiệt hại về người và của, đảm bảo an toàn cho các lực lượng khi thi hành công vụhơn Nếu biết đón đầu, chủ động phát huy mặt tích cực của cuộc CMCN 4.0, đờisống nhân dân được nâng cao là điều kiện để hạn chế tội phạm và tệ nạn xã hội phátsinh trong thời gian tới.

Mặt trái của CMCN 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng Đặc biệt là có thểphá vỡ thị trường lao động Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nềnkinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trênthế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảohiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải Trước khi diễn ra CMCN 4.0,Việt Nam có lợi thế địa lý kinh tế và nguồn lao động trẻ, dồi dào, tham gia vào nhiềuchuỗi giá trị toàn cầu ở khâu lắp ráp Cùng với đó, thế giới cũng có sự dịch chuyểntrung tâm trọng lực kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam Tuynhiên, khi CMCN 4.0 đổ bộ thì những điều trên sẽ thay đổi, làm suy giảm lợi thế lao

Trang 8

động giá rẻ, cũng như lợi thế địa kinh tế khi đưa công nghiệp chế tạo quay lại cácnước phát triển để gần thị trường tiêu thụ Với tình thế đó, Việt Nam sẽ chịu áp lựctụt hậu nhưng vẫn phải hội nhập vào thế giới công nghệ cao và cạnh tranh trong đó.Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nan giải nhất của nước ta trước tác động củacuộc CMCN 4.0, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự ổn định kinh tế - chínhtrị - xã hội nói chung, an ninh trật tự nói riêng Ảnh hưởng rất lớn đến từng cá nhânvà gia đình trong xã hội, cắt đứt nguồn thu nhập chủ yếu hoặc duy nhất, cắt đứtphương tiện sinh sống của người lao động và gia đình họ, đẩy những người này vàocảnh túng quẫn không có khả năng thanh toán cho các chi phí thường ngày Gia tănglượng người vô gia cư, tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao động.Nhiều người thất nghiệp đã sa vào các tệ nạn xã hội, tội phạm, Đối với quốc gia,thất nghiệp là sự phí phạm nguồn nhân lực, không thúc đẩy sự phát triển kinh tế,đồng thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chínhtrị, gây bất ổn tới an ninh quốc gia Dễ dẫn đến biểu tình, đình công, người lao độngdễ bị xúi giục tuyên truyền lệch lạc, phản động.

Những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ CMCN 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đờisống Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị Nếu chính phủ không hiểu rõ vàchuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu làhoàn toàn có thể.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, đặc biệt là cuộcCMCN 4.0, các thủ đoạn tội phạm lại càng đa dạng và tinh vi hơn; thâm nhập vào đờisống dân sinh để lừa đảo dưới mọi hình thức - chiêu trò - mánh khóe trên tất cả bìnhdiện Trong dòng chảy của cuộc CMCN lần thứ 4, không gian mạng phức hợp đã tácđộng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam trở thành một trong nhữngquốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với khoảng 49,7triệu người dùng Internet (chiếm 52,1% dân số); xếp thứ 17 thế giới với số người sửdụng Internet; đứng đầu Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia Do đó, nếu

Trang 9

thông tin cá nhân không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khônlường Thậm chí, đối tượng tấn công của loại tội phạm này có thể là cơ sở dữ liệu củacác cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan an ninh quốc phòng, các cơ sở dữ liệu về tàichính, ngân hàng, giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc, các công ty thương mạiđiện tử, các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng, các máy ATM… ngàycàng nhận thấy rõ nét hơn sự phối hợp của tội phạm trong nước và quốc tế tấn côngvào các mạng máy tính trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, sử dụng thông tin thẻ tíndụng làm thẻ “trắng” giả rút tiền ở ATM, thẻ “màu” giả để mua hàng, mua vé máybay, thanh toán tiền khách sạn… thiệt hại do lộ thông tin bí mật quốc gia sẽ khó cóthể ước tính được nếu không có sự chuẩn bị đối phó từ bây giờ Nhu cầu an ninhmạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao ngày càng gay gắt mang tính sống còntrên mọi lĩnh vực của đời sống.

Cuộc cách mạng 4.0 vẫn đang trong giai đoạn khởi phát nên sẽ là cơ hội quýbáu mà Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, nếu không định hướng được rõ ràng mục tiêu,cách thức tiếp cận và tham gia thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáodục, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp thì sức ép bởi cuộc cách mạng này đặtra cho kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của Việt Nam nói chung, an ninh trật tự nóiriêng là rất lớn Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụngtối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đãký Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Côngnghiệp lần thứ tư

2/ Để tận dụng được cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tưmang lại để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH ở địa phương

Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa cáclợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công

Trang 10

nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam, trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập trung chỉđạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp Cụ thể:

Thứ nhất, tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng

dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông Phát triển hạ tầng kết nối số vàbảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễdàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP

ngày 06 tháng 02 năm 2017, số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 và số CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cạnh tranhkinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanhnghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới Các bộ,ngành cần khẩn trương triển khai xây dựng chính phủ điện tử; tiếp tục chủ động ràsoát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; sửa đổi các quy định quảnlý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa vàhiện đại hóa thủ tục hành chính.

36a/NQ-Thứ ba, rà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng

kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển củaCách mạng công nghiệp lần thứ 4 Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trịthông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh,du lịch thông minh, đô thị thông minh Rà soát, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực,sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia bám sát các công nghệ sản xuất mới,tích hợp những công nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển.

Thứ tư, tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽdoanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: Có cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt độngnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanhnghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển

Ngày đăng: 18/10/2022, 13:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w