1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách mục tiêu lạm phát

17 707 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

1 I. Đặt vấn đề: 1. Lịch sử CSTT + thời kỳ “tỷ giá cố định”: điều hành CSTT dưới chế độ tỷ giá cố định đã bộc lộ nhiều hạn chế như: - Các nước không thể độc lập về CSTT do tỷ giá hối đoái bị gắn chặt vào đồng ngoại tệ mạnh - Để neo được tỷ giá hối đoái đòi hỏi NHTƯ phải có nguồn dự trữ quốc tế ở mức có thể chủ động can thiệp thị trường. + thời kỳ “cung tiền” - Lấy chỉ tiêu cung ứng tiền làm neo cho CSTT có lợi điểm (so với neo tỷ giá) là tạo khả năng độc lập cao hơn cho NHTƯ trong điều hành CSTT. Bên cạnh đó, do không cần tập trung nhiều vào can thiệp tỷ giá (tỷ giá thả nổi) nên NHTƯ có cơ hội “toàn tâm, toàn ý” để kiểm soát tiền cung ứng hơn CSTT được neo bởi chỉ tiêu cung ứng tiền trong thực tế đã phát sinh nhiều hạn chế : - Chưa cho phép đánh giá một cách rõ ràng sự tương tác giữa chỉ tiêu cung ứng tiền và chỉ tiêu lạm phát - Sự ổn định giá cả thông qua tỷ lệ lạm phát thấp, ổn định chứ không phải là lượng tiền cung ứng m1, m2 hay m3 - NHTƯ chưa thể kiểm soát được chỉ tiêu cung ứng tiền một cách hiệu quả. + thời kì “mới” – “lạm phát mục tiêu” Sơ lược về lịch sử lạm phát ở việt nam. 2 Nhận xét: - Tình hình lạm phát của nước ta trong từng giai đoạn có nhiều biến động, một mặt do sự tác động của yếu tố bên ngoài là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công đang lan tràn, mặt khác do tác động của các điều kiện khách quan lẫn chủ quan trong nước. - Lạm phát bình quân tăng dần qua các giai đoạn và đạt mức 2 con số (11,4%) ở giai đoạn 2006-2010 - Tăng trưởng GDP bình quân cũng tăng theo ( từ 6.91% đến 7.51%). Nhưng đến giai đoạn 2006-2010, khi lạm phát cao thì tăng trưởng GDP bình quân đã giảm còn 7.02% => chính phủ chưa thực sự có những giải pháp đúng đắn, phù hợp trong một vài giai đoạn gây nên những tác hại cho nền kinh tế 3 2. Sơ lược CSTT: 2 xu hướng chính trước đây: - Tăng trưởng GDP. - Đa mục tiêu (chính là cùng một lúc theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau)  Hạn chế của hai xu hướng này: Thứ nhất, CSTT ảnh hưởng lên nền kinh tế mang tính dài hạn: ( Nghĩa là ảnh hưởng ko chính xác về mặt thời gian và đôi khi đẩy nền kinh tế vào trạng thái tiêu cực, đặc biệt là khi nó ko rõ ràng và nhất quán) Thứ hai: đường cong Philip trong dài hạn là một đường thẳng ( Nghĩa là sự đánh đổi tỷ lệ lạm phát cao lấy tỷ lệ tăng trưởng cao trong dài hạn là ko có. Trong ngắn hạn thì đường cong Philip thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát cao đổi lấy tỷ lệ thất nghiệp thấp & tỷ lệ tăng trưởng cao. Nhưng trong dài hạn thì tăng trưởng kinh tế bị giới hạn, đó là khi đạt được sản lượng tiềm năng, trong khi lạm phát vẫn cứ tiếp tục tăng lên do những dự tính của người dân) Thứ ba; độ lệch thời gian ( nghĩa là các nhà hoạch định chính sách thường cho rằng các cá nhân và công ty đưa ra quyết định tiêu dùng hay đầu tư trùng với thời điểm mà họ công bố CSTT. Tuy nhiên khu vực tư nhân thường đưa ra quyết định của mình dựa trên các dự tính trước của họ về CSTT, và khi họ nhận thấy động cơ mở rộng của các nhà hoạch định chính sách thì họ sẽ chủ động tăng giá và tiền lương  kết quả là các nhà hoạch định chính sách ko thể lừa được người lao động và các công ty  CSTT thất bại). II. CSTT LẠM PHÁT MỤC TIÊU: 1. Định nghĩa Quỹ tiền tệ quốc tế (imf) đã định nghĩa như sau: - CSLPMT là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. 