1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ngụ ngôn thời bấn loạn

28 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 260 KB

Nội dung

Ngụ Ngôn Thời Bấ n Loạn -Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh Ngụ ngôn 1 Chuyện kể có ba anh thời nhiễu nhương cứ phải đi xin xỏ chuyện này chuyện nọ. Anh thứ nhất nói: - Đi xin hoài cái lưng cứ còng xuống mệt quá. Anh thứ hai bảo: - Cái lưng anh còng còn đỡ. Tôi đi xin lưng đã còng mà gối còn phải khuỵu xuống. Anh thứ ba cười: - Cứ như tôi thì khoẻ, xin mà lưng vẫn thẳng. Hai anh kia tròn mắt lấy làm ngạc nhiên lắm. Không ngờ anh thứ ba bình thản nói: - Mỗi lần đi xin, để giữ lưng được thẳng, tôi nằm xuống luôn. Ngụ ngôn 2 Mục đồng ngồi im nhìn đàn gia súc bị đánh xé. Lòng cũng hơi buồn nhưng mục đồng nghĩ: -Thôi hy sinh một ít để bảo vệ mấy con còn lại, chứ mình nói gì thì mình cũng bị dẫn đi với mấy con kia, ai sẽ đóng cửa nhà đêm nay? Mùa đông đến, đếm lại gia súc chẳng còn bao nhiêu, con thì bị đánh tơi tả, con thì sợ quá bỏ chạy, con thì buồn nên bỏ ăn mà chết. Lại mùa hè, mục đồng lùa gia súc ra đồng cỏ, ngó mông lung chẳng thấy còn con nào. Mục đồng tự an ủi: -Thôi cũng còn niềm vui là được nhìn gia súc hàng xóm với mấy anh mục đồng kia vậy. Nói rồi, mục đồng lững thững chống gậy đi vòng vòng. Nước mắt trào ra nhưng đã trễ. Ngụ ngôn 3 Con mèo gặp con cọp và bảo: - Ông to đầu mà ngu quá. Cọp gầm lên: - Ngungu cái gì hỡi loài mèo ranh kia. Mèo nhỏ nhẹ: - Như tôi chỉ lo ăn chuột nên người muốn nuôi. Còn ông cứ gặp người tốt là xơi, gặp người hiền không từ, vào nhà thờ, chùa chiền cũng xơi cả các bậc chân tu. Cọp vênh mặt: - Thế thì sao? Mèo đáp: - Thì cả loài người ghét ông và ông ăn không ngon ngủ không yên, nhìn đâu cũng thấy bẫy! Ngụ ngôn 4 Ghế bảo bàn: - Tôi mới quan trọng, ai cũng muốn giữ. Còn ông có cũng được không cũng chẳng sao. Bàn cười: - Nhưng không có tôi thì ông cũng chẳng ích gì. Con mèo nhỏ ngồi bên lẩm bẩm: - Thiên hạ giữ ghế mà không lo giữ bàn, thật là uổng phí! Ngồi ghế mà không có bàn thì chỉ là nghỉ chân chứ làm được gì. Ngụ ngôn 5 Có một chiếc ghế có người ngồi và những ai chưa ngồi cứ hay ngấp nghé. Anh đang ngồi đứng lên, lập tức có người hỏi: - Hưu à? - À không, tớ đi uống nước. Một lúc sau anh lại đứng lên. Người khác hỏi: - Về quê à? - Không, tớ đi uống thuốc. Lại đứng lên. Lại có tiếng hỏi: - Lần này thì nhường chứ? - Nhường thế nào được! Lần này tớ đi kiếm cái gậy, ngồi lâu đã nửa thế kỷ, mỏi lưng còn có cái để chống, chứ không té bò càng ra sàn nhà sao! Ngụ ngôn 6 Người ngồi câu cá, lâu lâu mới được một con. Chim nay trên trời sà xuống mổ lia lịa, bắt cá liên tu. Người cau mày nhìn chim: - Mổ nhanh thế được cái gì? Chim bảo: - Ông ngồi câu cứ như đối thoại mà chẳng dám lên tiếng, tưởng cá nó nghe ông chắc! Chiều lại chim và người ngồi đếm cá. Người câu được hai con cá rô và một con cá cơm, cùng vô số rong rêu. Chim gõ liên hồi cũng được vài ba rổ cá. Người cằn nhằn: - Quái nhỉ, mình cẩn trọng thế sao chẳng có kết quả. Chim bảo: - Không phải ông cẩn trọng, mà ông tưởng lầm rằng cứ ngồi im rồi Trời sẽ giúp. Hãy tự giúp mình trước khi Trời giúp cho, ông ạ. Ngụ ngôn 7 Bầy chiên đang vui vẻ tung tăng thì bỗng mất vui. Chẳng phải đau ốm gì, dù có hơi đói. Chẳng phải khát nước, dù uống nước không đã lắm. Chẳng biết vì sao mà mỗi con chiên đều mọc hai cái u phía tên vành tai. Chắc là u lành thôi. Mà có cái lạ là con nào cũng mục hai cái u như thế. Ngày qua ngày, hai cái u mọc dài, cong và nhọn như sừng trâu. Hoá ra chiên mọc sừng chứ có phải u gì đâu. Mà sao chiên lại mọc sừng như trâu hay nai được. Lạ quá. Mấy con chiên đầu đàn cố tìm nguyên do. Một buổi tối, chúng nghe tiếng kẽo kẹt của cửa chuồng chiên. Chúng nấp sau phên liếp, cố mở to