GIÁOÁNĐỊALÝ 5
Bài 17: CHÂU Á
i. mục tiêu
Sau bài học HS có thể:
• Nêu được tên các châu lục và các đại dương.
• Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của châu á.
• Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu á
• Đọc được tên các dãy núi cao và các đồng bằng lớn của châu á.
• Nêu được tên một số cảnh thiên nhiên châuá và nêu được chúng thuộc vùng
nào của châu á.
II. Đồ dùng dạy - học
• Quả địa cầu (hoặc bản đồ thế giới).
• Bản đồ tự nhiên châu á.
• Các hình minh hoạ của SGK.
• Phiếu học tập của HS.
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Các em đã được học về một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ bài 17 trở đi, các em sẽ tìm hiểu một số hiện
tượng địa lí các châu lục, của khu vực Đông Nam á và một số nước đại diện cho
các châu lục.
Bài đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên châu á.
Hoạt động 1
các châu lục và các đại dương trên thế giới
châu á là một trong 6 châu lục của thế giới
- GV hỏi HS cả lớp:
+ Hãy kể tên các châu lục, các đại
dương trên thế giới mà em biết.
- Khi HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng
thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1
cột ghi tên các đại dương.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, mỗi
em chỉ cần nêu tên một châu lục hoặc
một đai dương mà mình biết.
+ Các châu lục trên thế giới:
1. Châu Mĩ.
2. Châu âu
3. Châu Phi
4. Châu á
5. Châu đại dương
6. Châu Nam cực
+ Các đại dương trên thế giới:
1. Thái Bình Dương
2. Đại Tây Dương
3. ấn Độ Dương
GIÁO ÁNĐỊALÝ 5
- GV nêu: Chúng ta sẽ đi tìm vị trí của
từng châu lục và đại dương trên quả địa
cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 Lược
đồ các châu lục và đại dương để tìm vị
trí các châu lục và các đại dương trên
thế giới.
- GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của các
châu lục, các đại dương trên quả địa
cầu, hoặc bản đồ thế giới.
- GV nêu kết luận: Trái Đất chúng ta có
6 châu lục và 4 đại dương. Châuá là
một trong 6 châu lục của Trái Đất.
4. Bắc Băng Dương
- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh
nhau vừa nêu tên châu lục, đại dương
vừa chỉ vị trí tương ứng với châu lục,
đại dương đó trên lược đồ.
- 3 HS lần lượt lên bảng chỉ theo yêu
cầu. Lưu ý: chỉ theo đường bao quanh
của châu lục, của đại dương, không
được chỉ vào một điểm.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 2
Vị trí địa lí và giới hạn của châu á
- GV treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi
hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lí châu á
(hoặc viết vào phiếu giao cho HS).
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp:
+ Nêu yêu cầu: Hãy cùng quan sát hình
1 và trả lời các câu hỏi sau:
• Chỉ vị trí của châuá trên lược đồ
cho biết châuá gồm những phần
nào?
• Các phía của châuá tiếp giáp các
châu lục đại dương nào?
• Châuá nằm ở bán cầu Bắc hay
bán cầu Nam, trải từ vùng nào
đến vùng trên Trái Đất?
• Châuá chịu ản hưởng các các
đới khí hậu nào?
- Đọc thầm các câu hỏi.
- Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ,
trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
Kết quả thảo luận tốt là:
• Chỉ theo đường bao quanh châu á
Nêu: Châuá gồm hai phần là lục địa và
các đảo xung quanh.
• Vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu:
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
+ Phía Nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía Tây Nam giáp với châu Phi.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với châu
Âu.
• Châuá nằm ở bán cầu Bắc, trải
dài từ vùng cực Bắc đến quá xích
đạo.
• Châuá chịu ảnh hưởng của các ba
đới khí hậu:
GIÁO ÁNĐỊALÝ 5
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các
bạn báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS,
sau đó nêu kết luận: Châuá nằm ở bán
cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại
dương.
Hàn đới ở phía Bắc á.
Ôn đới ở giữa lục địachâu á.
Nhiệt đới ở Nam á.
- 1 HS lên điều khiển thảo luận:
+ Nêu câu hỏi 1.
+ Mời đại diện một cặp trình bày.
+ Mời các bạn khác bổ sung ý kiến.
+ Kết luận câu trả lời đúng.
+ Tiến hành tương tự với các câu tiếp
theo.
Hoạt động 3
diện tích và dân số châu á
- GV treo bảng số liệu về diện tích và
dấn số các chấu lục, yêu cầu HS nêu tên
và công dụng của bảng số liệu.
- GV nêu yêu cầu HS đọc bảng số liệu
và hỏi: Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng
số liệu như thế nào?
- GV giảng giải: Liên Bang Nga có lãnh
thổ nằm trên hai châu lục, một phần ở
châu Âu còn phần kia lại thuộc châu á.