4 - Các yếu tố khác bao gồm: phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định CSTT tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của NHTƯ để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. - Các quyết định về CSTT sẽ dựa trên: độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của CSTT Mishkin (2000, 2001): - công bố ra công chúng mục tiêu lạm phát định lượng trong trung hạn; - cam kết thể chế nhằm ổn định giá cả như một mục tiêu chủ yếu của CSTT; - chiến lược thông tin bao gồm nhiều biến số (không chỉ có tổng cung tiền hay tỷ giá hối đoái) được sử dụng cho việc thiết lập công cụ chính sách; - tăng tính minh bạch của chiến lược CSTT thông qua việc thông báo với công chúng và thị trường về kế hoạch, mục tiêu, những quyết định của NHTƯ - tăng trách nhiệm giải trình. Geoffrey heenan, mareel peter, và scott roger (2006): - thỏa thuận thể chế về sự hỗ trợ lạm phát mục tiêu (bao gồm tính độc lập của NHTƯ, trách nhiệm giải trình, thỏa thuận về việc đưa ra quyết định); - thiết kế lạm phát mục tiêu; - chính sách truyền thông của NHTƯ 2. Một số vấn đề cần làm rõ: a. Tính độc lập của NHTW: được thể hiện thông qua: + Xác định rõ cơ chế hoạch định CSTT là như thế nào? + NHTW có toàn quyền thực thi CSTT hay không? + Trách nhiệm của NHTW khi mục tiêu không đạt được? 5 b. Lượng hóa mục tiêu: hay đặt ra mức lạm phát hợp lý: + Mức lạm phát nên là một con số hay là một khung giá trị biến thiên? + Lạm phátmức 0% có tốt cho nền kinh tế? Giải thích cho vấn đề trên : Trong tỷ lệ lạm phát luôn có những sai số do đo lường cũng như xu thế tăng có thể chấp nhận được của giá cả. Đó là xu hướng tăng giá do sự đầu tư đổi mới làm chất lượng hàng hóa tăng lên hoặc sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng dẫn đến thay đổi giỏ hàng hóa tính CPI. Vì vậy có thể hiểu mức lạm phát 0% lại tương đương với việc tiềm ẩn nguy cơ thiểu phát đ/v nền kinh tế. Hơn nữa lạm phát là 1 hiện tượng kinh tế phức tạp, chỉ số lạm phát được tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu, nên việc chỉ dùng 1 giá trị duy nhất để đánh giá lạm phát là một điều ko hợp lý. Điều đó khiến cho NHTW mất đi tính linh hoạt trong điều hành CSTT để đối phó lại với các biến động thường xuyên của nền kinh tế.  vì vậy hầu hết các quốc gia đã thực hiện CSLPMT đều nhất trí đặt mục tiêu là một khung giá trị, có cận dưới lớn hơn 0% còn cận trên thì tùy thuộc vào điều kiện từng quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. So sánh lạm phát mục tiêu ở một số quốc gia: Kể từ khi New Zealand áp dụng CSLPMT từ năm 1990 đến nay, đã có gần 30 quốc gia áp dụng CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu. Bảng 1: Động cơ áp dụng CSLPMT: 6 Các nước IT Nhằm ứng phó với hoạt động kinh tế nghèo nàn Sự bất ổn định của tỷ giá hối đoái Gia nhập EMU Neo các kỳ vọng lạm phát Brazil X X Chile X X CH Séc X X Canada X New Zealand X X Tây Ban Nha X X V.Quốc Anh X Đa số các nước chuyển sang CSLPMT do sự bất ổn về tỷ giá hối đoái; cần có neo danh nghĩa cho các kỳ vọng lạm phát; một số nước áp dụng lạm phát mục tiêu nhằm ứng phó với hoạt động kinh tế nghèo nàn; một số nước khác nhằm đáp ứng yêu cầu gia nhập Liên minh Châu Âu. Ta có thể thấy 2 nguyên nhân chính dẫn đến áp dụng CSMTLP: -Thứ nhất, nhóm lý do kỳ vọng một cơ chế CSTT mới hiệu quả hơn. Vd: các nước công nghiệp phát triển như newzealand, vương quốc anh và một số nước chuyển đổi như cộng hòa séc, ba lan, hungary…-Thứ hai, nhóm lý do từ cú sốc về khủng hoảng tài chính tiền tệ hoặc bị tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ trước đó . Vd: brazil, mexico, nam phi, thái lan, hàn quốc, Bảng 2: So sánh CSMTLP của một số nước a. Về thời điểm áp dụng: thì New Zealand là nước đi đầu trong việc thực hiện CSMTLP một cách trực tiếp ( trước đó là Đức nhưng được xem là gián tiếp). Sau đó là Canada và NHTW Châu