mắt nhìn. Một bàn tay, lông đen dày phủ kín, thò vào khung cửa. Chủ chăn lấp ló, và rồi nắm bàn tay ấy, mân mê, hôn hít. Mấy con chiên hiểu ra sự thể, vừa chạy về vừa khóc. Cả đoàn chiên mọc sừng vì chủ chăn ngoại tình với một mụ già có tên là quyền lực thế gian! Ngụ ngôn 8 Lớp học của các con thú rừng bị giải tán. Thầy cô chúng nó phải bỏ nghề đi kiếm trái cây ăn qua ngày. Mấy con cọp phụ huynh hùng hổ là thế giờ cũng lặng lẽ kiếm suối mà vục đầu uống nước. Phụ huynh thỏ con vốn nhanh nhẹn, bây giờ cũng lờ đờ. Oái oăm nhất là phụ huynh của chú voi con, dáng nặng nề cục mịch mà phải nhờ phụ huynh em rùa cõng về vì đã kiệt sức. Chỉ có mấy đứa học trò là vui. Trò voi đi uống nước thả giàn. Trò cọp đi kiếm ăn trong rừng già. Trò rùa thì đi kiếm trò thỏ rủ chạy đua. Điều gì khiến trường tan tác vậy? Giới báo chí săn lùng tin, thì được báo: đổi sách giáo khoa hoài nên đã hết giấy in, và cây rừng dùng làm giấy cũng sắp cạn! Ngụ ngôn 9 Cặp vợ chồng già cô đơn trong căn lều quạnh hiu bên dòng suối nhỏ. Hai người giống hệt nhau ở chỗ là luôn để bàn tay mặt ngang ngực, bàn tay trái đưa ra phía trước dưới đùi, mà miệng thì há ra. Họ ăn trái rừng không cần mở miệng (vì đã mở sẵn). Họ nhặt lá bằng tay trái, họ thu dọn đồ để trên cao bằng tay phải. Họ không hề ngậm miệng, tay trái không hề đưa lên cao và tay mặt không hề để xuống thấp. Người dân làng lấy làm lạ, nhưng không dám hỏi vì sao. Dần dà những động tác của hai ông bà già thành quen thuộc chẳng còn ai chú ý làm gì. Bỗng một hôm có cụ già râu tóc bạc phơ đi ngang qua, nhìn cặp vợ chồng rồi bật cười ha hả. Cụ lẩm bẩm: -Hiếm lắm, hiếm lắm. Dân làng tò mò hỏi, cụ từ tốn đáp: -Hai người đó lúc còn trẻ làm cơ quan, miệng la hét, tay phải ký, tay trái nhận cái gì đó dưới gầm bàn. Già rồi không đổi thói quen được. Nhưng làm nghề ấy hiếm ai sống đến tuổi này! Ngụ ngôn 10 Anh chồng cứ lấy búa đập đập vào chân. Chị vợ đứng nhìn một lúc lấy làm lạ bèn lên tiếng hỏi: -Anh làm gì mà cứ tự đập chân mình như thợ hàn gõ sắt thế kia?. Anh chồng trả lời: -Anh bị nhức đầu quá nên đập cho chân đau quên nhức đầu. Chị vợ bảo: -Anh sâu sắc thế sao không đi làm việc xã hội. Chồng cười ngờ nghệch: -Như thế mà sâu sắc cái nỗi gì. Đứa con nhìn cha rồi lại nhìn mẹ: -Sao mẹ bảo đau chỗ này đập chỗ kia là sâu sắc hở mẹ?. Chị dí ngón tay vào trán con: -Cái đau lớn làm mình xót nhiều. Cứ lái cảm giác vào chỗ ít đau hơn do mình tạo ra sẽ quên cái đau lớn ấy đi. Đứa con bảo: -Mẹ nói gì con chưa hiểu. Ba làm thế cũng chỉ mẹ hiểu. Mẹ xua tay: -Thôi con lấy xe đi học đi. Cứ than phiền đường bị đào, học thêm tràn lan và những cái đại loại như thế nghe con. Quên những cái khác cho đỡ đau đầu! Ngụ ngôn 11 Mưa. Mưa to nhà dột nhiều. Mưa nhỏ nhà dột ít. Lúc này dột chỗ này, lúc khác dột chỗ khác. Có lúc dột khắp nơi. Chủ nhà lấy thùng hứng chỗ này, thấy nhà khô được ít lâu. Rồi lại dột chỗ khác. Chủ nhà lấy thau hứng. Một hôm mưa to hơn mọi khi. Nhà dột khắp nơi. Hai ba xô, bốn năm thùng, sáu bảy chậu, cuối cùng cả nhà toàn nước. Chủ nhà buông tay đứng nhìn, nhưng lòng vẫn tự hào nghĩ: -Dột thế nhưng ta vẫn hơn thiên hạ nhiều. Tạnh mưa. Chủ nhà leo lên nóc nhà định hàn mấy chỗ dột. Nhưng mà than ôi, có còn mái nhà đâu? Nó đã bị ai dỡ mất tự lúc nào. Nhà còn được che đôi chút là những tàn cây rậm rạp từ nhà bên cạnh phủ qua! Ngụ ngôn 12 Con chồn ngồi trong bóng tối nhìn ra. Chú thỏ đi qua. Chồn gọi to: -Thỏ ơi. Chú thỏ nghe tiếng chồn sợ quá phóng chạy mất. Lần thứ nhì thỏ đi qua. Chồn không gọi to nhưng chỉ thì thầm: -Thỏ ơi thỏ à. Thỏ nghe tiếng êm ái, nhưng biết là tiếng của chồn, nên cũng vội co giò phóng nhanh vào hốc núi. Thỏ thừa biết là dù có êm ái đến bao nhiêu thì cái loại âm thanh ấy cũng là của chồn hay sói thôi. Chồn tức