Dân số của Liên Bang Nga một phần
thuộc dân số châu Âu, một phần thuộc
dân số châu á. Trong bảng sô liệu, dân
số của Liên Bang Nga không được tính
vào dân số của châuá mà được tính cả
vào dân số châu Âu.
- GV yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, em
hãy so sánh diện tích của châuá với
diện tích các châu lục khác trên thế giới.
- GV kết luận: Trong 6 châu lục thì
châu á có diện tích lớn nhất.
- 1 HS nêu trước lớp :Bảng số liệu thống
kê về diện tích và dân số của các châu
lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so
sánh diện tích và dân số của các châu
lục với nhau.
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- HS so sánh và nêu ý kiến trước lớp:
Diện tích châuá lớn nhất trong 6 châu
lục. Gấp 5 lần diện tích châu đại dương,
hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần
diện tích châu Nam Cực.
Hoạt động 4
GIÁO ÁNĐỊALÝ 5
các khu vực của châuá và
nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực
- GV treo lược đồ các khu vực châu á,
và hỏi HS: Hãy nêu tên lược đồ và cho
biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để
thực hiện phiếu học tập sau
- HS đọc lược đồ, đọc phần chú giải và
nêu: Lược đồ các khu vực châu á, lược
đồ biểu diễn:
+ Địa dình châu á.
+ Các khu vực và giới hạn từng khu vực
của châu á.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi
nhóm 6 HS, cùng thảo luận để hoàn
thành phiếu sau (phần in nghiêng trong
phiếu là phần HS làm).
- Mỗi nhóm vào giấy khổ A0
- GV mời 1 nhóm HS dán phiếu của
nhóm mình lên bảng, trình bày, yêu cầu
các nhóm khác theo dõi.
- GV kết luận về phiếu làm đúng sau đó
kết luận: Núi và cao nguyên chiếm
4
3
diện tích châu á, trong đó có những
vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ-rét
(8848 m) thuộc dãy Hi-ma-lay-a, cao
nhất thế giới.
- Một nhóm HS trình bày trước lớp. HS
cả lớp theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 5
thi mô tả các cảnh đẹp của châu á
- GV yêu cầu HS dựa vào các hình minh
hoạ a, b, c, d, e và hình 2 trang 103
SGK, mô tả vẻ đẹp một số cảnh thiên
nhiên của châu á.
- GV chọn 5 HS tham gia cuộc thi, mỗi
HS mô tả một hình.
- HS tự chọn một hình và xung phong
tham gia thi mô tả trước lớp.
- 5 HS lần lượt mô tả, các HS khác theo
dõi nhận xét và bình chọn bạn mô tả hay
nhất.
- GV tổng kết cuộc thi và nêu: Thiên nhiên châuá rất đa dạng và phong phú. Châu
á có 3 phía giáp các biển và đại dương nên có nhiều cảnh biển đẹp. Đến khu vực
Trung á lại có hoang mạc và bán hoang mạc. Châuá cũng có nhiều đồng bằng cây
cối xanh tốt, khu vực Bắc á lại nổi tiếng với rừng tai-ga, là rừng cây lá kim. Hi-ma-
lay-a là nơi cao nhất của thế giới với những dãy núi cao đồ sộ, đỉnh núi quanh năm
có tuyết phủ. Chính lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ cực Bắc đến qua Xích đạo tất cả
các đới khí hậu đã làm cho thiên nhiên châuá phong phú và đa dạng.
củng cố, dặn dò
GIÁO ÁNĐỊALÝ 5
- GV gọi HS nêu nhanh các đặc điểm về
vị trí, giới hạn của khu vực châu á. Khi
HS trả lời GV ghi nhanh lên bảng thành
sơ đồ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về
nhà học bài và chuẩn bị bài sau: tìm
hiểu về khu vực Đông Nam á.
- Một số HS nêu các đặc điểm của châu
á.
Châu á
Ví trí: Nằm ở
phía bán cầu
Bắc
Giới hạn: Phía Bắc, Đông, Nam
giáp biển; phía Tây giáp châu
Phi, châu Âu
Đặc điểm tự nhiên: 3/4 là núi và cao
nguyên, có nhiều núi cao đồ sộ, có
đủ các đới khí hậu. Thiên nhiên
phong phú đa dạng
. cực
+ Các đại dư ng trên thế giới:
1. Thái Bình Dư ng
2. Đại Tây Dư ng
3. ấn Độ Dư ng
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5
- GV nêu: Ch ng ta sẽ đi tìm vị trí của
t ng châu. vực
Trung á lại có hoang mạc và bán hoang mạc. Châu á c ng có nhiều đ ng b ng cây
cối xanh tốt, khu vực Bắc á lại nổi ti ng với r ng tai-ga, là r ng cây lá