Âu ECB cũng đưa ra quyết định áp dụng chính sách này, đã thực thi một cách rất linh hoạt và hết sức thành công. 7 b. Về chỉ số lạm phát mục tiêu: lúc đầu thực hiện thì New Zealand đã xác định khung mục tiêu của mình là 0%-2% nhưng sau đó nhận thấy rằng sự phát triển kinh tế ở mức lạm phát 1.9-2.1% là như nhau nên đã mở rộng khung lạm phát từ 0-3%. Điều kiện kinh tế lúc mới bắt đầu của Canada là lạm phát rất cao, thất nghiệp gia tăng, kinh tế trì trệ… nên NHTW quyết định chọn giá trị này là 3% ( biên độ dao động 2-4%) sau đó giảm dần theo thời gian, cho đến bây giờ là 2%( biên độ dao động 1-3%). Các nước đi sau rút ra được nhiều kinh nghiệm nên ECB đã công bố mức 2% là hợp lý và cho một biên độ dao động nhỏ hơn và gần 2%. c. Về tính độc lập của NHTƯ: + Hoạt động của Ngân hàng Dự trữ New Zealand mang tính luật định cao được quy định trong các thoả ước mục tiêu chính sách nhưng thực ra lại là tính độc lập tương đối, nghĩa là một mặt NHDT New Zealand độc lập trong việc thực thi CSTT, nhưng mặt khác nó lại không độc lập trong việc hoạch định CSTT mà những mục tiêu phải do “Sự thoả thuận giữa Bộ Tài chínhChính phủ”, NHDT chỉ hoạt động như một đại lý của Chính phủ mà thôi. +Trong khi đó với Canada, NHTƯ lại là đối tượng của “học thuyết trách nhiệm tay đôi”, tuy mục tiêu lạm phát được công bố là “sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHTƯ” nhưng sự kiểm soát CSTT cuối cùng lại được đặt dưới quyền của Bộ Tài chính, điều này có nghĩa là Bộ trưởng có thể buộc Thống đốc phải thực hiện một CSTT cụ thể bằng một chỉ thị (thường sẽ đi kèm với việc Thống đốc phải xin từ chức). + Trong khi đó, ngay từ khi ra đời trong “Hiệp ước về việc thành lập liên minh châu Âu” đã có những điều luật quy định tính độc lập tuyệt đối cho ECB trong cả hoạch định lẫn thực thi CSTT. Những quyết định về mục tiêu lẫn cách thức làm sao đạt được những mục tiêu đó chỉ do ECB quyết định. d. Về công cụ đo lường lạm phát: +Cả 3 nước này đều nhất trí sử dụng chỉ số CPI bởi vì đặc tính phổ biến, dễ hiểu và được công bố một cách công khai thường xuyên của nó 8 +khác biệt chỉ là ở việc ECB sử dụng chỉ số HICP. Về bản chất, HICP tương tự CPI nhưng được tính theo phương pháp thống kê cân đối giữa các quốc gia thành viên của EU. + bên cạnh đó cả 3 nước đều sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản vì cho rằng chỉ số này thể hiện rõ hơn những xu hướng biến động trong dài hạn của lạm phát vì nó đã loại trừ các tác động mang tính ngắn hạn và có thể nhanh chóng mất đi như New Zealand loại trừ khỏi CPI tác động của lãi suất, Canada loại trừ tác động của giá lương thực và năng lượng, trong khi ECB loại trừ biến động của thực phẩm chưa qua chế biến . - Về sự công khai minh bạch: Để thực hiện điều đó, ngoài việc thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, những tham luận của các quan chức cao cấp của NHTƯ và Chính phủ, những chuyến công tác của các Thống đốc, các nước này đều rất chú ý cho ra các báo cáo một cách thường xuyên: • New Zealand phát hành bản “Tuyên bố CSTT” đều đặn hàng quý từ 3/90 • Canada nửa năm một lần cho ra “Báo cáo CSTT” từ 5/95 và các “Cập nhật báo cáo CSTT” xen giữa. • Trong khi đó ECB còn thường xuyên hơn đều đặn hàng tháng đều cho ra “Báo cáo CSTT” của mình đến với các chủ thể trong nền kinh tế. Những báo cáo này thường xuyên được cải biến để ngày càng trở nên sinh động dễ hiểu bằng nhiều đồ thị, biểu đồ, hình ảnh nhằm thu hút hơn và bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với những hoạt động của NHTƯ. 3. Ưu nhược điểm của LPMT: a) Ưu điểm: • Xác lập một khuôn khổ CSTT minh bạch với sự bảo đảm bằng trách nhiệm và uy tín bởi NHTW 9 • Tạo cho