giận nghĩ cách khác để bắt thỏ. Lúc ấy có con rùa đi ngang qua. Chồn nhảy ra chặn con rùa lại và bảo: -Tao sẽ ăn thịt mày nếu mày không giúp tao chuyện này. Rùa hỏi chuyện gì. Chồn bảo mày cứ ngồi đây, chờ thỏ đi qua, mày dụ thỏ ở lại giùm tao. Rùa sợ hãi nên chấp nhận liền. Thỏ nhởn nhơ đi qua, vừa đi vừa hát. Chợt trông thấy con rùa, thỏ cười khinh khi. Rùa nói: -Tôi buồn quá, đi chẳng tới đâu cả. bạn ở lại chơi với tôi mấy phút. Thỏ hỏi: -Chơi trò gì? Rùa tinh quái: -Chạy đua ấy mà. Thỏ đinh ninh mình sẽ thắng nên nói: -Tôi nhắm mắt chạy cũng nhanh hơn bạn. -Vậy bạn nhắm mắt lại đi. Thỏ vừa nhắm mắt, rùa la to: -Chuẩn bị, 1…2… . Rùa vừa la: -3… là chồn phóng ra vồ lấy thỏ. Và dĩ nhiên chồn cũng tóm luôn chú rùa vừa chậm chạp vừa khờ dại, tưởng mình là “trung gian đối thoại”! Ngụ ngôn 13 Bố bảo: -Con học giỏi vào cho nhà ta nở mặt nở mày. Mẹ bảo: -Tốn bao nhiêu tiền cũng học, học đủ thứ chuyện để khoe với hàng xóm. Lớn lên một chút, con oằn vai vì sách vở, con nặng trí vì nhồi bao nhiêu thứ trong đầu. Cuối cùng con thành đạt. Bố nở mặt mẹ nở mày (không hề kẻ lông mày). Người quen của bố khen: -Đúng con nhà tông. Người quen của mẹ ca tụng: -Đầu tư thật không phí. Đêm về con khóc. Không ai nhìn thấy chiều nay một bà cụ chỉ gậy vào mặt con: -Học cho nhiều vào, đầu lú cả rồi. Thấy bà bị cướp, sao con ngồi im ru? Ngụ ngôn 14 Con diều bay cao, cao thật là cao. Chỉ vào chim sẻ, diều bảo: -Mày nhỏ xíu, chẳng có màu sắc gì, lại bay thấp, thôi về nhà ngủ đi. Thấy chim nhạn chao cánh, diều cười: -Bay thế mà cũng bay. Xem ta lượn rực rỡ đây này. Bay ngang chỗ chim én, diều bảo: -Báo mùa xuân à? Một con én làm gì được mà đòi loan với báo? Cứ ở đấy mà loan tin, mà cầu hoà bình. Diều đang thích chí cười hềnh hệch thì bỗng chú bé quăng dây diều, chạy đi coi đám Sơn Đông mãi võ. Con diều bị gió thổi bay là là rồi vướng vào bụi gai. Chim sẻ hỏi: -Sao không bay nữa? Diều khóc: -Tôi mà bay cái gì, chỉ nhờ thằng bé giật dây thôi. Ngụ ngôn 15 Khi cướp xông vào nhà, người nhà ngồi bó gối nhìn chuông báo động và những dụng cụ chống trộm. Họ không biết có nên lên tiếng hay không. Họ chờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn để họ biết phải làm gì. Trộm cười mỉa, vơ vét hết tài sản, rồi đến bắt tay từng người, hỏi móc: -Có ý kiến gì không? Đại diện người nhà hát lên bài “Hồng hồng đỏ đỏ”. Rồi vỗ tay vang rền. Khi trộm đi rồi, tiếc của, người ta vào phòng ngồi khóc, than trách sao Chúa Thánh Thần không hiện ra giúp đỡ mình. Bỗng họ nghe tiếng Chúa Thánh Thần: -Ta đã hối thúc các ngươi chỉ làm việc đơn giản là ấn nút chuông báo động và ấn nút cho chiếc cửa sắt khoá lại, sao các ngươi không làm mà chỉ lo hát bài ca ngợi người chống đối Ta? Ngụ ngôn 16 Mèo ngồi im trong xó bếp chờ chuột ló đầu ra để xơi tái. Chuột thập thò chẳng dám bò ra kiếm đồ ăn dù bụng đã đói meo. Bỗng chuột nghĩ ra một kế tàn nhẫn. Nó chặn bắt con thằn lằn, nấp dưới gầm tủ, ngoạm đầu thằn lằn và thò đuôi con vật bị bắt này ra ngoài. Nó nghĩ rằng mèo sẽ tưởng đó là đuôi chuột nên nhảy đến chộp lấy, và cuối cùng chỉ ăn được thằn lằn, còn nó lợi dụng cơ hội mèo say sưa, sẽ bò đi… Không ngờ mèo tinh ranh hơn nhiều. Nhìn lướt qua, mèo biết ngay đấy là đuôi thằn lằn. Biết mưu mô của chuột, mèo bảo con trai: -Mẹ sẽ dụ chuột cho nó chú ý, con vòng ra sau tủ ngậm đuôi nó cho mẹ. Chuột trong lòng hí hửng chờ mèo mẹ vồ thằn lằn, không ngờ cả cái đuôi của nó bất ngờ nằm trong miệng chàng trai mèo nhỏ nhắn. Hắn hết hồn nhả con thằn lằn ra và lạy như tế sao. Mèo mẹ nhìn nó và chậm rãi nói: -Nếu sợ chết thì cứ trốn, đừng có đem người cùng nhà ra làm vật tế sinh, nhớ nhé. Ngụ ngôn 17 (Cảm hứng từ bài giảng “Truyền Thông” của Cha An Thanh CSsR) Sau những ngày hạn hán, cây rừng xác xơ. Một ngày sau cơn hạn hán, rừng mở hội giao mùa. Chim muông ca hát líu lo, tiếng ca vút cao làm say đắm muôn loài. Rồi những bước luân vũ của loài sư tử, loài trăn Nam Mỹ và cả loài báo Úc châu, đẹp mê hồn. Và rồi muôn loài mê mẩn nhìn dáng biểu diễn màu sắc của loài công từ khắp muôn nơi. Bỗng có một chú chim sâu nhỏ bé cất tiếng hát. Các con thú nhìn chú chim non chê trách: -Bạn có phải là ca công chuyên nghiệp đâu nào? Có tiếng khác vọng lại: -Bạn cũng chỉ là tân binh, hót với chả hát. Và lại có tiếng cười: -Bạn có đăng ký làm ca công chính thức chưa? Hay cũng chỉ là của nhóm nào gửi tới? Chú chim bé nhỏ chỉ mỉm cười không nói. Bất chợt chú cất tiếng ca, tiếng ca nhẹ nhàng, không điêu luyện nhưng xoáy sâu vào lòng muông thú. Chẳng ai hiểu vì sao tiếng ca của chú chim sâu nhỏ bé lại tuyệt vời đến thế. Rồi cuối cùng, chúa tể sơn lâm bước đến và bảo: -Bài hát tuyệt vời vì lời ca nói lên sự thật này: Đấng Tạo Hoá là Chúa tể muôn loài. Ngụ ngôn 18 Đèn chùm trong Nhà Thờ toả sáng rực rỡ. Đã sáng vậy rồi mà đèn còn muốn rực rỡ hơn nên đồng ý cho tên trộm vào lấy các vật dụng trong nhà thờ, miễn là mỗi lần trộm vào ăn cắp đồ thì gắn thêm cho đèn chùm vài vật trang trí. Ngọn đèn chầu nhỏ bé không hài lòng nên nhắc đèn chùm hãy quên quyền lợi riêng mà cùng hiệp thông bảo vệ Nhà Thờ. Đèn chùm cười mỉa mai: -Chú nhỏ bé, có ai nhìn chú đâu mà phải lo chứ? Tôi đây ai cũng nhìn nên tôi cần phải chăm chút cho thân tôi. Chú đừng có phàn nàn. Cứ thế, đèn chùm mỗi ngày một đẹp rực rỡ, còn tài sản Nhà Thờ ngày một vơi đi. Tên trộm ăn cắp mãi rồi Nhà Thờ cũng hết tài sản. Cuối cùng hắn tháo luôn cầu dao điện và lấy cả dây điện trong Nhà Thờ. Điện cúp, đèn chùm tắt, chẳng còn vẻ rực rỡ thường ngày, chẳng ai buồn nhìn lên nó. Ngọn đèn chầu lúc bấy giờ lại toả sáng hơn, tuy nhỏ bé nhưng ánh sáng đẹp dịu dàng. Đèn chùm buồn rầu nhìn đèn chầu và nói: -Tôi chẳng còn gì. Lúc tôi rực rỡ, người ta nhìn tôi chẳng nhìn Chúa Giêsu. Lúc tôi tắt đi, chẳng ai còn nhìn tôi. Còn chú, chú giúp người ta nhận ra có Chúa Giêsu đang ngự trong Nhà Tạm. Tôi hoá ra chỉ là đồ trang trí mà thôi. Nói xong, đèn chùm bật khóc nức nở. Ngụ ngôn 19 Chủ nhà có giấy mời đi dự dạ hội ở xa. Người đầy tớ chặn ngay cửa và bảo: -Ông không được đi. Chủ nhà hỏi tại sao, tên đầy tớ trả lời: -Không biết. Chỉ thấy bảo vệ nói là ông không được ra khỏi nhà. Chiều đến, chủ nhà lại đi, lần này đầy tớ không nói gì. Vé xe đã nhờ bảo vệ mua. Các khoản tiền đã nhờ đầy tớ trả. Mất một lần rồi chẳng lẽ lại mất lần nữa? Chắc đầy tớ cũng biết thế nên cho chủ nhà đi. Khi chủ nhà ra đến trạm xe buýt, bảo vệ đến nói nhỏ: -Về nhà ngủ cho khoẻ. Rồi tự tay bỏ hành lý chủ nhà lên xe ôm. Nhiều năm sau, khi cả ba đều về già, ông chủ nhà vẫn ung dung thư thái dù ít được đi đó đi đây, còn anh đầy tớ và anh bảo vệ vì lúc trẻ quá đa đoan nên về già hom hem lụ khụ bệnh tật liên miên. Chủ nhà nhân hậu thỉnh thoảng cũng hay giúp đỡ ít nhiều. Một hôm ông chủ nhà vui miệng hỏi: -Sao lúc đó hai anh đối xử với tôi như thế? Anh bảo vệ và anh đầy tớ vừa khóc vừa nói: -Dạ, vì số tiền ông chủ đưa nhờ mua vé và các thứ, tụi tôi thua cá độ đá banh trước đó hết rồi, có mua được vé đâu mà để ông chủ đi! Vả lại cũng sợ ông chủ đi đây đi đó thì chuyện của tụi tôi ai cũng biết, xấu hổ lắm. Ngụ ngôn 20 Mùa thu không đến ở xứ này nhưng mỗi độ thu phân, một số loài cây cũng học được thói gian ngoa, giả vờ thay màu lá cho vàng để sánh vai với cây cỏ muôn phương. Lá đã úa vàng mà muốn xanh lại thì không thề, nhưng khi lá xanh mà muốn hoá ra vàng cũng là điều không dễ. Vậy cho nên các loài cây gian ngoa ấy phải họp bàn mưu kế. Cây thứ nhất bảo: -Hay là mình đừng hút nước từ rễ, để lá tự úa đi. Cây thứ hai nói: -Làm vậy có mà chết à? Dù sao ta cũng có