NHTW sự tập trung cần thiết , có quyền tự do, linh hoạt và quyền tự quyết nhất định trong điều hành CSTT. • Tính độc lập tương đối của NHTW được duy trì nên NHTW có thể bảo vệ tốt nền kinh tế trước những cú sốc xảy ra trong và ngoài nước • Do hướng vào một mục tiêu duy nhất là lạm phát nên CSTT LPMT đã tạo tiền đề cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác phát triển ổn định trong dài hạn như tăng trưởng, việc làm,… b) Nhược điểm • Do cơ chế ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm trong điều hành CSTT LPMT nên chính NHTW có thể chịu hậu quả nặng nềnếu hiệu quả của nó dẫn tới lạm phát cao chứ không phải là lạm phát thấp và ổn định. • Do các hiệu ứng của chính sách lên lạm phát có độ trễ về mặt thời gian nên NHTW không dễ dàng kiểm soát được mức lạm phát • Việc cố gắng để đạt được lạm phát mục tiêu có thể tạo nênmức tăng trưởng không bền vững của công ăn việc làm và sản lượng. • Do cơ chế ràng buộc thông tin giữa NHTW và công chúng nên CSTT LPMTluôn phải công khai minh bạch, gắn liền với trách nhiệm cao của NHTW trong khi không phải lúc nào họ cũng có thể đáp ứng yêu cầu này III. BÀI HỌC KINH NGHỆM: 1. Nhận định của các nhà kinh tế: Mishkin (2004). Những khó khăn và khác biệt bao gồm: 10 - các định chế tài khóa yếu kém - các định chế tài chính yếu kém - mức độ tin cậy thấp của các định chế tiền tệ, - tình trạng đô la hóa - tính dễ bị tổn thương của các nước này trước sự dừng lại đột ngột của dòng vốn vào. Theo charles freedmand và inci otker-robe (2010) có ba điều kiện cốt lõi để hoạt động lạm phát mục tiêu, đó là: - Mục tiêu lạm phátmục tiêu ưu tiên trong các mục tiêu của CSTT; - Không có áp chế tài chính - Độc lập về công cụ CSTT (NHTƯ chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng các công cụ CSTT) 2. Bài học thực tiễn: Một là, “Lựa chọn CSMTLP phải trên cơ sở sau một thời kỳ kiềm chế lạm phát thành công”. Điều này sẽ giúp tạo ra niềm tin của công chúng vào khả năng của NHTƯ trong việc thực thi các mục tiêu mình đã định ra cũng như tạo tiền đề cở sở cho việc kiểm soát lạm phát về sau. [...]... quan, do đeo đuổi CSTT đa mục tiêu + sử dụng Tổng phương tiện thanh toán M2 làm mục tiêu trung gian nên NHNN ngày càng khó khăn trong việc kiểm soát 14 lạm phát Những năm gần đây, lạm phát tăng nhanh nhưng NHNN chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát lạm phát  cần tìm một neo mới cho chính sách tiền tệ sao cho có thể chủ động kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, duy trì lạm phátmức thấp và ổn định... Hoàn thiện phương pháp xác định chỉ số lạm phát (CPI) - Nhóm giải pháp hỗ trợ: + Đẩy mạnh công tác truyền thông về lạm phát mục tiêu; + Nâng cao năng lực dự báo lạm phát; + Phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính; + Củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng; Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHTW; Phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; ... mục tiêu: cho phép biên độ giao động là ± 2% hoặc ít hơn  biên độ trên vừa đảm bảo ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát và vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu - Công cụ truyền dẫn lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm cho thấy các nước áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu đều vận hành chính sách thông qua công cụ lãi suất chủ đạo của ngân hàng trung ương để tác động vào lãi suất thị trường b) Giải... chế lạm phát thành công, chỉ số lạm phát đang giảm xuống Trong khi đó, mức lạm phát tại Việt Nam từ năm 2004 tới nay biến động phức tạp, áp lực lạm phát ngày càng tăng  trong thời điểm hiện tại NHTƯ chưa thể áp dụng được ngay