tiếng là đỉnh cao cái đẹp. Cây thứ ba đề nghị: -Hay nhờ chủ vườn mua sơn màu vàng sậm phun lên. Cũng có lý. Thế là quyết định phun sơn được đưa ra. Nhưng một con sâu nằm dưới lá nghe được, sợ phun sơn lên thì nó sẽ chết dí, nên trong lúc thập tử nhất sinh nó nghĩ ra diệu kế mà các cây lá đều vỗ tay tán thành và thực hiện ngay tức khắc. Diệu kế gì vậy? Đơn giản lắm. Con sâu ấy bảo: -Chả phải sơn phết gì cả, các bác cứ cho vẽ khẩu hiệu treo ngay trước cổng vườn: Lá đã vàng theo mùa thu trông rất nên thơ! Ngụ ngôn 22 Những con diều hâu đang tung hoành trong vùng bỗng nhốn nháo vì có một con chim bồ câu trắng bay về đậu trên cành cây nhỏ, nhìn dáng hiền hoà ngơ ngác. Loài diều hâu vốn thích giương oai diễu võ, cho mình là chủ nhân của vùng đất phì nhiêu ấy. Chúng không thích bất cứ loài chim lạ nào bay đến, chúng càng ghét loài bồ câu, đơn giản chỉ vì bồ câu không ham đánh đấm. Diều hâu biết rõ là thức ăn của bồ câu khác thức ăn của chúng, mục tiêu bồ câu nhắm đến cũng khác, và ngôn ngữ loài bồ câu thì càng khác biệt. Bồ câu nói tiếng hiền hoà cứ như tiếng hát, và bồ câu không hề có những câu khẩu hiệu sáo rỗng mà diều hâu hay hú lên vào những buổi chiều tà. Vậy thì bồ câu có làm gì hại đến bấy diều hâu đâu. Tuy vậy, diều hâu biết rõ là chính sự dịu dàng của loài bồ câu có ảnh hưởng sâu rộng trên các loài thú trong vùng. Cho nên diều hâu quyết định khai trừ con chim ngây thơ hiền hoà ấy. Những con chim hoang dã điên cuồng bay ào đến nhắm bồ câu mà mổ thẳng xuống. Chú chim non tội nghiệp chỉ còn biết mấp máy cầu nguyện. Bỗng nghe tiếng “cạch” rợn người. Bồ câu mở mắt, những cánh diều hâu đã rơi hết xuống vực. Hoá ra vì quá ham đánh gục chú chim non, bầy diều hâu húc vào nhanh quá và chính xác quá nên bao nhiêu cái mỏ cong đụng nhau dữ dội, chỉ cách chú bồ câu đúng một phân. Với sức va chạm kinh hồn ấy, những con diều hâu gãy mỏ, đau đớn quá nên rơi cả xuống. Nhưng nếu chuyện chỉ có thế thì cũng chưa đáng nói. Ngày hôm sau, trên các lá cây và thân cây trong vùng, diều hâu cho viết lên dòng chữ: “Loài bồ câu đã phá hoại hoà bình, gây thương tổn cho những anh chị em có ước muốn chung sống đoàn kết yêu thương”! Ngụ ngôn 23 Những bông hoa giả vừa “ra lò” vội vàng chạy vào vườn hoa thật để khoe mình. Người ta nghe cuộc đối thoại sau đây giữa hai loài hoa (thật ra không phải giữa hai loài hoa mà là giữa loài hoa và loài ba hoa). Hoa giả bảo: • Nhìn tôi đây, đẹp biết bao, đủ các màu sắc. Có ai bằng tôi không? Các chị thì mỗi chị chỉ được một màu! Hoa thật cười: • Vâng, chúng em mỗi người một màu, do đó chúng em sống liên đới để tạo thành vườn hoa muôn sắc, chị nhiều màu mà đứng riêng thôi, chứ có vườn nào chứa được? Hoa giả thấy thẹn nhưng lại chống chế: • Ôi cái chuyện liên đới ấy xa vời quá. Như tôi đây khỏi gieo hạt, khỏi phân bón, khỏi nước gì cả mà lại chẳng bao giờ tàn. Hoa thật lại cười: • Vâng thì chị chẳng cần ai chăm sóc, nhưng chúng em cho đó là điều đáng buồn. Chị không bao giờ tàn nhưng lại sẽ cũ đi. Khi chị cũ, người ta chỉ quăng vào nơi xó tối. Còn chúng em tàn đi, rụng xuống và vui mừng nhìn thấy thế hệ tương lai vươn mình đẹp hơn. Hoa giả cảm thấy mình kém xa nhưng lại nói: • Nhưng này, ở xã hội bây giờ cứ thật hoài thì được cái gì? Từ trên xuống dưới có cái gì thật đâu mà mình phải thật. Vả lại giả như chúng tôi lại dễ bán. Lúc này thì chú bướm vàng mới lên tiếng: • Các em hoa giả ơi, hoa không chỉ để nhìn thôi, nhưng còn toả hương nữa, mà hương của hoa thì không ai giả được. Bông hoa giả nghe thế thấy xấu hổ chạy về và nói với đồng loại của nó điều nó tin là không làm nổi: “Phải bằng mọi cách chạy cho được mùi hương!” Ngụ ngôn 24 Mùa đông, những con dế mèn đào hang trên bờ ruộng để tránh nước lũ. Có một chú dế đề nghị: “Hay là