CSLPMT hoàn toàn mà khởi đầu, chúng ta có thể áp dụng lạm phát mục tiêu ngầm định - Về mặt kỹ thuật, để đưa ra CSLPMT ít thách thức đòi hỏi NHTƯ phải có khả năng dự báo lạm phát. .. ứng nguồn vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển đất nước 2 Hạn chế của CSTT: - hệ thống các tiêu chí tiền tệ của NHNN chưa thực sự rõ ràng để truyền tải tác động của các quyết định chính sách đến mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng của CSTT - điều hành các công cụ CSTT chưa đạt hiệu quả cao do : +CSTT chủ yếu còn mang tính ngắn hạn + sự chi phối quá sâu của chính phủ làm giảm... pháp tính toán và đo lường lạm phát - Nâng cao chất lượng thống kê - Đưa số liệu chuỗi về cùng gốc so sánh - Công tác thống kê cần khẩn trương, chính xác + Công tác dự báo lạm phát - Dự báo lạm phát có thể được xem như là mục tiêu trung gian của các chính sách - Còn hạn chế do thiếu hụt dữ liệu, thiếu một hệ thống thông tin để cập nhật kịp thời những thay đổi trên thị trường tài chính và cán bộ có trình... lấy lạm phát làm mục tiêu ở việt nam a) Lựa chọn và xử lý cấu trúc kỹ thuật - Thời điểm áp dụng: IT ngầm định  FFIT + ban đầu Việt Nam có thể áp dụng CSMTLP ngầm định + sau đó khi nền kinh tế đang có mức lạm phát thấp hoặc lạm phát được kiểm soát và các thể chế liên quan cho phép Ngân hàng Trung ương thực hiện CSLPMT hiệu quả sẽ là thời điểm áp dụng CSLPMT hoàn toàn (FFIT) - Khung lạm phát mục tiêu: ... trưởng kinh tế cao bằng mọi giá, chống lạm phát đòi hỏi phải có sự đánh đổi  tạo tiền đề ủng hộ việc áp dụng CSMTLP trong tương lai của NHTƯ 4 Điều kiện tiên quyết để Việt Nam áp dụng thành công CSLPMT: - Ổn định giá cả phải là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ Luật NHNN năm 2010 đã làm rõ kiềm chế lạm phát, duy trì lạm phátmức thấp và ổn định là mục tiêu số một - NHTƯ chủ động hoàn toàn... liên quan đến lạm 12 phát sẽ gần hơn với những gì mà NHTƯ mong muốn và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn sẽ rơi vào khung mục tiêu đã đặt ra Các khía cạnh có thể đề cập đến: - Bên cạnh các kênh thông tin chính thức phải chú ý quan tâm cả đến những kênh không chính thức (các bài tham luận, phát biểu, phát hành báo chí, trang web ) - Gia tăng cam kết trách nhiệm của NHTƯ trong việc thực thi các mục tiêu đã đặt... phép xung đột với các chính sách kinh tế vĩ mô khác” Ngoài CSTT, bất cứ quốc gia nào cũng còn phải thực hiện nhiều các chính sách kinh tế vĩ mô khác Việc đặt ra các chính sách chồng chéo và xung đột lẫn nhau tất sẽ gây ra những khó khăn cho các cơ quan chủ quản trong việc thực thi các chính sách này Vì vậy ngay từ khi hoạch định chúng ta đã phải cố gắng làm sao cho các chính sách này không có xung . lõi để hoạt động lạm phát mục tiêu, đó là: - Mục tiêu lạm phát là mục tiêu ưu tiên trong các mục tiêu của CSTT; - Không có áp chế tài chính - Độc lập. phải là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Luật NHNN năm 2010 đã làm rõ kiềm chế lạm phát, duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định là mục tiêu số

Ngày đăng: 13/03/2014, 13:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tình hình lạm phát của nước ta trong từng giai đoạn có nhiều biến động, một mặt do sự tác động của yếu tố bên ngoài là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ  - chính sách mục tiêu lạm phát
nh hình lạm phát của nước ta trong từng giai đoạn có nhiều biến động, một mặt do sự tác động của yếu tố bên ngoài là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ (Trang 2)
Bảng 2: So sánh CSMTLP của một số nước - chính sách mục tiêu lạm phát
Bảng 2 So sánh CSMTLP của một số nước (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w