mình đến chỗ vắng vẻ đào hang, chứ trên bờ ruộng thế này tôi thấy không ổn, bởi vì bọn trẻ như thằng Nhớn thằng Bé trong truyện của Tô Hoài đi đào dế mà thấy chúng ta hẳn sẽ thích và tóm chúng ta như chơi”. Nói thì nói vậy nhưng cuối cùng bọn dế cũng quyết định ở ngay trên bờ ruộng vì đó là đỉnh cao nhất rồi, nước dễ gì tìm đâu ra chỗ nào cao hơn để tránh những cơn lũ mùa đông. Vả lại, có một lý do sâu xa hơn mà chúng không nói ra. Chúng thích bị bọn trẻ bắt đem về vì sẽ được đi đá dế, sẽ có cỏ non mà xơi, khỏi lo vất vả bươn chải. Nhưng thật không may cho bọn dế lười ham ăn kia. Mùa đông ấy những nông dân ra canh ruộng ban đêm, chọn ngay đỉnh cao nhất để nghỉ lại. Họ dùng củi khô và rơm rạ đốt lửa sưởi ấm. Khói mịt mù khắp nơi. Những chú dế sặc sụa chui ra khỏi hang và tự động thiêu thân trong lửa đỏ. Mùi dế nướng lan xa. Còn những hang dế ở “đỉnh vừa”, nước chưa ngập thì các chú dế khiêm tốn hơn vẫn vui vẻ xơi cỏ, dù cỏ hơi úa. Ngụ ngôn 25 Cậu bé ôm cặp chạy ùa vào nhà, ướt như chuột lột. Tóc ướt nước chảy xoà xuống mặt, áo quần ướt như trong chậu giặt đồ, cặp trên tay cậu ướt như mới vớt dưới nước lên. Mẹ hốt hoảng thay đồ cho cậu, xoa dầu cù là, rồi nhét cậu vô chăn ấm. Ông bố có vẻ bực bội lắm vì nghĩ cậu bé quên đem áo mưa. Nhưng khi mở cặp cậu bé ra, ông càng giận hơn vì áo mưa được cậu gấp cẩn thận để trong cặp. Ông quát: “Sao con không chịu mặc áo mưa?” Cậu bé nói: “Dạ con sợ áo mưa bị ướt”. Ông bố kinh ngạc quát to hơn: “Áo mưa để mặc cho con khỏi ướt, con lại sợ ướt áo mưa mà để mình ướt hết là sao chứ hả”. Cậu bé vừa khóc vừa đáp: “Dạ bố ơi, chứ bố là người có trách nhiệm mà lại để cho người dưới mình phải khổ, chỉ có bố con ta là đầy đủ. Tụi bạn con nói bố là áo mưa nhưng bố khô, còn người cần khô thì ướt hết cả”. Ngụ ngôn 26 26a. Bánh mì nói với patê và bơ: “Nhà ngươi chẳng được tích sự gì, chỉ làm thứ cho ta nuốt vào bụng”. Patê và bơ sẽ nói gì? 26b. Con muỗi chích vào tay người xong liền bảo: “Ông thật ác, cứ để da dày thế làm kim ta muốn gãy”. Ai ác? 26c. Con quạ nhặt được trứng, mang về ấp, nở ra con bồ câu trắng đẹp dịu dàng. Quạ bảo: “Nhờ ta mà con đẹp thế này”. Bồ câu vỗ cánh cười như nắc nẻ. Ngụ ngôn 27 Diều hâu và quạ ghi danh thi tiếng hót các loài chim mùa xuân. Dĩ nhiên ở cái thời bấn loạn này thì đi thi cũng phải có đủ thứ “chiêu thức” mới đậu được. Lúc đầu các thí sinh rỉ tai rằng khỏi cần thi, mua giấy chứng nhận cũng dễ. Nhưng diều hâu và quạ nghĩ là đi thi cho vui, mà hót có micro trước các loài chim thì cũng oai. Do đó mà diều hâu với quạ quyết định không mua bằng hay giấy chứng nhận gì cả, mà chỉ mua bộ lông chim và đi giải phẫu để có giọng của loài chim sơn ca. Ngày thi đến. Cả khu rừng vang tiếng hót thánh thót. Ban giám khảo làm việc thật kỹ để chọn những giọng ca xứng đáng lãnh giải thưởng. Giải nhất và nhì dành cho hai giọng ca du dương và truyền cảm nhất, và tiếng vỗ… cánh vang lên chúc mừng. Hai con chim lên lãnh giải thưởng trước sự ngỡ ngàng của khan giả là hai con chim lẽ ra có giọng hung hăng, đáng sợ: diều hâu và quạ. Đã thi xong rồi, đậu rồi nên chúng có sợ gì nữa. Chúng rũ bỏ bộ lông chim sơn ca và lộ rõ bộ mặt quạ và diều hâu. Đến phần hát trình diễn cho buổi lãnh giải, khoái chí quá chúng rống lên những bài ca toàn là máu và lửa, nên thanh quản mới giải phẫu bị đứt luôn và chỉ còn phát ra âm thanh ó ó ó. Cả khu rừng được một phen cười rùng mình, rúng đất, rung cây, rụng lá… Ngụ ngôn 28 Hai chú thỏ thầm thì với nhau suốt buổi. Con cáo đứng xa xa thấy nghi ngờ. Nó nghĩ không biết hai con thỏ bày mưu bẫy mình hay là muốn trêu chọc mình đây. Tối đó cáo mất ngủ. Hắn vừa lo lắng vừa nghĩ cách xơi tái hai chú thỏ dễ thương mà cũng đáng ghét kia. Mất ngủ nên cáo mất khôn, ngày càng lo lắng và lo sợ. Mất khôn, cáo quyết định bỏ hết thì giờ theo dõi xem hai con thỏ nói gì và định làm gì. Hắn đào cái hang ngay dưới chỗ hai chú thỏ ần nấp. Vừa vểnh tai lên lắng nghe hai chú thỏ nói chuyện, hắn nghe được câu này “…bắt gặp, bác cọp sẽ xơi tái con cáo già…”. Nghe đến đó, cáo hết hồn phóng ra khỏi hang, bỏ cả khu rừng và chạy về phía đồng bằng. Nhưng tội nghiệp con cáo. Hắn nghe chưa hết. Nguyên câu thỏ nói là: “Tên trộm cắp cây rừng y như cáo già. Nếu bắt gặp, bác cọp sẽ xơi tái con cáo già lâm tặc ấy”. Ngụ ngôn 29 Kiến hỏi voi: - Bác thấy cái gì nặng đối với bác? Voi đáp: - Cái ngà của ta. Còn mi, cái gì nhẹ đối với mi? Kiến nói: - Cái ngà của bác. -Sao vậy? -Vì tôi chỉ nhìn thôi, chứ có phải vác đâu??? Ngụ ngôn 30 Bầy khỉ sống lung tung, làm rối loạn cả góc rừng. Chúa sơn lâm quyết định cử chim công và bướm đêm đi thanh tra xem khỉ tôn trọng kỷ luật chung đến mức nào. Công được cử đi là vì công có khiếu thẩm mỹ, nhìn là biết mọi thứ có ở trong trật tự hay không. Bướm đêm cũng đi thanh tra vì bướm đêm cũng như rái cá, có khứu giác rất bén nhạy, sẽ biết ngay khỉ sống thế nào nhờ cái khứu giác kỷ lục của cô nàng. Sau mấy ngày thanh tra, con công làm tường trình: “Khu vực của khỉ sạch, đẹp và tổ chức rất có tính thẩm mỹ”. Bướm đêm viết: “Khu vực khỉ ở có nhiều mùi thơm đặc biệt, nhất là mùi quế dịu nhẹ rất đáng yêu”. Khi thanh tra đã đi vài ngày, thiên hạ lại phàn nàn về khu vực của khỉ. Hóa ra khi công và bướm đêm đến, khỉ đã biết trước nên gom hết khỉ lớn khỉ nhỏ giấu vô hang bên bờ suối, đốt hết mọi thứ đổ đạc vương vãi, còn bỏ thêm vỏ quế vào đống lửa cháy ấy. Chưa hết, khỉ còn thuê hẳn một đám côn trùng đói đến ăn sạch những gì còn vương vãi. Đất đã sạch, lại còn có mấy phong bì đã để sẵn đó. Vài hôm sau, cả bầy khỉ ùa về, lại tha hồ quậy phá. Ngụ ngôn 31 Con thiên nga vốn rất ghét cái gì đen đúa hay vấy bẩn. Thiên nga thấy chồn hôi hám nên lên án gắt gao. Thiên nga cũng bực bội loài chuột chù vừa hôi vừa dơ bẩn. Thiên nga còn sợ loài rắn hung ác chuyên phun nọc độc. Nhưng thiên nga vẫn phải sống chung. Nhưng cho dù ghét loài dơ bẩn, hôi hám, độc ác, không phải tất cả thiên nga đều lên án hay tránh né những loài ấy. Một số con thiên nga muốn yên thân nên cũng chơi với chuột, nói năng như rắn và đi kiếm ăn với chồn. Còn những nàng thiên nga muốn giữ cho mình trắng tinh và xinh đẹp thì hay gặp những chuyện phiền toái, bị giành ăn và bị cô lập. Một ngày nọ tất cả các gia đình thiên nga họp lại để quyết định phải “lên tiếng”. Nhưng khi họp lại, thì một số thiên nga đã nhuộm màu lông của cọp, một số đen như chuột, số khác thì uốn éo như rắn. Rồi mùa đông cũng qua đi. Khi rừng mở hội đón xuân, thì những cô thiên nga trắng tinh dù còn ít ỏi, ốm đói và bị khóa miệng, vẫn hòa khúc nhạc xuân hay nhất của năm ấy. Nhờ vậy mà hoa rừng được khích lệ nở bừng đón xuân. Ngụ ngôn 32 Chim ca vang. Sói bảo: “Mày cầu nguyện cả ngày, chẳng làm gì à?” Chim đáp: “Tôi cầu nguyện và rồi đi tìm mồi cho chim con”. Bướm tung tăng cám ơn Đấng Hóa [...]... thương cho dòng họ nhà kiến, cho nên để giữ kỷ cương nơi rừng xanh, toà tuyên án voi phải được tự do để ngày ngày đền tội, mỗi ngày cho một con kiến cắn một cái nơi lông đuôi, thời hạn một tuần Bãi toà” Ngụ ngôn 96 Xã hội bấn loạn vì mấy cô thỏ chân dài bị phát hiện có quan hệ bất chính với các đại gia nhà cọp, sư tử và voi già Thế là cả rừng xanh chạy đi tìm thỏ, mắng nhiếc, la hét và chì chiết “Cương... bẩn quá” Chê bai xong, cáo phóng chạy về rừng, không cần nghỉ hè nữa Ngụ ngôn 64 Thỏ đi phương xa về học được hai bài học: Nói thật và Công bằng Hổ và sư tử cấm loài đi loan truyền loại giáo thuyết “phản động” ấy Rừng xanh có hai thứ luật là luật của rừng và luật của thời tiết Luật rừng là ai mạnh thì thắng, ai yếu thì biến Luật thời tiết là mưa thì rừng ướt, nắng thì rừng khô, không loài nào được... làng được một bữa ăn thịt cọp đúng nghĩa đen Ngụ ngôn 65 Năm hết Tết đến Hoa mai nói với hoa đào: “Mình góp phần làm cho mùa Xuân thêm đẹp” Hoa đào bảo: “Vậy mà sau Tết họ quăng mình đi.” Bình hoa giả nghe vậy bật cười: “Hai chị thật quá nên bị loại là đúng rồi Cứ giả giả như em đây thiên hạ đem chùi rửa rồi chưng hoài” Mùa Xuân nghe vậy ứa nước mắt Ngụ ngôn 66 Một người tiều phu quanh năm đốn củi... cúi đầu im lặng Ngụ ngôn 94 Mấy chú gà trống nhìn nhau cười rồi cùng gáy vang Chú thứ nhất nói: “Mình có bộ lông đẹp thật” Chú thứ hai thì khoe: “Mình có chiếc mào ấn tượng” Chú thứ ba thì bảo: “Nhìn cái cựa của mình nè, chuyên nghiệp chưa?” Một tay bợm nhậu đi ngang qua gom hết mấy chú gà lại và nói: “Chiều nay chiêu đãi bạn bè Cái bếp của tớ mới ấn tượng và chuyên nghiệp làm sao!” Ngụ ngôn 95 Cọp vằn... yêu thương sẽ được ăn no” Ngụ ngôn 58 Bố lăng nhăng đi yêu hai ba cô gái khác Tối nào bố cũng đi đến hai giờ sáng mới về nhà Con hỏi: “Bố ơi, sao bố không thương con và mẹ?” Bố nói: “Phải yêu thương mọi người chứ con.” Con hỏi: “Yêu như vậy có công bằng không bố?” Bố quát: “Đã bảo yêu thương là yêu thương không được phép hỏi tiếp!” Ngụ ngôn 59 Thỏ bị vướng vào... như miệng núi lửa Đường nhựa khóc nói với đường đất: “Cậu ơi, hóa ra tớ chỉ có cái vỏ là bóng đẹp thôi Ruột thì đã bị rút hết từ lâu” Ngụ ngôn 34 Voi đi bán ngà giả bằng nhựa, nói: “Ngà này gia truyền ngàn năm” Cọp đi bán da giả bằng cao su, nói: “Da này đã phơi khô từ thời Thi Sách” Cừu đi bán len giả làm bằng nylon Cừu bảo: “Len này được xén từ Palestine” Vậy mà thiên hạ chen chúc mua Bắt chước các... ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Vậy được rồi, tôi tha cho anh, nhưng kẻ nào “chế” ra cái “cơ” ấy rồi sẽ rớt xuống cống thôi” Ngụ ngôn 39 Ông vua quen kiểu phán là thiên hạ nghe nên nhiều khi vua phán rất ẩu Đến khi có máy móc ghi lại lời nói thì vua thận trọng hơn nhưng vẫn tiếc cái thời chẳng cần phải lo, cứ nói cho thỏa thích, ai khen thì cười, ai chê thì chối biến Khi có máy móc ghi lại thì vua ghi... bùi nhùi Anh thép vẫn hiên ngang, nhưng thấy thương anh thun đang đối thoại với lửa Lần này thép không cười không nói Ngụ ngôn 45 Email nói với lá thư đi đường bưu điện: “Này ông, sao cổ lổ sỉ quá vậy Vừa tốn giấy, tốn mực, lại tốn phong bì, tốn tem, còn phải bỏ xuống nhặt lên cứ y như thời tiền sử Xem tôi đây, chả giấy mực cũng không cần tem, click một phát là bay ngàn dặm” Lá thư thong thả trả lời:... như phú ông béo mập đạp vỡ cân, như khi thấy trời nóng là đập hàn thử biểu Như thế biết khi nào mới điều chỉnh mọi thứ cho đâu vào đó! Ngụ ngôn 68 Sinh nhật bác sư tử được tổ chức dịp cuối Xuân Quà cáp riu riu từ bìa rừng vào đến con suối trước hang bác sư tử đang trú ngụ Các loài thú đi sinh nhật diện bộ lông chải chuốt, cúi rạp mình tặng quà là những bó hoa tươi rực rỡ Sư tử vui mừng với những bó hoa... muốn thắng hẳn rùa nên về suy nghĩ ba ngày ba đêm Đến ngày thứ tư thỏ viết: “Đã làm cũng giống chưa làm Làm xong chưa đã, vì ăn chưa đầy” Rùa thấy vậy bèn nói: “Đã chưa?” Ngụ ngôn 92 Bão lụt nổi lên bất ngờ Các loài thú chạy tán loạn tìm chỗ trú Con nào cũng ướt át, đói meo và lạnh lẽo Ấy vậy mà sau cơn thiên tai, mấy con cọp dữ bỗng mập ra, phương phi béo tốt Ai hỏi tại sao được như vậy thì cọp trả . Ngụ Ngôn Thời Bấ n Loạn -Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh Ngụ ngôn 1 Chuyện kể có ba anh thời nhiễu nhương cứ phải đi xin. vỗ cánh cười như nắc nẻ. Ngụ ngôn 27 Diều hâu và quạ ghi danh thi tiếng hót các loài chim mùa xuân. Dĩ nhiên ở cái thời bấn loạn này thì đi thi cũng

Ngày đăng: 12/03/2014, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w